Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 26

Ý Nghĩa Của Lễ Giáng Sinh

Kinh thánh: I Ti mô thê 1: 12-17

Nhìn vào những tấm thiệp Giáng sinh ngày hôm nay, làm cho chúng ta không hiều rõ hay lầm tưởng ý nghĩa của lễ Giáng sinh. (Khôgn dễ đểkiếm tấm thiệp có hình Chúa giáng sinh!).   Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê-xu (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người tại Ấn Độ đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì. Chữ J đầu tiên là Chúa Giê-xu!

I- J: JESUS - CHÚA GIÊ-XU

C. 15 “Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có tội đó ta là đầu.”

Qua cây gậy kẹo của mình, người tín hữu Ấn Độ như một truyền đạo đơn giải thích về Chúa Giê-xu cho mọi người. Chúa Giê-xu là ai?

1. Màu trắng biểu hiện cho sự thánh khiết, công bình và vô tội của Chúa Giê xu. Chúa Giê-xu là Đấng vô tội,. Vì Ngài là Đấng vô tội, Ngài mới có thể cứu chúng ta ra khỏi tội. Vì yêu thương chúng ta, ĐCT, Đấng sáng tạo nên muôn loài chịu giáng sinh trong chuồng chiên, máng cỏ. Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời thành người, ở giữa chúng ta!chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người.” (Phi-líp 2:7)

2. Ông thêm vào một sọc đỏ đậm để tượng trưng cho huyết mà Chúa đã đổ cho loài người. Chúa GIê-xu đến để chết thế tội tỗi chúng ta trên thập tự giá! Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Chuộc. “Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” (Phi-líp 2:8)

Chúa Giê-xu đến đến để rao truyền nước Trời và cứu chuộc tội lỗi qua sự chết của Ngài trên thập tự giá!

Mathiơ 20:28  “Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.”

3. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu: Ngài muốn bảo vệ, chăm sóc, dắt chăn cuộc đời chúng ta. Chúa Giê-xu chính là người chăn hiền lành. Nếu chúng ta để Ngài chăn dắt cuộc đời chúng ta thì cuộc đời chúng ta sẽ kinh nghiệm như Vua David nói trong TT 23. Hãy đặt tên bạn vao phân đoạn KInh thánh nầy, đọc nhiều lần, bạn sẽ cảm nhận sự chăn dắt của Chúa trên cuộc đời bạn.

1 Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ (tên bạn); (tên bạn) sẽ chẳng thiếu thốn gì.
2 Ngài khiến (ten bạn) an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi
Dẫn (tên bạn) đến mé nước bình tịnh.
3 Ngài bổ lại linh hồn (tên bạn),
Dẫn (ten bạn) vào các lối công bình, vì cớ danh Ngài.
4 Dầu khi (tên bạn) đi trong trũng bóng chết,
(tên bạn) sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng (tên bạn):
Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi (tên bạn).
5 Chúa dọn bàn cho (tên bạn)
Trước mặt kẻ thù nghịch (tên bạn);
Chúa xức dầu cho đầu (tên bạn),
Chén tôi đầy tràn.

6 Quả thật, trọn đời (tên bạn)
Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo (tên bạn);
(tên bạn) sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va
Cho đến lâu dài.”

Khi chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết trở thành người ở giữa chúng ta. Ngài chết thế tội lỗi chúng ta. Chúng ta để Ngài chăn dắt cuộc đời mình, thì chúng ta có:

II-SỰ VUI MỪNG (Chữ J thứ 2 là JOY)

Chữ J: Joy -Trong đêm Chúa Giáng sinh, các Thiên sứ báo tin cho những gã chăn chiên: “Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân.” (Lu-ca 2: 10). Chúa là nguồn của sự vui mừng, vì vậy, những cuộc đời có Chúa là có niềm vui, niềm vui lớn! Ai có Chúa trong cuộc đời, để Chúa làm chủ tấm lòng,sống theo lời của Chúa thì có niềm vui!  Thi-thiên 4:7 7 Chúa khiến lòng tôi vui mừngGióp 8:21 Song Chúa sẽ còn làm cho miệng ông được đầy vui cười;
Và môi ông tràn ra tiếng reo mừng.
 

Trong đêm Chúa Giáng sinh, khi các mục đồng gặp Chúa trong lúc họ đang chăn chiên ban đêm…Niềm vui tràn dâng trong tâm hồn của những con người đầu tắt mặt tối, họ là thành phần thấp nhất của xã hội, khôgn biết tương lai về đâu… “ Chuyện gì xãy ra? KT chép:  “Vậy, họ vội vàng đi đến đó, thấy Ma-ri, Giô-sép, và thấy con trẻ đang nằm trong máng cỏ.  Đã thấy vậy, họ bèn thuật lại những lời thiên sứ nói về con trẻ đó. Ai nấy nghe chuyện bọn chăn chiên nói, đều lấy làm lạ.  ” (Lu-ca 2: 15-17). Họ vui mừng thuật lại niềm vui cho mọi người.  Bác sĩ Richard Teo, người Singapore, là một ngườ tre và thành công, ông qua đời trogn tháng 10 vừa qua vì  ung thư phổi. Ông là người tin kính Chúa, trong những giờ phút cuối cùng, ông nói “"Also most importantly, I think true joy comes from knowing God. Not knowing about God - I mean, you can read the bible and know about God - but knowing God personally; getting a relationship with God.” Tạm dịch “Một trong những điều quan trọng nhất là Niềm vui thật đến từ sự nhận biết Chúa! Không phải chỉ đọc Kinh thánh để chỉ biết về Chúa nhưng có mối liên hệ mât thiết với Chúa.

Những người chăn chiên đã cho chúng ta những bước  để có niềm vui và mạnh dạn chia sẻ Phúc Âm:  

1. Nghe tiếng Chúa (Khi Thiên sứ phán)

2. Làm theo lời Chúa (Đi đến nơi Chúa Giáng sinh)

3. Gặp Chúa(Trong chuồng chiên, máng cỏ)

4. Vui mừng (Háo hức lam chứng về chuyện gặp Chúa)

5. Nói về Chúa cho mọi người. (Làm cho mọi người sửng sốt!)

KẾT LUẬN

Tóm lại: Ý nghĩa của Giáng sinh là ĐCT yêu thương chúng ta, giáng sinh làm người để chiu chết trên thập tự giá để cứu chuộc chúng ta. Ngài là Đấng chăn dắt cuộc đời chúng ta.  Chúa đã yêu chúng ta như vậy, còn chúng ta thì sao? Mời Bạn hãy nghe câu chuyện của một tín hữu kể lại …

 

MỘT CHUYỆN TÌNH (câu chuyện của một tín hữu gặp Chúa …)
Một ngày kia tôi thức dậy vào lúc sáng sớm để ngắm nhìn mặt trời mọc. Ồ, vẻ đẹp của tạo vật Đức Chúa Trời thật không thể nào tả xiết. Khi tôi ngắm nhìn, tôi ngợi khen Đức Chúa Trời về kỳ công đẹp đẽ của Ngài. Khi tôi ngồi ở đó, tôi cảm nhận sự hiện diện của Chúa ở với tôi.

Ngài hỏi tôi: “Con yêu ta chăng?”
Tôi trả lời: “Lạy Chúa, Ngài là Chúa và Cứu Chúa của con!”

-Rồi Ngài hỏi: “Nếu con bị tàn tật, con sẽ vẫn yêu ta chứ?”
Tôi bối rối. Tôi nhìn xuống tay chân mình và những phần chi thể còn lại và tự hỏi biết bao nhiêu điều tôi sẽ không thể làm được, những điều mà Chúa đã ban cho tôi cách nhưng không và tôi đã từng tận hưởng mà chẳng hề biết ơn Ngài. Và tôi trả lời: “Lạy Chúa, điều đó quả là khó khăn, nhưng con vẫn sẽ yêu Ngài.”
-Sau đó Chúa nói: “Nếu con bị mù, con có còn yêu tạo vật của ta nữa không?”
Làm thế nào tôi có thể yêu điều gì đó mà không thể nhìn thấy? Rồi tôi nghĩ về tất cả những người mù trên thế gian và biết bao người trong số họ vẫn yêu Đức Chúa Trời. Vì vậy, tôi trả lời: “Thật là khó nghĩ về điều đó, nhưng con vẫn sẽ yêu Ngài.”

Kế đó Chúa hỏi tôi: “Nếu con bị điếc, con có còn lắng nghe Lời Ta không?”
Làm thế nào tôi có thể nghe được điều gì khi bị điếc? Rồi tôi chợt hiểu. Việc lắng nghe Lời Đức Chúa Trời không phải chỉ sử dụng tai của chúng ta, nhưng tấm lòng của chúng ta. Tôi trả lời: “Thật là điều khó, nhưng con vẫn sẽ lắng nghe Lời Ngài.”

Ngài lại hỏi: “Nếu con bị câm, con có còn ca ngợi danh Ta không?”
Làm thế nào tôi có thể ca ngợi nếu không nói được? Kế đó tôi chợt nảy ra ý nghĩ là – Đức Chúa Trời muốn chúng ta ca hát từ chính tấm lòng và tâm hồn của chúng ta. Giọng của chúng ta nghe như thế nào không thành vấn đề. Và việc ngợi khen Đức Chúa Trời không phải lúc nào cũng bằng một bài hát. Nhưng khi chúng ta bị bắt bớ, chúng ta dâng cho Đức Chúa Trời sự ngợi khen với những lời cảm tạ của chúng ta. Vì vậy, tôi trả lời: “Tuy con không thể hát thành lời, con vẫn sẽ ngợi khen danh Ngài bằng tấm lòng.”
Và Chúa hỏi: “Con thật sự yêu Ta chăng?”
Với sự can đảm và lòng tin mạnh mẽ, tôi mạnh dạn trả lời: “Lạy Chúa, vâng, con yêu Chúa vì Ngài là Chân Thần Duy nhất!”
Tôi nghĩ tôi đã trả lời tốt, nhưng . . .

Đức Chúa Trời hỏi:
“Thế thì tại sao trong những lúc an bình con lại quên ta? Tại sao chỉ trong những khi hoạn nạn con mới cầu
nguyện cách hết lòng?
Không có câu trả lời, chỉ có nước mắt.


Chúa tiếp tục: “Tại sao con chỉ hát vào những buổi nhóm nhỏ, nhóm học KT? Tại sao con chỉ tìm kiếm Ta vào những giờ thờ phượng?  Còn những thì giờ khác con không thể ca ngợi, tạ ơn? Nước mắt tiếp tục lăn dài trên má tôi!

“Tại sao con xấu hổ về Ta? Tại sao con không nói về Tin Lành? Tại sao trong những lúc gặp khó khăn– con khóc, than thở với người khác trong khi Ta chờ đợi con nói cho Ta nghe? Tại sao con thoái thác khi ta ban cho con những cơ hội để hầu việc trong danh Ta?” Tôi cố gắng tìm kiếm, nhưng không tìm được câu trả lời nào cả!  Nước mắt tiếp tục lăn dài trên má tôi!


“Ta đã ban cho con sự sống. Ta đã ban cho con những ân tứ, tài năng để hầu việc Ta, nhưng con không xử dụng để mở mang vương quốc ta. Ta đã tỏ Lời Ta cho con, nhưng con không làm theo.  Ta đã chỉ cho con thấy ơn phước của Ta, nhưng con khôgn nhậnn ra và cứ than thở, oan trách. Ta đã nghe những lời cầu nguyện của con và ta đã nhậm lời tất cả.” “CON THẬT SỰ YÊU TA CHĂNG?”

Tôi không thể trả lời. Làm sao tôi có thể trả lời được? Tôi bị bối rối quá đỗi. Tôi không còn lời nao bào chữa! Tôi nói: “Lạy Chúa, xin tha thứ cho con, con không xứng đáng làm con cái Ngài.”
Chúa trả lời: “Hỡi con Ta, con vẫn xứng đáng con Ta! đó là ân điển của Ta.”

Tôi hỏi: “Vì sao Ngài tiếp tục tha thứ cho con? Vì sao Ngài yêu con nhiều như vậy?
Chúa trả lời: “Bởi vì con là tạo vật của Ta. Con là Con Ta. Vì con Ta đã giáng thế làm người. Ta sẽ không hề lìa bỏ con.”

-Khi con khóc, Ta khóc với con.

-Khi con mừng rỡ, Ta sẽ cười với con.                     

-Khi con sờn lòng, Ta sẽ khích lệ con.

-Khi con ngã, Ta nâng con dậy.

-Khi con mỏi mệt, Ta sẽ bồng ẳm con. Ta sẽ ở với con cho đến cuối cùng và Ta sẽ yêu con mãi mãi.”
-Trước đây tôi chưa bao giờ khóc nhiều như thế này. Tôi tự nhủ: “Làm sao tôi lại có thể đối với Chúa như vậy? Làm sao tôi lại có thể làm tổn thương Đức Chúa Trời như tôi đã từng làm? Tôi hỏi Chúa Giê-xu: “Chúa yêu con nhiều đến ngần nào?”

Chúa Giê-xu chỉ vào chuồng chiên máng cỏ: Ta yêu con nên giáng sinh làm người. Rồi Ngài giang rộng đôi tay và tôi thấy hai bàn tay có dấu đinh của Ngài… Tôi quì xuống dưới chân Đấng Christ, Cứu Chúa của tôi. Và lần đầu tiên, tôi thật sự kinh nghiệm cầu nguyện trong sự tan vỡ. Tôi chỉ nói đươc câu: “Chúa ơi xin chiếm hữu tất cả các căn phòng” còn lại trong lòng con.

 

Sự Giáng sinh của Chúa thật sự có ý nghĩa khi Bạn mời Chúa làm chủ, cai quản cuộc đời Bạn.

 

Là con cái Chúa, những ngày qua, chúng ta đã sống thế nào? Xin tình yêu giáng sinh đụng chạm vào cuộc đời chúng ta hôm nay. Hôm nay, mùa Giáng sinh nầy, bạn sẽ kinh nghiệm một mùa gíang sinh tươi mới và phước hạnh.

 

Bài giảng tuần lễ đầu mùa Giáng sinh 2012

Mục sư Nguyễn Duy Trung