Kinh thánh: Giê-rê-mi 17: 7 “ Đáng chúc phước thay là kẻ nhờ cậy Đức Giê-hô-va (ĐCT), và lấy Đức Giê-hô-va(ĐCT) làm sự trông cậy mình.”
Là người, ai cũng muốn được phước. Trong ngày đầu năm, mọi người chúc nhau những phứơc lành. Theo người VN, phước có nghĩa là gì?
1-Nhà đông con. (Thời đại nầy ngược lại! Nhiều người nghĩ có con nhiều
lại khổ!)
2-Tiền vô như nước. (Chưa chắc đã được phước!) Bỡi vì:
*Tiền có thể mua được căn nhà nhưng không mua được hạnh phúc!
*Tiền có thể mua được giường đẹp, nệm êm nhưng không mua được
giấc ngủ ngon!
*Tiền có thể mua được thuốc nhưng không mua được sức khỏe!
*Tiền có thể mua được sách nhưng mua được sự bình an trong tâm
hồn!
*Tiền có thể mua được những cuộc vui nhưngkhông mua được sự thỏa
lòng!
*Tiền có thể mua được cô tiên nhưng không mua được tình yêu!
*Tiền là cội rễ của những điều ác!
3-Sống lâu. (Chưa chắc! vì phải sống thế nào? Sống ra sao?)
-Người Trung Hoa thì có chữ FU (Phước) có nghĩa là hạnh phúc, tiền vô
như nước và thành công.
-Con người cũng biết những phước nầy không bền vững, không chắc
chắn thành ra có câu: Họa phước bất trùng lai! Có nghĩa là phước hay
họa có thể đến bất cứ lúc nào! Không chắc chắn! Đến va đi trong bất cứ
lúc nào!
-Tôi nhớ ngày xưa vào ngày đầu năm (trước khi biết Chúa), má tôi thường bắt kiêng điều này, cữ điều nọ như đừng quét nhà, chớ cãi cọ, đừng nhăn nhó… Trong Kinh Thánh Đừng nói lên 3 chữ đừng, nhưng 3 chữ Đừng nầy tốt cho chúng ta. Chữ Đừng thứ nhất ảnh hưởng đến chính mình, chữ Đừng thứ hai ảnh hưởng đến người khác và chữ Đừng (hay Chớ) thứ ba nói lên quan hệ của mình đối với Trời!
I-Phước thứ nhất: người được phước là người có Đức Chúa Trời ở cùng.
“Đừng sợ chi hết, ta sẽ giúp ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy...” (Ê-sai 41:14);
-Bản chất của con người là hay sợ, sợ đủ thứ! Điều nầy được biểu hiện qua sự thờ phuợng mọi điều. Con người cần chỗ dựa cho tâm linh. Ngày xưa tại thủ đô Hy Lạp, nôi của nền văn minh triết học thế giới, ngừơi ta thờ đủ các Thần, đến nổi sợ sót nên lập lên một bàn thờ “THỜ CHÚA KHÔNG BIẾT. Thánh Phao lô ghi lại điều nầy trong sách Công vụ các sứ đồ 17: 23. Thánh Paho lô giải thích: “Vậy, Đấng các ngươi thờ mà không biết đó, là Đấng ta đương rao truyền cho.”
Thánh kinh trong sách Thi thiên 115: 5-6 nói về các thần tượng “5 Hình tượng có miệng mà không nói;Có mắt mà chẳng thấy; Có tai mà không nghe; Có lỗ mũi mà chẳng ngửi;Có tay, nhưng không rờ rẫm; Có chân, nào biết bước đi;” Và khuyên chúng ta: “Hỡi các người kính sợ Đức Giê-hô-va, hãy nhờ cậy nơi Giê-hô-va: Ngài là sự tiếp trợ và cái khiên của họ. Đức Giê-hô-va đã nhớ đến chúng tôi: Ngài sẽ ban phước.” Đức Chúa Trời Đấng dựng nên muốn loài, Ngài muốn ban phước cho chúng ta.
Lu-ca 12:32 “Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ chi; vì Cha các ngươi đã bằng lòng cho các ngươi nước thiên đàng.” Ngài hứa đi cùng cuộc đời chúng ta. Ngài hứa ban cho chúng ta sự sống đời đời trong cõi vĩnh hằng.
Vua David một vì Vua nổi tiếng trong lịch sử Do Thái, Ông viết: “Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào, vì Chúa ở cùng tôi.” (Thi thiên 23: 4). Tôi tin chắc ai trong chúng ta cũng muốn có được phước nầy, là có ĐCT ở cùng mình.
II-Phước thứ 2: người được phước là sống hòa thuận, bình an với mọi người.
“Đừng đoán xét ai để các ngươi không bị đoán xét.” (Ma-thi-ơ 7:1). Lời KT phán “Vì mọi người đã phạm tội” vì phạm tội nên bản chất của con người là ganh tị, ganh ghét! Thấy người hơn mình thì tự nhiên thấy khó chịu hay tức tức làm sao ấy!
-Bản chất của con người ưa thích bàn chuyện người khác và quyết định tội của người, còn mình thì dễ dãi làm gì cũng được! Những điều nầy gây nên những mối bất hòa, đỗ vỡ, chiến tranh trong các mối liên hệ giữa người với người, Bản chất của con người là ưa trả đủa, lời Thánh kinh khuyên chúng ta:“Đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ.” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:15).
Một người được phước là người không lên án người khác, không ganh tị người khác. Người được phước là người không lấy ác trả ác, cứ chăm làm điều thiện… nhưng con người chúng ta không thể làm được những điều nầy cho đến khi chúng ta có ĐCT làm chủ cuộc đời chúng ta. Ngài sẽ biến đổi và giúp sức cho chúng ta làm được những điều mà chúng ta không bao giờ làm được. Chúa Giê-xu phán “Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.” (Giăng 15:5). Thánh Phao lô giài thích điều nầy trong thư ông gởi cho các tín hữu Hội thánh Ga-la-ti: “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: 23 Không có luật pháp nào cấm các sự đó” (Galati 5:22-23) Một người có những đặc tính nầy, sống với những điều nầy là người được phước vô cùng. Vì sao? Vì một người có tấm lòng yêu thương, có đời sống vui mừng, có tâm hồn bình an, có cách đối xử nhịn nhục, có nếp sống nhân từ, có khuôn mặt hiền lành, có cách làm việc trung tín, có lời nói mêm mại, có nếp sống tiết độ thì ai cũng thương mến. Ai cũng muốn gần người ấy, muốn giống người ấy. Đây là người được phước! Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn có được những điều trên!
III-Phước thứ 3: người đựơc phước là ngưởi biết ơn Đức Chúa Trời.
“Hỡi linh hồn ta Chớ quên các ân huệ của Ngài.”(Thi Thiên 103:2). Biết ơn Ngài. Chúng ta biết có ĐCT! Chúng ta muốn Ngài ở cùng! Chúng ta muốn sống hòa thuận, bình an với mọi người… những điều nầy rất tốt nhưng chưa đủ! Chúng ta phải bày tỏ lòng biết ơn Ngài.
-Có thể diễn giải cách đơn giản và dể hiểu về lòng biết ơn ĐCT? Thế nào là người con biết ơn cha mẹ? Một người làm buồn lòng cha mẹ, chối bỏ cha mẹ, làm những điều ác … rồi người đó cứ cố gắng làm những điều tốt đẹp cho cha mẹ như mua quà gởi, cho tiền, cho xe…đăng báo chúc mừng sinh nhật, gặp ai cũng khoe cha, mẹ tôi giáu có, tốt đẹp lắm… Cha mẹ có vui không? Không! Điều cha mẹ muốn là con phải nhận biết con đã sống và làm những điều sai lầm, rồi phải từ bỏ những điều sai phạm ấy…muốn sống đời sống tốt đẹp, từ đây muốn sẽ sống theo lời dạy của cha mẹ và nhận biết những điều cha mẹ làm cho mình. Đây chính là lòng biết ơn!
ĐCT là Cha của chúng ta, Ngài muốn chúng ta biết ơn Ngài qua việc nhận biết tình thương của Ngài dành cho chúng ta. Biết những tội lỗi của chúng ta đã làm, ăn năn trở lại với Ngài. Ngài muốn chúng ta thờ phượng Ngài bằng tấm lòng chân thành, bằng cuộc đời bày tỏ tình thương của Ngài cho người chung quanh.
-Thánh Phao lô trước khi biết Chúa, ông tưởng mình là người tốt, đạo đức vô cùng. Nhưng khi biết Chúa, ông nói: “Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta, ta ngày trước vốn là người phạm thượng, hay bắt bớ, hung bạo, nhưng ta đã đội ơn thương xót, vì ta đã làm những sự đó đương lúc ta ngu muội chưa tin.” (I Ti-mô-thê 1:12-13)
KẾT LUẬN
Chữ phước trong tiếng Hoa (Fu), Phước có nghĩa là người hạnh phúc, tiền vô nhiều và thành công. Chữ Fu được hình thành bỡi 4 hình chữ: ĐCT, 1 người đàn ông, giữa cánh đồng và cái miệng. Có nghĩa là ĐCT dựng nên Adam, đặt để ông cai quản muôn loài trong cánh đồng và môi miệng ông tương giao với Ngài (Thờ phượng Ngài). (Xem hình)
Như vậy, người được phước là người có ĐCT ở cạnh cuộc đời hay đặt ĐCT đi trước cuộc đời mình. Lời Kinh thánh chép trong Thi-thiên 146:5 “Phước cho người nào có Đức Chúa Trời của Gia cốp giúp đỡ mình, Để lòng trông cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình!
-Nếu chúng ta tin vào những con số của toán học, chúng ta thấy ĐCT bày tỏ chính Ngài trong KT. Trung tâm của quyển KT là sách Thi thiên đọan 119 là đoạn KT dài nhất với 176 câu. Trước đoạn 119 là đoạn 117 (đoạn KT ngắn nhất trong KT chỉ có 2 câu); giữa 2 đoạn nầy là đoạn 118 và ngay câu số 8: “Thà nương náu mình nơi Đức Giê-hô-va. Còn hơn tin cậy loài người.” (TT 118:8). Lời ĐCT bảo chúng ta hãy đặt cuộc đời mình trong Chúa thì chúng ta được phước!
-Trở lại chữ FU (Phước), hôm nay, ĐCT muốn quý thân hữu quý mến của chúng tôi nhận được những phước hạnh thật sự từ Ngài ban bằng cách: miệng quý vị tuyên xưng danh Ngài, thờ phượng Ngài. Ngài phán: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.” (Rô-ma 10:9)
-Hôm nay, trong ngày đầu năm mới, ĐCT muốn những tín hữu là con dân Ngài tái cam kết đặt Chúa đi trước cuộc đời mình. Tái cam kết sẽ hết lòng tìm biết Chúa trong mọi vấn đề của cuộc sống. Tái cam kết sẽ hết lòng phục vụ Ngài và như vậy, chúng ta sẽ tiếp tục nhận được những phước lành trong năm mới nầy.
Xuân nhâm Thìn 2012.