(Goodnews)
Giăng 2:1-11
“Cách ba ngày sau, có đám cưới tại thành Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, và mẹ Đức Chúa Jêsus có tại đó. Đức Chúa Jêsus cũng được mời đến dự đám với môn đồ Ngài. Vừa khi thiếu rượu, mẹ Đức Chúa Jêsus nói với Ngài rằng: Người ta không có rượu nữa. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi đàn bà kia, ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ ta chưa đến. Mẹ Ngài nói với những kẻ hầu bàn rằng: Người biểu chi, hãy vâng theo cả. Vả, tại đó có sáu cái ché đá, định dùng về sự rửa sạch cho người Giu-đa, mỗi cái chứa hai ba lường nước. Đức Chúa Jêsus biểu họ rằng: Hãy đổ nước đầy những ché nầy; thì họ đổ đầy tới miệng. Ngài bèn phán rằng: Bây giờ hãy múc đi, đem cho kẻ coi tiệc. Họ bèn đem cho. Lúc kẻ coi tiệc nếm nước đã biến thành rượu (vả, người không biết rượu nầy đến bởi đâu, còn những kẻ hầu bàn có múc nước thì biết rõ), bèn gọi chàng rể, mà nói rằng: Mọi người đều đãi rượu ngon trước, sau khi người ta uống nhiều rồi, thì kế đến rượu vừa vừa. Còn ngươi, ngươi lại giữ rượu ngon đến bây giờ. Ấy là tại Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, mà Đức Chúa Jêsus làm phép lạ thứ nhất, và tỏ bày sự vinh hiển của mình như vậy; môn đồ bèn tin Ngài.”
Một trong những câu hỏi thách thức nhất cho cuộc sống của con người đó là câu hỏi "Có Thượng Đế hay Đấng Tối Cao nào không?" Và nếu có thì "Ngài là ai?" Thường thì trong chúng ta dù là người lương hay là người có đạo đi nữa cũng đã có một khái niệm về Thượng Đế, một Đấng Tạo Hóa tối cao đã dựng nên muôn loài và muôn vật. Lý do là vì trong tâm tư, tấm lòng của mỗi người chúng ta đã in sâu định luật "Gieo Nhân Lãnh Quả" (Law of Cause & Effect), có nghĩa là chúng ta nhận biết rằng: mọi "kết qủa" nào xẩy đến đều bắt nguồn từ một "nguyên nhân" nào đó đã gây nên. Khi chúng ta nhìn lên một bầu trời vũ trụ bao la, các vì sao, tinh tú, khi nhìn vào không trung thấy trái đất vận chuyển xoay vần một cách thứ tự và lạ lùng, khi nhìn vào thân thể tinh vi của con người thì tự lương tâm của nhiều người nhận biết những điều này không thể nào là chuyện ngẫu nhiên mà đến được, nhưng chắc chắn phải đã được dựng nên bởi một Đấng Tối Cao nào đó đang quan phòng và điều khiển. Theo nguồn gốc của "Thuyết tiến hóa," một số người cho rằng mọi vật đến từ "một sự bùng nổ" (tiếng Anh là “Big Bang”) từ lúc ban đầu nào đó, nhưng nếu hỏi cái "lực" ở đâu đã làm cho nó bùng nổ thì vẫn là câu hỏi nữa ở trong một câu trả lời. Như vậy “Thuyết Tiến Hóa” này đã không đủ để trả lời và đáp ứng định luật "Nhân qủa." "Trời, đất và người" là 3 điều hiện hữu thật sự, nhưng câu hỏi là Ai đã dựng nên 3 thứ này từ nguyên thủy?
1) Đối với người Việt Nam thì từ xưa chúng ta đã có khái niệm về Đấng Sáng Tạo qua biết bao nhiêu đời và đặt tên cho Đấng đó là "Ông Trời/Ông Thiên." Người Việt chúng ta quá quen thuộc với những khái niệm như "Thiên sinh vạn vật” và "Trời sinh voi sinh cỏ"; "Thuận Thiên gĩa tồn, nghịch Thiên giã vong" có nghĩa là ai "thuận theo ý Trời thì còn tồn tại, còn nghịch với lòng Ngài thì chắc chắn sẽ bị hư vong, diệt mất mà thôi;” “Trời cho ai nấy hưởng, Trời kêu ai nấy dạ; Sống nhờ Trời, còn khi chết thì về chầu Trời." Chúng ta tin rằng ông Trời là Đấng cầm quyền cả vũ trụ và điều khiển chính cả sự sống của loài người, vì thế người ta mới có câu: "Muôn sự tại nhân, nhưng thành sự tại Thiên" là vậy.
2) Người Hy-lạp hồi xưa cũng vậy tuy không biết Ngài là ai, nhưng cũng có một danh từ riêng cho Đấng Tạo Hóa, gọi là "Logos," là Đấng bắt nguồn của mọi sự.
3) Người Do Thái gọi Đấng Sáng Tạo là Đức Giêhôva, nghĩa là Ngài là Đấng quyền năng tự có và hằng có đời đời.
4) Còn người có đạo bây giờ thì gọi Đấng đó một danh xưng đặc biệt, giống như người Việt-nam chúng ta, đó là Đức Chúa Trời. Như vậy chúng ta thấy rõ, ai nấy đều đã có một khái niệm phổ quát và một niềm tin căn bản về Đấng Sáng Tạo.
I. Đức Chúa Trời là Ai? (Who is God?)
Trả lời câu hỏi thứ nhất về sự hiện hữu của Thượng Đế thiết nghĩ là một câu hỏi khó, nhưng có thể trả lời được vì những bằng cớ sờ sờ trước mắt chúng ta, nhưng một câu hỏi còn khó trả lời hơn nữa đó là nếu Ngài có thật thì Ông Trời, Đức Giêhôva, hay Đức Chúa Trời là ai? Một số người tin rằng Đấng Sáng Tạo có thật, nhưng cùng một lúc nghĩ rằng Ngài rất vĩ đại và cao xa nên loài người không thể làm sao hiểu được Ngài. Một câu hỏi đặt ngược lại, đó là: "Nếu Đức Chúa Trời, Thượng Đế là Đấng Tối Cao toàn năng, vĩ đại đã dựng nên vũ trụ bao la này, mà không thể bày tỏ cho loài người hiểu được chính Ngài là ai, thì thật Ngài có phải là Đấng toàn năng vĩ đại được chăng?” Đây là một trong những đặc điểm, nếu khách quan mà suy xét, thì thấy đạo của Chúa Giê-xu thật là có lý, vì đạo Cơ Đốc ý thức rằng con người chúng ta là giới hạn thì không thể nào hiểu được Đức Chúa Trời vô hạn được. Vì lý do đó mà chính Đấng Sáng Tạo vô hạn đã bằng lòng bị giới hạn lại, trở nên người để cho chúng ta thông hiểu được Ngài. Tôi còn nhớ một câu chuyện về một vị thi sĩ có lần đang ngồi trước cửa sổ, trong khi ngoài trời giông bão có nước cuốn chảy mạnh. Nhà thi thơ này thấy có một miếng gỗ trôi trên dòng nước và trên miếng gỗ đó có một đàn kiến đang chạy lăng xoăng. Nhà thơ nẩy ý và muốn sáng tác một bài thơ diễn tả tâm trạng bàng hoàng của những con kiến đó, nhưng ông ngồi hoài bên cửa sổ mà không phát ra được một câu nào. Cuối cùng nhà thơ mới thốt lên một lời: "Làm sao ta có thể diễn tả được tấm lòng bâng khuân, lo sợ của những con kiến kia, nếu trước hết chính ta chưa trở thành một trong những con kiến bò trên khúc gỗ đó?" Đức Chúa Trời là Đấng tối cao và vô hạn, không bị ràng buộc trong thời gian, không gian hoặc bởi vật chất; Còn chúng ta ngược lại là những con người hữu hạn, bị ràng buộc trong khung của sự sanh ra và sự chết thì làm sao chúng ta tìm biết được Ngài là ai. Chỉ ngoại trừ khi chính Ngài bằng lòng bị giới hạn, trở nên người giống như mỗi chúng ta, đến gần với loài người, nói cùng ngôn ngữ của loài người, và tương giao với chúng ta.
Sự mầu nhiệm này đã được ứng nghiệm và xâỷ ra cách đây hơn 2,000 năm, khi một đứa bé mang tên Giê-xu, là Đấng độc nhất vô nhị, sau này tự xưng mình là Đấng Sáng Tạo, đã từ trời giáng thế, mặc lấy da thịt loài người y như mỗi chúng ta. Thật ra ai trong chúng ta cũng có thể tự xưng mình là Đấng Sáng Tạo được, nhưng có những bằng cớ chính đáng nào để làm chứng cho những lời mình tự xưng là sự thật không, mới là đáng nói, phải không? Tuần qua, tôi đi học một lớp để được huấn luyện trở thành những người biết cách kiểm tra hay gọi là thanh tra (auditor) cho những công ty để xem coi họ có đang phù hợp, đáp ứng với tất cả những điều luật của tiểu bang và liên bang đã định ra không? Trong 5 ngày học, trong đó đã có 2 ngày vị giáo viên chỉ dạy cách thực tế làm sao tìm được những chứng cớ (evidences) rõ ràng khi vào kiểm tra những công xưởng, qua cách nói chuyện, tra vấn, kiểm soát sổ sách, và phỏng vấn những người làm việc trong hãng đó. Điều tối quan trọng nhất để một người thanh tra có thể kết luận rằng một công ty có đang đi theo hay không phù hợp với những điều luật của chính phủ đó là dựa trên những chứng cớ rõ ràng nào mà đã tìm được trong lúc kiểm kê. Như vậy câu hỏi đáng cho các chúng ta tìm câu trả lời, đó là "làm sao biết Chúa Giê-xu thật là Đấng đó, y như Ngài đã tự xưng về mình với những chứng cớ ở đâu? Có tối thiểu 3 bằng cớ chính mà chúng ta thấy rõ qua đời sống của Chúa Giê-xu:
1) Một trong những bằng cớ đó là thời điểm khi Chúa Giê-xu giáng thế vào đời. Trong lịch sử loài người chưa có ai sanh ra đời mà đã thay đổi "điểm tựa, móc nối" của thời gian như khi Chúa Giê-xu đến. Kinh Thánh không phải là một cuốn sách lịch sử, nhưng chính lịch sử của Kinh Thánh đã chứng minh khi Chúa Giê-xu sanh ra đời Ngài bắt đầu một niên kỷ mới (A.D.) và ngày nay lịch trình sinh sống của thế giới đều đã phải lệ thuộc ở nó, phải không?
2) Chứng cớ thứ hai là những lời Chúa Giê-xu đã tự xưng về chính mình, mà chưa có một ai trên thế giới đã mạnh dạn đứng lên dám tự xưng như vậy. Trong sách Tin Lành Giăng 10:30 có chép lời Chúa Giê-xu đã một lần tuyên bố: "Ta với Cha là một" có nghĩa là chính Ngài cũng là Đức Chúa Trời trong da thịt loài người. Ai thấy Chúa Giê-xu là thấy Đức Chúa Trời, ai tin Chúa Giê-xu là tin Đức Chúa Trời. Thêm nữa trong Giăng 1:14 có chép Chúa Giê-xu là Con một của Đức Chúa Trời, khải thị trọn vẹn về thần tính và sự vinh hiển của Đấng Sáng Tạo – “Ngôi Lời (logos) đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.” Trong Giăng 8:58-59 - Chúa Giê-xu đã dám nói "Trước khi tổ phụ người do thái là Ápbraham sanh ra đời thì đã có Ngài.” Làm sao chuyện này có thật được? Chỉ có một giải đáp mà thôi, đó là vì Chúa Giê-xu mang thần tính tự hữu và hằng hữu của Đức Chúa Trời tự có và hằng có đời đời.
3) Một khía cạnh nữa để thấy rõ được chính Ngài là Đấng Sáng Tạo, như Ngài đã tự xưng đó là những hành động, việc làm Chúa Giê-xu đã làm khi còn ở trên trần thế này. Một trong những điều Chúa Giê-xu đã nhiều lần làm để chứng tỏ thần quyền của Ngài đó là qua những phép lạ.
II. Phép Lạ Hóa Nước thành Rượu (The miracle of changing water to wine)
Trong sách Kinh Thánh có ghi chép lại tất cả 34 phép lạ Chúa Giê-xu đã làm, trong khoãng 3 năm rưỡi đi giảng đạo. Đương nhiên Chúa làm nhiều phép lạ hơn nữa, nhưng các môn đồ chỉ có thể ghi chép lại những phép lạ này thôi. Những phép lạ này liên quan đến 4 khu vực chính: 1) Chữa tất cả các bệnh tật, 2) Điều khiển cả thiên nhiên, 3) Quyền năng ở trên quyền lực của thế giới ma quỉ và satan, và 4) Làm cho người chết sống lại. Trong 34 phép lạ này thì trong sách Tin Lành Giăng (là một trong 4 sách viết về cuộc đời của Chúa Giê-xu) chỉ ghi chép lại có 7 phép lạ của Chúa Giê-xu đã làm mà thôi. Tại sao? Ai học biết Kinh Thánh lâu năm thì ý thức được con số "7" là một con số rất quan trọng và mầu nhiệm, thường biểu hiệu cho "sự trọn vẹn." Chẳng hạn như Kinh Thánh Cựu Ước có chép khi Đức Chúa Trời dựng nên trời đất trong 6 ngày và nghỉ ngơi trong ngày thứ 7th, vì mọi sự dựng nên đã xong và trọn vẹn, vì thế ngày hôm nay mỗi tuần lễ chúng ta có 7 ngày là vậy. Sứ đồ Giăng dùng chỉ 7 phép lạ để làm dấu chứng trọn vẹn về thần tính của Chúa Giê-xu chính là Con của Đức Chúa Trời và cũng chính là Đức Chúa Trời đang mặc thể trọn vẹn trong xác thịt loài người. Không phải ngẫu nhiên hay theo sự xếp đặt thứ tự thôi, Giăng chỉ nói đến 7 phép lạ
đây là 7 dấu mà ông muốn bày tỏ chính Chúa Giê-xu là ai.
Chúng ta không có đủ thì giờ để xem qua hết 7 phép lạ mà sứ đồ Giăng đã ghi chép lại. Hôm nay chỉ suy gẫm phép lạ đầu tiên mà Chúa Giê-xu đã “hoá nước thành rượu" khi Ngài bắt đầu đi ra giảng đạo về nước thiên đàng. Như đã nói, khi Giăng ghi chép lại những phép lạ của Chúa Giê-xu, ông muốn dùng để bày tỏ thần tánh của Chúa Giê-xu. Như vậy phép lạ đầu tiên "hoá nước thành rượu" này có "dấu" gì về Chúa Giê-xu mà Giăng muốn mọi người đọc và nghe hiểu được? Muốn hiểu dấu của phép lạ này, chúng ta cần chú ý thứ nhất đến cái cơ hội, và môi trường mà Chúa Giê-xu đã làm phép lạ đầu tiên này là ở đâu? Kinh Thánh chép rõ, Chúa Giê-xu làm phép lạ đầu tiên này ở tại một bữa tiệc cưới, chứ không tại một nhà xác hay bữa đám tang! Có ai trong chúng ta chưa bao giờ đi dự một buổi đám cưới nào không? Khi nói đến đám cưới chúng ta nghĩ ngay đến điều gì mà khác hẳn với đám tang? Sự nhộn nhịp và vui mừng, chứ không có ai khóc lóc kêu rêu thảm thiết (Có lẽ chỉ những cha mẹ phải rời con gái cho đi lấy chồng mà thôi!) Phép lạ đầu tiên này trước hết Giăng muốn làm dấu cho người đọc biết Chúa Giê-xu là sự khởi đầu của một “Tin Vui” đến cho nhân loại. Vì thế đạo của Chúa Giê-xu (Christianity) có một danh từ đặc biệt gọi là đạo Tin Lành (Gospel hay Goodnews). Đây không có nghĩa là dậy người ta "làm lành tránh dữ," nhưng là một tin tức, tin vui tốt lành mà Cứu Chúa Giê-xu đem đến cho nhân loại!
Chúa Giê-xu đã đem đến tin vui gì cho nhận laọi mà Giăng muốn nói ở đây? Có phải là sự chè chén say sưa cả tuần lễ trong đám cưới này không? Trong đám cưới thời đó theo phong tục của người do thái thì người ta có thể đãi tiệc đến 7 ngày và rượu nho là một trong những điều quan trọng trong những bữa tiệc để mọi người chung vui với nhau. Nhưng chẳng may là ngay giữa bữa tiệc cưới, gia đình đãi tiệc bị hết rượu nho, có lẽ vì đã mời quá nhiều khách mà không sửa soạn kỹ càng. Vấn đề hết rượu thời đó là một điều xấu hổ cho gia đình nào đãi tiệc. Họ có thể bị chê bai của khách và ảnh hưởng lâu dài cho đến hạnh phúc của đôi vợ chồng mới đó. Rượu hết một cách bất ngờ, và lúc đó không có còn có chỗ nào để mua cho kịp được nữa. Đây là một xui xẻo cho gia đình đó mà có thể làm cho một đám cưới đang vui trở thành một bữa tiệc buồn. Người chủ tiệc lúc đó chắc lo lắng bối rối lắm, không biết cách nào để xoay sở nữa. Khi Chúa Giê-xu biết được thì Ngài đã ra tay làm phép lạ, cứu giúp họ. Trong câu 6-7, Chúa Giê-xu bảo những đầy tớ đổ nước đầy tới miệng vào 6 cái ché đá (gọi là lu chứa khoãng 150 gallon nước) gần đó mà người ta dùng trong việc rửa tay và tinh sạch. Những người đầy tớ này vâng lời làm theo y như Chúa đã bảo. Sau đó, Chúa Giê-xu đã làm phép lạ "hoá nước trong những lu này thành rượu ngon" và bảo những người đầy tớ đem rượu đó đến cho người chủ tiệc nếm. Sau khi người chủ tiệc nếm rồi thì lấy làm ngạc nhiên vì không biết rượu ngon này ở đâu mà có, mà còn ngon hơn rượu họ đã đãi trước đó. Bởi vì Chúa Giê-xu làm phép lạ hóa nước thành rượu trong bữa tiệc đó mà cuộc vui được tiếp tục và gia đình đó được cứu thoát khỏi những lời chê bai, sự xấu hổ trong ngày tiệc cưới đó. Hay nói cách khác, Chúa Giê-xu đã đến dự và đem lại một niềm vui cho buổi tiệc cưới!
III. Dấu của Phép Lạ (The sign of this miracle)
Bữa tiệc cưới này trước hết ám chỉ cuộc đời phù du chóng qua, cuộc vui chóng tàn của mỗi người chúng ta. Những lu nước rửa tay trống rỗng, giống như cuộc sống thiếu ý nghĩa, thiếu mục đích. Lý do cuộc sống con người này thiếu ý nghĩa là vì hậu quả của tội lỗi mà mọi người đều đã phạm. Trong Rôma 5:12 có chép cội rễ của tội lỗi đến từ tổ phụ loài người đã một lần nghịch lại lời của Đức Chúa Trời và “hạt giống của tội lỗi” đã truyền lan qua mỗi người chúng ta. Trong sách Sáng Thế Ký có chép, lúc ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất. Ngài dựng nên vũ trụ bao la và kể cả tổ phụ ông bà của chúng ta một cách vẹn toàn, vô tội trong vườn Êđen. Nhưng trong cảnh vườn ban đầu đó, tổ phụ của loài người đã tự ý phạm tội, nghịch cùng Ngài, và loài người từ ngày đó đã bị "phân rẽ" khỏi Chúa, và cũng từ đó sanh ra dòng dõi tội nhân, lây đến mỗi người chúng ta ngày nay. Trong Rôma 6:23 chép tiếp, tội lỗi cướp mất niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống loài người, vì tiền công của tội lỗi dẫn con người đến sự chết đời đời. Vì thế, trên đời này, không có nỗi buồn nào bằng khi chúng ta đối diện với sự chết, chờ ngày phán xét.
Nhưng vì Đức Chúa Trời quá yêu thương nhân loại lầm than trong tội lỗi, Ngài đã sai chính Con một của Ngài từ trời đến chịu chết thay thế và chuộc tội cho nhân loại và điều này đem lại một niềm vui cho nhân loại! Trong 1 Giăng 4:9 có chép rõ: “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều này: ‘Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, để chúng ta nhờ Con được sống." Con ấy chính là Chúa Giê-xu và đó là một Tin Vui! Như Chúa Giê-xu đã "hoá nước thành rượu" trong bữa tiệc cưới, đem lại niềm vui cho mọi người để chứng tỏ rằng Ngài có thể cất đi những sự lo sợ, đe dọa của sự chết và đem lại một niềm vui, sự bình an cho chúng ta, bằng cách Ngài đã chịu chết trên thập tự gía, chuộc và xóa tội cho chúng ta bởi chính huyết của Ngài, để làm chúng ta được trở nên công bình mà xứng đáng được vào nước thiên đàng một ngày. Trong Thánh Ca của người Báptít có bài số 182 với tựa đề: "Jesus paid it all! (Christ trả xong tội lỗi) để nói lên quyền năng của sự cứu chuộc. Bao nhiêu món nợ tội lỗi của chúng ta, Chúa Giê-xu đã gánh hết trên thập tự gía, thì không vui sao được? Trong sách Mathiơ 4:16 diễn tả cả thế gian vui mừng là vì họ đang ngồi trong nơi tối tăm (bóng sự chết) thì nay thấy được "ánh sáng" đó chính là khi Đấng Cứu Chuộc đã đến để giải cứu họ ra khỏi bản án của sự chết đời đời và dẫn con người trở về với chính Đức Chúa Trời. Sự hiểu lầm của nhiều người nghĩ rằng Chúa Giê-xu đến để chất lên vai mình thêm một gánh nặng của tôn giáo, nhưng lẽ thật là Ngài đến để cất đi gánh nặng tội lỗi của chúng ta và giải thóat chúng ta ra khỏi sự chết đời đời cùng ban cho chúng ta một con đường dẫn đến nước thiên đàng.
IV. Vâng Lời Chúạ (Obey Jesus)
Chúng ta cũng thấy rõ trong phép lạ này một lẽ thật nữa, đó là điều kiện gặt hái được sự vui mừng trong bữa tiệc cưới qua sự vâng lời Chúa. Nếu những người đầy tớ không chịu tin và vâng lời đổ nước vào những cái lu trống thì thử hỏi bữa tiệc cưới đó có tiếp tục vui được không? Tại sao Chúa Giê-xu không nháy mắt hay phán một lời là có rượu được rồi, mắc công chi sai những người đầy tớ? Lý do là vì Chúa muốn mỗi người chúng ta có sự tự do chọn lựa, tin hoặc từ chối Ngài để nhận được sự vui mừng hay không.
Bạn có sẽ chọn tin Chúa Giê-xu không, sau khi đã nghe chứng cớ này về Ngài? Bạn có muốn tìm được một niềm vui, sự bình an, hy vọng thật cho cuộc sống này không? Hãy bắt chước những đầy tớ mà vâng lời tiếp Chúa Giê-xu vào lòng mình ngay hôm nay. Chúa Giê-xu đến không chồng chất trên lưng bạn thêm một gánh nặng của tôn giáo nữa đâu, nhưng ban cho bạn sự yên nghỉ, một niềm vui lớn, miễn là bạn bằng lòng tin nhận Ngài. Trong Mathiơ 11:28 có chép lời Chúa mời gọi bạn như sau: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta cho sẽ cho ngươi được yên nghỉ." Bạn có muốn được niềm vui và sự yên nghỉ này không? Bạn có muốn Chúa Giê-xu sẽ biến mọi bất an trong lòng mình thành bình an không? Bạn có muốn “biến” mọi tuyệt vọng thành hy vọng không, mọi nỗi lo âu bối rối, những trống vắng trong cuộc sống thành vui mừng không? Hãy tin nhận Chúa Giê-xu, “đổ nước vào lu trống,” vì chính Ngài đã vào đời để đem đến cho chúng ta một niềm vui, một tin vui thật. Amen!
-------------------- Lời Mời Gọi
Tôi có cơ hội xuống thành phố News Orelans, trung tâm ăn chơi của tiểu bang Louisiana. Đường phố thật đông người, không còn chỗ để lái xe, nhộn nhịp, người ta xe xua, nhạc kích động Jazz vang lên khắp nơi, ánh đèn của những nhà hàng nổi tiếng sáng chưng mời gọi khách hàng đổ tiền ra thưởng thức. Tôi tự hỏi, đây có thật là ý nghĩa của cuộc sống này không? Đây có phải là niềm vui thật cho cuộc sống này không? Cuộc sống con người chỉ có vậy thôi sao? Trong tâm tư, chúng ta biết rõ đây không phải là mục đích của đời sống được, vì cuộc vui chóng tàn, đời người là phù du, chóng qua, tối hôm nay vui chơi nhộn nhịp nhưng rồi ngày mai không biết mình sẽ đi đâu?
Niềm vui thật cho cuộc sống phải là tìm cho được "con đường" để quay trở về với Đấng đã sáng tạo nên mình. Ai có câu trả lời này đây? Ai là con đường cứu rỗi đó? Chúa Giê-xu đã đến và tự xưng chính Ngài là Con Đường, là chân lý, lẽ thật và sự sống để dẫn chúng ta trở về với Đức Chúa Trời. Chúa đến cất đi mọi gánh nặng do tội lỗi gây nên và bây giờ chúng ta không cần những nỗ lực, sự cố gắng của riêng mình nữa, nhưng chỉ cần một điều mà thôi đó là chọn tin vào Cứu Chúa Giê-xu. Bạn sẽ chọn gì sáng nay, tin gì về Chúa Giê-xu sáng nay sẽ định đoán số mệnh cả cuộc sống đời đời của bạn. Mong bạn chọn và tin Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Chuộc cho linh hồn mình ngay hôm nay.
Ngày mai ra sẽ thể nào thật không ai biết, có thể đây là lần cuối bạn nghe được tin vui này; cũng có thể là lần cuối tôi có cơ hội chia xẻ với bạn Tin mừng này. Ai biết được ngày mai sẽ ra thể nào? Cơ hội tốt chỉ là cơ hội đến cho ngày hôm nay mà thôi! Như vậy sao còn chần chờ, sao bạn còn lưỡng lự, hãy tin nhận Cứu Chúa Giê-xu ngay hôm nay. Sự cứu rỗi chẳng bao giờ là ngày mai cả, nhưng "hôm nay" là ngày cứu rỗi, là thì thuận tiện! Cứu Chúa Giê-xu đang mở rộng vòng tay, đón mời bạn!
Goodnews
John 2:1-11
“On the third day there was a wedding in Cana of Galilee, and the mother of Jesus was there; and both Jesus and His disciples were invited to the wedding. When the wine ran out, the mother of Jesus said to Him, “They have no wine.” And Jesus said to her, “Woman, what does that have to do with us? My hour has not yet come.” His mother said to the servants, “Whatever He says to you, do it.” Now there were six stone waterpots set there for the Jewish custom of purification, containing twenty or thirty gallons each. Jesus said to them, “Fill the waterpots with water.” So they filled them up to the brim. And He said to them, “Draw some out now and take it to the headwaiter.” So they took it to him. When the headwaiter tasted the water which had become wine, and did not know where it came from (but the servants who had drawn the water knew), the headwaiter called the bridegroom, and said to him, “Every man serves the good wine first, and when the people have drunk freely, then he serves the poorer wine; but you have kept the good wine until now.” This beginning of His signs Jesus did in Cana of Galilee, and manifested His glory, and His disciples believed in Him.”
One of the biggest questions is "Does God exist? And if God does exist, then Who is He?" Heaven, earth, and man are real, but Who creates all these things from the beginning? Based on the common view of the Law of Cause & Effect, most of us believe the existence of a great Creator. Evolution with the "big bang theory" cannot satisfy the law of Cause & Effect, because it cannot answer the question where was the "force" in the beginning that caused the first explosion.
But the question still Who is God? If God is so great but cannot reveal Himself for us to understand Him, then He is not that great after all. The Bible clearly shows that God was incarnated in the Person of Christ Jesus. What are some of the evidences that Jesus is Who He claimed to be? First, when Jesus came to the world, He changed the world time. Secondly, His claims were proven by His miracles recorded in the Bible. Remember Jesus' miracles are not just to help our faith but signs that point to His own deity. The first miracle of turning water to wine that the apostle John wanted the readers to understand about the reason Jesus came into the world was to bring a Goodnews to all mankind. The true and deep meaning of this Goodnews was not the turning of water to wine, but the transformation of sinners into children of God by Jesus, the Son of God. Jesus came into the world to shed His blood on the cross to accomplish this work and to redeem us back to God, and that is Goodnews.
Another truth about this miracle was the obedience of the servants. If these servants did not obey Jesus to pour water into the six empty jars that day, then would the happy wedding continue? Jesus once promised: “Come to Me, all who are weary and heavy-laden, and I will give you rest.” What happens if you obey this very promise of Jesus? You will receive rest one day eternally in heaven. What if you disobey and reject this promise? There is no joy.