Trang Đầu | Mục Lục | << Chương 99 | Chương 101 >> | Hướng Dẫn

THÁNH KINH

Sử Ký Hội Thánh 21

Vùng Ðịa trung hải chạy qua trung tâm Ðông bán cầu, giữa Ðại tây dương và Ấn  độ dương, phía Bắc có Âu châu, phía Ðông có Á châu, phía Nam có Phi châu; từ xưa cho tới cận đại, vùng Ðịa-trung-hải là khu vực trong đó dòng văn minh đã diễn ra. Ðương thời Ðấng Christ. đế quốc La-mã kiểm soát cả vùng nầy, dưới quyền các Sê-sa.

Constantinople (Byzance), do vua Constantin lập làm thủ đô đế quốc La mã. Cứ làm thủ đô của Ðông đế quốc, trung tâm của Giáo hội Hi-lạp, và là thành phố thứ hai của thế giới đương thời Trung cổ. Quê hương của Chrysostome. Bị quân Thổ nhĩ kỳ chiếm năm 1453; và năm ấy Ðông đế quốc sụp đổ.

La mã là nơi tinh thần các Sê-sa truyền qua các Giám mục của Giáo hội. Các Giám mục tự tôn làm Chúa của giới tín đồ Ðấng Christ, đó là sự yêu sách mà họ phải khó khăn lắm mới làm cho người ta thừa nhận, nhưng hơn một nửa giới tín đồ Ðấng Christ vẫn không chịu thừa nhận. Tuy nhiên, đế quốc của Giáo hoàng dấy lên từ tàn tích của đế quốc ngoại đạo đã là một yếu tố hùng mạnh của lịch sử, làm cho La-mã, về toàn thể, trở nên đô thị có thế lực nhứt thế giới mãi tới những ngày gần đây.

Giê-ru-sa-lem, An-ti-ốt, Ê-phê-sô, Cô-rinh-tô, La-mã, là những trung tâm chánh yếu của đạo Ðấng Christ ở thế kỷ thứ nhứt.

La-mã, A-léc-xăn-đơ-ri, Carthage, ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3.

A-léc-xăn-đơ-ri, ở thế kỷ thứ 3, trở thành trung tâm trí thức của giới tín đồ Ðấng Christ. Quê hương của Origène.

La-mã, Contanstinople, An-ti-ốt, Giê-ru-sa-lem, A-léc-xăn-đơ-ri là trụ sở của 5 vị Giáo trưởng quản trị Hội Thánh đang khi chế độ Giáo hoàng phát triển.

Tours, năm 732 S.C., có một trận đánh ở đây, kết quả Charles Martel chận đứng cuộc tiến như vũ bão của quân Hồi giáo và cứu được Âu-châu.

Vienne, tại đây, năm 1683, Jean Sobieski đánh bại quân Thổ-nhĩ-kỳ, và chận đứng sự hăm dọa thứ hai của Hồi giáo đè trên Âu-châu.

Bắc phi, Tây Á vốn theo đạo Ðấng Christ, nhưng đến thế kỷ thứ 7, vì võ lực, đã trở theo Hồi giáo, và tới ngày nay vẫn còn theo Hồi giáo.

Giê-ru-sa-lem, nơi phát sanh đạo Ðấng Christ.

An-ti-ốt, trung tâm từ đó đế quốc La-mã trở lại đạo Ðấng Christ.

La Mecque, nơi Hồi giáo phát sanh.

Médine, thủ đô Hồi giáo tới năm 661 S.C.

Ða-mách, thủ đô Hồi giáo từ 661 đến 750.

Bagdad, thủ đô Hồi giáo từ 750 đến 1258.

Lyon, quê hương của Irénée. Trung tâm đạo Ðấng Christ ở xứ Gaule.

Sê-sa-rê, quê hương của Eusèbe, người đầu tiên chép sử ký Hội Thánh.

Carthage, quê hương của TertullienCyprien.

Hippo, quê hương của Augustin, nhà thần học trứ danh.

Prague, quê hương của Jean Huss.

Florence, nơi Savonarole bị thiêu chết.

Constance, nơi nhóm Giáo hội nghị ra lịnh thiêu chết Jean Huss.

Wittenberg, quê hương của Luther, người giải phóng Âu-châu.

Worms, tại đây một nghị hội nổi danh đã họp để xét xử Luther.

Genève, nơi Calvin cư ngụ, một trung tâm của cuộc Cải chánh.


Trente, nơi họp Giáo hội nghị do Giáo hoàng triệu tập để tìm cách chận đứng cuộc Cải chánh.