Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 30

Kiên Nhẫn Trồng Cây

Be Patient in Planting a Tree for God

(Luca 13:6-9)

 

 

“Ngài (Chúa Giê-xu) lại phán thí dụ nầy: Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình, đến hái trái mà không thấy; bèn nói cùng kẻ trồng nho rằng: Kìa đã ba năm nay ta đến hái trái nơi cây vả nầy mà không thấy: hãy đốn nó đi; cớ sao nó choán đất vô ích? Kẻ trồng nho rằng: Thưa chúa, xin để lại năm nầy nữa, tôi sẽ đào đất xung quanh nó rồi đổ phân vào. Có lẽ về sau nó sẽ ra trái; bằng không, chúa sẽ đốn.”

(Then he told this parable: "A man had a fig tree, planted in his vineyard, and he went to look for fruit on it, but did not find any. So he said to the man who took care of the vineyard, 'For three years now I've been coming to look for fruit on this fig tree and haven't found any. Cut it down! Why should it use up the soil?' " 'Sir,' the man replied, 'leave it alone for one more year, and I'll dig around it and fertilize it. If it bears fruit next year, fine! If not, then cut it down.' ")

 

 

 

* Một trong ~điều tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày… đó là ai làm chủ thì có quyền đòi hỏi ở ~người nhân công làm việc cho mình… phải vâng theo ý và luôn đem đến lợi tức cho hãng của mình.

> Ai làm chủ cũng là người có quyền đuổi, hay mướn ~nhân công tùy theo ý mình định…

> Đây là ~định luật tự nhiên cũng giống như là nếu ai trồng cây ăn trái… thì điều đương nhiên trông mong ~trái ở cây; nếu không thì thật là uổng công tưới trồng hay choán chỗ vô ích, phải không?

 

 

I. Bối Cảnh Ẩn Dụ

> Ngày xưa có lần Chúa Giê-xu dạy về một ẩn dụ trong Tin Lành Luca 13:6-9 về người trồng 1 cây vả trong vườn mình… và điều tự nhiên ở đây đó là người chủ vườn trông mong ~hoa trái ở cây mình…

> Chúa Giê-xu kể ẩn dụ này trong bối cảnh khi các môn đồ của Ngài nghe thuật lại ~người Galilê bị giết bởi tay kẻ ác là Philát lúc đó, và sự kiện có 18 người bất thình lình chết bởi tai họa của tháp Silôê…

> Câu hỏi thắc mắc của các môn đồ lúc đó có lẽ là vì ~người này đã vi phạm nhiều tội lỗi nặng hơn chăng

Và từ sự nghi vấn này mà Chúa kể ẩn dụ người trồng cây vả trong vườn nho mình

 

> Thứ nhất, định nghĩa của 2 chữ “ẩn dụ” là gì?

> Ẩn dụ là ~câu chuyện thông thường trong cuộc sống hằng ngày… mà Chúa dùng để dạy dỗ một chân lý về đạo và nhiều khi liên hệ đến nước thiên đàng, hay ~điều rất huyền bí sẽ xẩy ra trong tương lai

 

> Điều thứ hai trong ~ẩn dụ đều có ~nhân vật… mà c/ta cần hiểu biểu tưởng cho ai…

a) Trong ẩn dụ này, “chúa vườn” biểu hiệu cho chính ĐCT là Đấng Sáng Tạo nên mọi loài vật

            Ngài làm Chủ mọi loài và vật ở trên đất…

b) “Cây vả” trong ẩn dụ này biểu hiệu cho chính dân Ysơraên… là dân chọn riêng của Chúa

c) “Vườn nho” nói đến sự thuộc riêng, được Chúa bảo vệ và ban phước

> Họ không phải là dân ngoại, không phải là cây vả hoang, nhưng được trồng trong vườn tượt của Chúa có hàng rào xung quanh, được săn sóc và có lời giao ước hẳn hòi…

d) “Kẻ trồng cây” ở đây có thế nói đến các Đấng Tiên tri, hay sau này có thể chính là Cứu Chúa Giê-xu đã đến ở giữa vòng của họ, sanh ra là 1 người Do Thái

e) “Trái” của cây vả đây chính là trách nhiệm của họ mà ĐCT trông mong… để qua dân thuộc riêng của Ngài mà cả thế giới sẽ đến biết qui phục và tôn thờ Chúa…

f) Nhưng điều đáng tiếc là chính người Do Thái đã không vâng lời làm theo ý Chúa

> Chính họ cũng đã từ chối Đấng Mêsi… là Đấng đã sanh ra ngay trong vòng của họ

… và hậu qủa cho dân tộc Do Thái là họ đã 1 lần bị “Chúa đốn”

# Lịch sử cho thấy rõ dân Do Thái đã bị mất nước, bị tản lạc rải rắc khắp trái đất… cho đến năm 1948… họ mới được trở về lập quốc lại… vì “cây vả” không sanh trái chi hết

> Cũng vì điều này mà ngày nay “~dân ngoại” được “ghép” vào vườn nho của ĐCT

và nay lãnh trách nhiệm đem tin lành đến cùng trái đất

> Dân được ghép vào ấy chính là Hội Thánh (H/T) của Chúa ngày nay đang ở khắp mọi nơi!

 

> Như vậy, ẩn dụ này cũng có thể dậy dỗ mỗi người c/ta… là ~người thánh thuộc H/T của Chúa điều gì?

 

 

II. Cây Vả Thật

> Thứ nhất c/ta cần suy gẫm câu hỏi “Làm thế nào c/ta tự xét và biết mình thật là con cái của Chúa”… hay nôm na nói là “cây vả được ghép vào vườn nho của ĐCT?”

> Lời Kinh Thánh cho c/ta biết rõ 1 người được “ghép” vào vườn nho của Chúa là bởi đức tin hoàn toàn ở nơi Con một của ĐCT…. Đó chính là Cứu Chúa Giê-xu Christ, chứ không bởi công đức hay 1 cảm giác cá nhân

# Êphêsô 2:8-9 có chép (For it is by grace you have been saved, through faith—and this not from yourselves, it is the gift of God— not by works, so that no one can boast.) “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình;”

> Bởi đức tin… chẳng bởi công đức cá nhân… mà không ai có thể khoe mình cả

# Trong Rôma 10:17 cho thấy rõ nền tảng của đức tin ấy ở đâu? (Consequently, faith comes from hearing the message, and the message is heard through the word of Christ.) “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng.”

… Đó chính là ~lời hứa của Chúa đã ghi chép lại trong Thánh Kinh hẳn hòi

> Chẳng hạn như một lời hứa không điều kiện, không đòi gía của Chúa có chép trong Tin Lành Giăng 1:12 như sau: (Yet to all who received him, to those who believed in his name, he gave the right to become children of God) “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài,”

# Trong 1 Timôthê 1:15 có chép rõ lời hứa của ĐCT đã được làm trọn trong sự chết và sự sống lại của Cứu Chúa Giê-xu… (Here is a trustworthy saying that deserves full acceptance: Christ Jesus came into the world to save sinners…) “Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy…”

 

> Như vậy 1 người tự biết mình là cây vả của Chúa vì đã thành thật…

a) Chấp nhận mình là 1 kẻ tội nhân… không thể tự cứu mình được… như ~thuyết của tất cả tôn giáo khác

b) Nhưng tin nhận Chúa Giê-xu là Con ĐCT, đã đến thế gian mặc thể làm người, chết đổ huyết chuộc tội cho mình trên cây TTG… và sau 3 ngày Ngài đã sống lại vinh hiển

c) Nay lòng tin, và miệng tuyên xưng ra… hứa nguyện bước đi theo Chúa luôn…

 

> Sự biết rõ mình là “cây vả” thuộc của Chúa không bởi sự định đoán của ~người khác cho mình… hay là bởi “cảm xúc” hay thay đổi của c/ta… nhưng bởi ~lời Chúa Giê-xu đã hứa và tất cả ~gì Ngài đã làm!

# Cảm giác “Bad day, good day” mà làm cho c/ta nghi ngờ về sự cứu rỗi chắc chắn của mình nó sẽ giống như là 1 người “bị sâu răng”… ~cảm giác này sẽ làm hại đức tin của c/ta…

 

 

III. Cây Vả Sanh Trái

> Một người thật sự là cây vả của Chúa… không phải chỉ chắc chắn về sự cứu rỗi mà thôi… nhưng còn hiểu rằng Chúa đòi hỏi ~trái đẹp trong đời sống của mình… vì Ngài là Chủ mình…

# Người sẽ hiểu rõ ý của Chúa như có chép trong ẩn dụ “Gốc và nhánh Nho” trong Tin lành Giăng 15:2 như sau: (He cuts off every branch in me that bears no fruit, while every branch that does bear fruit he prunes so that it will be even more fruitful.) “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn.”

> Chúa như người Chủ vườn nho, c/ta thuộc của gốc nho là Cứu Chúa Giê-xu

Thì điều đương nhiên Ngài mong “trái” ở mỗi c/ta… là ~nhánh của gốc nho

 

> “~Trái” đây nghĩa là gì?

a) Thứ nhất trong Galati 5:22 giúp cho c/ta thấy ~trái gì ở bên trong đời sống tâm linh của c/ta… phải kết qủa dần nếu thật là nhánh của Gốc nho? (But the fruit of the Spirit is love, joy, peace, patience, kindness, goodness, faithfulness, gentleness and self-control.) “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ:”

> Đây là 9 trái mà Chúa Thánh Linh sống trong ~nhánh nho thật sẽ biến hóa họ dần dần mỗi ngày

            Sanh ra trái và thêm ~trái này

> Đương nhiên sẽ có người sanh trái nhanh… kẻ khác sanh trái chậm… có người ít trái, có người xum xuê nhiều trái tùy theo ơn họ có… nhưng theo thời gian cây vả của Chúa phải có trái!

> Cây vả thật không thể nào chỉ là 1 cây “hữu danh vô thực” từ năm nay đến năm nọ được!

 

b) Điều thứ hai, trong Êphêsô 2:10 giúp cho thấy ~trái gì được biểu lộ cụ thể ra bên ngoài? (For we are God's workmanship, created in Christ Jesus to do good works, which God prepared in advance for us to do.) “vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo.”

> Đó chính là “~việc lành

> Làm sao biết việc nào là lành, hay điều nào ác mà tránh?

> “Việc lành” luôn liên hệ đến ý muốn của Chúa… và thường trực tiếp liên hệ đến nước thiên đàng của Ngài!

# Trong 2 Phiêrơ 3:9 chép rõ ý muốn của Chúa về nước của Ngài là gì? (The Lord is not slow in keeping his promise, as some understand slowness. He is patient with you, not wanting anyone to perish, but everyone to come to repentance.) “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.”

> Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và được ở trong nhà của Ngài đời đời…

> Như vậy tất cả ~công việc nào liên hệ đến sự xây dựng thêm người vào nước thiên đàng của Chúa và làm đức tin họ được trưởng thành lớn lên… thì đó chính là “việc lành” Chúa mong mỏi ở mỗi c/ta

 

c) Thêm vài lẽ thật về sự “sanh trái” mà c/ta cần biết…

i) Trong Mathiơ 5:16 giúp cho thấy mục đích của ~hoa trái là gì? (In the same way, let your light shine before men, that they may see your good deeds and praise your Father in heaven.) “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.”

> Rõ ràng không phải cho sự vinh hiển của kẻ trồng cây hay cái cây… nhưng là cho “chúa vườn”

# Ngày nay có vô số người làm nhiều ~việc lành, ~việc đạo đức từ thiện

… nhưng là để cho quyền lợi hay sự vinh hiển riêng của mình

> Vì đó mà 1 số ~điều dậy dỗ của Chúa Giê-xu liên hệ đến thái độ đúng trong việc ăn chay, bố thí, cầu nguyện

            Không phải là để cho người ta khen thưởng mình… nhưng là mối liên hệ giữa 1 cá nhân với ĐCT…

> Tất cả ~việc lành của c/ta là cây vả của Chúa phải qui về cho sự vinh hiển của Đức Chúa Cha ở trên trời, cho “danh Cha được thánh, Nước Cha được nên, ý Cha được đến!”

# Nếu c/ta làm ~việc lành cho sự “vinh hiển” của riêng mình… thì c/ta dễ bỏ cuộc

… vì sẽ có lúc người ta không còn yêu chuộng, tung hô mình nữa… thì dễ nói 2 chữ “I quit!”

 

ii) C/ta cũng cần biết vài lý do tại sao đôi khi cây vả của Chúa chưa sanh trái?

> Trong Mathiơ 13:18-22 Chúa Giê-xu có dậy về ẩn dụ của “Người gieo giống” giúp cho thấy ~điều gì cản trở sự sanh trái… mà phải canh chừng? (Listen then to what the parable of the sower means: When anyone hears the message about the kingdom and does not understand it, the evil one comes and snatches away what was sown in his heart. This is the seed sown along the path. The one who received the seed that fell on rocky places is the man who hears the word and at once receives it with joy. But since he has no root, he lasts only a short time. When trouble or persecution comes because of the word, he quickly falls away. The one who received the seed that fell among the thorns is the man who hears the word, but the worries of this life and the deceitfulness of wealth choke it, making it unfruitful.) “Ấy vậy, các ngươi hãy nghe nghĩa ví dụ về kẻ gieo giống là gì. Khi người nào nghe đạo nước thiên đàng, mà không hiểu, thì quỉ dữ đến cướp điều đã gieo trong lòng mình; ấy là kẻ chịu lấy hột giống rơi ra dọc đường. Người nào chịu lấy hột giống nơi đất đá sỏi, tức là kẻ nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy; song trong lòng không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, đến khi vì đạo mà gặp sự cực khổ, sự bắt bớ, thì liền vấp phạm. Kẻ nào chịu lấy hột giống nơi bụi gai, tức là kẻ nghe đạo; mà sự lo lắng về đời nầy, và sự mê đắm về của cải, làm cho nghẹt ngòi đạo và thành ra không kết quả.”

> Đó chính là ~khó khăn, sự bắt bớ, ham mê hay lo lắng về của cải vật chất ở đời này

… làm nghẹt ngòi đức tin đến nỗi cây không thể sanh trái được…

> Có lẽ sống bên đây vấn đề “tham lam của cải” là điều cản trở vô số ~con cái Chúa khó sanh trái nhất chăng?

… nếu chịu khó quan xát thì c/ta sẽ thấy thấy rõ điều này?

 

iii) Nhưng trong Thi Thiên 1:2-3 giúp chúng ta hiểu vài bí quyết làm sao cây sanh trái? (But his delight is in the law of the LORD, and on his law he meditates day and night. He is like a tree planted by streams of water, which yields its fruit in season and whose leaf does not wither. Whatever he does prospers.) “Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sanh bông trái theo thì tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng.”

> Cây được hấp thụ liên tục thì tự nhiên sẽ luôn sanh trái theo thì tiết; ngược lại, cây không trồng gần dòng nước thì sẽ ra sao?

> Sự hấp thụ liên tục đó không thể bị giới hạn hay dứt đọan vài tiếng đồng hồ trong ngày Chúa Nhật mà thôi

> Chất bổ của nước mà cây cần để sanh trái… ấy chính là lời hằng sống của Chúa

# Như vậy mỗi người c/ta hãy tự xét và hỏi xem tôi có học Kinh Thánh mỗi ngày trong tuần này chưa?

# ACE có đã học bài TCN và sửa soạn cho Chúa Nhật này chưa?  

> Có lẽ 1 số cây vả ngày nay trông bên ngoài thoáng qua thấy khỏe mạnh

            Nhưng đến gần xem thì chỉ là ~lá xanh mà thôi… còn tệ hơn nữa bên trong đã chết khô từ lúc nào rồi!

 

iv) Trong Giăng 15:5 - lời của Chúa Giê-xu cũng nhắc nhở c/ta cần ai để sanh trái? ("I am the vine; you are the branches. If a man remains in me and I in him, he will bear much fruit; apart from me you can do nothing.) “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.Bottom of Form

> Sự nhờ cậy Chúa thường xuyên để sanh và sai trái… như nhánh lệ thuộc và luôn dính vào gốc vậy!

# ACE đang nhờ cậy Chúa như thế nào? Có cầu nguyện mỗi ngày trong tuần này chưa? Có nghe Chúa Thánh Linh cảm động làm việc lành nào chưa? Có nhớ đến ai mà cậy ơn Chúa cầu thay cho họ không? 

 

 

IV. Thái Độ của Người Trồng Cây

> Một chỗ khác, c/ta thấy Chúa Giê-xu dậy gì về sự “nhìn trái thì biết cây” như có chép trong Mathiơ 7:15-19 ("Watch out for false prophets. They come to you in sheep's clothing, but inwardly they are ferocious wolves. By their fruit you will recognize them. Do people pick grapes from thornbushes, or figs from thistles? Likewise every good tree bears good fruit, but a bad tree bears bad fruit. A good tree cannot bear bad fruit, and a bad tree cannot bear good fruit. Every tree that does not bear good fruit is cut down and thrown into the fire.) “Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê? Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt. Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi. Ấy vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được.”

> Bối cảnh của đoạn kinh văn này là sự phân biệt được ~trái xấu… mà nhận ra ~tiên tri và giáo sư gỉa…

> C/ta cần ơn này để biết tránh xa ~tà đạo… và cùng 1 lúc giúp đỡ ~người khác khỏi bị lọt lưới của ma quỉ

# Ngày nay không thiếu ~trái xấu ở trên màn ảnh TV… mà ACE có biết không?

# Ngày nay có biết bao nhiêu ~tà đạo đến gõ ngay trước cửa nhà c/ta… với ~tài liệu sách báo hình ảnh đẹp, mà c/ta có biết không?

 

> Nhưng nếu so sánh thì thấy có sự khác biệt gì về đoạn Kinh Thánh này

… với ẩn dụ trong Tin Lành Luca 13:6-9?

> Cả 2 đoạn nói về “trái”… nhưng trong Luca 13:6-9 hình như Chúa không nói đến ~trái xấu

… mà nói đến ~cây chưa sanh ~trái tốt?

> Như vậy đây có thể ám chỉ đến ~người còn cứng lòng chưa chịu tin (tuy họ không đang làm điều gì ác hết)… nên không thấy trái đâu hết… hay là nói đến ~con cái Chúa đang ở trong tình trạng nguội lạnh, hâm hẩm… chưa sanh trái chi hết…

 

> Có vài điểm quan trọng có lẽ lời Chúa trong ẩn dụ này muốn dạy dỗ c/ta…

a) Thứ nhất, c/ta nên canh chừng thái độ hay so sánh trái của nhau… mà mau xét đoán người khác…

> Tỉ dụ khi c/ta thấy 1 ACE yếu đuối, bỏ lãng sự nhóm lại… thì chớ có mau xét đóan mà chỉ muốn “đốn” ngay cây vả… qua ~lời nói cay nghiệt, chê trách hay phàn nàn họ…

 

b) Thứ hai, điều quan trọng c/ta nên học cho chính mình đó là thái độ của người trồng cây

# Trong ẩn dụ này, người trồng cây nói gì với chủ vườn khi chủ không thấy trái ở cây?

> Thay vì người trồng cây vội vã đi “đốn” cây vả ngay thì lại kiên nhẫn nài xin chủ dãn lại thêm 1 năm nữa

… để người sẽ đào đất xung quanh, thêm phân bón và giúp cây sanh ra trái!

 

c) Thứ ba, hãy xem coi trong ẩn dụ này - ai là người có quyền “đốn” cây không sanh trái?

> Có phải đây là quyền của người trồng cây… hay là “Chúa sẽ đốn” vì Ngài là Chủ vườn nho?

# Chúa là Đấng khôn ngoan, Ngài biết rõ mọi lòng của mọi người… và sẽ đến lúc Ngài cho phép “tháp Silôê ngã xuống”… hay “~kẻ ác dấy lên”… tùy theo ý Ngài… cho những kẻ cứng lòng không chịu ăn năn

> C/ta không biết, và c/ta cũng không có quyền “đốn”

… nhưng Chúa biết và chỉ 1 mình Ngài có quyền mà thôi…

 

> Như vậy hết thẩy c/ta… nếu là tôi tớ thật của Chúa thì nên làm gì?

1) Thứ nhất, hãy tự xét lấy chính cây vả của mình để xem có đang sanh thêm trái cho Chúa mỗi ngày không, tùy theo ơn mình đang có… vì rõ ràng như lời Chúa có chép trong 2 Côrinhtô 5:10… đó là mỗi người c/ta sẽ đứng hầu trước mặt Chủ để xét trái và nhận phần thưởng của mình… (For we must all appear before the judgment seat of Christ, that each one may receive what is due him for the things done while in the body, whether good or bad.) “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt.”

> Mỗi người c/ta cũng sẽ bị đóan xét bởi ~trái mình có cho Chúa… tùy theo ơn Ngài đã ban cho

# Tôi tin Chúa bao lâu rồi, ở đâu… có lẽ là điều không mấy quan trọng

            Nhưng câu hỏi đức tin tôi có tăng trưởng sanh trái đều đặn mỗi ngày không - mới là điều đáng nói!

 

2) Thứ hai, khi thấy ~người ACE khác đang ở trong tình trạng nguội lạnh… c/ta chớ mau xét đóan

… nhưng phải kiên nhẫn cầu thay, khích lệ, răn bảo họ… cho đến khi nhỡChúa sẽ đốn”

# Điều đáng buồn… đó là có khi c/ta mau xét đóan người này người nọ… sao là con cái Chúa mà không đi nhà thờ… nhưng câu hỏi đáng hỏi là mình đã “đào đất xung quanh và bỏ phân” giúp đỡ họ chưa?

> Đâu là lần cuối ACE giúp đỡ, thăm viếng, hay cầu thay cho 1 người cơ đốc yếu hơn mình… để họ tăng trưởng đức tin? Hay là c/ta chỉ thấy nhau mỗi tuần 1 lần, nói “Hello!” rồi “mặc ai nấy sống, mặc ai nấy chết?”

 

 

V. Kết Thúc

> Điều lạ là ẩn dụ này của Chúa Giê-xu không có phần kết thúc… vì không biết sau khi kẻ trồng cây chăm sóc cây vả không ra trái 1 năm nữa… thì cây có bắt đầu sanh trái không?

> C/ta không biết, chỉ có Chúa biết…

> Chỉ có 1 điều c/ta nên cứ chú tâm mà làm… đó là cứ kiên nhẫn lo việc trồng cây và mong cây vả mình chăm sóc sẽ ra trái cho sự vinh hiển của Chúa mình

 

# Một phương pháp rất hay trong sự giúp đỡ chính mình sanh trái và giúp đỡ ~người khác xung quanh sanh trái đó là cách dùng “2 cánh tay

> Đây có nghĩa là 1 cánh tay c/ta với 1 người cao hơn mình… để học hỏi bắt chước tiến lên

Còn cánh tay kia thì kéo 1 người khác yếu hơn mình lên… để giúp đỡ họ được trưởng thành hơn…

> 2 Bàn tay của ACE đang bận rộn làm gì? Có đang với và kéo ai không… hay chỉ bận tâm đến việc “đốn” cây mà thôi là việc không thuộc của mình

 

> Hãy bắt đầu cầu nguyện tha thiết cho 1 vài người… mong họ được lớn lên trong đức tin…

> Hãy dự phần trong công tác “môn đồ hóa” chăm sóc 1 ACE nào đó, nhất là ~người mới ở trong Chúa

# H/T c/ta Chúa ban phước có 3 người mới tin Chúa trong lễ Phục Sinh vừa qua… chưa kể 3 người đã tin Chúa vài tháng trước đây… như vậy câu hỏi là ai sẽ lãnh trách nhiệm cá nhân “trồng tỉa” họ đây… để sanh ra trái cho sự vinh hiển của Chúa?

 

> Nếu hỏi H/T Chúa đang cần gì nhất, để tăng trưởng?

> Có lẽ câu trả lời đó là cần vô số người chịu cực nhọc, mất thì giờ, tay chân dơ dáy, quì gối xuống đào đất, bón phân… mà trồng cây cho Chúa…

 

> ACE có sẽ dám hứa nguyện với Chúa điều gì hôm nay không… hay chỉ “lấy nghe làm đủ” sao?


Be Patient for Working in God’s Vineyard (Luke 13:6-9)

What is the primary duty of a servant of God? Care for His vineyard. In the occasion that Jesus’ disciples heard about the death of some Galileans and those who were killed by the tower of Siloam, Jesus told a parable about a man had a fig tree that is planted in his vineyard. Ordinary, an owner should expect fruits from his own trees. However, he did not find any fruit for three consecutive years. Naturally, this parable speaks of the Jews who are God’s chosen people. God expects their fruit is to proclaim His kingdom to the whole world. However, they did not fulfill their duty and even denied God’s own Messiah. The consequence was that the Israelites were scattered all over the world until 1948. The churches are then grafted in to carry this great commission. So what does this parable teach us today? First, one must make sure that he is the “fig tree” in God’s vineyard. The Bible clearly states that a person can become a child of God does not base on his own merit, but by the saving faith in God’s Son, Jesus Christ. Our salvation does not depend on others’ declaration or even our own feeling, but on the unchanging promises of God’s grace. A real “fig tree” also recognizes that God expects fruits from the tree. These fruits can be the internal transformation of our characters to reflect the fruits of the Holy Spirit and the produced good works that glorify the Father. The teachings of Jesus about this parable should compel us for a spiritual self-examination and to avoid quick judgments on others. How many times we are too quick to judge because seeing no fruits on others’ lives and not much time to care for the “trees.” God is the only One Who has the right to cut it down. He knows when the time for the fall of the “tower of Siloam.” The only thing we just need to focus on is patiently caring for God’s trees and hope they will produce fruits one day. The church today surely does not need more commentators, but workers in God’s vineyard.  Interestingly, this parable has no ending. Its conclusion will depend on how we will act on what we have learned about this parable of Jesus.