(A New and Abundant Year)
Giăng 10:10/2:1-11
"Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt;
còn Ta đã đến để chiên được sống và sống sung mãn."
Một năm mới Dương Lịch (Tết Tây) đã đến với mỗi người chúng ta. Hôm nay đã là ngày Chúa Nhật đầu tiên của năm 2011. Theo phong tục/truyền thống của người Hoakỳ sống ở bên đây đó là mỗi khi năm mới đến là họ thường bắt đầu đặt ra những kế hoạch mới mẻ cho suốt năm, gọi là New Year Resolutions. Đây là những hoạch định, ước mơ mà họ mong đạt được trong năm mới này. Chẳng hạn như có người đặt kế hoạch New Year resolution là sẽ bắt đầu kiêng ăn và tập thể dục thể thao nhiều hơn, vì muốn được xuống cân 30 lbs, để sống khỏe mạnh hơn. Người khác thì mong hạnh phuc gia đình được tăng lên, bằng cách có kế hoặch sẽ sẵn sàng điều chỉnh lại thời khoá biểu làm việc của mình, để có thêm thì giờ cho gia đình, cho con cái. Những ai đến tuổi yêu đương chắc cũng có ý định/chương trình đi khắp các tiểu bang, để tìm cho được một người bạn trăm năm vừa ý. Những điều này nói lên ý muốn chung của con người chúng ta đó là ai cũng mong muốn được tiến bộ, được khá hơn, được đổi mới luôn, chứ không một ai muốn ở trong tình trạng suy kém, cũ kỹ, bị thụt lùi hoài, phải không? Anh chị em đã có những “New Year resolutions” gì cho năm 2011 này chưa? Anh chị em có muốn đời sống của mình được khá hơn hay tiến bộ lên không? Anh chị em có những ước mơ, kế hoạch gì cho năm mới này chưa?
Theo phong tục/truyền thống của người Hoa-kỳ sống ở bên đây đó là mỗi khi năm mới đến là họ thường bắt đầu đặt ra những kế hoạch mới mẻ cho suốt năm, gọi là New Year Resolutions là vì ai trong chúng ta cũng mong muốn được tiến bộ, được khá hơn, được đổi mới luôn, chứ không một ai muốn ở trong tình trạng suy kém, cũ kỹ, bị thụt lùi hoài.
I. Đời Sống Sung Mãn
Một trong những điều rất quí gía đáng cho chúng ta nên mong ước tìm kiếm được
trong năm mới này đó là một đời sống sung mãn và vui tươi.
1) Nếu phải diễn tả một người đang có một đời sống sung mãn… anh chị em sẽ diễn tả như thế nào? Hai chữ “sung mãn” mang ý nghĩa của những chữ tiếng Anh là superior (có gía trị cao nhất), fullness (trọn vẹn/toàn hảo), exceedingly (tối đa), excessive (dư dật).
Hai chữ “sung mãn” mang ý nghĩa của những chữ tiếng Anh như là superior (có gía trị cao nhất), fullness (trọn vẹn/toàn hảo), exceedingly (tối đa), excessive (dư dật).
2) Một vài hình ảnh/thí dụ của sự sung mãn trong Kinh thánh như:
a) Thi Thiên 23 cho thấy hình ảnh của một người sống sung mãn là người luôn thỏa lòng trọn vẹn trong Chúa - “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi: tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. 2 Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, Dẫn tôi đến mé nước bình tịnh. 3 Ngài bổ lại linh hồn tôi, Dẫn tôi vào các lối công bình, vì cớ danh Ngài. 4 Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi; Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi. 5 Chúa dọn bàn cho tôi Trước mặt kẻ thù nghịch tôi; Chúa xức dầu cho đầu tôi, Chén tôi đầy tràn. 6 Quả thật, trọn đời tôi Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi; Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va Cho đến lâu dài.” Trong một lớp trường Chúa Nhật các em thiếu nhi thi đua nhau học thuộc lòng bài Thi Thiên 23. Đến lúc trả bài, có một em bé gái đứng lên và chỉ đọc có câu số 1 mà thôi! Cô gíao hỏi, còn 5 câu nữa sao em không đọc tiếp? Em trả lời: “Thưa cô! Nếu Đavít nói rằng ‘tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì’ nghĩa là đủ rồi, thỏa mãn hoàn toàn ở Đức Giêhôva rồi thì đâu cần đọc thêm nữa!”
b) Trong sách Thi Thiên 1:3 – cho thấy hình ảnh của một cái cây xum xuê trái, chứ không chỉ mọc đầy lá mà thôi, vì sao vậy? “Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết, lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng.” Mùa trái cây của quít năm nay thật là xum xuê, có những cây quít hay cam ra trái đến 3 lần; Có cây nhìn thấy như là có nhiều trái hơn là lá trông thật là đẹp mắt; trái của nó ăn thật ngọt ngào và đây là hình ảnh của sự “sung mãn/dư dật.”
II. Đặc Tánh của Sự Sống Sung Mãn
Đặc tánh của một đời sống sung mãn là gì?
1) Thứ nhất, sự sống sung mãn Chúa Giê-xu nói ở đây không phải chỉ là hơi thở, sự sống căn bản ở đời này mà thôi. Có lắm người đang sống, nhưng đang sống thều thào trên giường bịnh, đang sống trong sự chán nản, bi quan, thất vọng trong những nghiện ngập, sống trống rỗng ở giữa những chỗ đông đúc người. Biết bao nhiêu người đang sống ở dưới sự cai trị của thuốc phiện, thuốc lắc, của rượu mạnh, tình dục ô uế, phim ảnh tục tĩu, để mong lắp đầy những khoãng trống trong tâm hôn mình. Truyền thuyết kể lại có một người lính La Mã, anh cảm thấy sống quá khốn khổ, mất năng lực, không còn lý tưởng cho nên anh đến với Julius Caesar và nói: “Con không còn muốn sống nữa, xin Ngài cho phép con tự sát kết liễu cuộc đời.” Ceasar nhìn người lính và đáp lời: “Nầy, đã có bao giờ nhà ngươi thật sự sống chưa mà xin chết?” Người ta thường định nghĩa “chết là không còn sống!” nhưng thật sự thế nào mới là sống? Sống không phải chỉ là chưa chết mà nó còn đòi hỏi một tiêu chuẩn, một lý tưởng, một ý nghĩa để sống thật. Trong lãnh vực thuộc linh cũng vậy, có những người đang sống khỏe mạnh cho những lý tưởng đạo vững vàng và cao đẹp; nhưng cũng có những người đang sống thoi thóp trong sự buồn nản, mệt mỏi và chán chường, sống cho qua ngày và chỉ sống cho riêng mình mà thôi mà có thể tự xét xem như Ceasar đã nói: “có bao giờ ngươi thật sự sống chưa?” Có lắm hội thánh cũng đang hiện hữu, nhưng đang sống mất năng lực thuộc linh, giống như hội thánh Sạtđê mà Chúa Giê-xu đã một lần trách họ trong Khải Huyền 3:1 như sau – “...ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết!” vì chưa thật sự sống và kinh nghiệm sự sống sung mãn.
2) Thứ hai, lời hứa của Chúa Giê-xu ở đây về sự sống sung mãn không phải nói đến sự trông cậy của sự sống lại và sự sống đời đời một ngày mà mỗi con cái Chúa là những người đã một lần được “tái sanh” đang chờ đợi, nhưng còn là sự sống sung mãn hiện tại ngay ngày hôm nay. Vô số cơ đốc nhân vẫn chưa kinh nghiệm được sự sống sung mãn vì cứ còn sự suy nghĩ sai lầm là “tôi đã được Chúa cứu rồi là hết, bây giờ tôi không cần làm chi hết, chỉ ngồi đợi Chúa trở lại thôi!”
3) Một đời sống sung mãn không thiết nghĩa là lúc nào cũng được thoải mái và đầy đủ vật chất ở bên ngoài, nhưng sự sung mãn có tính chất “nội tâm/tìm ẩn” bên trong mà không bị lệ thuộc hay bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh hay thay đổi bên ngoài, vì đối tượng của một đời sống sung mãn chính là Đức Chúa Trời hằng sống đời đời, không hề thay đổi. Những gì ở bên ngoài chỉ là tạm bợ như những món quà Giáng Sinh rồi một ngày sẽ bị lỗi thời, đến lúc hư hỏng phải bỏ đi mà thôi.
Sự sung mãn có tính chất “nội tâm/tìm ẩn” bên trong mà không bị lệ thuộc hay bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh hay thay đổi bên ngoài, vì đối tượng của một đời sống sung mãn chính là Đức Chúa Trời hằng sống đời đời, không hề thay đổi.
4) Đời sống sung mãn là một đời sống được buông tha, được trả tự do khỏi quyền lực, sự ràng buộc của tội lỗi và những việc làm ác. Trong Rôma 6:6-7, 10-14 sứ đồ Phaolô diễn tả sự buông tha này như thế nào? “… vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa. 7 Vì ai đã chết thì được thoát khỏi tội lỗi… 10 Vì nếu Ngài đã chết, ấy là chết cho tội lỗi một lần đủ cả; nhưng hiện nay Ngài sống, ấy là sống cho Đức Chúa Trời. Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình. Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển.” Đời sống sung mãn là đời sống có quyền năng tìm ẩn bên trong mà có thể thắng được những nghiện ngập, những thói hư tật xấu của con người cũ: như là tánh ích kỷ, nói xấu, ganh tị, say sưa, hận thù, bất lương, hỗn láo, tục tĩu, tham lam, giận dữ mà trước kia chưa bao giờ làm chủ được. Lời làm chứng cảm động của phái đoàn phụ nữ Báptít đến Hà nội để làm chứng cho những “con ông cháu cha” đã từng bị nghiện ngập vì nạn xì ke. Những anh thanh niên trẻ này nghiện xì ke ma tuý đến nỗi sẵn sàng đem con nhỏ mới sanh ra của mình đi bán lấy chút tiền để mua thuốc phiện, nhưng nay đã được Chúa giải phóng và có quyền năng từ bỏ hẳn thuốc phiện cùng một lúc xây dựng lại được hạnh phúc gia đình của mình.
Đời sống sung mãn là một đời sống được buông tha, được trả tự do khỏi quyền lực,
sự ràng buộc của tội lỗi và những việc làm ác.
5) Đời sống sung mãn được buông tha/tự do đây cũng không có nghĩa là “bây giờ tôi muốn sống như thế nào cũng được?” Chẳng hạn như tôi có thể nào nói rằng mình đã từ gĩa quê hương Việt-nam, thoát khỏi ách cộng sản, bây giờ qua được nước Mỹ tự do, tôi muốn sống như thế nào cũng được sao? Anh chị em thử vượt đèn đỏ thì xem chuyện gì sẽ xảy ra? Vài ngày sẽ nhận được hình chụp rõ ràng với số tiền phạt là $117 phải trả? Rôma 6:15-17 sứ đồ Phaolô giải thích một đời sống được tự do thật là gì? “Vậy thì làm sao! Vì chúng ta không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển, thì chúng ta sẽ phạm tội hay sao? Chẳng hề như vậy! Anh em há chẳng biết rằng nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi đến sự chết, hoặc của sự vâng phục để được nên công bình hay sao? Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi, thì đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã ban làm mực thước cho mình!” Cho đến khi nào chúng ta hiểu một đời sống tự do bây giờ là vui lòng làm “nô lệ/tôi tớ” cho Chúa và cho sự công bình của Ngài thì chúng ta mới bắt đầu bước vào một đời sống sung mãn.
6) Một đời sống sung mãn cũng tự nhiên được biến đổi sanh ra nhiều trái tốt đó là được đầy dẫy những phẩm chất/đức hạnh cao đẹp, giống như Đấng Christ, như là tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, nhu mì, tiết độ, trong sạch, khiêm nhường, tin kính, khôn ngoan, lạc quan, chân thật, đáng tin tưởng. Một đời sống sung mãn luôn là một nguồn phước, là “ống dẫn” lưu thông những sự dịu ngọt, yên ủi, bóng mát của Chúa đến cho nhiều người. Ở bên Palestine, người ta nói có hai biển hồ tên là biển Galilê và biển Chết. Cả hai biển hồ này đều được sông Giôđanh chảy nước vào, nhưng biển Galilê thì tràn đầy sức sống với biết bao nhiêu là cá; còn biển chết thì đúng như theo tên gọi của nó là “chết” vì ở đó không có một con sinh vật nào có thể tồn tại. Các nhà nghiên cứu đã từng đem những loài cá có khả năng sống trong những môi trường cực kỳ khó khăn, thả xuống đó, nhưng sau một thời gian ngắn, những con cá đó đều đã chết, vì lượng muối của biển Chết quá cao. Lý do là vì tuy cả hai biển hồ được sông Giôđanh chảy vào, nhưng biển Galilê luôn có sự lưu thông dòng nước với các nhánh sông khác, còn biển Chết thì không có con đường nào cho nước lưu thông chảy ra ngoài. Nó chỉ giống như một cái ao tù rộng lớn mà thôi. Đời sống sung mãn cũng vậy, không thể nào chỉ là một biển hồ chỉ đọng nước lại ở một chỗ, chỉ sống ích kỷ cho riêng mình mà thôi, nhưng là một đời sống giống như những “ống dẫn” lưu thông những phước lành của Chúa đến cho những người khác nữa.
Đời sống sung mãn không thể nào chỉ là một biển hồ đọng nước lại ở một chỗ, chỉ sống ích kỷ cho riêng mình mà thôi, nhưng là một đời sống giống như những “ống dẫn” lưu thông những phước lành của Chúa đến cho những người khác nữa.
III. Quyền Năng Biến Đổi Từ Chúa Giê-xu
Như vậy làm thế nào để chúng ta có được một đời sống sung mãn trong năm mới này? Chúng ta phải biết nhờ cậy Chúa Giê-xu vì chỉ một mình Ngài có quyền năng biến đổi đời sống chúng ta, từ chỗ héo tàn, khô cạn, trơ trọi đến chỗ sung mãn mà thôi. Hãy học xem về một trong những phép lạ Chúa Giê-xu đã làm để chúng ta tin vào quyền năng biến đổi này của Chúa mà có chép trong Tin Lành Giăng 2:1-11 như sau: "Cách ba ngày sau, có đám cưới tại thành Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, và mẹ Đức Chúa Jêsus có tại đó. 2 Đức Chúa Jêsus cũng được mời đến dự đám với môn đồ Ngài. 3 Vừa khi thiếu rượu, mẹ Đức Chúa Jêsus nói với Ngài rằng: Người ta không có rượu nữa. 4 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi đàn bà kia, ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ ta chưa đến. 5 Mẹ Ngài nói với những kẻ hầu bàn rằng: Người biểu chi, hãy vâng theo cả. 6 Vả, tại đó có sáu cái ché đá, định dùng về sự rửa sạch cho người Giu-đa, mỗi cái chứa hai ba lường nước. 7 Đức Chúa Jêsus biểu họ rằng: Hãy đổ nước đầy những ché nầy; thì họ đổ đầy tới miệng. 8 Ngài bèn phán rằng: Bây giờ hãy múc đi, đem cho kẻ coi tiệc. Họ bèn đem cho. 9 Lúc kẻ coi tiệc nếm nước đã biến thành rượu (vả, người không biết rượu nầy đến bởi đâu, còn những kẻ hầu bàn có múc nước thì biết rõ), bèn gọi chàng rể, 10 mà nói rằng: Mọi người đều đãi rượu ngon trước, sau khi người ta uống nhiều rồi, thì kế đến rượu vừa vừa. Còn ngươi, ngươi lại giữ rượu ngon đến bây giờ. 11 Ấy là tại Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, mà Đức Chúa Jêsus làm phép lạ thứ nhất, và tỏ bày sự vinh hiển của mình như vậy; môn đồ bèn tin Ngài."
Chúng ta phải biết nhờ cậy Chúa Giê-xu vì chỉ một mình Ngài có quyền năng biến đổi
đời sống chúng ta, từ chỗ héo tàn, khô cạn, trơ trọi đến chỗ sung mãn mà thôi.
1) Trong bối cảnh này, Chúa Giê-xu, mẹ của Ngài (Mari) cùng 5 môn đồ của Ngài lúc đó được mời đến dự một đám cưới ở thành Cana, xứ Galilê, nơi sinh trưởng của Chúa. Thường một đám cưới thời đó kéo dài đến 7 ngày trong sự vui nhộn, từ màn rước dâu đến những bữa tiệc ngon trong suốt những ngày này. Điều đặc biệt là đám cưới thời đó thường luôn có “rượu” là hình ảnh biểu tượng cho sự vui mừng, hân hỉ.
2) Nhưng chính giữa cuộc vui tại Cana này, điều trở ngại gì đã xảy ra? Đám cưới đã hết rượu cho khách uống. Có thể vì đôi vợ chồng nghèo trong đám cưới này đã tính sai số người, đâu ngờ hàng xóm, bạn bè rủ nhau đến quá đông trong 7 ngày đến nỗi hết rượu. Hết rượu cho khách uống giữa một cuộc vui như vậy thì còn gì mặt mũi và danh dự của gia đình hai họ đây? Cũng giống như là bạn đi vào một tiệm McDonald mà họ nói rằng đã hết “hamburgers,” hay là vào một nhà hàng Việt-nam nổi tiếng ở bên Houston như Kim Sơn mà họ đã hết phở để bán thì bị chê cười đến như thế nào? Vào thế kẹt thiếu rượu, nên bà Mari bèn nhắc Chúa Giê-xu vì lúc đó họ bó tay không còn cách nào để giải quyết vấn đề này; không thể lái xe chạy ngay ra chợ Wal-mart để mua thêm rượu như chúng ta ngày nay làm được. Đương nhiên Chúa Giê-xu biết rõ vấn đề vì chính Ngài là Đức Chúa Trời toàn năng, toàn tri; Ngài tể trị mọi điều và hành động theo đúng thời điểm và thì giờ riêng của Mình mà không cần ai nhắc!
3) Chúa Giê-xu đã làm gì? Chúa bảo những người đầy tớ/hầu bàn đổ nước đầy vào 6 cái ché đá (như những cái lu) đang dùng để rửa chân tay cho quan khách theo luật lệ tinh sạch của Môise. Mỗi cái ché đá chứa khoảng 20-30 gallons nước, như vậy có thể đến tất cả 120-180 gallons. Sau đó Chúa bảo những người hầu hãy đem cho người chủ coi tiệc thử uống xem thì người lấy rất làm ngạc nhiên, vì không biết từ đâu mà có thêm rượu để đãi khách, mà còn ngạc nhiên hơn nữa đó là đây còn là một loại rượu thật là ngon nữa. Lý do là vì Chúa Giê-xu đã biến hóa nước ở trong 6 ché đá đó thành rượu ngon. Qua phép lạ này, Kinh Thánh chép trong câu 11 – “môn đồ bèn tin Ngài.” Họ tin gì ở Chúa? Họ tin Giê-xu này là Đấng quyền năng, tối cao vì đã biến hóa nước thành rượu ngon; họ tin rằng Người này là Đấng đã đến mà có thể ban cho họ một điều gì đó còn tốt hơn cả luật pháp của Môise; Giê-xu này là Đấng sẽ đem đến cho họ một sự vui mừng trọn vẹn, một phẩm chất cao đẹp mới cho đời sống, một đời sống sung mãn.
Chúa Giê-xu đã bày tỏ quyền năng biến hóa của Ngài qua phép lạ hóa nước ở trong 6 ché đá thành rượu ngon mà từ đó các môn đồ tin Ngài.
Anh chị em có tin Chúa Giê-xu như vậy không? Anh chị em có tin rằng Ngài có thể biến đổi cuộc đời của mình không, không phải chỉ ban cho sự sống hơi thở căn bản này mà thôi, không phải chỉ ban cho sự trông cậy của sự sống đời đời mà thôi, nhưng còn là một đời sống sung mãn, hăng hái, thỏa lòng, vui mừng và sức sống mới trong năm mới này để hầu việc Chúa không?
a) Muốn như vậy thì chúng ta hết thảy phải bằng lòng để Chúa Giê-xu xử dụng những cái ché đá, những cái lu nước thô kệch, chính là đời sống và thân thể của mình. Rôma 9:20-21 - sứ đồ Phaolô diễn tả đời sống của mỗi chúng ta như là những cái bình được Chúa nắn lên để qua đó Chúa làm công việc của Ngài… “Nhưng, hỡi người, ngươi là ai, mà dám cãi lại cùng Đức Chúa Trời? Có lẽ nào cái bình bằng đất sét lại nói với kẻ nắn nên mình rằng: Sao ngươi đã làm nên ta như vậy? 21 Người thợ gốm há chẳng có quyền trên đất sét, cùng trong một đống mà làm ra hạng bình để dùng việc sang trọng, lại hạng khác để dùng việc hèn hạ sao?” Đời sống của chúng ta có thể được biểu hiệu như những cái ché đá thô kệch bằng đất sét, bằng đá mà qua những cái ché đá này Chúa dùng để chứa nước và sẽ biến hóa thành rượu ngon, đem đến cho chúng ta một đời sống có ý nghĩa thật, một thứ gì cao đẹp hơn, sự vui mừng thỏa mãn hơn nữa, một sự sống sung mãn mà thế gian và kể cả tất cả tôn giáo không cho được. Tôn giáo và luật pháp chỉ giúp chúng ta trong sự hiểu biết sai và đúng, tốt và xấu, nhưng chẳng có năng quyền để biến đổi chúng ta từ những kẻ tội nhân trở nên làm con cái Đức Chúa Trời, từ sự bất lực trước những cám dỗ, nghiện ngập mà có quyền năng sống một đời sống mới trong sự tự do và buông tha, và sanh nhiều đức hạnh của cơ đốc nhân.
Muốn kinh nghiệm một đời sống sung mãn, chúng ta hết thảy phải bằng lòng
để Chúa Giê-xu xử dụng những cái ché đá, những cái lu nước thô kệch,
chính là đời sống và thân thể của mình.
b) Chúa Giê-xu dùng những ché đá để chứa nước mà từ đó Ngài biến hóa thành rượu ngon. “Nước” trong Kinh Thánh thường biểu hiệu cho chính lời của Chúa mà Chúa Thánh Linh dùng để biến đổi cuộc đời của mỗi chúng ta. Trong sách Êphêsô 5:26 – sứ đồ Phaolô nói đến mục đích của Chúa Giê-xu muốn làm gì trên hội thánh của Ngài? “để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch…” Giăng 15:3 – sứ đồ Giăng giải thích, Chúa Giê-xu làm việc biến đổi mỗi chúng ta bằng cách nào? “Các ngươi đã được trong sạch, vì lời Ta đã bảo cho.” Tiến trình biến hóa “nước thành rượu,” biến đổi một đời sống cũ, uể oải, mệt mỏi, chán chường thành sự sống sung mãn, đó là khi Chúa Thánh Linh của Ngài dùng chính những lẽ thật trong Kinh Thánh để tinh sạch đời sống chúng ta. Nếu nước chưa được đổ vào những cái ché đá thì Chúa Giê-xu chưa làm được phép lạ này cho đến khi nào những “cái lu” chịu cho người hầu bàn đổ nước vào thì quyền năng biến hóa của Chúa Giê-xu mới bắt đầu thực hiện được.
“Nước” trong Kinh Thánh thường biểu hiệu cho chính lời của Chúa mà Chúa Thánh Linh dùng để biến đổi cuộc đời của mỗi chúng ta.
Như vậy trên thực tế, người nào muốn kinh nghiệm được một đời sống sung mãn, người đó phải thường xuyên ăn nuốt lời Chúa, từ đó chúng ta mới bắt đầu kinh nghiệm sự biến hóa thuộc linh, sự biến đổi đời sống từ tư tưởng, sự suy luận, lời nói cho đến cách ăn nết ở của mình. Trong Rôma 12:1-2 sứ đồ Phaolô dạy Chúa biến hóa chúng ta như thế nào? “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.” Chúa biến hóa chúng ta từ “trong ra ngoài,” từ tâm thần bên trong bằng cách thay đổi sự suy nghĩ, tư tưởng của con người cũ bởi những lời của lẽ đạo chính là Kinh Thánh. Không có gì hay bằng chúng ta nên bắt đầu một năm mới với chương trình tĩnh tâm cá nhân đều đặn học lời Chúa mỗi ngày, chương trình cầu nguyện giữa vợ và chồng với nhau và trong chính gia đình của mình. Thử hỏi có bao nhiêu cặp vợ chồng ngày hôm nay đang có thì giờ để cầu nguyện với nhau mỗi ngày? Có bao nhiêu bậc cha mẹ hay ông bà có thì giờ dạy dỗ con cháu mình lời Chúa mỗi ngày? Vì vậy mà biết bao nhiêu gia đình cơ đốc chưa kinh nghiệm được sự sống sung mãn, vì những ché đá còn trống rống, đã cạn khô, không còn nước ở trong đó để Chúa làm việc biến hóa.
Chúa biến hóa chúng ta từ “trong ra ngoài,” từ tâm thần bên trong bằng cách thay đổi sự suy nghĩ, tư tưởng của con người cũ bởi những lời của lẽ đạo chính là Kinh Thánh.
c) Trong phép lạ này chúng ta cũng thấy điều kiện để kinh nghiệm được sự biến đổi đời sống đó là sự vâng phục Chúa nữa. Nếu không có những cái ché đá đó thì sao Chúa Giê-xu dùng để chứa nước mà làm phép lạ này? Nếu không có nước đổ vào những ché đá đó thì sao Chúa Giê-xu dùng để biến thành rượu ngon? Nhưng cũng nếu những người hầu bàn không chịu vâng lời làm theo y như lời Chúa Giê-xu đã phán mà đổ nước vào 6 ché đá thì đám cưới ngày hôm đó có thêm rượu ngon để sự vui mừng được tiếp tục được không? Càng vâng lời Chúa mà đổ càng nhiều nước đến miệng của những ché đá thì càng thêm rượu ngon dư dật và đó là bí quyết để kinh nghiệm một đời sống sung mãn, dư dật. Biết bao nhiêu con cái Chúa chưa kinh nghiệm được một đời sống sung mãn vì chưa cho phép Chúa Giê-xu xử dụng “ché đá” của mình. Biết bao nhiêu con cái Chúa chưa kinh nghiệm một đời sống sung mãn vì chưa chịu để Chúa đổ đầy “nước” là lời của Chúa thấm nhuần vào đời sống của mình. Biết bao nhiêu người chưa có được một đời sống sung mãn vì chưa chịu vâng phục làm theo y như lời của Chúa dạy. Biết bao nhiêu con cái Chúa có thể đi nhóm thường xuyên, nhưng đời sống tâm linh vẫn cứ còn y nguyên, tại sao vậy? vì họ đến nghe, hiểu, nhưng chưa chịu làm theo. Chẳng hạn như khi đi nhóm hôm nay, họ nghe và hiểu sự quan trọng của một đời sống tĩnh tâm cá nhân học Kinh Thánh cầu nguyện mỗi ngày, nhưng khi ra về thì lại để những sự chi phối xung quanh làm chủ mà chưa chịu bắt đầu một chương trình tĩnh tâm cho chính mình thì làm sao kinh nghiệm được sự sống sung mãn trong năm mới này? Câu chuyện về một đứa đệ tử hỏi thầy mình, gía trị của đức tin ở đâu? Ông thầy đưa cho nó một cái xô (bucket) bảo ra sông múc nước về, sau đó sẽ chỉ dậy cho biết. Nhưng cái xô là một cái xô lủng, có nhiều lỗ và khi về đến nhà, nước chảy ra hết. Cứ thế mà làm 3 lần, rồi ông thầy mới dạy đứa đệ tử hiểu, nếu múc nước bằng một cái xô lủng thì là vô ích, thì đức tin mà chỉ nghe thôi, không làm chi hết thì cũng vô ích mà thôi, như vậy gía trị của đức tin ở chỗ làm theo lời đã học biết!
Trong phép lạ này chúng ta cũng thấy điều kiện để kinh nghiệm được sự biến đổi đời sống đó là chúng ta phải biết vâng phục làm theo những lời Chúa dạy, cũng như nếu những người hầu bàn không chịu vâng lời làm theo y như lời Chúa Giê-xu đã phán mà
đổ nước vào 6 ché đá thì đám cưới ở Ca-na ngày hôm đó có thêm rượu ngon
để sự vui mừng được tiếp tục không?
d) Khi đời sống của mỗi người chúng ta kinh nghiệm được sự sống sung mãn thì chuyện gì tự nhiên nữa sẽ xảy ra? Hội thánh của Chúa chắc chắn sẽ kinh nghiệm được sự sung mãn và dư dật. Trong sách Tin Lành Mathiơ 14 có chép về một phép lạ nữa Chúa Giê-xu đã làm đó là Ngài biến hóa 5 cái bánh và 2 con cá của một đứa trẻ trai để biến thành thức ăn dư dật cho đến 5,000 người ăn no nê trong một ngày, chưa tính đàn bà con nít. Nếu 5 cái bánh và 2 con cá cứ còn để ở trong rổ của mình mà chưa chịu dâng hiến cho Chúa thì vẫn là 5 cái bánh và 2 con cá mà chỉ có thể nuôi được một hai người mà thôi, nhưng khi 5 cái bánh và 2 con cá đó được trao trong tay Chúa Giê-xu thì Ngài có thể biến hóa để cung cấp dư dật thức ăn cho đến hơn 5,000 người, cả một hội thánh nữa. Khi mỗi người chúng ta bằng lòng tận hiến đời sống của mình cho Chúa, chúng ta không phải chỉ kinh nghiệm sự sống sung mãn cho riêng mình mà thôi, nhưng cả Hội Thánh của Chúa chung cũng sẽ kinh nghiệm được sự biến hóa, no đủ, dư dật, sự sung mãn lạ lùng nữa.
Khi mỗi người chúng ta bằng lòng tận hiến đời sống của mình cho Chúa,
chúng ta không phải chỉ kinh nghiệm sự sống sung mãn cho riêng mình mà thôi,
nhưng cả Hội Thánh của Chúa chung cũng sẽ kinh nghiệm được sự biến hóa,
no đủ, dư dật, sự sung mãn lạ lùng nữa.
Anh chị em có muốn hội thánh ở đây kinh nghiệm được sự sống sung mãn trong năm mới này không? Anh chị em có muốn sức mới từ nơi Chúa để hầu việc Ngài một cách đắc lực hơn không? Anh chị em có muốn tìm được sự thỏa lòng trọn vẹn ở nơi Chúa không? Anh chị em có muốn Chúa Thánh Linh xử dụng cái ché đá của cuộc đời mình không? Chúa Giê-xu đang cần những người thật sự sống và Ngài muốn hội thánh của Ngài kinh nghiệm được sự sống sung mãn. Vậy chúng ta hãy thường xuyên tìm kiếm Chúa trong lời của Ngài và vâng phục làm theo những lời dạy ấy, để suốt năm mới này hết thảy chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự sống và sự sống sung mãn, như lời Chúa Giê-xu đã hứa ban cho vậy. Amen!
----------------------- Lời Mời Gọi
Hội Thánh của Chúa ở đây có đang “thiếu rượu” không? Tôi không có nói đến nghĩa đen của “rượu,” xin anh chị em đừng hiểu lầm, nhưng tôi muốn hỏi là có thiếu sự vui mừng, hớn hở, hăng say và thoả lòng trong Chúa không? Có đang kinh nghiệm một đời sống sung mãn chưa? Chỉ có Chúa Giê-xu mới có thể ban cho chúng ta sự sung mãn thật, một tinh thần, thái độ, sức sống mới để hầu việc và thờ phượng Ngài. Chỉ có Ngài mới có quyền năng biến hóa nước thành rượu ngon mà các tôn giáo và tất cả những nghi lễ của tôn giáo không có thể nào làm được đâu. Chỉ có Chúa Giê-xu mới có quyền năng biến đổi tâm thần chúng ta từ chỗ buồn phiền, mệt mỏi, suy kém, chán chường đến chỗ vui mừng, thỏa lòng, một đời sống hữu dụng cho nước thiên đàng.
Bạn có đang thiếu thốn điều gì trong đời sống của mình mà muốn nhờ cậy Chúa biến đổi không? Có những thói hư tật xấu, những nghiện ngập mà mình không thể thắng được không? Hãy đến với Chúa với tấm lòng ăn năn thống hối, Chúa sẽ phục sức chúng ta và ban cho chúng ta sức mới để thắng mọi cám dỗ và được buông tha. Trong Thi Thiên 51:12 – sau khi Đavít ăn năn tội, ông cầu xin Chúa điều gì? “Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, Dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi.” Hãy đến với Chúa Giê-xu và dâng cho Ngài ché đá của đời mình, để Chúa đổ đầy nước vào và biến thành rượu ngon, có ích cho nước thiên đàng. Hãy đến dâng trọn vẹn đời sống của mình cho Chúa Thánh Linh xử dụng vì không có một đời sống nào bắt đầu có ý nghĩa và kinh nghiệm sự sung mãn cho đến khi cuộc đời đó được Chúa tái sanh, biến hóa và xử dụng trong công việc Ngài. Đọc câu chuyện về đời sống của nhà truyền giáo Livingston đã cống hiến cả cuộc đời mình tại những vùng đất bên Châu Phi. Cuộc sống hy sinh truyền bá đạo Tin Lành của ông đã chinh phục được cả hàng triệu trái tim người da màu. Sau khi ông chết, có 56 người thổ dân mà đã cùng theo ông vượt nơi này qua nơi khác để giảng đạo, họ đã quyết định mổ ngực ông, cắt lấy trái tim của ông và chôn nó ở dưới một gốc cây, còn xác của Livingston thì họ chuyển về quê nhà của ông, vì họ bảo rằng: “Trái tim của Livingston đã thuộc về Châu Phi, phải thuộc về Châu Phi, vì ông yêu Châu Phi!” Đứng trước ngưỡng cửa của năm mới 2011, thử hỏi mỗi người chúng ta có dám cam kết và nói với Chúa rằng: ”Trái tim này của con đã thuộc về Chúa Giê-xu, phải thuộc về Giê-xu, vì con thật yêu Ngài!” không?
Hãy cùng nhau cầu nguyện “chạm lòng con Chúa ơi, ngay giờ này!” Xin Chúa Giê-xu biến đổi đời sống của mỗi chúng con, biến đổi trái tim của mỗi người chúng con. Chúng con bằng lòng dâng cho Ngài những “ché đá” của đời mình. Xin Chúa Thánh Linh đổ đầy lời của Ngài, lẽ đạo của Chúa và làm Chủ đời sống của chúng con, gia đình chúng con, và Hội Thánh của Chúa ở đây. Xin Đức Thánh Linh Ngài dùng lẽ đạo tinh sạch đời sống của mỗi chúng con. Chúng con tin cậy hoàn toàn ở nơi Chúa và hứa nguyện sẽ không có đi “dẹo” hai bên, không còn nửa đời nửa đạo nữa, nhưng chỉ làm tôi tớ một mình Chúa mà thôi. Xin Ngài thêm cho chúng con sự nóng cháy, hăng hái, vui mừng hầu việc Ngài trong năm mới này. Xin Ngài ban cho chúng con hết thảy kinh nghiệm được sự sống sung mãn trong suốt năm mới này. Amen!
A New and Abundant Year
(John 10:10/2:1-11)
“The thief comes only to steal and kill and destroy;
I have come that they may have life, and have it to the full.”
Have you made any New Year resolutions? As Christians, we do not just set our wishes and goals in this temporally world, but also seek the eternal treasures in heaven. If God gives you one thing for New Year, what would it be? I would ask for an abundant year as Jesus once promised in John 10:10. What is this promise about and why do I want it? Have you lost any excitement or joy in serving God? Is this reflecting the real need for God’s people today? The word “abundant” carries other meanings of superior, fullness, exceedingly joy or excessive. Some of the examples of the abundant life are in Psalms 23:1 and 1:3 showing a heart of complete satisfaction in God and a picture of a tree yielding many fruits in seasons. The abundant life is not just about the basic of this life, or the hope for the eternal life after; but the present, inner, and totally satisfied life. First, whoever experiences the abundant life has the power to overcome many temptations and life addictions. Secondly, the abundant life doesn’t mean that we now can live freely as we please; but to joyfully live under the submission of God and His rightenousness producing good fruits.
How can one obtain this abundant life? Ask Jesus because He is the only One Who has the power of transformation. We know that this power is in Jesus that had been demonstrated through many of His miracles, especially the miracle that He “transformed” water into good wine at a wedding in Cana. The Jewish wedding custom normally takes place in seven days with a lot of music, food, dancing, celebration, and of course drinking wine. Wine is the symbolic of joy. But what happened during the wedding? They ran out of wine. May be this poor family under-estimated the number of guests? Have you been in any embarrassed situation that you want to hide your face? How embarrassment for the McDonald restaurants if they run out of hamburgers? How embarrassment for a famous Vietnamese restaurant like “Kim Son” in Houston when it runs out of “Pho?” Mari came and told Jesus that “They have no more wine!” Of course, Jesus knew the problem because He is God Who is in control and does everything according to His own timing. At the wedding place, there were six stone water jars used for purification with each has about 20-30 gallon volumes. Number “six” may mean something incompleted, because it is less than seven. This may “symbolize” about the incompetent of the laws to save us; but now a new chapter had begun that the Savior came and has the power to completely cleanse our sins. Jesus told the servants to fill these jars with water to the brim. They obeyed and what happened next? Water was transformed into a highest quality wine that made the master of the wedding reacted in “shocked.” After this miracle, his disciples believed in Him.
What about you, do you believe in Jesus Who can do the transformation in you? Do you believe Jesus can give you an abundant life as He promised? He came to transform us into His image and give us the experience of an abundant and complete satisfied life that all religions cannot provide. Religions and laws can only give us information, but they have no power to transform us from sinners to God’s children. You must offer Jesus your “earthly vessel” so that he can contain the “water” to do the transformation. Water in the Bible typically represents God’s word. In order for someone to experience an abundant life, that person must be full of God and filled with His word. Do you routinely have a time each day to fill the “water” of God? To experience the abundant life, one must also learn to obey His word just as the servants in the wedding obeyed Jesus to pour water into the six water jars. As each of us experiences the abundant life, the church of Jesus Christ will also be transformed saving many lives. Do you want this church to experience the abundanlt life this New Year? Offer your life completely to Jesus and readily obey His word so that Jesus can change our sadness to gladness, and our ineffectiveness to usefulness. Let us pray: “Lord Jesus! Perform a miracle of transformation on your church today.” Amen!