Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 49

Sự Cứu Rỗi Trọn Vẹn

(Sách Kinh Thánh Tít 2:11-14)

 

Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi. Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức, đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành."

 

Con người được dựng nên khác biệt với tất cả mọi loài, vì chúng ta (c/ta) ai cũng có phần linh hồn và lương tâm. Với hai phần này, c/ta thường phân vân thắc mắc về cõi đời sau, và về thiên đàng cùng địa ngục. Nhiều tôn giáo đã dấy lên trên trái đất, qua bao nhiêu thế kỷ của loài người để cố gắng trả lời cho những câu hỏi huyền bí này. Nhưng câu hỏi cuối cùng vẫn là câu hỏi “con đường” nào mới thật sự là chân lý và tôn giáo nào có câu trả lời đúng cho mọi câu hỏi huyền bí này? Nhưng nếu đạo nào cũng đúng hết thì chân lý ở đâu; vì làm thế nào sự mâu thuẫn, phương pháp cứu rỗi nghịch nhau giữa các tôn giáo đều cùng là lẽ thật được? Loài người có trí khôn để nhận định, vậy thì c/ta phải tìm kiếm, suy xét kỹ càng, và quyết định chọn cho đúng chân lý cứu rỗi, chứ không thể nào “bạ đâu tin đó” mà uổng cả một kiếp người sao?

 

 

I. Ân Điển Không Điều Kiện

 

Nếu nhìn một cách tổng quát, c/ta thấy mỗi tôn giáo có nhiều điểm tương đồng hay giống nhau, nhưng cùng một lúc có những đặc điểm thật khác biệt nhau mà không thể nào nói rằng “con đường” nào cũng trở về được với “Cội Nguồn” hết. Chẳng hạn như khi đề cập đến “sự cứu rỗi linh hồn” thì đạo cơ đốc của Chúa Giê-xu Christ thật khác biệt với tất cả những tôn giáo khác tối thiểu trong bốn điểm sau đây.  Thứ nhất, người cơ đốc tin rằng chân lý của sự cứu rỗi đã được ban cho, và bắt nguồn từ một đối tượng duy nhất và Đấng đó chính là Đấng Sáng Tạo nên muôn loài và vũ trụ từ lúc ban đầu và Ngài có danh xưng đặc biệt là “Đức Chúa Trời” (ĐCT). Khái niệm của niềm tin này không có khác với người Việt-nam của c/ta ngày xưa cũng tin chỉ có một ông Trời, một Đấng Chí Cao duy nhất mà thôi là Đấng đang quan phòng, phù hộ và ban phước cho mọi loài. Cho nên người Việt c/ta có nhiều câu nói, như là “Trăm sự nhờ Trời” hay là “Mưu sự tại nhân, nhưng thành sự tại Thiên” là vậy.

 

Thứ hai, chân lý cơ đốc của sự cứu rỗi có liên quan đến sự phạm tội của tổ phụ loài người từ lúc ban đầu, hay nói cách khác, nếu không có nan đề của tội lỗi thì c/ta chẳng cần đề cập đến sự cứu rỗi làm gì, phải không? Kinh Thánh giải thích vì hai người đầu tiên là Ađam và Êva phạm tội ăn trái của cây cấm mà ĐCT đã cấm, để rồi hai người đã trở nên tội nhân và từ lúc đó sự đoán xét của tội lỗi đã “xen” vào đời sống của mọi người, từ Ađam cho đến người cuối cùng sanh ra trên đất, cho nên “mọi người” đều cần được cứu. Kinh Thánh trong Rôma 5:12 khẳng định chân lý này như sau: “… Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.”  Sứ đồ Phaolô cũng đã nói rõ về hậu quả “lây ra” của tội lỗi trong Rôma 6:23 như sau: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết...”  Vì Ađam đã vi phạm nghịch mạng lệnh của ĐCT và trở nên 1 tội nhân mà cả dòng dõi của loài người hết thảy là tội nhân và chờ đợi sự phán xét trong ngày tận thế. Đây nghĩa là mọi người sống trên qủa địa cầu này đều đang ở dưới bản án chờ đợi một ngày sẽ bị hủy diệt trong hồ lửa địa ngục, vì ĐCT là Đấng chí thánh, công bình thì không thể xem tội lỗi như là hư không được! Trong c/ta ai cũng ghét sự bất công. Có người ghét sự bất công đến nỗi hứa sẽ không bao giờ trở về thăm nước Việt-nam nữa vì sự bất công, gian ác của cộng sản; huống gì c/ta không hiểu nếu ĐCT là Đấng Thánh Khiết vẹn toàn thì Ngài sẽ chẳng ghê tởm tội lỗi mà sẽ không đoán xét kẻ tội nhân sao?

 

Nhưng ĐCT còn là Đấng yêu thương nữa. Ngài đã dựng nên loài người không với mục đích để hủy diệt c/ta trong lửa địa ngục nên từ lúc ban đầu, sau khi Ađam phạm tội, ĐCT đã xếp đặt một chương trình cứu rỗi nhân loại thoát khỏi hình phạt của lửa địa ngục, nhưng được trở lại và sống trong nước thiên đàng của Ngài một ngày. Chương trình cứu rỗi này được gói ghém trong hai chữ “ân điển” có chép trong Tít 2:11“Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi.” Chữ “Ân Điển” (tiếng Anh là chữ ‘grace’) là một từ ngữ rất đặc biệt, mang ý nghĩa của chữ “unmerited favor” (nghĩa là ơn) mà những người nhận ơn này lại là những người không xứng đáng được. Chẳng hạn như các bạn đi làm việc, dùng năng khiếu, học thức mình có đem ra xử dụng, đến cuối tuần, người ta trả lương cho bạn thì điều này không gọi là ơn, nhưng chỉ là sự trả giá công bằng của công lao bạn đã bỏ ra. Nhưng chẳng hạn như bạn đã phạm một tội ác gì đó, hay mắc một món nợ nào quá lớn mà bạn không thể làm được gì để trả nổi, nhưng có người trả thế cho bạn không điều kiện thì điều đó gọi là ơn. Ơn đẹp của ĐCT cứu rỗi c/ta chính là sự ban cho qua Con Ngài – là khi Cứu Chúa Giê-xu từ Trời đã giáng thế thành người, Ngài hy sinh chịu chết trên cây thập tự giá, chuộc tội thay thế cho c/ta, làm c/ta trở nên như những người chưa hề vi phạm một lỗi nào, và có đủ điều kiện để được ở trong nước thiên đàng của Chúa đời đời một ngày. Rõ ràng sứ đồ Phaolô đã giải thích rõ ơn này qua những động từ như sau: “là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành.”  Thứ nhất, muốn “chuộc” thì ĐCT đã phải trả một giá rất đắt để “có lại” mỗi người c/ta cho chính Ngài, vì ĐCT là Đấng Thánh Khiết không thể nào xem tội lỗi của loài người là điều hư không được. “Cái giá” để chuộc c/ta lại chính là sự chết của Con Ngài ở trên cây thập tự giá, vì Ngài không thể tự nhiên chuộc những kẻ có tội thành vô tội mà không trả một giá nào được; nếu như vậy thì Chúa trở thành một Đấng bất công sao? Thứ hai về động từ “làm cho sạch” nghĩa là biến hoá c/ta trở nên những người công bình, thánh sạch như chưa hề vi phạm một lỗi lầm nào, vì huyết thánh của Con Ngài trên thập tự giá đổ xuống đã xóa sạch mọi tội ác của c/ta. Đây có nghĩa là bản án của sự chết đời đời trong lửa địa ngục không còn buộc trên c/ta nữa, vì “tiền công của tội lỗi” đã được Chúa Giê-xu thanh toán trọn hết rồi. Thứ ba về động từ “làm một dân thuộc riêng của Ngài” nghĩa là c/ta không còn là kẻ thù nghịch với Chúa nữa; nhưng qua Cứu Chúa Giê-xu c/ta trở lại làm chính con cái của ĐCT, dân thuộc riêng của Chúa. Trong sách Tin Lành Giăng 1:12 có chép về quyền năng này: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” Nếu là dân thuộc của Chúa, con cái của Ngài thì đương nhiên được ở trong nước của Ngài vì  “Con nhà ai về nhà nấy,” chứ không có sống trong địa ngục, hay là như những người không nhà không cửa.

 

Thứ tư, ơn cứu rỗi này ĐCT ban cho bất cứ ai như là một món quà không đòi giá, không mua được bằng tiền bạc, hay đổi chác được bằng những công đức cá nhân; nhưng một người chỉ nhận lấy và có được món quà này bởi đức tin mà thôi. Lời Chúa có hứa trong Giăng 3:16 như sau: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”  Ơn cứu rỗi của Chúa ban cho không có hẹp hòi, không có điều kiện, hay bị giới hạn bởi một màu da chủng tộc nào, nhưng cho bất cứ ai lấy lòng tin nhận lấy cho chính mình mà thôi. Cho dù người đó có là một kẻ ác độc, giống như Hítle, hay dã man như ông Jeffrey Dahmer là kẻ đã nhiều lần giết người mà còn ăn thịt xác chết nữa, thì ơn cứu rỗi của ĐCT cũng ban cho bằng như đối với nữ tu Têrêsa hay nhà giáo sĩ nổi tiếng Billy Graham. Câu chuyện huyền thoại của một người đàn ông qua đời và đứng trước cửa thiên đàng mong được vào. Có một vị thiên sứ đứng đó và nói rằng hễ ai có đủ 10,000 điểm tốt khi còn sống ở trần gian thì được vào. Người đàn ông vui vẻ trả lời rằng ông đã sống một đời tốt lành khi còn ở trần gian vì hay đi nhà thờ mỗi Chúa Nhật. Vị thiên sứ xét sổ xem và nói: “Điều ông làm đáng được 3 điểm.” Người đàn ông ngạc nhiên nói tiếp: “Tôi là một người chồng luôn chung thủy sống với vợ trên 50 năm.” Vị thiên sứ lại xét sổ và nói: “Điều đó ông chỉ được thêm 5 điểm.” Ông lại nói: “Ngày xưa tôi cũng là chấp sự của hội thánh nhiều năm.” Vị thiên sứ lại xét sổ và nói: “Điều đó ông được thêm 2 điểm nữa.” Người đàn ông cố gắng moi móc mọi điều tốt lành trong đời sống, nhưng tổng cộng chỉ được có 15 điểm mà thôi. Cuối cùng ông thốt lên: “Khó như vậy thì ai được cứu, nếu không nhờ cậy Chúa Giê-xu?” Vị thiên sứ trả lời ngay: “Điều đó đáng giá 10,000 điểm!” Thật đúng như lời Chúa có chép trong Rôma 3:23“Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của ĐCT” là vậy; và cũng vì đó mà c/ta phải nhờ cậy đến Cứu Chúa Giê-xu hoàn toàn.

 

 

II. Dẫn Đến Đời Sống Thánh Sạch

 

Nhưng sự cứu rỗi của Chúa không có ngừng ở đó mà vô số người đã và đang có sự hiểu lầm, sự suy nghĩ thiếu xót. Ân điển của Chúa cứu chuộc c/ta, nhưng cùng một lúc dẫn c/ta bước vào một cánh cửa đến một nếp sống mới là một nếp sống thánh sạch mỗi ngày trở nên giống như Con ĐCT hơn. Rõ ràng trong Kinh Thánh Rôma 8:29 có chép rõ mục đích cuối cùng Chúa Cứu c/ta để làm gì? “Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài.” Trong Êphêsô 1:4 cũng cho c/ta thấy ý muốn của Chúa cho đời sống c/ta là gì? “trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời” để sửa soạn hưởng cơ nghiệp thánh đời đời. Có biết bao nhiêu người tin Chúa Giê-xu chỉ để khỏi bị bỏ xuống hỏa ngục thôi, nhưng chưa có sự suy nghĩ trọn vẹn rằng Chúa cứu mình còn là để dẫn c/ta vào một nếp sống mới thánh sạch nữa. Chúa Giê-xu không thể nào cứu c/ta để rồi c/ta trở lại cứ chìm đắm, vui thỏa trong tội lỗi nhơ nhớp được. Có câu chuyện về một vị tỉnh trưởng của một tiểu bang tình cờ vào thăm một nhà tù giam, có ý để tha bổng một số các tù phạm. Ông hỏi một người tù nhân mà người đó không biết là ông tỉnh trưởng: “Nếu anh được tha ra khỏi tù thì anh sẽ làm gì?” Anh tù nhân trả lời: “Tôi sẽ đi tìm ông luật sự đã lên án tôi và cắt cổ ổng!” Ông tỉnh trưởng nghe vậy thì đứng dậy, bỏ đi ngay vì làm sao có thể tha bổng một người tội phạm để họ ngay sau khi được tha đã có chương trình vi phạm tội ác lại ngay? Nếu vị tỉnh trưởng tha người tù phạm đó thì thật ông là một người điên chăng?  ĐCT có thể nào tha tội c/ta, cứu c/ta khỏi bùn lầy của tội lỗi, để rồi c/ta cứ trở lại “enjoy” tội lỗi mà đời sống mới chẳng có sự biến đổi, hay sự cáo trách tội lỗi nào hết được sao; như vậy thì quyền năng của ân điển ở đâu? Vị Mục Sư người Anh Quốc nổi tiếng có tên là Charles Spurgeon đã một lần nói: “Justification without sanctification would not be salvation at all!” Tạm dịch “Sự c/ta được xưng công bình mà không dẫn theo sau một đời sống thánh hóa thì chẳng phải là sự cứu rỗi thật!” mà vô số người đang bị ma quỉ lừa dối tưởng mình đã được cứu rồi chăng? C/ta không cố gắng sống một đời sống thánh sạch để được xưng công bình trước mặt ĐCT; nhưng vì c/ta đã được Chúa xưng công bình qua Con Ngài nên điều tự nhiên quyền năng của ân điển đó phải dẫn đến một đời sống thánh sạch, dần dần mỗi ngày như Con Ngài. Lời của Chúa có chép trong 1 Giăng 1:5-6 như sau: “Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu. Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật.”  Nếu c/ta thật sự đã được cứu rồi thì không thể nào cứ còn sống trong tối tăm, tỉnh bơ phạm những tội ác nghịch với những điều răn của Chúa, mà lương tâm không bị cáo trách để biết ăn năn, xưng tội, và lìa bỏ con đường ác.

 

Trong sách Kinh Thánh Tít 2:12-13 giúp cho c/ta thấy có ba dấu hiệu chính của một nếp sống mới sau khi một người nhận được ân điển của Chúa: “Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức, đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ.”  Thứ nhất, nếp sống theo sau của một người thật sự đã được cứu đó là muốn “chừa bỏ sự không tin kính.” Tại sao lại “chừa bỏ”? Là vì bây giờ mình ý thức được những điều “không tin kính” nghĩa là những điều không có Chúa ở trong đó, hay nói là những điều ác không đi theo điều răn, hay mạng lệnh của ĐCT thì ghê tởm mà muốn lánh xa, từ bỏ. Hình ảnh của sự ghê tởm chừa bỏ tội lỗi này c/ta thấy qua chính đời sống của vua Đavít trong Thi Thiên 51 sau khi vua phạm tội cùng ĐCT. Trong Thi Thiên 51:7 Đavít ăn năn xưng tội như sau: “Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tội lỗi tôi, thì tôi sẽ được tinh sạch; Cầu Chúa hãy rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn tuyết.” Muốn hiểu “chùm kinh giới” nghĩa là gì, c/ta cần trở lại sách Lê Vi Ký 14:6-7 có chép như sau:  “Đoạn, bắt lấy chim còn sống với cây hương nam, màu đỏ sặm, nhành kinh giới, đem nhúng trong huyết của chim kia đã cắt cổ trên nước chảy. Thầy tế lễ phải rảy huyết bảy lần trên người được sạch phung, và định người là tinh sạch, rồi thả con chim còn sống ra ngoài đồng.”  Đây là nghi lễ của người Ysơraên ngày xưa cho những người bị bịnh phung mà đã được lành để được thầy tế lễ tuyên bố công khai giờ đây được hòa đồng lại với mọi người. Trong nghi lễ này thầy tế lễ giết một con chim, cho huyết chảy trên nước, rồi lấy "nhành kinh giới" nhúng trong huyết ấy, mà rảy trên người phung đã được sạch 7 lần và tuyên bố người này đã được lành. Đavít khi ăn năn hình dung mình như là một người phung ô uế vì tội lỗi của mình đã gây nên, giờ đây Đavít ghê tởm tội lỗi của mình, lòng thật muốn lìa bỏ và muốn Chúa rửa sạch mọi tội nhơ khỏi mình. Có ai trong c/ta muốn bị phung không? Nếu một người thật sự có được “ân điển” của Chúa thì c/ta phải ý thức, ghê tởm những tội ác của đời sống cũ như là mình “bị phung” vậy, mà muốn được lành; nếu không mình phải xét lại đức tin của mình, vì một người thật sự được cứu không thể nào cứ còn ở trong sự tối tăm hoài được.

 

Dấu hiệu thứ hai của một người thật có ân điển của Chúa đó là phải sống tiết độ, công bình và nhân đức.” Thứ nhất, “tiết độ” đây nghĩa là một đời sống có sự kiềm hãm, dè dặt, không có luông tuồng, xả láng. C/ta đang sống trong thời kỳ kinh tế khó khăn mà tỷ dụ như bạn bị mất “job” và chỉ còn ít tiền trong nhà Bank, thì bạn sẽ dè dặt xài tiền mình như thế nào? Có sắm sửa phung phí không? Trong Kinh Thánh Êphêsô 5:18 sứ đồ Phaolô giúp c/ta hiểu thêm về đời sống của một người có tiết độ như sau: “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh.”  Một đời sống tiết độ là một đời sống được điều khiển, tể trị bởi thần linh của Chúa. Không thể nào miệng c/ta nói “tôi được cứu rồi…” nhưng cùng một tay lúc nào cũng “nâng ly” say sưa, cà kê nói “chơi luôn!” luyện chưởng không mệt mắt, hay làm việc quá sức mà bỏ bê sự nhóm lại được sao? Một người sống tiết độ thường hay bị Đức Thánh Linh cáo trách tội lỗi, chứ không có sống tỉnh bơ, trơ trơ theo tư dục mình được? Điều thứ hai là một nếp sống công bình. Làm sao biết điều nào là công bình để hướng dẫn đời sống mình làm theo? Trong sách Kinh Thánh 2 Timôthê 3:16-17 giúp c/ta biết điều này: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” Lời Kinh Thánh là sự công bình tuyệt vời của Chúa mà những người thật sự nhận được ân điển sẽ phải đeo đuổi tìm kiếm thì c/ta mới biết và có thể sống một đời sống công bình thánh sạch được. Trong Giăng 17:11-19 chính Chúa Giê-xu trước khi chịu chết trong lời cầu nguyện có nhắc đến một điều làm thể nào để thánh hóa đời sống của các môn đồ Ngài như sau: “Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác. Họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật. Như Cha đã sai Con trong thế gian, thì Con cũng sai họ trong thế gian. Con vì họ tự làm nên thánh, hầu cho họ cũng nhờ lẽ thật mà được nên thánh vậy.” Lời của Chúa trong Kinh Thánh là lẽ thật và c/ta cần lời Chúa thì mới được thánh hóa và biết sống thánh sạch, công bình, chứ không nhờ lời trên mạng lưới Internet, những TV shows, facebook, twitter…  thường có đầy dẫy những thuyết của thế gian mà thôi. Nếu cá cần nước, cây cần ánh sáng, con người cần không khí để sống thì đời sống tâm linh của c/ta cần lời của Chúa thì mới sống công bình và thánh sạch. Ông bà c/ta nói một câu ca dao rất hay: “Gần mực thì đen, mà gần đèn thì sáng…” thì cũng vậy ai “càng gần lời Chúa thì đời sống người đó càng công bình, càng xa lời Chúa thì… ôi thôi biết bao nhiêu là những điều ác ghê tởm.”

 

Điều thứ ba cho một đời sống mới là “chờ đợi sự trông cậy hạnh phước.” Đặc tính của một người được cứu thật đó là mong và chờ đợi ngày được thoát khỏi thể xác hư nát này và được ở trong nhà của ĐCT đời đời, khi Chúa Giê-xu trở lại ban cho. Mâu thuẫn chăng khi một người muốn được giải thoát khỏi địa ngục, nhưng lại không muốn vào nước thiên đàng của ĐCT một ngày; như vậy, bạn muốn đi đâu? Chẳng lẽ trở lại địa ngục sao, vì sau cõi đời này chỉ có hai chỗ cuối cùng mà thôi: một là thiên đàng hay hai là địa ngục. Thí dụ như bạn rất thích xem đấu Football và may mắn thay có một người cho bạn một ticket đi xem “Super Bowl” free với giá đến cả ngàn bạc, cung cấp luôn xe cộ, vé máy bay, và cả phần ăn uống cho bạn. Bạn có vé trong tay rồi, vé đó có cả tên của bạn, nhưng bạn lại quyết định không muốn đi thì cái vé đó dù có đắt tiền đến đâu đi nữa có ích chi không?  Bạn nói mình được cứu, nhưng không mong được vào nước thiên đàng của ĐCT một ngày thì thử hỏi sự cứu rỗi đó có ích chi cho bạn không? Trong Kinh Thánh Tân Ước, có đến trên 300 lần nói đến sự Chúa Giê-xu sẽ trở lại. Chẳng hạn như trong Giăng 14:3 có chép rõ lời hứa của Chúa Giê-xu về điều này: “Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.”  Nếu mình nói mình được cứu rỗi mà không tin điều này thì sự cứu rỗi đó có ích gì không? Là những người đã được cứu mà không trông đợi một ngày được thoát khỏi thế gian đầy dẫy những tội ác, bất công, tai họa này mà về nước công bình của ĐCT vậy thì bạn sẽ đi đâu? Cứu để đi trở vào sự hư mất lại với quỉ satan sao? Vì sự trông đợi của hạnh phước đời đời này mà ai thật sự được cứu sẽ có trong lòng mình thì đây chính là năng lực để giúp người đó sống một đời sống thánh sạch. Trong sách 1 Giăng 3:3 có chép rõ điều này: “Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch.” Câu chuyện có một đứa bé gái đi nhà thờ, được nghe giảng về sự Chúa Giê-xu sẽ trở lại. Khi lái xe về nhà, đứa bé hỏi má nó: “Má ơi! Má có tin là Chúa Giê-xu sẽ trở lại không?” Má nó trả lời: “Tin chứ con!” Nó hỏi thêm: “Má có tin là Chúa Giê-xu sẽ trở lại hôm nay không? Má nó trả lời: “Tin chứ con!” Nó lại hỏi thêm nữa: “Má có tin là Chúa Giê-xu sẽ trở lại vài phút nữa không?” Má nó ngần ngừ một chút và trả lời: ”C/ta là con cái Chúa phải tin Chúa có thể trở lại bất cứ lúc nào, kể cả có thể vài phút nữa!” Đứa bé bèn nói: “Vậy thì má chải đầu gọn ghẽ lại cho con, để con sửa soạn đón tiếp Chúa Giê-xu!” Người nào có sự trông cậy thật thì tự nhiên mong dọn sạch đời sống mình, “chải đầu gọn ghẽ” để tiếp đón Chúa, và đó là dấu hiệu mình biết mình thật sự đã được cứu.

 

Bạn có thích làm “puzzle” không? Đây là trò chơi mà những tấm hình được cắt ra làm nhiều mảnh nhỏ mà người chơi phải cố gắng gắn lại từng miếng một cho đến khi thành hình lại. Có những “puzzle” đến cả ngàn miếng. Thí dụ khi gắn một tấm hình “puzzle” lại gần xong thì bạn khám phá ra mình thiếu vài mảnh thì bạn cảm thấy như thế nào? Cái hình đó có trọn vẹn được không? Bạn có sẽ đóng khung cho hình đó được không mà khoe với mọi người? Hay là bạn sẽ vứt bỏ đi vì bị thiếu vài mảnh? Biết bao nhiêu người đang sống trong sự cứu rỗi “thiếu nhiều mảnh” như vậy! Vì đang tự nghĩ tôi chỉ cần tin Chúa Giê-xu để được cứu khỏi địa ngục là được rồi, bây giờ tôi muốn sống sao thì sống. Hay là suy nghĩ tôi được cứu rồi, nhưng không “care” gì về nước thiên đàng cả, chỉ biết tin Chúa để khỏi bị bỏ xuống hỏa ngục là được rồi? Có thể nào ân điển của Chúa Giê-xu đã đổ huyết cứu c/ta mà vẫn cứ còn để c/ta sống chìm đắm trong tội nhơ, một đời sống luông tuồng được không? Không thể nào như vậy được! Sự trọn vẹn của ân điển lạ lùng của Chúa phải tự nhiên dẫn c/ta đến một đời sống, tuy chưa toàn hảo, nhưng phải được thánh sạch dần, càng ngày càng giống hình ảnh của Con ĐCT, để sửa soạn hưởng cơ nghiệp thánh của ĐCT ban cho. Bạn có sẵn sàng nhận lãnh ơn phước ân điển lạ lùng này không? Có thể tư tưởng của bạn cần được thay đổi, nghĩa là ăn năn, vì bạn đang sống trong sự cứu rỗi chưa trọn vẹn vì thế đời sống chưa phước hạnh và cũng chẳng làm sáng danh Chúa chi hết. Bạn cần ăn năn thay đổi, nhờ cậy quyền năng của Thần Linh Chúa và lẽ thật của lời Kinh Thánh mà thật sống một đời sống mới: tiết độ, công bình và đầy sự trông cậy chờ đón Chúa Giê-xu trở lại. Hãy ăn năn và cầu xin Chúa Giê-xu cứu linh hồn bạn trọn vẹn ngay hôm nay! 

 

Nếu bn mun có thêm tài liu chng đạo để tìm hiu, xin vui lòng liên lc vi Mc Sư Nguyn trng Vinh vi địa ch e-mail như sau: vinh.nguyen@c-ka.com hay www.vietnamesehope.org. Tin đây, kính mi quí v đồng hương cùng đến nhóm và sinh hot vi Hi Thánh chúng tôi mi sáng Chúa Nht lúc 10:45 ti đi ch 7133 Greenwell Springs Road, Baton Rouge, LA. 70805 (ĐT: 926.0605).