Bài 1
Trong ba sách Tin Lành khác, Ma-thi-ơ nói đến Giăng 3 lần, Mác 10
lần, và Lu-ca 7 lần. Riêng Giăng không nói đến
chính mình trong sách Tin Lành Giăng, ngọai trừ khi nói đến các con của Xê-bê-đê trong
Giăng 21:2.
Trong số 12 môn đồ có 3 người được kể là môn đồ thân tín: Phi-e-rơ,
Gia-cơ và Giăng. Giăng
là môn đồ thân tín duy nhất đã viết sách Tin
Lành. Mỗi một sách Tin Lành đều có mục
đích, quan điểm, độc giả riêng. Ma-thi-ơ chú
trọng đến cộng đồng Do Thái Giáo và mô tả Chúa như một vì vua đến trần thề để
thiết lập vương quốc Đức
Chúa Trời. Mác hướng về thế hệ trẻ, nhấn
mạnh vào năng lực siêu nhiên của Chúa và
mô tả Chúa như một Đấng tể trị trong
tòan cõi nhân gian. Lu-ca lưu tâm đến
đến phụ nữ, trẻ em và những người cô đơn, bần cùng, yếu đuối và
mô tả Chúa như Đấng yêu thương nhân từ.
Giăng tỏ rõ Chúa
là Thương Đế trong hình hài con người và Ngài
là Chúa của cà nhân lọai.
Mỗi đọan trong sách Tin Lành Giăng đều
mô tả một chân dung đặc biệt của Chúa:
Đọan 1: Ngài là Thượng Đế lâm thế
Đọan 2: Ngài mang đến cho con
người niềm vui
Đọan 3: Ngài là giáo sư vĩ đại
Đọan 4: Ngài là Đấng cúu vớt con
người trong chốn trầm luân
Đọan 5: Ngài là Đấng nâng đỡ người bại xuội
Đọan 6: Ngài là Bánh Hằng Sống
Đọan 7: Ngài là Nước Hằng Sống
Đọan 8: Ngài là Ánh Sáng của trần gian
Đọan 9: Ngài là Đấng ban sự sáng
cho người mù
Đọan 10: Ngài là người chăn nhân từ
Đọan 11: Ngài là sự sống lại và sự sống
Đọan 12: Ngài là Vua Dân Do Thái
Đọan 14: Ngài là Đường Đi, Lẽ Thật và Sự Sống
Đọan 15: Ngài là gốc nho
Đọan 16: Ngài là Đấng An Ủi
Đọan 17: Ngài là Đấng Cầu Thay
Đọan 18: Ngài là Chiên Con
Đọan 19: Ngài là Vua Muôn Dân
Đọan 20: Ngài là Đấng Chiến Thắng
Đọan 21: Ngài là Đấng Cứu Chuộc
1.
Trong 1:35-40 Giăng Báp-tít nói:
Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian.
Ngày sau đó, có hai con trai của Xê-bê-đê bỏ thuyền, bỏ lưới mà theo Ngài.
Một trong hai môn đồ đó là Giăng. Đầu tiên Chúa kêu gọi Phi-e-rơ và Anh-rê.
Ngay sau đó Chúa kêu gọi Giăng và Gia-cơ. Như vậy, Giăng là một trong những môn đồ đã tin Chúa và theo Chúa
từ thuở ban đầu.
2.
Giăng cùng với em là Gia-cơ dã theo Chúa vào nhà Si-môn Phi-e-rơ và
Anh-rê khi Chúa chữa bệnh cho bà gia của Phi-e-rơ (Mác 1:19-31).
Theo Mác, Chúa làm điều ấy sau khi Ngài dạy dỗ trong nhà hội thành Ca-bê-na-um. Đòan dân nghe Ngài dạy lấy làm lạ, vì Ngài dạy với thần quyền chớ
không giống như các th thầy thông giáo.
Lời phán quyền năng của Chúa luôn kèm theo việc làm đầy quyền năng của Ngài.
3.
Càng gần bên Chúa Giăng càng thấy rõ Chúa hơn.
Lu-ca 5:1-11 thuật lại chuyện các môn đồ lưới cá. Sau khi đánh lưới cả đêm mà chẳng được chi
hết, các môn đồ giũ lưới, sửa sọan ra về. Chúa bảo họ quăng lưới ra ngòai sâu.
Họ vâng lời Chúa và được cá nhiều đến nỗi thuyền chòng chành như muốn chìm. Quyền Chúa thi thố trên thiên nhiên khiến Giăng sững sờ.
4.
Giăng được Chúa tuyển chọn làm một trong số 12 môn đồ đầu tiên (Ma
10, Mc 3:13-19, Lu 6:12-16). Cùng với em
là Gia-cơ, hai anh em có biệt hiệu "Con Trai Của Sự Sấm Sét."
Dầu trầm tánh và không nhanh miệng như Phi-e-rơ nhưng Giăng cũng là người đầy uy
thế đối với những người chung quanh.
5.
Là một trong ba môn đồ thân tín, Giăng trực tiếp chứng kiến nhiều
phép lạ Chúa đã làm, trong đó có việc cứu sống con gái của người cai nhà hội (Mc
5:35-43; Lu 8:49-56).
6.
Cùng với Phi-e-rơ và Gia-cơ, Giăng có mặt trong khi Chúa hóa hình
(Ma 17---; Mc 9:2---; Lu 9:28---). Giăng nhìn thấy phần nào sự vinh hiển của
Chúa và Nước Thiên Đàng của Ngài. Trong
chuyện này Giăng như muốn nghẹn lời trước quyền năng cả thể của Chúa.
7.
Chính Giăng là người thú thật cùng Chúa rằng ông và một số môn đồ
khác gặp phải một người nhân danh Chúa mà trừ quỉ, và đã cấm người đó tiếp tục
làm như vậy. Trong một dịp khác, chính
Gia-cơ và Giăng là người đã xin Chúa cho lửa từ trời giáng xuống thiêu đốt làng
của người Sa-ma-ri đã không muốn tiếp rước Chúa (Lu 9:54).
8.
Trong lúc Chúa đang bận tâm về thập tự giá, mẹ Giăng và Gia-cơ lại
nài xin Chúa cho mình vị trí đặc biệt trên thiên đàng (Mc 10:35). Phi-e-rơ, Anh-rê cùng với Giăng và Gia-cơ đã
xin Chúa cắt nghĩa riêng cho họ biết về chi tiết của sự hy sinh của Chúa. (Mc
13:1-4). Nói cách khác họ muốn được Chúa
chú ý đến cách đặc biệt hơn những người khác.
9.
Đề sửa sọan cho buổi Lễ Vượt Qua sau cùng, Chúa đã trao công tác ấy
cho Phi-e-rơ và Giăng. Giăng là người
được Chúa tín nhiệm, yêu thương. Giăng
13:23 nói về người nghiêng trên ngực Chúa. Người này không ai khác hơn Giăng.
Người có mặt với Chúa trong vườn Ghết-sê-ma-nê là Phi-e-rơ, Gia-cơ va Giăng.
Bên chân thập tự khi Chúa lìa đời cũng là Giăng, người được Chúa ủy thác việc
chăm sóc mẹ của Ngài (Giăng 19:26-27).
10.
Giăng là một trong
những môn đồ đầu tiên thấy Chúa sống lại. (2:01-10).
Khi Chúa hiện ra cùng Phi-e-rơ, nhắc nhở Phi-e-rơ về nhiệm vụ chăn bầy và
phán trước về việc Phi-e-rơ sẽ tuẫn đạo, Phi-e-rơ có hỏi về phần môn đồ kia - có
ý muốn nói đến Giăng.
Chúa cho biết việc ấy không quan hệ gì đến Phi-e-rơ.
11.
Trong Công Vụ Các
Sứ Đồ, Giăng và Phi-e-rơ là hai nhân vật quan trọng trong sinh họat của hội
thánh ban đầu. Ông có mặt khi các môn đồ
nhóm trên phòng cao (CV 1:13). Ông đi cùng Phi-e-rơ đến đền thờ cầu nguyện và trên đường di họ đã
chữa lành cho người bị què (3:1---). Hai môn đồ ấy bị bắt, sau đó được thả ra và
bị người Sa-đu-xê cấm rao giảng Lời Chúa.
Để trả lời, Phi-e-rơ dạn dĩ nói:
Thà vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn vâng lời người ta
(CV 4:1-22). Khi đạo Chúa tràn đến
Sa-ma-ri và có nhiều người tin Chúa, Phi-e-rơ và Giăng được cử đến đó.
Họ đặt tay trên những người mới tin Chúa và những người này nhận lãnh Đức Thánh
Linh như các môn đồ đã làm trong ngày Lễ Ngũ Tuần (CV 8:14-17).
12.
Trong Ga-la-ti 2:9
Phao-lô nói đến Giăng như là cột trụ của hội thánh tại thành Giê-ru-sa-lem. Giăng này là tác giả sách Tin Lành, tác giả
ba thư Giăng, tác giả sách Khải Huyền, người đã ngã xuống như chết dưới chân
Đấng đã phục sinh (KH 1:17).
1.
Trước hết, cuộc đời của Giăng là chứng cớ rõ ràng của ân điển Đức
Chúa Trời
2.
Thứ nhì, cuộc đời của Giăng là chứng cớ rõ ràng của quyền tể trị của
Đức Chúa Trời
3.
Thứ ba, qua cuộc đời của Giăng chúng ta có thể thấy rõ bản chất yêu
thương của chính Đức Chúa Trời.
Sách Tin Lành Giăng không tường thuật những điều sau đây:
o
Gia phổ của Chúa Giê-xu
o
Sự giánh sinh của Chúa Giê-xu
o
Lễ báp têm của Chúa Giê-xu
o
Việc Chúa Giê-xu bị cám dỗ
o
Bài Giảng Trên Núi
o
Việc Giăng Báp-tít nghi ngờ
o
Việc đuổi quỉ
o
Việc chữa lành người phung
o
Những ví dụ của Chúa Giê-xu
o
Sự hóa hình của Chúa Giê-xu
o
Việc sai 12 môn đồ và 70 môn đồ ra đi truyền đạo
o
Những lời giảng về việc tận thế
o
Lời cáo trách những nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời
o
Việc thiết lập Lễ Tiệc Thánh
o
Đêm Thương Khó trong vườn Ghết-sê-ma-nê
o
Mạng Lịnh Sau Cùng
o
Việc Chúa thăng thiên
Sau đây là những điều chỉ có trong Sách Giăng:
ü
Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo (Giăng 1)
ü
Chúa Giê-xu là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời (Giăng 1)
ü
Chúa Giê-xu là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1)
ü
Chúa Giê-xu phán về chính Ngài: Ta là . . .
ü
Chúa Giê-xu hóa nước thành rượu (Giăng 2)
ü
Chúa Giê-xu đàm đạo cùng Ni-cô-đem (Giăng 3)
ü
Chúa Giê-xu chứng đạo cùng người đàn bà bên giếng nước (Giăng 4)
ü
Chúa Giê-xu tha thứ và cứu chuộc người nữ ngọai tình (Giăng 8)
ü
Chúa Giê-xu cứu La-xa-rơ sống lại (Giăng 11)
ü
Chúa Giê-xu rửa chân cho các môn đồ (Giăng 13)
ü
Chúa Giê-xu dạy dỗ trên Phòng Cao (Giăng 14-17)
ü
Chúa Giê-xu ban phát Đức Thánh Linh (Giăng 14-16)
ü
Chúa Giê-xu cầu nguyện lời cầu nguyện của thầy tế lễ cả (Giăng 17)
Ø
Giăng thấy không cần thiết phải lặp lại những gì các tác giả khác đã
viết cho nên có đến khỏang 90 phần trăm những chi tiết của sách Tin Lành Giăng
mang tính cách riêng biệt.
Ø
Giăng chú trọng đến chức vụ của Chúa ở Giê-ru-sa-lem nhiều hơn nơi
khác.
Ø
Giăng lưu tâm đến những ngày lễ của người Do Thái.
Ø
Giăng nói nhiều về Vua hơn là về Vương Quốc
Ø
Giăng tường thuật cách chi tiết những cuộc đàm đạo cá nhân đầy ý
nghĩa
Ø
Giăng mô tả tường tận cách Chúa phục vụ các môn đồ
Ø
Giăng ghi chú lời dạy quan trọng của Chúa, nhất là lời dạy trên
Phòng Cao
Ø
Giăng viết nhiều về lời Chúa hứa ban Đức Thánh Linh
Ø
Giăng viết rất nhiều về 24 tiếng đồng hồ sau cùng trong cuộc đời của
Chúa trong trần gian.
Ø
Giăng nói về niềm tin và nói về sự vô tín.
Ø
Giăng tường thuật Lời Chúa phán về Cha Ngài "Cha Ta" 35 lần, “Quả thật, quả thật” 25 lần.
q
Chúa Giê-xu là chính Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Sáng Tạo (1:1-3)
q
Chúa Giê-xu đã đến trần thế trong hình hài con người (1:14)
q
Chúa Giê-xu cao trọng hơn Giăng Báp-tít, một nhà tiên tri lớn
(1:19-28)
q
Chúa Giê-xu là Chiên Con của Đức Chúa Trời.
Ngài là Đấng cất bỏ tội lỗi của cả thế gian (1:29-36)
q
Chúa Giê-xu la Con của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Mê-si. Ngài là Vua dân I-sơ-ra-ên (1:40-51)
q
Đức Chúa Trời là Đấng tể trị
v
12Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên
con cái Ðức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài,
13là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý
người, nhưng sanh bởi Ðức Chúa Trời vậy. (1:12-13)
v
Ví bằng Cha, là Ðấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai
được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt. (6:44)
v
Vậy, họ kiếm thế bắt Ngài; nhưng không ai tra tay trên Ngài,
vì giờ Ngài chưa đến. (7:30)
v
27Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó
theo ta. 28Ta ban cho nó sự
sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. 29Cha
ta là Ðấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi
tay Cha. 30Ta với Cha là một. (10:27-30)
5. Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc
dầu đã chết rồi. Còn ai sống mà tin ta
thì không hề chết (11:25,26)
6. Ta là đường đi, lẽ
thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha. (14:6)
7. Ta là gốc nho
thật, Cha ta là người trồng nho. . . Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở
trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm
chi được. (15:1,5)
Ghi Chú: