(The Rooted Faith)
Mathiơ 13:18-23
Ấy vậy, các ngươi hãy nghe nghĩa ví dụ về kẻ gieo giống là gì. 19 Khi người nào nghe đạo nước thiên đàng, mà không hiểu, thì quỉ dữ đến cướp điều đã gieo trong lòng mình; ấy là kẻ chịu lấy hột giống rơi ra dọc đường. 20 Người nào chịu lấy hột giống nơi đất đá sỏi, tức là kẻ nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy; 21 song trong lòng không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, đến khi vì đạo mà gặp sự cực khổ, sự bắt bớ, thì liền vấp phạm. 22 Kẻ nào chịu lấy hột giống nơi bụi gai, tức là kẻ nghe đạo; mà sự lo lắng về đời nầy, và sự mê đắm về của cải, làm cho nghẹt ngòi đạo và thành ra không kết quả. 23 Song, kẻ nào chịu lấy hột giống nơi đất tốt, tức là kẻ nghe đạo và hiểu; người ấy được kết quả đến nỗi một hột ra một trăm, hột khác sáu chục, hột khác ba chục.
(Listen then to what the parable of the sower means: 19 When anyone hears the message about the kingdom and does not understand it, the evil one comes and snatches away what was sown in their heart. This is the seed sown along the path. 20 The seed falling on rocky ground refers to someone who hears the word and at once receives it with joy. 21 But since they have no root, they last only a short time. When trouble or persecution comes because of the word, they quickly fall away. 22 The seed falling among the thorns refers to someone who hears the word, but the worries of this life and the deceitfulness of wealth choke the word, making it unfruitful. 23 But the seed falling on good soil refers to someone who hears the word and understands it. This is the one who produces a crop, yielding a hundred, sixty or thirty times what was sown.)
I. Mùa Bão
Ai trong chúng ta sinh sống ở miền Đồng Nam Hoa Kỳ thì chắc cũng đều biết là từ đầu tháng Sáu cho đến cuối tháng 11 mỗi năm là mùa bão ở đây (The Hurricane Season). Đài khí tượng NOAA đã tiên đoán và có đặt tên trước cho khoãng 13-20 trận bão có thể sẽ xảy ra trong năm 2013 này, và trong số đó sẽ có 3-6 trận bão lớn. Không ai ở vùng này mà quên được trận bão kinh khủng Katrina xảy ra vào năm 2005 đã ảnh hưởng và thay đổi nếp sống của nhiều người ở miền này từ lúc đó. Đây là lúc mà mọi người ở đây bắt đầu sửa soạn để đối phó với những trận bão có thể xảy ra. Có những người đã bắt đầu thâu trữ những thứ cần thiết trong nhà của mình, như là nước uống, máy phát điện, batteries, đèn cầy, và kể cả những thức ăn khô nữa. Gia đình chúng tôi đã có lần dự trữ gần 10 bịch gạo, nhưng rồi năm đó bão đã không đến và chúng tôi phải tiêu thụ trong một thời gian rất dài mới ăn hết gạo. Mỗi lần bão sắp đến, chúng ta sẽ thấy người ta đợi xếp hàng ở những tiệm bán xăng đông nghẹt, vì ai nấy sợ sau cơn bão sẽ bị thiếu xăng để di chuyển. Sửa soạn để đối phó với mùa bão là điều tư nhiên và cần thiết trong cuộc sống của những người ở vùng Đông Nam Hoa Kỳ này, cho dù không biết chắc có những cơn bão nào sẽ đến.
II. Thời Kỳ Khó Khăn
Nhưng sáng nay chúng ta cùng nhau suy gẫm về đề tài sự sửa soạn, không phải cho những cơn bão, nhưng là để chuẩn bị đối phó cho thời kỳ khó khăn chắc chắn sẽ đến. Quí vị có nhận biết một thời kỳ khó khăn đang tiến đến nhanh chóng không, và có đang sửa soạn gì chưa? Sứ đồ Phaolô có lần nhắc Timôthê điều này trong 2 Timôthê 3:1-5 như sau: (But mark this: There will be terrible times in the last days. 2 People will be lovers of themselves, lovers of money, boastful, proud, abusive, disobedient to their parents, ungrateful, unholy, 3 without love, unforgiving, slanderous, without self-control, brutal, not lovers of the good, 4 treacherous, rash, conceited, lovers of pleasure rather than lovers of God— 5 having a form of godliness but denying its power.) “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. 2 Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, 3 vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, 4 lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, 5 bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó.” Ngoài những dấu hiệu đang xảy ra trên khắp thế giới như là sự đe dọa của chiến tranh, nổi loạn, sự xung đột giữa các nước, những tai nạn xe lửa và máy bay xảy ra khắp nơi không kể ra hết đuợc, đói kém ở nhiều nơi trên thế giới, sứ đồ Phaolô còn liệt kê vô số những dấu hiệu dẫn đến thời kỳ khó khăn đó là sự đạo đức suy đồi sẽ xảy ra ngay trước mắt chúng ta. Đương nhiên trong thời đại nào thì những biến cố này lúc nào cũng có, nhưng chúng ta nên chú ý trong ngày sau rốt vào thời kỳ khó khăn thì cường độ (the intensity) của những điều này sẽ tăng lên một cách rõ rệt hơn.
Chính Chúa Giê-xu cũng đã nói trước những điều này trong Mathiơ 24:4-12 như sau: (Jesus answered: “Watch out that no one deceives you. 5 For many will come in my name, claiming, ‘I am the Messiah,’ and will deceive many. 6 You will hear of wars and rumors of wars, but see to it that you are not alarmed. Such things must happen, but the end is still to come. 7 Nation will rise against nation, and kingdom against kingdom. There will be famines and earthquakes in various places. 8 All these are the beginning of birth pains. 9 “Then you will be handed over to be persecuted and put to death, and you will be hated by all nations because of me. 10 At that time many will turn away from the faith and will betray and hate each other, 11 and many false prophets will appear and deceive many people. 12 Because of the increase of wickedness, the love of most will grow cold,) “Hãy giữ, kẻo có kẻ dỗ dành các ngươi. 5 Vì nhiều người sẽ mạo danh ta đến mà nói rằng: Ta là Đấng Christ; và sẽ dỗ dành nhiều người. / 6 Các ngươi sẽ nghe nói về giặc và tiếng đồn về giặc: hãy giữ mình, đừng bối rối, vì những sự ấy phải đến; song chưa là cuối cùng đâu. 7 Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; / nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất. / 8 Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại. 9 Bấy giờ, người ta sẽ nộp các ngươi trong sự hoạn nạn và giết đi; các ngươi sẽ bị mọi dân ghen ghét vì danh ta. 10 Khi ấy cũng có nhiều kẻ sẽ sa vào chước cám dỗ, phản nghịch nhau, và ghen ghét nhau. 11 Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ. 12 Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần.” Trong thời kỳ khó khăn, sẽ có những tiên tri gỉa, giáo sư gỉa nổi lên dỗ dành nhiều người, bị sa chước vào nhiều sự cám dỗ; cùng với những sự bắt bớ, mà sẽ làm nhiều người sẽ bỏ lòng yêu mến Chúa ban đầu và có thể đi đến chỗ “bội đạo.”
III. Đức Tin Châm Rễ
Quí vị có nhận thức những điều cảnh cáo này của Chúa qua lời của Ngài, mà chuẩn bị đề phòng, để khỏi bị sa ngã và bị lừa dối trong thời kỳ khó khăn sắp đến không? Nếu điều hay nhất để chuẩn bị cho những trận bão là sắm sẵn trước những thứ cần thiết cho cuộc sống thì điều gì hay nhất để chúng ta sửa soạn chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn sắp đến đây? Điều hay nhất chúng ta phải làm ngay bây giờ đó là châm rễ đức tin của mình cho thật sâu, để cây đức tin của mình khỏi bị “tróc gốc” (uprooted) khi những cơn giông kéo đến từ khắp nơi. Nếu mỗi người thành thật tự xét thì thấy đức tin của mình như thế nào, đang ở trong tình trạng như sao, có vững vàng hơn hay đang trong tình trạng suy kém? Nếu những điều Kinh Thánh nói trước xảy ra ngay hôm nay thì liệu mình có đứng vững được không, đức tin có bền không, hay cũng sẽ ùa theo “đám đông” mà bội đạo chăng? Chúng ta mỗi người phải tự xét lấy cái rễ của chính đức tin mình và phải làm thế nào cho rễ ấy được đâm sâu, vững vàng ngay hôm nay, để có thể đối phó với những điều sẽ xảy ra vào ngày mai trong thời kỳ khó khăn? Suy gẫm một vài phút về sự quan trọng của rễ cây.
1) Rễ cây là điều phải có cho thân cây, để hút và truyền sự dinh dưỡng từ dưới lòng đất lên nuôi thân cây, mà từ đó cây mới tăng trưởng, ra lá, nở nụ, và sanh trái được. Những gì sanh tươi ở trên của một cái cây lệ thuộc rất nhiều vào những cái rễ cây ở dưới lòng đất.
2) Chú ý thấy sự hút dinh dưỡng cho thân cây từ những cái rễ là điều xảy ra rất chậm, từ từ mỗi ngày, mắt không thấy được, chứ không phải qua một buổi chiều, một đêm là xong đâu, phải không? Ai trong chúng ta mua nhà cũng thường phải coi chừng điều gì? Coi chừng xem coi có cây xồi nào mọc gần căn nhà mà mình sắp mua không? Vì chúng ta biết theo thời gian chậm chạp, mắt không thấy, những rễ của cây xồi này có thể lan rộng ra, từ từ để tìm những mạch nước nuôi thân cây mà khi nó lan ra như vậy thì không có gì cản được, kể cả xi-măng, và có thể làm hư hại cả đến nền nhà của mình nữa, phải không?
3) Cái rễ hút dinh dưỡng cho cây không phải chỉ là một tiến trình chậm chạp mà thôi, nhưng còn là một tiến trình liên tục, không bị gián đoạn, một công việc không bao giờ nghỉ hút dinh dưỡng cho thân cây.
4) Rễ cây không phải chỉ cần để hút nhựa sống cho thân cây mà thôi, nhưng là còn giữ cho cây được đứng vững vàng, không bị tróc gốc khi những cơn giông bão gío lớn kéo đến. Muốn như vậy thì rễ của một cái cây phải được đâm sâu và lan rộng, bám chặt vào lòng đất.
Nan đề của Hội Thánh có đứng vững không, con cái Chúa có sẽ bị dỗ dành không trong thời kỳ khó khăn sắp đến, luôn là nan đề mà chính Chúa Giê-xu trong ẩn dụ “Người gieo giống” đã nói về tình trạng “cây đức tin không có rễ” – (The seed falling on rocky ground refers to someone who hears the word and at once receives it with joy. But since they have no root, they last only a short time. When trouble or persecution comes because of the word, they quickly fall away.) “Người nào chịu lấy hột giống nơi đất đá sỏi, tức là kẻ nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy; song trong lòng không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, đến khi vì đạo mà gặp sự cực khổ, sự bắt bớ, thì liền vấp phạm.” Chúa Giê-xu dùng hình của một cái cây không có rễ giống như một người có đức tin tiếp nhận Chúa một cách hời hợt, sống chỉ biết đạo qua loa, xem thường lời dạy dỗ của Ngài, đức tin không có rễ sâu trong lời Chúa; cho đến khi sự bắt bớ, khổ cực, hoạn nạn kéo đến thì liền bị “tróc gốc.” Đây là tình trạng của những người tin Chúa, có thể cũng hay đi nhóm thường xuyên mỗi tuần, nhưng đức tin không có rễ; lúc bình thường khi trời xanh tươi, gío thổi hiu hiu thì họ đều giống như mọi người khác, nhưng khi những cơn giông tố kéo đến: khi gia đình có vấn đề, khi công ăn việc làm thất bại, khi tình yêu phai nhạt, khi bệnh tật xui xẻo xén vào đời sống, thì đức tin bị lay chuyển đầy dẫy sự nghi ngờ Chúa, bỏ nhóm, và rồi trở lại cuộc sống cũ theo con đường riêng của mình. Bên ngoài, hay xem bên trên thì lá của họ cũng xanh tươi như mọi cái cây khác, nhà của họ cũng vững chắc như mọi căn nhà khác; cho đến khi “mưa sa, gió thổi” thì căn nhà đức tin xây trên đất cát không còn đứng vững được, mà sẽ bị cuốn trôi đi, vì ở dưới cây không có rễ, nhà không có nền vững chắc.
Tại sao rễ đức tin không châm sâu được? Lý do là vì niềm tin đó thiếu mối liên hệ mật thiết với Chúa mỗi ngày. Những căn bệnh nguy hiểm làm suy kém đức tin của nhiều cơ đốc nhân đó là tinh thần tự nghĩ “tôi đi nhà thờ mỗi tuần một vài tiếng đồng hồ là đủ đạo rồi, tôi đi nhà thờ “cho có lệ” mà thôi, chỉ đi cho lương tâm đạo khỏi bị cắn rứt, chỉ nghe lời Chúa theo thói “nghe tai này lọt tai kia,” không có một cảm xúc hay bị cáo trách chi hết, nghe lời Chúa với thái độ “nước tới chân hẵng chạy, lo lắng chi nhiều, chuyện gì tới sẽ tới mà thôi, người ta sao tôi vậy.” Đây là tình trạng y hệt như những người sống thời của ông Nôe, không chịu tỉnh thức, lòng chẳng bị cáo trách, sống cứ tự mãn, thờ ơ, cho đến khi đại hồng thủy kéo đến và mọi vật trên đất đều bị chết ngộp, và bị hủy diệt.
V. Tĩnh Tâm với Chúa
Không ai trong chúng ta muốn ở trong tình trạng giống như vậy, cho nên trên thực tế, những việc gì mình cần phải làm để châm rễ đức tin và có một mối liên hệ mật thiết với Chúa?
1) Đời sống phải có thì giờ tĩnh tâm với Chúa riêng. Cái gía phải trả để xây dựng một mối liên hệ tốt đẹp luôn là thì giờ với nhau, được nuôi bởi những giờ phút gần gũi nhau (quality time). Khi mới yêu nhau điều mình thích nhất là thì giờ được gần gũi tâm sự với nhau, và mối liên hệ lúc đó là lúc đẹp nhất; nhưng tại sao khi cưới nhau rồi thì tình yêu bị phai nhạt? Cũng vì thì giờ gần gũi với nhau không còn như thưở ban đầu nữa. Một trong những lý do chính của nhiều gia đình ngày hôm nay thiếu hạnh phúc, bị rạn nứt cũng vì vợ chồng thiếu thì giờ cho nhau, vì cà hai qúa bận rộn trong những công ăn việc làm, những thú vui chơi riêng. Câu chuyện về một người đàn ông chỉ biết lo làm, lo hái tiền, đầu tắt mặt tối đi sớm về trễ, làm luôn weekend, lấy lý do là kiếm tiền cho vợ, để dành cho con; cho đến một ngày ông về nhà thì vợ và con đã bỏ đi, vì điều người vợ con cần nhất trong cuộc sống không phải là tiền bạc, nhưng là tình người. Biết bao nhiêu người đang sống và đang quên điều này. Kể cả con cái Chúa. Biết bao nhiêu gia đình đang có con cái bị hư hỏng, đi theo băng đảng, cũng vì cha mẹ thiếu thì giờ gần gũi, quên đi trách nhiệm dạy dỗ chúng nó. Có người nói đúng: “If your kids don’t have you; then someone else will have them!”
Chúng ta muốn châm rễ đức tin, chúng ta phải có thì giờ tâm sự với Chúa, qua sự học lời Kinh Thánh và cầu nguyện, thì chúng ta mới đứng vững được trong thời kỳ khó khăn. Trong Côlôse 2:6-7 – (So then, just as you received Christ Jesus as Lord, continue to live your lives in him, 7 rooted and built up in him, strengthened in the faith as you were taught, and overflowing with thankfulness.) “Anh em đã nhận Đức Chúa Jêsus Christ thể nào, thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy; hãy châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững, tùy theo anh em đã được dạy dỗ, và hãy dư dật trong sự cảm tạ." Đặt đức tin nơi Chúa để nhận sự cứu rỗi thì ngay tức khắc, nhưng ai muốn có một mối liên hệ với Chúa thì cần có cả cuộc đời mỗi ngày của mình để gặt hái được. Chúng ta làm việc tĩnh tâm này không phải “Things to Do” của một ngày, cho lương tâm khỏi bị cắn rứt, nhưng vì chúng ta yêu mến Chúa, muốn được gần gũi với Ngài, thông biết Chúa hơn, và nhận được sự tiếp trợ của Chúa cho đời sống mình. Quí vị đi làm mỗi ngày có mong được về nhà với vợ chồng con cái, được ăn bữa tối nói chuyện với nhau không, xây dựng hạnh phúc bền lâu không? Nếu không thì cưới nhau làm chi? Sanh con cái để làm gì?
Tấm gương của chính đời sống Đaniên, là một trong những người Hêbêrơ bị đem đi làm phu tù bên nước Babylôn. Một lần vua Đariút ra chiếu chỉ cho mọi người phải chỉ được thờ lạy một mình vua mà thôi. Kinh Thánh chép Đaniên không chịu làm điều này, cho dù biết mình sẽ phải mất mạng sống. Ở đâu mà Đaniên có đức tin vững vàng để dám quyết định làm điều này, không phục vua? Trong Đaniên 6:10 có chép gì? (Now when Daniel learned that the decree had been published, he went home to his upstairs room where the windows opened toward Jerusalem. Three times a day he got down on his knees and prayed, giving thanks to his God, just as he had done before.) “Khi Đa-ni-ên nghe rằng chỉ dụ đó đã ký tên rồi, thì về nhà mình (những cửa sổ của phòng người thì mở về hướng Giê-ru-sa-lem). Tại đó, cứ một ngày ba lần, người quì gối xuống, cầu nguyện, xưng tạ trước mặt Đức Chúa Trời mình, như vẫn làm khi trước.” Không phải tự nhiên mà Đaniên có đức tin “thử lửa” mạnh như vậy mà dám nghịch lại lệnh vua, nhưng là vì đức tin đã từng được nuôi dưỡng thường xuyên mỗi ngày 3 lần cầu nguyện từ hồi còn nhỏ chăng? Nếu Đaniên không có thói quen cầu nguyện tương giao với Chúa thường xuyên mỗi ngày 3 lần thì Đaniên cũng chỉ giống như mọi người khác, khi “gió thổi thì sung sẽ bị rụng” mà thôi! Mối liên hệ được xây dựng bởi thì giờ mỗi ngày chúng ta để ra tương giao với Chúa qua sự cầu nguyện và học "đạo," để hiểu biết rõ những lẽ thật về Chúa mà hết lòng tin cậy Ngài. Nếu không biết lẽ thật thì làm sao chúng ta nhận diện ra những lời dối trá, những lý thuyết sai lầm của ma quỉ, của thế gian để khỏi bị sa vào chước cám dỗ? Mỗi người hãy tự xét xem mình có vững vàng trong những giáo lý căn bản của "đạo" không, để trung tín với Chúa cho đến cùng? Khi một người đã bị "mất căn bản" của đạo thì đức tin của họ không thể xây dựng cao được lên nữa, cũng như những đứa trẻ “thiếu nền học vấn căn bản” thì không thể học cao lên được nữa. Chúng ta bị mất căn bản vì thiếu sự đều đặn ăn nuốt lời Chúa. Hôm nào rảnh thì đi nhóm, hôm nào bận có tiệc tùng hay phải đi nghỉ mát thì chúng ta bỏ nhóm. Chúng ta xem thường giờ học lớp Trường Chúa Nhật, vì vậy bị "thiếu căn bản" của đạo là vậy, để rồi cứ bị đời này dẫn dụ đi sai lệch đường lối Chúa, mà cũng không biết!
2) Phải có sự kỷ luật trong mối tương giao với Chúa liên tục mỗi ngày. Nhớ rằng rễ cây hút chất dinh dưỡng cho thân cây liên tục, chứ không bị gián đoạn. Trong ẩn dụ "Gốc Nho & nhánh," Chúa Giê-xu giúp cho chúng ta hiểu điều này Giăng 15:4-5 – (Remain in me, as I also remain in you. No branch can bear fruit by itself; it must remain in the vine. Neither can you bear fruit unless you remain in me. 5 “I am the vine; you are the branches. If you remain in me and I in you, you will bear much fruit; apart from me you can do nothing.) "Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.” Động từ "cứ ở, hay dính vào" nói lên một mối liên hệ thường xuyên, không bị gián đoạn, giữa những nhánh & Gốc nho. Khi nào những nhánh bị lìa khỏi gốc thì sự chết mòn bắt đầu đến với nhánh. Thuốc bổ “One a Day” nghĩa là uống mỗi ngày một viên, 30 ngày mỗi tháng và 12 tháng mỗi năm, chứ không phải uống hết một lúc. Muốn như vậy thì phải kỷ luật đặt việc tĩnh tâm với Chúa là điều ưu tiên mỗi ngày. Ưu tiên là gì quí vị? Là việc phải có và phải có trước tiên. Thở là việc ưu tiên, vì không thở thì không sống được để hưởng và làm mọi việc khác. Đối với các học sinh phải chịu thức khuya học bài, làm homework vì đó là ưu tiên. Nhiều người sẵn sàng đi làm sớm về trễ, đầu tắt mặt tối mỗi ngày, vì tiền là ưu tiên? Những người có “bát wings” nghĩa là mỡ thòng lòng ở dưới cánh tay; Họ không muốn như vậy cho nên mỗi ngày họ phải dành thì giờ cắn răng phồng má kéo tạ nặng, để làm tan “bát wings,” vì đó là việc ưu tiên; nhưng còn việc tĩnh tâm với Chúa thì sao? Nan đề của vô số người tin Chúa đã lâu năm rồi, nhưng vẫn chưa có thì giờ tĩnh tâm mỗi ngày là vì chưa đặt việc này ưu tiên trong đời sống của mình, cho đến khi giông bão đến thì qúa trễ rồi. Chúng ta có chương trình cho mọi thứ mỗi ngày, nhưng lại chưa có thì giờ tĩnh tâm vì điều này chưa là điều ưu tiên trong cuộc sống của mình, phải có và phải có trước tiên. Kỷ luật là gì? Tự luyện tập, đãi mình cách nghiêm khắc để đạt được điều ưu tiên. Sống ở đời bí quyết thành công của một người là sự tập luyện đều đặn, từ những năng khiếu chuyên môn, vấn đề kinh doanh, thì cũng vậy, muốn đức tin vững vàng, chúng ta phải nuôi dưỡng đức tin đó đều đặn mỗi ngày, mỗi tuần, và mọi lúc.
3) Có mối liên hệ liên tục thường xuyên với Chúa nghĩa là để Ngài dự phần vào những sinh hoạt, những sự quyết định mỗi ngày trong cuộc sống của mình. Mỗi ngày trong đời sống của chúng ta, Chúa Giê-xu có là người khách lạ không, hay chính Ngài làm Chủ tất cả mọi sinh hoạt và quyết định của mình, của gia đình mình? Tuần qua tôi nhận một công tác mới ở sở làm, chưa bao giờ có kinh nghiệm làm. Điều đầu tiên là tôi cầu nguyện xin Chúa giúp cho biết có nên nhận làm việc này hay không? Nếu được thì làm, nếu không thì để dành cho người khác lo. Đó là một thí dụ của cách chúng ta để Chúa Giê-xu dự phần vào đời sống của mình. Chúa Giê-xu có dự phần trong những quyết định của mình như là chương trình đi nghỉ mát, công việc đầu tư, mua sắm vé máy bay, lập gia đình, mua nhà cửa, chọn ngành học… không, hay miệng chúng ta xưng Chúa là Chúa, nhưng trên thực tế chúng ta đang làm chúa? Phương pháp các bạn thanh niên hay đeo một cái vòng trên tay có khắc 4 chữ “WWJD,” nghĩa là “What Would Jesus Do?” để giúp cho mình nhớ nhờ cậy Chúa để biết đối phó quyết định mọi vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, theo như ý Chúa Giê-xu.
4) Cùng hổ trợ nhau, nâng đỡ đức tin của nhau để cùng vượt qua thời kỳ khó khăn. Người đời còn nói: "Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chum lại lên hòn núi cao... " mà chúng ta lại không biết sức mạnh của số đông sao? Ở trên miền Bắc của tiểu bang California có đám rừng của cây Sequoia tree có thể cao đến 300’. Điều lạ là loại cây này không có rễ sâu, chỉ mọc gần mặt đất, rễ cây chỉ lan rất rộng để hút hơi nước trên mặt đất. Với rễ không sâu như vậy thì làm sao loại cây Sequoia này đứng vững trong những trận gío bão được? Lý do là vì loại cây này không bao giờ mọc chỉ một mình, nhưng thường mọc theo từng đám (cluster) chung với nhau, và rễ cây của những đám cây này "đan, lẫn lộn với nhau" (interweave) để giúp đỡ nhau chống đỡ lại những cơn gió lớn. Chúng ta cần "đan" với nhau, hổ trở nhau, hầu đứng vững được trong đức tin cho đến cuối cùng. Đừng quên một bó đũa lúc nào cũng mạnh hơn một cái đũa riêng. Chúng ta có đang sốt sắng trong sự nhóm lại và thường xuyên sinh hoạt với những người cùng một niềm tin không? Hay là thì giờ chúng ta để ra với những người bạn đời nhiều hơn? Bộ chúng ta đã quên lời dạy dỗ của ông bà đã thường nói về sự ảnh hưởng của: “Gần mực thì đen, còn gần đèn thì sáng” sao? Đương nhiên không có gia đình nào hoàn toàn kể cả Hội Thánh Chúa; nhưng đừng để lý do đó mà bỏ sự thông công với nhau, nhưng phải chịu khó “stick together” vì chúng ta hết thảy có cùng một Cha ở trên trời và một ngày sẽ về cùng sống trong một nước thiên đàng của Chúa.
5) Điểm cuối cùng, đừng xem thường những thử thách trong đời sống. Không ai thích đối diện với thử thách khó khăn, nhưng chỉ muốn có một đời sống bình an và đầy phước; Nhưng nhiều khi cách Chúa làm bén nhạy, rèn luyện đức tin của mình cho đến bậc “thượng hạn” bằng cách cho phép chúng ta trải qua những thử thách bây giờ để chuẩn bị cho “ngày ra trận?” Tại sao những người lính đều phải bị đào luyện một cách hết sức là nghiêm chỉnh? Để khi ra trận, đối diện với kẻ địch thì những người lính này còn sống sót và chiến thắng. Giacơ 1:2-4 – (Consider it pure joy, my brothers and sisters, whenever you face trials of many kinds, 3 because you know that the testing of your faith produces perseverance. 4 Let perseverance finish its work so that you may be mature and complete, not lacking anything.) “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, 3 vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. 4 Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào.” Ai sống ở Florida thì biết điều này, năm nào mà mùa đông càng lạnh thì những người nông dân trồng cam biết là mùa cam tới sẽ ngọt hơn, lý do là vì càng lạnh thì rễ cây cam càng phải đâm sâu xuống lòng đất hơn, để hút chất dinh dưỡng? Vả lại nếu không có thử thách thì làm sao chúng ta biết đức tin mình mạnh đến đâu để có thể đối phó với thời kỳ khó khăn? Người đời có câu nói hay: "Có gió tông, mới biết tòng bá cứng." Khi hội thánh đối diện với những khó khăn, có vấn đề mà nếu chúng ta vẫn còn đứng vững, trung tín hầu việc Chúa cách vui vẻ, không phàn trách, không đổ lỗi cho hoàn cảnh, không đổ thừa trách nhiệm cho người khác, luôn trung tín trong chức vụ Chúa gọi, Hội Thánh giao cho, thì mình mới tự biết đức tin của mình ở trong tình trạng như thể nào để có thể đối phó thời kỳ khó khăn, phải không?
Lời Chúa sáng nay thách thức hết thảy chúng ta hãy châm rễ đức tin mình trong Cứu Chúa Giê-xu cho vững vàng, để chuẩn bị cho thời kỳ sau rốt. Sự châm rễ phải là ngay hôm nay, đừng trì hõan, vì sức mạnh của đức tin không đến qua một ngày, một đêm, nhưng là chính mối liên hệ liên tục của mình với Chúa Giê-xu mỗi ngày. Câu chuyện của một sư phụ và 3 tên học trò đi trên một con đường - đứa học trò cứ hỏi thầy mình sức mạnh của đức tin là sao? Ở chỗ nào? Ông sư phụ bảo đứa học trò thứ nhất - nhổ một cọng cỏ và nó nhổ một cách dễ dàng, rồi thấy trò lại tiếp tục đi. Đi một khoãng, ông bảo đứa học trò thứ hai nhổ một cây non. Tuy hơi khó, nhưng hì hục một hồi thì tên học trò thứ hai cũng nhổ được. Đi một khoãng nữa, ông thấy một cây xồi lớn và bảo tên học trò thứ ba nhổ cây xồi lên; tên học trò đến ôm cây xồi, và rồi chỉ lắc đầu chịu thua mà thôi! Sư phụ kết luận - sự vững vàng của đức tin là ở cái rễ của nó, các con hiểu chưa?
Chúng ta có hiểu ẩn dụ “Người gieo giống” của Chúa Giê-xu không về sự nguy hiểm của đức tin không có rễ? Tự xét thì có biết rõ tình trạng đức tin của mình ra sao không, có thể đối phó với những cơn bão kéo đến trong thời ký khó khăn chưa? Bây giờ thời tiết khí hậu còn yên lặng mà chúng ta chưa trung tín hết lòng với Chúa thì liệu khi bão kéo đến chúng ta sẽ còn đứng vững được không? Hãy châm rễ đức tin mình ngay hôm nay qua sự kỷ luật của một đời sống tĩnh tâm với Chúa mỗi ngày, sự nhóm lại thường xuyên, và chịu rèn luyện qua những thử thách, để đứng vững trong thời kỳ khó khăn, mà sống làm đẹp lòng Chúa luôn.
--------------- Lời Mời Gọi
Đấng Sáng Tạo nên con người chúng ta là loài thật khôn ngoan, có sự hiểu biết để định được gía trị tốt đẹp của mọi thứ, và biết đề phòng chuẩn bị cho những nguy hiểm sắp đến. Không phải chỉ những điều vật chất mà thôi, nhưng là con cái Chúa chúng ta còn biết được lẽ thật về vấn đề thuộc linh trong lời của Chúa, về một thời kỳ khó khăn sẽ đến mà biết chuẩn bị cho nó. Rõ ràng trước mắt đầy những dấu hiệu của những điều phải xảy ra, dẫn đến thời kỳ khó khăn này. Chúng ta có nhận biết không và đang chuẩn bị gì chưa? Biết rồi mà cứ sống tự mãn, thờ ơ, nguội lạnh thì thật chúng ta là những kẻ dại y hệt như những người sống trong đời của ông Nôe. Chúng ta phải tin cậy Chúa hết lòng và châm rễ đức tin của mình cho sâu và cho rộng để có thể đứng vững và vượt qua được thờ kỳ khó khăn này.
1) Đừng để bị lừa dối bởi những thuyết tà đạo của thế gian này, kể cả những sự suy nghĩ định đoán theo ý riêng xác thịt của mình, nhưng luôn dựa vào lời Kinh Thánh, là lời hằng sống của Chúa.
2) Chúng ta mỗi người phải có kỷ luật trong thì giờ tĩnh tâm học lời Chúa và cầu nguyện thường xuyên với Ngài mỗi ngày là việc phải có và phải có trước tiên.
3) Chúng ta phải để Chúa Giê-xu liên hệ trong mọi sinh hoạt và quyết định của đời sống mình, đừng để Chúa sống ở ngoài lề của cuộc đời mình để rồi sẽ hối tiếc vì gặt hái những đau thương.
4) Chúng ta phải coi trọng những thử thách Chúa cho phép xảy ra trong cuộc sống để rèn luyện đức tin và chuẩn bị chúng ta cho thời kỳ khó khăn.
5) Chúng ta phải trung tín trong sự Chúa kêu gọi mình trong những chức vụ, đừng đổ thừa, đừng phàn trách, nhưng hết lòng vui vẻ mà hầu việc Ngài.
Mùa bão đang đến, nhưng thật sự không ai biết rõ có những trận bão lớn nào sẽ đến; nhưng thời kỳ khó khăn Chúa đã nói trước thì chắc chắn sẽ đến; vậy thì ngay lúc này mỗi người chúng ta không nên trễ nãi trong việc châm rễ đức tin của mình, vì sức mạnh của đức tin không đến với chúng ta qua một ngày, một đêm, nhưng là một tiến trình chậm chạp, mỗi ngày. Giêrêmi 17:8 - "Nó cũng như cây trồng nơi bờ suối, đâm rễ theo dòng nước chảy; ngộ khi trời nắng, chẳng hề sợ hãi, mà lá cứ xanh tươi. Gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, mà cứ ra trái không dứt.” Mỗi người phải thành thật tự xét lấy chính đức tin của mình? Mạnh hay yếu? Đang tăng trưởng hay đang thụt lùi? Có rễ sâu không? Laọi đức tin rẻ tiền hay loại đắt tiền thường xuyên được Chúa thử thách?
Trong cuộc sống có biết bao nhiêu chuyện “đâu ngờ,” nhưng “thời kỳ khó khăn” không thể nào là chuyện “đâu ngờ” của chúng ta được, vì chúng ta đã nghe, đã biết, đã hiểu những lẽ thật. Vậy thì chúng ta phải chuẩn bị cho nó ngay bây giờ. Có điều gì trong nếp sống hằng ngày mỗi người chúng ta cần điều chỉnh không?
1) Bắt đầu thì giờ tĩnh tâm với Chúa mỗi ngày là việc ưu tiên.
2) Dự các lớp trường Chúa Nhật mỗi Chúa Nhật. Người hướng dẫn lớp phải đặt ưu tiên và hết lòng, hết sức mà hướng dẫn.
3) Thường xuyên thông công với nhóm nhỏ của mình và luôn dự phần xây dựng đức tin cho nhau, khích lệ nhau cho dù trong chúng ta không một ai hoàn toàn cả.
Để rồi hết thảy Hội Thánh của chúng ta sẽ cùng nói được với Chúa Giê-xu: “Chúng con sẵn sàng cùng với Chúa Thánh Linh đối phó với thời kỳ khó khăn sắp đến để đem vinh hiển cho Ngài!”
The Rooted Faith
(Matthew 13:20-21)
“The seed falling on rocky ground refers to someone who hears the word and at once receives it with joy. But since they have no root, they last only a short time. When trouble or persecution comes because of the word, they quickly fall away.”
It’s time for everyone living in the Southeast region to prepare for this year hurricane season. Some are already stocking drinking water, generators, batteries, and dry food. What’s about the terrible time coming in the last days as mentioned in the Bible - Are you prepared? Just as a tree can be blown away due to lack of deep roots, anyone with rootless faith will be fallen away when difficult times come. Check and see if your faith has any roots? Roots are essential to slowly absorb water and oxygen, and dissolve nutrients from the soil to feed a tree. They can also help to anchor trees and to prevent them from blowing or washing away by wind or water. Some faith will be uprooted because the lack of the relationship with Jesus. These live their life with an indifferent, ignorant, complacent, and procrastinate attitude just as the people in Noah’s time. If we are the people who know the truth then we shouldn’t be like them. You may ask – so how can I build strong roots for my faith?
1) A personal and daily devotion with Jesus is the key to have rooted faith. How much time you spend in the Word and prayer correlates well with how strong is your faith. Remember it took Daniel “3-times a day prayer” lifestyle to stand firm on his faith against king Darius. Self-check – do you know all the basic doctrines?
2) Practice discipline to pursue this priority daily. We must reserve time each day to spend with Jesus knowing that root growing is a slow and continuous process.
4) Allow Jesus to be involved in all your daily activities and decisions. Remember “WWJD?”
5) Don’t forget that faith is stronger when we “stick” together. Don’t give up meeting together, as some are in the habit of doing, but encouraging one another, and all the more as you see the Day approaching.
6) Don’t underestimate the trials we face because God often use them to produce perseverance in you.
You must start building your tree faith with strong roots today and be ready for the terrible time coming in the last days.