Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 17

Sự Nguy Hiểm của Những Cơn Hôn Mê Thuộc Linh

(The Danger of Our Spiritual Sleepiness)

Êphêsô 5:14

www.vietnamesehope.org

 

“Cho nên có chép rằng: Ngươi đang ngủ, hãy thức, hãy vùng dậy

từ trong đám người chết, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi.”

(This is why it is said: "Wake up, O sleeper, rise from the dead,

and Christ will shine on you.")

 

Trong tháng vừa qua, gia đình chúng tôi được cơ hội đi dự Đại Hội Báptít lần thứ 26 ở Denver, Colorado. Kỳ đại hội này có một chủ đề với chỉ ba chữ, nhưng thật đầy ý nghĩa đó là “Hãy Vùng Dậy.” Chủ đề này dựa trên câu Kinh Thánh trong Êphêsô 5:14 có chép như sau: “Ngươi đang ngủ, hãy thức, hãy vùng dậy từ trong đám người chết, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi.” Lời Chúa qua câu Kinh Thánh này giống như một cái “xô nước lạnh” tạt vào mặt tôi, và nhắc nhở riêng tôi về một nhu cầu, thiết nghĩ đang rất cần có cho tất cả Hội Thánh của Chúa trong thời đại này, đó là vấn đề phục hưng tâm linh. Nan đề của Hội Thánh nói chung và mỗi con cái Chúa nói riêng ngày nay hình như không phải là nan đề của sự thiếu hụt tài chánh hay thiếu người có ơn hầu việc, nhưng là nan đề về một căn bịnh vô hình đó là bịnh say ngủ trong những cơn hôn mê thuộc linh. Những cơn hôn mê này đang dần dần đưa chúng ta vào một trạng thái “thụ động, hờ hững, lãnh đạm” trong những sứ mạng/trách nhiệm Chúa giao, từ vấn đề học Kinh Thánh, cầu nguyện cá nhân, đến sự nhóm lại thờ phượng, dâng hiến, phục vụ và hiệp nhất để truyền bá Tin Mừng của Chúa Giê-xu. Có khi tôi tự hỏi có phải tình trạng của Hội Thánh Chúa ngày nay nói chung thật giống như tình trạng của Hội Thánh Sạt-đe ngày xưa, mà chính Chúa Giê-xu đã một lần trách họ: “Ta biết công việc ngươi; ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết” rồi chăng? Tại sao c/ta đang bị đưa đẩy vào tình trạng sa sút yếu kém thuộc linh này? Câu trả lời vắn tắt là bởi vì chúng ta đang dần dần đi vào những cơn mê ngủ thuộc linh, mà chính mình lại không biết. Như vậy, chúng ta cần phải được Chúa Thánh Linh nhắc nhở để nhận thức đươc tình trạng tâm linh suy kém này, mà biết thức dậy, ăn năn và làm lại những công việc của những người làm công cho Chúa, hầu khi Chúa Giê-xu của chúng ta trở lại, chẳng một ai trong vòng chúng ta sẽ bị hổ thẹn cả. Tôi mong được chia xẻ với Hội Thánh trong đề tài “phục hưng tâm linh cá nhân” này, qua ba bài giảng dựa trên câu Kinh Thánh Êphêsô 5:14. Hôm nay là bài giảng thứ nhất với đề tài là “Sự Nguy Hiểm của những cơn mê ngủ thuộc linh.”

 

I. Mạng Lệnh Cho Ai

 

Điều thứ nhất chúng ta phải nhận thức về câu Kinh Thánh này đó là lời Chúa ở đây qua sứ đồ Phaolô không phải cho những người ngoại, nhưng là trực tiếp đến cho mỗi con cái Chúa. Bắt đầu từ câu một, sứ đồ Phaolô dùng danh từ gì? (Be imitators of God, therefore, as dearly loved children) “Vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái rất yêu dấu của Ngài;” “Anh em” ở đây là ai vậy? Là những người có cùng một Cha ở trên Trời, là những người có cùng một đức tin trong Cứu Chúa Giê-xu, những người cùng được thánh hóa/biến đổi từ những kẻ tội nhân mà được trở nên làm chính con cái của Đức Chúa Trời bởi huyết thánh của Con Ngài, là những người có cùng một sự trông cậy, chờ đợi cơ nghiệp vinh hiển đời đời ở trên nước thiên đàng của Ngài. Cũng trong đoạn Kinh Thánh Êphêsô này, Phaolô dùng danh từ “con cái rất yêu dấu của Chúa” và “người sáng láng trong Chúa” là những người bây giờ thuộc của Ngài, là Hội Thánh biệt ra của riêng Ngài, đang sống trong một trần thế tối tăm, giữa đám những người chết. Phần đông chúng ta ở đây đã là “con cái rất yêu dấu của Chúa,” vì đã một lần ăn năn và tin nhận Cứu Chúa Giê-xu, vậy thì mạng lệnh này là cho mỗi người chúng ta. Chữ “ngươi” ở trong Êphêsô 5:14 là cho mỗi chúng ta, mà mỗi người có thể tự đặt chính tên của mình vào đó.  Như vậy, nếu chúng ta là những người có tai thì hãy lắng nghe lời Chúa phán cùng mình sáng nay, mà biết thức dậy, sửa đổi làm theo.

 

II. Tình Trạng Ngủ Mê

 

          Điều thứ hai chúng ta phải hiểu tình trạng ngủ ở đây có nghĩa là gì? Đây không nói đến vấn đề ngủ phần thuộc thể, vì điều này cần thiết cho đời sống phần thể xác của con người chúng ta, nhưng là sự ngủ mê phần thuộc linh. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những sự bon chen của vật chất, nhiều sự cám dỗ mời mọc trước mắt mà rất dễ làm cho chúng ta bị rớt vào những cơn mê ngủ, để rồi lãng quên đi chính mình là ai và tiếng Chúa gọi mình là gì. Như vậy một con cái Chúa ở trong tình trạng ngủ mê thuộc linh là khi người đó chưa sống theo ý muốn hay sự kêu gọi của Chúa cho chính mình.

 

Hãy xem thí dụ có chép trong sách Giô-na 1:5-6 về tình trạng ngủ mê của tiên tri Giôna như sau khi ông lãng quên đi tiếng Chúa gọi mình – (The word of the LORD came to Jonah son of Amittai: "Go to the great city of Nineveh and preach against it, because its wickedness has come up before me." But Jonah ran away from the LORD and headed for Tarshish. He went down to Joppa, where he found a ship bound for that port. After paying the fare, he went aboard and sailed for Tarshish to flee from the LORD. Then the LORD sent a great wind on the sea, and such a violent storm arose that the ship threatened to break up. All the sailors were afraid and each cried out to his own god. And they threw the cargo into the sea to lighten the ship. But Jonah had gone below deck, where he lay down and fell into a deep sleep. The captain went to him and said, "How can you sleep? Get up and call on your god! Maybe he will take notice of us, and we will not perish.") “Có lời Đức Giê-hô-va phán cho Giô-na con trai A-mi-tai như vầy: Ngươi khá chổi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta. Nhưng Giô-na chổi dậy đặng trốn qua Ta-rê-si, để lánh khỏi mặt Đức Giê-hô-va. Người xuống đến Gia-phô, gặp một chiếc tàu đi Ta-rê-si. Người trả tiền quá giang, và xuống tàu đặng đi Ta-rê-si với họ, để khỏi mặt Đức Giê-hô-va. Nhưng Đức Giê-hô-va khiến gió lớn thổi trên biển; trên biển có trận bão lớn, chiếc tàu hầu vỡ. Những thủy thủ đều sợ hãi, ai nấy kêu cầu thần của mình. Đoạn, họ quăng những đồ đạc trong tàu xuống biển, để cho nhẹ tàu. Giô-na đã xuống dưới lòng tàu, nằm và ngủ mê. Chủ tàu bèn đến gần người và bảo rằng: Hỡi người ngủ kia, làm sao vậy? Khá chờ dậy! Hãy kêu cầu Đức Chúa Trời ngươi. Có lẽ Đức Chúa Trời sẽ tưởng đến chúng ta, thì chúng ta khỏi chết.” Chúa sai Giôna đi đâu, nhưng Giôna đã làm gì? Đức Chúa Trời sai Giôna qua thành Ni-ni-ve để giảng về sự ăn năn, nhưng ông lại đi ngược chiều, xuống một chiếc tàu ngủ say, chạy trốn khỏi sự kêu gọi của Chúa. Đức Chúa Trời bèn làm cho một cơn bão biển nổi lên làm chiếc tàu của họ sắp chìm, mọi người lo sợ, còn Giôna thì xuống dưới gầm tàu ngủ mê, quên lãng đi mạng lệnh Chúa đã gọi mình. Cho mỗi người chúng ta cũng vậy, khi chúng ta quên lãng đi tiếng Chúa gọi, hay những công việc Chúa giao cho mình thì thật chúng ta đang say ngủ mà mình không biết. Chúa gọi chúng ta gì? Hãy xem một vài thí dụ trong Kinh Thánh sau đây.

 

1) Trong ẩn dụ “Người chăn chiên hiền lành” của Chúa Giê-xu trong sách Giăng 10:1-4 có chép – ("I tell you the truth, the man who does not enter the sheep pen by the gate, but climbs in by some other way, is a thief and a robber. The man who enters by the gate is the shepherd of his sheep. The watchman opens the gate for him, and the sheep listen to his voice. He calls his own sheep by name and leads them out. When he has brought out all his own, he goes on ahead of them, and his sheep follow him because they know his voice.) “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào chẳng bởi cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào từ nơi khác, thì người đó là trộm cướp. Nhưng kẻ bởi cửa mà vào, là người chăn chiên. Người canh cửa mở cho chiên nghe tiếng người chăn; người chăn kêu tên chiên mình mà dẫn ra ngoài. Khi người đã đem chiên ra hết, thì đi trước, chiên theo sau, vì chiên quen tiếng người.”  Trong ẩn dụ này, chúng ta được gọi là những con chiên thuộc của Chúa và nếu là chiên của Ngài thì chúng ta phải lắng nghe tiếng của người chăn mình và đi theo. Chỉ có những chiên nào đang ngủ mê thì mới không thể nghe được tiếng người chăn gọi tên mình, phải không? Anh chị em/con cái Chúa có đang lắng nghe tiếng Chúa không và đang lắng nghe như thế nào? Chúng ta là chiên của Chúa nhưng có tìm kiếm người Chăn của mình qua sự cầu nguyện và học Kinh Thánh mỗi ngày, để biết ý Chúa cho mình là gì không? Thì giờ chúng ta để ra lắng nghe tiếng Chúa mỗi ngày so sánh với thì giờ chúng ta nghe nhạc liên khúc, nghe TV, hay nghe phim Hàn quốc như thế nào?  Thống kê do cô Châu cho biết trong buổi nhóm Friday Life vừa qua, trung bình một con cái Chúa để ra 20 tiềng đồng hồ mỗi tuần xem TV, so sánh với chỉ có 15 phút đọc Kinh Thánh và 6 phút cầu nguyện mỗi tuần mà thôi. Thiết nghĩ tình trạng ngủ mê của một số chiên của Chúa ngày nay có thể vì hai lý do căn bản sau đây: a) Mỗi tuần chiên chỉ có thở vài tiếng đồng hồ trong buổi sáng Chúa Nhật mà thôi, còn trong suốt tuần thì lại cứ “nín thở” nghĩa là không có những giây phút cầu nguyện tâm sự riêng với Chúa, thì thử hỏi thân thể thuộc linh của mình làm sao khỏe mạnh được? b) Vô số con cái Chúa Chúa cứ “nhịn ăn” lời Chúa suốt tuần, chỉ ăn có một bữa sáng Chúa Nhật thôi vì quá bận rộn với những công việc của đời này, thì thử hỏi làm sao thân xác thuộc linh có đầy đủ chất bổ để trưởng thành? Đây là hai khu vực căn bản nhất trong đời sống của mỗi con cái Chúa - sự cầu nguyện và học Kinh Thánh cá nhân phải tự xét xem mình có đang “say ngủ, lãng quên” không mà thức dậy! Kể cả khi chúng ta vào đây nhóm nghe giảng, có thật đang lắng nghe tiếng Chúa phán cùng mình không, hay là ở trong tình trạng vào đây nghe mà không hiểu, chỉ nghe ngoài tai nhưng lòng bên trong của chúng ta không bị chạm, chưa bị cáo trách gì hết. Mỗi người tự hỏi xem những lẽ thật mình vào đây nghe mỗi tuần có đang dần dần biến đổi nếp sống mỗi ngày của mình giống như Chúa Giê-xu không, hay chỉ là sự nghe theo thói lệ mỗi tuần mà thôi? Câu chuyện có một ông chấp sự kia có tật hay ngủ gục trong giờ nhóm làm gương xấu cho những người khác. Vị Mục Sư có kế hoạch sửa dậy ông, một lần kia vị Mục Sư giảng rất nhỏ êm dịu và nói: “Anh chị em nào muốn lên thiên đàng thì xin vui lòng ngồi yên tại chỗ; còn ai muốn đi xuống địa ngục… (rồi vị Mục Sư la lớn tiếng lên)… HÃY ĐỨNG DẬY NGAY!” Ông chấp sự đang ngủ mê, nghe hô lớn như vậy, liền đứng dậy ngay mà không biết gì hết! Vị Mục sư hỏi ngay: “Ông có biết tại sao mình đứng lên để làm gì và đi đâu không?” Ông chấp sự nhìn xung quanh thấy chỉ có một mình đứng, bèn trả lời: “Thưa Mục Sư, tôi không biết tôi đứng lên để làm gì và đi đâu, nhưng chỉ thấy có tôi với Mục Sư đứng thôi; Mục Sư đi đâu, làm gì thì tôi đi theo đó!”

 

2) Một chỗ khác trong Giăng 15:1-5, Chúa Giê-xu dùng ẩn dụ của “Gốc và nhánh nho” để giúp cho thấy chúng ta là những nhánh dính vào Gốc Nho… đây chính là Chúa Giê-xu - ("I am the true vine, and my Father is the gardener. He cuts off every branch in me that bears no fruit, while every branch that does bear fruit he prunes so that it will be even more fruitful. You are already clean because of the word I have spoken to you. Remain in me, and I will remain in you. No branch can bear fruit by itself; it must remain in the vine. Neither can you bear fruit unless you remain in me. "I am the vine; you are the branches. If a man remains in me and I in him, he will bear much fruit; apart from me you can do nothing.) “Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn. Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho. Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.” Trong đoạn Kinh Thánh này cho thấy ý muốn của Chúa Giê-xu cho đời sống của hết thẩy những nhánh của Ngài là phải nhờ cậy “nhựa sống” của Chúa mà sanh trái đẹp, đó là những đức hạnh cơ đốc, giống như Ngài, để đời sống của chúng ta luôn làm sáng danh Chúa. Những trái đẹp phải mọc ra từ nhánh của mỗi người chúng ta đó là đức tin trong Chúa và tình yêu thương của Chúa, phản ảnh qua đời sống của mình. Mỗi người phải tự xét xem nếu mình đã tin Chúa lâu rồi, đời sống của mình có đang sanh thêm trái yêu thương hơn mỗi ngày không, hay là chỉ toàn những trái “chua lè” như nào là sự giận hờn, cay đắng, không tha thứ, ganh tị những người khác, gây sự chia rẽ, tranh cãi, chống cự nhau, hay phàn nàn, thái độ chỉ trích, nói xấu sau lưng – thêu dệt thêm chuyện của người khác, hay bắt chẹt những người hầu việc Chúa? Mỗi người phải tự xét xem nếu mình đã là nhánh của Chúa lâu rồi thì đức tin của mình mỗi ngày có mạnh mẽ vững vàng hơn không… trước những bắt bớ, dèm pha, trêu trọc của thiên hạ xung quanh? Có sức chịu đựng, nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh khó khăn cho đạo Tin Lành hơn không?

 

Trong một ẩn dụ khác về “Người gieo giống” có chép trong Mathiơ 13:22 giúp cho chúng ta thấy một lý do gì cản trở làm cho cây không sanh trái tốt – (The one who received the seed that fell among the thorns is the man who hears the word, but the worries of this life and the deceitfulness of wealth choke it, making it unfruitful.) “Kẻ nào chịu lấy hột giống nơi bụi gai, tức là kẻ nghe đạo; mà sự lo lắng về đời nầy, và sự mê đắm về của cải, làm cho nghẹt ngòi đạo và thành ra không kết quả.” Trong ẩn dụ này, Chúa Giê-xu dậy có một thứ trong đất mà làm cho hạt giống là lời và đạo của Chúa đã trồng trong lòng của một con cái Chúa không thể sanh trái được đó là sự mê đắm về của cải ở đời này. Thử hỏi có ai đang tham lam tiền bạc, chức tước, danh vọng mà đời sống của họ đang đem nhiều kết quả cho nước Chúa không? Hãy tự xét xem điều ưu tiên của mình ngay bây giờ là gì? Có phải là những công việc cho Chúa, vì nước Chúa không, hay điều ưu tiên chỉ là sự qúa bon chen trong việc “hái tiền” đến nỗi mình thường xuyên bỏ bê sự nhóm lại mỗi tuần chăng? Hãy tự xét xem có phải vì sự ham mê trong những thú vui ở đời này đến nỗi làm cho thể xác mình bị mệt mỏi, uể oải mà không đi học lớp Trường Chúa Nhật đúng giờ được? Thử hỏi chính mình điều này, nếu chúng ta vì lý do gì đó không đi nhóm một bữa hay đi học trễ lớp Trường Chúa Nhật một lần, lòng chúng ta có áy náy không, hay là tỉnh bơ coi như là chuyện bình thường? Thử hỏi nếu chúng ta đến nhóm sáng nay, không đem theo bên cạnh cuốn sách Kinh Thánh riêng của mình, cũng chẳng ao ước Chúa sẽ phán dạy riêng mình điều chi hết thì có phải chúng ta đang say ngủ thuộc linh rồi chăng? Chúng ta đến đây mà quên đem hay đánh mất cái cell phone của mình thì chắc đang bối rối lắm, phải không? Có người rớt nước mắt nữa vì tiếc của, nhưng còn cuốn Kinh Thánh của mình có biết bây giờ đang nằm ở đâu không? Hãy tự xét xem trước khi mình đến nhóm đây có ăn năn xưng tội gì chưa? Có những tội gì chúng ta cứ đang đùa giởn với, chưa chịu thành thật ăn năn với Chúa mà đang cản trở sự sanh trái tốt của nhánh mình không? Trường hợp của vị quan xét Samsôn là một người hết sức là mạnh, nhưng không chịu ăn năn mà cứ đùa giởn với tội lỗi và chuyện gì đã xẩy ra cho ông, có chép trong Các Quan Xét 16:19 như sau – (Having put him to sleep on her lap, she called a man to shave off the seven braids of his hair, and so began to subdue him. And his strength left him.) “Nàng khiến Sam-sôn nằm ngủ trên đầu gối mình, gọi một người, biểu cạo bảy mé tóc trên đầu chàng. Như vậy, nàng khởi làm khốn khổ người, sức lực bèn lìa khỏi người.” Samsôn ngủ say trong tự dục xác thịt của mình, cứ đùa giởn với kẻ thù, để rồi một lần bị cô gái Đalila (người ngoại) dụ dỗ mà bầy tỏ bí mật của sức mạnh mình. Và khi còn say ngủ trên đùi của Đalila, anh bị kẻ thù lẻn vào cạo đầu, khi thức dậy thì sức mạnh của anh đã lìa khỏi anh. Ngày hôm nay “Đalila” này có thể là những tội kín chúng ta cần ăn năn, xưng ra và lìa bỏ nó, vì những thứ này cản trở sự sanh trái tốt cho Chúa. Đây có thể là những cái “nghiện ngập” của rượu chè say sưa, cuộc vui trong những sòng bài, mua vé số, coi tử vi, xem những hình ảnh ô dâm hoặc nghe những bản nhạc ô tục trên mạng lưới Internet mà chúng ta phải dứt khoát lìa bỏ, không khẻo một ngày chúng ta sẽ bị “cạo đầu” sao, mà chẳng còn sức mạnh để sống cho Chúa nữa. Là con cái Chúa, nhánh của gốc Nho Ngài, đời sống tâm linh bên trong phải được phát triển, thêm trái cho Chúa hơn mỗi ngày, muốn hầu việc Chúa nhiều hơn, muốn nhận lãnh nhiều trách nhiệm hơn, chứ không có chạy trốn Chúa mà làm cho cây càng ngày trở nên cằn cỗi, không thấy trái đâu hết sao? Đi làm chúng ta luôn mong muốn gì? Được “tăng lương tiến chức,” phải không? Chúng ta muốn gì cho cửa tiệm của mình? Muốn được phát đạt, thêm nhiều khách hơn mỗi ngày, phải không? Nhưng còn công việc cho Chúa mình thì sao? Có muốn thêm lên không?

 

3) Không phải Chúa gọi chúng ta là chiên của Ngài, là nhánh của gốc nho Ngài thôi, nhưng trong Mathiơ 5:13-14 – Chúa Giê-xu phán chúng ta hết thẩy là “muối của đất” và là “ánh sáng của thế gian” như sau – ("You are the salt of the earth. But if the salt loses its saltiness, how can it be made salty again? It is no longer good for anything, except to be thrown out and trampled by men. "You are the light of the world. A city on a hill cannot be hidden.) “Các ngươi là muối của đất; song nếu mất mặn đi, thì sẽ lấy giống chi mà làm cho mặn lại? Muối ấy không dùng chi được nữa, chỉ phải quăng ra ngoài và bị người ta đạp dưới chân. Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được” Muối thì tự nhiên phải có chất mặn để giúp ích cho nhiều việc, từ chỗ thêm hương vị cho thức ăn, cho đến việc duy trì hay bảo tồn thức ăn khỏi tình trạng mục nát hay suy tàn, hay chữa lành những vết thương. Còn đèn là thứ rất cần để phát ra ánh sáng là điều cần thiết cho đời sống của con người. Tự hỏi đời sống của tôi có đang giúp ích gì cho nước thiên đàng không? Có sức ảnh hưởng chất mặn và ánh sáng của đạo vào đời không, qua những việc lành thực tế của tình yêu thương của Chúa, hay là mình đang bị đời ru ngủ và bị ảnh hưởng chiều theo nó? Tự xét chất mặn yêu thương của mình như thế nào đối với chính những người anh chị em của mình? Có hay tha thứ, đầy dẫy lời khích lệ nhau, tinh thần vâng phục những người lãnh đạo, và hổ trợ giúp đỡ xây dựng nhà Chúa không? Tự xét đèn của mình như thế nào đối với thế giới xung quanh? Qua chính đời sống của mình, những người xung quanh có thấy và tìm được chân lý của sự sống đời đời trong Cứu Chúa Giê-xu không? Có quan tâm đến những linh hồn hư mất xung quanh mình không? Có đang cố gắng có chương trình làm chứng, chiếu ánh sáng Tin Mừng cho ai không? Có đang hổ trợ sự truyền giáo và cầu nguyện cho công việc truyền giáo không, hay chỉ bo bo sống cho vương quốc của riêng mình mà thôi? Trong tháng qua, đã có lần nào mình làm phước cho ai trong danh Chúa Giê-xu không? Trong tháng qua, đã có lần nào mình làm chứng cho ai không về Tin Mừng hay dùng chứng đạo đơn gởi cho ai không? Trong tháng qua, đã có lần nào mình dùng lời Chúa giúp chữa vết thương lòng của ai không? Thử hỏi nếu là muối mà không còn mặn, đèn bật lên không sáng nữa thì muối và đèn đó có ích lợi gì không? Cũng vậy đời sống của một con cái Chúa mà cứ say ngủ trong những cơn mê thuộc linh thì có ích chi cho nước thiên đàng?

 

Cho nên khi chúng ta là chiên của Chúa mà cứ ngủ mê, không chịu nghe tiếng gọi của Người Chăn mình; khi cây của chúng ta đã được trồng lâu rồi mà chẳng sanh trái đẹp gì thêm cho Chúa hết; khi muối đã mất chất mặn, hay đèn không còn sáng nữa… nhưng chúng ta chỉ biết làm biếng, lấy đủ mọi lý do bào chữa, mà chưa làm những điều Chúa phán dạy, sống theo sự kêu gọi của Chúa cho chính mình thì nghĩa là chúng ta đang say ngủ, cần phải được đánh thức dậy ngay!

 

III. Sự Nguy Hiểm

 

Sự nguy hiểm của nan đề cứ ngủ mê đó là nó sẽ từ từ dẫn chúng ta đến chỗ bại họai, bất lực lúc nào không biết, chỗ đó có thể là một tình trạng chết mất, bất toại (“coma”) mà chẳng còn đem ích lợi chi cho nước thiên đàng.

 

1) Có những người vì ngủ mê mà lái xe đâm đầu xuống hố hay đụng vào đầu xe người khác mà bị bại liệt hay có thể chết đi mất. Trong CVCSĐ 20:7-9 có chép hậu qủa gì xẩy ra cho một người trai trẻ ngủ mê? (On the first day of the week we came together to break bread. Paul spoke to the people and, because he intended to leave the next day, kept on talking until midnight. There were many lamps in the upstairs room where we were meeting. Seated in a window was a young man named Eutychus, who was sinking into a deep sleep as Paul talked on and on. When he was sound asleep, he fell to the ground from the third story and was picked up dead.) “Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phao-lô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ, và cứ giảng luôn cho đến nửa đêm, có nhiều đèn trong phòng cao mà chúng ta đang nhóm lại. Một gã tuổi trẻ tên là Ơ-tích, ngồi trên cửa sổ, ngủ gục trong khi Phao-lô giảng rất dài; và bị ngủ mê quá, nên từ tầng lầu thứ ba té xuống, lúc đỡ dậy đã thấy chết rồi.” Anh tín đồ này (chắc có lẽ tối hôm trước luyện chưởng cho đến sáng?), anh vào nhóm trễ nên hết chỗ, đành phải ngồi trên cửa sổ, mệt mỏi, ngủ gục, không biết gì hết và rồi bị té xuống từ lầu ba chết ngắt. Nếu chúng ta đến đây mỗi tuần, nghe lời Chúa giảng, nhưng không chịu cho thấm vào lòng, cứ ngủ say,  e rằng sẽ đến một ngày thân thể thuộc linh của chúng ta không còn sự nhạy cảm, chết mất hồi nào không hay.

 

2) Sự nguy hiểm nữa của sự ngủ mê thuộc linh đó là lúc mà ma quỉ sẽ tấn công và cám dỗ, dẫn đưa chúng ta vào những con đường và sự suy luận hư mất. Ẩn dụ lúa mì và cỏ dại trong Mathiơ 13:24-25 có chép – (Jesus told them another parable: "The kingdom of heaven is like a man who sowed good seed in his field. But while everyone was sleeping, his enemy came and sowed weeds among the wheat, and went away.) “Đức Chúa Jêsus phán ví dụ khác cùng chúng rằng: Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Nhưng đang khi người ta ngủ, thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi.” “Kẻ thù” đây chính là ma quỉ, satan mà trong Kinh Thánh 1 Phiêrơ 5:8 so sánh nó như thế nào? (Be self-controlled and alert. Your enemy the devil prowls around like a roaring lion looking for someone to devour.) “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.” Nó như sư tử rống rình mò, nghĩa là chờ đợi khi nào chúng ta yếu đuối nhất, Hội Thánh Chúa có nhiều sự trục trặc/hiểu lầm nhau là lúc nó sẽ tấn công, vồ lấy, nó lẻn vào và gieo những lý thuyết của thế giới trần tục này vì đây là lúc chúng ta đang say ngủ, không biết gì hết! Vô số con cái Chúa ngày nay đang say ngủ, không chịu học, hiểu và hành lời Chúa, cứ bỏ nhóm, bỏ bê học các lớp trường Chúa Nhật, bỏ bê sự cầu nguyện, trong lòng không có đầy những lẽ thật, để rồi bị ma quỉ tha hồ trồng trong đó biết bao nhiêu là những tà thuyết, lý thuyết theo đời và xác thịt. Chẳng hạn như sự suy nghĩ sau đây - Nếu ngày thường bị đau ốm đến đâu đi nữa, chúng ta cũng cố gắng đi làm, sợ mất việc, mất cơ hội hái tiền… nhưng đến Chúa Nhật (chỉ có một ngày trong tuần lễ) nhỡ bị nhức đầu, đau bụng một chút thôi thì tự nghĩ và lấy lý do bào chữa ở nhà không đi nhóm thờ phượng được… thì thử hỏi ý đó ai đã gieo vào đầu óc mình?

 

Trong Mathiơ 26:36-41 có chép các môn đồ của Chúa vì say ngủ trong vườn Ghếtsêmanê mà đã bị gì? (Then Jesus went with his disciples to a place called Gethsemane, and he said to them, "Sit here while I go over there and pray." He took Peter and the two sons of Zebedee along with him, and he began to be sorrowful and troubled. Then he said to them, "My soul is overwhelmed with sorrow to the point of death. Stay here and keep watch with me." Going a little farther, he fell with his face to the ground and prayed, "My Father, if it is possible, may this cup be taken from me. Yet not as I will, but as you will." Then he returned to his disciples and found them sleeping. "Could you men not keep watch with me for one hour?" he asked Peter. "Watch and pray so that you will not fall into temptation. The spirit is willing, but the body is weak.") “Rồi Đức Chúa Jêsus cùng môn đồ đi đến một chỗ kêu là Ghết-sê-ma-nê. Ngài phán rằng: Hãy ngồi đây đợi ta đi cầu nguyện đằng kia. Đoạn, Ngài bèn đem Phi-e-rơ và hai người con của Xê-bê-đê đi với mình, tức thì Ngài buồn bực và sầu não lắm. Ngài bèn phán: Linh hồn ta buồn bực cho đến chết; các ngươi hãy ở đây và tỉnh thức với ta. Rồi Ngài bước tới một ít, sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha. Kế đó, Ngài trở lại với môn đồ, thấy đang ngủ, thì Ngài phán cùng Phi-e-rơ rằng: Thế thì các ngươi không tỉnh thức với ta trong một giờ được! Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.” Các môn đồ ngủ say trong vườn Ghếtsêmanê, thay vì cầu nguyện, là lúc ma quỉ bắt lấy cơ hội cám dỗ họ và hậu quả là gì? Họ đã sa ngã chối bỏ chính Chúa của mình trong đêm đó.

 

3) Sự nguy hiểm của những cơn mê ngủ thuộc linh sẽ làm chúng ta lãng quên đi sự trông cậy đời đời. Hai chữ “trông cậy” có thể thế vào hai chữ “chờ đợi” nghĩa là người mê ngủ không còn nghĩ đến hay nói đến việc chờ đợi Chúa Giê-xu trở lại, y như lời Ngài đã hứa trong Giăng 14:1-3("Do not let your hearts be troubled. Trust in God[a]; trust also in me. In my Father's house are many rooms; if it were not so, I would have told you. I am going there to prepare a place for you. And if I go and prepare a place for you, I will come back and take you to be with me that you also may be where I am.) “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.” Vì lãng quên đi sự trông cậy đời đời, người say mê ngủ quên đi lẽ thật về đời sống này chỉ là “tạm bợ” nhưng cõi đời sau có gía trị trường tồn. Quên đi mình chỉ là những lữ khách tạm dừng chân ở đây, nên sống vừa đủ là được rồi, nhưng còn phải lo thâu trữ của cải đời đời ở trên trời nữa là những thứ có gía trị đời đời. Bài chứng đạo cho tháng Tám vừa viết xong với chủ đề “Cơ Hội Làm Giàu” với mục đích nhắc nhở mỗi con cái Chúa, nếu là người khôn ngoan thì hãy lo làm giàu cho những điều có gía trị trường tồn trong nước thiên đàng nữa.

 

Chúa Giê-xu cũng một lần dậy ẩn dụ về “10 người nữ đồng trinh” trong Mathiơ 25 trong đó có 5 người dại và 5 người khôn. 5 Người nữ dại đã sống bất cẩn về việc chờ đón chàng rể mà không lo đủ dầu cho đèn của mình và hậu quả là gì khi chàng rể đến bất thình lình? Mathiơ 25:11-12("Later the others also came. 'Sir! Sir!' they said. 'Open the door for us!' "But he replied, 'I tell you the truth, I don't know you.') “Chặp lâu, những người nữ đồng trinh khác cũng đến và xin rằng: Hỡi Chúa, hỡi Chúa, xin mở cho chúng tôi! Nhưng người đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không biết các ngươi đâu.” 5 Người nữ đồng trinh dại không được đi rước chàng rể được nữa vì đèn của mình không còn sáng (thiếu dầu)... và họ cũng không được vào ăn tiệc cưới với Chàng Rể, vì chàng rể chẳng hề biết họ là ai hết! Mỗi người hãy tự xét xem mình có thường nghĩ đến những điều có gía trị đời đời không? Có đang sốt sắng dự phần trong những công việc đầu tư cho của cải đời đời không, hay đầu óc của mình chỉ lo nghĩ đến việc thâu trữ những của cải vật chất ở đời này cho riêng mình thôi sao? Mình đang để ra bao nhiêu thì giờ “hướng nhìn lên thiên đàng,” hay chỉ biết “cặm cụi” nhìn xuống đất mà thôi? Tự xét xem mình có đang trông mong Chúa Giê-xu trở lại không, hay điều này chỉ là một ảo tưởng mà thôi? Tự xét xem tôi có đang đầu tư gì cho nước thiên đàng chưa? Không đầu tư bây giờ thì làm sao đòi được nhiều phần thưởng sau này, chẳng lẽ Chúa là Đấng bất công sao? Câu chuyện huyền thoại về một người phụ nữ tín đồ kia, lúc còn sống rất giàu có và đạt được nhiều chức tước cao trọng, nhưng lại sống keo kiệt và chẳng lo nghĩ đến ai hết. Khi chết được thiên sứ tiếp đón và dẫn bà cho xem một ngôi nhà đẹp lộng lẫy và nói đây là ngôi nhà của đứa đầy tớ gái của bà. Bà tự nghĩ, nếu đứa đầy tớ gái của mình mà được ngôi nhà đẹp như vậy thì chắc chắn ngôi nhà của mình phải là một biệt thự tráng lệ còn hơn thế nữa. Đi một chốc, thiên sứ chỉ cho bà thấy một cái chòi nhỏ và nói "đây là căn nhà đời đời của bà." Người phụ nữ sửng sốt, bực dọc thốt lên: "Làm sao tôi có thể ở trong cái chòi đó được mà nó còn xấu hơn căn nhà của đứa đầy tớ tôi sao?" Thiên sứ thản nhiên trả lời: "Rất đáng tiếc, nhưng với những vật liệu bà gởi lên trước cho chúng tôi từ dưới đất, thì chúng tôi không làm sao xây một căn nhà khá hơn được!"

 

          Chúng ta mỗi người hãy tự xét lấy chính con người thuộc linh của mình xem coi có đang ở trong tình trạng say ngủ không? Tự xét là bước đầu tiên mà mỗi người chúng ta phải làm, để bắt đầu có sự phục hưng tâm linh. Thật mong mỗi người đang muốn có được sự phục hưng lớn và bằng lòng đến với Đức Thánh Linh kêu cầu Ngài chỉ cho chính mình xem những căn bịnh tâm linh cần chữa lành, những điều đang ru ngủ mình mà biết ăn năn, để thật sự Đấng Christ sẽ chiếu sáng trên mỗi chúng ta, trên Hội Thánh của Ngài ở đây! Amen!

 

 

------------- Lời Mời Gọi

 

Ở đời có những người bỗng nhiên thình linh bị bịnh nặng, chỉ nằm chờ chết. Tại sao? Nhiều khi vì mình không chịu đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên mỗi năm, để có thể ngừa bịnh sớm. Chúng ta cứ ỷ y tự nói với mình là không có bịnh gì hết, chỉ là những triệu chứng bệnh hoạn bình thường mà thôi. Chúng ta cứ trì hoãn chẳng chịu đi khám, vì quá bận rộn với những công việc ở đời sống tạm bợ này, cho đến lúc căn bệnh đến chỗ không còn cách gì để chữa được nữa. Bước đầu tiên trong việc chữa bịnh ai cũng biết đó là việc chuẩn bịnh/khám ra bịnh, vì không biết bịnh gì thì làm sao mà chữa, phải không? Chúng ta mỗi người có sẵn sàng để Đức Thánh Linh và lời Chúa chuẩn bịnh mình sáng nay không? Anh chị em có bằng lòng để Đức Thánh Linh chỉ cho mình thấy những thứ gì đang làm mình say mê ngủ không? Đức Thánh Linh - Ngài không thể bắt đầu chữa bịnh cho mỗi chúng ta, cho Hội Thánh yêu quí của Ngài, cho đến khi nào chúng ta bằng lòng cho Ngài chuẩn bịnh của mình. Sáng nay lời Chúa kêu gọi mỗi con cái Chúa hãy thành thật tự xét con người thuộc linh của mình, xem coi có đang bị ru ngủ vào những cơn hôn mê nào không mà nhờ Đức Thánh Linh đánh thức mình dậy.

 

1) Chẳng hạn như mình có đang chạy trốn Chúa không? Chúa thầm gọi tên mình vào một công tác gì đó, nhưng mình cứ phớt tỉnh, chẳng chú tâm để ý đến.

2) Có ý thức mình là chiên thuộc của Chúa không và đang tìm kiếm tiếng Người Chăn của mình mỗi ngày trong sự cầu nguyện và học Kinh Thánh không?

3) Có đang quá bận rộn mà không còn thì giờ mỗi ngày ăn nuốt lời Chúa không?

4) Cây của mình có đang sanh những trái tốt gì không? Có thêm trái đức tin và tình yêu thương không?

5) Muối có còn chất mặn không? Đèn khi cần bật lên có còn chiếu sáng không?

6) Có thường tự xét và cầu nguyện xưng tội không? Có tội kín nào cần thưa với Chúa không? Có mạng lưới internet nào cần bỏ, có tư tưởng nào dơ bẩn với người khác phái cần xóa sạch, có người nào cần dứt khoát trong mối liên hệ vì biết Chúa không vui lòng, có chỗ nào không nên đi tới nữa không?

7) Có tham lam điều gì đến nỗi bỏ bê sự nhóm lại… hay đang ăn cắp những thứ gì thuộc của Chúa không? 

8) Có đang giận hờn, tích trữ sự cay đắng, không tha thứ, ganh tị những người khác không, thay vì phục mình dưới sự cai trị của Đức Thánh Linh để nhánh cây nho mình sanh nhiều trái tốt của sự yêu thương, hay tha thứ, đầy dẫy sự khích lệ nhau?

9) Có hay phàn nàn, thái độ chỉ trích, nói xấu sau lưng – thêu dệt thêm chuyện của người khác, hay bắt chẹt những người hầu việc Chúa, những người lãnh đạo không, hay là tinh thần vâng phục và hổ trợ giúp đỡ xây dựng nhà Chúa?

10) Có khám phá ra ân tứ gì Chúa ban cho mình, đem ra xử dụng, phục vụ nhau không, hay đang đổ thừa trách nhiệm cho những người khác?

11) Có quan tâm đến những linh hồn hư mất xung quanh mình không hay đang đổ lỗi cho hoàn cảnh? Có để thì giờ ra cầu nguyện cho công việc truyền giáo không? Có chương trình làm chứng đạo không?

12) Có thường suy nghĩ đến sự Chúa Giê-xu tái lâm không? Và có đầu tư gì cho nước thiên đàng chưa?

 

Có đang mê ngủ ngay giờ này không? Chúng ta có muốn được “vùng dậy” khỏi những cơn mê thuộc linh không? Chúng ta phải bằng lòng để Đức Thánh Linh khám bịnh mình chưa, hay đã đánh mất đi sự nhạy cảm của tâm linh rồi? Lắng nghe lời Chúa phán trong 1 Têsalônica 5:6(So then, let us not be like others, who are asleep, but let us be alert and self-controlled.) “Vậy, chúng ta chớ ngủ như kẻ khác, nhưng phải tỉnh thức và dè giữ.” 

 

----------------------------

THE DANGER OF THE SPIRITUAL SLEEPINESS (Ephesians 5:14)

Are you aware of the danger of the spiritual sleepiness in the church? God’s command in Ephesians 5:14 speaks directly to His children. A Christian sleeps when he is liked Jonah who once ran away from God’s calling. What does God call all of us to do? We are His sheep who must listen to the Shepherd voice. Are you seeking Jesus daily through prayer and Bible study? Jesus called us to be the branches of His vine. He expects each of His branches to produce good fruits. The greed of wealth can choke the process of producing fruits. The careless life with sins liked Samson can lead to a powerless and barren tree. Is there any addiction which is putting us to deep sleep now that we need to get rid off? Jesus also called us to be the salt of the earth and the light to the world. How useful if the church loses its saltiness of love and the light of the Gospel? How are you demonstrating your love and kindness to others? Do you have any concern for the lost around you? There is a danger of sleepiness that can lead us to a deadly state. The enemies are liked a roaring lion who waits and attacks when we sleep. When we sleep we lose focus of the eternal hope. Are you investing anything for the future kingdom? The first step in curing a disease is to find out the root cause of the problem. Are you willing to let the Holy Spirit to exam your spiritual body?