"Kẻ khôn sẽ nghe và thêm lên sự học vấn, người thông sáng sẽ được rộng mưu trí, để hiểu biết Châm-ngôn, thí dụ và lời của người khôn ngoan cùng câu đố của họ" (câu 5).
Câu hỏi suy ngẫm: Sa-lô-môn viết Châm-ngôn với mục đích gì? Người nhận lãnh sự dạy dỗ khôn ngoan được những gì? "Kính sợ Đức Chúa Trời khởi đầu tri thức" có nghĩa gì? Bạn áp dụng điều này vào đời sống thế nào? Câu 10-16 cảnh cáo chúng ta về những điều gì?
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng khi già hơn chúng ta sẽ trở nên khôn ngoan hơn. Nhưng thực tế cho thấy rằng có nhiều người dù đã đầu râu tóc bạc nhưng vẫn hành xử một cách dại dột. Điều này khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của sự khôn ngoan mà Kinh Thánh đề cập.
Câu 5 nhắc nhở rằng chúng ta phải thêm lên trong sự khôn ngoan và những người khôn sáng cũng cần thêm lên trong sự hiểu biết. Để được khôn ngoan thông sáng càng thêm, chúng ta phải luôn đồng hành với Đức Chúa Trời là nguồn của sự khôn ngoan. Chính bởi sự khôn ngoan mà Ngài phú cho, Cơ Đốc nhân có thể đắc thắng mọi cám dỗ đến từ thế gian và nhận chân đâu là ý muốn Đức Chúa Trời để có thể thuận phục một cách trọn vẹn.
Dù ở ngôi cao sang và xuất chúng trong nhiều lĩnh vực, nhưng vua Đa-vít vẫn luôn luôn tìm kiếm Đức Chúa Trời để được khôn ngoan càng thêm hầu có thể vươn lên những chỗ cao hơn và tốt lành hơn theo ý muốn Đức Chúa Trời. Là những người phục vụ Ngài, chúng ta phải tìm kiếm Đức Chúa Trời, trung tín học tập Lời Ngài để được khôn ngoan thông sáng càng thêm. Chúng ta cũng phải cậy ơn Chúa để vươn lên trong nhiều lĩnh vực để có thể phục vụ Ngài một cách hiệu quả hơn.
Ngoài việc học tập và lắng nghe Lời Ngài, có một lĩnh vực không kém phần quan trọng mà Cơ Đốc nhân cầøn quan tâm, lưu ý đó là sự dạy dỗ. Đây là một trong những lĩnh vực mà chúng ta cần vươn lên. Chúng ta không chỉ là người biết lắng nghe và vâng phục, nhưng còn là người khiêm nhu truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm thuộc linh mà chúng ta đã kinh nghiệm để nâng đỡ người khác. Nói cách khác, chúng ta có thể là "thầy của nhau" trên linh trình. Dĩ nhiên chúng ta không thể tự lập làm thầy người khác để rồi tự đắc, phô trương kiến thức của mình để người khác thấy rằng ta đây là người biết nhiều hiểu rọâng.
Mặt khác, ước muốn trở nên những người "có tài dạy dỗ" là ước muốn đúng đắn. Muốn trở thành một người thầy ưu tú bạn cần được Linh của Đức Chúa Trời dạy dỗ bạn. Bởi đó, những điều sâu nhiệm của Đức Chúa Trời có thể được khải tỏ cho bạn, bởi đó bạn càng thêm khôn ngoan để có thể dạy dỗ người khác một cách hiệu quả.
Tôi cần sự khôn ngoan nào trong năm 2006 này?
Lạy Chúa, khi con suy gẫm Lời Ngài, xin giúp con luôn được tăng trưởng trong ơn lành của Ngài và càng thêm lên trong sự khôn ngoan và kính sợ Ngài.
(c) 2024 svtk.net