Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 45

Sự Chết Đau Thương

(Mác 15:1-20)

 

“Vừa lúc ban mai, các thầy tế lễ cả bàn luận với các trưởng lão, các thầy thông giáo cùng cả tòa công luận; khi đã trói Đức Chúa Jêsus rồi, thì giải nộp cho Phi-lát. 2 Phi-lát hỏi Ngài rằng: Ấy chính ngươi là Vua dân Giu-đa phải không? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời. 3 Các thầy tế lễ cả cáo Ngài nhiều điều. 4 Phi-lát lại tra gạn Ngài, mà rằng: Ngươi chẳng đối đáp chi hết sao? Hãy coi họ cáo tội ngươi biết bao nhiêu! 5 Nhưng Đức Chúa Jêsus chẳng trả lời chi nữa, nên nỗi Phi-lát lấy làm lạ. 6 Vả, hễ đến ngày lễ Vượt Qua, quan vốn quen thói tha cho dân một tên tù, tùy theo dân xin. 7 Bấy giờ có một đứa tên là Ba-ra-ba bị tù với kẻ làm loạn, vì trong khi nổi loạn, chúng nó phạm tội giết người. 8 Đoàn dân đã lên, bèn xin Phi-lát làm cho mình theo như lệ thường. 9 Phi-lát trả lời rằng: Các ngươi muốn ta tha Vua dân Giu-đa cho chăng? 10 Vì người biết rõ các thầy tế lễ cả đã nộp Ngài bởi lòng ghen ghét. 11 Nhưng các thầy tế lễ cả xui dân xin người tha tên Ba-ra-ba cho mình thì hơn. 12 Phi-lát lại cất tiếng hỏi rằng: Vậy thì các ngươi muốn ta dùng cách nào xử người mà các ngươi gọi là Vua dân Giu-đa? 13 Chúng lại kêu lên rằng: Hãy đóng đinh nó vào thập tự giá! 14 Phi-lát nói cùng chúng rằng: Song người nầy đã làm điều ác gì? Chúng lại kêu lớn tiếng hơn rằng: Hãy đóng đinh nó vào thập tự giá! 15 Phi-lát muốn cho đẹp lòng dân, bèn tha tên Ba-ra-ba; và sai đánh đòn Đức Chúa Jêsus, rồi giao Ngài cho chúng đem đóng đinh trên cây thập tự. 16 Lính điệu Đức Chúa Jêsus vào sân trong, tức là trong chỗ trường án; và nhóm cả cơ binh lại đó. 17 Họ choàng cho Ngài một cái áo điều, và đội trên đầu Ngài một cái mão bằng gai họ đã đương, 18 rồi chào Ngài rằng: Kính lạy Vua dân Giu-đa! 19 Lại lấy cây sậy đánh đầu Ngài, nhổ trên Ngài, và quì xuống trước mặt Ngài mà lạy. 20 Khi họ đã nhạo cười Ngài như vậy rồi, thì cổi áo điều ra, mặc áo của Ngài lại cho Ngài, và đem ra để đóng đinh trên cây thập tự.”

 

> Đối với những người tin theo Chúa Giê-su, tuần lễ trước đại lễ Chúa phục sinh là một tuần lễ đặc biệt nhất trong một năm; Có người cho danh từ gọi là tuần thánh (Holy Week)… vì đây là tuần lễ Chúa Giê-su hoàn tất sứ mạng cứu rỗi cho nhân loại.

a) Ngày thứ nhất trong tuần thánh này… là Chúa Nhật vừa qua, lễ Lá, là ngày Chúa Giê-su cưỡi lừa con vào thành Giêrusalem lần cuối và được công khai là Đấng Mê-si, làm Vua của dân Do Thái.

b) Năm ngày sau là thứ Năm… là lúc Chúa Giê-su bị giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái bắt trói, đem ra xét xử.

c) Ngày thứ Sáu theo sau, Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự gía, từ giữa trưa cho đến 3 giờ chiều, sau đó trút linh hồn và bị chôn trong mộ.

d) Ngày thứ Bảy - thân xác Chúa nằm yên trong mộ đá, và

e) Sáng sớm Chúa Nhật… Chúa đã sống lại trong vinh quang và hiện ra với các môn đồ của mình.

 

> Thứ Sáu hôm nay, chúng ta cùng nhau đến đây để kỷ niệm một ngày, có một không hai, trong lịch sử của loài người… đó là ngày Con Trời bị giết chết.

> Ngày này tiếng Anh còn có một danh từ đặc biệt… gọi là "Good Friday," hay dịch là “Ngày thứ Sáu tốt lành.”

> Tại sao ngày của một người bị giết chết một cách tàn nhẫn dã man… lại gọi là ngày tốt được?

> Lý do đơn giản ngày thứ Sáu này gọi là “Good Friday” là vì Con của Đức Chúa Trời là Cứu Chúa Giê-su Christ đã bị đánh đập và chịu khổ hình trên thập tự gía không phải vì tội của mình… nhưng để trả mọi món nợ tội lỗi, thay thế cho mọi người… cho chính tôi và bạn.

# Nếu có một người tỉ phú tự nhiên đứng ra hứa sẽ trả hết mọi món nợ của bạn: nợ nhà, nợ xe, nợ tiệm không điều kiện, thì bạn nghĩ có phải là một điều tốt lành không?

> Chúa chết thay thế cho c/ta, và giờ đây con đường vào nước thiên đàng đang được mở rộng… cho bất cứ những ai bằng lòng tiếp nhận ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho… qua sự hy sinh đổ huyết của chính Con Ngài.

 

I.  Cuộc Xử Án thật Bất Công

> Tối nay chúng ta sẽ suy gẫm về sự chết đau thương của Chúa Giê-su.

> Trước hết c/ta sẽ xem thấy trong Kinh Thánh diễn tả Chúa Giê-su chết một cách hết sức là bất công và vô lý.

> Bất công vô lý là vì sự chết của Chúa là sự chết của một người vô tội, một người đã chưa hề phạm một lỗi lầm hay tội ác gìnhưng Ngài lại chết đau đớn, thay thế cho những kẻ gian ác.

> Kinh Thánh chép lại trong đêm thứ Năm sau khi ăn bữa tối với các môn đệ lần cuối cùng… Chúa Giê-su cùng các môn đồ đi vào vườn Ghếtsêmanê để cầu nguyện.

> Có lẽ lúc đó đã vào giữa canh đêm, khi các môn đồ quá buồn ngủ, không thức nổi để cùng với Chúa cầu nguyện… thì từ trong bóng đêm, có một nhóm người Guiđa, trong đó có các thầy tế lễ và các trướng lão cầm gươm và gậy xông đến… để bắt Chúa Giê-su đem đi xử kiện.

 

> Kinh Thánh ghi chép lại Chúa Giê-su bị kiện cáo tất cả là 6 lần.

> Trong 6 vụ kiện này, có 3 lần Chúa Giê-su bị xử trước mặt công tố viện của người Guiđa (gồm 71 vị) với tội "phạm thượng" (blasphemy) vì dám xưng mình là Con của Đức Chúa Trời, và vì đã nói rằng sẽ phá đền thờ và sẽ dựng lại trong 3 ngày.

> Còn 3 lần kia, Chúa Giê-su bị xử trước các quan Lamã… và người Guiđa cáo Chúa về tội "phản loạn" (rebellion) nghĩa là tội xưng mình là vua của dân Guiđa… và đang có mưu mô lãnh đạo dân chúng lật đổ vua Sêsa.

# Người Gui-đa rất khôn ngoan, họ không lên án Chúa Giê-su trước mặt các quan Lamã về tội phạm thượng được… vì chính những người Lamã họ cũng tin có "đa thần" (many gods)… thì việc Chúa xưng mình là "Con của Đức Chúa Trời" chẳng có gì đáng tội để người Lamã đem ra xử… vì thế họ cáo Chúa bằng tội phản loạn.

 

> Chú ý những lý do bất công về vụ án của Chúa Giê-su trong ngày đó:

1) Sự kiện cáo của những người không bao giờ được phép làm trong ban đêm.

> Nếu có ai phạm lỗi gì thì quá lắm bị bắt và giam, chờ tới sáng ngày mai mới đem ra để xét xử; Điều này trái với chính luật lệ của người Guiđa lúc đó… nhưng họ đã bắt Chúa và giải đi xử ngay khi trời còn tối.

 

2) Người bị cáo lúc nào cũng có quyền và thời gian để tìm "người luật sư biện hộ cho mình," nhưng họ đã không cho phép Chúa được làm điều đó.

# Ngày hôm nay có những người phạm pháp như anh Nicholas Cruz đã đem súng vào trường bắn chết 17 người, đâu có bị xử án liền đâu. Anh phải có luật sư biện hộ cho mình, và có khi kéo dài một thời gian rất lâu; cũng như vụ án của ngày xưa của anh Timothy McVeigh đã bỏ bomb trong một chiếc xe van lớn và giết 169 người tại Oklahoma… mà cuộc sử kiện này kéo dài tới hơn 5 năm mới kết thúc; Tốn biết bao nhiêu thì giờ và tiền bạc cho nhiều những người luật sư biện hộ cho anh.

 

3) Vụ xử án nào cũng cần phải có những người chứng nhân… có những bằng cớ thật làm chứng về những tội ác của phạm nhân.

# Như vụ án của OJ Simpson - người ta đưa ra từng cái vớ, dấu chân, con dao, vết máu, phim video… để làm bằng cớ kết tội Simpson… nhưng ngày Chúa Giê-su bị lên án lại không có bằng chứng rõ ràng… mà có đi nữa thì chỉ là kẻ nói dối, đã bị mua chuộc.

# Chính Philát là quan tổng đốc lúc đó sau khi xét xử Chúa, nghe rõ những lời cáo chứng, đã không tìm ra được một tội của Chúa Giê-su… và đã 3 lần ông tuyên bố: "Ta không tìm thấy người này có tội chi hết - tại sao các người lại lên án người?" vì biết chỉ bởi lòng ghen ghét của những người Guiđa nên họ mới nộp Chúa Giê-su mà thôi;

> Sau này chỉ vì muốn làm vừa lòng dân chúng và tránh sự nổi loạn… quan Philát đã cho phép người ta đóng đinh Chúa một cách bất công… tuy biết rõ Ngài là một người vô tội.

# Trong Mathiơ 27:54 - Chính một người lính lamã xử hình Chúa đứng dưới chân thập tự cũng phải công nhận Ngài là một người công chính vô tội, Con Đức Chúa Trời.

 

II. Hình Phạt Tàn Nhẫn

> Không phải vụ án của Chúa Giê-su là vô lý và bất công thôi… nhưng hình phạt người ta gán cho Chúa Giê-su thật là tàn nhẫn và dã man.

> Chúa Giê-su phải gánh chịu và trải qua tối thiểu biết bao nhiêu sự đau đớn… có thể tóm tắt trong 3 khía cạnh sau đây:

 

1) Sự đau đớn của phần thể xác (Physical pains)… khi những người lính Lamã đánh 39 roi vào sau lưng Chúa.

a) Kẻ phạm nhân thường bị tuột trần, với 2 tay bị buộc trên cao, lưng bị đưa ra ngàoi và họ dùng những sợi giây da, đan vào những viên đá và những mảnh xương của súc vật ở đầu giây da đó, quất vào lưng từ trên xuống; và mỗi lần như vậy là mỗi lần máu tuôn chảy ra, có khi móc những mảnh thịt ra nữa.

# Những tội nhân nào yếu sức có thể bị chết… sau trận đánh đòn dã man này.

 

b) Sau đó - người ta còn đội cho Ngài một cái mão gai nhọn… để chế diễu Ngài như là một vị vua.

> Gai nhọn đâm trên đầu Ngài và máu trên trán bắt đầu tuôn chảy xuống.

# Tôi vừa tỉa những cây trong vườn và cắt đi cây tranh đã chết vì cơn tuyết xảy ra trong đầu năm; những cành cây có gai nhọn 2-3” làm chảy máu tay mình, làm tôi nhớ đến đầu Chúa phải đội mão gai.

 

c) Chúa bị nhục mạ - Có kẻ cú đầu, vả má, bức râu, và còn nhổ nước miếng vào mặt Chúa, cùng đấm Ngài… như là một con súc vật.

 

d) Rồi đến gần trưa người ta bắt Chúa vác một thập tự gía lên đồi Gôgôtha ở ngoài thành… chỗ tử hình có hình như cái sọ người. Họ đóng đinh Chúa dùng những cái đinh dài đến 7-9", đóng xuyên qua 2 tay và 2 chân của Chúa Giê-su.

> Người bị treo chết không phải là vì sự đóng đinhnhưng là vì bị ngộp thở khi hai tay bị treo lên, ép phổi lại và không thở được.

 

e) Chúa Giê-su hứng chịu sự đau đớn hoàn toàn, không dùng rượu, dấm hay mật đắng để xoa bớt nỗi đau đớn của mình.

# Ngày nay đụng một chút là chúng ta có ngay thuốc Tylenol, Advil… để làm giảm đau biết bao nhiêu laọi. Vào nhà thương mổ, lúc nào cũng phải đi qua nhóm bác sĩ chuyên về mê hay thuốc tê… nhưng khi Chúa Giê-su bị đánh đòn và tử hình trên thập tự gía, cả 2 lần Chúa từ chối không chịu uống rượu và dấm cho đỡ đau. 

 

2) Sự đau khổ về phần tâm lý (pshycology pain = the pain of the mind)… là vì chính Chúa Giê-su là Vua của muôn vua và Chúa của muôn Chúa… mà phải chịu nhục nhã như vậy.

> Trong tay Ngài lúc đó có cả quyền năng trên trời và dưới đất… nhưng lại phải gánh chịu sự nhục nhã, những lời khinh bỉ, mỉa mai, chê cười, nhạo báng của những kẻ gian ác xung quanh mình.

# Chúng ta đôi khi bị người khác nói xỏ mới có một câu thôi là đã bị chạm tự ái, làm chúng ta nổi giận “phùng mang trợn mắt” ra.

> Có những giòng họ khi giận nhau thì không thèm nói chuyện với nhau cả chục năm… huống gì khi bị người ta “nhổ nước miếng" vào mặt… thì chịu sao nổi?

# Cái gì thì còn chịu được chứ bị ruả sả nhục nhã là một trong những điều ít có ai trong chúng ta chịu được, nhất là khi chúng ta đang có quyền lực trong tay để "trả đũa" lại người bên kia.

> Huống gì Chúa Giê-su chỉ cần phán một lời thôi thì sẽ có ngay cả một đội binh của thiên sứ từ trên trời giáng xuống giải cứu Ngài ngay và tiêu diệt bằng cách đóng đinh chính những kẻ ác đang đứng đó lên trên thập tự gía; nhưng Chúa Giê-su lại nín chịu, không làm một điều ác nào cả… như Chiên Con bị đem đi vào làm thịt… không nói một lời.

 

3) Sự đau khổ về phần liên hệ (Relationship pains) khỏi mối tương giao với các môn đệ là những người thân yêu nhất, và chính Đức Chúa Cha mình nữa.

a) Chính các môn đồ của Chúa là người đã từng đi chung, ngồi ăn chung bàn, ngủ chung chỗ, đã nghe được chính những lời hằng sống của Ngài giảng ra, đã từng hứa sẽ sẵn sàng hy sinh chết cho mình… nhưng trong đêm đó, tất cả đã chối bỏ Ngài.

# Chính một trong những môn đồ mình lại là kẻ phản bội, bán thầy mình với chỉ có 30 đồng tiền; người môn đồ khác thì đã chối thề chẳng hề biết ông Giê-su là ai đến 3 lần.

 

b) Còn hơn nữa, trong ngày Chúa chết… Ngài kêu lớn tiếng khi bị treo trên cây thập tự gía: "Êli, Êli, La ma sa bách ta ni," nghĩa là “Đức Chúa Trời ôi! sao Ngài lìa bỏ tôi!” (“Eli, Eli, lema sabachthani?” - which means “My God, my God, why have you forsaken me?”)

> Có ai trong chúng ta bao giờ kinh nghiệm sự đổ vỡ của mối liên hệ với những người thân yêu của mình bao giờ chưa?

# Con cái không vâng lời… bỏ nhà ra đi theo băng đảng, xì ke hút sách… thì tâm trạng đau thương của những quí phụ huynh là thể nào?

# Có những người trải qua sự đổ vỡ trong gia đình… ngồi trước bàn ông luật sư để sắp sửa ký tờ giấy li dị, nước mắt tuôn trào thế nào… khi mối tình tan vỡ, hạnh phúc tan tành?

# Đứng trước quan tài của người thân yêu, xác không còn nhúc nhích, không cử động nữa, tâm trạng đau thương thế nào về sự phân rẽ phũ phàng của sự chết?

> Ngày Chúa Giê-su bị treo trên thập tự gía, Đức Chúa Cha đã phải lìa khỏi Đức Chúa Con, tại sao? Vì Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết vẹn toàn… chính Ngài không thể thông công/tương giao với tội lỗi được, dù một tội cũng không được.

> Trong ngày Chúa Giê-su bị treo trên cây thập tự gía, Ngài đã gánh hết mọi tội (không phải của Ngài) nhưng của cả thế gian từ trước cho đến ngàn đời ở trên thân thể mình: nào là sự gian dâm, ô uế, lường gạt, gian ác, giết người, hãm hiếp, nói dối, tham lam, thù hằn, không hiếu kính cha mẹ... thì có thể nào Đức Chúa Trời còn có thể tiếp tục tương giao/thông công với Chúa Giê-su được không? Vì vậy Đức Chúa Cha phải đành quay lưng, nghoảnh mặt… lìa xa chính Con Một của mình!

 

III.  Chết Vì Yêu

> Câu hỏi là tại sao Chúa Giê-su lại phải chịu chết một cách vô cớ, bất công và gánh mọi sự đau đớn tàn nhẫn như vậy?

> Tại sao Chúa không lên tiếng kiện cáo cho chính mình… để được trả tự do?

> Tại sao không làm những phép lạ "trừng phạt" những kẻ ác… hay bước xuống khỏi thập tự gía một cách vinh quang… để cho những người xung quanh thấy, sợ mà tôn thờ Ngài?

> Chúa Giê-su đã không làm tất cả những điều này… chỉ vì "Đức Chúa Trời yêu thương" chúng ta qúa đỗi.

 

> Chúa Giê-su sẵn sàng bước tới thập tự gía đau thương… vì 2 lý do chính sau đây:

 

1) Vì con người yếu đuối, bất lựckhông thể tự giải thoát mình khỏi sự phán xét của tội lỗi.

> Vấn đề của con người không phải là vấn đề thiếu kỹ thuật tối tân hay văn hóa… nhưng là vấn đề tội lỗi mà con người không có lối thoát… Nếu có rồi thì Chúa Giê-su chẳng cần đến làm chi!

 

a) Rôma 3:23 đã định gì về mỗi người c/ta - “Mọi người đều đã phạm tội...” vì sao? “thiếu mất sự vinh hiển của Chúa.”

> Ngày xưa loài người có đủ sự vinh hiển Chúa, nhưng tại sao bây giờ thiếu mất?

> Điều gì làm c/ta bị thiếu?

# Tại sao con người trốn tránh trong bụi – khi Chúa gọi “Ađam - con ở đâu?”

> Mọi người đều là tội nhân vì hết thảy c/ta “sanh ra” từ 2 người tội nhân đầu tiên.

> Mọi người đều là tội nhân vì đã vi phạm luật pháp của Đấng Tạo Hóa - Hãy thử tự xét với 10 điều răn của Đức Chúa Trời đi… coi xem mình có vẹn toàn không?

 

> Người đời lý luận – tôi đâu có tệ như là bác sĩ “Larry Nassard hay Nikolas Cruz” đâu?

# Thí dụ của MSGS Tôn thất Bình về 1 trái trứng thúi… trộn chung với 9 trái trứng tốt để làm bánh, thì cái bánh có còn ngon không mặc dù chỉ có 1 trái trứng thúi?

# Chất cyanide chỉ có 0.1 grams có thể giết chết một người trong giây lát.

> Cần phạm bao nhiêu tội thì mới trở thành tội nhân?

> Gia-cơ 2:10 – “Vì ai giữ trọn Luật Pháp nhưng chỉ vi phạm một điều, người ấy bị coi như đã vi phạm tất cả.” (“For whoever keeps the whole law and yet stumbles at just one point is guilty of breaking all of it.”)

> Thử hỏi Ađam và Êva đã phạm mấy tội thì mới bị đuổi ra khỏi vườn Êđen? 

# Không phải là kẻ giết người, đặt bom, hãm hiếp… nhưng nói láo, ăn cắp, tham lam tiền bạc thờ ơ trong trách nhiệm, thù ghét người khác, ganh tị, kiêu ngạo, ý tưởng dâm dục… thì có dư điều lên án hết thảy c/ta là tội nhân.

 

b) Vì thế Rôma 3 – Kết luận gì? “… Chẳng có ai công chính, Dù một người cũng không. 11 Chẳng có người nào hiểu biết. Chẳng ai tìm kiếm Ðức Chúa Trời. 12 Tất cả đều lìa bỏ Ngài. Họ cùng nhau trở thành vô dụng. Chẳng có ai làm điều lành, Dù một người cũng không.” (“As it is written: “There is no one righteous, not even one; 11 there is no one who understands; there is no one who seeks God. 12 All have turned away, they have together become worthless; there is no one who does good, not even one.”)

> Mọi người đều phạm tội, thì theo định luật công bình, c/ta hết thày phải bị hình phạt mà thôi.

# Rôma 6:23 hình phạt đó – “Tiền công của tội lỗi là sự chết…” (“For the wages of sin is death…”)

 

c) Đây là sự chết lần thứ hai, như có chép trong Khải Huyền 20:14 – “Sau đó tử thần và âm phủ bị quăng vào hồ lửa. Ðây là sự chết thứ hai, tức hồ lửa.” (“Then death and Hades were thrown into the lake of fire. The lake of fire is the second death.”)

> Xa cách khỏi mặt Chúa đời đời.

> Hình phạt nơi chỗ tối tăm, nghiến răng đau đớn, hồ lửa cháy không hề tắt, nơi sâu bọ không hề chết, ở với từ thần và ma quỉ.

# Mỗi lần tôi đi đổ rác của Hội Thánh sau một tuần thấy mấy con zòi, tôi tưởng nhớ đến địa ngục.

 

> Hết thảy con người là tội nhân yếu đuối bất lực, không ai thoát được sự phán xét của tội lỗi theo định luật công bình, nên Chúa Giê-su phải chết thay thế cho c/ta.

 

2) Vì chỉ có một mình Cứu Chúa Giê-su, Con Đức Chúa Trời, mới có huyết thánh để làm c/ta sạch mọi tội của c/ta và có lại mối liên hệ với Đức Chúa Trời.

> Đức Chúa Cha biết rõ… chỉ có một mình Con Ngài mới ban cho con đường giải thoát duy nhất cho nhân laọi, ngaòi ra chẳng còn lối thoát nào nữa… vì vậy đã sai Con Một đến, “hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”

# Công Vụ 4:12 - "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu" (“Salvation is found in no one else, for there is no other name under heaven given to mankind by which we must be saved.”)

 

> Một số người nghe điều này thì thấy sao "chói tai" quá?

> Điều thứ nhất về vấn đề "con đường giải thoát" thì nghe còn được, vì lương tâm cáo trách chúng ta biết ai sống ở đời này… thì cũng bị máng tội và cần được sự giải thoát.

> Nhưng lẽ thật thứ hai về việc Chúa Giê-su là con đường giải thoát duy nhất… thì nghe sao quá tuyệt đối?

> Như vậy còn câu nói "đạo nào cũng tốt" thì sao? Đạo nào cũng dạy con người ăn ngay ở lành mà, chớ có đạo nào dạy người ta ăn gian ở dữ đâu… mà chỉ qua Chúa Giê-su mới giải thoát c/ta thôi sao?

> Chúng ta không ai từ chối "đạo nào cũng tốt"… nhưng nếu mục đích của đạo chỉ là tốt và rồi c/ta chết là hết thôi… thì e cũng hơi thừa?

> Nhưng mục tiêu chính Chúa Giê-su không phải đến thế gian để dạy người ta hiểu và giữ những điều tốt lành… vì nó đã có sẵn trong lương tâm con người rồi, cho dù con người không ai làm trọn được, nhưng Chúa đến để làm của tế lễ chuộc tội và giải thoát chúng ta ra khỏi sự phán xét đời đời trong hồ lửa hỏa ngục… mà được vào nước thiên đàng một ngày.

 

> Huyết thánh phải đổ… vì không có huyết đổ thì không có sự tha tội… không thể nào che đậy sự lỏa lồ tội lỗi của cả dòng dõi nhân loại được, mà được ở gần với Đức Chúa Trời.

> Và chỉ có Chúa Giê-su chính là con sinh tế toàn hảo, có huyết thánh vô tội trọn vẹn đó, mới có thể cứu chuộc nhân loại ra khỏi sự phán xét của tội lỗi.

 

IV.  Đức Tin

> Như vậy sự chết của Chúa Giê-su trên thập tự gía có ý nghĩa gì cho chúng ta?

> Sự chết của Cứu Chúa Giê-su trên thập tự gía đau thương là những dấu chứng rõ ràng sau đây:

 

1) Làm chứng c/ta là ai – là những tội nhân đáng chết trong hình phạt của lửa địa ngục mà không ai tự cứu mình ra khỏi.

 

2) Bày tỏ Đức Chúa Trời là ai – là Đấng đã yêu thương c/ta và ban cho "con đường cứu rỗi giải thoát duy nhất"… đến từ trên giáng xuống qua Cứu Chúa Giê-su, Con Ngài… hầu để đem nhân loại trở lại địa vị nguyên thủy… nghĩa là được liên kết/hòa thuận trở lại với chính Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo.

 

> Phước ân này Chúa ban cho mà ai muốn nhận thì chẳng cần một điều kiện gì cả? Chỉ lấy đức tin tiếp nhận lấy mà thôi.

# “Tin nhận” là vâng lời Đức Chúa Trời, mà chính Ngài đã hứa gì? “Ai tin Con ấy… thì được sự sống đời đời.”

# “Tin nhận” là đồng ý với lời hứa của Chúa Giê-su ban cho sự cứu rỗi là lẽ thật, mở lòng tiếp nhận món qùa cứu rỗi cho mình, và bước đi theo Ngài.

# Trong Giăng 11:25 – Ðức Chúa Giê-su đã hứa gì? “Ta là sự sống lại và sự sống. Ai tin Ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi.” (“Jesus said to her, “I am the resurrection and the life. The one who believes in me will live, even though they die;”) [Cùng một ý của Đức Chúa Trời – “Ai tin Con…”]

 

> Tin là sao?

1) Là sự chấp nhận mình là kẻ tội nhân bất lực trước sự phán xét của tội lỗi.

# Người biết Chúa thì chỉ nói: “Chúa Giê-su chết trên cây thập tự gía cho những kẻ có tội…”

> Nhưng người thật tin thì còn nói: “chính tôi là một trong người kẻ có tội đó, cần được Chúa cứu!”

 

2) Tin Chúa Giê-su là con đường giải thoát duy nhất… ban cho từ Đức Chúa Trời.

 

3) Tin Chúa là bằng lòng tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình… qua lời cầu nguyện thật lòng.

 

> Có ai muốn cầu nguyện tiếp nhận Cứu Chúa Giê-su tối hôm nay không, mà chưa bao giờ làm, vì từ trước tới nay bạn chỉ biết Ngài mà thôi?

 

 

----------- Lời Mời Gọi

> Buổi tối hôm nay, lời của Chúa đã giúp đỡ mỗi người chúng ta hiểu được… vì tội lỗi của mỗi chúng ta mà Chúa Giê-su chịu đau đớn và chết trên thập tự gía.

 

> Chúng ta sẽ đáp lại tình yêu của Chúa thế nào tối hôm nay?

> Chúng ta có sẽ ngoảng mặt khinh thường như những người xưa ở dưới chân thập tự gía mỉa mai, nhạo báng Chúa, hay chúng ta sẽ ăn năn và tiếp nhận Ngài vào tấm lòng của mình?

> Trong mùa lễ thương khó này, chúng ta có sẽ giống như những người xưa đứng dưới chân thập tự gía, nhưng lại khinh dễ và từ chối không, hay sẽ bằng lòng nhận ơn cứu rỗi của Chúa ban cho mình?

 

-----------

> Nhờ huyết thánh của Chiên Con vô tội đổ ra mà phần đông chúng ta đã nhận được sự tha tội và cứu chuộc khỏi quyền lực phán xét của sự chết đời đời.

> Bây giờ câu hỏi cho chúng ta đó là trong đời sống của mình đang biểu lộ dấu thập tự gía không?

# Tôi không nói đến những thập tự gía bằng vàng người ta đeo trên tai, trên cổ… nhưng là sự khổ nạn vác thập tự gía của mình mỗi ngày… mà bước đi theo Chúa Giê-su.

> Cho những ai đã tiếp nhận rồi… chúng ta sống với thái độ biết ơn Chúa, yêu mến Ngài và bằng lòng vâng phục cùng trung tín vác thập tự gía của mình mà bước đi theo Ngài không?

 

> Đời sống chúng ta phải khác thường - không phải tầm thường nữa mà bị lôi kéo trong những xoa đọa của xã hội, không phải bình thường, như những người thế gian, mà chỉ lo cho mình & cho cuộc sống hiện tại mà thôi… nhưng là một cuộc sống phi thường vượt mọi trở ngại, khó khăn, cám dỗ mà lo hầu việc Chúa và chăm sóc nhau, vì Ngài đã trả một giá rất đắt cho mỗi chúng ta ở trên thập tự gía, và đang sống trong lòng mỗi c/ta.