Thi Thiên 100
www.vietnamesehope.org
“Hỡi cả trái đất, Hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Giê-hô-va! 2 Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách vui mừng, Hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài. 3 Phải biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài; Chúng tôi là dân sự Ngài, là bầy chiên của đồng cỏ Ngài. 4 Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, Hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài. Khá cảm tạ Ngài, chúc tụng danh của Ngài. 5 Vì Đức Giê-hô-va là thiện; sự nhân từ Ngài hằng có mãi mãi, Và sự thành tín Ngài còn đến đời đời.”
Chúng ta vẫn còn ở trong mùa lễ tạ ơn Chúa cho suốt tháng này, cho nên buổi sáng hôm nay, chúng ta cùng nhau suy gẫm lời Chúa trong sách Thi Thiên 100, với chủ đề là “Một thói quen tốt.” Ai trong chúng ta cũng ý thức rằng sống ở đời, chúng ta cần tập tành một số những thói quen tốt, vì những thói quen tốt này luôn đem đến nhiều ích lợi cho đời sống chúng ta và giúp mình thành công trong nhiều việc. Chẳng hạn như cho các em học sinh, những em nào có thói quen hay đi nghủ sớm mỗi ngày thì là một điều rất có ích, vì giúp cho em đó luôn có trí óc minh mẫn, sáng suốt để học hành; Có những người có thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày, biết hạn chế không làm việc quá sức lực, cho nên lúc nào cũng khỏe mạnh.
Ai trong chúng ta cũng ý thức rằng sống ở đời, chúng ta cần tập tành một số những thói quen tốt, vì những thói quen tốt này luôn đem đến nhiều ích lợi cho đời sống chúng ta và giúp mình thành công trong nhiều việc.
Khi nói đến phương diện tâm linh, chúng ta ai cũng biết một người có thói quen thường xuyên mỗi buổi sáng để dành thì giờ tĩnh tâm cầu nguyện với Chúa, thì đời sống đức tin người đó được vững vàng, không dễ sa ngã vào những cám dỗ của ma quỉ khi nó nhử mồi trước mắt mình. Tôi nhớ hồi mới qua Mỹ, đi học tiếng Anh trong những lớp ESL, người ta dạy chúng tôi có thói quen luôn dùng những chữ quan trọng như sau: “Please và Thank You,” mỗi khi mình muốn một người nào đó giúp mình, và sau khi nhận được sự giúp đỡ xong thì nói lời cám ơn. Một trong những thói quen tốt của nước Hoakỳ văn minh tân tiến này là truyền thống của ngày lễ Tạ Ơn, để kêu gọi mọi người biệt riêng ra một ngày mỗi năm trong tháng 11 để cảm tạ Đức Chúa Trời, và làm chứng rằng đất nước này là “One Nation under God!’ Tập tành thường xuyên một thói quen luôn biết ơn người và cảm tạ Chúa là một điều tốt và rất có ích lợi cho đời sống của chúng ta.
Một trong những thói quen tốt của nước Hoakỳ này là truyền thống của ngày lễ Tạ Ơn, để kêu gọi mọi người biệt riêng ra một ngày mỗi năm cảm tạ Đức Chúa Trời, và làm chứng rằng đất nước này là “One Nation under God!’
I. Điều Kiện Căn Bản
Muốn tập tành thói quen hay biết ơn Chúa, điều kiện đầu tiên và căn bản phải có đó là “đức tin.” Lòng biết ơn phải bắt đầu từ đức tin; Nếu không có đức tin, chúng ta chẳng thể nào biết ơn Chúa được! Như vậy đức tin là gì?
Muốn tập tành thói quen hay biết ơn Chúa, điều kiện đầu tiên và căn bản phải có đó là “đức tin.”
1) Niềm tin trước hết phải có đối tượng và tin rằng đối tượng đó có thật, chứ không phải là một điều hư không. Tác gỉa trong sách Hêbêrơ 11:6 giải thích rõ lẽ thật này – “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.” Đối tượng của niềm tin phải là Đức Chúa Trời; ai tin Ngài thì phải tin rằng Ngài hiện hữu và có thật.
Đối tượng của niềm tin phải là Đức Chúa Trời; ai tin Ngài thì phải tin rằng Ngài hiện hữu và có thật.
2) Không phải tin Ngài có thật thôi, nhưng phải nhận biết Đức Chúa Trời là ai và những gì Ngài đang làm cho chúng ta.
a) Trong câu 3, tác gỉa Thi Thiên 100 giúp cho chúng ta nhận biết Chúa qua danh xưng Giêhôva. Danh xưng Giêhôva nghĩa là gì? Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời có rất nhiều danh xưng, như là “Elohim” nghĩa là Đấng quyền năng sáng tạo. Danh xưng khác Ngài có như là “Adonai” (nghĩa là “Lord & Master” - Chúa làm Chủ mọi vật); nhưng tên chính gốc của Đức Chúa Trời theo từ nghữ của tiếng Hêbêrơ là chữ “YHWH.” Chữ này có liên hệ với tên Ngài tự xưng về mình là danh xưng “I AM WHO I AM” mà tiếng Việt dịch thành “Đấng Tự Hữu và hằng hữu,” khi nhà lãnh đạo Môise hỏi tên của Ngài, mà có ghi chép trong sách Xuất Hành 3:14 – “Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng Tự Hữu đã sai ta đến cùng các ngươi.” Người Do Thái rất kính sợ Chúa, nên rất kính trọng tên thánh của Đức Chúa Trời mà họ không dám phạm tội kêu tên thánh của Ngài vô cớ, nên họ không dám gọi Ngài bằng danh xưng “YHWH,” nhưng sau này đặt thành một “tên gọi” nhẹ hơn, đó là chữ “Giêhôva,” mà chúng ta thấy có chép đến 5,839 lần trong Kinh Thánh Cựu Ước. Người có đức tin không chỉ biết Đức Chúa Trời có thật mà thôi, nhưng còn biết danh xưng của Ngài còn là Đấng Tự hữu và Hằng hữu nữa. Đây có nghĩa là không có ai sanh ra Ngài; Đức Giêhôva không có gốc, hay nguồn, không như mọi tạo vật, không như các thần khác. Đức Giêhôva cũng không có kết thúc, hay cuối cùng, nhưng tự hiện hữu đời đời. Ngài tự hữu hằng hữu cũng có nghĩa là Ngài không cần chi để tồn tại, vì Ngài là Đấng Sáng Tạo của mọi loài; Ngược lại, chúng ta cần không khí để thở, thức ăn để sống, cây cối cần ánh sáng để mọc lên, cá cần nước để bơi, vì hết thảy chúng ta là những vật thọ tạo lệ thuộc hoàn toàn ở nơi Chúa.
Người có đức tin nhận biết danh xưng của Ngài là Đấng Tự hữu và Hằng hữu.
b) Trong câu 3 này, tác gỉa nói rõ Đức Giêhôva là Đấng Sáng Tạo vì Ngài đã “dựng” nên chúng ta. Trong sách Sáng Thế Ký 1:1 cho chúng ta thấy Đấng Sáng Tạo là ai? “Ban đầu Đức Chúa Trời (Elohim) dựng nên trời đất,” mà không có một cuốn sách nào ghi chép lẽ thật này. Bởi lời phán của Ngài thì mọi sự trên trời và dưới đất được dựng nên trong 6 ngày, như có chép trong Sáng Thế Ký 1:1-20. Một số nhà bác học đã lý luận nguồn gốc của thế giới theo thuyết “bùng nổ” (Big Bang Theory), vì họ tin rằng ban đầu từ khối nổ lớn này, mọi vật bắt đầu được sáng tạo và tự tiến hóa theo thời gian. Nhưng nếu hỏi, lúc ban đầu ai đã sáng tạo nên sự “bùng nổ” này, thì chúng ta lại phải trở về với niềm tin nơi một Đấng Tạo Hóa. Trong sách Sáng Thế Ký 1:27 chép rõ dòng giống con người được ai dựng nên? “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ,” chứ chúng ta không dựng nên từ những con khỉ đột. Theo thuyết tiến hóa, một số người giải thích rằng từ khối nổ lớn theo thời gian sanh ra vũ trụ, một ngày thành những con cá ở dưới biển, cá rụng đuôi mọc chân bò lên bờ thành những con khỉ, con khỉ theo sự tiến trình của thời gian trở thành những con người, nhưng không ai thích người ta lại khen mình “đẹp như khỉ” hết! Nếu chúng ta từ khỉ đột mà ra thì tại sao trong sở thú ngày nay còn vô số y nguyên những con khỉ ở trong chuồn? Trong Công Vụ 17:24-28 - sứ đồ Phaolô đã làm chứng gì về Đấng Sáng Tạo cho những triết gia ở thành Athên – “Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu. Ngài cũng chẳng dùng tay người ta hầu việc Ngài dường như có cần đến sự gì, vì Ngài là Đấng ban sự sống, hơi sống, muôn vật cho mọi loài. Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người, và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở, hầu cho tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta. Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có, y như xưa một vài thi nhân của các ngươi có nói rằng: Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài.”
Đức Giêhôva là Đấng Sáng Tạo vì Ngài đã “dựng” nên chúng ta, và trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có.
c) Trong câu 5, tác gỉa Thi Thiên 100 cho thấy người có đức tin thì còn nhận biết những mỹ tánh của Chúa nữa, đó là Đức Giêhôva là thiện, là nhân từ và thành tín.
Người có đức tin nhận biết những mỹ tánh của Đức Giêhôva là thiện, là nhân từ và thành tín.
i) Thiện là gì? Nghĩa là “tốt lành.” Bằng cớ rõ ràng về sự sáng tạo của Chúa là tốt lành và tuyệt mỹ. Chương trình của Chúa dựng nên loài người là tốt lành với mục đích không phải để “quăng” chúng ta vào hồ lửa địa ngục, nhưng với chủ đích để loài người được tương giao và hưởng nước của Chúa đời đời. Trong đời sống, có đôi khi chúng ta đối diện với những khổ đau, xui xẻo, và chưa thấy được sự “tốt lành” của Chúa chi hết; nhưng nếu yên lặng chờ đợi, đến cuối cùng thì biết rõ Ngài là thiện. Có một vị Mục Sư kể câu chuyện về 2 người lữ khác (một người tín đồ, một người chưa tin Chúa) đem theo một con lừa, con gà trống và một bó đuốc, muốn vào một cái làng trú nhưng họ không cho, 2 người bèn phải trèo lên một cái cây ngủ qua đêm. Người chưa tin Chúa phàn nàn tại sao Chúa của anh tốt mà để cho người ta từ chối không cho vào làng để trú? Tối hôm đó đang ngủ thì con lừa của họ cột dưới gốc cây bị một con cọp vồ lấy ăn thịt, giữa đêm thì ngọn đuốc của họ bị gió thổi tắt mất, gần sáng thì con gà trống cũng bị một con mèo rừng ăn thịt, cứ mỗi lần như vậy thì người chưa tin Chúa phàn nàn tại sao Chúa anh tốt mà lại để những chuyện không may này xảy ra như vậy? Đến sáng khi mặt trời mọc, 2 người trở lại vào làng để kiếm ăn thì mới biết được là tối hôm qua có một bọn cướp dữ đã vào làng cướp của và tàn sát biết bao nhiêu người. Lúc đó anh tín đồ mới lên tiếng: “Anh thấy không nếu Chúa không cho họ từ chối tiếp mình để chúng ta phải ngủ ngoài làng trên cây thì mình bị bọn nó cướp rối; nếu Chúa không cho con cọp ăn thịt con lừa thì nó đã ăn thịt mình tối hôm qua rồi; nếu Chúa không cho đuốc bị tắt để cho bọn cướp dữ không thấy chúng ta nghủ trên cây mà đến cướp; nếu Chúa không cho con mèo rừng ăn thịt con gà cồ thì nó đã lên tiếng gáy đánh thức bọn cướp đến gần thì đã giết mất chúng ta rồi; bây giờ anh thấy chưa, Đức Chúa Trời là thiện! Đài radio 98.1 ở New Orleans lúc nào cũng loan báo một lẽ thật: “God is good All the times!”
ii) Nhân từ? Là lòng thương người khi thấy bị hoạn nạn. Tại sao chúng ta gọi ẩn dụ có chép trong Luca 10:30-37 – là ẩn dụ của người Samari nhơn lành? Vì người Samari khi thấy một người bị nạn đã động lòng thương xót và ra tay cứu chữa người. Khi thấy loài người đang trên con đường dẫn đến chốn hư nát, chỗ bị hủy diệt trong hồ lửa địa ngục thì Đức Chúa Trời đã bày tỏ lòng nhân từ của Ngài như thế nào? Trong sách Rôma 5:8 có chép – “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.”
> Đức Chúa Trời đã hy sinh chính Con Ngài chết thế, để cứu chúng ta khỏi chốn hư nát này. Tác gỉa Thi Thiên 103:10 giải thích lòng nhân từ của Chúa thực tế như sau: “Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi, cũng không báo trả chúng tôi tùy sự gian ác của chúng tôi.” Câu chuyện của một bà mẹ có đứa con trai lỡ làm điều ác, bị ra tòa để xử. Người mẹ đến nài xin ông toà nhân từ thương xót đến cho con trai mình cho nó nhẹ án. Ông quan tòa quay lại trả lời: “Tôi là một quan tòa rất công bình trách chực thì làm như vậy sao được?” Bà mẹ trả lời: “Tôi biết điều đó; tôi biết ông là một quan tòa rất công bình, nhưng tôi đâu có cầu xin ông sự công bình đâu, tôi xin sự thương xót và nhân từ cho đứa con tôi, cho dù nó đáng bị phạt vì tội phạm của nó!” Đức Chúa Trời cứu chúng ta không phải là vì trong chúng ta có điều gì tốt lành, nhưng vì lòng nhân từ của Ngài đối với những kẻ ác, đáng bị trừng phạt. Đây không có nghĩa là Đức Chúa Trời không công bình, vì có người suy nghĩ một kẻ tội nhân chỉ cần tin vào Con Ngài thì được cứu liền – nghe bất công quá! Đừng bao giờ nghĩ rằng sự nhân từ của Chúa đã phá luật công bình, mà quên rằng Con Ngài đã phải chịu chết để trả gía một cách công bình cho tội lỗi của mỗi người chúng ta. Thập tự gía là nơi mà sự công bình và sự thương xót được gặp nhau, vì Đức Giê-hôva là Đấng nhân từ.
iii) Thành tín? Nghĩa là Đức Giêhôva Ngài luôn giữ những lời Ngài đã hứa, không có đổi ý giống như là khí hậu hay là kinh tế thương mại của công khố phiếu lên xuống bất thường. Nếu Chúa đổi ý ngày mai không cho mặt trời mọc nữa thì chúng ta hết thảy sẽ ra sao? Nếu Chúa đổi ý ngày mai không còn cho trái đất quay nữa, bị ngừng lại thì mọi loài trên qủa địa cầu này rồi sẽ ra sao? Chúng ta chắc chắn sẽ bị bay vào trong không trung vĩ đại và bị diệt mất. Vì vậy tác gỉa Ca Thương 3:23 ngợi khen Chúa điều gì? “Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm.” Mỗi buổi sáng thấy mặt trời mọc là chứng cớ sự thành tín của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời thành tín đã ban cho Con Ngài y như những lời đã được nói trước qua các Đấng tiên tri trong thời Cựu Ước từ ngàn đời, cho đến khi Chúa Cứu Thế sanh ra đời. Galati 4:4-5 – “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài.” Luật pháp của Đức Chúa Trời chí thánh lên án mỗi người chúng ta hết thảy là những kẻ tội nhân đang sống chờ ngày phán xét cuối cùng thì Đấng Cứu Thế đã sanh ra cách đây hơn 2,000 năm để chuộc chúng ta lại cho Đức Chúa Trời, được làm chính con trai, con gái của Chúa. Không phải Chúa chỉ thành tín với những lời Ngài đã hứa thôi, nhưng chắc chắc những gì Ngài hứa sẽ ban cho chúng ta trong tương lai nữa. Lời Chúa Giê-xu hứa gì cho chúng ta trong tương lai có chép trong Giăng 14:1-3 – “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.”
Quá khứ - Ngài ban cho Đấng Cứu Thế sanh ra đúng thời điểm; Hiện tại - Chúa ban cho mặt trời mọc, sức sống mới trong quyền năng Đức Thánh Linh; Tương lai - chắc chắn Chúa sẽ trở lại để tiếp rước chúng ta, Hội Thánh của Ngài vào nước thiên đàng của Đức Chúa Cha.
d) Chúng ta biết ơn Chúa vì nhận biết những gì Ngài đã và đang làm cho chúng ta? Cũng trong câu 3, tác gỉa dùng chữ “bầy chiên” để nói lên những gì Chúa đang chăm sóc cho chính mình, như chiên trong bầy của Chúa. Người chăn chiên làm gì cho những chiên của mình? Có lẽ trong Thi Thiên 23 Đavít cho chúng ta thấy rõ điều này – “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi: tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, Dẫn tôi đến mé nước bình tịnh. Ngài bổ lại linh hồn tôi, Dẫn tôi vào các lối công bình, vì cớ danh Ngài. Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi; Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi. Chúa dọn bàn cho tôi Trước mặt kẻ thù nghịch tôi; Chúa xức dầu cho đầu tôi, Chén tôi đầy tràn. Quả thật, trọn đời tôi Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi; Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va Cho đến lâu dài.”
Chúng ta biết ơn Đức Giêhôva vì Ngài hằng chăm sóc chúng ta như chiên trong bầy của Chúa.
i) Người chăn cung cấp nhu cầu thể chất cho chiên mình: “Đồng cỏ” xanh tươi vì chiên cần cỏ để sống.
ii) Người chăn ban cho chiên mình sự bình an trong cuộc sống: “mé nước bình tịnh” được tránh khỏi những cơn sóng lớn, sự nguy hiểm, những con đường dẫn đến sự đau khổ đang rình mò có thể làm hại chiên,
iii) Ban cho cả cho phần tâm linh của chiên được “Bổ lại linh hồn,”
iv) Người chăn chiên sẵn sàng bảo vệ chiên khỏi những kẻ thù nghịch, và con thú dữ nhất đó là tử thần, vì Chúa Giê-xu có quyền và đã thắng sự chết mà chưa có chủ giáo nào đã làm được. Trong sách Giăng 10:11 chép rõ Chúa Giê-xu là người Chăn hiền lành đã dám hy sinh chính mạng sống mình để bảo vệ chiên – “Ta là người chăn hiền lành; người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình.”
v) Người chăn còn ban cho chiên mình một điều mà không có chủ giáo nào có thể cho được đó là nước thiên đàng trong tiệc cưới của Chiên Con mình với “chén” đầy tràn,
vi) Và người chăn sẽ cho chiên hưởng được sự sống đời đời trong nhà của Ngài. Có còn thiếu điều gì nữa không mà người Chăn không thể cung cấp cho chúng ta được?
II. Bày Tỏ Thực Tế Lòng Biết Ơn Chúa
Chúng ta đã học biết Chúa là ai, và những gì Ngài đã, đang và sẽ làm cho chúng ta rồi, bây giờ chúng ta phải sống như thế nào để biết bày tỏ lòng biết ơn Chúa một cách thực tế?
a) Trong câu 1 – tác gỉa Thi Thiên 100 kêu gọi mọi người hãy cất tiếng reo mừng làm chứng tôn cao danh Chúa với lòng biết ơn Ngài. Tiếng Anh thì có động từ “shout” nói đến sức mạnh của sự cất tiếng này, tưởng tượng giống như là sức ép của kèn và trống (a blast from trumpet) ngay bên tai chúng ta. Giống như một người qúa vui mừng vì trúng số độc đắc, hay bóng đá ngay vào lưới, hay anh QB thảy được trái “touch down” thì mọi người la lên, đến nỗi làm cho một đứa bé bị giật mình. Với tấm lòng biết ơn tìm ẩn bên trong, chúng ta phải mở miệng cất tiếng vui mừng, kể ra từng tên, làm chứng từng điều, Đức Giêhôva đã làm gì cho mình. Đọc lời chứng của một nhà gíao sĩ và cũng là bác sĩ làm việc ở một vùng hẻo lánh bên nước Ấn Độ, nơi này có một căn bệnh hiểm nghèo làm cho nhiều người bị mù mắt. Cho nên dân ở làng này thường tìm đền ông để chữa trị, và qua đó thì nhiều người được tránh khỏi bịnh mù và còn được nghe đến Tin Lành của Chúa Giê-xu. Điều đặc biệt mà vị gíao sĩ làm chứng đó là họ không bao giờ nói chữ “thank you” vì trong ngôn nghữ dialect của họ không có chữ này. Thay vì đó thì họ hay dùng một từ nghĩ khác để bày tỏ lòng biết ơn mà dịch ra là "I will tell your name." Đây nghĩa là từ nay trở đi, đi đâu làm gì họ cũng không quên, không thể chờ đợi được mà sẽ nhắc đến tên của nhà truyền giáo và bác sĩ này đã chữa lành bịnh cho mình. Một người có lòng biết ơn Chúa cũng vậy, đi đâu làm gì cũng không quên, không thể chờ đợi được mà không cất tiếng nhắc đến tên của Chúa Cứu Thế của mình.
Một người có lòng biết ơn Chúa đi đâu làm gì cũng không quên, nhưng luôn muốn cất tiếng reo mừng làm chứng danh của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
b) Trong câu 2, tác gỉa Thi Thiên 100 mời gọi chúng ta hãy hát xướng, trong câu 4 hãy ngợi khen, và chúc tụng tôn cao danh Chúa, với cả tấm lòng và linh hồn ở bên trong chúng ta. “Lưỡi” là một bộ phận tương đối rất nhỏ trong thân thể của chúng ta, nhưng là một vật có công hiệu rất lớn, khi chúng ta biết xử dụng nó để ca tụng, ngợi khen và tôn cao danh Chúa. Tác gỉa sách của Hêb. 13:15 nói gì? “Vậy, hãy cậy Đức Chúa Jêsus mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra.” Bông và trái là vẻ đẹp và kết quả của một cái cây, thì lời ca tiếng hát chúng ta dâng lên cho Chúa với cả trái tim cũng là những trái đẹp, hương thơm của một tấm lòng thật biết ơn Chúa. Trong Luca 17:15 có chép về sự kiện Chúa Giê-xu chữa lành cả 10 người phung, nhưng chỉ có một người Samari được lành đã trở lại làm gì để bày tỏ lòng biết ơn Chúa? “Có một người trong bọn họ thấy mình đã được sạch, bèn trở lại, lớn tiếng khen ngợi Đức Chúa Trời.” Có những người tín đồ hát Karaôkê biểu diễn rất hay trong các bữa tiệc cưới, nhưng khi được mời hát ngợi khen Chúa thì nói: “Tôi hát dở lắm, không thể hát trong nhà thờ được!”
> Vấn đề thường là tấm lòng chưa biết ơn Chúa, chứ không phải là vì không biết hát; vấn đề là bởi vì không muốn hát ngợi khen Chúa mà thôi; Chúa rất thích nghe những bài hát từ đáy lòng, chứ không phải bởi năng khiếu (mặc dầu vậy, chúng ta vẫn phải tập hát đàng hoàng).
Hãy hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra.
c) Trong câu 2, tác gỉa Thi Thiên 100 chỉ cho chúng ta một việc làm thực tế để bày tỏ tấm lòng biết ơn Chúa đó là qua sự hầu việc Đức Chúa Trời. Từ tấm lòng thúc đẩy một người biết ơn Chúa dùng “lưỡi” để ngợi khen Ngài. Từ tấm lòng của một người biết ơn Chúa cũng tự động sanh ra một chủ động biết xử dụng các bộ phận của thân thể khác để hầu việc Chúa, như là tay chân, trí óc đem ra làm những việc lành, để bày tỏ sự tạ ơn Chúa, chứ không phải để trả ơn Ngài! Khi chúng ta nói mình hầu việc Chúa nghĩa là làm những việc lành giúp đỡ những người khác trong danh Chúa Giê-xu. Trong Mathiơ 25:40 Chúa Giê-xu dạy về một ẩn dụ của sự phán xét cuối cùng để nói lên lẽ thật này – “Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình Ta vậy.” Lời chứng của masơ Têrêsa một lần được phỏng vấn là tại sao bà sẵn sàng bỏ cả đời mình trong những trại cùi, người bị AIDS ở bên Ấn Độ? Masơ Têrêsa trả lời rất vắn tắt: “Lý do là vì khi tôi chăm sóc những người này, tôi thấy chính gương mặt của Chúa Giê-xu của tôi ở trên mặt họ!” Rồi masơ Têrêsa bỏ đi tiếp tục chăm sóc những người đau ốm.
Một việc làm thực tế để bày tỏ tấm lòng biết ơn Chúa đó là sự hầu việc Đức Chúa Trời, nghĩa là làm những việc lành giúp đỡ những người khác trong danh Chúa Giê-xu.
d) Trong câu 4 - tác gỉa Thi Thiên 100 cũng nhắc nhở chúng ta một trong những chổ tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn Chúa là ở đâu? Các cửa và hành lang đây nói đến “đền thờ/đền tạm” của người Ysơraên là nơi họ tin có Đức Chúa Trời, Đức Giêhôva ngự trị. “Cửa và hành lang” của đền thờ ngày hôm nay ám chỉ việc chúng ta “đi nhà thờ mỗi Chúa Nhật để thờ phượng Đức Chúa Trời” trong ngày thánh. Có thể tóm tắt 3 điều chính tại sao chúng ta đi nhà thờ làm chi? 1) Để thờ phượng Chúa qua sự hát tôn vinh, chúc tụng Ngài; 2) Để dâng của lễ bày tỏ lòng biết ơn Chúa, và 3) Để lắng nghe mạng lệnh của Chúa phán cho chính mình, và rồi ra về sống một cuộc đời làm vừa lòng và sáng danh Chúa. Làm sao chúng ta nói mình biết ơn Chúa mà lại bỏ bê sự nhóm lại được, hay là ưa đi trễ và lo về sớm ngay? Làm sao chúng ta biết ơn Chúa mà mặt mày chúng ta thấy buồn rầu, nặng nề khi hát tôn vinh Chúa? Làm sao chúng ta dâng của lễ cho Chúa mà không có sự vui mừng, nhưng lại thấy tiếc của? Làm sao chúng ta nói mình biết ơn Chúa nhưng lại không thích nghe những mạng lệnh Chúa sai mình và cam kết ra về sống làm theo?
“Cửa và hành lang” của đền thờ ngày hôm nay ám chỉ việc chúng ta “đi nhà thờ mỗi Chúa Nhật để thờ phượng Đức Chúa Trời.”
e) Không phải vậy thôi, nhưng thái độ trong sự ngợi ca và hầu việc Chúa phải như thế nào? Tác gỉa Thi Thiên 98:4 kêu gọi – “Hỡi cả trái đất, hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Giê-hô-va, Nức tiếng vui vẻ và hát ngợi khen!” Thái độ vui mừng đến nỗi không thể giữ được trong lòng, nhưng phải “nức” ra, nghĩa là bị lòi ra, phát ra, trào ra, không thể cầm giữ được nữa. Câu chuyện của một người phụ nữ lớn tuổi mới qua Mỹ, còn thiếu thốn, đến biết Chúa tại một Hội Thánh địa phương do sự giúp đỡ của một số con cái Chúa giới thiệu. Sau khi tin Chúa, bà hay cảm động khi nghe lời Chúa giảng và cứ hay la lên “Cảm tạ Chúa!” làm cho các vị chấp sự có vẻ không vừa lòng. Ban chấp sự họ bèn nhóm lại và đặt ra kế hoạch đó là họ đến nhà thăm viếng riêng và biếu bà cụ một cái mền ấm, nhân mùa đông cũng sắp đến, với điều kiện bà phải yên lặng trong nhà thờ, không còn được la lên “Cảm tạ Chúa!” nữa. Bà cụ miễn cưỡng đồng ý nhận, vì thấy mình cũng cần phải có một cái mền để đắp. Đến ngày Chúa Nhật ngay sau đó, trong buổi giảng, bà cụ nghe giảng, lại cảm động muốn la lên, nhưng nhớ đến cái mền của mình, bèn cố gắng dằn lòng mình lại. Các vị chấp sự để ý thấy và có vẻ thỏa lòng. Bỗng nhiên đang ở giữa buổi giảng, người ta nghe tiếng la lớn của bà cụ ở đằng sau phòng nhóm - Bà nói: “Cảm tạ Chúa! Cảm tạ Chúa qúa chừng, cho dù tôi phải mất cái mền ấm đi nữa!” Lòng cảm tạ của bà không thể dằn được, nhưng phải nức ra tiếng ngợi khen cảm tạ Đức Chúa Trời của mình. Nếu Chúa Giê-xu đến nhóm ở Hội Thánh này và Ngài quan xát những gương mặt và tấm lòng của mọi người vào nhóm mỗi Chúa Nhật thì Chúa sẽ thấy gì? Có đầy những lo lắng, nặng nề, hay “nức” ra sự vui tươi, hân hoan, vì được ở trong nhà của Chúa để thờ phượng Ngài.
Thái độ ca ngợi và hầu việc Chúa phải vui mừng đến nỗi “nức” ra, nghĩa là phát ra, trào ra, vì không thể cầm giữ trong lòng được.
Chúng ta có đang sống mau quên ơn Chúa không? Nếu phải viết một lá thư để cảm tạ Chúa trong mùa này, trong đó chúng ta sẽ liệt kê xuống những điều gì? Có phải lúc nào cũng là một cái list có đầy những thứ mình mong ước có cho Giáng Sinh, hay là một cái list của những điều tạ ơn Chúa. Chúng ta có chỉ để một năm một lần cảm tạ Chúa không? Hay là tập tành một thói quen tốt mỗi ngày, mỗi lúc, khi còn hơi thở thì luôn biết ơn và cảm tạ Chúa? Tác gỉa Thi Thiên 150:6 nhắc nhở chúng ta điều gì? “Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! Ha-lê-lu-gia!” Chúng ta mỗi người có hơi thở phải không? Phổi chúng ta có đang hít vào thở ra không? Trái tim có còn đang đập không? Nếu có thì phải luôn biết ơn Chúa. Câu chuyện huyền thoại của một người đi viếng một nông trại lớn của quỉ satan. Vào trong kho người đó thấy có nhiều những bao vải lớn để đầy trong kho thì hỏi satan những bao này là gì? satan trả lời: “Đây là những hạt giống cám dỗ tôi sẽ gieo vào lòng của nhân loại, để làm cho họ phạm tội mà xa cách Đức Chúa Trời!” Người kia bốc vài hột giống lên xem và hỏi tiếp: “Chà! Những hạt giống này trông thật là tốt tươi và chắc ông rất là thành công lắm trong việc gieo những hạt giống này?” satan trả lời: “Thành công lắm; nhưng ngoại trừ chỉ có một chỗ mà những hạt giống này sẽ không thể sanh sôi nẩy nở được thôi!” Người kia thắc mắc hỏi: “Chỗ nào mà những hạt giống tốt nhu thế này không thể phát triển được?” satan trả lời: “Chỗ đó là ở trong tấm lòng của những kẻ luôn biết ơn Đức Chúa Trời!” Lòng biết ơn Chúa thật là một của báu lớn vì nó sẽ giúp chúng ta tránh xa được biết bao nhiêu là tội ác, mà còn giúp chúng ta sống đúng mục đích, làm vui lòng Chúa và tỏa sáng danh vinh hiển của Đức Giêhôva và của Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta.
Đây phải là một thói quen tốt, mỗi người chúng ta phải đeo đuổi, tìm kiếm và tập tành mà luôn biết ơn Chúa!
Hãy tập tành một thói quen tốt mỗi ngày, khi còn hơi thở thì luôn nhận biết và cảm tạ Chúa.
A Good Habit
(Psalm 100)
“1 Make a joyful noise unto Jehovah, all ye lands. 2 Serve Jehovah with gladness: Come before his presence with singing. 3 Know ye that Jehovah, he is God: It is he that hath made us, and we are his; We are his people, and the sheep of his pasture. 4 Enter into his gates with thanksgiving, And into his courts with praise: Give thanks unto him, and bless his name. 5 For Jehovah is good; his lovingkindness endureth for ever, And his faithfulness unto all generations.”
What are some of your good habits? One of the meaningful and traditional good habits of this country is the Thanksgiving holiday when the nation reserves a special day to thank God and proclaims “one nation under God.” The first and most basic condition for someone to be thankful to God is faith. Faith believes that God is real. Faith acknowledges Who God is and all the blessings He has done for us. The author of Psalm 100 recognizes the name of God is “Jehovah” that is the most common name of God. “Jehovah” expresses that God is self-existed and eternal. He is the Creator of all and from Him we live, and move, and have our being. A person believes in God also knows His characters. God is good all the times. God is love because he does not treat us as our sins deserve or repay us according to our iniquities. God is faithful because he kept His promise to send a Savior as well as the gift of our inheritance of His kingdom when Christ returns. The author of Psalm 100 was also thankful to God because he was cared and protected as a sheep under his great Shepherd, not just for the physical wants, but also the emotional and spiritual needs. In this Psalm, the author also taught us several practical ways one can express his gratitude to God. We can use our tongue to make a joyful noise, to sing, and to bless the Lord Jehovah name. The Bible teaches that the fruit of our lips we offer can be a great sacrifice of praise unto God. We also can use our whole body and mind to serve God. This is also meant that we serve our brothers and sisters in Christ, even to the least ones as we do unto God. The author also reminds us the best place to give praises to God is in His church at its gates and courts. You cannot say you are thankful to God and neglect our own assembling together on Sunday to worship God. More than a place, our attitude in worshipping God should be with gladness and joy. Being thankful is a great habit that we should learn to practice becaue it’s true that the seeds of satan’s temptations cannot grow in the heart of those who have full gratitude to God.