Trang Đầu | Mục Lục | << Chương 11 | Chương 13 >> | Hướng Dẫn

Chương 12

CHƯƠNG 12

Lòng phơi phới, Duyên nhẹ nhàng bước lên đồi. An đi bên cạnh nó. Trước kia chưa bao giờ hai đứa cùng đi chung với nhau ở trường về, nhưng nay thì tình thế đổi khác.

Đối với Duyên, đấy là một buổi sáng nay hạnh phúc trong đời. Thầy giáo, không giải thích lý do, bỗng nhiên nói cho cả lớp hay rằng trong ngày nghỉ ông đã được coi một tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp đến nỗi nay ông quyết định trao giải thưởng nữa. Rồi trước sự ngạc nhiên của hết thảy mọi học sinh, thầy gọi Duyên lên nhận lãnh giải thưởng. An cũng mừng quá suýt xỉu đi khi thầy giáo kể lại đầu đuôi câu chuyện. Sau đấy các học sinh xúm lại để ngắm những vật bằng gỗ do Duyên tạc khắc, và người lớn tiếng tán thưởng nhiều hơn ai hết lại chính là Thạch. Thạch vui vẻ nói cho chúng bạn biết nó that là may mắn vì các con vật ấy đã đưa dự thi quá trễ, nếu không, nó chẳng thế nào đoạt giải được. Mọi trò đều đồng ý. Sau đấy nó đòi coi cuốn sách giải thưởng của Duyên, và đám học trò gái la lớn: “Ua, sao giống hêt cuốn sách của con An?” An đã lo Duyên sẽ nói, “Chính cuốn sách của An đó.” Nhưng Duyên chỉ lửng lơ đáp: “Thật vậy ư?” và đợi khi không có ai ngó, nó khẽ nháy mắt với An.

Khi hai đứa đi khuất đám đông các trò khác, Duyên trao cuốn sách cho An, miệng nói: Được một giải thưởng cũng thú thật, nhưng tôi không muốn giữ cuốn sách này. That vậy, An ạ! Đây là cuốn sách của An, tôi không muốn đoạt nó của An.”

An lắc đầu:

“Không, Duyên cứ giữ lấy. Thầy giáo đã bảo vậy mà, bay giờ là sách của Duyên rồi.”

“Thôi thế này vậy:” Duyên tắc lưỡi nói. “Cuốn sách này là thuộc về cả hai chúng ta, vậy theo tôi nghĩ chúng ta nên chia nhau xài chung. Chẳng hạn tôi giữ sách tháng nay, An giữ nó tháng sau, và tháng sau nữa lại đến lượt tôi.”

Mắt An sáng hẳn lên. Nó quí cuốn sách vô cùng.

“Cũng được, An đáp, “anh muốn vậy thì tôi cũng làm theo ý anh. Mỗi đầu tháng chúng ta lại đổi sách cho nhau.”

Từ đấy thành một cái lệ. Cứ năm giờ chiều mỗi ngày mồng một đầu tháng người chủ cuốn sách lại trịnh trọng mang sách tới tận nhà người kia đem để trên bàn. Cứ thế trong suốt cả năm, và đây là một ước lệ tốt, vì cứ mỗi lần trao đổi sách chúng lại thầm nhớ lại rằng hạnh phúc thật sự là do ở sự tha thứ, chia xẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

“Chúng ta hãy ngồi xuống đống củi nay để coi sách một chút”, Duyên đề nghị. Hai đứa gạt cho tuyết rơi xuống rồi ngồi lên đống củi mở sách ra coi, vì Duyên chưa được coi sách ấy lần nào. Nó rất thích núi non và nó chỉ vẽ các đường khác nhau để leo lên núi. Nó dùng ngón tay và vạch ra con đường và say sưa nó, “Đây là lối tốt nhất đê lên ngọn Mát-tơ. Tôi sẽ trèo theo lối này trước nhất.” An ngồi đu đưa chân bên cạnh; nó cũng thầm ước chi mình được sanh làm con trai để có thể leo núi.

Hai đứa ngồi đó một lúc lâu trong ánh nắng ấm buổi giữa trưa. Sau những đỉnh núi tuyết phủ là cả một khoảng trời xanh biếc. Chúng mải ngắm các hình ảnh trong sách đến nỗi quên cả thì giờ về nhà ăn cơm. Có tiếng trách của đứa trẻ nít nổi lên sát cạnh chúng:

“Chị An nè, Nội bảo em đến tìm chị về ăn cơm. Cơm đã dọn từ lâu rồi, và em đã ăn xong phần em rồi.”

Bé Danh nom có vẻ mệt nhọc. Nó tựa mình vào cặp nạng, mặt đỏ như gấc. An vội vàng nhảy xuống khỏi đống củi, miệng la:

“Danh, em không được xuống tít tận dưới núi nay. Rồi làm sao em về được. Thôi chúng ta về ngay đi.”

Ba đứa thong thả leo ngược lên. Bé Danh mệt quá. No chưa bao giờ một mình chống nạng đi xa như vậy, nhưng vì nó cứ nghĩ rằng tới góc đường đây nó sẽ gặp chị nó nên nó tiếp tục khập khiễng đi mãi. Sau cùng, Duyên phải bế nó lên, còn An thì xách cặp nạng. Duyên bế bé Danh đi thẳng tới tận cửa nhà. Không ai nói một lời. Giữa Duyên và An hình như có một tấm màng đen tối đã buông rủ xuống, vì cả hai đứa đều nghĩ tới cái chân què của bé Danh. Sù chúng đã hòa với nhau rồi, nhưng bé Danh vẫn bị què và không có gì có thể đền trả lại được cặp chân cho nó.

“Chân em đau quá”, Danh nũng nịu nói khi An bế nó lên bực thềm. “Chị đưa em đi ngủ đi.”

An đặt em xuống giường và đem cả mấy con mèo lại cho nó chơi. Đoạn nó ngồi vào bàn ăn bữa cơm đã nguội. Ong Bình đã trở đi làm việc, còn Nội cũng đi xuống bếp sau khi đã mắng nó về tội về trễ. An xong, An xuống bếp tìm Nội. Nội đang đứng cạnh bàn đánh sữa để lấy kem và An tiến lại giúp Nội.

“Có chuyện gì thế?” Noi thình lình hỏi nó. “Coi bộ cháu không được vui.”

An lặng thinh một lúc lâu rồi mới nói, “Nội à,”

“Gì vậy cháu?”

“Nội bảo nếu cháu mời Đấng Christ ngự vào trong lòng, Ngài sẽ làm cháu quí mến Duyên và sẽ xua đuổi khỏi cháu cái ý nghĩ cháu không thích nó. Tuần lễ vừa qua thì không sao cả. Nhưng nay khi nhìn bé Danh và cái chân què của nó và khi nhớ lại trước kia nó khỏe mạnh bao nhiêu, những ý nghĩ thù ghét Duyên lại trở lại như cũ.”

“Phải, ta cũng đã đoán như vậy:” Nội đáp. “Trong đời cháu, ngày nào những ý nghĩ xấu xa, vị kỷ, giận hờn cũng sẽ gõ cửa và tìm cách trở vào lại. Cháu đừng có tự mình tìm cách nay lui chúng ra; cháu hãy nhờ cậy Đấng Christ dùng tình thương vĩ đại của Ngài để đối xử với chúng. Cháu hãy cố nghĩ tới tình thương của Đấng Christ. Ngày nào cháu cũng đọc Kinh Thánh về tình yêu thương của Ngài. Nếu cháu giữ cho lòng cháu lúc nào cũng tràn đầy tình yêu thương thì sẽ không còn chỗ cho những ý nghĩ bay bạ, xấu xa ấy đâu”.

“Đọc đoạn nào trong Kinh Thánh hở Nội?” An hỏi.

“Trong suốt cả Kinh Thánh chứ không riêng ở đoạn nào”, Nội đáp. “Hồi khuya rồi chúng ta đã lớn tiếng đọc phần Phúc Am của Mác, có phải vậy không? Và trang nào cũng tràn đầy tình yêu thương của Chúa Jêsus—tình yêu thương của Ngài đối với các môn đồ Ngài, tình yêu thương của Ngài đối với những người nghèo khổ và đau yếu, tình yêu thương của Ngài đối với trẻ thơ. Cháu hãy tự đọc kỹ mọi chuyện về đời sống của Đấng Christ và hãy nghĩ nhiều tới đường lối yêu thương của Ngài, và cháu nên nhớ rằng chính cái tình yêu thương đó nó nhập vào lòng cháu khi cháu mời Đấng Christ ngự vào trong cháu”.

“Dạ”, An lơ đãng đáp. Lúc ấy nó đang nhủ thầm, “Ta sẽ bắt đầu ngay từ ngày hôm nay. Mỗi sáng ngủ day ta sẽ đọc một chuyện nói về tình yêu thương của Đấng Christ”.

Trên đường về nhà, Duyên cũng đang suy nghĩ. Trông thấy bé Danh mệt nhọc, nó lấy làm buồn lòng vô cùng. Đối với An, mọi việc đều xong cả rồi—An đã chuộc lại rồi. Nhưng đối với nó, chẳng bao giờ nó có thể làm cho chân bé Danh được lành.

Tại sao An đã tha thứ cho nó và biến đổi thành một đứa trẻ khác hẳn? Câu hỏi ấy lặp đi lặp lại trong óc nó có đến cả trăm lần. Đầu tiên, nó nghĩ rằng đó là chỉ vì nó đã cứu được An trong cái đêm mưa tuyết ấy, nhưng nay nó biết rõ còn có cái gì hơn thế nữa. An đã nói đến chuyện mở cửa cho Đấng Christ, và Nội nó cũng đã bảo tình yêu thương của Ngài có thể xua đuổi được những ý nghĩ ích kỷ, xấu xa.

Ong già trên núi cũng đã nói về lòng nhân từ, tha thứ. Có lẽ khi người ta “mở cửa”, lòng nhân từ, tha thứ sẽ nhập vào cùng với tình yêu thương. Có lẽ tất cả chỉ là một.

Dù sao, việc mở cửa cũng làm cho An thay đổi lớn. Trước kia cô bé ấy thường tự cao tự đại và không chịu tha thứ cho ai. Nhưng nay An tự nhiên rật khiêm nhường và tử tế. Duyên suy nghĩ và cho rằng Đấng Christ không phải chỉ là một người đã sống tự thuở xa xưa trong những truyện tích Kinh Thánh, mà là một Đấng có thể thực hiện được cả những việc trong hiện tại, ngay lúc nầỳ.

Duyên đi rất chậm chạp, nhưng cũng đã về gần tới nhà. Cách đây hai mươi phút, lúc nó và An còn ngồi trên đống củi, bầu trời xanh biếc và lặng gió. Nhưng nay mây đen kéo tới từ sau day núi và gió lạnh bắt đầu thổi.

“Điệu gó thế nay thì đêm nay có bão tuyết mất”, Duyên nghĩ thầm.

Trong chuồng, bò dậm chân thình thịch trong lúc bên ngoài gió nổi lên mỗi lúc một lớn. Duyên đi mau bào nhà và tìm đến má nó lúc ấy vừa ăn cơm xong.

“Lại đây con”, bà Mâu nói. “Con về trễ hôm nay. Thật may mà chiều nay không có học vì má thấy mây kéo đầy trời, má sợ sắp bão lớn—cuốn sách gì con cầm trên tay kia?”

“Giải thưởng đó ạ”, Duyên đáp. “Thầy giáo có biết về môn thủ công tạc khắc gỗ. Trong ngày nghỉ thầy có coi mấy món con làm”.

“Thầy ấy tốt nhỉ”, bà Mầu nói. “Thế thầy có biết về con ngựa gỗ bị gay bể của con không?”

“Dạ có”, Duyên đáp, rồi lãng sang chuyện khác. Nó không muốn phải trả lời những câu hỏi khó trả lời. Nó tính giữ bí mật hộ An.

Khi ngồi ở phòng ngoài gọt đẽo gỗ trên một tờ báo, nó lại nghĩ tới An nữa. Bà Mầu đang uỉ đồi trong nhà bếp. Ở ngoài nhà chỉ có mình nó. “Tôi xin Đấng Christ ngự vào.”—An đã nói như vậy—đoạn Nội đọc mấy câu trong Kinh Thánh…may ra nó có thể tìm thấy những câu nay. Nó muốn đọc lại những câu ấy lần nữa.

Nó đi tới kệ lấy cuốn Kinh Thánh bụi bậm cũ kỹ trong gia đình xuống, ngoài mặt bìa có ghi những ngày quan trọng như ngày sanh, ngày hôn lễ, ngày tử. Nó không hay đọc Kinh Thánh, và nó cũng không biết gì nhiều về cuốn sách nay trừ có những điều nó đã học ở nhà trường. Nó không nhớ được đoạn Nội đọc name ở chỗ nào trong Kinh Thánh, nhưng nó cứ cho là ở khoảng cuối sách.

Nó không tìm được ra đoạn Nội đọc, nhưng nó tìm thấy những đoạn khác, như Phúc Am và những chuyện Chúa Giê-xu chữa bệnh mà nó đã được nghe kể ở nhà trường—chuyện Ngài chữa người mù được sáng, người phung được sạch, và người chết sống lại; phải, còn có cả chuyện Ngài chữa cho một người đi được nữa.

“Hãy đứng dậy, vác lấy giường, mà trở về nhà ngươi”.

Phải, nếu Chúa Giê-xu ngày nay thực sự còn sống, và đã biến đổi được lòng dạ An, thì nhất định Ngài có thể làm cho bé Danh đi được nữa.

Duyên chưa bao giờ thực sự cầu nguyện kể từ khi nó còn bé tí, có đôi lần nó đọc những bài Kinh cầu nguyện với má nó. Nay nó lén bước qua chuồng bò rồi chạy phóng lên gác xép quỳ xuống.

Tuy nó vẫn chưa hiểu mở cửa cho Chúa Giê-xu Christ vào có nghĩa là gì, nhưng nay nó tin rằng Thượng Đế ở rất gần và sẽ lắng nghe nó cầu nguyện—cho bé Danh và làm cho bé Danh đi được như cũ, như Ngài đã từng chữa lành cho ngững người kể trong Kinh Thánh.

Duyên ở lại rất lâu trong gác xép rồi mới thủng thẳng trở xuống đi vắt sữa bò. Vắt xong, nó xách thùng sữa mở cửa định đi ra thì bị gió và tuyết thổi lui trở lại. Má nó đứng nơi cửa sổ nhìn ra ngoài cảnh hoàng hôn với vẻ lo lắng.

“Gió bão đang nổi lên rồi đó”, bà nói. “Con hãy lấy cây đèn bão đi đón chị con đi; trời nay trở tối sớm lắm đấy”.

Vừa lúc ấy cánh cửa mở tung; chị Mai đầy mình tuyết phủ đứngnơi ngưỡng cửavừa thở vừa cười.

“Leo núi mà gặp lúc gió thổi ngược thật khổ quá!” Chị giũ áo, thay giầy, đoạn tiếp: “Thật mệt bở hơi tai. Duyên, sao em không mang đèn bão đi đón chị? Má ơi cơm đã xong chưa, con đói lắm rồi”.

Mấy mẹ con ngồi vào bàn ăn. Mai vẫ vui vẻ trò chuyện, hai má đỏ như hai trái táo.

“Hôm nay làm việc dữ quá!” chị nói. “Suốt ngày kẻ ra người vào tấp nập ở khách sạn. Tội nghiệp! Thời tiết nay thì còn chơi thể thao gì được. Con chạy muốn đến lỏng ống chân; nhưng may lại được một món tiền thưởng khá lớn. Má coi này”.

Mai móc trong túi ra một tờ giấy bạc và đưa cho mẹ. Bà Mầu cầm lấy, mặt lộ rõ vẻ ngạc nhiên vui mừng. Cũng như mọi gia đình khác ở lân cận, bà phải khó khăn chật vật lắm mới làm cho cái trại nhỏ của bà sanh đủ lợi tức. Mai quả là một cô gái ngoan khi biết mang tiền lương về đưa cho mẹ để giúp thêm vào quỹ gia đình.

“Ai cho con số tiền lớn vậy?” Bà hỏi Mai.

“Ồ, ôngấy tử tế lắm!” Mai đáp. “Con chắc ông ấy cũng là một người có danh vọng nữa. Lúc ngồi ăn cơm bà chủ khách sạn có nói chuyện với con về ông ta. Ong là một bác sĩ rất giỏi, có thể chữa được hầu hết mọi trường hợp gãy xương. Ong có một bệnh viện ở thành phố bên hò và bệnh nhân ở khắp nơi đã tìm đến đấy để nhờ ông chưã bệnh”.

Duyên hồi hộp nghe Mai kể chuyện. Lúc Mai kể xong, nó nhoài người trên bàn rối rít hỏi.

“Chị Mai à, liệu ông ấy có chữa khỏi được cho bé Danh không?”

Mai ngó sửng Duyên. Chị đâu biết lòng nó vẫn còn băn khoăn về chuyện cái chân gãy của bé Danh, con ông Bình.

“Chị không biết”, Mai dịu dành trả lời. “Nếu muốn nhờ bác sĩ Văn xem cho bé Danh thì họ phải đưa nó xuốn tận thành phố bên hồ. Nhưng nhà họ làm gì có đủ tiền. Những bác sĩ tài giỏi danh tiếng như ông Văn, tính tiền chữa bệnh mắc lắm, em ạ! Chị sợ đem bán tất cả bò của ông Bình đi, cũng không đủ tiền trả cho bác sĩ Văn đâu!”

Xuống tận thành phố bên hồ! Đối với Duyên chưa bao giờ ra khỏi cái thung lũng nay, thật chẳng khác gì đi qua tận bên kia chân trời.

Nhưng nó vẫn cố gắng.

“Thế chị nghĩ họ có thể dẫn bé Danh tới khách sạn vào buổi sáng được không?”

“Bác sĩ Văn sẽ ra đi vào chuyến tàu sớm—hành lý của ông đã sẵn sàng cả rồi.”

“Thế đêm nay họ có thể dẫn bé Danh đi được không?”

Lòng sốt sắng của thằng Duyên làm chị Mai cảm động.

“Đâu có thể được, em!” chị ôn tồn đáp. “Em thử nghĩ đưa một đứa bé đi vào một đêm gió bão như đêm nay! Chuyến tàu chót đã khởi hành cách đây hành đồng hồ, còn con đường băng qua đèo thì chắc sẽ bị ngập tuyết. Nhất định là không thể được. Ngoài ra, chị đã bảo với em là họ không có tiền! Thôi em đừng băn khoăn về bé Danh nữa. Em đâu có ý định hại nó. Nay nó chống nạng đi lò cò như vậy cũng được rồi; nó cũng chẳng buồn mà còn được Nội nó nuông chiều quá đáng nữa!”

Duyên nín lặng. Chị nó tiếp tục nói về những người khách khác ở khách sạn, về câu mà cô chiêu đãi đã nói với người gác cửa, và câu ông chủ khách sạn đã nói với người bếp. Duyên không để ý nghe gì cả. Nó đã thầm quyết định trong óc việc nó sẽ làm, nhưng nó thấy có ba điểm khó khăn lớn lao:

Tiền trả cho bác sĩ rất cao, mà nó lại không có tiền.

Nó liền nghĩ tới ông già trên núi. Ong ta có nhiều tiền lắm, nó chỉ cần làm sao thuyết phục được ông giao số tiền ấy cho nó.

Đường đèo rất có thể đã bị ngập tuyết và nghẽn lối.

Về điểm nay, nó sẽ cố. Dù thất bại, nó cũng được an ủi là đã cố gắng hết lòng.

Còn việc bác sĩ Văn có chịu đến không? Liệu ông có chịu hoãn chuyến đi về bệnh viện của ông ở bên hồ để cùng đáp chuyến xe lửa địa phương với một đứa trẻ mà ông chưa hề quen biết? Và liệu ông có chịu vượt núi trong cơn bão tuyết để đi coi bệnh cho con một nông dân nghèo?

Không có gì chắc chắn lắm, nhưng dù sao cũng vẫn có một tia hy vọng. Chị Mai chẳng đã bảo ông là một người tử tế đấy ư!

“Con ăn cơm xong rồi”, Duyên nói với má. “Con lên lầu đây”.