Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1

Quyền Năng Phục Sinh để Hầu Việc Chúa

(The Resurrected Power to Serve God)

Giăng 21:15-23

www.vietnamesehope.org

 

Khi ăn rồi, Đức Chúa Jêsus phán cùng Si-môn Phi-e-rơ rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu (agape) ta hơn những kẻ nầy chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu (phileo) Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn những chiên con ta. Ngài lại phán lần thứ hai cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu (agape) ta chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu (phileo) Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta. Ngài phán cùng người đến lần thứ ba rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu (phileo) ta chăng? Phi-e-rơ buồn rầu vì Ngài phán cùng mình đến ba lần: Ngươi yêu ta chăng: Người bèn thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc; Chúa biết rằng tôi yêu (phileo) Chúa! Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta. Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, khi ngươi còn trẻ, ngươi tự mình thắt lưng lấy, muốn đi đâu thì đi; nhưng khi ngươi già, sẽ giơ bàn tay ra, người khác thắt lưng cho và dẫn ngươi đi đến nơi mình không muốn. Ngài nói điều đó để chỉ về Phi-e-rơ sẽ chết cách nào đặng sáng danh Đức Chúa Trời. Và sau khi đã phán như vậy, Ngài lại rằng: Hãy theo ta. Phi-e-rơ xây lại, thấy môn đồ mà Đức Chúa Jêsus yêu đến sau mình, tức là người đang bữa ăn tối, nghiêng mình trên ngực Đức Chúa Jêsus mà hỏi rằng: Lạy Chúa, ai là kẻ phản Chúa? Khi thấy người đó, Phi-e-rơ hỏi Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, còn người nầy, về sau sẽ ra thế nào? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: nếu ta muốn người cứ ở cho tới khi ta đến, thì can hệ gì với ngươi? Còn ngươi, hãy theo ta. Vậy, có tiếng đồn ra trong vòng các anh em rằng người môn đồ đó sẽ không chết. Nhưng Đức Chúa Jêsus vốn chẳng phải nói rằng: Người đó sẽ không chết; song nói rằng: Nếu ta muốn người cứ ở cho tới khi ta đến, thì can hệ gì với ngươi? đó thôi.”

 

* Tuần trước đây, ở khắp nơi… con dân Chúa đã ăn mừng đại lễ Chúa Giê-xu Phục Sinh

> C/ta biết Chúa Giê-xu Phục Sinh là 1 chân lý rất quan trọng cho nhân loại…

> Lý do là vì sự mầu nhiệm “có 1 không 2” này… đã trả lời 1 câu hỏi huyền bí nhất

… đó là câu hỏi “chết rồi… có còn gì nữa không?”

> Hay nói 1 cách khác, nếu không có lễ Phục Sinh… thì loài người vẫn cứ còn sống trong sự tuyệt vọng… vì không 1 ai có câu trả lời thực hữu cho sự sống về cõi đời sau…

> Sự mầu nhiệm của Chúa Giê-xu Phục Sinh, sống lại từ cõi chết, làm chứng tối thiểu 3 điều sau đây:

1) Thứ nhất, ĐCT là Đấng Sáng Tạo quyền năng vô hạn… đã ban cho muôn loài sự sống, thì chính Ngài cũng có năng quyền để làm cho kẻ chết sống lại và sống đời đời

> Điều này rõ ràng đã được chứng minh qua sự sống lại của Chúa Giê-xu

… sau 3 ngày bị chôn trong mộ đá… Con ĐCT đã sống lại vinh hiển đời đời…

 

2) Thứ hai, sự sống lại của Chúa Giê-xu không phải chỉ làm chứng về quyền năng của ĐCT thôi, nhưng đây chính là sự bảo đảm cho tất cả ~ai dám tin cậy Ngài… cũng sẽ nhận được quyền phép này trong ngày tận thế… mà sống lại và sống đời đời với 1 thân thể mới vinh hiển giống như Chúa Giê-xu vậy…

# Mua sắm gì, nhất là cho ~của quí báu… như chiếc xe hơi, nhà lầu đắt tiền… ai trong c/ta cũng đòi có sự bảo đảm khi “tiền trao cháo múc…” không ai dại lại đi mua 1 thứ gì quí gía mà không cần sự bảo đảm nào hết…

> Nếu Chúa Giê-xu hứa ban cho c/ta sự sống lại và sự sống đời đời… mà Ngài chết rồi vẫn còn nằm yên trong mộ đá… thì lời hứa đó có sự bảo đảm gì không?

# Nhưng trong 1 Côr. 15:20-23 sứ đồ Phaolô đã nói gì? “Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ. Vả, vì chưng bởi một người mà có sự chết, thì cũng bởi một người mà có sự sống lại của những kẻ chết. Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại, nhưng mỗi người theo thứ tự riêng của mình: Đấng Christ là trái đầu mùa; rồi tới ngày Đấng Christ đến, những kẻ thuộc về Ngài sẽ sống lại.”

 

3) Không phải vậy thôi… điều thứ 3 mà c/ta phải hiểu… đó là sự sống lại của Chúa Giê-xu là quyền năng cho mọi kẻ tin… để c/ta có thể bắt đầu 1 đời sống mới ngay bây giờ… chứ không phải sau đại lễ Phục Sinh, rồi “đâu cũng lại vào đó”; bây giờ c/ta sẽ trở về với nếp sống bình thường, chẳng có gì mới mẻ hay thay đổi sao?

 

 

I. Đời Sống Mới

> Sống 1 đời mới nghĩa là sao?

# Trong Côlôse 3:1-2 sứ đồ Phaolô giải thích cho thấy đời sống mới có sự thay đổi lòng và chuyển hướng 180 độ (U-turn)… mà tấm lòng tâm trí bây giờ tìm kiếm và ham muốn ~sự ở trên trời… chứ không như ngày xưa chỉ biết đeo đuổi ~sự ở dưới đất mà thôi - “Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất

 

1) Thứ nhất, c/ta biết mình có thể sống 1 đời mới này… là vì quyền lực vô hình của tội lỗi… ở trong và ở xung quanh c/ta… đã bị diệt mất

 

> Trong con người của c/ta có nhiều ~tư dục xấu xa của xác thịt… là bởi vì bản năng tự nhiên của con người là tội lỗi… nghĩa là không sống đúng với tiêu chuẩn của Đấng đã dựng nên mình…

# Trong Côlôse 3, sứ đồ Phaolô cho thấy 1 vài ~dục vọng xấu xa này ở trong con người tội lỗi của c/ta… như là “… tà dâm (nguyên nghĩa từ chữ “pornography” là ~hình ảnh ô dâm), sự ô uế, tình dục xấu xa, ~ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng…”

> Không phải tự dục xấu xa thôi… nhưng còn cách c/ta sống gian ác đối với ~người xung quanh mà sứ đồ Phaolô nhắc đến… nào là buồn giận, hung ác, nói hành, noí xấu nhau, nói lời tục tỉu, nói dối nhau, nói láo…

# Có câu chuyện về 4 đứa bé bắt được 1 con chim sẻ… nhưng đứa nào cũng muốn giữ con chim sẻ

> C/nó bàn tính xem coi đứa nào nói láo hay nhất thì sẽ được con chim sẻ…

> Ngay lúc đó thì có 1 vị Mục Sư đi qua… tò mò hỏi xem các đứa bé bàn cãi gì?

> 4 Đứa đều kể lại là muốn có con chim sẻ… bằng cách ai là người sẽ đặt chuyện noí láo hay nhất thì được…

> Nghe vậy thì vị MS la lên và nói các em “chớ có đặt chuyện bậy bạ như vậy… hồi MS còn nhỏ như các em chẳng bao giờ nói láo 1 điều gì hết với ai… chưa nói đến chuyện đặt ra ~điều nói láo…”

> Vị MS chưa dứt lời… thì 4 đứa bé nhìn nhau và đều gật đầu bằng lòng đưa con chim sẻ cho vị MS và noí: “Ông MS ơi! c/con đều đồng ý là ông đáng được con chim sẽ này… vì ông nói láo hay quá!”

 

# Cuộc sống con người có biết bao nhiêu là ~nghiện ngập (addictions) của lòng dục xấu xa đang điều khiển nhiều người… từ ~vật nhỏ như điếu thuốc, ~lon bia trong ~cuộc vui say sưa chè chén chơi bời, đến ~cuộn phim đồi trụy, ~trò video game bạo động, ~mạng lưới Internet có hình ảnh ô dâm, rồi đến nào là lòng tham không đáy vô hình, tình dục xấu xa, sự ganh ghét, thù hằn, bè phái… mà sanh ra biết bao nhiêu ~khổ đau, chiến tranh, bệnh tật, tội ác, buồn phiền, hối tiếc… mà rồi cuộc sống trở nên chán chường, trống rỗng, và chẳng còn có ý nghĩa nữa…

> C/ta muốn tự “vươn” lên bằng cách luyện mình, ép xác… nhưng chỉ là vô ích… vì bản tánh tự nhiên tội lỗi ở trong c/ta cứ làm chủ hoài; c/ta bị nô lệ cho nó… mà chẳng còn biết gì nữa…

# Nhắc đến câu chuyện 1 ông sư… tu luyện mình và tự xét xem coi có tiến bộ không

bằng cách ông lấy ra 2 hũ sành…

> Hũ bên phải bỏ vào 1 hột đậu trắng mỗi khi làm hay nghĩ đến 1 điều gì tốt lành

> Còn hũ bên trái bỏ vào 1 hột đậu đen mỗi khi làm hay nghĩ đến 1 điều ác gì đó…

> Sau 1 tháng, đổ 2 hũ ra xem… thì hũ có đậu trắng chỉ le ngheo vài hột

          Còn hũ bên trái thì quá nhiều ~hột đậu đen… đến nỗi đủ để nấu 1 nồi chè ăn…

# Đúng như có người đã nói: “Cả đời làm lành, lành đâu chưa đủ; 1 ngày làm ác, việc ác có dư” rồi…

 

> Điều c/ta phải hiểu… đó là quyền lực của tội lỗi này đã bị diệt mất rồi… cho ~ai dám tin cậy Chúa Giê-xu… vì chính Ngài đã đến và chịu chết trên cây TTG để buông tha/giải thoát c/ta ra khỏi quyền lực của tội lỗi này…

# Côlôse 2:14 – cho thấy hình ảnh Chúa Giê-xu đã chuộc cho c/ta… khi Ngài gánh tội lỗi của tất cả c/ta, những tờ giấy nợ của c/ta… đã bị đóng đinh trên cây TTG với Chúa… “Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự;”

> TTG là cái “biên nhận/biên lai” (receipt) tất cả ~gì Chúa đã trả trọn cho c/ta…

 

> Chúa Giê-xu đã chết trả hết mọi món nợ nghĩa là c/ta bây giờ được trả tự do… nghĩa là không còn bị lệ thuộc trói buộc vào quyền lực của tội lỗi nữa… hay nói cách khác quyền lực tội lỗi - nó không còn làm chủ được c/ta…

> Ngày trước c/ta không có sức lực ngóc đầu lên được… vì còn làm phu tù cho tội lỗi, còn nhiều nợ nần của tội lỗi… nhưng bây giờ c/ta được trả tự do khỏi ~xiềng xích này, vì Chúa đã trả xong mọi món nợ cho c/ta rồi… để c/ta có thể bắt đầu 1 đời mới

 

2) Thứ hai, đời mới là 1 nếp sống có 1 người Chủ mới… và gọi Ngài là Cứu Chúa Giê-xu

# Sau 19 năm tôi làm việc cho Exxon… sau khi tôi nghỉ việc thì ông chủ cũ không có thể nào còn đòi tôi tại sao không đi làm nữa… vì người đó không còn là chủ của tôi nữa, nên không có quyền hành sai khiến tôi được…

# Galati 2:20 sứ đồ nói đến người Chủ mới của mình như sau: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.”

 

> Đời sống mới có người Chủ mới mà c/ta yêu mến và hầu việc Người… được biểu lộ qua chính đời sống của sứ đồ Phiêrơ… ngay sau khi ông đã chứng kiến Chúa Giê-xu đã sống lại… có chép trong Tin Lành Giăng 21…

 

II. Bối Cảnh

> Thật ra lúc đó đã 2 lần rồi, các môn đồ đã nghe tin Chúa Giê-xu sống lại… nhưng họ vẫn cứng lòng hoài nghi, chưa tin…

> Trong đoạn Kinh Thánh Giăng 21… c/ta thấy sau khi Chúa Giê-xu hiện ra với bà Mari Mađơlên lần thứ nhất, và 2 môn đồ trên đường đến làng Em-ma-út lần thứ hai… và ~người này trở về thuật lại với các môn đồ… thì họ vẫn cứng lòng chưa tin quyết

> Trong tâm trạng bâng khuâng, bối rối không biết làm gì… vì Thầy của họ đã bị xử hình, chết và chôn… thì sứ đồ Phiêrơ trở về nghề nghiệp cũ của mình… rủ thêm 6 môn đồ khác cùng đi đánh cá với mình… mà lại lãng quên đi tiếng gọi của Chúa Giê-xu đã 1 lần phán cùng họ rằng (Mathiơ 4:19)– “… Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người.”

 

> Trên bờ biển Têbêriát này… sau cả đêm đánh cá mà họ không được chi hết

… thì chính Chúa Giê-xu hiện ra lần thứ 3… với họ…

> Ngài hiện ra đứng trên bờ và nói với họ… hãy bỏ lưới phía phải của chiếc thuyền… họ vâng lời làm theo… thì bỗng nhiên bắt được nhiều cá đến nỗi không kéo lên hết được… mà lưới cá không bị rách

> Lúc đó các môn đồ và Phiêrơ mới nhận ra chính là Chúa Giê-xu… vì có lẽ ông nhớ lại khi Ngài còn sống… có lần Chúa đã bảo ông bỏ lưới bắt cá… mà họ đã đánh cả đêm, nhưng chẳng được gì hết… nhưng khi vâng lời làm theo… thì ngay hôm đó Phiêrơ và các bạn mình bắt được nhiều cá đến nỗi lưới bị đứt… như có chép trong Luca 5:5-7 “Si-môn thưa rằng: Thưa thầy, chúng tôi đã làm suốt đêm không bắt được chi hết; dầu vậy, tôi cũng theo lời thầy mà thả lưới. Họ thả lưới xuống, được nhiều cá lắm, đến nỗi lưới phải đứt ra. Họ bèn ra vọi gọi đồng bạn mình ở thuyền khác đến giúp; bạn kia đến chở cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi gần chìm.”

> Khi nhận ra Chúa đang ở trên bờ rồi… thì Phiêrơ vội vã quấn chiếc áo dài vào người

và bơi ngay vào bờ để gặp Ngài trước…

 

> Khi lên bờ rồi… thì các môn đồ thấy Chúa Giê-xu đã ngồi đó

… và sửa soạn sẵn cá và bánh… để họ cùng ăn điểm tâm với Ngài

> Chúa muốn tương giao với các môn đồ của mình… theo phong tục của người Việt c/ta - “miếng trầu là đầu câu chuyện” và chắc cũng để trấn an tinh thần của họ… không nghi ngờ Ngài là 1 thần ma nào đang hiện ra với họ… nhưng thật sự Chúa đã sống lại rồi và cùng ngồi ăn chung với họ…

 

III. Chúa Giê-xu Hỏi Phiêrơ

> Đang khi ăn sáng thì Chúa đã hỏi Phiêrơ điều gì?

> Có cả trăm câu hỏi Chúa có thể hỏi Phiêrơ… nhưng Ngài lại chỉ hỏi ông 1 câu mà thôi… đến 3 lần… đó là: “Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta chăng?”

 

1) Từ ngữ “yêu” này (tiếng Anh dịch là chữ “love”) thì không thể giải thích hết được ý nghĩa tại sao Chúa Giê-xu lại hỏi đi hỏi lại Phiêrơ cùng 1 câu… cho đến khi c/ta trở về với nguyên văn gốc của chữ “yêu”

> Chữ “yêu” theo tiếng Hy-lạp (Greek) này không phải là chữ “Eros” dùng để diễn tả loại tình yêu trái gái, cũng không phải là chữ “Phileo” là loại tình yêu bạn hữu hay anh em thân thuộc (affection and brotherly love); nhưng chữ “agape” là loại tình yêu không điều kiện

> Khi Chúa hỏi Phiêrơ thì Ngài dùng chữ “agape” – có thể dịch ra như là “Ngươi có “agape” ta không?” Nhưng Phiêrơ lại trả lời với Chúa dùng từ nghữ của chữ “philêo” mà thôi…

> Có người nói Chúa Giê-xu hỏi ông 3 lần

… vì Chúa muốn cáo trách Phiêrơ về việc đã 3 lần ông chối Ngài…

> Tôi không nghĩ như vậy… nhưng thiết nghĩ Chúa hỏi 3 lần… vì muốn nhấn mạnh sự quan trọng của tình yêu “agape” là điều căn bản mà Phiêrơ cần có… để ông mới có thể được phục hồi và làm trọn 1 mạng lệnh quan trọng Chúa sắp trao cho Phiêrơ…

 

2) Tình yêu là điều căn bản nhất… và động cơ chính để phục hồi 1 người có thể quay trở lại… mà tiếp tục hầu việc Chúa… và hầu việc cho đến cuối cùng… cho dù quá khứ của người đó đã vi phạm 1 tội lỗi xấu xa đến đâu đi nữa

> Vì vậy mà sứ đồ Phaolô đã diễn tả sức mạnh của tình yêu này trong 1 Côrinhtô 13:8/13 như sau: “Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ…”… “Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương.”

# Câu chuyện của 1 đứa bé lỡ lấy crayon vẽ trên tường

> Khi ba nó về thấy vậy… thì rất là giận dữ và hỏi? “Jacob! Con có biết là con đã làm điều gì sai trái không?”

> Thằng bé trả lời: “Dạ! con biết – con vẽ crayon trên tường!”

> Ba nó hỏi tiếp: “Con có biết là nếu con làm như vậy thì ba sẽ làm gì không?”

> Thằng bé rụt rè trả lời: “Dạ con biết – Ba sẽ đánh đòn con!”

> Ông cha hỏi thêm 1 câu nữa: “Như vậy theo con thì ngay bây giờ ba phải làm gì?”

> Thằng bé hô lớn tiếng chỉ 1 chữ mà thôi: “Love”… nghĩa là phải “yêu thương” mà tha thứ nó!

> Thật sức mạnh của tình yêu thương thật là lớn… không dễ bỏ cuộc, hay thất vọng

Nhưng có thể làm lại cuộc đời mới và hầu việc Chúa cho đến cuối cùng

 

> Có thể Phiêrơ khi tự xét việc mình đã chối Chúa 3 lần… ông cảm thấy mình thật “không xứng đáng” nữa để có thể yêu Chúa bằng tình yêu “agape”… như ông đã 1 lần hứa… cho nên ông mới trả lời với Chúa chữ “phileo” mà thôi… nhưng Chúa cứ tha thiết gọi ông và nhắc nhở ông tình yêu không điều kiện của Ngài… mà kéo ông phục hồi… trở lại với Ngài

> Tình yêu “agape” của Chúa quá vĩ đại… vì Chúa Giê-xu không phải chỉ tha thứ cho Phiêrơ mà thôi… nhưng giờ đây còn tin tưởng, gọi và trao cho ông 1 sứ mạng vĩ đại nữa… đó là chăn chiên của Ngài

# Việc tha thứ 1 người đã phản nghịch mình 3 lần trong giờ phút lâm nguy nhất của đời mình… là 1 chuyện rất khó có thể thực hiện được… huống gì bây giờ mình lại tin cậy vào người đó và lại giao cho công tác lần nữa được sao?

# Thế giới ngày nay ít có người được cơ hội thêm 1 lần nữa… nhưng thường chỉ 1 lần mà thôi… nhưng Chúa của c/ta là Chúa của cơ hội lần nữa… (The God of second chance) - Chúa của sự nhơn từ, ách của Ngài nhẹ nhàng… mà nay Chúa Giê-xu đem Phiêrơ trở lại và còn trao cho đại sứ mạng “chăn chiên của Ngài”

> Với tình yêu đó… thì không có điều gì có thể ngăn trở mỗi người c/ta không thể trở về lại với Chúa… bằng 1 tấm lòng ăn năn tội thành thật và tận hiến cả cuộc sống mà hầu việc Ngài…

 

3) Câu hỏi của Chúa Giê-xu với Phiêrơ thật ra cũng là câu hỏi cho mỗi người c/ta hãy tự xét lấy chính mình… xem coi chính mình có đang thật sự yêu mến Chúa hết lòng chưa?

> Có biết bao nhiêu người cơ đốc ngày nay rất yêu mến H/T Chúa, yêu thích vị MS mình, thích nghe nhạc thánh, thích nghe giảng dạy, thích thấy ~dấu lạ của Chúa… tất cả ~điều này đều tốt cả… nhưng điều tối quan trọng luôn vẫn là c/ta có đang thật sự yêu mến Chúa không?

> Vì nhỡ 1 ngày H/T Chúa có vấn đề, lời giảng không còn nghe êm tai nữa, ~bài nhạc không còn thấy hợp thời, sống động với mình nữa, ~phép lạ không xẩy ra như ý mình muốn nữa… thì c/ta có còn yêu Chúa hết lòng và trung tín hầu việc Chúa cho đến cuối cùng hay không?

> Có khi vì trung tâm điểm của tình yêu c/ta chưa phải là Chúa Giê-xu… mà chỉ cần 1 xích mích  nhỏ, 1 điều không đi theo ý riêng của mình… cũng dễ làm c/ta xiêu lòng, thất vọng, bỏ cuộc… rồi bắt đầu đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người này, người nọ… và không còn trung tín thờ phượng và hầu việc Chúa nữa chăng?

> C/ta mỗi người hãy thành thật tự xét lấy chính mình… xem coi mình có đang thật sự yêu mến Chúa trước không… hay là đang yêu mến ~điều khác hơn?

> Sự hầu việc Chúa phải bắt đầu bằng 1 tấm lòng yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí, và hết sức trước tiên… chứ không phải yêu mến H/T Chúa hay ~người khác trước…

> Nếu c/ta chỉ yêu mến người trước… c/ta thường hay muốn làm vừa lòng người ta… hơn là làm vừa lòng Chúa… mà có khi vô tình làm buồn lòng Ngài mà không biết… vì có sự suy nghĩ và đi theo ý người… thay vì vâng theo ~mạng lệnh của Chúa đã dạy trong Thánh Kinh…

> Tình yêu phải bắt đầu ở Chúa trước… và từ đó tràn lan ra cho ~người xung quanh và cho H/T của Ngài… 

> Khi hiện ra với các môn đồ… Chúa Giê-xu chỉ hỏi Phiêrơ 1 điều căn bản và quan trọng nhất – đó là ngươi có yêu ta hơn ~người này không? Hơn ~vật này không? Hơn nghề nghiệp đánh cá của ngươi, ~thú vui của mình không?

> Vì nếu Phiêrơ chưa có tình yêu “agape” dành ưu tiên cho Chúa… thì ông không thể nào làm trọn được công tác khó và lớn mà Chúa sắp sửa trao cho ông – đó là “chăn chiên của Ngài”

> Yêu Chúa có đòi hỏi điều kiện gì không? Có đòi hỏi phải có ~tài trí, phải có bằng cấp cao, phải có 1 tướng tá ngon lành không? Câu trả lời là không! Yêu Chúa là điều ai cũng có thể làm được… bắt đầu ở trong tấm lòng của mình… vì nhận biết chính Chúa đã yêu và phó mạng sống của Ngài cho mỗi c/ta…

 

 

IV. Công Tác Chăn Chiên

> Tình yêu “agape” cho Chúa thật phải tự nhiên được bày tỏ bằng hành động… và vì đó mà sau khi Phiêrơ trả lời ông thật yêu Chúa… thì Ngài trao cho ông 1 mạng lệnh… “Hãy chăn chiên ta

# Chúa Giê-xu không có nói với Phiêrơ… nếu ngươi yêu ta thì hãy nằm tắm nắng bên bờ hồ Tibêriát, hay lên núi 1 mình… và suy nghĩ đến nước thiên đàng đi…

# Chúa cũng không có nói hãy cứ tiếp tục trở về làm nghề đánh cá lại mà sinh sống đi… nhưng Ngài trao cho Phiêrơ 1 mạng lệnh… y như Ngài đã gọi ông trước đây… đó là “chăn chiên của Ngài”

 

> Điều rất là thực tế… c/ta không thể nói mình yêu Chúa thật… mà lại không muốn chăm sóc chi hết cho ~người Chúa yêu… cho H/T của Ngài mà Ngài đã đổ huyết của chính mình chuộc lấy cho…

# 1 Giăng 4:20-21 – “Vì có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình.”

 

> Trong Mathiơ 25… Chúa Giê-xu có dùng 1 ẩn dụ dạy dỗ về “sự phán xét sau cùng”…

> Chúa dậy hễ các ngươi cho 1 người trong ~người rất hèn mọn nhất… nước uống khi họ khát, miếng ăn khi họ đói, tiếp rước họ, cho họ mặc quần áo, thăm viếng khi họ bị tù đầy… thì ấy là đã làm cho chính Chúa vậy…

> C/ta không thể bắt thang trèo lên thiên đàng mà cho Chúa 1 miếng nước uống được… nhưng c/ta có thể “chăn chiên” của Chúa bằng cách cho chiên của Chúa uống khi khát, cho ăn khi đói, yên ủi khi gặp phải sự buồn đau, tha thứ khi có lỗi lầm với nhau…

 

1) Từ ngữ của động từ “chăn” ở đây… Chúa Giê-xu dùng 2 chữ khác nhau… là chữ “boskoo” và “poimainoo

> 2 Chữ này có ý nghĩa là “feeding”… nghĩa là “cho ăn” và mang ý nghĩa “sự hướng dẫn”…

> 2 Chữ này nhắc đến 2 nhu cầu vật chất, tình cảm… và nhu cầu thuộc linh

của con cái Chúa và mọi người… mà Phiêrơ phải chăm sóc…

 

2) Công việc “chăn” không phải là công việc dễ làm… có khi ~con súc vật trong chuồn sanh nở giữa đêm khuya… thì người chăn cũng phải thức dậy để lo việc chăn chiên mình

> Chăn chiên rất mất thì giờ, phải cực nhọc

… để lắng nghe, nhìn thấy… và tìm cách đáp ứng nhu cầu của ~chiên mình mà Chúa đã giao

# Trong Thi Thiên 23… Đavít diễn tả Đức Giêhôva là người chăn của mình… và Ngài biết rõ mọi nhu cầu của chiên: đồng cỏ xanh tươi, mé nước bình tịnh, bảo vệ chiên khỏi ~cạm bẫy của kẻ thù là thần chết, và kể cả cung cấp cho sự sống vĩnh cửu…

 

> Muốn chăn chiên cho Chúa… thì Phiêrơ cần phải có tình yêu “agape”… để biết hy sinh: dẹp bớt đi tự ái, dẹp bỏ đi cái tôi, dẹp qua 1 số ~tham vọng riêng của mình… để mới có thì giờ chăm sóc ~nhu cầu cho ~người Chúa yêu… cho họ uống sữa của đạo, ăn bánh uống nước của sự sống từ nơi lời của Ngài

> Nếu 1 người cơ đốc sống… mà chỉ biết dìm mình đeo đuổi ~tham vọng, đua đòi ở đời này

thì không thể nào biết, hay nghĩ đến việc chăm sóc ~nhu cầu của ~kẻ yếu hơn mình được

> Đối với họ động từ “chăn”… chỉ còn là 1 ngôn ngữ ngaọi quốc… không hiểu chi hết!

 

# Kể cả Phiêrơ sau này đã phải hy sinh chính mạng sống mình để trả giá chăn chiên của Ngài… mà truyền thống cho biết sau này Phiêrơ đã tử vì đạo… vào khoãng năm 68AD… chết cho niềm tin và sự yêu thương (agape) cho Chúa mình… bằng cách xin bị đóng đinh ngược đầu lại…

> Có thể khi c/ta hầu việc Chúa, chăn chiên của Chúa… c/ta sẽ không bị thử thách đến mức phải tử vì đạo như Phiêrơ… nhưng điều chắc chắn cho bất cứ ai muốn hầu việc Chúa… thì phải tự bỏ mình đi… có nghĩa là con người xác thịt phải bị chết đi… bị “tử vì đạo”! Có khi điều khó nhất là phải “nhịn nhục, khiêm nhường,” tha thứ nhau và đối xử tử tế nhơn từ với nhau…

 

V. Chớ Lo Ra

> Trong đoạn Kinh Thánh này… còn có thêm 1 điều nữa c/ta học được ở đây… dễ làm c/ta bị chi phối khỏi công việc “chăn chiên của Chúa”… ngoài ~tham vọng cá nhân nữa

… đó là thái độ hay so sánh với ~người khác

> Sau khi Chúa Giê-xu trao mạng lệnh “chăn chiên” cho Phiêrơ… thì ông quay qua nhìn môn đồ Chúa yêu (có lẽ là Giăng) và hỏi Chúa rằng “còn người môn đồ này thì sao?”

> Có phải lúc đó Phiêrơ tự nghĩ Chúa giao cho tôi việc này quá khó

nhưng tại sao không sai ~người khác đi… còn ~môn đồ này thì sao?

 

> Có nhiều khi c/ta đi vào nhóm thờ phượng… chỉ chú tâm vào ~người khác, vào hoàn cảnh… mà lại quên điều quan trọng không phải là ở người ngồi bên cạnh… nhưng trung tâm điểm lúc nào cũng là về Chúa Giê-xu và ~ý muốn của Ngài cho đời sống mình

> Chúa không gọi c/ta vào Hội Thánh của Ngài là để c/ta so sánh với nhau, hay còn tệ hơn nữa không phải để c/ta phê bình, phán xét ~người khác… nhưng là để hiệp tác mà vâng theo mạnh lệnh Chúa đã trao cho - mỗi người 1 tay, mỗi người 1 ơn riêng - kẻ ít, người nhiều… chung sức nhau hầu việc… tùy theo ơn Chúa Thánh Linh đã ban cho mình

# Mathiơ 28:19-20 - lời Chúa nhắc nhở c/ta về mạng lệnh gì? “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.”

> C/ta phải luôn nhắm Chúa mà bước đi… không xây bên tả, hoặc bên hữu, không nhìn người này, so sánh với người kia… để rồi c/ta bị “lọt hố”… mà đánh mất phần thưởng sao?

# Mỗi buổi sáng đến nhóm thờ phượng… không phải là lúc c/ta phê bình xem nhạc hôm nay nghe có hay không? Lời giảng có nghe êm tai không? So sánh xem người ngồi bên cạnh có hơn mình gì không, có hột xoàn lớn hơn không, số tiền lương của họ có mấy con số?

> Nhưng phải là chú tâm xem Chúa muốn nói gì với mình, sai mình điều gì… và mình phải có thái độ sẵn sàng đáp lại lời Chúa gọi… như tiên tri Êsai ngày xưa (Êsai 6:8) sau khi thấy sự vinh hiển của ĐCT trong đến thờ thì ông đã thốt lên: “Lạy Chúa! có tôi đây! Xin Ngài sai tôi!”

> Đây có lẽ là lý do mà có vô số ~người xưng mình là cơ đốc nhân… họ đã vào nhóm thờ phượng, đi lễ mỗi tuần bước vô như thế nào… thì khi ra về cũng y cùng 1 người cũ như lúc mới bước vào, chẳng có sự thay đổi chi hết… là vì họ chỉ thấy lời Chúa là để dành cho ~người ngồi bên cạnh mình thôi… chứ đâu có can hệ gì đến mình?

> Thái độ này phải được thay đổi… thì c/ta mới có thể bắt đầu nghĩ đến việc “chăn chiên của Chúa”

 

> Lễ Phục Sinh đối với tôi giống như ngày đầu 1 năm mới của 1 cuộc đời bước đi theo Chúa

> Mỗi năm, ngày kỷ niệm Chúa Phục Sinh phải là ngày đầu năm của cuộc đời thuộc linh c/ta

> Từ đây đời sống phải được biến đổi, đức tin phải tăng trưởng… sanh mầm non mới

… chứ không thể nào cứ còn cũ hoài…

> Từ đây công tác chính của c/ta phải là hiệp tác đế “đánh lưới người” cho càng ngày càng giỏi hơn… chứ không phải chỉ lo “lưới” ~tham vọng trong cuộc sống này mà thôi…

> Mà muốn như vậy thì c/ta phải có tình yêu thương “agape” cho chính Chúa của mình…

 

---------------

> ACE có biết quyền năng Phục Sinh của Chúa Giê-xu chưa?

> Chúa chết đế buông tha c/ta khỏi quyền lực của tội lỗi… Chúa sống lại kêu gọi và ban ơn cho c/ta quyền năng mới đó là tình yêu “agape” để có thể hầu việc Chúa hết lòng… 

> ACE có muốn kinh nghiệm được quyền năng này không?

 

# Có lời quảng cáo của nước Gatorade – “Is it in you?”

> Lời quảng cáo này như 1 thách thức các lực sĩ thể thao xem có uống thử nước Gatorade chưa

          để kinh nghiệm được năng sức lạ lung giúp họ để biểu diễn tài năng thể thao giỏi hơn không?

> Còn c/ta là ~người đã được đồng sống lại với Chúa Giê-xu rồi… thì lời thách thức cũng là “quyền năng Chúa Phục Sinh” có ở trong c/ta không để sống 1 đời mới hầu việc Chúa? (Is it in you?)

> Điều thật đáng tiếc, biết bao nhiêu người cơ đốc đi nhà thờ mỗi tuần… nhưng vẫn chưa kinh nghiệm được quyền năng Chúa Phục Sinh này… mà có sẵn trong người mình…

> Họ cứ vẫn còn bị xiềng xích trong ~tự dục xấu xa và ~điều dối trá của ma quỉ…

 

# Câu chuyện con voi to lớn hay bị xiềng xích chỉ bởi 1 giây xích nhỏ

… tại sao nó không chỉ cần đá 1 cái là tung giây xích này ra ngay mà bỏ đi

> Lý do là vì khi voi còn nhỏ, thì người ta đã buộc 1 sợi giây xích ở 1 chân nó

> Lúc đó nó còn nhỏ chưa đủ xức để làm đứt giây xích mà đi, nó cố gắng làm hoài mà không được

> Cứ như thế từ nhỏ con voi đã bị nhét trong đầu là mình không thể bứt giây xích này được… vì vậy cho đến khi con voi nó lớn lên, bây giờ đã đủ sức mạnh, nhưng vẫn còn nghĩ là nó vẫn không thể làm được điều này…

> Đúng như 1 số cơ đốc ngày nay đang sống giống như vậy…

> Họ nay đã được Chúa Giê-xu cứu, buông tha và diệt mất quyền lực của sự chết, của tội lỗi… nhưng vẫn cứ còn nghĩ là mình chưa có thể sống 1 đời mới được mà hết lòng hầu việc Chúa… nhưng cứ vẫn còn bị trói buộc bởi ~sợi giây xích nhỏ của mọi ham mê xác thịt và ~điều xấu xa…

 

> Làm sao c/ta có thể nói mình đã kinh nghiệm quyền năng Chúa Phục Sinh… mà cứ còn nói hoài “Tôi không thể làm được, tôi không thể tha thứ được, tôi không thể thắng được ~cám dỗ, tôi không thể nhịn nhục được, tôi không thể ngừng nói xấu nhau được, tôi không thể hiệp tác với nhau được, tôi không thể hầu việc Chúa hết lòng được!”

> Không đâu! C/ta có thể làm được… là vì nhờ Đấng đã chết và đã sống lại vinh hiển cho mình… đó là Cứu Chúa Giê-xu của c/ta… để mỗi người trong c/ta có thể bắt đầu sống 1 đời mới biết hiệp tác với nhau và hết lòng hầu việc Chúa cho đến cuối cùng! Alleluiah!

 


---------------- Lời Mời Gọi

> ACE có hiểu tại sao Chúa chết trên cây TTG không?

> Chúa Giê-xu chết đổ huyết trên cây TTG để buông tha c/ta khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết

> Nếu c/ta được buông tha rồi thì đâu còn phải làm nô lệ cho nó nữa…

 

> Còn hơn nữa, ACE có hiểu tại sao Chúa Giê-xu sống lại không?

> Để bảo đảm cho mọi kẻ tin về lời hứa của sự sống lại và sống đời đời với Chúa 1 ngày

> Nhưng không phải chờ đợi cho đến ngày đó mà thôi… nhưng Chúa sống lại và c/ta cùng đồng sống lại với Ngài nghĩa là giờ đây c/ta có quyền năng để bắt đầu 1 đời mới trong Chúa

 

> Đời mới chính là 1 đời sống yêu mến và hầu việc Chúa hết lòng…

> ACE có đang mệt mỏi trong sự nhóm lại thờ phượng không?

Có thể tình yêu của mình dành cho Chúa đang bị mai một chăng… bởi ~tham vọng ở đời này?

> ACE có đang chán nản… mà muốn từ bỏ ~chức vụ Chúa đã gọi mình không?

… Hãy lắng nghe tiếng Chúa đang hỏi chính mình – “Con yêu ta chăng?”

> ACE có đang nhìn xung quanh mà so sánh với người này hay người nọ… Nhưng chính mình lại chưa làm phần “chăn chiên” của mình… mà Chúa đã trao cho chăng?

 

> Câu hỏi để xét lòng cuối cùng luôn vẫn là: “Tôi có đang thật sự yêu Chúa Giê-xu hơn ~điều của thế gian không?”

> Không ai có thể trả lời câu hỏi này… vì chỉ mỗi người phải tự trả lời cho chính mình mà thôi!

> Mong mọi người trong c/ta sẽ trả lời với Chúa Giê-xu sáng nay: “Vâng! Con yêu Chúa!”… và rồi c/ta ra về mỗi ngày “sắn tay áo lên”… mà biết nhịn nhục và hiệp tác “chăn chiên của Chúa” để kinh nghiệm được quyền năng Chúa Giê-xu thật đã phục sinh!

 


The Resurrected Power to Serve God (John 21:15-23)

Easter answers one of the most mysterious questions - “Is there life after death?” The fact about Jesus’ resurrection illustrates the power of God Who can overcome death and give eternal life. It is also a guarantee of the resurrection and eternal life for all who believe in Him. For the present, Jesus’ resurrection provides the power for us to begin a new life. This new life is a life of loving God with all our heart and mind, and serving Him. This is illustrated through the life of Peter after Jesus ressurected from the dead. In John 21, some of the disciples went back to fishing and forgot the call to become fishers of men. Jesus appeared the third time to restore this calling to His disciples. What did Jesus ask Peter at the breakfast beside the Sea of Galilee? Jesus could ask Peter many questions, but why He just asked him one question for three times? “Simon, son of Jonas, do you love me?” The word love here is “agape” which describes an unconditional love. But Peter answered with the word “phileo” means only brotherly love. First Jesus reminded Peter that the “agape” love of God was greater than his sin. Jesus’ love was not just about forgiveness of sin but also trusting and restoring the commission to Peter. Peter would also need that kind of love to serve Him to the end. Our ministry should not begin with a love for people or God’s church but first for Jesus Himself. If our ministry is based only on a love for people, we will become a people pleaser instead of God pleaser. Loving God is the basic and simple ingredient and does not require high IQ, good looking, or any charismatic personalities. “Agape” love for God is needed to “care for Jesus’ sheep.” The words “boskoo” and “poimainoo” that Jesus used carry the meanings of “feeding” and “leading.” Caring for the sheep is hard work because it requires “feeding” the physical and emotion needs, and then “leading” the newborn spiritual babies to Jesus. One thing can sidetrack us in “caring for the sheep” is the attitude of comparing ourselves with others. We are not called to compare or to judge, but just to obey. The focus in worship should always be about Jesus and His will for me. Easter should be the spiritual New Year to restore our passion to love and serve God. Are you weary in worshipping God? Are you thinking about quitting your call to serve? Are you looking around and comparing yourself with others? Or are you hearing Jesus asking: “do you love me more than these?” Only you can answer this question for yourself! Because of Jesus’ resurrection, I can have the power to put to death all the evil desires and to begin serving God with a whole heart. Now, I can forgive, care, live in harmony, obey, evangelize, worship and serve God like never before. Because I baptized into Jesus’ death and was raised with Christ - “I can do everything through Him Who gives me strength!” “Is it in you?”


The Resurrected Power to Serve God (John 21:15-23)

 

Easter answers one of the most mysterious questions - “Is there life after death?” The fact about Jesus’ resurrection illustrates the power of God Who can overcome death and give eternal life. It is also a guarantee of the resurrection and eternal life for all who believe in Him. For the present, Jesus’ resurrection provides the power for us to begin a new life. This new life is a life of loving God with all our heart and mind, and serving Him. This is illustrated through the life of Peter after Jesus ressurected from the dead. In John 21, some of the disciples went back to fishing and forgot the call to become fishers of men. Jesus appeared the third time to restore this calling to His disciples. What did Jesus ask Peter at the breakfast beside the Sea of Galilee? Jesus could ask Peter many questions, but why He just asked him one question for three times? “Simon, son of Jonas, do you love me?” The word love here is “agape” which describes an unconditional love. But Peter answered with the word “phileo” means only brotherly love. First Jesus reminded Peter that the “agape” love of God was greater than his sin. Jesus’ love was not just about forgiveness of sin but also trusting and restoring the commission to Peter. Peter would also need that kind of love to serve Him to the end. Our ministry should not begin with a love for people or God’s church but first for Jesus Himself. If our ministry is based only on a love for people, we will become a people pleaser instead of God pleaser. Loving God is the basic and simple ingredient and does not require high IQ, good looking, or any charismatic personalities. “Agape” love for God is needed to “care for Jesus’ sheep.” The words “boskoo” and “poimainoo” that Jesus used carry the meanings of “feeding” and “leading.” Caring for the sheep is hard work because it requires “feeding” the physical and emotion needs, and then “leading” the newborn spiritual babies to Jesus. One thing can sidetrack us in “caring for the sheep” is the attitude of comparing ourselves with others. We are not called to compare or to judge, but just to obey. The focus in worship should always be about Jesus and His will for me. Easter should be the spiritual New Year to restore our passion to love and serve God. Are you weary in worshipping God? Are you thinking about quitting your call to serve? Are you looking around and comparing yourself with others? Or are you hearing Jesus asking: “do you love me more than these?” Only you can answer this question for yourself! Because of Jesus’ resurrection, I can have the power to put to death all the evil desires and to begin serving God with a whole heart. Now, I can forgive, care, live in harmony, obey, evangelize, worship and serve God like never before. Because I baptized into Jesus’ death and was raised with Christ - “I can do everything through Him Who gives me strength!” “Is it in you?”                                               (Pastor Vinh Nguyen – April 11, 2010)

The Resurrected Power to Serve God (John 21:15-23)

 

Easter answers one of the most mysterious questions - “Is there life after death?” The fact about Jesus’ resurrection illustrates the power of God Who can overcome death and give eternal life. It is also a guarantee of the resurrection and eternal life for all who believe in Him. For the present, Jesus’ resurrection provides the power for us to begin a new life. This new life is a life of loving God with all our heart and mind, and serving Him. This is illustrated through the life of Peter after Jesus ressurected from the dead. In John 21, some of the disciples went back to fishing and forgot the call to become fishers of men. Jesus appeared the third time to restore this calling to His disciples. What did Jesus ask Peter at the breakfast beside the Sea of Galilee? Jesus could ask Peter many questions, but why He just asked him one question for three times? “Simon, son of Jonas, do you love me?” The word love here is “agape” which describes an unconditional love. But Peter answered with the word “phileo” means only brotherly love. First Jesus reminded Peter that the “agape” love of God was greater than his sin. Jesus’ love was not just about forgiveness of sin but also trusting and restoring the commission to Peter. Peter would also need that kind of love to serve Him to the end. Our ministry should not begin with a love for people or God’s church but first for Jesus Himself. If our ministry is based only on a love for people, we will become a people pleaser instead of God pleaser. Loving God is the basic and simple ingredient and does not require high IQ, good looking, or any charismatic personalities. “Agape” love for God is needed to “care for Jesus’ sheep.” The words “boskoo” and “poimainoo” that Jesus used carry the meanings of “feeding” and “leading.” Caring for the sheep is hard work because it requires “feeding” the physical and emotion needs, and then “leading” the newborn spiritual babies to Jesus. One thing can sidetrack us in “caring for the sheep” is the attitude of comparing ourselves with others. We are not called to compare or to judge, but just to obey. The focus in worship should always be about Jesus and His will for me. Easter should be the spiritual New Year to restore our passion to love and serve God. Are you weary in worshipping God? Are you thinking about quitting your call to serve? Are you looking around and comparing yourself with others? Or are you hearing Jesus asking: “do you love me more than these?” Only you can answer this question for yourself! Because of Jesus’ resurrection, I can have the power to put to death all the evil desires and to begin serving God with a whole heart. Now, I can forgive, care, live in harmony, obey, evangelize, worship and serve God like never before. Because I baptized into Jesus’ death and was raised with Christ - “I can do everything through Him Who gives me strength!” “Is it in you?”                                               (Pastor Vinh Nguyen – April 11, 2010)