Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 38

Đức Chúa Trời Phán Qua Giáng Sinh

(God Spoke through Christmas)

Hêbêrơ 1:1-3

 

 

"Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, 2 rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật (Người Thừa Kế), lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian; 3 Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài, (Con là phản ảnh của vinh quang Ngài, là dấu ấn của bản thể Ngài) lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội (tẩy sạch tội lỗi) bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao.”

(In the past God spoke to our ancestors through the prophets at many times and in various ways, 2 but in these last days he has spoken to us by his Son, whom he appointed heir of all things, and through whom also he made the universe. 3 The Son is the radiance of God’s glory and the exact representation of his being, sustaining all things by his powerful word. After he had provided purification for sins, he sat down at the right hand of the Majesty in heaven.)

 

 

I. Sự Hiện Hữu của Ông Trời

 

          Ai trong chúng ta dù là người ngoại hay là người có đạo, phần đông cũng đều tin có một Đấng Tối Cao đầy quyền năng; vì khi chúng ta quan xát thấy sự sáng tạo xung quanh thật là lạ lùng, cùng với biết bao nhiêu những sự huyền bí về sự sống và sự chết, mà con người không có câu trả lời cho nó. Người Việt-nam của chúng ta ngày xưa cũng tin chỉ có một ông Trời, một Đấng Chí Cao duy nhất mà thôi, là Đấng đang quan phòng, phù hộ và ban phước cho mọi loài, cho dù không biết rõ Ngài là ai. Vì vậy mà người Việt chúng ta đã có nhiều câu nói, như là “Trời sanh voi sanh cỏ; Trăm sự nhờ Trời” hay là “Mưu sự tại nhân, nhưng thành sự tại Thiên” là vậy.  Còn những người như chúng ta ngày hôm nay thì biết đọc và có học thức cao, cho nên chúng ta sưu tầm và hiểu rộng hơn được Đấng Tối Cao đó là ai, qua Kinh Thánh. Chẳng hạn như khi đọc trong câu đầu tiên của sách Kinh Thánh Sáng Thế Ký 1:1(In the beginning God created the heavens and the earth.) “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất,” chúng ta nhận biết được có một Đấng Sáng Tạo và danh xưng của Ngài là “Đức Chúa Trời.” Không phải vậy thôi, nhưng theo Kinh Thánh, chúng ta thấy rõ được Đức Chúa Trời là Đấng muốn khải thị chính Ngài cho loài người biết đến, chứ Chúa không phải chỉ là một ông thần vô hình, muốn ẩn danh và không muốn có một mối liên hệ nào với loài người.

 

 

II. Đời Xưa Đức Chúa Trời Khải Thị qua Nhiều Cách

 

          Chúng ta thấy rõ, từ đời xưa Chúa đã khải thị cho loài người biết về Ngài qua nhiều cách:

 

          1) Như đã nói, qua chính sự sáng tạo vĩ đại và lạ lùng xung quanh, chúng ta biết rõ sự hiện hữu có thật của Chúa, vì không có điều chi tự nó mà có, hay đến từ chỗ hư không, nếu không bởi quyền phép của một Đấng Chí Cao làm nên.

 

          2) Kinh Thánh cho thấy đời xưa, Đức Chúa Trời đã nhiều lần bày tỏ ý muốn của Ngài qua các đấng tiên tri trong thời Cựu Ứớc. Vai trò của các vị tiên tri là đem thông điệp, bày tỏ ý muốn của Chúa là gì cho dân sự của Ngài biết. Đây có thể là những lời cảnh cáo, những mạng lệnh Chúa muốn họ làm theo, hay kể cả những điều tiên đoán về những việc sẽ xắp xảy ra. Vai trò của các vị tiên tri trong Cựu Ước rất là quan trọng, vì lúc đó Kinh Thánh chưa được thành hình trọn vẹn, để Đức Chúa Trời bày tỏ trọn ý của Ngài cho dân sự mình.

 

          3) Đức Chúa Trời đã khải thị ý của Ngài qua nhiều cách khác nữa cho nhiều người, có ghi chép trong Thánh Kinh, như a) Qua bụi gai cháy không hề tàn với nhà lãnh tụ Môise tại đồng vắng, b) Qua giấc mơ, chiêm bao với Giôsép, c) Qua vị tiên tri Êli với một lời phán êm dịu, hay một tiếng gọi nhỏ ban đêm lúc Samuên còn say nghủ, hay d) Qua thiên sứ đến với cô trinh nữ Mari đang cưới gã với Giôsép.

 

 

III. Cuối Cùng qua chính Con Ngài

 

          Nhưng đặc biệt vào những ngày sau rốt, trong thời kỳ cuối cùng thì tác gỉa của sách Hêbêrơ cho thấy Đức Chúa Trời đã khải thị chính mình qua Con một của Ngài – ((In the past God spoke to our ancestors through the prophets at many times and in various ways, 2 but in these last days he has spoken to us by his Son,) “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài…” Sự khải thị trong những ngày sau rốt này rất là vĩ đại và đặc biệt vì vài lý do sau đây:

 

          1) Sự khải thị này không bởi một lời phán truyền lại, nhưng đích thân chính Ngài đã đến bắt đầu qua Con một giáng thế sanh ra đời mặc thể xác làm Con Người. Nhớ rằng từ khi khai thiên lập địa khi Đức Chúa Trời chỉ phán một lời, thì mọi sự đều được dựng nên trong sáu ngày, như có chép trong sách Sáng Thế Ký 1:1-25 – (God spoke…) “Đức Chúa Trời phán… ” thì mọi vật được dựng nên. Nhưng sự khải thị trong những ngày sau rốt này không phải chỉ là một lời phán, nhưng chính là qua Con một của mình, đã hiện thân thành Người, như mỗi chúng ta vậy. Ở xở làm, khi phải giải quyết những vấn đề không mấy là quan trọng thì ông chủ của tôi không cần có mặt; nhưng khi có một vấn đề quan trọng nào đó thì ông chủ sẽ có mặt trong buổi họp để giải đáp mọi vấn đề với những khách hàng; Có khi vấn đề quá quan trọng vì liên hệ đến sự thưa kiện, thì có đến cả ông chủ cao nhất của hãng (the Owner) sẽ phải có mặt để giải quyết.

 

          2) Sự khải thị cuối cùng trong những ngày sau rốt, Chúa không có phán qua các vị tiên tri như đời xưa, hay qua các thiên sứ đầy quyền phép, nhưng chính Ngài đã bước vào cuộc sống của con người qua sự sanh ra đời của Con một mình, nằm trong một máng cỏ chuồng chiên. Các vị tiên tri chỉ truyền lại lời của Đức Chúa Trời; nhưng bé hài nhi nằm trong máng cỏ chính là Lời của Đức Chúa Trời bước đầu trực tiếp đến với nhân loại. Tại sao sự khải thị qua Con trời nằm trong một máng cỏ đê hèn tên là Giê-xu lại là một sự khải thị vĩ đại của Đức Chúa Trời? Tác gỉa Hêbêrơ cho chúng ta thấy vài điểm:

 

          a) Câu 2 - Vì qua chính Con này mà Đức Chúa Trời đã dựng nên vũ trụ – (…through whom also he made the universe.) “lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian.” Đức Chúa Cha qua Đức Chúa Con mà mọi loài vật trên trời và dưới đất được dựng nên. Như vậy khi Con Trời sanh ra nằm trong máng cỏ qua hình hài của một đứa bé chính là Đấng Tạo Hóa vĩ đại đã được “thu nhỏ lại” trở nên thành Người. Trong sách Côlôse 1:15-17 có chép – (The Son is the image of the invisible God, the firstborn over all creation. 16 For in him all things were created: things in heaven and on earth, visible and invisible, whether thrones or powers or rulers or authorities; all things have been created through him and for him. 17 He is before all things, and in him all things hold together.) “Ấy chính Ngài (Chúa Giê-xu) là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. 16 Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. 17 Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài.” Mọi vật trên trời dưới đất đều được dựng nên qua Chúa Giê-xu vì tự Ngài là Đấng Tạo Hóa đã một lần thành Người. Không phải dựng nên thôi, nhưng qua Cứu Chúa Giê-xu mà mọi vật được đứng vững trong Ngài. Trái đất nặng bao nhiêu tấn? Nặng 66 sextillions tấn, nghĩa là con số 66 với thêm 20 con số zero theo sau. Nặng như thế mà làm sao cứ lơ lửng trong không trung, xoay vần mỗi ngày đúng theo một tốc độ chính xác xung quanh mặt trời thì thử hỏi ai đang làm nó đứng vững vậy? Chính Cứu Chúa Giê-xu đang làm quả đất đứng vững trong mọi lúc, Ngài làm cho mặt trời mọc và lặn, làm cho các hành tinh vận chuyển theo đúng chu kỳ của nó.

 

          b) Câu 3 - Chính Con một của Đức Chúa Trời đã có lần nằm yên trong máng cỏ này phản ảnh sự vinh quang trọn vẹn của Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Đức Chúa Trời. Sứ đồ Giăng khi ghi chép lại về cuộc đời của Cứu Chúa Giê-xu, ông diễn tả “gốc tích” của Ngài chính là Ngôi Lời, nghĩa là phản ảnh chính Đức Chúa Trời, và trong Giăng 1:14 sứ đồ Giăng diễn tả sự chói lòa và vinh hiển của Chúa được bày tỏ khi Con Ngài mặc thể làm Người như sau – (The Word became flesh and made his dwelling among us. We have seen his glory, the glory of the one and only Son, who came from the Father, full of grace and truth.) “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.” Đời sống của Chúa Giê-xu khi còn ở trần thế này phản ảnh sự vinh hiển và quyền phép của Đức Chúa Trời qua những lời Ngài phán dạy như “sấm truyền,” những việc lạ lùng, những phép lạ Ngài đã làm bởi quyền phép vô hạn của Đức Chúa Trời mà đến. Khi chúng ta thấy Chúa Giê-xu nằm trong máng cỏ chính là chúng ta thấy Đức Chúa Trời; khi chúng ta biết Chúa Giê-xu là chúng ta biết Đức Chúa Trời, vì chính bé Hài Nhi sanh ra trong Giáng Sinh đầu tiên này với Đức Chúa Trời là một. Trong Giăng 14:7 chép lại lời Chúa Giê-xu đã tuyên bố – (If you really know me, you will know my Father as well. From now on, you do know him and have seen him.) “Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài.” Chữ “hình bóng của bản thể” đây theo bản dịch mới là “dấu ấn” nói lên sự y hệt (an exact copy) giữa Chúa Giê-xu làm Người và Đức Chúa Trời vô hình là một.

 

          Chúng ta biết trong Mathiơ 1:23 có ứng nhiệm một điều tiên tri về hài nhi Giê-xu khi sanh ra đó là đứa bé trai này sẽ được gọi là “Em-ma-nu-ên,” một trong những danh hiệu của Đức Chúa Giê-xu – (“The virgin will conceive and give birth to a son, and they will call him Immanuel” (which means “God with us”) “Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.” Chữ Em-ma-nu-ên trong nguyên văn Hylạp là một danh từ kép gồm có hai chữ: “El” – Đức Chúa Trời, và “Immānū” – với chúng ta. Danh hiệu Em-ma-nu-ên có nghĩa là “Đức Chúa Trời đã hòa nhập và ở cùng với loài người,” qua chính sự giáng thế của Con một Ngài, và bày tỏ trọn vẹn sự vinh hiển của Chúa.

 

          c) Câu 3 - Con ấy đã đến với muc đích để làm xong sự tẩy sạch mọi tội lỗi – (After he had provided purification for sins,) “sau khi Con làm xong sự sạch tội” Giữa một thế giới xa hoa, nhộn nhịp, tưng bừng thì thử hỏi có bao nhiêu người hiểu rõ ý nghĩa thật của Giáng Sinh? Tại sao lại mừng sinh nhật của một đứa bé hài nhi trai ra đời nằm trong máng cỏ?

 

          i) Muốn hiểu rõ ý nghĩa của Giáng Sinh, điều căn bản thứ nhất phải hiểu rõ 2 chữ “Christ-mas.” Lễ Giáng Sinh theo tiếng Anh gọi là lễ Christ-mas, bao gồm có hai chữ “Christ” và chữ “mas.” Tên “Christ” chính là danh xưng (title) của Chúa Giê-xu Christ. Theo sách Kinh Thánh trong Mathiơ 1:16 cho biết khi trinh nữ Mari sanh Đức Chúa Giêsu bởi quyền phép của Chúa Thánh Linh thì đặt tên Ngài là Christ – (and Jacob the father of Joseph, the husband of Mary, and Mary was the mother of Jesus who is called the Messiah.) “Gia-cốp sanh Giô-sép là chồng Ma-ri; Ma-ri là người sanh Đức Chúa Jêsus, gọi là Christ (Mê-si).” Còn chữ “mas” nghĩa là lễ. Như vậy chúng ta phải hiểu lễ Christ-mas là lễ kỷ niệm về ngày Chúa Giê-xu Christ đã một lần sanh ra đời (birthday of Jesus Christ) cách chúng ta nay hơn 2,000 năm, và bắt đầu một kỷ nguyên “ân điển” mới cho nhân loại. Cho nên Chúa Giê-xu Christ chính là lý do và nguyên nhân chính của mùa lễ Giáng Sinh, chứ không phải ông gìa Nôen, quà cáp, mua sắm, hay football. Hay nói cách khác, nếu không có Chúa Christ thì chắc chắn ngày nay chúng ta không có mừng lễ “Christ-mas,” phải không?

 

          ii) Hiểu rõ ý nghĩa Giáng Sinh nghĩa là hiểu rõ mục đích tại sao Chúa Giê-xu đã sanh ra đời để làm gì? Lý do Con Trời phải giáng sanh làm người, vì loài người đang sống trong sự hư mất do tội lỗi gây nên. Trong Kinh Thánh Rôma 3:23 khẳng định (for all have sinned and fall short of the glory of God,) "Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời."  Vì loài người phạm tội, mối tương giao giữa Đức Chúa Trời thánh khiết và con người tội lỗi đã bị cắt đứt, và mọi người phải lãnh bản án/hình phạt của tội lỗi theo Kinh Thánh Rôma 6:23 đó là sự chết đời đời trong hồ lửa địa ngục, cháy không bao giờ tắt. Nhưng vì Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương, ngay sau khi tổ phụ loài người phạm tội thì Chúa đã sẵm sẵn một chương trình cứu rỗi cho nhân loại ra khỏi bản án của tội lỗi. Phương cách cứu rỗi đó là chính Ngài phải vào đời, hóa thân thành Người, để đổ huyết, chuộc tội thay thế cho nhân loại, trả gía cho hình phạt đời đời, mà mỗi chúng ta không đủ sức trả nổi.

 

          Trong sách Kinh Thánh Mathiơ 1:21 có chép khi trinh nữ Mari sanh con mình cách đây hơn 2,000 năm thì có thiên sứ của Đức Chúa Trời hiện ra và phán cùng nàng là phải đặt tên đứa con trai này là Giê-xu, vì chính con trai này sẽ cứu dân họ ra khỏi tội(She will give birth to a son, and you are to give him the name Jesus, because he will save his people from their sins.”) "Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.” Mục tiêu của Chúa Giê-xu sanh ra đời là thập tự gía, là nơi Chúa đã bị đổ huyết để chuộc tội cứu loài người hư mất ra khỏi sự đóan phạt của tội lỗi, và cứu chúng ta đi đến sự sống đời đời trong nước thiên đàng của Đức Chúa Trời một ngày. Vì tội lỗi của nhân loại mà mới có Chúa Giáng Sinh "đã đến, tìm và cứu kẻ bị hư mất." Câu chuyện về một cô giáo đang dạy cho các em học sinh lớp 3 cách viết văn và suy đóan (creative writing), nên cô đặt ra một câu chuyện về con kiến và con cào cào: Anh kiến thì chịu khó làm việc suốt mùa Hè để thâu trữ đồ ăn; còn anh cào cào thì chỉ biết vui chơi. Khi đến mùa Đông thì hết đồ ăn và anh cào cào sắp chết đói nên đến với anh kiến xin chia xẻ thức ăn cho mình. Bây giờ cô giáo muốn mỗi em viết tiếp câu chuyện sẽ được kết thúc như thế nào? Trong lớp có em Tony dơ tay và nói em muốn vẽ hình được không? Cô giáo trả lời: “Em hãy viết sự kết thúc của câu chuyện trước, rồi vẽ sau.” Khi thâu những bài văn lại thì hầu hết có 2 trường hợp các học sinh trả lời: a) Đàn kiến sẽ để mặc những con cào cào cho nó chết đói vì tự nghĩ con cào cào phải tự lo thâu trử thức ăn khi còn cơ hội; hay b) Đàn kiến sẽ chia xẻ thức ăn với những con cào cào và mong có đủ cho cả hai. Ngoại trừ em Tony thì viết vài hàng như sau: “Đàn kiến đã bằng lòng cho hết thức ăn của mình cho con cào cào để cào cào sẽ sống sót qua mùa Đông còn nó thì chết.” Ở dưới những câu này thì em Tony vẽ thêm bức hình của 3 cây thập tự gía. Em Tony hiểu rõ ý nghĩa tại sao Chúa Giê-xu đã sanh ra đời là gì? Ngài đã sanh ra không phải để sống nhưng để chết, hầu cho những kẻ tin Ngài được sống đời đời.

 

          d) Câu 3 - Con ấy đã đến và đã làm xong công việc tẩy sạch tội lỗi rồi, đã sống lại vinh hiển và hiện nay Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Cha – (he sat down at the right hand of the Majesty in heaven.) “… bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao.” “Ngồi” là khi nào? Là lúc đã xong xuôi công việc. Chúa Giê-xu “ngồi” vì công việc tẩy sạch tội lỗi mà Đức Chúa Cha giao cho Ngài đã được hoàn tất, không còn cần phải làm lại nữa. Trong Hêbêrơ 9:11-12 chép thêm – (But when Christ came as high priest of the good things that are now already here, he went through the greater and more perfect tabernacle that is not made with human hands, that is to say, is not a part of this creation. 12 He did not enter by means of the blood of goats and calves; but he entered the Most Holy Place once for all by his own blood, thus obtaining eternal redemption.) “Nhưng Đấng Christ đã hiện đến làm thầy tế lễ thượng phẩm của những sự tốt lành sau nầy; Ngài đã vượt qua đền tạm lớn hơn và trọn vẹn hơn, không phải tay người dựng ra, nghĩa là không thuộc về đời nầy. 12 Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời.” Ngày xưa qua nhiều đời và trong mỗi năm thì người Do Thái có một ngày lễ trọng đại, đó là đại lễ chuộc tội (the Day of Atonement). Trong ngày đại lễ này, thầy tế lể thượng phẩm lấy huyết của con vật đem vào đền thờ nơi chí thánh mà cầu thay cho tội lỗi của chính mình và cho dân sự Chúa. Họ cứ phải làm đi làm lại điều này mỗi năm, không có sự nghỉ hay được “ngồi,” vì sự dâng hiến huyết của các con vật chỉ là sự tượng trưng/tạm thời, chỉ là hình bong, vì huyết của những con vật không thể tẩy sạch tội cho dân sự Chúa; cho đến khi Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời đến, đổ huyết trên cây thập tự, chỉ một lần là đủ cả, thì không còn cần một con vật nào nữa, hay còn phải làm đi làm lại nữa, nhưng mọi sự đã được trọn (It is finished!)

 

          e) “Ngồi bên hữu” cũng nói đến quyền chức vinh hiển của Chúa Giê-xu đó là Ngài sẽ là “Người thừa kế” của muôn loài, sau khi làm trọn công việc cứu chuộc, như có chép trong câu 2 – (whom he appointed heir of all things,) “là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật.” Đứa bé hài nhi nằm trong máng cỏ sanh ra đời này không phải chỉ là Chúa Cứu Thế cho cả nhân loại sau này mà thôi, nhưng Ngài còn là Người thừa kế, Đấng Chủ Quyền của muôn vật trên trời dưới đất, Ngài còn sẽ là Vua của cả muôn vua, Chúa của cả muôn chúa nữa. Trong Philíp 2:9-11 có nói đến một ngày mà muôn loài từ đời xưa cho đến tương lai đều sẽ ở dưới sự thống trị của Chúa Giê-xu – (Therefore God exalted him to the highest place and gave him the name that is above every name, 10 that at the name of Jesus every knee should bow, in heaven and on earth and under the earth, 11 and every tongue acknowledge that Jesus Christ is Lord, to the glory of God the Father.) “Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, 10 hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, 11 và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” Sẽ có một ngày mà không còn tiếng nói của nhóm Dân Chủ hay Cộng Hòa nữa, cũng không còn tiếng nói của NATO hay ban thẩm phám Tối Cao của Hoakỳ nữa, nhưng chỉ còn tiếng phán của Chúa Giê-xu, Đấng Chủ Quyền duy nhất, mà mọi người sẽ phải đầu phục, từ vị tổng thống thống đầu tiên là George Washington cho đến vị tổng thống ngay bây giờ.  Như vậy mỗi lần chúng ta thấy hình ảnh của máng cỏ, chúng ta phải nhìn và hiểu thấu những lẽ thật sâu xa hơn về đứa bé trai nằm trong máng cỏ đơn sơ nghèo nàn nghĩa là:

 

          1) Đã một lần Đấng Tạo Hóa của cả vũ trụ bằng lòng bị thu nhỏ lại trong thể xác của con người, qua lòng của một trinh nữ, để hòa nhập ở cùng với nhân loại.

 

          2) Đứa bé hài nhi đó chính là Con một của Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Thế duy nhất cho cả nhân loại; Ngài đến thế gian để tẩy sạch tội lỗi của chúng ta bằng chính huyết mình, hầu chúng ta được phục hồi lại mối liên hệ với Đức Chúa Trời thánh khiết vẹn toàn.

 

          3) Đứa bé hài nhi này một ngày sẽ chính là Người thừa kế, Đấng Chủ Quyền của muôn vật vì Ngài chính là Chúa của muôn chúa và là Vua của muôn vua.

 

          Nếu biết rõ như vậy thì điều hay nhất chúng ta nên làm ngay đó là hãy mau mau tin nhận và đầu phục Ngài. Chúa đã khải thị và ban cho loài người một món quà vô gía đó chính là Con một của mình, đã một lần giáng thế nằm trong máng cỏ để khi lớn lên sẽ làm của tế lễ cứu chuộc hết thảy chúng ta là những kẻ tội nhân đáng chết. Hết thảy chúng ta ở đây có thấu hiểu ý nghĩa của Giáng Sinh và dám nhận món quà này không?

 

 

IV. Món Quà Dâng Vua Giê-xu

 

          Phần đông chúng ta ở đây là những người đã nhận món quà này, nhưng câu hỏi cho chúng ta là có món quà gì chúng ta sẽ dâng cho Chúa Giê-xu là Vua của muôn loài trong Christmas năm nay không, để bày tỏ lòng biết ơn Ngài? Câu chuyện một người phụ nữ vì cuộc sống làm ăn quá bận rộn, nên hấp tấp vội vã đi mua một tấm thiệp chúc Giáng Sinh và gởi ngay đến cho người thân của mình, mà không đọc tấm thiệp trước. Sau này bà mới khám phá ra là trong tấm thiệp đó có hàng chữ như sau: “This Christmas card is just to say, a little gift is on its way!” Tạm dịch là: “Tấm thiệp này chỉ muốn nói rằng, một món quà sắp được gói gởi qua,” thế là làm cho người nhận tấm thiệp đợi “dài cổ” nhưng vẫn chưa thấy quà gởi đến đâu hết! Chúng ta có đang để những sự bận rộn của Giáng Sinh làm chúng ta không suy gẫm sâu sa về ý nghĩa thật của Giáng Sinh và quên dâng cho Chúa món quà nào không?

 

          Món quà gì Chúa thích nhất? Nếu cả trái đất đã thuộc của Ngài thì còn chi để dâng cho Chúa đây? Điều Chúa thích nhất ở mỗi chúng ta chính là một tấm lòng trong sạch, một đời sống tận hiến và sự thờ phượng phải lẽ của chúng ta. Một tấm lòng trong sạch, một đời sống tận hiến và sự thờ phượng thật luôn dẫn đến sự vâng phục và hầu việc Chúa hết lòng! If you show me a life of obedience and service to God, I tell you a life of true worship! Chúng ta có đang sống với một tấm lòng trong sạch theo lời Kinh Thánh dạy không? Chúng ta có đang tận hiến cuộc đời của mình cho Đức Thánh Linh tể trị chưa? Sự thờ phượng của chúng ta có theo sau hành động vâng lời và chăm lo công việc Chúa không? Mong rằng đây sẽ là món quà đẹp nhất mà mỗi người sẽ dâng cho Chúa trong Christmas năm nay, vì đã hiểu sâu sa được hài nhi Giê-xu là ai và mục đích Ngài đã sanh ra để làm gì cho chính mình.

 

----------------------------------------------------

 

GOD SPOKE THROUGH CHRISTMAS

(Hêbêrơ 1:1-3)

 

“In the past God spoke to our ancestors through the prophets at many times and in various ways, 2 but in these last days he has spoken to us by his Son, whom he appointed heir of all things, and through whom also he made the universe. 3 The Son is the radiance of God’s glory and the exact representation of his being, sustaining all things by his powerful word. After he had provided purification for sins, he sat down at the right hand of the Majesty in heaven.”

 

 

Everyone seems to accept the existence of a great Maker eventhough they do not know Him. According to the Bible, God is the Creator of all things in heaven and on earth. In the past, God wanted to reveal Himself to mankind at many times and in various ways: Through Moses at the burning bush, in Joseph’s dreams, with a soft voice with the prophet Elijah, or by an angel to give a direct command to Mary. But in the last days, God has spoken to us by His Son. This was a special and direct Word from God and not through prophets or angels. The spoken Word of God became flesh on the first Christmas day. When you see a male baby lying in a manger, you need to see Him in the ways of the author of Hebrews as:

1) The baby Jesus was the Creator who once incarnated to be identified with mankind. Through this little baby (Son of God), God created the world.

2) This baby Jesus revealed the full glory and grace of the Father and was an exact copy of God.

3) The purpose of this baby Jesus born was to provide purification for sins so that whoever believes in Him will be saved from the judgment of sins and to be saved to the eternal life in heaven. He is the Savior of the world.

4) The Savior completed His work on the cross once and for all. He resurrected, ascended to heaven, and now sits down at the right hand of God.

5) The Savior Jesus is appointed to be Heir, the Lord and King, to rule all things one day.

Knowing this truth and final outcome, you need to believe in Him today. God is faithful that He gave Himself in His Son so that we can be saved. Will you accept the gift today? Do you have any gift to offer to Jesus, the King, this Christmas? The greatest gift is yourself, your dedication, and your heart to worship Him. And of course, true worship always leads to obedience and service. Have a Merry and Blessed Christmas!