Trang Đầu | Mục Lục | << Chương 10 | Chương 12 >> | Hướng Dẫn

Chương 11

CHƯƠNG 11

Tài băng bó bằng nước lạnh của Nội giỏi thật. Sáng hôm sau lúc An thức giấc dậy, chỗ đau ở mắt cá chân không còn sưng dầy lên nữa. Giờ nó chỉ còn khó chịu lúc bước đi thôi. Đêm qua tuyết lại xuống nhiều. Những lớp tuyết chồng chấtlên nhau thành thừng đống cao khiến ông Bình phải đào một con đường để đi tới chuồng bò. Như vậy, ngày hôm nay không còn hy vọng đi ra ngoài chơi nữa.

Nhưng An, bé Danh, con Mướp và ba con mèo con bị chôn chân trong phòng khách chật hẹp không phải là một điều thích thú, nên vào quá trưa , Nội bảo chúng đi ra chơi ở nhà kho chứa cỏ khô. Bé Danh liền bỏ gia đình mới của nó vào một cái rổ và đem ra nhà kho. Nó bới cỏ khô làm ổ cho đám mèo và nô rỡn trong nhà kho trong khi An nằm sấp, cuốn Thánh Kinh lớn của Nội để dựng đứng trước mặt, đang lần lượt giở từng trang.

An muốn tìm câu gốc của Nội nói về Chúa Giê-xu gõ cửa. Câu này nó đã từng nghe vị mục sư đọc, và nay nó muốn học cho thật thuộc lòng. Nó kiếm không mấy khó khăn, vì vị mục sư đã cho biết trong sách Khải Huyền, đoạn 3, câu thứ 20:

“Nầy ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người , và người với ta.”

An học thật thuộc câu ấy để có thể nhắc lại khỏi cần nhìn vào sách. Nó thắc mắc không hiểu có phải phần chót nói về bữa ăn tối không. Nó tự nhủ phải nhớ để hỏi Nội nó khi có dịp. Đoạn, nó ngã đầu trên cánh tay, nằm nghĩ ngợi và nhìn bé Danh đang tập nhào lộn. Bé Danh nhào lộn nom thật kỳ, cái chân lành cong lại, còn cái chân đau thì thẳng đơ.

An đã mở cửa cho Chúa Giê-xu Christ. Ngài đã ngự vào và đang sống trong lòng nó, và ngững gì Nội nó nói quả là đã thực hiện. Ngài đã bước vào với Thánh Linh tha thứ và yêu thương của Ngài; bao ý nghĩ giận hờn, ghen ghét đều ta biến trước ánh sáng, và việc tha thứ cho Duyên tự nhiên không còn thấy khó khăn gì nữa. Thực ra, nó đã thôi nghĩ tới chuyện ấy, vì khi Đấng Christ bước vào, Ngài đã chứng tỏ cho nó thấy rõ lòng ích kỷ tàn ác của nó, và điều nó thực sự băn khoăn luc này là không biết Duyên có vui lòng tha thứ cho nó không.

Nó đã kể hết sự thật với Duyên, và xem chừng Duyên cũng không có vẻ tức giận. Nhưng dù sao Duyên cũng đã hụt mất giải thưởng và giờ đây An biết rằng nó có thể làm nhiều hơn nữa để đền bù cho Duyên nếu thật sự nó muốn.

Chẳng hạn có những con thú vật ở chiếc tàu Nô-ê. Nếu nó đem những con thú ấy trình thầy giáo và kể lại hết mọi chuyện, chắc thầy giáo sẽ biết tài Duyênvà không chừng thầy sẽ cho nó một giải thưởng khác để đền bù lại, nếu thầy biết rõ những việc đã xảy ra.

Nhưng An lại sợ thầy giáo sẽ nghĩ không tốt về nó, và các bạn trong tường sẽ nói thế này thế kia nên nó quyết địng không làm gì nữa cả. Sau khi quyết định thế xong, nó thấy không còn muốn nghĩ tới câu Kinh Thánh mà nó mới học đó nữa, vì câu này đã làm cho nó mất vui. Nó liền ra chơi đánh đu trên sà ngang và cho bò ăn cỏ qua một lỗ hổng nơi vách. Một lát sau, ông Bình tới để vắt sữa bò. Nó đi xuống ngồi bên ông trò chuyện trong khi ông làm việc.

Chẳng mấy chốc trời đã tối. An và bé Danh trở lên nhà trên để ăn cơm. Sau đấy là đến giờ bé Danh đi ngủ. Đến lúc ấy mới xảy ra chuyện lục đục, vì một đàng Nội muốn để đám mèo con ngủ trong nhà kho chứa cỏ, một đàng bé Danh lại muốn chúng ngủ ngay trên giường. Sau cùng, mỗi người nhường nhau một tí và đi tới thoả thuận để đám mèo con ngủ dưới gậm giường. Vì phải nói nhiều, Nội mệt nhoài để buông người xuống ghế với tiếng thở dài. An kéo ghế lại ngồi gần bên Nội, nhưng ngồi chưa thoải mái đã có tiếng gõ cửa nên nó lại phải đứng dậy ra mở.

Duyên đứng ngoài ngưỡng cửa, hai tay xoa vào nhau một cách ngượng nghịu, còn An cũng không tránh khỏi ngượng ngùng bẽn lẽn dầu nó muốn niềm nở ân cần. Hai đứa đứng im lặng, Nội ngạc nhiên ngẩng đầu lên nói.

“Vào đây cháu, còn đứng ngoài đó làm gì! An, kéo thêm cái ghế nữa lại đây, và cả hai đứa bây hãy ngồi xuống”.

An và Duyên cùng vâng lời ngồi xuống. Sau khi nói nó đến đây để hỏi thăm cái chân của An đã đỡ chưa, Duyên lại chìm vào yên lặng. Còn An sau khi nói được câu “Cám ơn anh, đã đỡ nhiều rồi” cũng lại im lặng cúi đầu nhìn xuống sàn nhà. Nội ngước mắt lên chăm chú nhìn hai đứa sau cặp kiếng lão.

“An và Duyên nghe bà bảo đây:, Nội bỗng cất tiếng nói, “từ nay chúng bây phải thôi hiềm khích nhau, và phải cư xử cho đàng hoàng phải đạo.

Duyên, cháu đã làm một việc hết sức lỗi lầm, dù đấy không phải là mà cháu cố ý muốn làm, và cháu đã phải chịu đau khổ vì việc cháu làm. Việc đã lỡ rồi, có khóc than cũng vô ích mà thôi. Giờ cháu phải thu hết can đảm và bắt đầu trở lại. Còn An, cháu phải biết tha thứ, phải có lòng nhân và phải thôi đừng tự cho mình là tốt, là hay hơn người khác”.

“Cháu có bao giờ nghĩ vậy đâu”, An ngạc nhiên nói.

“Có đấy”, Nội đáp, “nếu không, cháu đã không thấy việc tha thứ cho người khác là khó khăn”.

“Nhưng cháu đã tha thứ cho Duyên rồi”, An đáp. “Đêm qua ở trên núi ấy – và cháu thấy cũng không khá khăn gì lắm, bởi vì chính cháu cũng đã làm một việc không phải đối với anh ấy. Và khi cháu kể hết sự thật với anh ấy, anh nói anh cũng thứ lỗi cho cháu nữa. Có phải vậy không? Duyên? Như vậy là chúng cháu cùng hư đốn như nhau”.

“Phải”, Duyên thủng thẳng đáp, “Nhưng việc An làm không ghê gớm như việc tôi làm. Tôi có thể làm con ngựa khác nhưng tôi không thể làm cho bé Danh có đôi chân khác. Vả lại, mọi người đều bảo An tốt và đều ưa thích An; nhưng chẳng một ai ưa thích tôi cả”.

An đáp: “Có lẽ tại vì mọi người biết rõ việc anh làm mà không ai hay biết việc tôi làm.. Duyên biết không chiều nay tôi đã nghĩ tôi cần phải nói hết mọi chuyện cho thầy giáo biết, nhưng không hiểu sao tôi thấy tôi không có đủ can đảm”.

Duyên và An đang nói chuyện với nhau, Nội ngồi lặng thinh nghe, nhưng vì là Nội nên hai đứa trẻ không ngại gì và cứ nói tự nhiên. Lúc này Nội mới lên tiếng.

“An à,” Nội thình lình nói, “tự nhiên làm sao cháu lại nghĩ cháu có thể tha thứ được? Mới cách đây hai đêm thôi, cháu còn bảo với ta là cháu không bao giờ tha thứ được cho Duyên.”

“Dạ thưa Nội, cháu mở cửa lòng theo đúng như lời Nội nói, và rồi mọi việc diễn ra cũng theo đúng như lời Nội nói. Lúc cháu mời Đấng Christ ngự vào trong lòng cháu, cháu tự nhiên thấy không còn khó khăn như trước nữa.”

“Phải”, Nội nói, “ta biết mọi việc sẽ xảy ra như vậy nếu cháu chỉ chịu mở cửa lòng. Khi Đấng Christ với tình thương vĩ đại và lòng tha thứ bao la ngự vào trong lòng cháu, cháu tự nhiên thấy không còn khó khăn như trước nữa.”

“Phải”, Nội nói, “ta biết mọi việc sẽ xảy ra như vậy nếu cháu chỉ chịu mở cửa lòng. Khi Đấng Christ với tình thương vĩ đại và lòng tha thứ bao la ngự vào lòng, chúng ta, trong lòng ta sẽ không còn chỗ cho những ý tưởng xấu xa, vị kỷ, và không chịu tha thứ nhau nữa – những ý tưởng nầy tan biến đi như bóng tối tan biến trước ánh sáng mặt trời. Tình yêu thương của Chúa Giê-xu cũng còn đuổi được một cái gì khác hơn là sự thù nghịch ghen ghét. Cháu hãy lấy cho ta cuốn Kinh Thánh đây.”

An mang cuốn Kinh Thánh lại. Nội chậm chạp giở từng trang, ghé mắt nhìn vào các hàng chữ cho tới khi Nội tìm thấy chương 4 trong thơ thứ nhất của Giăng. Nội chỉ vào hai câu 18, 19 và bảo An đọc.

An đọc lớn tiếng, thong thả rành rọt từng chữ một: “Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi, vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương. Chúng ta yêu vì Chúa đã yêu chúng ta trước.”

“Đúng vậy”, Nội nói. “Sự yêu thương trọn vẹn cất bỏ sự sợ hãi. Khi Đấng Christ mang sự yêu thương trọn vẹn của Ngài vào lòng chúng ta, chẳng những sự vị kỷ, ác độc, mà ngay cả sự sợ hãi nữa cũng bị xua đuổi ra ngoài. Các cháu thấy không, nếu chúng ta thực lòng tin rằng Đấng Christ yêu thương chúng ta trọn vẹn, sẽ chẳng còn có gì khiến chúng ta phải sợ hãi nữa. Nếu Ngài yêu thương chúng ta trọn vẹn, Ngài sẽ không bao giờ để bất cứ cái gì làm hại chúng ta.”

An và Duyên ngồi suy nghĩ một lát, đoạn mỉm cười với nhau. An đứng dậy đi tới tủ riêng lấy ra con gấu Giáng Sinh đem bẻ làm đôi để làm quà tặng giảng hoà. Hai đứa ngồi trên ghế, Duyên thì nhai bánh ngon lành, còn An vẫn có vẻ tư lự, băn khoăn. Nay nó biết rõ hơn bao giờ hết điều gì là phải, nhưng nó vẫn không muốn làm theo.

Duyên ngồi chơi chỉ một tí rồi từ biệt ra về. Khi nó đi rồi, An cũng chúc Nội ngủ ngon rồi đúng dậy định đi lên phòng riêng.

“An này”, Nội nói, “Cháu hãy nhớ rằng khi Chúa Giê-xu ngự vào trong ta, Ngài chỉ ngự vào như là chủ ta. Ngài bảo gì ta phải làm như thế, chứ không phải ta muốn làm gì thì làm”.

“Dạ”, An đáp với giọng hơi buồn. Nó bước lên lầu, và sau khi thay quần áo xong nó quỳ xuống cầu nguyện.

“Lạy Chúa Giê-xu”, An cầu. “Con cũng rất muốn làm đúng theo những lời Ngài chỉ dạy. Nếu quả con phải nói hết mọi sự thật, xin Ngài hãy ban cho con lòng dũng cảm và khiến con đừng sợ hãi nữa.”

An bước lên giường nằm lòng cảm thấy nhẹ nhàng hơn trước. Chẳng mấy chốc nó đã ngủ say. Sáng hôm sau nó thức dậy sớm. Nằm trong gian phòng tối mọi cửa đóng kín, nó tự hỏi không biết đã mấy giờ rồi.

Đang tự hỏi như vậy, nó chợt nhận thấy một tia sáng lọt qua kẽ cửa sổ chiếu thẳng vào sàn gác.

“Sáng rồi”, nó nghĩ thầm; “ta phải mở cửa sổ xem trời hôm nay có đẹp không!”

Nó nhảy xuống giường, mở tung các cửa để ánh sáng tràn vào. Thung lũng bên dưới hãy con chìm trong bóng tối, nhưng ánh nắng từ đầu non phía bên kia dọi thẳng vào nhà nó; mặt tuyết trắng phản chiếu ánh sáng chói lòa và những đỉnh núi ở phía sau lưng nó sáng rực lên như lửa hồn. Gian phòng nhỏ bé lúc nãy còn tối ôm nay chan hòa ánh sáng ban mai dịu dàng, mát lạnh.

An nghĩ thầm, “ Thật đúng như Nội đã nói. Không có cách nào xua đuổi bóng tối ra khỏi thung lũng ngoài cách chờ cho mặt trời mọc lên chiếu thẳng vào đó. Đến lúc ấy thì có ai muốn giữ bóng tối lại cũng kh6ng được. Lòng thù ghét Duyên và lòng sợ hãi không dám thú thật cũng giống như là bóng tối; còn để Đấng Christ ngự vào cũng giống như là mở cửa sổ ra vậy”.

Những ý tưởng vừa nảy ra trong óc làm nó thích thú vô cùng. Nó trở lại giường nằm tiếp tục suy nghĩ cho đến khi tới giờ vùng dậy. Chân hãy còn hơi khập khiễng, nó mặc áo rồi đi xuống nhà bếp.

Gặp Nội đang pha cà phê, nó cương quyết nói , “Nội à, cháu muốn đến trường để gặp ngay thầy giáo vào sáng hôm nay’.

“Nhưng chân cháu đã khỏi hẳn chưa?” Nội hỏi.

“Cháu sẽ đi bằng xe trượt tuyết”.

“Thế còn lúc trở về thì làm thế nào?”

Cháu cũng không biết nữa! Có lẽ cháu phải lội bộ cà nhắc về, dầu ra sao thì ra. Nội à, cháu phải đi để gặp thầy giáo ngay sáng hôm nay; cháu không chờ đợi được nữa.”

“Có việc gì thế?” ông Bình đang đứng ở bực cửa giậm chân cho tuyết ở ủng chân rơi xuống nói vọng vào. “Nếu con An muốn gặp thầy giáo sáng hôm nay thì nó có thể đi với tôi. Tôi đang tính đem xe ngựa chở phó mát xuống dưới tỉnh đây. Tôi sẽ thả nó xuống ở trường học, rồi lúc ở nhà ga về tôi sẽ lại đón nó”.

Mặt An tươi hẳn lên. Nó mừng quá! Nó biết nó không thể chờ đợi được nữa. Nếu nó đợi thêm một ngày nữa, có lẽ nó lại cảm thấy sợ hãi và rồi thôi không dám thực hiện ý định.

An ngồi cạnh ba nó trong xe ngựa tay nắm chặt những con vật bằng gỗ của chiếc tàu Nô Ê bọc kỹ trong một chiếc khăn tay. Đằng sau lưng nó, những bánh phó mát lắc lư xô đi xô lại theo đà xe chạy. Nó thấy lòng không được vui sướngnhư nó tưởng.. Nó không biết nó sẽ nói thế nào với thầy giáo lát nữa đây! Không biết thầy có nổi giận với nó không? Rất có thể lắm.

“Con muốn gặp thầy giáo có việc gì thế?” Ong Bình thình lình hỏi. “Hay con buồn chán vì không có bài học chăng?”

An ngã đầu tóc vàng óng vào ngực ba.

“Không phải vậy”, nó bẽn lẽn đáp. “Con có chuyện muốn thưa với thầy giáo. Bí mật ba ạ!”

An luôn tay vào bàn tay ba nó lúc ấy đang nắm dây cương. Ong Bình là người tốt và hiểu biết; ông chỉ mỉm cười không hỏi thêm gì nữa. Ong luôn luôn bận việc. Ong làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt để cái trại nhỏ của ông có đủ lợi tức nuôi con cái. Ong không mấy khi có thì giờ dạy dỗ các con – ông nhường việc ấy cho Nội. Tuy nhiên, ông vẫn biết được chúng nghĩ gì trong đầu khi nhìn vẻ mặt chúng và nghe chúng trò chuyện. Trong khi làm việc để nuôi chúng trong bầu không khí yên lặng nơi chuồng bò và trong rừng, ông vẫn thường nghĩ tới các con và cầu nguyện cho chúng. Ong biết gần đây con gái ông không được vui, nhưng nay ông thấy nó đã được lại sự bình an. Thấy con vui vẻ như vây là ông hài lòng lắm rồi, ông không cần tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện làm gì.

Hai cha con đi trong im lặng cho tới khi nhìn thấy ngôi nhà trắng hiện ra ở đàng xa. Về mùa hè ngôi nhà nom trắng tinh, nhưng về đông tuyết rơi, ngôi nhà hiện ra vẻ xám đục trên nền tuyết trắng phau.

Ong Bình bảo An, “Con xuống đi. Chừng nửa giờ nữa ba sẽ quay lại đón con”.

Con ngựa lộp cộp kéo xe đi. Trống ngực đập mạnh, An men theo lối đi vào nhà thầy giáo, nhưng đến cửa nó đứng đợi rất lâu không dám gõ. Nó có thể đứng yên đấy mãi cho đến lúc ba nó đến đón đưa nó về nhà nếu thầy giáo không từ sau cửa sổ nhìn thấy nó và mở cửa cho nó.

“Vào đây, vào đây”, thầy giáo vồn vã nói và dãn nó vào trong gian phòng nhỏ là nơi hai thầy trò vãn thường ngồi làm bài. Thầy rất mến trẻ con. Những ngày nghỉ, thầy nhớ chúng và rất muốn chúng đến thăm thầy. An đi thẳng đến bàn, cởi nút buộc ở mù xoa ra và đem bầy những con vật của chiếc tàu Nô Ê thành một hàng dài.

“Thưa thầy, chính anh Duyên đã tạc những con vật nầy”, An mạnh bạo nói. “Thầy coi có đẹp không?”

Thầy giáo nhặt những con vật lên ngắm nghía một cách thích thú rồi mới đáp, “Đẹp lắm! Đối với một đứa trẻ bằng tuổi nó mà làm được như vậy là khá lắm rồi. Chẳng bao lâu nữa nó sẽ kiếm ăn được rồi. Thật thầy không ngờ nó lại có thể tạc khác được như vậy. Tại sao nó không dự vào cuộc thi thủ công vừa qua?”

“Dạ anh ấy có dự” An vẫn mạnh dạn đáp. “Vì vậy mà con đến đây thưa chuyện cùng thầy Anh ấy có tạc một con ngựa nhỏ bằng gỗ, nhưng bị con bẻ gãy khi anh ấy vắng nhà, bởi con quá tức giận anh ấy về việc bé Danh. Nhưng nay con rất hối hận, và con băn khoăn không biết anh ấy có đáng được hưởng giải thưởng không – vì nay thầy đã biết rõ mọi chuyện rồi”.

Thầy giáo nhìn An ra chiều suy nghĩ. Hai má An đỏ tía, cặp mắt nó nhìn cắm xuống đất. Sau cùng thầy nói: “Nhưng thầy làm gì có giải nào khác! Chỉ có cả thảy hai giải, một giải trao cho trò Thạch, còn một giải cho con”.

“Nếu vậy thì anh Duyên phải được hưởng cái giải đã trao cho Thạch. Anh ấy khắc gỗ giỏi hơn Thạch nhiều, và giải ấy là để tặng cho người nào khắc giỏi nhất”.

Thầy giáo vội đáp, “Không được, không được! Chúng ta không thể làm như vậy được. Dù sao, trò Thạch cũng đã thắng giải một cách công bằng và đàng hoàng. Chúng ta không thể lấy lại cái giải đã trao cho nó. Nếu con thực sự muốn trò Duyên có một giải thì con phải trao giải của con cho nó. Vì do lỗi tại con mà nó hụt trúng giải, phải không?”

“Vâng đúng vậy,” An đáp – và nó ngồi lặng yên đến ba phút để suy nghĩ. Giải thưởng củe nó là một cuốn sách đẹp chứa đầy những hình ảnh các ngọn núi ở Thụy Sĩ. Nó quý cuốn sách ấy lắm nên đem bọc giấy lụa và cất kỹ trong ô kéo riêng.

Dĩ nhiên nó có thể từ chối, và biết chắc thầy giáo cũng không khi nào buộc nó phải cho giải ấy đi. Nhưng với tình yêu thương trọn vẹn của Ngài giờ đây đang sống trong lòng nó, Ngài không muốn nó giữ lại bất cứ cái gì.

“Thế cũng được”, An đáp.

"Tốt!” thầy giáo nói, mắt ông ánh lên một tia đắc thắng vì trong ba phút vừa qua ông biết rằng An đã trải qua một trận chiến nội tâm và đã thắng một các vẻ vang. “Con hãy mang sách ấy lại cho thầy khi trường học khai giảng lại. Thầy sẽ trao tặng sách ấy cho trò Duyên ngay trong lớp học, và các học sinh khác sẽ được coi những tác phẩm tạc khắc của trò Duyên.”

“ Vâng ạ”, An đáp. Nó dụt dè ngẩng lên nhìn thầy giáo để xem thầy có nghĩ cho nó là hết sức độc ác không, nhưng nó chỉ thấy thầy mỉm cười với nó. Nó chào thầy để ra về, lòng biết chắc nó vẫn được thầy yêu thương như cũ.

Chiếc xe ngựa lại lắc lư leo ngược con đường đồi tuyết phủ. Tới nhà, An trèo qua mấy bực thềm và đứng lại ở hàng hiên. Bé Danh tới đứng bên chị, hai tay ôm giữ đám mèo con. Trong nhà bếp Nội đang nấu ăn, và trước mặt An ánh nắng mặt trời đã chiếu tới thung lũng.

An ngó xuống những mái nhà sáng láng và dòng sông màu trắng nhạt. Nó cảm thấy bàn tay nhỏ bé ấm áp của bé Danh đang luồn bào tay nó và nó ngửi thấy mùi súp thơm ngào ngạt từ nhà bếp tỏa ra.

Nó nghĩ thầm, “Mới hồi sáng, thung lũng còn đầy bóng tối, nhưng giờ đây đã đầy ánh sáng mặt trời”. Cảnh nầy thật giống như việc Chúa Giê-xu ngự vào lòng nó, đem đến cho nó đầy tình yêu thương, ánh sáng và can đảm.