Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 63

Cùng Thấy Chung Khải Tượng

(Seizing the Vision Together)

Châm Ngôn 29:18a

 

“Đâu thiếu sự mặc thị, dân sự bèn phóng tứ…”

(“Where there is no vision, the people perish.)

 

Đi dự Đại Hội Liên Hữu Báptít kỳ vừa rồi, chính tôi học hỏi được rất nhiều điều; không phải vậy thôi, còn cảm nhận được những khải tượng mới, cùng những điều cần điều chỉnh lại cho chính đời sống cá nhân của mình và hội thánh địa phương. Những bài giảng tới đây lần lượt sẽ tiếp tục chia xẻ những điều này với Hội Thánh. Thật mong ước mọi người cùng thấy những khải tượng này, cùng khao khát và cùng hiệp tác với nhau để đạt được những mục tiêu này cho Chúa trong tương lai.

 

 

I. Khải Tượng Là Gì?

 

1) Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xem định nghĩa của hai chữ “khải tượng” nghĩa là gì? Người có khải tượng (hay có chỗ dịch ra là hai chữ ‘mặc thị’) là người có khả năng thấy những việc trong tương lai, trước khi nó thành hình; có khả năng nhìn được xa hơn những điều mà con mắt xác thịt chưa có thể thấy được. Sự khải tượng có con mắt không phải chỉ thấy những điều hiện tại, nhưng còn thấy những điều có thể thực hiện và làm cho nó trở thành hiện thực trong tương lai. Khải thị là một ơn để thấy được viễn cảnh, những cảnh tượng về tương lai cho đời sống của chúng ta, Hội Thánh của Ngài trước khi thành hình. Chúa cho con cái của Ngài, thường là những người lãnh đạo, có ơn thấy những khải tượng và khả năng mặc khải/giải bày những điều này cho Hội Thánh cùng thấy, để chúng ta không chỉ sống với những gì mình thấy trước mắt ngày hôm nay mà thôi, nhưng còn đặt kế hoạch để đeo đuổi những mục đích cao thượng cho ngày mai nữa. Có người còn giải thích khải tượng là một sự “thai nghén” trong lòng của một người, mà chính Chúa Thánh Linh cảm động cho họ thấy được. Ngày xưa nhóm truyền giáo nhỏ của người Việt ở Baton Rouge đây khi mới lớn, có khải tượng được một ngày trở nên độc lập, tự túc, không còn nhận trợ cấp từ giáo hội nữa. Và ngày đó đã xảy ra vào năm 2000, khi nhóm truyền giáo người Việt ở đây đã trở thành Hội Thánh Báptít Hy-vọng Việt-nam (VHBC) có cơ sở riêng và nay đang tự dưỡng, tự lập.

 

 

Người có khải tượng là người có khả năng thấy những việc trong tương lai, trước khi nó thành hình; có khả năng nhìn được xa hơn những điều mà con mắt xác thịt chưa có thể thấy được.

 

 

Tại sao khải tượng lại quan trọng đối với chúng ta? Rõ ràng Kinh Thánh Châm Ngôn chép nếu không có khải tượng, dân sự Chúa sẽ phóng tứ. Theo nghĩa của tiếng Anh chữ “phóng tứ” là chữ “perish,” mang ý nghĩa của sự thụt lùi, sự xáo trộn, nghĩa là trở lại tình trạng yếu kém như ngày xưa, hay tình trạng bị mai một, vùi mất không còn ai biết, hay hình ảnh của một cái cây trơ trọi không còn sanh nhiều trái nữa. Hội Thánh Chúa nếu không thường thấy những khải tượng thì sẽ không thể nào tiếp tục tăng trưởng lớn lên vững vàng được, nhưng sẽ tự nhiên theo thời gian rớt vào tình trạng bị teo lại, thu nhỏ lại.

 

 

Nếu không có khải tượng, dân sự Chúa sẽ phóng tứ và theo thời gian sẽ rớt vào tình trạng thụt lùi.

 

 

Thật ra khải tượng là những ý muốn của Chúa Giê-xu cho Hội Thánh của Ngài ở trên đất và thường đã được bày tỏ trong lời Kinh Thánh, nhưng đôi khi chúng ta đọc mà không hiểu, cho đến một ngày Đức Thánh Linh mặc thị cho chúng ta thấy. Chẳng hạn như một khải tượng rõ ràng của Chúa Giê-xu muốn chúng ta hiểu có chép trong bài cầu nguyện chung Chúa đã dạy, trong sách Mathiơ 6:10 như sau: (Thy kingdom come, Thy will be done in earth, as it is in heaven.)Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời!” Nước đây là gì? Là ai? Không phải chỉ nói đến một chỗ đẹp đẽ thỏa lòng trọn vẹn, không còn nước mắt, không còn sự đau khổ hay chết chóc nữa; nhưng “nước Cha được đến” đây chính là đến một ngày tất cả mọi người ở trên trái đất này đều được nghe đến Tin Lành, lòng của một số người bị cáo trách dẫn đến sự ăn năn tội, và tin nhận Cứu Chúa Giê-xu. Mỗi người tin danh Chúa Giê-xu chính là nước Đức Chúa Trời; Hội Thánh là nước thuộc của Chúa và Ngài là Vua tể trị nước của Ngài chính là mỗi người chúng ta. Chương trình của Đức Chúa Trời là Ngài dùng hội thánh để mở rộng nước của Ngài, bằng cách trao cho chúng ta đại mạng lệnh đem Tin Lành cho đến cùng trái đất, cho mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ, để mọi người được nghe, ăn năn tội, tin nhận và kêu cầu Cứu Chúa Giê-xu thì được cứu và nước Cha được mau đến. Trong Đại hội tôi cũng được biết còn trên 3,500 chủng tộc, ngôn ngữ (tiếng địa phương) trong thế giới này chưa nghe đến Tin Lành. Đây là một con số rất lớn và đây phải là khải tượng của tất cả Hội Thánh Chúa làm thế nào để tất cả mọi chủng tộc được nghe đến Tin Lành. Như vậy chúng ta biết khải tượng không phải là những mơ ước theo ý riêng của con người bỗng nhiên phát xuất ra, nhưng phải bắt nguồn từ ý muốn cao thượng đời đời của Đức Chúa Trời và được Đức Thánh Linh cảm động bày tỏ ra cho biết.

 

 

Khải tượng của Chúa Giê-xu cho hội thánh đó là “Nước Cha được đến.”

 

 

Dựa trên ước muốn của Chúa Giê-xu, tôi mong có hai khải tượng sẽ xảy ra cho VHBC trong tương lai một ngày: 

 

1) Thứ nhất, VHBC được phát triển mạnh mẽ trở thành một đồn lũy vững chắc, cho sự hổ trợ công việc truyền giáo, cùng đồng công với nhiều giáo sĩ đi khắp nơi. Đây là điều chúng ta có thể làm được hơn nữa với ngân quỹ dâng hiến dồi dào của Hội Thánh hiện đang có. Điều Chúa thường cáo trách tôi là một trong những người lãnh đạo của Hội Thánh này, đó là chúng ta phải làm gì với ngân quỹ số tiền mình đang thâu trữ trong nhà bank của Hội Thánh mỗi tháng. Nếu Chúa Giê-xu trở lại ngày mai thì Ngài có sẽ cáo trách VHBC về talâng tiền bạc mà Chúa ban cho chúng ta, nhưng lại không đem ra xử dụng cho nước Cha được mau đến chăng?

 

 

Khải tượng thứ nhất cho hội thánh Báptít Hy-vọng đó là được phát triển mạnh mẽ, trở thành một đồn lũy vững chắc cho sự hổ trợ công việc truyền giáo, cùng đồng công với nhiều giáo sĩ khắp nơi.

 

 

2) Thứ hai, VHBC sẽ là một Hội Thánh không phải chỉ dành riêng cho người Việt mà thôi; nhưng “mở cửa rộng” cho mọi dân tộc. Tôi mong thấy hình ảnh mỗi Chúa Nhật tại đây có hai buổi nhóm, cả tiếng Việt cũng như nhóm tiếng Anh, có thể có thêm nhóm của người Tây ban Nha (Spanish) nữa; kể cả việc bảo trợ các nhóm truyền giáo chủng tộc khác, như ngày xưa hội thánh mẹ Victoria ở đây đã làm. Đứa con lớn lên sống giống mẹ nó là một điều có phước. Tôi mong VHBC cũng sẽ bắt chước Hội Thánh mẹ ngày xưa, yêu thích mở rộng công việc truyền giáo của Chúa, nào là nhóm người Lào, người Việt, có phòng cho quần áo và thức ăn cho những người nghèo, những người homeless.

 

 

Khải tượng thứ hai cho hội thánh Báptít Hy-vọng sẽ là một Hội Thánh không phải chỉ dành riêng cho người Việt mà thôi; nhưng “mở cửa rộng” cho mọi dân tộc.

 

 

II. Những Điều Cần Điều Chỉnh

 

Muốn những khải tượng này thành hình thì tôi thiết nghĩ ngay bây giờ Hội Thánh chúng ta cần điều chỉnh lại những vấn đề ưu tiên mà có lẽ đã bị lãng quên vì lo ra, hay không còn đặt ưu tiên nữa. Đề nghị 4 khu vực chính Hội Thánh chúng ta cần điều chỉnh lại:

 

1) Thứ nhất là mục vụ “môn đồ hoá.” Nếu quan xát thì chúng ta thấy tình trạng Hội Thánh ngày nay nói chung càng ngày càng bị “teo” lại, nghĩa là càng ít người trung tín đi nhóm thờ phượng, ham thích học lời Chúa; nhưng ngược lại, ở trong những sòng bài, những buổi ca nhạc, những trận đấu thể thao thì lúc nào cũng đông đúc người, đến nỗi khó kiếm được một chỗ đậu xe, cho dù kinh tế khó khăn đi nữa, phải không? Lý do ít người là bởi vì số người tin Chúa vào “cửa trước” của Hội Thánh càng ngày càng ít, và cùng một lúc số người lẻn đi “cửa sau” Hội Thánh càng ngày càng nhiều. Làm thế nào để thêm người vào cửa trước sẽ tùy thuộc vào Hội Thánh có chú tâm đến vấn đề truyền giáo không; còn làm thế nào để ít người lọt ra cửa sau tùy thuộc vào mục vụ “môn đồ hóa.”

 

 

Lý do hội thánh chậm phát triển, càng ngày càng ít người lại là bởi vì số người tin Chúa vào “cửa trước” của Hội Thánh càng ngày càng ít, và cùng một lúc số người lẻn đi “cửa sau” Hội Thánh càng ngày càng nhiều.

 

 

2) Thứ hai, chúng ta cần điều chỉnh và trung tín trong mục vụ truyền giáo, trong các công việc huấn luyện con cái Chúa có một nếp sống dạn dĩ làm chứng đạo cá nhân cho mọi người, nhất là cho những người thân trong gia đình của mình. Chúng ta phải đánh đổ ý tưởng rằng việc truyền giáo chỉ dành riêng cho một số người trong Hội Thánh được Chúa ban cho ân tứ đặc biệt mà thôi; nhưng phải ý thức đây là bổn phận của mỗi con cái của Chúa.

 

 

Hội Thánh Báptít Hy-vọng cần điều chỉnh lại mục vụ môn đồ hoá và truyền giáo, trong công tác huấn luyện con cái Chúa có một nếp sống dạn dĩ làm chứng đạo cá nhân cho mọi người.

 

 

3) Thứ ba, chúng ta cần sửa soạn những chương trình đáp ứng nhu cầu của số đông con em chúng ta ngay bây giờ nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt. Hãy đặt chính mình vào chỗ ngồi của các con em mình thì có lẽ chúng ta sẽ thông cảm hơn. Nhớ khi chúng ta mới qua Mỹ, phải đi nhóm nhà thờ người Mỹ, nghe toàn tiếng Mỹ, và cảm thấy “cô đơn,” đây không có nghĩa là không có người xung quanh, nhưng không hiểu được hết vì ngôn ngữ bất đồng, đôi khi làm chúng ta chán nản, phải không? Thiết nghĩ một số con em chúng ta hiện nay cũng đang trải qua tình trạng này mà chúng ta có biết không?

 

 

Hội Thánh Báptít Hy-vọng cần xếp đặt những mục tiêu đáp ứng nhu cầu của số đông con em chúng ta nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt.

 

 

4) Thứ tư, VHBC phải làm thế nào để mọi sự, mọi mục vụ, mọi công việc chúng ta làm đều thật cho sự vinh hiển của Chúa. Nếu không vì mục đích tối hậu này, thì tôi tin rằng chúng ta sẽ không thể thành công được trong tương lai.

 

 

Muốn thành công, Hội Thánh Báptít Hy-vọng phải làm thế nào để mọi sự, mọi mục vụ, mọi công việc chúng ta làm đều thật cho sự vinh hiển của Chúa.

 

 

III. Cùng Thấy Chung Khải Tượng

 

Không phải thấy được những khải tượng là điều quan trọng thôi, nhưng tôi còn cầu nguyện và mong mọi người đều thấy những khải tượng chung với nhau, để cam kết chung sức hầu việc Chúa có kết quả, sanh nhiều trái cho nước Đức Chúa Trời. Sự hiệp nhất đều thấy chung khải tượng và hầu việc Chúa là điều hết sức quan trọng để chúng ta mau đạt được những mục tiêu cho nước Chúa. Mỗi con cái Chúa là một phần tử quan trọng trong Hội Thánh của Chúa phải cùng thấy chung khải tượng và cùng “chèo” về một hướng. Chúng ta biết tiếng Anh, Hội Thánh là chữ “CHURCH,” nhưng nếu chữ này mà thiếu nguyên âm “U” thì không còn đọc là “CH_RCH” nữa. Hội Thánh mà thiếu mỗi một “U” thì khó có thể làm được gì hết cho Chúa. Chuyến đi chơi nghỉ hè ở California vừa qua, chúng tôi có cơ hội đi chèo xuồng. Ba tôi và cháu Sam cùng chèo một xuồng, còn tôi và vợ tôi cùng một xuồng. Sau hơn một tiếng chèo, khi sắp sửa về đến bến thì xuồng ba tôi bị chạy chậm lại, hóa ra là cháu Sam ngồi đằng sau chọc ghẹo chèo ngược chiều, làm cho xuồng bị cản nước, cho dù ba tôi phải cố hết sức chèo hơn nữa để bắt kịp. Nếu chỉ một vài người thấy khải tượng thôi thì e rằng chúng ta khó đến bến; nhưng cần mỗi phần tử trong VHBC đều dự phần, cùng chèo về một hướng và cùng nhắm về chung một mục đích.  

 

 

Không phải thấy được những khải tượng là điều quan trọng thôi, nhưng mọi người trong hội thánh đều phải thấy những khải tượng chung với nhau, để cam kết chung sức hầu việc Chúa có kết quả.

 

 

Chia xẻ một thí dụ trong Kinh Thánh của sự tai hại mất phước, chậm trễ trong sự gặt hái được những phước lành từ Chúa, khi dân sự của Chúa chưa cùng thấy chung khải tượng với nhau; và một thí dụ khác trong Tân Ước, khi Hội Thánh Chúa có sự hiệp nhất cùng một khải tượng thì Hội Thánh phát triển nhanh chóng như thế nào.

 

1) Dân sự Chúa ngày xưa có lần không cùng thấy khải tượng của “đất hứa.” Từ đời ông Ápbraham, Đức Chúa Trời đã cho ông thấy khải tượng về một xứ tốt tươi, phì nhiêu mà Ngài dành sẵn cho dòng dõi ông. Trong Sáng Thế Ký 15:18 có chép lời hứa của Đức Chúa Trời – (In the same day the LORD made a covenant with Abram, saying, Unto thy seed have I given this land, from the river of Egypt unto the great river, the river Euphrates:) “Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát” đó chính là nước Do Thái hiện tại, luôn cả vùng đất Palestine và Gaza. Qua nhiều đời thì khải tượng này lại được Chúa bày tỏ cho nhà lãnh đạo Môise thấy, để giải cứu dân sự Chúa ra khỏi vòng nô lệ của người Aicập và dẫn dắt họ đến hưởng đất hứa này. Xuất Hành 3:8 - (And I am come down to deliver them out of the hand of the Egyptians, and to bring them up out of that land unto a good land and a large, unto a land flowing with milk and honey; unto the place of the Canaanites, and the Hittites, and the Amorites, and the Perizzites, and the Hivites, and the Jebusites.) “Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít và dân Giê-bu-sít ở.” Đây là khải tượng của một xứ đượm sữa và mật, đất đai màu mỡ, cây trái tốt tươi, có những chùm nho, những trái vải, trái lựu to lớn đến nỗi họ phải lấy cây sào mà khiêng. Sau khi Đức Chúa Trời sai Môise giải cứu dân sự Chúa ra khỏi ách nô lệ của người Aicập và mặc thị cho họ thấy miền đất hứa này thì họ đã gởi 12 thám tử qua dò thám đất này trước. Trở về ai nấy đều đồng ý với nhau đất hứa là một miền đất phù nhiêu, đượm sữa và mật. Nhưng số đông đã buồn rầu, tuyệt vọng, khóc lóc, lằm bằm vì đất hứa đó đã có những dân to lớn đang ở mà họ nghĩ rằng không thể nào chiếm lấy được đâu. Trong Dân Số Ký 13:31-33 có chép 10 thám tử, ngoại trừ Giôsuê và Calép, đã đồng thốt lên – (But the men that went up with him said, We be not able to go up against the people; for they are stronger than we. And they brought up an evil report of the land which they had searched unto the children of Israel, saying, The land, through which we have gone to search it, is a land that eateth up the inhabitants thereof; and all the people that we saw in it are men of a great stature. And there we saw the giants, the sons of Anak, which come of the giants: and we were in our own sight as grasshoppers, and so we were in their sight.) “Nhưng những người đi cùng Ca-lép nói rằng: Chúng ta không đi lên cự dân nầy được, vì chúng nó mạnh hơn chúng ta. Trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, các người đó phao phản xứ mình đã do thám mà rằng: Xứ mà chúng tôi đã đi khắp đặng do thám, là một xứ nuốt dân sự mình; hết thảy những người chúng tôi đã thấy tại đó, đều là kẻ hình vóc cao lớn. Chúng tôi có thấy kẻ cao lớn, tức là con cháu của A-nác, thuộc về giống giềnh giàng; chúng tôi thấy mình khác nào con cào cào, và họ thấy chúng tôi cũng như vậy.” Trở ngại của họ không cùng thấy được khải tượng về đất hứa Chúa đã hứa ban cho, là vì cái nhìn của họ còn dựa theo sức năng giới hạn của con người, thay vì quyền năng vô hạn và lời hứa của Đức Chúa Trời thành tín.

 

Hậu quả là gì? Vì khinh lời hứa của Chúa, dân sự của Đức Chúa Trời bị Ngài phạt đi vòng quanh trong đồng vắng gần 40 năm trời rồi mới vào được miền đất hứa. Không phải vậy thôi mà Đức Chúa Trời còn phạt hết thảy những người nam trên 20 tuổi, ngoại trừ Giôsuê, Calép như có chép trong Dân Số Ký 14:29(Your carcases shall fall in this wilderness; and all that were numbered of you, according to your whole number, from twenty years old and upward which have murmured against me.) “những thây các ngươi sẽ ngã nằm trong đồng vắng nầy. Các ngươi mà người ta đã tu bộ, hết thảy bao nhiêu cũng vậy, từ hai mươi tuổi sắp lên, là những kẻ đã lằm bằm cùng ta.” 40 Năm lang thang trong đồng vắng là một giai đoạn rất dài, nửa đời người uổng công vô ích, chẳng gặt hái gì được, cũng vì dân sự Chúa không cùng thấy chung khải tượng Đức Chúa Trời đã hứa ban cho. Các vị sĩ quan trong chế độ cũ sau 30/4/75 bị cộng sản bắt và giam vào các trại tù cải tạo nhiều năm, hay những người bị máng ở trong các trại tị nạn nhiều năm thì cảm nhận được sự uổng phí thì giờ trong cuộc đời mình là thể nào? Khi Hội Thánh của Chúa cùng thấy chung những khải tượng và cùng hiệp tác đeo đuổi chung một mục đích, chiếc “xuồng” sẽ tiến nhanh và nước Chúa mau đến; ngược lại, khi Hội Thánh Chúa không cùng thấy chung một khải tượng thì chỉ “dặm chân một chỗ,” có khi còn bị thụt lùi và mất phước, mất talâng của mình nữa, vì Chúa đem cho người khác.

 

 

Dân sự Chúa ngày xưa có lần không cùng thấy chung khải tượng của “đất hứa” và hậu qủa là họ đã uổng phí 40 năm lang thang trong đồng vắng.

 

 

2) Hội Thánh ban đầu ngày xưa cùng thấy chung một khải tượng truyền bá Tin Lành cho đến cùng khắp đất. Sau khi sống lại, hiện ra và thăng thiên về Trời, Chúa Giê-xu đã bày tỏ khải tượng gì cho Hội Thánh ban đầu có chép trong Công Vụ 1:8(But ye shall receive power, after that the Holy Ghost is come upon you: and ye shall be witnesses unto me both in Jerusalem, and in all Judaea, and in Samaria, and unto the uttermost part of the earth.) “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.” Hội Thánh ban đầu có cùng một khải tượng này, bằng cách mọi người đã vâng lời, chờ đợi cho đến ngày lễ Ngũ Tuần khi Đức Thánh Linh giáng xuống y như lời hứa của Chúa Giê-xu, ban cho quyền phép để giảng Tin Lành cho khắp đất. Chú ý trong Công Vụ 2:14 – sau khi được quyền phép của Đức Thánh Linh thì sứ đồ Phiêrơ đã cùng hiệp tác với các sứ đồ khác giảng đạo ở ngoài chợ và có khoãng 3,000 người, kể cả những người ngoại được nghe đến Tin Lành, được cứu và hạt giống đạo bắt đầu được trải đến khắp đất – (But Peter, standing up with the eleven, lifted up his voice, and said unto them, Ye men of Judaea, and all ye that dwell at Jerusalem, be this known unto you, and hearken to my words:) “Bấy giờ, Phi-e-rơ đứng ra cùng mười một sứ đồ, cất tiếng nói với dân chúng rằng: Hỡi người Giu-đa, và mọi người ở tại thành Giê-ru-sa-lem, hãy biết rõ điều nầy, và lắng tai nghe lời ta.”

 

Chưa hết, khải tượng này được thành hình rõ rệt hơn cho Phiêrơ thấy qua một giấc mơ có chép trong Công Vụ 10:9-16(About noon the following day as they were on their journey and approaching the city, Peter went up on the roof to pray. He became hungry and wanted something to eat, and while the meal was being prepared, he fell into a trance. He saw heaven opened and something like a large sheet being let down to earth by its four corners. It contained all kinds of four-footed animals, as well as reptiles and birds. Then a voice told him, “Get up, Peter. Kill and eat.”  “Surely not, Lord!” Peter replied. “I have never eaten anything impure or unclean.” The voice spoke to him a second time, “Do not call anything impure that God has made clean.” This happened three times, and immediately the sheet was taken back to heaven.) “Bữa sau, trong lúc ba người ấy đang đi đường và đã đến gần thành, vừa nhằm giờ thứ sáu Phi-e-rơ leo lên mái nhà để cầu nguyện. người đói và thèm ăn; khi người ta đang dọn cho ăn, thì người bị ngất trí đi. Người thấy trời mở ra, và có vật chi giống như một bức khăn lớn níu bốn chéo lên, giáng xuống và sa đến đất: thấy trong đó có những thú bốn cẳng, đủ mọi loài, côn trùng bò trên đất, và chim trên trời. Lại có tiếng phán cùng người rằng: Hỡi Phi-e-rơ, hãy dậy, làm thịt và ăn. Song Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chẳng vậy; vì tôi chẳng ăn giống gì dơ dáy chẳng sạch bao giờ. Tiếng đó lại phán cùng người lần thứ hai rằng: Phàm vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, thì chớ cầm bằng dơ dáy. Lời đó lặp lại ba lần; rồi vật ấy liền bị thâu lên trên trời.” Đối với người Do Thái, dân ngoại là dân “ô uế,” không phải là dân tuyển chọn của Đức Chúa Trời; nhưng qua sự khải thị này Chúa Giê-xu muốn cho Phiêrơ hiểu rõ ý muốn của Chúa là Tin Lành cũng phải đến không phải chỉ cho người Do Thái mà thôi, nhưng cho mọi dân ngoại, mọi ngôn ngữ. Sau khi hiểu được khải thị này, Phiêrơ đã đến làm chứng cho gia đình của Cọtnây (đội trưởng của một đội binh), không phải là người Do Thái và Tin Lành bắt đầu trực tiếp đến với những người ngoại, như trong khải tượng Phiêrơ đã có. Điều này làm xáo trộn Hội Thánh ở Giêrusalem vì Phiêrơ thông công và làm chứng cho người ngoại được cứu mà không cần phải chịu cắt bì để trước hết trở nên người Do Thái. Trước sự trách móc này, Phiêrơ đã làm gì? Ông đã đến Giêrusalem bày tỏ khải tượng này rõ ràng cho các tín đồ, và những việc lạ lùng Đức Thánh Linh giáng trên gia đình của Cọtnây có chép trong Công Vụ 11:1-4(The apostles and the believers throughout Judea heard that the Gentiles also had received the word of God. So when Peter went up to Jerusalem, the circumcised believers criticized him and said, “You went into the house of uncircumcised men and ate with them.” Starting from the beginning, Peter told them the whole story:) “Các sứ đồ và anh em ở xứ Giu-đê nghe tin người ngoại cũng đã nhận lấy đạo Đức Chúa Trời. Khi Phi-e-rơ đã trở lên thành Giê-ru-sa-lem, có người tín đồ vốn chịu phép cắt bì trách móc người, rằng: Ngươi đã vào nhà kẻ chưa chịu phép cắt-bì, và ăn chung với họ! Nhưng Phi-e-rơ đem mọi sự đã qua thuật cho họ theo thứ tự và từng điều.” Điều lạ lùng là sau khi giải thích xong thì các tín hữu đều cảm động về khải tượng Phiêrơ đã chia xẻ, và họ đều đồng ý trong việc truyền giáo cho cả người ngoại ở khắp đất, mà sau này chính Hội Thánh Giêrusalem còn sai phái Ba-na-ba đến thành Antiốt giúp đỡ trong việc giảng đạo, và đào tạo lãnh đạo, kết quả có vô số người đến tin nhận Chúa và Hội Thánh phát triển ở khắp mọi nơi. Khi Hội Thánh Chúa cùng thấy chung một khải tượng, cùng hiệp nhất đeo đuổi mục tiêu cao thượng và bởi quyền năng Đức Thánh Linh ban cho, Hội Thánh phát triển, nước Đức Chúa Trời mở rộng.

 

 

Hội Thánh ban đầu ngày xưa cùng thấy chung một khải tượng truyền bá Tin Lành cho những người ngoại và kết quả có vô số người đến tin nhận Chúa Giê-xu và nước Đức Chúa Trời mở rộng.

 

 

Anh chị em sẽ chọn điều nào? 40 Năm lưu đầy trong sa mạc, Hội Thánh cứ teo dần, hay là thấy ngàn ngàn người khắp nơi được nghe đến Tin Lành mà được cứu trong thời kỳ sau rốt này, nếu chúng ta cùng thấy chung khải tượng và hiệp tác chung sức hầu việc Chúa. Quyền năng Chúa Thánh Linh đã hứa ban cho, ngân quỹ đã được sắm sẵn, bây giờ kết quả tùy thuộc vào cơn “thai nghén” trong lòng và hai bàn tay của mỗi người chúng ta mà thôi.   

 

 

Anh chị em sẽ chọn điều nào?

 

 

IV. Quyết Định Cá Nhân

 

Muốn thấy chung một khải tượng, có vài điều tôi khuyên mỗi người chúng ta nên làm.

 

1) Hãy dốc lòng cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh cho mình cùng thấy rõ được những khải tượng này cho VHBC. Phải thấy như Chúa Thánh Linh cho thấy, chứ không có nhìn theo khả năng giới hạn của mình. Tuần qua tôi đi lấy lại bằng lái xe; Họ lúc nào cũng thử mắt mình trước. Tôi phải nhìn vào một cái máy nhỏ và đọc những hàng chữ ở trong máy đó. Khi mới đọc, tôi lại quên không đeo kính vào nên đọc rất là ngập ngừng và đọc sai nữa vì không thấy rõ. Tôi lo lắng và bối rối sợ không đổi được bằng lái xe. Người phụ nữ lo giấy tờ nhắc tôi là ông phải đeo kính vào. Hóa ra là mình quên đeo kính; Sau khi đeo vào thì đọc răm rắp và chẳng sai một chữ. Cũng vậy, nếu không nhờ kính thuộc linh của Chúa Thánh Linh ban cho thì làm sao chúng ta có thể nhìn xa và thấy được những khải tượng, phải không?

 

 

Hãy dốc lòng cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh cho mình cùng thấy rõ được những khải tượng này cho Hội Thánh Báptít Hy-vọng.

 

 

2) Cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp mình dẹp bỏ, quăng đi những điều trong đời sống của mình có thể đang cản trở, vấn vương làm mình không thấy được những khải tượng này. Đây có thể những “thành kiến” không thể thay đổi còn chứa trong tư tưởng trí óc của mình. Đây có thể là những phong tục văn hóa nào đó của nếp sống cũ. Đây có thể những lý do bào chữa, chúng ta đang đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đây có thể những quá khứ không đẹp, những lục đục giữa mình với một anh chị em nào đó mà cần phải xóa bỏ. Sứ đồ Phaolô cho chúng ta một bí quyết để đeo đuổi những khải tượng Chúa Giê-xu muốn ông giảng đạo cho người ngoại như sau trong Hêbêrơ 12:1-2(Therefore, since we are surrounded by such a great cloud of witnesses, let us throw off everything that hinders and the sin that so easily entangles. And let us run with perseverance the race marked out for us, fixing our eyes on Jesus, the pioneer and perfecter of faith. For the joy set before him he endured the cross, scorning its shame, and sat down at the right hand of the throne of God.) “Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.” Quăng hết những gánh nặng để nhắm mục đích mà chạy như có chép trong Philíp 3:14(Brethren, I do not regard myself as having laid hold of it yet; but one thing I do: forgetting what lies behind and reaching forward to what lies ahead, I press on toward the goal for the prize of the upward call of God in Christ Jesus.) “nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.”

 

 

Cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp mình dẹp bỏ, quăng đi những điều trong đời sống của mình có thể đang cản trở, vấn vương làm mình không thấy được những khải tượng này.

 

 

3) Cầu nguyện xin Chúa dấy lên trong vòng VHBC có những người lãnh đạo được ơn để khích lệ, giải bày những khải tượng này và có sự khôn ngoan để đặt những mục tiêu cho tương lai. Vai trò của những người lãnh đạo trong tất cả các nhóm nhỏ để hướng dẫn con cái Chúa thấy rõ những khải tượng mà đeo đuổi theo rất là quan trọng. Nếu mình là những người lãnh đạo, đi hàng đầu dẫn lối mà không biết mình đi đâu thì làm sao những người theo sau mình biết đi đâu, phải không? Nhiều lúc thiết nghĩ chúng ta là những người lãnh đạo nhưng chưa hiểu được năng sức “nhân lên” của sự khích lệ, cổ động lòng hăng hái những người trong nhóm nhỏ mình trong sự thấy được những khải tượng và trung tín hầu việc Chúa lớn chừng nào.

 

 

Cầu nguyện xin Chúa dấy lên trong vòng hội thánh chúng ta có những người lãnh đạo được ơn để khích lệ, giải bày những khải tượng này và có sự khôn ngoan để đặt những mục tiêu cho tương lai.

 

 

4) Mỗi người cam kết và hiệp tác với nhau bằng cách xử dụng những ân tứ mà Chúa Thánh Linh đã ban cho để dự phần. Có bao giờ mình tự xét xem coi Chúa đã ban cho mình những ân tứ/talâng gì không? Có bao giờ tự xét xem mình có đang xử dụng những ân tứ đó đến mức nào rồi, có đang đầu tư những talâng này không, hay đang chôn dấu ở dưới đất, đặt ở trên kệ, để rồi trong ngày gặp Chúa Giê-xu chúng ta bị Chúa rày sao mà mất phần thưởng đời đời?

 

 

Mỗi người hãy cam kết và hiệp tác bằng cách xử dụng những ân tứ mà Chúa Thánh Linh đã ban cho mình.

 

 

5) Bắt đầu dự phần bằng những công tác nhỏ thì mới có thể lãnh công tác lớn trong nhà Chúa trong tương lai. Việc lớn và khó của Chúa được thành công là tùy ở nhiều công việc nhỏ của mỗi người hiệp lại ở trong Hội Thánh của Chúa. Chia xẻ ngày hôm qua chúng tôi ra các chợ để phát truyền đạo đơn thì có một em thiếu niên muốn đi theo chỉ lo giúp việc cầm sách thôi. Sau khi phát xong, tôi khích lệ em thiếu niên này và nói: “Lần tới con sẽ không còn là người cầm sách nữa, nhưng sẽ là người nói chuyện và phát truyền đạo đơn cho người ta.” Nếu chưa bắt đầu chịu làm việc cầm sách trước thì khó có thể dạn dĩ làm chứng cho mọi người về Chúa. Nếu chúng ta muốn làm công tác vĩ đại đem Tin Lành cứu cả thế giới này cho Đức Chúa Trời thì mỗi người chúng ta phải bắt đầu bằng một mục tiêu nhỏ đó là “cứu thêm một người nữa” ở ngay bên cạnh mình, phải không?

 

 

Việc lớn và khó của Chúa được thành công là tùy ở nhiều công việc nhỏ của mỗi người hiệp lại ở trong Hội Thánh của Chúa.

 

 

Ông Walter Disney sinh tại Chicago lúc nhỏ rất vất vả, lúc 10 tuổi làm nhiều nghề, bán báo, lập xưởng kẹo mứt. Tháng 8 năm 1923 ông đến Holywood làm phim hoạt họa, ông làm rất nhiều phim, hầu như ai cũng biết Chú chuột Mickey Mouse mà trẻ em nào cũng thích, phim Bạch tuyết và 7 chú lùn, chú vịt Donald Duck, đặc biệt khu giải trí Disneyland tại California tốn kém hơn 5 tỉ mỹ kim, và Disneywood tại Orlando, Florida cả một thành phố kỳ lạ, một cảnh thần tiên cho trẻ em, chưa kể ở các nước ngoại quốc như Tokyo, Nhật Bàn, Paris, Pháp và Hongkong. Tên ông tại Hoa kỳ người ta biết nhiều hơn hết sau ông già Noel. Vì sự đóng góp vĩ đại, nên ông được nhiều giải thưởng nhất không ai bì kịp: Gần 30 giải Oscar (nhiều nhất thế giới) cùng với gần 60 bằng khen thưởng lớn, do nhiều quốc gia cấp bằng tiến sĩ danh dự. Sau này, đang trong một công trình xây cất lớn thì ông qua đời vì bị ung thư phổi. Khi người ta xong công trình này và trong ngày làm lễ cắt băng khánh thành, vị giám đốc nói với quan khách đến dự rằng. ''Hôm nay, chúng ta rất tiếc vì lễ khánh thành công trình này mà không có Walt Disney dự để thấy tận mắt những gì mà ông đã dày công xây dựng.” Khi vợ ông Walt Disney được mời lên phát biểu, thì bà đã đính chính rằng: ''Walter Disney đã thấy công trình nầy từ lâu rồi, chỉ có chúng ta hôm nay mới thấy mà thôi.''

 

 

''Walter Disney đã thấy công trình nầy từ lâu rồi, chỉ có chúng ta hôm nay mới thấy mà thôi.''

 

 

Tôi không biết Chúa sẽ còn cho tôi sống được bao nhiêu ngày nữa ở trên đất này, nhưng tôi tin rằng mình đã thấy khải tượng cho VHBC một ngày được phát triển mạnh mẽ như 1) thành một đồn lũy vững chắc hổ trợ các công việc truyền giáo đi khắp nơi, và 2) một Hội Thánh mở cửa rộng cho mọi chủng tộc và ngôn ngữ trong tương lai. Nguyện xin Chúa Thánh Linh cũng cho mỗi anh chị em cùng thấy chung một khải tượng giống như vậy, để chúng ta bắt đầu hiệp tác điều chỉnh lại những mục vụ trong hội thánh Chúa, dự phần hầu việc Chúa để “nước Cha được mau đến!” Amen!

 

 

Nguyện xin Chúa Thánh Linh cũng cho mỗi anh chị em cùng thấy chung một khải tượng giống như vậy, để chúng ta bắt đầu hiệp tác điều chỉnh lại những mục vụ trong hội thánh Chúa, dự phần hầu việc Chúa để “nước Cha được mau đến!”

 


---------------- Lời Mời Gọi

 

Anh chị em đến đây nhóm sáng nay muốn thấy gì, hay chỉ vội vã nhanh nhanh mong ra về để lo nhiều công việc khác? Tôi muốn hỏi, những công việc anh chị em đang vội vã thâu lượm rồi sẽ đi về đâu, có gía trị lâu dài không? Chúng ta có muốn thấy những khải tượng cho Hội Thánh của Chúa ở đây không? Chúng ta có muốn thấy xa hơn không, hay chỉ cặm cụi nhìn thấy những việc hiện tại mà thôi, để rồi trở nên “phóng tứ” sao? Những người lãnh đạo của Hội Thánh, của những nhóm nhỏ có thật muốn thấy gì không? Có thể chúng ta chưa thấy vì chưa dốc lòng trong sự cầu nguyện tìm kiếm Chúa Thánh Linh chăng? Muốn thấy những khải tượng này chúng ta cần điều chỉnh lại nếp sống của chính mình. Đừng để cho lối sống ở Mỹ này điều khiển mình trong cách ăn, cách mặc, cách tiêu xài mà cản trở mình không thấy những khải tượng mà Chúa đang muốn chúng ta biết và làm theo.

 

Không phải vậy thôi, nhưng hết thảy chúng ta phải cùng thấy chung những khải tượng với nhau. Chúng ta mỗi người phải cố gắng dẹp bỏ đi những điều đang cản trở chúng ta cùng thấy, nhưng còn khích lệ và cổ động nhau để càng thấy rõ hơn. Chúng ta phải khích lệ nhau bằng cách xử dụng những ân tứ của mình để làm những khải tượng này thành hình rõ rệt cho sự vinh hiển của Chúa.

 

 


 

SEIZING THE VISION TOGETHER

(Proverb 29:18a)

 

“Where there is no vision, the people perish…”

 

 

What is a spiritual vision? Some believers have the ability/gift to see the future as it is already happened. VHBC needs to seize visions from God to avoid being “perish.” The vision is from the will of our Lord Jesus for God’s kingdom to come. The first vision for VHBC is to become a strong tower in supporting the work of evangelism. The second vision for VHBC is to open the door for all languages in preparation for the next generation. VHBC needs to make adjustments today for the following ministries:

 

1. Discipleship,

2. Personal and cooperate evangelism,

3. English speaking youths and children,

4. All for the glory of God.

 

It is so important for the whole VHBC to see and pursue these visions together. The word “CH_RCH” missing “U” is not an effective church for Christ. What happened to God’s chosen people when they all did not see the same vision of the promised land? They wasted 40 years of their life in the desert. What happened to the early church when they all saw the vision of preaching the Good News to the gentiles? Thousands and thousands of people were saved. What happens when VHBC all sees the visions of God? There are some things each of us can do to seize the visions for VHBC:

 

1. Pray for yourself to see the visions as the Holy Spirit wants you to see,

2. Be willing to throw off everything that hinders your vision,

3. Pray that God will raise up more leaders to see, to lead and to encourage all people about

    the visions,

4. You can participate to build up the visions by exercising your spiritual gifts,

          5. All great work for the Lord begins with little steps that each of us shares.

 

In one of the celebrations for the work of Wlater Disney, his wife stated: “Walter Disney already saw his dreams came true long time ago, we just until now see it.” May the life I am still on this earth and VHBC to see these visions that will come true.