Trang Đầu | Mục Lục | << Chương 12 | Chương 14 >> | Hướng Dẫn

Chương 13

CHƯƠNG 13

Lên tới phòng riêng rồi, Duyên bắt tay vào việc ngay. Duyên không để lỡ một giây đồng hồ nào.

Lấy cái áo khoác ngoài treo trong tủ xuống, và đội lên đầu cái mũ len trùm kín cả hai tai. Duyên quấn vải quanh chân rồi xỏ chân vào đôi giầy bền chắc nhất. Đoạn Duyên viết để lại cho má nó mấy chữ hẹn sáng mai nó mới về nhà.

Nó rón rén xuống thang đi vào nhà bếp lấy bánh mì, phó mát bỏ đầy túi. Nó không quên mang theo cả một hộp quẹt. Đoạn nó nhẹ nhàng nhấc cái then cài cửa sau lên rồi khom mình bò qua sân tới nhà kho. Cây đèn bão treo trên tường. Nó đốt đèn lên, và ánh sáng của cây đèn khiến nó vững dạ thêm. Nó tự hỏi không biết có nên lấy giầy trượt tuyết không, nhưng sau nó quyết định là lúc ấy trời đã tối quá. Nó mở cánh cửa phía bên kia nhà kho và bước ra cánh đồng lông gió. Một trận cuồng phong thổi tới khiến nó suýt té nhào, nhưng nó cắn răng chống lại. Cuộc hành trình đầy mạo hiểm của nó bắt đầu.

Nếu ngoài đồng trống mà đã gió như thế nầy thì không biết trên đường đèo gió còn mạnh đến đâu? Nhất định nó sẽ bị gió thổi bay và chôn vùi trong đống tuyết! Thôi đành để đến lúc ấy hãy hay. Còn bây giờ nó phải nghĩ đến việc tới nhà ông già trên núi đã.

Tới được rừng cây nó thấy nhẹ hẳn người. Ở đây nó được che khỏi gió bão dầu cây cối bị gió thổi ngã nghiêng, cành lá quất vào nhau phát lên tiếng động rào rào. Tuyết trên lối đi trong rừng cũng mỏng hơn là ở ngoài cánh đồng. Nó có thể đi mau hơn không bị thụt chân trong tuyết dầy.

Nó tiến lên mãi giữa những hàng cây nghiêng ngưã cho tới khi nó nhìn thấy ánh sáng ấm cúng màu da cam sau khung cửa sổ nhà ông già. Chặng đầu trong cuộc hành trình gian nan của nó sắp chấm dứt. Nó gồng mình chống lại sức gió thổi khi nó ra khỏi bìa rừng bước vào nơi đồng trống. Nó cố sức tiến tới cửa nhà ông già và giơ tay lên gõ.

“Ai đấy?” ông già ở trong nhà dè dặt hỏi vọng ra.

“Cháu đây, Duyên đây.”

Cánh cửa lập tức mở toang; ông già kéo nó vào trong.

“Kìa, cháu Duyên”, ông la lớn, mắt nhìn nó đầy vẻ sửng sốt, “trời đêm hôm mưa gió như thế nầy cháu đến đây có việc gì?”

Sau khi phải chiến đấu với gió, Duyên mệt đừ phải buông rơi người xuống ghế để lấy lại sức. Nó chẳng muốn hỏi ông già lấy tiền nhưng nó không còn cách nào khác hơn.

Nhìn thẳng vào ông già nó lo lắng nói: “Có một lần ông kể với cháu, ông có để dành được một số tiền lớn và ông sẵn lòng đưa cho người nào thực sự cần đến tiền. Nay cháu tìm được một người đang thực sự cần tiền. Nếu ông vui lòng đưa cháu số tiền ấy, cháu nghĩ may ra chân bé Danh sẽ chữa khỏi được.”

Ong già nhìn chăm chú vào Duyên và cất tiếng hỏi: “Làm sao mà chữa khỏi được?”

“Ở khách sạn nơi chị cháu làm việc có một vị bác sĩ”, Duyên giải thích, “ông ta có thể chữa được những người què và hàn gắn được những chỗ xương gãy. Giờ cháu tính đi mời ông ta tới xem cho bé Danh; nhưng chị cháu bảo, ông ấy tính tiền mắc lắm.”

Cháu định đi ngay bây giờ ư?” ông già lặp lại, “giữa lúc trời đang gió bão thế nầy? Thôi cháu điên rồi; cháu làm sau có thể vượt ngọn đèo trong đêm gió bão nầy.”

Cháu tính cháu có thể vượt được”, Duyên bướng bỉnh đáp. “Gió bão mới nổi cách đây chừng vài ba tiếng đồng hồ, và tuyết mới đổ chưa đến nỗi dầy lắm, nếu cháu đi ngay thì cũng còn được—nhưng nếu không có tiền thì có đi cũng vô ích mà thôi!”

Ong già nín lặng trong giây phút: Xem chừng ông đang suy tính. Sau cùng, ông nói với giọng hoài nghi. “Ta sẽ cho cháu số tiền ấy nếu ta tin được ông thầy thuốc nọ. Ta không muốn mất tiền hay phí tiền một cách vô ích. Làm sao ta tin cậy được ông thầy thuốc nọ là người lương thiện bây giờ? Tên ông ấy là gì cháu?”

“Tên ông ấy là bác sĩ Văn, bác sĩ Văn. Chị cháu bảo ông ấy là người có tiếng tăm.”

“Ong Văn!…”

Ong già khẽ nhắc lại hai tiếng ấy bằng một giọng kỳ lạ như thể ông không tin ởi tai ông. Nhìn ông, Duyên có cảm tưởng mặt ông tái đi. Không nói thêm một lời, ông quay đi, lấy trong hộp ra một cái chìa khóa và dùng chìa khóa ấy mở một ngăn tủ nhỏ gắn ngay vào tường nơi giường ông. Ong lôi từ trong tủ ra một chiếc vớ cũ nhét đầy giấy bạc.

“Cầm cả đi”, ông nói, và đem cho ông Văn. Nói với ông ấy rằng cả số tiền nầy là của ông ấy nếu ông vui lòng chữa cho bé Danh… Hãy nói với ông ấy đây là tiền trả một món nợ”.

Giọng ông già hơi run run. Duyên ngạc nhiên liếc nhìn ông, nhưng không hỏi thêm vì lúc ấy nó đang vui mừng quá. Chưa bao giờ nó được cầm một số tiền lớn như vậy trên đời. Nó bỏ số tiền vào bên trong áo sơ mi, cài khuy áo ngoài lại, rồi khoác áo choàng lên người. Tiến ra tới cửa, nó nói vói trở lại:

“Cám ơn, cám ơn ông rất nhiều. Cháu sẽ trở về kể cho ông nghe mọi việc xảy ra.”

Ong già theo ra cửa đứng nhìn nó đi, tay giơ cao chiếc đèn bão để soi sáng lối mòn. Duyên mới đi được mấy bước đã bị ông già lớn tiếng gọi giật lại.

“Duyên!”

Duyên quay trở lại.

“Dạ, ông kêu cháu?”

“Cháu đừng quên lời ông dặn , nghe chưa?”

Duyên cẩn thận đáp, “Vâng, cháu sẽ nhớ. Cháu sẽ nói đây là số tiền để trả món nợ. Ong cứ yên tâm! Thôi chào ông, cháu đi”.

Nó vừa đi được mươi bước đã lại bị ông già kêu lại.

“Duyên”.

Duyên quay trở lại.

“Dạ, ông kêu cháu?”

“Cháu đừng quên lời ông dặn, nghe chưa?”

Duyên cẩn thận đáp, “Vâng cháu sẽ nói đây là số tiền để trả một món nợ. Ong cứ yên tâm! Thôi, chào ông, cháu đi.”

Nó vừa đi được mười bước đã lại bị ông già kêu lại.

“Duyên”.

Duyên lại phải quay lại, nhưng lần nầy nó đã lộ vẻ sốt ruột.

“Ong kêu cháu?”

“Cháu đừng nói cho bác sĩ biết một tí gì về ta, nghe? Cả tên ta nữa cũng đừng nói, nhớ nghe!”

“Chính cháu cũng không biết tên ông”, Duyên nhắc cho ông già nhớ.

“Cháu cũng đừng cho ông ta biết chỗ ở của ta nữa nhé!”

Đang lúc nóng ruột vì cứ bị trì hoãn, Duyên không để ý thắc mắc về thái độ của ông già. Nó đáp: “Vâng, cháu xin nhớ. Cháu sẽ chỉ nói đây là để trả một món nợ thế thôi! Chào ông, cháu đi.”

Nó bước thật mau trong lớp tuyết mềm, chỉ sợ ông già lại gọi nó lại nữa. Tới bìa rừng, nó quay cổ lại giơ cây đèn lên vẫy. Tuyết vẫn rơi đều đều. Qua tấm rèm tuyết nó nhìn thấy bóng mờ của ông già in đậm trên nền sáng của khung cửa.

Nó phải đi sao cho thật nhanh, vì với độ tuyết rơi đều như thế nầy, chỉ lát nữa là đường đèo sẽ bị bế tắc, hay không chừng đã bị bế tắc rồi cũng nên.

“Đi bộ chắc không qua được đèo đâu”, nó nghĩ thâm, “Ta phải tạt qua chuồng bò để lấy giày trượt tuyết mới được.”

Nó thụt lên thụt xuống khi đi qua cánh đồng chót. May quá, chuồng bò vẫn chưa khóa. Nó hết sức cẩn thận bước vào trong. Vừa nhắc được đôi giày trượt tuyết xuống thì nó nghe thấy tiếng cánh cửa mở tung và nhìn thấy má nó cùng chị Mai bước vào, tay cầm một chiếc đèn bão. Duyên vội gác đôi giày trượt tuyết vào cạnh tường name áp mặt xuống nền nhà dơ bẩn, phía sau con bò lớn nhất.

Bà Mầu giơ cao cây đèn bão soi sáng chung quanh chuồng bò rồi nói với Mai giọng đầy lo âu: “Nó không có đây, con ạ! Má cho là con nói đúngđấy! Nó đã có ý nghĩ điên rồ về việc đi tìm kiếm ông ông bác sĩ. Chắc lúc nầy đang lội bộ qua đường núi ấy. Thằng nhỏ ngu đến nỗi không mang cả giày trượt tuyết đi. Má đang nghĩ không biết mình có nhờ được ông Bình đi kiếm nó về hộ không – nó đi bộ chắc chưa đi được bao xa.”

“Con cũng nghĩ mình phải nhờ đến ông Bình”, giọng Mai cũng chứa đầy lo âu. “Ong Bình dùng giày trượt tuyết sẽ đuổi kịp nó dễ dàng. Ong sẽ ngăn nó lại trước khi nó đi tới quãng đường thật sự hiểm nghèo. Giờ hai mẹ con mình lại nhờ ông Bình đi.”

Bà Mầu và Mai hấp tấp ra khỏi chuồng bò. Duyên lúc ấy mới rời khỏi chỗ núp đằng sau con bò lớn. Nó tính phải đi ngay mới được, không thể để mất một phút chậm trễ.

Má nó và chị nó phải mất hai ba phút mới đi xong ủng và mặc xong áo ấm. Rồi từ đây tới nhà ông Bình trong lúc gó và tuyết như thế nầy cũng phải mất mười lăm phút nữa là ít. Lại còn mười phút để kể chuyện với ông Binh và để ông lấy đèn bão, đi giày ủng và giày trượt tuyết. Như vậy nó sẽ khởi hành được trước ông Bình chừng nửa tiếng đồng hồ—bình thường ra ông Bình sẽ khó đuổi kịp, nhưng đàng nầy nó chỉ là một đứa trẻ yếu ớt, còn ông Bình là một người lớn khỏe, lại trượt tuyết nhanh hơn nó rất nhiều. Không, nó không thể mất một phút nào.

Hết sức cẩn thận, Duyên bò ra khỏi chuồng bò, thắp lại cây đèn bão mà nó đã thổi tắc lúc nghe thấy tiếng động ở then cửa, rồi thắt chặt dây giày trượt tuyết ở chân. Đứng thẳng day, nó bắt đầu ra đi, cay đèn bão giơ ra đàng trước, đầu cúi thấp để tránh trận cuồng phong làm nó tối tăm mặt mũi.

Nó phóng qua đồng cỏ để rồi một thoáng sau lại lọt vào cánh rừng kín gió, nơi đây nó có thể ngẩng đầu lên nhìn về phía trước. Ra khỏi rừng, nó vượt qua những cánh đồng viền quanh làng, ở đây gió thổi bật mạnh nên nó có thể nhìn thẳng về phía trước ra sức tiến mau.

Nó đi xuyên qua làng vắng vẻ không ai, nhưng nó vẫn lo lắng nhìn quanh chỉ sợ có người gặp thấy và hỏi nó đi đâu. Rốt cuộc nó chẳng gặp thấy một ai, vì vào giờ khuya khoắt ấy tất cả mọi người đều ở trong nhà. Duyên yên tâm phóng đi, ánh đèn chiếu ra từ các cửa sổ các nhà trong làng đem lại cho nó thêm can đảm.

Nó băng qua khu chợ yên tĩnh, rồi theo triền dóc lướt qua trại làm sữa của làng, qua nhà ga, qua cây cầu bắt qua sông, đoạn ngừng lại mấy phút để lấy hơi; vì nó đã đi xuống tớikhu thấp của thung lũng, nay nó lại phải leo ngược lên sườn bên kia, thẳng qua con đường đèo chạy giữa hai ngọn núi.

Nó hoảng sợ liếc nhìn lại phía sau, phòng trường hợp ông Bình theo dõi, nhưng nó không nhìn thấy bóng một người nào cả. Tự nhiên, nó cảmthấy trơ trọi một cách khủng khiếp, và ước mong được thấy ngôi làng quen thuộc với những căn nhà chìm trong bóng tối và những khung cửa ánh sáng màu cam. Đã có lúc nó thầm ước ông Bình đuổi bắt kịp nó, nhưng rồi nó xua đuổi ý nghĩ ấy đi và lại bắt đầu leo lên cao.

Tuyết phủ trên mặt lộ thung lũng không đến nỗi tệ lắm. Nó tháo gỡ giày trượt tuyết ra và bước cũng không khó khăn chật vật lắm. Tuy nó vẫn nghe thấy tiếng gó gào thét ở trong rừng bên phía đầu nó, những trận cuồng phong hình như đang bắt đầu ngưng.

Một lần nữa nó đi sâu vào trong rừng cây và tiếp tục leo, nhưng nó cảm thấy mệt nhoài và lo sợ nữa. Đây không phải là những rừng cây quen thuộc ở bên phía núi nó ở, mà là những rừng cây tối tăm xa lạ. Nó cũng không biết chắc nó có còn đi đúng đường không; nếu lầm đường, rất có thể nó sẽ bị dẫn tới đáy một vực thẳm nào đó. Đâu đây, vượt bên trên tiếng gió gầm thét nó cỏ thể nghe tiếng suốt chảy ầm ầm như giận dữ, và đôi giầy trượt tuyết của nó hình như càng lúc càng nặng thêm.

Nó leo qua rừng cây mất ba tiếng đồng hồ trong khủng khiếp kinh hoàng. Các mẩu chuyện mà nó đã được nghe kể về những nguy hiểm trên núi lại dồn dập trở lại ám ảnh đầu óc nó—nào núi lở sụp, nào những hố hiểm nghèo, những cành cây gãy. Nó nghĩ tới đàn chó ST. Bernard được huấn luyện để cứu khách lữ hành bị mắc cạn trên núi. Ở quanh đây chẳng có con chó nào cả. Nó cho rằng rồi nó sẽ bị mắc nạn, trừ phi … nó quay trở lại.

Nó dừng lại trong giây lát, bang khuâng tự hỏi sao ý nghĩ ấy không đến với nó từ trước. Thật giản dị! Nó chỉ cần xỏ chân vào giầy trượt tuyết rồi phóng mình qua con đường mòn trong rừng để trở về nhà.

Nó sẽ nói với mọi người : “Tôi đã cố gắng hết sức mình, nhưng không thể nào đi thoát được”—và gia đình ông Bình chắc sẽ coi nó như một vị anh hùng dù nó đã thất bại.

Gió gầm thét khủng khiếp. Các cây to gào lên, cành cây vung ra như những cánh tay dài; Duyên đã tới gần chót đỉnh rừng, giữa cảnh hoang vu man rợ của con đường đèo. Ở đây gió có thể nhắc bổng nó lên và quăng nó vào vách đá giống như những bông tuyết. Hai hàm răng nó va vào nhau lập cập và nó bật lên khóc.

“Tôi sợ quá, sợ quá”, nó mếu máo nói. “Tôi không đi được nữa đâu. Tôi chết trên đường đèo mất. Ước gì ông Bình tới đây.”

Trong lúc nó cúi xuống để thắt dây giầy trượt tuyết hầu trở về nhà, nó chợt nhớ đến cái giờ phút ấm cúng nó ngồi với An và Nội bên cạnh bếp lò, và lời Nội nói về sự sợ hãi.

“Sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi…nếu chúng ta thật lòng tinrằng Đấng Christ yêu thương chúng ta trọn vẹn, sẽ chẳng có gì khiến chúng ta phải sợ hãi nữa… nếu Ngài yêu thương chúng ta trọn vẹn, Ngài sẽ không bao giờ để bất cứ cái gì làm hại chúng ta”.

Duyên ngừng lạ, tay vẫn còn để trên cái cúc cài ở giầy trượt tuyết với những ý nghĩ trong đầu óc. Như vậy là không phải chỉ có một mình nó trơ trọi ở đây. Nội đã chẳng nói rằng Chúa Giê-xu yêu thương nó trọn vẹn Ngài sẽ không để một đứa trẻ một mình trơ trọi trong cảnh đêm tối hãi hùng. Thật đúng như thể có một người nào mạnh hơn đêm tối, mạnh hơn bão tuyết và hãi hùng đã thình lình đến với nó, nắm bàn tay nó chỉ lên đồi cao.

Duyên vác giầy trượt tuyết lên vai và tiếp tục đi.

“Sự yêu thương trọn vẹn cất bỏ sự sợ hãi”, nó thầm nhắc đi nhắc lại câu ấy nhiều lần. Nó thấy cũng đúng nữa. Nó đã không còn thấy sợ hãi ghê gớm như trước vì nó đã không còn cảm thấy cô đơn trơ trọi.

Nó tới đỉnh chót cánh rừng và bước qua chỗ khoảng trống. Giờ nó không còn nghĩ ngợi gì khác mà chỉ nghĩ cách làm sao đi cho được tới nơi.

Gió thổi mạnh như những làn roi lạnh buốt quất vào mặt nó. Nó bước vào một chỗ tuyết mềm lún sâu tới tận đầu gối. Nó cố gắng ra khỏi chỗ tuyết lầy đó. Đoạn, gập đôi người lại để tránh gió lạnh quất vào mặt, nó tiếp tục cố sức tiến lên từng chút từng chút một.

May thay, tuyết đã ngừng rơi và bầu trời đã bớt đen như mực. Chốc chốc một vầng trăng lợt lại ló ra khỏi đám mây dầy chiếu ánh sáng lờ mờ xuống cảnh vật. Vào những lúc đó, nếu nó ngẩng đầu nhìn lên, nó sẽ thấy những tảng đá hiện ra ben cạnh nó, và nó biết rằng nếu nó tiếp tục đi thẳng thì chẳng bao lâu nữa nó sẽ tới trên đỉnh đèo.

Nó đi không biết bao nhiêu lâu nữa thì bị một trận gió thật mạnh thổi nó ngã ngữa về đàng sau. Nó nằm thở hổn hển trong đống tuyết. Nó nhủ thầm, “Mình không bao giờ còn đủ sức chổi dậy nữa”. Lúc ấy nó mệt quá nên cũng chẳng cần quan tâm đến việc nó có chở dậy được hay không. Nhưng rồi nó lại nhớ đến tìnhh yêu thương trọn vẹn của Đấng Christ, và vì nó là một đứa bé, nó cảm thấy Cứu Chúa ở ngay sát cạnh nó, nó không cầu nguyện mà chỉ giơ tay lên để nhờ Ngài nâng nó dậy.

Chừng một lát sau, sức khoẻ dần dần hồi phục, nó cố gắng đứng lên và nhận thấy con đường ở trước mặt nó dốc thoai thoải xuống. Thì ra nó đã vượt qua đèo.

Gió vẫn thổi mạnh, nhưng lúc này nó không sợ nữa mà lại lấy làm mừng. Nếu không có ngọn gió thổi ngược lên ấy, nó sẽ leo xuống rất mau và sẽ gặp nguy hiểm vì chân nó tê cứng và mệt yếu quá không còn đủ sức dể lái giầy trượt tuyết theo ý muốn. Nó lướt đi rất chậm, hai chân khum khum, cho đến khi hai chân nó sụm hẳn xuống, nó đành ngồi yên để mặc cho đôi giày trượt tuyết chở nó đi như người ngồi trên xe trượt tuyết.

Người nó tê cứng đến độ nó không còn cảm thấy lạnh nữa. Nó ngồi yêu để mặc cho người nó trôi xuống đường dốc. Cơn buồn ngủ kéo đến mỗi lúc một thêm mạnh và giưã lúc nó đang tự hỏi không biết nó có đủ sức chống lại được cơn buồn ngủ không thì nó nghe thấy đụng một cái mạnh. Nó choàng tỉnh dậy và trước mặt nó lù lù một đống tuyết và gió cũng thôi không còn nay lui nó nữa. Nó rùng mình và nhìn chung quanh. Thì ra nó đã lọt vào rừng cây. Nó không nhớ nỗi những gì đã xảy ra trong mấy phút vừa qua—đối với nó, có lẽ là cả mấy tiếng đồng hồ—nhưng hiển nhiên Cứu Chúa với tình yêu thương trọn vẹn của Ngài đã dẫn dắt nó đi đúng đường, trước mặt nó lúc ấy là con đường rừng trơn tru nhẵn nhụi len lỏi giữa những hàng cây.

Nó cố giữ tỉnh táo, vì trong rừng tối om, ngọn đèn bão chỉ chiếu sáng được chừng một mét trước mặt. Đường rừng lại vòng vèo chữ chi nên nó phải lái đi cho thật cẩn thận, nếu không nó có thể ngã xuống vực hoặc đâm sầm vào các gốc cây. Tuy nhiên, trong rừng kín gió nên nó cũng đỡ khổ. Nó bắt đầu cảm thấy chân tay đỡ tê cứng, nhưng lại đau nhức vô cùng.

Nó tiếp tục lướt xuống, lướt xuống, vì nó đang tiến về một thung lũng sâu. Trong rừng hầu như hoàn toàn yên tĩnh. Có lúc nó đứng hẳn dậy lái đi, nhưng cũng có lúc nó ngồi xổm để mặc cho đà dốc lôi nó xuống. Vào lúc gần sáng, mây đen tan biến và vầng trăng ló ra chiếu ánh sáng xuyên qua kẽ lá cành cây. Sau cùng, khi nó ra khỏi rừng cây, nó nhìn thấy những cánh đồng im lặng một màu bạc lóng lánh và dưới chân nó là thành phố hãy còn chìm trong bóng tối. Chỉ chừng nữa giờ nữa là nó sẽ tới thành phố, gõ cửa khách sạn chị nó làm, và khi ấy…

“Nếu Đấng Christ thật sự yêu thương mình trọn vẹn”, Duyên nghĩ thầm, “Ngài chẳng nở để cho mình phải thất bại sau khi đã vượt từng ấy chặng đường”. Nhưng vì quá mệt mỏi, nó không thể suy nghĩ gì hơn là nghĩ đến đó rồi nó cứ tiếp tục lướt qua bãi cỏ.