Trang Đầu | Mục Lục | << Chương 11 | Hướng Dẫn

Chương 12

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU

Như đã nhấn mạnh trong những chương trước, chúng ta chỉ là con người hữu hạn và có nhiều điều liên quan đến Thượng Đế nằm ngoài khả năng lý luận của chúng ta; phần lớn là những điều chúng ta không cần, hay không có quyền biết đến. Tuy nhiên, có một vài điều Thượng Đế muốn chúng ta biết, mặc dầu chúng ta không thể thấu hiểu hay giải thích được. Trong chương nầy, chúng ta sẽ nhìn đến một vài điều như vậy.

Nhưng trước hết, tôi xin nhấn mạnh rằng có nhiều điều liên quan đến Thượng Đế, mặc dầu đi ngược lại với lý trí của con người, không phải là sai lầm. Luận lý là sản phẩm của con người và con người là sản phẩm của Thượng Đế. Thượng Đế vì vậy cao hơn luận lý và chúng ta không thể nào ép Ngài vào khuôn khổ suy luận giới hạn của chúng ta. Giả sử có một em bé chỉ vừa mới biết đếm 1, 2, 3.... Nếu ai hỏi em hai trừ một là mấy, em có thể trả lời được. Tuy nhiên, nếu ta hỏi em một trừ hai thành bao nhiêu, em sẽ cho câu hỏi là vô lý, vì em không có khái niệm về số âm. Cũng vậy, toán học của con người khác với toán học trên Thiên Đàng; chẳng hạn như trên đó, một là ba và ba là một. Đối với những khó khăn nầy, người tin Chúa không cho là vô lý và cũng không tìm cách giải thích, vì lời giải thích nào cũng không đúng, có thể phạm thượng và có ảnh hưởng không tốt đến niềm tin.

Có lẽ người tin Chúa đã cảm nhận được một trong những điều huyền bí đó qua kinh nghiệm sống của họ. Theo Kinh Thánh, họ hiểu rằng trên Thiên Đàng có “Ba Ngôi”: Chúa Cha, Chúa Cứu Thế Giê-xu và Chúa Thánh Linh. Chúa Cha sáng tạo vũ trụ, Chúa Giê-xu hy sinh cứu chuộc nhân loại, và Chúa Thánh Linh ban cho họ đời sống mới và hướng dẫn họ trên đời. Trên lý thuyết, họ biết rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu đã trở về Thiên Đàng, ngồi bên tay phải Chúa Cha và gởi Đức Thánh Linh xuống trần gian. Thế mà trong đời sống tin kính hằng ngày người tin Chúa có một kinh nghiệm khác: không phải chỉ một mình Đức Thánh Linh, nhưng có một cái gì “trọn vẹn” hơn ngự trị trong họ. Họ không một mảy may cảm thấy xa cách với Chúa Cha hay Chúa Cứu Thế Giê-xu. Hai Đấng nầy cũng gần gũi với họ như Đức Thánh Linh. Hơn nữa, họ cảm thấy Ba Ngôi “bình đẳng” hơn nhiều. Khi hướng về Chúa Cứu Thế Giê-xu, họ không thấy Ngài khác với Chúa Cha. Họ cũng không cảm thấy rằng Thượng Đế ban cho lòng họ một Mẹ Thánh Linh thua kém Ngài; họ thấy Mẹ cũng chính là Cha.

Qua kinh nghiệm đó, người tin Chúa thấy Ba Ngôi chỉ là một, nhưng một vẫn là ba.

Rồi người tín đồ khám phá rằng Kinh Thánh cũng nói nhiều điều giống như vậy. Tự nhiên, họ không còn thấy đây là điều mâu thuẫn nhưng chính là điều xác nhận linh cảm của họ.

Đặc biệt là mặc dầu phân biệt Ba Ngôi, Kinh Thánh cũng nói rất rõ ràng là chỉ có một Thượng Đế. Trong Cựu Ước, Môi-se viết, “Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai.”1 Trong Tân Ước, Chúa Cứu Thế Giê-xu xác nhận, “Ta với Cha là một.”2 Cũng vậy, sứ đồ Phao-lô viết: “Chúng ta chỉ có... một Thượng Đế là Cha mọi người, cao quí hơn mọi người, tác động trên mọi người và sống trong mọi người.”3

Thật vậy, theo đúng định nghĩa, Thượng Đế là Đấng trên hết mọi sự, vì vậy, không thể nào có một Đấng khác cũng trên hết mọi sự như Ngài. “Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác; ngoài ta không có Đức Chúa Trời nào khác nữa.”4 Kinh Thánh vì vậy đòi hỏi rất rõ ràng rằng người tín đồ chỉ có thể thờ phượng một Thượng Đế. “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.... Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.”5

Rõ ràng công thức “tuy ba mà một, tuy một mà ba” này nằm ngoài khả năng lý luận của con người. Khi đối diện với sự huyền bí như vậy, đáng lẽ mỗi chúng ta phải khiêm nhường chấp nhận, có nhiều người đã tìm cách giải thích. Chẳng hạn như có người chủ trương rằng chỉ có một Thượng Đế, và Ngài đã mang nhiều “mặt nạ” khác nhau trong chương trình cứu rỗi con người. Lối giải thích này có thể làm người ấy thêm kiêu hãnh, nhưng không thể nào thích hợp với nhiều chi tiết khác trong Kinh Thánh, chẳng hạn như việc Chúa Cứu Thế Giê-xu cầu nguyện với Chúa Cha. Bất cứ lối giải thích nào cũng phải “tảng lờ” một vài dữ kiện, và nếu gạt bỏ những dữ kiện không thích hợp, chúng ta có thể “giải thích” được mọi sự một cách dễ dàng. Xin bạn hãy đề phòng những người chỉ dùng một phần Kinh Thánh mà không đả động gì đến những phần khác không thích hợp với chủ thuyết của họ. Đây là dấu hiệu của những “tà đạo” đang xuất hiện càng ngày càng nhiều trong những ngày cuối cùng.

Chúng ta phải vui mừng khi thấy rằng Thượng Đế vượt trên sự hiểu biết của con người. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ Ngài, Ngài không còn là Thượng Đế nữa. Sự huyền bí về Ba Ngôi là một bài học nhắc rằng chúng ta không thể dựng nên Thượng Đế theo hình ảnh của mình. Sống trên thế gian nầy, chúng ta phải chấp nhận nhiều điều chúng ta không thể thấu hiểu. Chỉ đến khi Chúa trở lại, chúng ta mới có thể biết được nhiều hơn. “Ngày nay, ta thấy sự vật phản chiếu qua một tấm gương mờ; đến ngày ấy, ta sẽ thấy rõ ràng tận mắt. Ngày nay, tôi chỉ biết đôi phần; ngày ấy, tôi sẽ biết tường tận như Chúa biết tôi.”6 Chúng ta có thể trông chờ đến Ngày Cuối Cùng để có thể biết thêm, nhưng giờ đây chúng ta phải sống với niềm tin, và với một lòng khiêm nhường thật sự trước mặt Đấng Tối Cao và trước mọi người khác chung quanh.

Sự huyền nhiệm về giáo lý Ba Ngôi đưa đến một sự huyền nhiệm tương tự khác liên quan đến Chúa Cứu Thế Giê-xu: Ngài vừa là người vừa là Thượng Đế.

Trong những chương đầu sách nầy, chúng ta đã nhìn vào những dữ kiện lịch sử để thấy rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Thượng Đế (hay là Thượng Đế, vì hai là một.) Mong rằng tôi đã không quá nhấn mạnh đến khía cạnh này để khiến bạn quên rằng Ngài cũng là một người như chúng ta.

Được sanh ra một cách bình thường bởi một người mẹ, Ngài không tức thì biết nói, biết đi, nhưng cũng phải trải qua giai đoạn trưởng thành trong thân thể và tâm trí. Trước khi hành đạo, Ngài đã đổ mồ hôi trong xưởng thợ mộc của cha mình. Trong đời hành đạo, Ngài cũng đói,7 mệt,8 ngủ,9 và ăn;10 Ngài cũng giận,11 buồn,12 và vui.13 Ngài cũng biết đau đớn, cũng bị cám dỗ và cũng chết như chúng ta.

Trừ một điều là Ngài hoàn toàn vô tội, Chúa Cứu Thế Giê-xu thật sự là một người giống bạn và tôi. Và điều huyền bí nằm ở đó: làm sao một Đấng có thể vừa là Thượng Đế vừa là người? Câu trả lời thỏa đáng nhất không gì khác hơn là: “Không ai biết được.” Thái độ chín chắn nhất là thái độ khiêm nhường, cúi đầu chấp nhận.

Chỉ khi nào chúng ta chấp nhận rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu vừa là Thượng Đế vừa là người thì chúng ta mới có thể thấy được sự mầu nhiệm của dòng máu của Ngài trên thập tự giá.

Con người phạm tội, và do đó phải chết. Nếu Thượng Đế muốn chết thế cho con người, Ngài phải thành người. Nếu không, con người vẫn phải chết vì tội lỗi của chính mình.

Nhưng để chết thế cho người khác, người thế chỗ phải hoàn toàn vô tội. Nếu không, người đó chỉ có thể đền tội cho chính mình. Điều nầy đòi hỏi rằng Giê-xu phải là Thượng Đế.

Nói một cách khác, Thượng Đế đã phải cắt đứt mối thông công với con người vì con người phạm tội. Con người vì thế cần một “liên lạc viên,” hay một “Đấng Trung Bảo,” để giải hòa hai bên. Đấng này phải là Thượng Đế để có thể bày tỏ cho con người biết rằng Ngài yêu thương họ, muốn lôi kéo họ về với Ngài, mặc dầu họ phạm tội và phải chịu chết. Đấng nầy cũng phải là con người để có thể đại diện con người trước mặt Thượng Đế, dâng lên Ngài của lễ chuộc tội. Mặc dầu của lễ nầy đến từ con người, nhưng lại hoàn hảo vì đó chính là dòng máu cứu rỗi của Thượng Đế.

Theo cái nhìn của Thượng Đế, Chúa Cứu Thế Giê-xu là con người. Theo cái nhìn của con người, Ngài là Thượng Đế. Chỉ nhờ vậy, Tin Lành Cứu Rỗi mới có ý nghĩa và chúng ta mới được cứu.

Thiết tưởng tôi cần phải nói rõ hơn rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Thượng Đế trước, rồi thành người sau, chứ không phải là một người được “giác ngộ” thành Thượng Đế. Con người chúng ta không ai có thể thành Thượng Đế. Những mong ước viển vông như vậy chỉ có thể làm giảm bớt hình ảnh vinh quang của Thượng Đế và làm con người thêm kiêu hãnh.

Là Thượng Đế trước, Chúa Cứu Thế Giê-xu có thể vừa là người và vừa là Thượng Đế một cách rất dễ dàng. Xin bạn tưởng tượng chúng ta đang sống trong một không gian hai chiều và mỗi người chúng ta là một vòng tròn trên một mặt phẳng. Giả thử rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu sống trong không gian ba chiều và có hình dạng như một trái banh. Nếu “trái banh Giê-xu” đến với “mặt phẳng thế gian,” trái banh sẽ cắt mặt phẳng theo hình một vòng tròn giống như chúng ta. Nhưng trái banh vẫn là trái banh. Trên thực tế, trong lúc chúng ta sống trong không gian ba chiều, không gian của Thượng Đế là không gian vô số chiều. Ngài có thể trở thành con người, mà vẫn là Thượng Đế.

Kinh Thánh viết, “Chúa Cứu Thế Giê-xu là hiện thân của tất cả bản chất thần linh của Thượng Đế.”14

“Chúa vốn có bản thể của Thượng Đế,

nhưng không cố vị tham quyền,

là quyền bình đẳng với Thượng Đế.

Chúa tình nguyện từ bỏ tất cả,

mang thân thể con người,

cam chịu thân phận người nô lệ.

Chúa đã xuất hiện như một người khiêm tốn,

đi con đường vâng phục cho đến chết,

thậm chí chết trên cây thập tự.”15

Người tin Chúa hết lòng chấp nhận sự khải thị này. Họ nhớ lời Kinh Thánh, “Đối với người vô tín, đạo thập tự giá chỉ là khờ dại, nhưng đối với chúng ta là người được cứu rỗi, đó là quyền năng của Thượng Đế.… Những điều có vẻ khờ dại của Chúa còn khôn ngoan hơn loài người và những điều có vẻ yếu đuối của Chúa còn mạnh mẽ hơn loài người.”16

Chúng ta tìm gì? Sự khôn ngoan của đời, hay một Thượng Đế đã thành người để cứu bạn và tôi?

Lời Cuối

Trước khi biết về Chúa Cứu Thế Giê-xu, tôi chỉ biết đi tìm sự khôn ngoan của đời.

Tôi được sinh ra trong một gia đình không biết gì về Tin Lành Cứu Rỗi. Thời trung học, có lúc tôi nói rằng tôi theo đạo Phật, nhưng đây chỉ có nghĩa rằng tôi có cùng bạn bè đi lang thang ngoài công viên chùa mỗi ngày Phật Đản. Cũng có lúc tôi nhận mình theo đạo Thờ Cúng Ông Bà, nhưng đây lại có nghĩa rằng tôi muốn làm vui lòng cha mẹ nên đã vội vã bái lạy trong những ngày giỗ kỵ.

Sau khi đậu Tú Tài, tôi được học bổng đi du học ở Úc Đại Lợi vào năm 1968. Qua Úc, xa lìa những sinh hoạt tôn giáo của gia đình, tôi hoàn toàn sống một đời sống vô tín. Đúng hơn, tôi có một niềm tin, nhưng đó là niềm tin vào chính khả năng của mình; tôi có một mục đích cho đời, nhưng mục đích đó là một địa vị cao sang ở quê nhà sau khi thành đạt trở về.

Càng ở Úc lâu, tôi càng hăng hái tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng. Đến khi được bầu làm Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Úc vào giữa năm 1974, tôi thấy mình “anh hùng” lắm. Vừa theo học chương trình Tiến Sĩ, vừa bỏ thì giờ đại diện anh em, tôi thấy “phục” tôi quá!

Rồi biến cố 1975 khiến tôi phải đóng vai trò đại diện chính thức cho cộng đồng người Việt ở Úc, lúc đó hầu hết là sinh viên. Không thể ngồi yên trước những thảm cảnh ở quê nhà, chúng tôi phải “làm một cái gì.” Lúc đầu chúng tôi có chương trình quyên tiền để giúp đồng bào tỵ nạn từ miền Trung. Nhưng đến khi biết được rằng ngay cả Sài Gòn cũng sẽ mất, chúng tôi cố gắng vận động để chính phủ Úc giúp đỡ đưa người ra khỏi nước.

Trong khoảng thời gian này, tôi có dịp tiếp xúc với rất nhiều người Úc; và có hai hạng người trong đó đã có ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất. Hạng người thứ nhất là những chính trị gia. Không dám “vơ đũa cả nắm” và nói rằng chính trị gia nào cũng vậy, tôi chỉ muốn thưa rằng tôi cảm thấy hầu hết những chính trị gia người Úc mà tôi có dịp tiếp xúc lúc đó đã không thật tình. Khi đến xin gặp họ một mình, họ lạnh lùng từ chối; nhưng nếu đến với một phóng viên truyền hình, họ niềm nỡ bắt tay để được lên TV. Họ nói họ thương người Việt, nhưng người Việt đối với họ chỉ là một khối vài mươi triệu người sống trên một mảnh đất nhỏ đâu đó. Hạng người thứ hai là những người tin Chúa. Đây là những người đã đến giúp đỡ chúng tôi một cách tận tình. Họ biết tên từng sinh viên Việt Nam; họ khóc với những giọt nước mắt của các bạn trẻ bỗng nhiên thấy mình mất nước; và họ không tiếc một điều gì để giúp những người bạn trẻ này có được một mái ấm gia đình trong khi người thân đang lưu lạc ở quê nhà.

Giữa những bối rối và bận rộn lúc đó, tôi thấy mình tự hỏi tại sao những người tín đồ này có thể yêu thương người khác một cách hoàn toàn vô vị lợi như vậy.

Khoảng cuối tháng tư 1975, chúng tôi kéo nhau ra một công viên chính ở Sydney để tuyệt thực, yêu cầu chính phủ Úc đưa người Việt đến Úc. Cuộc tuyệt thực đang kéo dài được hơn một ngày, thì Việt Nam mất vào tay Cộng Sản nên chúng tôi đành phải chấm dứt. Không muốn lặng lẽ ra về, có người đề nghị với tôi nên tổ chức một buổi cầu nguyện trước giờ bế mạc. Đây là lần đầu tiên chữ “cầu nguyện” đến với tôi. Thấy đó là một ý hay, tôi đồng ý.

Đêm 30 tháng 4, khoảng năm mươi sinh viên chúng tôi và một số thân hữu Úc cầm đèn cầy, ngồi quanh trong công viên cầu nguyện dưới sự hướng dẫn của một vị tuyên úy trong Đại Học. Và đây là lần đầu tiên tôi ý thức được một cách mạnh mẽ sự bất năng của mình. Đứng nhìn các sinh viên đàn em khóc sướt mướt dưới ánh đèn cầy, tôi thấy như hai tay bị trói chặt ra sau. Từ lâu, tưởng mình có thể “đội đá vá trời,” đem lại những cải cách xã hội không thua gì các vĩ nhân trên thế giới, hôm đó tôi biết mình chỉ là một hạt cát, bị sóng đời đánh nghiêng ngả dật dờ. Tôi chợt thấy mình thầm nói: “Chúa ơi xin Ngài giúp con, vì con không làm gì được!”

Tiếp tục học lại, tôi xong được phần chính của chương trình tiến sĩ vào cuối năm 1975 và quyết định đi xa khỏi Sydney để viết luận án. Hơn ba tháng sau đó, khi lái xe trở về Sydney, tôi lại cảm thấy mình “gồ” lắm, vì mặc dầu bên ngoài trời mưa ảm đạm, trong xe tôi đã có sẵn một luận án và chỉ cần nộp vào là ra trường. Hứng chí, tôi đạp mạnh chân ga. Chiếc xe, vừa qua một khúc quanh, không còn kiềm chế được, trượt trên mặt đường và “bay” ra khỏi lộ. Sau khi quay vài vòng và băng qua một rạch nước, chiếc xe ngừng lại. Hoàn hồn bước xuống xe, tôi thấy bốn bánh xe đã gãy và ý thức được rằng chỉ trong gang tấc tôi có thể đã không còn sống nữa.

Tai nạn này khiến tôi suy nghĩ không ít về ý nghĩa cuộc đời. Chính tại thời điểm đáng hãnh diện nhất trong cuộc đời người học trò, tôi chợt thấy rằng ngay cả mạng sống của mình tôi cũng có thể đánh mất một cách dễ dàng, huống chi bằng cấp, tiền tài, danh vọng. Tôi giật mình thấy mình đã phí phạm quá nhiều khi đi tìm những điều mỏng manh trên đời. Tôi tự nhủ phải tìm hiểu nhiều hơn về những gì cao hơn vật chất và lâu dài hơn cuộc đời ngắn ngủi.

Ngày nay, tôi tin rằng Thượng Đế sẽ cho chúng ta thấy Ngài, nếu chúng ta thật lòng tìm kiếm Ngài. Điều chúng ta cần làm là dẹp bỏ mọi thành kiến. Vì khi nhìn lại, tôi nhớ rằng tôi đã không chỉ đi tìm Thượng Đế của Tin Lành, nhưng đã mở rộng lòng với mọi tôn giáo. Đêm nọ, sau khi đọc một cuốn sách nhỏ nói về cái chết và sự sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu, tôi đã cầu nguyện mời Ngài làm chủ đời tôi.

Trong Lời Mở Đầu, tôi có nói rằng đến với Tin Lành là tìm lại được một mối tình, hay đúng hơn là hàn gắn lại được một mối tình đã có lần tan vỡ. Giờ đây, chắc bạn đã hiểu rằng mối tình đó là mối tình giữa Thượng Đế và con người. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã bắc một nhịp cầu hàn gắn đôi bên. Từ khi tin Chúa, tôi sống với một sự bình an mà trước kia tôi không hiểu được; đời tôi ngập tràn thứ tình-yêu-mặc-dầu đến từ Thiên Thượng mà tôi biết không bao giờ phai nhạt. Một kinh nghiệm thấy mình bất năng đưa tôi đến một Đấng Toàn Năng; một lần chết hụt đưa tôi đến một trông chờ vào đời sống vĩnh viễn trong bàn tay đã có lần bị đinh đâm thủng.

Khả năng hạn hẹp của tôi không cho phép tôi diễn tả hết được những ơn phước các tín đồ của Chúa Cứu Thế Giê-xu và chính tôi nhận được ngay cả trên đời này. Dầu vậy, không thể giữ kín Tin Lành Cứu Rỗi, tôi đã xin bạn cho tôi chia xẻ niềm tin và mạo muội viết cuốn sách này. Mong rằng, khi đọc đến đây, ít nhất bạn sẽ nhủ thầm: “Quả thật Chúa Cứu Thế Giê-xu đang sống và chương trình cứu rỗi của Ngài hữu lý. Thế thì tại sao mình không đến với Ngài để nếm thử liều thuốc nhiệm mầu đã thay đổi đời sống của bao nhiêu tỉ người trên thế giới? Tại sao mình không tin vào Tin Lành Cứu Rỗi để bước ra khỏi một kiếp người đầy đọa? Tại sao không?”

Viết xong tại California

Tháng 5, 1985

CHÚ THÍCH: Những câu Kinh Thánh trích trong sách nầy:

CHƯƠNG 1:

1Giăng 6:35; 2Giăng 8:12; 3Giăng 14:6; 4Giăng 10:30-33; 5Giăng 5:16-18; 6Giăng 5:23; 7Mác 2:3-7; 8Giăng 11:25-26; 9Giăng 4:14; 10Giăng 10:28; 11Giăng 5:22; 12Ma-thi-ơ 25:31-33; 13Ma-thi-ơ 7:22-23; 14Ma-thi-ơ 11:28.

CHƯƠNG 2:

1Ma-thi-ơ 16:15-16; 2Giăng 8:46; 3Mác 2:1-3:6; 4Mác 2:17; 5I Sa-mu-ên 31:13; 6Mác 2:28; 7Mác 2:27; 8Mác 14:61-64, 9Ma-thi-ơ 27:24; 10Ma-thi-ơ 7:23; 11Ê-sai 6:5; 12Giăng 8:29; 13Ma-thi-ơ 5:3-12;

14Ma-thi-ơ 5:27-30; 15Ma-thi-ơ 5:38-42; 16Giăng 7:15-17; 17Mác 6:45-51; 18Ma-thi-ơ 8:23-27; 19Giăng 2:1-11; 20Mác 6: 34-44; 21Lu-ca 5:18-26; 22Mác 7:31-37; 23Giăng 9; 24Ma-thi-ơ 9:18-26; 25Lu-ca 7:11-15; 26Giăng 11:1-44; 27Giăng 11:47-48; 28Ma-thi-ơ 12:25-26; 29Ma-thi-ơ 8:4, Mác 8:26, Lu-ca 8:56; 30Ma-thi-ơ 4:3-7; 31Ma-thi-ơ 4:24-25; 32Lu-ca 7:22-23; 33I Cô-rinh-tô 15:19.

CHƯƠNG 3:

1 Ma-thi-ơ 28:11-15; 2Ma-thi-ơ 27:62-66; 3Giăng 20:6-7; 4Công-vụ 5:28; 5Giăng 19:34; 6Công-vụ 10:41; 7Giăng 20:11-18; 8Ma-thi-ơ 28:9-10; 9Lu-ca 24:34; 10Lu-ca 24:23-35; 11Lu-ca 24:36-49; 12Giăng 20:24-29; 13I Cô-rinh-tô 15:6; 14I Cô-rinh-tô 15:7; 15Giăng 21:1-23; 16Lu-ca 24:50-51; 17Công-vụ 9:3-9;

18Giăng 20:25; 19Giăng 20:28-29

CHƯƠNG 4:

1Ma-thi-ơ 5:21-22; 2Ma-thi-ơ 5:27-28; 3Gia-cơ 4:17; 4Mác 12:28-31; 4Ê-sai 53:6; 5Ê-sai 64:6; 7Rô-ma 3:23; 8I Giăng 1:8; 9Hê-bơ-rơ 12:23; 10Sáng-thế-ký 3:16-19; 11Sáng-thế-ký 6-7; 12Sáng-thế-ký 19:23-25; 13Xuất-ê-díp-tô-ký 7-14; 14Xuất-ê-díp-tô-ký 32:35; 15Truyền Đạo 12:14; 16Công-vụ 17:31; 17Ha-ba-cúc 1:13; 18Châm-ngôn 21:27; 19Sáng-thế-ký 3:19; 20Khải-huyền 21:8; 21Rô-ma 2:16; 22Rô-ma 3:19; 23Ma-thi-ơ 13:50; 24Ma-thi-ơ 10:28.

CHƯƠNG 5:

1Rô-ma 6:23; 2I Giăng 4:9-10; 3Ga-la-ti 3:13; 4Mác 8:31; 5Mác 14:21,49; 6Mác 14:24; 7Giăng 19:30; 8Mác 10:45; 9Mác 15:33; 10Ga-la-ti 4:4; 11Giăng 10:14, 17-18; 12Lu-ca 6:32; 13Rô-ma 5:6,8; 14Giăng 3:14

CHƯƠNG 6:

1Ma-thi-ơ 11:28; 2Ma-thi-ơ 7:21; 3Ma-thi-ơ 18:3; 4Ma-thi-ơ 16:26; 5Gia-cơ 2:19; 6Giăng 6:40; 7Ma-thi-ơ 6:25-26; 8Lu-ca 11:9-10.

CHƯƠNG 7:

1Ê-sai 55:8-9; 2Rô-ma 6:23; 3Ê-phê-sô 2:5; 4Ê-phê-sô 2:8; 5Ma-thi-ơ 19:23-24; 6Rô-ma 2:12,16; 7Xuất Ê-díp-tô-ký 20:12; 8Cô-lô-se 3:20; 9Rô-ma 1:30-31; 10Giăng 19:25-27; 11Giăng 4:24; 12Ma-thi-ơ 23:13-14; 13Rô-ma 3:24; 14Hê-bơ-rơ 12:2

CHƯƠNG 8:

1Mác 12:10; 2Mác 7:8-11; 3Lu-ca 10:25; 4Lu-ca 6:12-13; 5Ma-thi-ơ 10:40; 6Ê-sai 53:3-9; 7Phục Truyền Luật Lệ Ký 28:25; 8Ô-sê 9:17; 9Giê-rê-mi 24:9; 10Giê-rê-mi 31:4,8,10.

CHƯƠNG 9:

1Ma-thi-ơ 13:32; 2Sáng-thế-ký 1:1-2:3; 3Sáng-thế-ký 2:7; 4Ma-thi-ơ 5:45; 5Giăng 8:32.

CHƯƠNG 10:

1Phi-e-rơ 1:18-19; 2I Ti-mô-thê 2:6; 3Công-vụ 2:24; 4I Cô-rinh-tô 15:23; 5I Cô-rinh-tô 15:53-54;

6I Cô-rinh-tô 15:55; 7Công-vụ 1:9; 8Thi-Thiên 110:1; 9Hê-bơ-rơ 9:24; 10Rô-ma 8:34; 11Hê-bơ-rơ 4:16; 12Hê-bơ-rơ 4:15; 13Lu-ca 12:15; 14Giăng 14:27; 15Rô-ma 8:28; 16Ma-thi-ơ 26:64; 17Mác 13:32; 18Ma-thi-ơ 24:43; 19II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3; 20I Ti-mô-thê 4:1-2; 21Mác 13:21-23; 22Lu-ca 21:9-11.

CHƯƠNG 11:

1Giăng 16:7; 2Giăng 16:7; 3Công-vụ 1:4-5; 4Công-vụ 2:1-8; 5Sáng-thế-ký 41:38; 6Các Quan Xét 14:5-19; 7II Phi-e-rơ 1:21; 8Lu-ca 1:35; 9Lu-ca 3:22; 10II Cô-rinh-tô 5:17; 11Giăng 3:3, 6-7; 12Rô-ma 8:9; 13Giăng 16:12-14; 14Rô-ma 8:15-16; 15Hê-bơ-rơ 12:5-6; 16Rô-ma 8:28; 17Ga-la-ti 5:16-18; 18Ga-la-ti 5:25; 19Ga-la-ti 5:22.

CHƯƠNG 12:

1Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4; 2Giăng 10:30; 3Ê-phê-sô 4:5-6; 4Ê-sai 45:5; 5Xuất Ê-díp-tô-ký 20:2-3; 6I Cô-rinh-tô 13:12; 7Ma-thi-ơ 4:2; 8Giăng 4:6; 9Mác 4:38; 10Lu-ca 5:30; 11Ma-thi-ơ 23:13-36; 12Giăng 11:33-36; 13Lu-ca 10:21; 14Cô-lô-se 2:9; 15Phi-líp 2:6-8; 16I Cô-rinh-tô 1:18, 25

Trong sách này, tác giả dựa vào những kinh nghiệm và bối cảnh lịch sử của người Việt Nam để trả lời những câu hỏi như sau:

Giê-xu là ai?

Tin Lành là gì?

Làm sao đến với Tin Lành?

Người Tin Lành có bỏ ông bỏ bà hay không?

Kinh Thánh có đáng tin hay không?

Khoa học có nghịch lại với niềm tin hay không?

Đức Thánh Linh là ai?

Tiến sĩ Đỗ Lê Minh hiện là Giáo Sư ngành Quản Trị Xí Nghiệp tại California State University, Fullerton. Là một khoa học gia, tác giả chứng tỏ rằng niềm tin vào Đấng Cứu Rỗi không phải là một niềm tin mù quáng, nhưng dựa trên căn bản luận lý vững vàng.

In this book, entitled Let Me Share What I Believe, the author uses the Vietnamese experiences and examples to answer questions such as:

Who is Jesus?

What is the Gospel?

How can one believe?

How about the national tradition?

Why is the Bible reliable?

Do science and Scripture conflict?

Who is the Holy Spirit?

Dr. Do Le Minh is a professor of Management Science at the California State University, Fullerton. As a scientist, he proves that becoming a Christian is a very rational decision.

The English translation of this book can be obtained by writing to dminh@fullerton.edu

Published by the Vietnamese Alliance Church at Garden Grove, 8782 Lampson Av., Garden Grove, CA 92841.

1 Giăng 6:35

2 Giăng 8:12

3 Giăng 14:6

4 Giăng 10:30-33

5 Giăng 5:16-18

6 Giăng 5:23

7 Mác 2:3-7,

8 Giăng 11:25-26

9 Giăng 4:14

10 Giăng 10:28

11 Giăng 5:22

12 Ma-thi-ơ 25:31-33

13 Ma-thi-ơ 7:22-23

14 Ma-thi-ơ 11:28

1 Ma-thi-ơ 16:15-16

2 Giăng 8:46

3 Mác 2:1-3:6

4 Mác 2:17

5 I Sa-mu-ên 31:13

6 Mác 2:28

7 Mác 2:27

8 Mác 14:61-64

9 Ma-thi-ơ 27:24

10 Ma-thi-ơ 27:23

11 Ê-sai 6:5

12 Giăng 8:29

13 Ma-thi-ơ 5:3-12

14 Ma-thi-ơ 5:27-30

15 Ma-thi-ơ 5:38-42

16 Giăng 7:15-17

17 Mác 6:45-51

18 Ma-thi-ơ 8:23-27

19 Giăng 2:1-11

20 Mác 6: 34-44

21 Lu-ca 5:18-26

22 Mác 7:31-37

23 Giăng 9

24 Ma-thi-ơ 9:18-26

25 Lu-ca 7:11-15

26 Giăng 11:1-44

27 Giăng 11:47-48

28 Ma-thi-ơ 12:25-26

29 Ma-thi-ơ 8:4, Mác 8:26. Lu-ca 8:56

30 Ma-thi-ơ 4:3-7

31 Ma-thi-ơ 4:24-25

32 Lu-ca 7:22-23

33 I Cô-rinh-tô 15:19

1 Ma-thi-ơ 28:11-15

2 Ma-thi-ơ 27:62-66

3 Giăng 20:6-7

4 Công-vụ 5:28

5 Giăng 19:34

6 Công-vụ 10:41

7 Giăng 20:11-18

8 Ma-thi-ơ 28:9-10

9 Lu-ca 24:34

10 Lu-ca 24:23-35

11 Lu-ca 24:36-49

12 Giăng 20:24-29

13 I Cô-rinh-tô 15:6

14 I Cô-rinh-tô 15:7

15 Giăng 21:1-23

16 Lu-ca 24:50-51

17 Công-vụ 9:3-9

18 Giăng 20:25

19 Giăng 20:28-29

1 Ma-thi-ơ 5:21-22

2 Ma-thi-ơ 5:27-28

3 Gia-cơ 4:17

4 Mác 12:28-31

5 Ê-sai 53:6

6 Ê-sai 64:6

7 Rô-ma 3:23

8 I Giăng 1:8

9 Hê-bơ-rơ 12:23

10 Sáng-thế-ký 3:16-19

11 Sáng-thế-ký 6-7

12 Sáng-thế-ký 19:23-25

13 Xuất-ê-díp-tô-ký 7-14

14 Xuất-ê-díp-tô-ký 32:35

15 Truyền Đạo 12:14

16 Công-vụ 17:31

17 Ha-ba-cúc 1:13

18 Châm-ngôn 21:27

19 Sáng-thế-ký 3:19

20 Khải-huyền 21:8

21 Rô-ma 2:16

22 Rô-ma 3:19

23 Ma-thi-ơ 13:50

24 Ma-thi-ơ 10:28

1 Rô-ma 6:23

2 I Giăng 4:9-10

3 Ga-la-ti 3:13

4 Mác 8:31

5 Mác 14:21,49

6 Mác 14:24

7 Giăng 19:30

8 Mác 10:45

9 Mác 15:33

10 Ga-la-ti 4:4

11 Giăng 10:14, 17-18

12 Lu-ca 6:32

13 Rô-ma 5:6,8

14 Giăng 3:14

1 Ma-thi-ơ 11:28

2 Ma-thi-ơ 7:21

3 Ma-thi-ơ 18:3

4 Ma-thi-ơ 16:26

5 Gia-cơ 2:19

6 Giăng 6:40

7 Ma-thi-ơ 6:25-26

8 Lu-ca 11:9-10

1 Ê-sai 55:8-9

2 Rô-ma 6:23

3 Ê-phê-sô 2:5

4 Ê-phê-sô 2:8

5 Ma-thi-ơ 19:23-24

6 Rô-ma 2:12,16

7 Xuất Ê-díp-tô-ký 20:12

8 Cô-lô-se 3:20

9 Rô-ma 1:30-31

10 Giăng 19:25-27

11 Giăng 4:24

12 Ma-thi-ơ 23:13-14

13 Rô-ma 3:24

14 Hê-bơ-rơ 12:2

1 Mác 12:10

2 Mác 7:8-11

3 Lu-ca 10:25

4 Lu-ca 6:12-13

5 Ma-thi-ơ 10:40

6 Ê-sai 53:3-9

7 Phục Truyền Luật Lệ Ký 28:25

8 Ô-sê 9:17

9 Giê-rê-mi 24:9

10 Giê-rê-mi 31:4,8,10

1 Ma-thi-ơ 13:32

2 Sáng-thế-ký 1:1-2:3

3 Sáng-thế-ký 2:7

4 Ma-thi-ơ 5:45

5 Giăng 8:32

1 Phi-e-rơ 1:18-19

2 I Ti-mô-thê 2:6

3 Công-vụ 2:24

4 I Cô-rinh-tô 15:23

5 I Cô-rinh-tô 15:53-54

6 I Cô-rinh-tô 15:55

7 Công-vụ 1:9

8 Thi-Thiên 110:1

9 Hê-bơ-rơ 9:24

10 Rô-ma 8:34

11 Hê-bơ-rơ 4:16

12 Hê-bơ-rơ 4:15

13 Lu-ca 12:15

14 Giăng 14:27

15 Rô-ma 8:28

16 Ma-thi-ơ 26:64

17 Mác 13:32

18 Ma-thi-ơ 24:43

19 II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3

20 I Ti-mô-thê 4:1-2

21 Mác 13:21-23

22 Lu-ca 21:9-11

1 Giăng 16:7

2 Giăng 16:7

3 Công-vụ 1:4-5

4 Công-vụ 2:1-8

5 Sáng-thế-ký 41:38

6 Các Quan Xét 14:5-19

7 II Phi-e-rơ 1:21

8 Lu-ca 1:35

9 Lu-ca 3:22

10 II Cô-rinh-tô 5:17

11 Giăng 3:3, 6-7

12 Rô-ma 8:9

13 Giăng 16:12-14

14 Rô-ma 8:15-16

15 Hê-bơ-rơ 12:5-6

16 Rô-ma 8:28

17 Ga-la-ti 5:16-18

18 Ga-la-ti 5:25

19 Ga-la-ti 5:22

1 Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4

2 Giăng 10:30

3 Ê-phê-sô 4:5-6

4 Ê-sai 45:5

5 Xuất Ê-díp-tô-ký 20:2-3

6 I Cô-rinh-tô 13:12

7 Ma-thi-ơ 4:2

8 Giăng 4:6

9 Mác 4:38

10 Lu-ca 5:30

11 Ma-thi-ơ 23:13-36

12 Giăng 11:33-36

13 Lu-ca 10:21

14 Cô-lô-se 2:9

15 Phi-líp 2:6-8

16 I Cô-rinh-tô 1:18, 25