Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 61

Làm Chủ sự Lo Lắng

(Overcoming Worries)

Luca 21:34

www.vietnamesehope.org

 

“Vậy, hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá độ, sự say sưa và sự lo lắng đời nầy làm cho lòng các ngươi mê mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa.”

"Be careful, or your hearts will be weighed down with dissipation, drunkenness and the anxieties of life, and that day will close on you unexpectedly like a trap."

 

 

Sáng nay, chúng ta sẽ suy gẫm lời Chúa về chủ đề “Làm thế nào để chúng ta là con cái của Chúa giữ vững đức tin trong những ngày sau rốt, là thời kỳ Chúa Giê-xu sắp sửa trở lại, hay nôm na cũng thường được gọi là “ngày tận thế.” Trong sách Kinh Thánh Luca 21:25-27 cho thấy sẽ có những dấu hiệu rối loạn ở dưới đất, kể cả những điềm lạ về mặt trời và các ngôi sao ở trên cao và rồi Chúa Giê-xu sẽ ngự trên đám mây mà trở lại ("There will be signs in the sun, moon and stars. On the earth, nations will be in anguish and perplexity at the roaring and tossing of the sea. Men will faint from terror, apprehensive of what is coming on the world, for the heavenly bodies will be shaken.)Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao; còn dưới đất, dân các nước sầu não rối loạn vì biển nổi tiếng om sòm và sóng đào. Người ta nhân trong khi đợi việc hung dữ xảy ra cho thế gian, thì thất kinh mất vía, vì các thế lực trên trời sẽ rúng động.”  Mục đích Chúa trở lại là để nhóm lại những người thuộc của chính Ngài, là những người đã chuộc bởi chính huyết của Chúa để được về nước trời sống mãi với Chúa, thay vì đi xuống địa ngục một ngày. Trong sách Mathiơ 24:31 có chép chính lời của Chúa hứa về điều này như sau – (And he will send his angels with a loud trumpet call, and they will gather his elect from the four winds, from one end of the heavens to the other.)Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia.” Nếu ai biết mình đã được Chúa cứu chuộc bởi vì đã một lần nhận thức mình là một kẻ tội nhân, ăn năn và đã tin nhận Con Trời làm Cứu Chúa cho mình thì mình có sửa soạn gì cho ngày được đứng trước mặt Đức Chúa Trời vinh hiển chưa? Muốn được sửa soạn sẵn sàng cho ngày đó thì sống ở đời này chúng ta phải biết canh chừng những sự luông tuồng cùng làm chủ những điều lo lắng mà e rằng sẽ làm chúng ta quên đi lời hứa về sự Chúa sẽ trở lại sao?

 

 

I. Những Vấn Đề Lo lắng Hiện Nay

 

Có lẽ chưa bao giờ hết chúng ta đang sống trong tình trạng thế giới điêu đứng, và hỗn độn nhất mà đang làm nhiều người thật đang lo lắng.

 

1) Nền kinh tế sa sút ở Mỹ đang dẫn đến nan đề thiếu hụt ngân quỹ (deficit) và thất nghiệp xảy ra ở khắp nơi. Các nhà kinh tế tiên đoán nạn thất nghiệp ở Mỹ có thể lên đến 10% từ đây cho đến cuối năm và tiếp tục cho đến năm tới. Có lẽ không bao giờ hết những cơ quan lo việc khai tiền thất nghiệp bận rộn nhất. Nhiều người đã bắt đầu phải ăn xén vô tiền đã để dành về hưu của mình thì mới đủ sống. Nhiều sinh viên học sinh đang lo lắng cho ngày mai, không biết mình ra trường có sẽ kiếm được một việc làm thích hợp không?

 

2) Kèm theo là nhiều những tai họa đang xẩy ra ở khắp nơi trên thế giới làm tăng thêm sự lo lắng cho nhiều người.

 

3) Chưa nói đến những ngòi nổ chiến tranh chậm ở nhiều nơi đang làm thế giới bối rối. Chúng ta ở bên đây sống có lẽ cũng đang lo lắng trong những ngày qua vì sự đe dọa của nhóm khủng bố Hồi Giáo cực đoan lại rình rập mà tìm cách phá hoại ở nhiều nơi vì đầu đảng của họ là ông Bin Ladin đã bị Mỹ ám sát.

 

4) Còn cả trăm những điều chúng ta thường lo lắng mỗi ngày trong cuộc sống nữa như là sợ máng phải những bệnh tật hiểm nghèo, lo lắng về tương lai của con cái mình trong một xã hội đạo lý suy đồi nhanh chóng, lo không biết chương trình bảo đảm sức khỏe toàn quốc của chính phủ Mỹ sẽ ảnh hưởng cửa tiệm của mình thế nào, lo cho nan đề “global warming,” lo cả đến những vấn đề sợ mập, sợ bị tiểu đường, mắc bịnh ung thư, hay áp huyết cao, sợ người ta lẻn vào ăn cắp tiền trong nhà bank (identity theft) mà nhiều người đã bị.

 

Tại sao chúng ta thường hay lo lắng? Là vì hai lý do chính sau đây:

 

1) Vì chúng ta không thể biết tương lai sẽ có gì xẩy ra, vì nếu biết rõ tương lai sẽ ra thể nào để đề phòng/sửa soạn trước thì đâu còn lo nữa, phải không? Có lẽ vì vậy mà trong thời buổi này có lắm người đi xem bói, xem quẻ tay, đọc tử vi, vì muốn biết định mệnh tương lai của mình như thế nào, để mong được yên lòng chăng, hay là thường mua những vé số mong được trúng số độc đắc thì khỏi phải lo chi; nhưng thật sự mình đang “cúng” tiền bạc cho những ông thầy bói hay những sòng bài casino tha hồ làm giàu trong những lúc khó khăn này mà thôi.

 

2) Chúng ta lo lắng vì không thể đương đầu với những khó khăn, đại nạn xảy ra trong tương lai vì nó ở ngoài tầm tay nhỏ bé hay khả năng của con người. Chúng ta thấy mình thật bất lực, không đủ sức đối diện với những biến cố kinh khủng như bão tố, thiên tai, bịnh tật sẽ xảy ra nhiều và mạnh hơn nữa trên trời và dưới đất trong tương lai.

 

 

II. Tai Hại của sự Lo Lắng

 

Lời Chúa dậy, thứ nhất sự lo lắng sẽ không đem đến một ích lợi chi cho chúng ta hết, nhưng chỉ tăng thêm những gánh nặng cho đời sống của mình mà thôi.

 

1) Kinh Thánh trong Mathiơ 6:27 giúp chúng ta hiểu rằng sự lo lắng cho tương lai không có giúp ích gì cho chúng ta được, vì (Who of you by worrying can add a single hour to his life?) "không làm cuộc đời chúng ta dài thêm được một khoảng khắc nữa." Lo Lắng cho ngày mai sẽ không cộng thêm cho chúng ta một ngày, hay một tiếng đồng hồ nữa để sống, mà ngược lại còn làm cạn đi năng lực sống của mình trong ngày hôm nay nữa. Thống kê cho thấy 100 điều người ta lo lắng thì 60 điều sẽ không bao giờ xẩy ra, 20 điều đã xẩy ra trong quá khứ và sẽ không trở lại nữa, 10 điều không có quan trọng gì hết (make no difference) trong cuộc sống mình, 5 điều sẽ xẩy ra nhưng chúng ta chỉ bó tay vì sẽ không làm chi được, chỉ còn khoảng 5 điều còn lại là những điều chúng ta có thể giải quyết được mà thôi. Lý do đó mà sự lo lắng nó lấy cạn đi năng sức sống của một người vì chúng ta phí công sức cho 95% những điều lo lắng mà sẽ không xẩy ra hay chúng ta bó tay không thể làm gì được.

 

Sự lo lắng có thể làm cho cuộc sống của chúng ta bị thu ngắn lại nữa vì thường gây ra những bệnh tật, nào là sự mất ngủ, hay bị nhức đầu migrane, đau bao tử, máu áp huyết cao, tóc mau bị bạc, mau bị gìa, nên phải “đánh phấn, bôi kem” nhiều hơn, tinh thần hay bị căn thẳng mà phải uống thuốc an thần luôn. Thật đúng khi có người đã noí: "Worms eat you when you're dead; but worries eat you when you're alive." Tạm dịch là "Những con sâu bọ đục khóet thể xác của chúng ta khi mình chết rồi; nhưng sự lo lắng đục khoét chúng ta khi mình còn sống." Có gia đình của hai vợ chồng kia, bà vợ trong nhiều năm cứ bị mất ngủ vì tối đến là bà cứ sợ một ngày sẽ bị ăn trộm vào nhà. Một hôm đang sắp sửa tắt đèn đi ngủ thì có một tên ăn trộm vào nhà thật. Ông chồng mừng quá chạy xuống lầu, ra phòng khác và năn nỉ tên trộm: "Xin ông vui lòng lên lầu gặp mặt vợ tội một lần cho bà yên lòng, vì vợ tôi đã mất ngủ đợi ông suốt 10 năm nay rồi!"

 

Thống kê cho biết hiện nay ở Mỹ có khoảng 60 triệu người mắc phải căn bịnh “Insomnia” nghĩa là bịnh mất nghủ, ảnh hưởng đến 40% phụ nữ và 30% đàn ông. Điều lạ là không phải chỉ cho những người lớn thôi, nhưng kể cả những trẻ em nữa. Trong một buổi nhóm Friday life vừa qua, anh Tâm có hỏi các em Thiếu Niên xem có những điều gì cần cầu nguyện, thì có một em thiếu nhi gái mới có 7 tuổi dơ tay và xin cầu nguyện cho em vì em bị khó nghủ! Một vị Bác sĩ đã nói 70% của những bệnh nhân đến khám bịnh có liên hệ do sự lo lắng gây nên. Ông nói - Nếu các bệnh nhân này mà cố gắng làm chủ được sự lo lắng, những nỗi lo sợ của mình thì có lẽ khỏi phải đến phòng mạch của ông. Thật đúng như bà Corrie Ten Boom đã tuyên bố một câu: "Worry does not empty tomorrow sorrows, it empties today strength." Tạm dịch là: "Sự lo lắng không làm vơi bớt những nỗi đau buồn của ngày mai, nhưng chỉ làm cạn đi sức sống, sức khỏe của ngày hôm nay."

 

2) Điều tai hại thứ hai, đó là sự lo lắng làm chúng ta đánh mất đi sự trông cậy mà chẳng sửa soạn cho ngày Chúa trở lại. Sự lo lắng ở đời này làm chúng ta bị mê mẩn/thôi miên mà không còn nhớ đến lời hứa về sự Chúa Giê-xu sẽ trở lại, và rồi làm cho chúng ta không chịu sửa soạn chi hết mà mất phước trong ngày vinh hiển đó sao? Sự lo lắng ở đời này làm chúng ta quên rằng mình chỉ là những người lữ khách tạm đi qua cuộc đời này thôi, nhưng đang chờ đợi một quê hương đời đời mà Chúa Giê-xu đã đi trước và sửa soạn cho chúng ta. Lời của sứ đồ Phiêrơ trong 1 Phiêrơ 2:11 nhắc nhở chúng ta điều gì? (Dear friends, I urge you, as aliens and strangers in the world, to abstain from sinful desires, which war against your soul.) “Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh em như người ở trọ, kẻ đi đường, tôi khuyên phải kiêng những điều xác thịt ưa thích, là điều chống trả với linh hồn.” Trong Giăng 14:1-3 có lời Chúa Giê-xu đã hứa gì? ("Do not let your hearts be troubled. Trust in God; trust also in me. In my Father's house are many rooms; if it were not so, I would have told you. I am going there to prepare a place for you. And if I go and prepare a place for you, I will come back and take you to be with me that you also may be where I am.)Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.” Thử hỏi có ai hay lo lắng mà thường nhắc đến hay trông đợi sự Chúa Giê-xu sẽ trở lại không, hay là họ chỉ hay than phiền, hay chỉ lo tìm kiếm làm sao hái được nhiều tiền? Kể cả lúc họ đến nhà thờ để thờ phượng nữa, thể xác họ ngồi đó, tai nghe, nhưng tâm trí đang bị chi phối bởi những điều lo lắng, cho nên lẽ thật của lời Chúa nghe đó, nhưng không có thấm vào lòng của họ. Và vì tâm linh chẳng được tác động, được “chạm,” nên đời sống đức tin cứ y nguyên, chẳng biến đổi, từ tuần này đến tuần nọ. Sự lo lắng là kẻ thù số một của đức tin, nó là tên khổng lồ dữ nhất chắc chắn sẽ làm "nghẹt ngòi" sự trông cậy của đạo trong đời sống con cái Chúa.

 

Sự lo lắng làm chúng ta quên đi của báu quí nhất là ở trên trời chứ không phải ở trên đời này. Chữ "lo lắng" từ chữ "Merimnao" trong tiếng Hylạp mà ra, mang hình ảnh của sự phân chia trí, nghĩa là "divided mind." Như vậy khi một người lo lắng đó là khi tư tưởng và tâm trí của họ bị chi phối, bị lo ra, sẽ chỉ biết cặm cụi lo thâu trữ của cải ở đời này cho mình mà lại quên rằng những thứ này một ngày sẽ chẳng có gía trị gì cho cõi đời sau hết. Chúng ta càng lo lắng bao nhiêu về của cải ở đời này thì điều tự nhiên chúng ta sẽ càng bị chi phối bấy nhiêu, mà quên đi việc thâu trữ, để dành những của báu, phần thưởng đời đời ở trên trời nữa.

 

3) Sự lo lắng làm cho đức tin của mình không sanh trái tốt cho nước Đức Chúa Trời. Trong ẩn dụ “Người gieo giống” có chép trong Mathiơ 13:22 – Chúa Giê-xu có nói một trong những lý do chính làm cho đời sống đức tin của con cái Chúa không thể tăng trưởng sanh trái dự dật đến chỗ trọn vẹn là vì sự lo lắng ở đời này – (The one who received the seed that fell among the thorns is the man who hears the word, but the worries of this life and the deceitfulness of wealth choke it, making it unfruitful.)Kẻ nào chịu lấy hột giống nơi bụi gai, tức là kẻ nghe đạo; mà sự lo lắng về đời nầy, và sự mê đắm về của cải, làm cho nghẹt ngòi đạo và thành ra không kết quả.” Đời sống của con cái Chúa được ví như một cây ăn trái mà sự lo lắng có thể làm chẹt sức sống của cây mà bị “tẹt” không sanh trái tốt được đó là những việc lành làm sáng danh Chúa. Có ai đang lo lắng mà hay sốt sắng trong những việc lành làm sáng danh Chúa không? Đừng bao giờ quên Chúa Giê-xu sau khi cứu chúng ta, còn để chúng ta ở lại thế gian này là để làm “ánh sáng” cho Tin Lành, và sự sáng đó chính là những việc lành phải tỏ ra cho những người xung quanh, để họ thấy và biết ngợi khen Chúa như có chép trong Mathiơ 5:16(In the same way, let your light shine before men, that they may see your good deeds and praise your Father in heaven.)Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” Người hay lo lắng thì đâu còn thì giờ để nghĩ đến công việc truyền bá Tin Mừng của Chúa, hay giúp đỡ những người nghèo túng, nhưng thường chỉ biết ích kỷ lo cho mình mà thôi và dễ sa ngã vào bẫy của lòng tham tiền bạc là cội rễ của nhiều điều ác, như có chép trong 1 Timôthê 6:10(For the love of money is a root of all kinds of evil. Some people, eager for money, have wandered from the faith and pierced themselves with many griefs.)Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.

 

 

III. Làm Chủ Sự Lo Lắng

 

Chia xẻ một vài bí quyết thực tế để chúng ta có thể làm chủ được những sự lo lắng để ngày Chúa trở lại không phải là một điều bất thình lình cho mình.

 

1) Tập sống một đời sống thật đơn giản, không có cầu kỳ hay phức tạp. Chúng ta đang sống trong một thế giới cổ động sự hưởng thụ tối đa mà dễ làm cho chúng ta sống một đời sống đua đòi và xa hoa. Biết bao nhiêu những quảng cáo trên TV, Internet đang mời gọi chúng ta mua sắm nhiều điều, nhiều thứ mà chúng ta không cần, nhưng chỉ mua để khỏi thua kém với những người khác. Câu chuyện cười trong một tờ báo có chép về một người đến hỏi thăm người bạn mình là một quản gia có nhiều tiệm bán tạp hóa, đồ câu cá và xe hơi cũ. Người kia hỏi bạn mình: “Công việc làm ăn của anh hôm nay ra sao – có nhiều khách không? Anh chủ tiệm trả lời: “Chỉ có một khách hàng mà thôi, nhưng lời đến 48 ngàn đôla lận!” Anh bạn ngạc nhiên muốn biết nên hỏi thăm làm sao có một khách hàng mà bán đến 48 ngàn đôla? Người chủ tiệm trả lời: “Hôm nay có một người khách vào tiệm để mua thuốc nhức đầu cho người vợ thì tôi nói với ỗng là không cần uống thuốc nhức đầu, chỉ nên đưa bà vợ đi câu cá thoải mái là hết ngay. Ỗng nghe vậy bèn mua ngay một số những dụng cụ câu cá, lưới, móc câu và mồi câu cá của tôi tốn đến cả 3-4 trăm bạc. Sau đó tôi chỉ bản đồ cho ông chỗ đi câu và nói tiếp là ỗng cần một chiếc xuồng có máy động cơ để ra ngàoi khơi câu thì chắc chắn được cá nhiều hơn. Thế là ỗng nghe lời và mua một chiếc xuống tôi bán với giá gần 10 ngàn đô. Xong xuôi khi chở đồ ra xe, thì tôi đề nghị với ông là nên mua một chiếc xe truck 8 máy thì mới đủ sức kéo được chiếc xuống. Thế là tôi bán cho ông một chiếc xe Tundra đời 2008. Tất cả tổng số tiền hôm nay tôi bán được cho người khách hàng đó là 48 ngàn đôla.”  Câu chuyện tức cười, nhưng có lẽ phản ảnh mưu kế của ma quỉ ngày hôm nay cũng dùng đủ thứ mồi để dụ dỗ và lôi kéo chúng ta vào những sự mua sắm xa xỉ phẩm, xa hoa mà mắc phải nhiều điều lo lắng chăng? Muốn sống một đời sống đơn giản chúng ta phải canh chừng “con mắt” là cửa sổ của linh hồn, mà qua đó những cám dỗ của sự giàu sang, địa vị, danh vọng có thể đi vào và điều khiển đời sống chúng ta. Chính Chúa Giê-xu đã nói gì trong Mathiơ 6:22-23("The eye is the lamp of the body. If your eyes are good, your whole body will be full of light. But if your eyes are bad, your whole body will be full of darkness. If then the light within you is darkness, how great is that darkness!)Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng; nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể sẽ tối tăm. Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao!” Nếu chỉ để con mắt mình hướng về của cải ở đời này thôi mà không chịu để con mắt mình trong lời Kinh Thánh của Chúa thường xuyên thì đương nhiên chuyện gì sẽ xảy ra? Đời sống chúng ta sẽ bị tối tăm chỉ còn biết tiền bạc và đeo đuổi những thú vui mà thôi!

 

2) Tập tiêu xài ở trong giới hạn túi tiền lương của mình để khỏi bị mắc nợ mà sanh ra nhiều điều lo lắng. Châm Ngôn 22:7 chép gì? (… the borrower becomes the lender's slave.) “… Kẻ nào mượn là tôi tớ của kẻ cho mượn.” Người bị mắc nợ làm “nô lệ” cho người mình nợ và phải lo lắng để trả nợ, mà càng lo lắng đến việc trả nợ này vì phải làm việc 2-3 jobs thì điều tự nhiên làm sao có thì giờ để “trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời được?” Phải đắn đo thật kỹ càng trong những việc tiêu xài, đầu tư trong sự cầu nguyện tìm kiếm ý Chúa để khỏi bị mắc kẹt mà rồi không còn thì giờ để làm việc lành hầu việc Chúa nữa. Đừng quên đầu tư trong những điều có gía trị trường tồn tìm ẩn mà chúng ta không thể đánh giá được. Đây có thể là hạnh phúc gia đình, đạo đức nết na của con cái, đức tin, sự trông cậy, sự bình an, vui mừng và thỏa lòng là những điều chúng ta không thể đánh giá là bao nhiêu đô-la được. Chúa Giê-xu nhắc nhở gì trong Mathiơ 6:19-21("Do not store up for yourselves treasures on earth, where moth and rust destroy, and where thieves break in and steal. But store up for yourselves treasures in heaven, where moth and rust do not destroy, and where thieves do not break in and steal. For where your treasure is, there your heart will be also.)Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.

 

3) Tin cậy Chúa và trao mọi điều lo lắng của mình cho Ngài. Trong 1 Phiêrơ 5:7 có chép – (Cast all your burdens to Jesus because He cares for you) "Hãy trao mọi điều lo lắng cho Ngài vì Ngài hay săn sóc anh em.” Có nghĩa là tất cả những gánh nặng, lo âu nào chúng ta quyết định dâng lên cho Chúa thì chúng ta sẽ được nhẹ những gánh nặng đó, nhưng những gánh nặng/lo lắng nào chúng ta chưa quyết định trao cho Chúa mà cứ còn giữ lấy thì nó sẽ vẫn cứ ở với chúng ta, nhiều khi nó "sanh con đẻ cái" và làm khổ chúng ta hơn nữa.

 

Điều kiện trước hết để chúng ta có thể trao những điều lo lắng cho Chúa được đó là chúng ta phải biết Chúa là ai thì mới dám tin cậy mà trao cho Chúa những điều lo lắng của mình. Anh chị em có dám bỏ tiền vào một nhà bank mà không biết rõ họ là ai và sẽ làm gì với số tiền của mình không?

 

a) Làm sao biết Chúa là ai? Điều căn bản thứ nhất là phải thường xuyên đọc lời Kinh Thánh. Chỉ có lời Kinh Thánh mới trực tiếp giúp cho chúng ta biết Ngài là ai, Đấng quyền năng thể nào. Lý do thường làm chúng ta lo sợ là vì có "khoảng cách" rất xa giữa chúng ta với lời Chúa, càng xa lời Chúa bao nhiêu thì chúng ta đâm ra càng lo sợ; ngược lại nếu chúng ta sống càng gần với lời Chúa bao nhiêu thì sự lo lắng sẽ bị đánh tan đi.

 

i) Nhờ lời Kinh Thánh chúng ta biết rõ Chúa là Đấng biết và nắm giữ tương lai mình. Bài Thánh Ca số 297 - "Tôi biết Đấng nắm giữ tương lai" có câu hát: "Tôi không biết ngày mai sẽ thế nào, tôi chỉ sống nếp sống mỗi ngày, vì tôi biết Chúa nắm tương lai mình, vì tôi biết Người đi trước tôi." Kinh nghiệm qua viếng thăm thành phố Birmingham Alabama thấy có nhiều đồi núi. Lái xe lên đồi thì không thể thấy được bên kia đồi có gì? Nhưng nếu anh chị em ở vị trí trên cao thì sẽ thấy được tất cả hai bên đồi. Chúa là Đấng ở trên cao và  Ngài thấy cả hai bên đồi, đời sống hiện tại của chúng ta, và kể cả tương lai của mình.  Chúng ta phải tin rằng không có gì "ngẫu nhiên” xảy đến với Chúa hết, nhưng Ngài thấy trước và biết rõ những gì sẽ xẩy ra 5, 500, 5000 năm nữa và cho đến đời đời vì Đức Chúa Trời quyền năng là Đấng không có ngủ và cũng không bị giới hạn bởi thời gian, không gian, hay bất cứ điều gì. Con số tóc trên đầu của mỗi người chúng ta Ngài cũng có trong "database" trên thiên đàng rồi, vậy thì chúng ta hãy quyết định hôm nay trao mọi lo lắng cho Đấng đang nắm giữ ngày mai. Thứ Năm vừa qua chúng ta học Kinh Thánh về cuộc đời của Môise. Đức Chúa Trời đã thấy trước những điều cản trở cho dân sự Ngài được phước bởi người Ai Cập, nên đã sửa soạn một  người lãnh đạo tên Môise, được sanh trưởng và bảo vệ khỏi sự chết ở trong chính cung điện của người Ai Cập, dưới sự nuôi nấng của chính công chúa Ai Cập để rồi một ngày Môise được gọi để giải cứu dân sự Chúa ra khỏi ách nô lệ mà vào đất hứa mà Chúa đã hứa ban cho người Do Thái. Càng đọc Kinh Thánh, chúng ta càng thấy rõ quyền năng, sự quan phòng, phù hộ, chắm sóc, dẫn dắt của Chúa trên con cái của Ngài là thể nào thì chúng ta mới có đức tin mà dám trao cho Ngài mọi điều lo lắng của mình.

 

ii) Không phải biết Chúa là Đấng giữ tương lai của mình thôi vì nhờ lời Kinh Thánh, nhưng chúng ta còn biết rằng Chúa sẽ cung cấp và chăm sóc mọi nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Trong Mathiơ 6: 26, 28-30 - Chúa Giê-xu lấy thí dụ về loài chim nó đâu có phải gieo, gặt, tồn kho tích trữ đâu mà có con nào thiếu ăn không, loài hoa huệ ngaòi đồng có phải làm việc khổ nhọc, “overtime” không mà có thứ gì sánh bằng nó, cho dù đến áo của vua Salômôn đi nữa cũng không so sánh bằng vì Đức Chúa Trời luôn sắm sẵn cho mọi loài, mọi vật, huống gì chúng ta là con cái yêu dấu của Ngài mà Chúa đã hy sinh chính Con Ngài để chuộc lại chúng ta, chẳng lẽ Ngài chẳng biết và không chăm sóc sao? Trong Thi Thiên 23 chép lại Đavít kinh nghiệm sự chăm sóc của Chúa dự dật đầy đủ, từ phần thuộc thể, phần thuộc linh là sự cứu rỗi linh hồn và những đường lối công bình, cả đến khi đối diện với trũng của bóng chết, sự cung cấp trong cõi đời sau và cõi đời đời, đến nỗi Đavít thoả lòng mà không còn thèm chi nữa và thốt lên lời ngợi ca (The LORD is my shepherd, I shall not want.) “Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi; tôi chẳng thiếu thốn gì!”

 

b) Biết rồi, bây giờ làm gì? Tin cậy và trao cho Chúa những lo lắng của mình trong lời cầu nguyện. Có một bí quyết căn bản để sống một cuộc đời bình an đó là “The more we pray, the less we worry!” Tạm dịch “Chúng ta càng cầu nguyện, thì chúng ta càng bớt lo lắng” và đương nhiên khi chúng ta càng bớt lo lắng thì đời sống chúng ta càng có sự bình an. Có bao nhiêu con cái của Chúa còn có thì giờ mỗi buổi sáng thức dậy và thành thật cầu nguyện "Xin trao cuộc đời của mình cho Ngài tể trị, kể cả mọi sự lo lắng của mình?” Cho đến khi nào chúng ta quyết định tin cậy Chúa hoàn toàn và bằng lòng trao cho Ngài mọi lo lắng của mình thì lúc đó sự lo lắng mới chấm dứt và đời sống luôn sẵn sàng cho ngày vinh hiển gặp Chúa. George Muller (Nhà truyền giáo nổi tiếng) có nói - "The beginning of anxiety is the end of faith; and the beginning of true faith is the end of anxiety." Tạm dịch là: "Sự bắt đầu của lo âu buồn phiền là sự kết thúc của đức tin; ngược lại, sự bắt đầu của đức tin nơi Chúa sẽ kết liễu sự lo âu buồn phiền." Cho đến ngày nào chúng ta quyết định tin cậy nơi Chúa thì ngày hôm đó những sự lo lắng mới "quấn gói ra đi," còn không nó cứ còn vấn vương ở lại mà làm nghẹt ngòi đời sống đức tin của chúng ta, kể cả sức khỏe của mình nữa.

 

Câu chuyện ngày xưa về đại đế Lamã Augustus (63BC - 14AD) thường có chứng bịnh mất ngủ. Vua nghe thuật lại có một người nổi tiếng là rất dễ ngủ, lên giường là nghủ như chết, cho dù cho đời sống của ông có rất nhiều nợ nần. Nhà vua mừng lắm đi tìm cho được người đó và trả gía rất cao để mua cho được cái giường của ông này. Nhưng đem về đại đế chỉ tốn tiền vô ích thôi, vì cái giường không giúp ích gì được cho bệnh mất ngủ của vua chút nào. Nhiều người trong chúng ta cũng vậy, cuộc sống vẫn còn đầy những sự lo lắng, buồn phiền mà nó đang đục khoét sự vui mừng, sức khỏe, đức tin, sự trông cậy của mình, hạnh phúc gia đình, kể cả giấc nghủ ngon của mình cũng chỉ vì mình chưa tìm được đúng đối tượng mà sẽ ban cho mình thuốc giải độc của mọi sự lo lắng. Chúng ta chỉ biết đi kiếm những chiếc giường êm, ngôi nhà đẹp, loại xe sang mà chưa tìm đến Chúa Cứu Chúa Giê-xu và quyết định tin cậy nơi Chúa hoàn toàn là Đấng giữ tương lai và hay săn sóc chúng ta. Chúng ta chưa tìm kiếm lời Chúa và cầu nguyện thường xuyên để biết rõ Chúa là ai và quyền năng của Ngài lạ lùng thể nào mà trao mọi lo lắng cho Chúa, để mình bắt đầu sống một đời sống thoải mái, vui tươi, có ý nghĩa, thánh sạch, đầy dẫy việc lành và sửa soạn cho ngày vinh hiển được gặp “mặt đối mặt” với Chúa của mình. Bạn có đang mong chờ được phước hạnh này không? Hãy trao mọi điều lo lắng cho Chúa vì Ngài hay săn sóc chúng ta, để ngày Chúa Giê-xu trở lại vinh hiển không là điều thình lình như “lưới bủa” trên chúng ta. Amen!

 

--------------- Lời Mời Gọi

 

Sẽ có những điều xấu nào nữa xảy ra trong tương lai đây mà làm cho chúng ta thêm sự lo phiền? Dù thể nào đi nữa, những điều đó không mấy làm chúng ta là con cái Chúa lo lắng cho lắm, vì Chúa Giê-xu là Đấng nắm giữ tương lai mình và chính Ngài là người Cha yêu dấu của chúng ta, như vậy thì "lo gì?" Hãy cứ sống bình an, thỏa lòng, dựa theo lời Chúa, đời sống đầy dẫy những việc lành và trao cho Chúa mọi điều lo lắng của mình mỗi ngày. Chúa Giê-xu đã có lần phán: "Chúng ta là ánh sáng của thế gian." Dấu chứng của sự sáng đó là gì? Đó là sự bình an, vui thỏa trong đời sống của mỗi con cái Chúa. Thử hỏi nếu thiên hạ chỉ thấy chúng ta sống giống như họ, một cuộc đời bon chen, đầy lo lắng, buồn phiền thì làm sao họ thấy được Ánh Sáng thật, đó là cứu Chúa Giê-xu, vị cứu tinh của cả trần thế? Mâu thuẫn chăng khi chúng ta đến nhà thờ hát lớn tiếng bài Thánh Ca: "Lớn Bấy Duy Ngài," nhưng ra về lại dìm mình trong những sự lo lắng ngay. Sự lo lắng và đức tin trong Chuá không thể nào trộn lẫn với nhau mà làm chứng tốt cho Ngài được? Tối thiểu nếu chúng ta chưa làm một việc lành gì đi nữa thì hãy làm chứng sự sáng của Chúa qua một đời sống bình an, vui mừng và thỏa lòng bằng cách không hay lo lắng!

 

Lo thì ai không phải lo vì nếu không thì làm sao chu toàn trách nhiệm của mình. Lời Chúa không có dạy chúng ta đừng lo lắng; Chúa không có dạy chúng ta sống một đời sống lười biếng, bê trễ công việc hằng ngày. Ai thất nghiệp thì hãy lo tìm việc hôm nay, ai đau ốm thì hãy lo đi khám bịnh hôm nay; nhưng ngày mai sẽ ra thể nào thì để Chúa lo, để Chúa xếp đặt cho mình. Chỉ hãy thường xuyên tương giao với Ngài trong sự học Kinh Thánh và cầu nguyện, để có thể biết làm chủ được mọi sự lo lắng. Trọng tâm của mỗi con cái Chúa ở đời này là gì? Sửa soạn để gặp Chúa, chứ không phải cứ sống ở trên đời này hoài để thâu lượm và hưởng thụ của cải vật chất mà thôi, rồi chết là hết!

 

Điều lo lắng nhất mà nhiều người lại không lo sửa soạn đó là nếu bạn qua đời tối nay thì bạn có biết linh hồn mình sẽ được yên nghỉ ở đâu đời đời không? Tại sao chúng ta lo đủ thứ từ miếng ăn, mua đủ loại bảo hiểm, cho đến sự nghiệp tương lai của ngày mai mà thật sự chưa chắc nó đến, còn sự chết là một điều thực tế mỗi người chúng ta không trước thì sau sẽ đối diện, tại sao chúng ta không sửa soạn cho nó? Phải tìm cho đúng đối tượng, đừng đi tìm mua cái giường giống như đại đế Lamã ngày xưa mà nghĩ rằng sẽ giúp mình rỗi linh hồn một ngày, nhưng hãy tìm Đấng đã chiến thắng thần chết, đã sống lại vinh quang và hứa sẽ ban cho chúng ta sự yên nghỉ đời đời trong nước thiên đàng. Đấng đó chính là Cứu Chúa Giê-xu. Trọng tâm của đời sống này là gì? Điều quan trọng nhất cho chúng ta đeo đuổi, trông đợi phải là tìm kiếm sự cứu rỗi cho linh hồn mình ở nơi Chúa Giê-xu và chờ đợi sự trở lại vinh hiển của Đấng Cứu Chuộc và ban cho nước thiên đàng của Đức Chúa Trời là điều sẽ tồn tại đời đời.  Hãy quyết định mời Chúa Giê-xu vào lòng, để Ngài ngự trị làm Chủ cuộc đời của mình ngay hôm nay. Cầu chúc bạn kinh nghiệm một đời sống bình an, không còn lo lắng nữa, trong Cứu Chúa Giê-xu!

 

 

HOW TO CONTROL YOUR WORRIES

(Luke 21:34)

 

How can a person stand firm till the day of Christ’s appearance? We must learn to control our worries. There are many worries in this life: unemployment, disasters, wars, swine flu, cancer, global warming, identity theft… the list can go on. We worry because the future is uncertain and our helplessness. Jesus taught that worry is useless because it cannot add a single hour to our life. It can even shorten our life due to many illnesses. Worry can weaken our hope of the coming of Christ. A worried person would forget that the greatest treasures are in heaven, and not on earth. Worry chokes our faith from producing spiritual fruits. Worry quenches our light which is good deeds before men. To control our worries, we must first learn to live a simple life. Secondly, our spending must be within our budget so we will not become slaves to lenders. Thirdly, we must cast all our worries to Jesus. To trust God, we must first know who He is through the Word. God knows and holds our future. He is all powerful and able to meet all our needs. To the point that we can say: “The Lord is my Shepherd, I shall not want.” The way we can cast our worries to Jesus is prayer. There is a simple formula: “The more we pray, the less we worry!” Are you seeking Jesus with all your heart to overcome your worries so that the day of Christ’s return will not suddenly come like a trap? Cast all your worries to Jesus and begin to live an abundant life!