Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 35

Nhớ Ơn Chúa Cách Thực Tế

(How to Express Your Gratitude to God)

1 Samuên 1 & 2:1-10

www.vietnamesehope.org

 

Xưa tại Ra-ma-tha-im-xô-phim, có một người quê ở núi Ép-ra-im, tên là Ên-ca-na, con trai của Giê-rô-ham, cháu của Ê-li-hu, chắt của Tô-hu, chít của Xu-phơ, người Ép-ra-im; 2 Ên-ca-na có hai vợ, người này tên là An-ne, và người kia tên là Phê-ni-na. Phê-ni-na có con, còn An-ne không có. 3 Mỗi năm, Ên-ca-na ở thành mình đi lên Si-lô đặng thờ phượng Đức Giê-hô-va vạn quân, và dâng của tế lễ cho Ngài; tại Si-lô có hai con trai của Hê-li, và Hốp-ni và Phi-nê-a, thầy tế lễ của Đức Giê-hô-va. 4 Đến ngày Ên-ca-na dâng tế lễ, thì chia của lễ ra từng phần ban cho Phê-ni-na, vợ mình, và cho các con trai và con gái mình. 5 Nhưng người lại ban cho An-ne một phần bằng hai, vì người thương nàng, dẫu rằng Đức Giê-hô-va khiến cho nàng son sẻ. 6 Kẻ phân bì nàng khôn xiết trêu ghẹo nàng, để giục nàng lằm bằm vì Đức Giê-hô-va đã khiến nàng son sẻ. 7 Từ năm nầy đến năm kia, mỗi khi nàng đi lên đền Đức Giê-hô-va, chồng đãi nàng như vậy, còn Phê-ni-na cứ trêu ghẹo nàng; An-ne khóc và không ăn. 8 Ên-ca-na, chồng nàng, nói rằng: Hỡi An-ne, sao nàng khóc? Cớ sao không ăn và lòng buồn bực dường ấy? Ta há chẳng đáng cho nàng hơn mười đứa con trai ư? 9 Sau khi người ta đã ăn uống tại Si-lô rồi, An-ne bèn đứng dậy; lúc ấy Hê-li, thầy tế lễ, đang ngồi trên một cái ghế gần bên cửa của đền Đức Giê-hô-va. 10 An-ne lấy làm sầu khổ trong lòng, vừa cầu khẩn Đức Giê-hô-va, vừa tuôn tràn giọt lệ. 11 Nàng hứa nguyện rằng: Ôi, Đức Giê-hô-va của vạn quân, nếu Ngài đoái xem nỗi sầu khổ của con đòi Ngài, nhớ lại nó chẳng quên, và ban cho con đòi Ngài một đứa trai, thì tôi sẽ phú dâng nó trọn đời cho Đức Giê-hô-va, và dao cạo sẽ chẳng đưa ngang qua đầu nó. 12 Vì nàng cầu nguyện lâu dài trước mặt Đức Giê-hô-va, Hê-li chăm xem miệng nàng; 13 vả, An-ne nói trong lòng, chỉ nhóp nhép miệng mà thôi, không có ai nghe tiếng nàng; nên Hê-li tưởng nàng say, 14 bèn hỏi rằng: Chừng nào nàng mới hết say? Hãy đi giã rượu đi. 15 An-ne thưa rằng: Chẳng phải vậy, chúa; tôi vốn một đàn bà có lòng buồn bực, chẳng uống rượu hay là vật gì uống say; nhưng tôi giãi bày lòng tôi ra trước mặt Đức Giê-hô-va. 16 Chớ tưởng con đòi của ông là một người đàn bà gian ác; vì nỗi đau đớn và ưu phiền quá độ của tôi bắt tôi phải nói đến bây giờ. 17 Hê-li bèn tiếp rằng: Hãy đi bình yên, nguyện Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên nhậm lời nàng đã cầu xin cùng Ngài! 18 Nàng thưa rằng: Nguyện con đòi ông được ơn trước mắt ông! Đoạn, người nữ lui ra, ăn, và nét mặt nàng chẳng còn ra ưu sầu nữa. 19 Qua ngày sau vợ chồng dậy sớm, thờ lạy trước mặt Đức Giê-hô-va, đoạn trở về nhà mình tại Ra-ma. Ên-ca-na ăn ở cùng An-ne, là vợ mình; Đức Giê-hô-va bèn nhớ đến nàng. 20 Đang trong năm, An-ne thọ thai và sanh một con trai, đặt tên là Sa-mu-ên, mà nói rằng: Tôi đã cầu xin nó nơi Đức Giê-hô-va. 21 Ên-ca-na, chồng nàng, và cả nhà người đi lên đặng dâng cho Đức Giê-hô-va của lễ hằng năm và làm xong sự hứa nguyện mình. 22 Nhưng An-ne không đi lên, vì nói cùng chồng nàng rằng: Khi đứa trẻ dứt sữa, tôi sẽ dẫn nó lên, để nó ra mắt Đức Giê-hô-va, và ở đó luôn luôn. 23 Ên-ca-na, chồng nàng, đáp rằng: Hãy làm theo ý nàng cho là phải, ở lại đây cho đến chừng nàng dứt sữa nó. Chỉn nguyện Đức Giê-hô-va làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài! Vậy, nàng ở lại nhà, cho con bú đến lúc dứt sữa. 24 Vừa khi dứt sữa, nàng bèn dẫn nó theo mình đến đền của Đức Giê-hô-va tại Si-lô, cùng đem theo ba con bò đực, một Ê-pha bột mì, và một bầu rượu. Đứa trẻ hãy còn nhỏ lắm. 25 Họ giết con bò đực, rồi dẫn đứa trẻ đến Hê-li. 26 Nàng bèn nói cùng người rằng: Xin lỗi, chúa! xưa có người đàn bà đứng tại đây, gần bên ông, đặng cầu khẩn Đức Giê-hô-va, tôi chỉ sanh mạng ông mà thề rằng tôi là người đó. 27 Ấy vì đứa trẻ nầy mà tôi cầu nguyện. Đức Giê-hô-va đã nhậm lời tôi đã cầu xin cùng Ngài. 28 Vì vậy, tôi cũng dâng nó cho Đức Giê-hô-va; tôi cho Đức Giê-hô-va mượn nó trọn đời nó. Đoạn mẹ con đều thờ lạy tại đó trước mặt Đức Giê-hô-va.”

 

(There was a certain man from Ramathaim, a Zuphite from the hill country of Ephraim, whose name was Elkanah son of Jeroham, the son of Elihu, the son of Tohu, the son of Zuph, an Ephraimite. 2 He had two wives; one was called Hannah and the other Peninnah. Peninnah had children, but Hannah had none. 3 Year after year this man went up from his town to worship and sacrifice to the Lord Almighty at Shiloh, where Hophni and Phinehas, the two sons of Eli, were priests of the Lord. 4 Whenever the day came for Elkanah to sacrifice, he would give portions of the meat to his wife Peninnah and to all her sons and daughters. 5 But to Hannah he gave a double portion because he loved her, and the Lord had closed her womb. 6 Because the Lord had closed Hannah’s womb, her rival kept provoking her in order to irritate her. 7 This went on year after year. Whenever Hannah went up to the house of the Lord, her rival provoked her till she wept and would not eat. 8 Her husband Elkanah would say to her, “Hannah, why are you weeping? Why don’t you eat? Why are you downhearted? Don’t I mean more to you than ten sons?” 9 Once when they had finished eating and drinking in Shiloh, Hannah stood up. Now Eli the priest was sitting on his chair by the doorpost of the Lord’s house. 10 In her deep anguish Hannah prayed to the Lord, weeping bitterly. 11 And she made a vow, saying, “Lord Almighty, if you will only look on your servant’s misery and remember me, and not forget your servant but give her a son, then I will give him to the Lord for all the days of his life, and no razor will ever be used on his head.” 12 As she kept on praying to the Lord, Eli observed her mouth. 13 Hannah was praying in her heart, and her lips were moving but her voice was not heard. Eli thought she was drunk 14 and said to her, “How long are you going to stay drunk? Put away your wine.” 15 “Not so, my lord,” Hannah replied, “I am a woman who is deeply troubled. I have not been drinking wine or beer; I was pouring out my soul to the Lord. 16 Do not take your servant for a wicked woman; I have been praying here out of my great anguish and grief.” 17 Eli answered, “Go in peace, and may the God of Israel grant you what you have asked of him.” 18 She said, “May your servant find favor in your eyes.” Then she went her way and ate something, and her face was no longer downcast. 19 Early the next morning they arose and worshiped before the Lord and then went back to their home at Ramah. Elkanah made love to his wife Hannah, and the Lord remembered her. 20 So in the course of time Hannah became pregnant and gave birth to a son. She named him Samuel, saying, “Because I asked the Lord for him.” 21 When her husband Elkanah went up with all his family to offer the annual sacrifice to the Lord and to fulfill his vow, 22 Hannah did not go. She said to her husband, “After the boy is weaned, I will take him and present him before the Lord, and he will live there always.” 23 “Do what seems best to you,” her husband Elkanah told her. “Stay here until you have weaned him; only may the Lord make good his word.” So the woman stayed at home and nursed her son until she had weaned him. 24 After he was weaned, she took the boy with her, young as he was, along with a three-year-old bull, an ephah of flour and a skin of wine, and brought him to the house of the Lord at Shiloh. 25 When the bull had been sacrificed, they brought the boy to Eli, 26 and she said to him, “Pardon me, my lord. As surely as you live, I am the woman who stood here beside you praying to the Lord. 27 I prayed for this child, and the Lord has granted me what I asked of him. 28 So now I give him to the Lord. For his whole life he will be given over to the Lord.” And he worshiped the Lord there.

Then Hannah prayed and said: “My heart rejoices in the Lord; in the Lord my horn is lifted high. My mouth boasts over my enemies, for I delight in your deliverance. 2 “There is no one holy like the Lord; there is no one besides you; there is no Rock like our God. 3 “Do not keep talking so proudly    or let your mouth speak such arrogance, for the Lord is a God who knows, and by him deeds are weighed. 4 “The bows of the warriors are broken, but those who stumbled are armed with strength. 5 Those who were full hire themselves out for food, but those who were hungry are hungry no more. She who was barren has borne seven children, but she who has had many sons pines away. 6 “The Lord brings death and makes alive; he brings down to the grave and raises up. The Lord sends poverty and wealth; he humbles and he exalts. 8 He raises the poor from the dust and lifts the needy from the ash heap; he seats them with princes and has them inherit a throne of honor. “For the foundations of the earth are the Lord’s; on them he has set the world. 9 He will guard the feet of his faithful servants, but the wicked will be silenced in the place of darkness. “It is not by strength that one prevails; 10 those who oppose the Lord will be broken. The Most High will thunder from heaven; the Lord will judge the ends of the earth. “He will give strength to his king and exalt the horn of his anointed.”)


 

          Chúng ta đã bước vào tháng 11 của năm 2012, và mỗi khi tháng 11 đến, thời gian lại thường nhắc nhở chúng ta về một mùa lễ rất quan trọng trong năm, đó là lễ Tạ Ơn. Tại sao ngày lễ này quan trọng? Có phải chỉ vì là một ngày chúng ta được nghỉ việc, mà vẫn ăn lương không? Thiết nghĩ mùa lễ này quan trọng vì là lúc chúng ta dành riêng ra để tạ ơn Đức Chúa Trời, bởi vì những ơn lành Ngài đã và đang ban cho chúng ta mỗi ngày.

 

          Đây là lúc mỗi người chúng ta phải dừng bước lại mà đếm các ơn phước Chúa ban cho. Nhìn lại lịch sử của dòng đời thì điều tự nhiên hầu hết chúng ta ở đây là những người Việt tị nạn phải nhận thấy mình và gia đình mình thật là có phước. Từ biến cố 30/4/75 cho dù là một thời điểm thật khó khăn, đầy sự bối rối, lo sợ, nhưng chúng ta được cơ hội đi tị nạn ở các nước giàu có nhất trên thế giới như Hoakỳ; mặc dầu số đông người có trở ngại sinh nghữ, nhưng hầu hết được cơ hội đi học và rồi ra trường đều có công ăn việc làm tốt, nếu không làm việc cho người ta, thì hầu hết những người Việt cũng có vốn để mở một cửa tiệm riêng cho mình; chúng ta được phước sanh con đẻ cái ở bên đây để chúng nó có thể lớn lên hấp thụ được một nền học vấn cao nhất trên thế giới; riêng phần tôi thì còn cảm tạ Chúa vì được cơ hội nghe giảng Tin Lành, đến biết Chúa, tin Ngài và được gọi vào chức vụ hầu việc Chúa nữa. Tại sao chúng ta lại được Chúa chọn và ban phước như vậy, từ những người tị nạn chiến tranh, ra đi với hai bàn tay trắng, mà nay trở thành công dân của nước Hoakỳ và công dân của nước trời đời đời? Tại sao chúng ta được phước như vậy khi trên thế giới trung bình mỗi 4 giây thì có một người bị chết đói, nhưng chúng ta luôn được no đủ, chẳng thiếu thốn chi? Tại sao chúng ta được sống trong một đất nước tự do mà không ở trong những nơi đang bị bắt bớ đạo, mà thống kê cho biết trung bình 100,000 người cơ đốc bị giết mỗi năm ở trên thế giới? Rõ ràng mỗi người chúng ta là những người thật là được phước, nhưng câu hỏi luôn là chúng ta có nhận biết mình được phước không? Và mình sẽ làm gì để nhớ ơn Đấng đã ban cho mình mọi phước? Để sửa soạn cho tinh thần tạ ơn Chúa cho suốt tháng này, sáng nay chúng ta cùng suy gẫm về cuộc đời của một người phụ nữ tên Anne có chép trong Kinh Thánh Cựu Ước 1 Samuên đoạn 1 và 2, mong giúp chúng ta hiểu được sự thực tế của một tấm lòng biết ơn Chúa là như thế nào.

 

 

I. Bối Cảnh

 

          Câu chuyện bắt đầu từ một người đàn ông tên là Êncana, có 2 người vợ tên là Anne và Phênica. [Đương nhiên lời Chúa đây không có dạy là người nam có quyền có hơn một vợ; nhớ rằng không phải tất cả những điều gì ghi chép trong Kinh Thánh đều là những việc được phép làm.] Bà Phênica thì có nhiều con, còn Anne thì bị son sẻ, không sanh con được. Vì vậy Anne thường bị trêu ghẹo bởi Phênica làm cho bà thật là khổ sở và ưu phiền. Cứ tưởng tượng trong những bữa ăn tối, khi Phênica gọi các con của mình ra ngồi đầy bàn để ăn và nhìn Anne với cử chỉ trêu trọc bà là vì bà không có một đứa con nào hết. Người phụ nữ nào không có con trong thời đó giống như là dấu hiệu bị “Chúa rủa sả,” và cũng là một nỗi nhục nhã trước mắt mọi người xung quanh. Trong Câu 5-7 chép Anne thường hay khóc lóc khổ sở, tủi thân, không còn thiết đến sự ăn uống nữa, vì tình trạng son sẻ của mình và sự trêu ghẹo của Phênica, cho dù người chồng luôn thương mến mình – (But to Hannah he gave a double portion because he loved her, and the Lord had closed her womb. 6 Because the Lord had closed Hannah’s womb, her rival kept provoking her in order to irritate her. 7 This went on year after year. Whenever Hannah went up to the house of the Lord, her rival provoked her till she wept and would not eat.) “Nhưng người (Êncana) lại ban cho An-ne một phần bằng hai, vì người thương nàng, dẫu rằng Đức Giê-hô-va khiến cho nàng son sẻ. 6 Kẻ phân bì nàng khôn xiết trêu ghẹo nàng, để giục nàng lằm bằm vì Đức Giê-hô-va đã khiến nàng son sẻ. 7 Từ năm nầy đến năm kia, mỗi khi nàng đi lên đền Đức Giê-hô-va, chồng đãi nàng như vậy, còn Phê-ni-na cứ trêu ghẹo nàng; An-ne khóc và không ăn.” Là những người tị nạn thì có lẽ chúng ta có thể thông cảm phần nào vì đã thường kinh nghiệm sự trêu chọc của thiên hạ hay gọi chúng ta là dân có mũi tẹt, mắt híp, lùn, đi dép nhật… Một số con em chúng ta khi mới qua Mỹ, vì không biết sinh nghữ khi đi học hay bị bạn bè trêu ghẹo, ăn hiếp, thiên vị rất là khổ sở. Bà Anne có một nhu cầu mà không ai có thể giúp đỡ hay có phương cách nào giải quyết cho bà được. Cuộc sống tương lai của bà chỉ là một “điểm tối đen” trước mắt, với sự tuyệt vọng của những ngày tháng khổ sở, đầy tràn những giọt lệ mà thôi.

 

          Câu 10-11 - Mặc dầu vậy, trong giữa sự khổ sở của mình, bà Anne như “một đứa trẻ,” vẫn cứ còn nương cậy đức tin nơi Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu này và ban phước cho mình – (In her deep anguish Hannah prayed to the Lord, weeping bitterly. 11 And she made a vow, saying, “Lord Almighty, if you will only look on your servant’s misery and remember me, and not forget your servant but give her a son, then I will give him to the Lord for all the days of his life, and no razor will ever be used on his head.”) “An-ne lấy làm sầu khổ trong lòng, vừa cầu khẩn Đức Giê-hô-va, vừa tuôn tràn giọt lệ. 11 Nàng hứa nguyện rằng: Ôi, Đức Giê-hô-va của vạn quân, nếu Ngài đoái xem nỗi sầu khổ của con đòi Ngài, nhớ lại nó chẳng quên, và ban cho con đòi Ngài một đứa trai, thì tôi sẽ phú dâng nó trọn đời cho Đức Giê-hô-va, và dao cạo sẽ chẳng đưa ngang qua đầu nó.” Thiết nghĩ rằng bà Anne không hiểu được tại sao Chúa khiến cho mình bị son sẻ, cũng như chúng ta nhiều khi đối diện với những nan đề khó khăn mình cũng không hiểu được, nhưng cùng một lúc bà tin chắc rằng Chúa sẽ đoái thương đến nỗi khổ tâm của mình, nên bà thường đến đền thờ để cầu khẩn Đức Chúa Trời. Đi đôi với niềm tin thực tế, bà Anne cầu khẩn Chúa với lời hứa nguyện hết sức là quí gía, đó là bà hứa nếu Chúa ban cho bà một đứa con trai thì bà sẽ hiến dâng chính đứa con trai đó của mình trọn đời cho Chúa xử dụng, để bày tỏ lòng biết ơn Ngài.

 

          Anh chị em có bao giờ đối diện với một hoàn cảnh khó khăn, hay con đường cùng nào và có những lời hứa nguyện gì với Chúa không? Có thể khi còn ở Việt-nam được gọi đi phỏng vấn, mình đã tha thiết cầu xin Chúa ban phước để giấy tờ được trôi chảy cho mình được đi Mỹ đoàn tụ với gia đình, thì sẽ hứa nguyện qua bên đây tìm một điểm nhóm và hầu việc Chúa hết lòng? Khi chiếc thuyền tị nạn đang bồng bềnh trên sóng biển và tử thần đang ở bên cạnh, chúng ta tha thiết cầu khẩn Đức Chúa Trời giải cứu để mong được đến bờ bến bình an, thì nguyện sẽ dâng cả cuộc đời còn lại đi theo tiếng Chúa gọi? Khi nằm trên giường bịnh với những ống caosu dẫn vào thân thể mình thì thều thào cầu xin Chúa cứu mình qua khỏi căn bịnh hiểm nghèo này thì sẽ hết lòng tận lực hầu việc Chúa mãi thôi? Nếu Chúa giải cứu gia đình khỏi nan đề tài chánh, nợ nần thiếu hụt này thì con sẽ hứa nguyện trung tín trong sự thờ phượng nhóm lại mỗi tuần và dâng của lễ cho Ngài?

 

          Chúng ta không thể hiểu hết được lý do tại sao chúng ta đối diện với những hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống, tại sao Chúa lại để mình là con cái của Ngài phải đối diện với những con đường cùng (Dead ends) không lối thoát, tại sao Chúa lại khiến Anne bị son sẻ trong nhiều năm? Mặc dầu vậy, có vài điều chúng ta có thể học được qua những khó khăn trong cuộc đời, như bà Anne đã đối diện.

 

          1) Thứ nhất, những “con đường cùng” chúng ta đối diện để dạy dỗ chúng ta có một lòng tin quyết nơi Ngài, vì khi Chúa giải cứu chúng ta thì lúc đó chúng ta mới thông hiểu rõ Ngài là ai và kinh nghiệm được quyền năng của Chúa là thể nào. Trong sách 2 Côrinhtô 4:7-11(But we have this treasure in jars of clay to show that this all-surpassing power is from God and not from us. 8 We are hard pressed on every side, but not crushed; perplexed, but not in despair; 9 persecuted, but not abandoned; struck down, but not destroyed. 10 We always carry around in our body the death of Jesus, so that the life of Jesus may also be revealed in our body. 11 For we who are alive are always being given over to death for Jesus’ sake, so that his life may also be revealed in our mortal body.) “Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi. 8 Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế nhưng không ngã lòng; 9 bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất. 10 Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi. 11 Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jêsus mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi.” Qua những khó khăn, con đường cùng là để quyền phép lớn của Đức Chúa Trời được bày tỏ, sự hiện hữu có thật, và sự sống của Chúa Giê-xu được tỏ ra trong đời sống của chúng ta.

 

          Trong Tân Ước Giăng 9 có chép về câu chuyện của một người mù từ lúc mới sanh ra; và khi các môn đồ của Chúa Giê-xu thấy vậy thì hỏi Ngài: (As he went along, he saw a man blind from birth. 2 His disciples asked him, “Rabbi, who sinned, this man or his parents, that he was born blind?” 3 “Neither this man nor his parents sinned,” said Jesus, “but this happened so that the works of God might be displayed in him. 4 As long as it is day, we must do the works of him who sent me. Night is coming, when no one can work. 5 While I am in the world, I am the light of the world.”) “Thưa thầy ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy? 3 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Đó chẳng phải tại người hay tại cha mẹ đã phạm tội; nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người. 4 Trong khi còn ban ngày, ta phải làm trọn những việc của Đấng đã sai ta đến; tối lại, thì không ai làm việc được. 5 Đang khi ta còn ở thế gian, ta là sự sáng của thế gian.” Người này bị mù không phải vì tội ác của người đó hay tội của cha mẹ người, nhưng là cơ hội để cho quyền phép lớn của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra, hầu cho thiên hạ được thấy “Sự Sáng” mà tin, để thoát khỏi quyền lực tối tăm của tội lỗi. Khi bà Anne bị son sẻ nhiều năm tháng, bị trêu ghẹo khổ sở chính là cơ hội để quyền phép lớn của Đức Chúa Trời bày tỏ ra sau này, khi bà sanh được con. Khi mình nói về quyền phép của Chúa nghĩa là gì? Nghĩa là “không có gì Đức Chúa Trời không làm được,” kể cả việc mở tử cung của một người đàn bà son sẻ để có thể sanh con được.

 

          2) Thứ hai, vì kinh nghiệm được sự giải cứu của Chúa mà nhiều người trong chúng ta mới hết lòng biết ơn Ngài. Tại sao vô số người ngày hôm nay chưa biết ơn Chúa? Lý do là vì họ còn sống trong thái độ cậy sức riêng của mình, mà tự xoay xở cho chính mình, không cần đến sự giúp đỡ của Chúa thì đâu có biết ơn Ngài được. Có lẽ một trong những tội lớn nhất của con người chính là tội ngạo mạn, từ chối sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, chẳng còn cần sự giúp đỡ của Ngài trong cuộc sống nữa; Thiết nghĩ đây cũng là tội mà nước Mỹ nói chung đang phạm, vì họ dần dần “đẩn” Chúa ra khỏi đời sống mình, ra khỏi trường học, khỏi chính quyền, phải không?  Vì vậy Chúa rất thường dẫn chúng ta đến những “con đường cùng,” có thể là những thiên tai, hoạn nạn để chính mình thấy được sự bất lực, bất toàn mà biết nương cậy nơi Ngài. Biết bao nhiêu những vị sĩ quan trong chế độ cũ đã kinh nghiệm “ngục tù cải tạo” tồi tệ như thế nào, giữa “trũng bóng chết” là như thế nào, thì lúc đó tiếng gọi của Tin Lành mới có sức mạnh tác động vào lòng họ, dẫn họ đến niềm tin cứu rỗi và biết ơn Chúa suốt cuộc đời còn lại của mình. Khi đối diện với những khó khăn hay hoạn nạn, những con đường bế tắt nên nhiều người mới chịu “buông tay” nhờ cậy đến Chúa giúp đỡ mình, được cứu thoát mà mới biết ơn Chúa lâu dài. Hãy học biết thêm về tấm lòng biết ơn thực tế của bà Anne:

 

          a) Câu 11 – Lòng biết ơn của bà Anne có chứa đựng những lời hứa nguyện theo sau: (And she made a vow, saying, “Lord Almighty, if you will only look on your servant’s misery and remember me, and not forget your servant but give her a son, then I will give him to the Lord for all the days of his life, and no razor will ever be used on his head.”) “Bà khấn nguyện, "Lạy CHÚA của các đạo quân, ước chi Ngài nhìn thấy nỗi khổ của con, tớ gái của Ngài. Xin nhớ đến con, và đừng quên tớ gái của Ngài, mà cho tớ gái của Ngài một con trai. Con nguyện dâng nó lên CHÚA, để nó phục vụ Ngài suốt đời nó. Dao cạo sẽ không đụng đến tóc nó." Thật ra Đức Chúa Trời không có cần đứa con trai của bà Anne, sau này là tiên tri Samuên, thì mới hoàn tất chương trình của Ngài. Chúa có thể dấy lên một người khác, sai một thiên sứ, phán một lời biến một cục đá thành một đấng tiên tri để hầu việc Ngài, chứ không cần phải qua đứa con trai của bà Anne. Trong Mathiơ 3:8-9 – Giăng Báptít đến giảng và kêu gọi người Do Thái ăn năn, dọn lòng để tiếp đón Đấng Cứu Thế Mê-si, nhưng họ khoe mình là con cháu của Ápraham nên không cần, thì Giăng đã trách họ điều gì?  (Produce fruit in keeping with repentance. 9 And do not think you can say to yourselves, ‘We have Abraham as our father.’ I tell you that out of these stones God can raise up children for Abraham.) “Vậy, các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn, 9 và đừng tự khoe rằng: Áp-ra-ham là tổ chúng ta; và ta nói cho các ngươi rằng Đức Chúa Trời có thể khiến đá nầy sanh ra con cái cho Áp-ra-ham được.” Chúa là Đấng quyền năng, tự hữu và tự trị, Ngài không cần một điều gì để hòan tất chương trình của Ngài, nhưng bà Anne hứa dâng con mình là để bày tỏ lòng biết ơn thực tế không kể siết của mình, dám dâng cho Chúa của quí nhất, nếu Chúa đẹp lòng mà ban cho mình một đứa con trai. Mỗi người hãy tự xét, nếu chúng ta nói rằng mình biết ơn Chúa thì tự nhiên theo sau có những lời hứa thực tế nào không?

 

          b) Người có tấm lòng biết ơn thật sẽ không mau quên những lời mình đã hứa với Chúa. Bà Anne không có mau quên đi những lời mình đã hứa với Chúa, Kinh Thánh chép trong câu 24 (After he was weaned, she took the boy with her, young as he was, along with a three-year-old bull, an ephah of flour and a skin of wine, and brought him to the house of the Lord at Shiloh.) “Ngay sau khi con thôi bú, dù nó hãy còn nhỏ lắm, bà dẫn con lên đền thờ CHÚA tại Si-lô. Bà cùng với chồng đem theo một con bò đực ba tuổi một bao bột khoảng chừng hai mươi hai lít, và một bầu rượu.” Mỗi người hãy tự xét coi xem có những lời gì mình đã hứa với Chúa từ khi qua Mỹ không, từ khi mình được cứu rỗi không, từ khi gia đình mình được đoàn tụ, hãy nhớ lại đi và làm lại ngay đi, chớ có mau quên, chớ có đổ lỗi cho hoàn cảnh mà quên ơn Chúa sao? Một trong những bài Thánh Ca nổi tiếng mà tôi rất thích vì mỗi lần hát thì cảm động lòng mình đó là bài số 100 với tựa đề “Gần Thập Tự” của bà Fanny Crosby. Bài Thánh Ca này đem tâm hồn của người hát đến gần với thập tự, giúp nhớ lại là chỗ Chúa Giê-xu của mình đã một lần tuôn đổ huyết đau đớn của Ngài như thế nào ở nơi Gôgôtha, để trả gía chuộc tội cho chúng ta và ban cho chúng ta một niềm hy vọng chờ đợi sự vinh hiển đời đời là nước thiên đàng bên kia bờ này. Tôi tin rằng một trong những lý do chính nhiều con cái Chúa quên ơn Chúa là bởi vì chúng ta đã để những sự bận rộn lo lắng ở đời này, những thú vui chơi đã kéo mình xa khỏi thập tự gía là nơi chúng ta đã một lần được Chúa cứu.

 

          c) Người có tấm lòng biết ơn thực tế thì sẽ chẳng tiếc các của lễ dâng quí cho Chúa. Một điều thử thách đo lưởng rõ ràng để mỗi người chúng ta tự xét và nhận biết coi xem trong đời sống của mình lòng tham tiền bạc hay là tấm lòng biết ơn Chúa đang cai trị mình, đó là tùy thuộc vào sự dâng hiến của chúng ta. Trong 1 Tim. 6:9-10 Phaolô nhắc nhở Timôthê gì về sự nguy hiểm của lòng tham tiền bạc như sau: (People who want to get rich fall into temptation and a trap and into many foolish and harmful desires that plunge men into ruin and destruction. For the love of money is a root of all kinds of evil. Some people, eager for money, have wandered from the faith and pierced themselves with many griefs.) “Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” Lòng tham lam tiền bạc của cải vật chất chắc chắn sẽ sanh mọi điều ác, và một trong những tội ác nhất, chính là tánh bội ơn, bất nghĩa. Có bao giờ thấy một người có tánh tham lam của cải (hay đứng núi này trông núi nọ) mà luôn nói lời cám ơn hay thỏa lòng không, hay lúc nào cũng chỉ muốn thêm, muốn nữa mà thôi. Đứa bé gái và một người mẹ đi vào tiệm grocery, được một người phụ nữ cô cashier cho cháu một cục kẹo ăn thử. Bà mẹ liền nhắc con mình phải biết ơn và nói: “Con phải nói gì với người phụ nữ đó?” Cháu bé nói: “Xin bà cho con thêm một cục kẹo nữa!” Tiền bạc, của cải, danh vọng ở đời này không phải là điều xấu, nhưng phải cẩn thận mà biết ơn Chúa, là Đấng ban cho mọi phước lành, kể cả sức khỏe, và tài năng mình được; nếu không dễ làm chúng ta trở nên kiêu ngạo, chỉ nghĩ rằng tiền bạc là tất cả, tiền bạc quyết định được mọi sự, mà bội ơn Chúa sao? Ai tham lam tiền bạc thường hay "quên ơn Chúa, quên lãng đi những lời mình đã hứa với Ngài," vì trong lòng của họ không còn có Chúa làm Chủ nữa.

 

          Nhớ rằng Đức Chúa Trời là Đấng giàu có, trong Thi Thiên 24:1 chép (The earth is the Lord’s, and everything in it, the world, and all who live in it;) “Quả đất và mọi vật trên đất, thế giới và những người sống trên nó, đều thuộc về CHÚA,” Chúa thật sự không cần những của lễ dâng của chúng ta, nhưng Chúa rất thường dùng của cải vật chất để thử tấm lòng biết ơn của mỗi người chúng ta như thế nào. Những ai thật sự biết ơn Chúa, nhận thức tất cả mọi phước lành là do Chúa ban cho thì chẳng còn thể nào tiếc những của lễ dâng nữa, sự dâng hiến của họ không còn là một gánh nặng, sự lằm bằm, phàn trách, so sánh với người này kẻ nọ, nhưng “… tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng.” Một người có lẽ so sánh đúng khi nói “Lòng biết ơn như một “trái trứng” quí, từ đó nó tự nhiên đẻ ra sự vui mừng và những ơn quí khác trong đời sống.”  Của tế lễ quí gía nhất đó chính là cuộc đời của mình hòan toàn cho Chúa làm Chủ. Của lễ quí nhất của bà Anne chính là đời sống của con trai mình, mà bà sẵn dâng cho Chúa. Câu chuyện về một buổi lễ dâng hiến trong một mùa lễ Tạ Ơn, hội thánh ở một vùng kia có truyền thống hay đem mọi thứ hoa quả vừa gặt hái lên trên đền thờ để dâng hiến cảm tạ Chúa, và để Hội Thánh dùng phân phát cho những người nghèo đói. Có một anh thanh niên cũng lên và đứng y tại đó; vị mục sư hỏi là anh có gì dâng không thì làm đi rồi về chỗ mình ngồi lại. Anh trả lời, “Con nghèo không có chi dâng cho Chúa, chỉ xin dâng cả cuộc đời của con để Chúa xử dụng bất cứ nơi nào Ngài sai con đi hầu việc Ngài.”

 

          d) Lòng biết ơn Chúa thực tế có sự liên hệ trực tiếp với sự thờ phượng là điều Chúa ưa thích. Thờ phượng là gì? Hai điều căn bản đó là tuyên bố Đức Chúa Trời là ailớn tiếng cảm tạ ngợi khen Chúa, kể ra những điều Ngài đã làm cho mình. Bà Anne bày tỏ lòng biết ơn của mình không phải chỉ bởi những của lễ mà thôi, nhưng còn qua những lời ngợi khen có chép trong đoạn 2:1-10 như sau: “Bấy giờ bà Han-na dâng lời cầu nguyện và nói: "Tâm hồn con rất vui mừng trong CHÚA; CHÚA đã làm cho đầu con ngước lên. Miệng con có thể cười lại đối thủ của con được rồi, Bởi con rất đỗi vui mừng trong ơn cứu rỗi của Ngài. 2 Chẳng có Đấng Thánh nào giống như CHÚA; Thật chẳng có ai ngoài ra Ngài. Không có Vầng Đá che chở nào như Đức Chúa Trời của chúng ta. 3 Các người đừng hống hách huênh hoang nữa; Miệng các người đừng thốt ra những lời ngạo mạn nữa, Vì CHÚA là Đức Chúa Trời biết hết mọi sự, Ngài sẽ cân nhắc mọi hành vi cử chỉ. 4 Cây cung của kẻ mạnh đã bị gãy; Còn người yếu đuối đã được mặc lấy sức mạnh. 5 Kẻ no đủ nay phải làm mướn mới có ăn; Người đói khổ bây giờ không còn đói khát; Người hiếm muộn nay sinh năm đẻ bảy; Kẻ đông con lại cằn cỗi héo mòn. 6 CHÚA làm cho chết và cũng làm cho sống lại; Ngài cho xuống âm phủ, rồi lại đem lên. 7 CHÚA làm cho nghèo và cũng làm cho giàu; Ngài hạ xuống thấp, rồi lại nâng lên cao. 8 Ngài nhấc người nghèo khó lên khỏi nơi bụi đất; Ngài nâng kẻ bần hàn lên khỏi đống phân tro, Rồi Ngài đặt họ ngồi chung với những người quyền quý, Làm cho họ được hưởng ngôi vinh hiển cao sang. Vì các trụ cột của địa cầu đều thuộc về CHÚA; Ngài đặt thế giới trên các trụ cột ấy. 9 Ngài gìn giữ chân những người thánh của Ngài; Phường gian ác phải im miệng nơi tối tăm mù mịt, Bởi vì chẳng phải cậy vào sức mạnh mà người ta thắng được. 10 Những kẻ chống lại CHÚA sẽ bị đập nát tan tành; Từ trời cao Ngài giáng sấm sét xuống đầu chúng. CHÚA phán xét khắp nơi trên thế giới, Ban quyền năng cho người Ngài chọn làm vua, Và làm tăng uy quyền của người Ngài xức dầu lựa chọn." Bà Anne ngợi khen và tuyên bố Đức Chúa Trời của mình là ai?

 

          i) câu 2 - Chúa là Đấng Thánh, Đấng biệt riêng ra mà chẳng có một chúa nào như Ngài.

 

          ii) câu 3 - Chúa thấy mọi lòng, biết hết mọi sự, Đấng vô sở bất tri, và hiểu rõ tất cả những nỗi khó khăn của mỗi người chúng ta.

 

          iii) câu 4-5 - Chúa là Đấng nhân từ hay đóai đến những người gặp khó khăn, giải cứu những kẻ bần cùng. Ngài là sức mạnh và hòn đá che chở, ban phước cho những kẻ yếu đuối, son sẻ, đói khát.

 

iv) câu 6-8 - Chúa là Đấng tể trị muôn loài, Ngài cân nhắc và định mọi việc công bình.

 

          v) câu 10 - Ngài là Đấng Phán Xét cuối cùng.

 

          Điều bà Anne kinh nghiệm được ở đây mà chúng ta nên học biết, đó là không phải bà nhận được phước lành sanh con được mà thôi, nhưng còn nhận biết Đức Chúa Trời là ai nữa; không phải được những phước mà thôi, nhưng còn biết được Đấng ban mọi phước nữa, đó là phước lớn hơn. Tấm lòng biết ơn sẽ “nhân lên” phước cho những người nhận được phước. Làm sao nhận biết được một người tín hữu bước vào nhà thờ đang có tấm lòng biết ơn qua sự thờ phượng Chúa? Hai dấu hiệu rõ ràng: 1) Trên gương mặt của người đó bày tỏ gì, và 2) trong những hành động của họ làm gì. Thái độ họ hát thánh ca như thế nào? Có vui không, hay là gương mặt như đang đi đưa một đám ma? Một vị Mục Sư nổi tiếng có một thời ông hầu việc Chúa bị chán nản, suy kém tâm linh. Một ngày kia, vào một buổi sáng Chúa Nhật, bà vợ ở trên lầu đi xuống mặc toàn là đồ đen, kể cả đánh môi son cũng màu đen. Ông lấy làm ngạc nhiên hỏi “Tại sao hôm nay em lại mặc đồ đen thui vậy?” Bà trả lời: “Em đi đám tang!” Ông hỏi ngay: “Đám tang của ai mà anh không biết?” Bà vợ trả lời: “Đám tang của Chúa Giê-xu!” Ông trả lời “Chúa Giê-xu của chúng ta đã sống lại rồi, thì đâu còn tưởng niệm đến sự chết của Ngài nữa đâu!” Bà vợ trả lời: “Anh nói đúng rồi, nhưng đời sống của anh đang hầu việc Chúa như là Ngài còn nằm chết yên ở trong mộ vậy! Vì nếu Chúa thật đã sống lại rồi, thì sao mặt mày anh mỗi sáng Chúa Nhật thấy buồn rầu như vậy?”  Có phải nhiều khi chúng ta đến nhà thờ để thờ phượng Chúa mà con người tâm linh của chúng ta cũng mặc toàn “đồ đen thui” giống như vậy, vì đầy những sự lo lắng, buồn phiền, thay vì đầy lòng cảm tạ Chúa trong sự vui mừng, lớn tiếng ca hát ngợi khen Đức Chúa Trời của mình?

 

          Lòng biết ơn không có lời hứa đi theo chẳng có gía trị. Lòng biết ơn không có sự dâng của tế lễ là loại “rẻ tiền.” Lòng biết ơn không phản ảnh qua sự thờ phượng là loại trống rỗng, chẳng xứng đáng.

 

          3) Lòng biết ơn là những cơ hội tốt để xúc tiến công việc của Chúa nữa. Không phải Chúa ban cho bà một đứa con trai mà thôi, nhưng để chương trình của Ngài được thành hình, vì Chúa đang sửa soạn một đấng tiên tri sau này sẽ xức dầu cho các vị vua của người Do Thái, nhất là vua Đavít, chính là dòng dõi mà từ đó Đấng Cứu Thế sẽ sanh ra đời để cứu chuộc nhân loại. Nhớ sự kiện có chép trong sách Giăng 12:7 về một người phụ nữ lấy dầu thơm đắt tiền xức chân Chúa Giê-xu, để bày tỏ lòng biết ơn Ngài đã tha tội mình, thì môn đồ Guiđa Íchcariốt làm phiền người đàn bà này vì tiếc của, thì chính Chúa Giê-xu đã phán gì? (“Leave her alone,” Jesus replied. “It was intended that she should save this perfume for the day of my burial.) “Hãy để mặc người, người đã để dành dầu thơm nầy cho ngày chôn xác ta.” Việc làm biết ơn của người phụ nữ này còn là để đánh dấu quan trọng về sự chết của Chúa Cứu Thế nữa, sắp sửa xảy ra.  Thiết nghĩ nhiều khi chúng ta không phải chỉ cảm tạ Chúa ban cho những ơn phước mà thôi, nhưng còn phải cầu xin Chúa qua những ơn phước nhận được với lòng cảm tạ để ý muốn của Chúa được xúc tiến, thành toại, và những người khác được phước lây nữa.

         

          Chúng ta sẽ sửa soạn cho mùa lễ cảm tạ như thế nào đây? Như là một truyền thống hay thói quen mà thôi không? Như một cơ hội để vui chơi, nghỉ ngơi, hưởng thụ thôi không? Hay là một tinh thần biết ơn Chúa thực tế qua lời tái cam kết lại những điều mình đã hứa với Chúa trong chức vụ, trong tiếng Chúa gọi mình và làm lại những điều mình đã quên. Một tinh thần tận hiến chính đời sống của mình cho Chúa xử dụng hoàn toàn không? Một lòng tạ ơn thực tế trong sự thờ phượng phải lẽ và hết lòng ngợi khen Chúa không? Một ước vọng để Chúa dùng những ơn phước Ngài ban cho mình mà xúc tiến công việc của Chúa không? Mong hết thảy mỗi người chúng ta sẽ bày tỏ lòng biết ơn Chúa một cách thực tế trong mùa lễ Tạ Ơn năm nay!

 

 

---------- Lời Mời Gọi

 

          Chú ý chữ “Thanksgiving” là một chữ kép, có 2 chữ ở trong đó: “Thanks” and “giving.” Hình như nó muốn nói rằng, nếu một người có lòng biết ơn thật (thanks) thì phải đi đôi với sự dâng hiến (giving) thực tế. Chúng ta không thể nào nói mình hưởng phước Trời mà không dâng cho Ngài một điều gì hết, để bày tỏ lòng biết ơn Ngài, phải không? Bà Anne bày tỏ lòng biết ơn Chúa qua sự hứa dâng đứa con trai của mình cho Chúa xử dụng hoàn toàn.

 

          Điều gì bạn có thể hứa dâng cho Chúa ngay hôm nay? Điều đẹp nhất ấy chính là đời sống của mình. Thứ nhất, chính là những tội lỗi xấu xa, và một tấm lòng ăn năn thống hối của mình dâng lên cho Chúa. Ấy chính là một đời sống ngợi ca, thờ phượng, tận hiến và vâng theo ý Chúa. Thanksgiving không phải là để ăn uống, vui chơi, nhưng là cơ hội bày tỏ lòng biết ơn Chúa, vì Ngài đã ban cho chúng ta một món quà quí nhất ấy chính là Con một của Ngài. Trong 2 Côrinhtô 9:15 có chép – “Thanks be to God for his indescribable gift!” (Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!). Chúa đã làm gì cho mình – tôi có nhớ không? Nếu phải viết một lá thư cảm tạ Chúa hôm nay thì trong tờ giấy đó sẽ chép gì? Hay chỉ sẽ là một tờ giấy trắng tinh sao? Chúng ta sẽ bày tỏ thực tế tấm lòng biết ơn Chúa như thế nào, có sẽ hứa nguyện hết lòng trong sự học lời Chúa, tĩnh tâm mỗi ngày, hết lòng trong sự nhóm lại thờ phượng Chúa mỗi tuần, dâng hiến, và hết lòng hầu việc Chúa trong sự rộng rãi giúp đỡ những người thiếu thốn hơn mình và chăm sóc nhau không? Cầu xin Chúa Thánh Linh biến đổi hết thảy đời sống của mỗi người chúng ta, làm thành những của lễ thánh, dâng lên để bày tỏ lòng biết ơn Ngài mỗi ngày, mỗi lúc!

 


 

How to Express your Gratitude to God

(1 Samuel 1&2)

 

          We are entering the month of November that reminds us the spirit of Thanksgiving. Many of us were once came here as refugees and should be very thankful because we are now wealthy and become citizens of the most prosperous country in the world. Furthermore, many of us had the opportunity to hear the Gospel preached, got saved and now inherit the heavenly citizenship.

 

          Knowing that, how can we express our gratitude to God in a practical way? Learn from the life of Hannah. She was one of the two wives of Elkanah. Hannah could not bare a child and this caused her so much suffering and bitterness. However, she kept on trusting in God with a promise to dedicate the son to His service if God would bless her. God hear Hannah and gave her a son. Don’t you know that God often troubles us to bring us to the end of our abilities so that we can seek God and experience His blessings. To express her gratitude to God, Hannah did not forget her promise, but dedicated Samuel to the Lord’s work in the temple. Few things we should learn about gratitude: 1) It must often include our dedication to God, 2) Giving offerings including our service is an expression of thanksgiving, 3) True gratitude directly connects with a lifestyle of worship, and 4) Through gratitude, the plan of God can be carried out and many others can be blessed. May we rededicate our life to God this Thanksgiving as the best offering to express our gratitude.