Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 21

Sống Hòa Thuận

(Living in Harmony with One Another)

Rôma 12:18

www.vietnamesehope.org

 

"Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người."

"If it is possible, as far as it depends on you, live at peace with everyone."

 

Có lẽ nhu cầu lớn nhất cho cuộc sống của con người chúng ta đó là vấn đề sức khỏe vì không khỏe thì làm sao chúng ta hưởng thụ được những thứ mà mình đã bỏ nhiều công sức ra cả đời để thâu lượm, phải không? Kinh nghiệm đi vào thăm bệnh nhân trong những nhà thương và thấy họ nằm trên giường có gắn đủ các thứ ống (tubing) vào người, từ lỗ mũi, cần cổ đến tay chân… trông thật là thê thảm, thì mới ý thức được gía trị sức khỏe cho cuộc sống này quí là thể nào. Nếu nhu cầu lớn nhất của cuộc sống chúng ta là sức khỏe thì thử hỏi nhu cầu lớn nhất của hội thánh Chúa phải là gì? Thiết nghĩ phải là sự hòa thuận vì nếu không thì thân thể này của Chúa cũng khó mà phát triển mạnh mẽ, phải không? Đi đâu cũng thấy sự hòa thuận/hiệp nhất luôn là nhu cầu cần có ở mọi hội thánh Chúa nói chung. Thật ra, ai mà chẳng muốn một gia đình đầm ấm, một Hội Thánh an lành, phải không? Muốn là một chuyện, nhưng trên thực tế thì thường không được như điều mình mong muốn, nhất là khi Hội Thánh Chúa càng ngày càng đông. Tại sao vậy và làm sao có được sự hòa thuận đây? Buổi sáng hôm nay chúng ta cùng học lời Chúa, để mong có thể trả lời được hai câu hỏi này.

 

I. Ý Chúa

 

Điều thứ nhất chúng ta phải ý thức sự hòa thuận phải có trong hội thánh thuộc của Chúa, lý do căn bản là vì Đức Chúa Trời của chúng ta là Chúa của sự bình an. Trong từ nghữ tiếng Hêbêrơ (Hebrew) văn nguyên của Kinh Thánh Cựu Ước có chữ "shalom" có nghĩa là "hòa bình" mà người do thái thường hay dùng để chào thăm nhau. Khi gặp nhau, người Do Thái không có nói “Hello!” như chúng ta thường nói, nhưng chào nhau “shalom” nghĩa là chúc bình an. Khi nói đến chữ "hòa bình" (peace/shalom) chúng ta phải hiểu nó nói lên một trong những đặc tánh chính của Đức Chúa Trời.

 

1) Chúng ta biết Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng đã sáng tạo nên vũ trụ, muôn loài, Ngài là ông Trời; và chúng ta cũng biết về những đặc tánh căn bản của Ngài là Đấng thánh khiết, công bình và đầy lòng yêu thương, nhưng Đức Chúa Trời còn có thêm một đặc tánh nữa đó là Ngài cũng là Đấng Hòa Bình, là Chúa Bình An (God of Shalom, God of Peace). Trong 1 Côr. 14:33 sứ đồ Phaolô khẳng định gì về đặc tánh này của Chúa? "Vả Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa của sự loạn lạc... bèn là Chúa sự bình an." Chúng ta thấy có rất nhiều chỗ trong Kinh Thánh khi nhắc về danh xưng của Đức Chúa Trời thì Ngài thường được xưng là "Đức Chúa Trời của sự bình an." Chẳng hạn như trong Philíp 4:9 có chép: "Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em." Trong Rôma 15:33 thì thấy khi sứ đồ Phaolô chào mừng hay tạm biệt anh chị em mình thì ông thường dùng danh của ai? "Nguyền xin Đức Chúa Trời bình an ở với anh em hết thảy! A-men." Trong 2 Côr. 13:11 cũng có chép: "Rốt lại, hỡi anh em, hãy mừng rỡ; khá theo đến sự trọn lành; hãy yên ủi mình, hiệp một tâm tình, ở cho hòa thuận, thì Đức Chúa Trời sự yêu thương và sự bình an sẽ ở cùng anh em."

 

2) Đức Chúa Trời mà chúng ta đang thờ phượng, ca ngợi và hầu việc chính là Đức Chúa Trời của sự bình an là Đấng muốn mọi người sống trong sự bình an, đến nỗi Ngài đã bằng lòng hy sinh chính Con Ngài chịu chết trên thập tự gía, hầu cho qua Con ấy mà chúng ta có sự hòa thuận lại với chính Ngài, và có quyền năng để có thể sống hòa thuận với nhau. Muốn hiểu được lẽ mầu nhiệm này, chúng ta trước hết phải ý thức rằng chúng ta vốn trước kia là những "kẻ thù" của Đức Chúa Trời, vì tất cả mọi người chúng ta đều là những kẻ tội nhân đã phạm tội. Chúng ta là những tội nhân không phải chỉ vì chúng ta đã cố ý phạm tội, nhưng vì chúng ta ai nấy đều sanh ra từ dòng dõi của hai người tội nhân đầu tiên, chính là Ađam và Êva đã một lần phản nghịch lại Đức Chúa Trời, mà đi nghe theo lời của ma quỉ, ăn trái của cây cấm trong vườn sự sống. Nhưng vì Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương, là Đấng yêu chuộng sự hòa bình, nên Ngài đã bằng lòng hy sinh Con một của Ngài, chính là Cứu Chúa Giê-xu đến trần thế, chết trên thập tự gía để chuộc tội lỗi cho mỗi người chúng ta, hầu nhờ huyết của Chúa Giê-xu đổ ra mà chúng ta được xưng công bình, được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời và nhận được sự sống đời đời trong nước thiên đàng của Ngài một ngày. Trong Côlôse 1:19-20 tóm tắt điều này như sau: "Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài (Chúa Giê-xu), và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời."

 

3) Đức Chúa Trời là Đấng yêu mến sự hòa bình và cùng một lúc, Ngài cũng ra mạng lệnh cho con dân của Chúa đó là chúng ta phải tìm kiếm sự hòa bình, bằng cách cố gắng hết sức ăn ở với nhau cho hòa thuận. Rõ ràng trong Rôma 12:18 sứ đồ Phaolô khuyên – “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người." Đức Chúa Trời là Đấng yêu mến sự hòa bình và Ngài vui lòng khi thấy con cái của mình luôn sống trong sự hòa thuận với nhau. Có gia đình nào mà cha mẹ không vui lòng, thỏa dạ, sung sướng... khi thấy những đứa con của mình biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau không... thì cũng vậy chắc chắn Chúa sẽ vui lòng khi con cái Ngài ở trong một Hội Thánh biết sống hòa thuận với nhau. Xã hội Mỹ ngày hôm nay càng ngày càng trở nên bạo ngược hơn, người ta ưa thích những hành động hung hăng, dữ tợn, xấc xược, vô lễ... để giải quyết những xung đột, hơn là những lời nói phân trần, mềm mại với nhau. Trong một vụ kẹt xe, có hai người lỡ đụng nhau, họ bước ra cãi lộn với nhau, sau một hồi thì một người quá tức giận đi vào lại xe lấy ra một khẩu sung, bắn người kia chết ngay tại chỗ. Hãy xem những chương trình bạo động trên TV như WWF, UFC… người ta đánh nhau chẩy máu đầu và các trẻ em xem thì muốn bắt chước. Có một đứa bé trai xem xong thì bắt chước tập một đòn đô vật trên đứa em bé của mình như đã chiếu trên TV, làm đứa bé bị gẫy cổ chết. Những phim ảnh ma quái, chương trình hoạt họa tục tiũ trên TV như the “Simpsons” ngày nay càng ngày càng cổ động sự bạo cường, ác độc, xấc xược, cùng với những trò chơi video games hung bạo giết người không gớm tay, chưa nói đến những hình ảnh dâm dục trong những video games này. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng là con cái của Chúa, tuy rằng chúng ta đang ở trong thế gian, nhưng không thuộc của thế gian, không thể sống giống theo những nề nếp sống như họ được, không thể sống bị “rập vào khuôn” của những thói tục ở đời trần này. Hội thánh của Chúa không phải là cái show "Jerry Springer" được mà người ta lên TV cãi lộn, chưởi bới, rủa sả, có khi đánh lộn với nhau, để làm trò cười cho thiên hạ. Chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời, Chúa của sự bình an thì phải yêu chuộng sự hòa thuận, như Cha của chúng ta ở trên Trời yêu chuộng vậy và nếu có thể được thì phải tìm mọi cách để giữ gìn sự hòa thuận, hiệp nhất với nhau, vì đó là mạng lệnh của Chúa cho chúng ta.

 

II. Hòa Thuận

 

1) Hội Thánh Chúa sống hòa thuận có nghĩa là sao? Có phải là mỗi hội viên phải có cùng một sở thích, lối sống, quan điểm sống, giống hệt như nhau không? Không phải như vậy, vì mỗi người chúng ta không phải là những người bị “cloned;” nhưng được Chúa dựng nên một cách lạ lùng, khác biệt nhau trong nhiều khía cạnh về đặc tánh, sở thích, phong tục tập quán, kinh nghiệm, năng khiếu, tuổi tác. Nhưng hòa thuận với nhau có nghĩa là chúng ta có cùng một lý tưởng, một chí hướng, và một sứ mạng của một Cha ở trên trời, cho đời sống của mình. a) Lý tưởng đó là cùng mong được Đức Thánh Linh thánh hoá mỗi ngày, trở nên giống như Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hơn; b) Chí hướng là cùng một sự trông cậy chờ đợi được hưởng sự sống đời đời trên thiên đàng với Chúa một ngày; và c) Sứ mạng đó là cùng một trách nhiệm chung đem đạo của Chúa cho đến cùng trái đất. Trong Êphêsô 4:1-6 sứ đồ Phaolô nhắc đến chức phận chung của chúng ta là gì? "Vậy, tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em, phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh. Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi; chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp tem; chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người." Trong đoạn Kinh Thánh này có tất cả đến 8 chữ "một" ở đây để nói lên sự hiệp nhất của chúng ta có trong Chúa để biết hòa thuận mà làm trọn chức phận của mình một cách xứng đáng. Cho nên chúng ta có thể khác nhau ở nhiều khía cạnh, nhưng những sự khác biệt này phải dùng để hổ tương cho chung một sự kêu gọi của Chúa cho Hội Thánh của Ngài và chức phận cho mỗi người chúng ta. Tôi có thể không thích cái màu của chiếc áo bạn, nhưng điều đó không cản trở chúng ta cùng thờ phượng Chúa vui vẻ với nhau. Tôi có thể không thích cái mùi nước hoa bạn đang dùng, nhưng mùi đó không cản trở chúng ta cùng hiệp tác trong việc làm chứng đạo chung với nhau.

 

2) Sự hòa thuận, hiệp nhất trong ý Chúa đem đến những ích lợi gì?

 

a) Thứ nhất, khi hội thánh Chúa biết giữ gìn sự hòa thuận thì sẽ làm chứng tốt cho những người xung quanh. Trong Rôma 14:19 nói đến ích lợi này - "Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau." Trong sách CVCSĐ 2:46 chép về hội thánh ban đầu có những tiếng tốt ở giữa vòng cả người ngoại là vì họ sống hòa thuận và hay chăm sóc nhau. Kinh Thánh chép "Ngày nào cũng chăm chỉ đến nhà thờ; còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà... đến nỗi làm đẹp lòng cả thiên hạ nữa." Ngược lại, nếu chúng ta cứ bắt chẹt, tranh chấp nhau thì thể nào làm chứng tốt cho những người xung quanh, cho thiên hạ được; ngược lại còn là cớ cho họ bêu xấu hội thánh của Chúa nữa, phải không? Có câu chuyện về hai người tín đồ Nam Hàn cãi cọ nhau trong một quán càphê, gần như sắp sửa đánh lộn nhau. Ông chủ của quán nhận biết hai người là tín đồ, chạy ra nài nỉ nói: “Thưa hai chú! Hai chú làm ơn ra ngoài quán tôi gây gỗ đi, chỗ này đâu phải là một nhà thờ đâu!”  Sự hòa thuận trong vòng con cái Chúa làm sáng danh Chúa; ngược lại sự xung đột, tranh chấp, gây gỗ vô trật tự làm tối danh Ngài.

 

b) Ích lợi thứ hai đó là sự hòa thuận, bình an sẽ đem lại sự hiệp một trong vòng con cái Chúa và với sức khỏe “hiệp một” này, chúng ta có thể làm cho “Nước Cha được đến; Ý Cha được nên ở đất như trời.” Hội Thánh Chúa có làm được nhiều việc lớn và khó cho Chúa hay không là i) do quyền năng của Đức Thánh Linh ban cho và ii) sự hiệp một với nhau mà làm. Người đời mà còn biết được bí quyết "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn nuí cao"... hay là “thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”... huống gì chúng ta là con cái khôn ngoan của Đức Chúa Trời lại không biết sự ích lợi có thể "lên hòn núi cao" được là nhờ sự hòa thuận và hiệp nhất sao?  Một hội thánh của Chúa rất khó phát triển nếu có nhiều sự áp bức, bắt bớ quá sức từ ở bên ngoài, thì huống gì sẽ tăng trưởng được không nếu có sự tranh chấp, bất hòa, chia rẽ ở bên trong? Có câu chuyện cổ tích về 4 con trâu sống trong một khu rừng kia, cũng có một đàn cọp luôn rình để ăn thịt trâu. Nhưng mỗi lần cọp đến tấn công trâu thì 4 con trâu này đều "chụm đuôi lại với nhau,” hướng những cái sừng nhọn của mình ra tứ phía, vì thế nên chẳng có con cọp nào dám sông vào cắn trâu.  Cho đến một ngày, 4 con trâu này có chuyện xích mích xung đột với nhau và mỗi con quyết định bỏ đi ở riêng một chỗ; Thế là đàn cọp dần dần "làm thịt" từng con trâu một cách dễ dàng, vì lúc bấy giờ không con trâu nào còn được bảo vệ "đằng sau đuôi" của mình được nữa. Bài học cho câu chuyện cổ tích Việt Nam ở đây rõ ràng là bài học: "Đoàn kết/hoà thuận thì sống; chia rẻ thì chết!" Chính Chúa Giê-xu cũng đã một lần nói gì trong Mác 3:24-25 hậu quả của sự chia rẽ? "Nếu một nước tự chia nhau, thì nước ấy không thể còn được; lại nếu một nhà tự chia nhau, thì nhà ấy không thể còn được (tồn tại)."

 

Hai sứ mạng lớn và khó mà chính Chúa Giê-xu giao cho hội thánh trước khi Ngài thăng thiên về trời đó là: 1) Đi rao truyền đạo Chúa cho tới cùng trái đất và 2) chăm sóc chiên của Ngài trên đất. Hai sứ mạng này không phải dễ làm và không thể hoàn tất bằng những cá nhân riêng rẽ được, nhưng cần sự hiệp tác của mỗi tín hữu, hòa thuận nhau, chia xẻ gánh nặng cho nhau, mỗi người một tay, một chân dự phần với nhau tùy theo những ân tứ Đức Thánh Linh đã ban riêng cho mình. Có câu chuyện về một người mù và một anh què ở chung trong một trung cư với nhau, nhưng gây gỗ với nhau, nên chẳng hề nói chuyện với nhau. Cho đến một ngày kia, chỗ họ ở bị cháy nhà, ai cũng chạy thoát ra được, ngoại trừ hai anh mù và què này bị kẹt ở lại. Đến giây phút cuối cùng, anh mù bèn la lên, nói với anh què: "Thôi chúng ta hãy bỏ qua sự gây gỗ đi. Bây giờ anh trèo lên lưng tôi để tôi cõng anh đi... nhưng anh phải chỉ đường cho tôi, vì tôi không thấy đường..." Thế là anh què đồng ý nhẩy lên lưng anh mù, chỉ đường cho anh mù chạy ra khỏi chỗ nhà cháy và cuối cùng cả hai đều thoát chết! Mỗi người chúng ta có những ân tứ đặc biệt Chúa ban cho, có người thì "thấy rõ đường", kẻ khác thì "đi đứng vững vàng," nhưng nếu để yên những ơn đó thì chẳng có ích lợi chi hết, cho đến khi chúng ta biết hiệp tác chung sức lại thì lúc đó mình sẽ làm được những việc khó và lớn cho Chúa.

 

III. Tư Dục

 

Mặc dầu biết rõ được sự quan trọng và những ích lợi của sự hòa thuận và hiệp một, chúng ta cũng cần nhận biết và canh chừng những “con sâu” luôn phá hoại sự hòa thuận. Con sâu lớn nhất “làm rầu nồi canh" đó chính là cái "tư dục" đang sống ở trong mỗi người chúng ta mà tiếng Anh gọi là “cái Me, cái Mine, cái Myself.” Từ nó mà sanh ra nào là sự ích kỷ, kiêu ngạo, tự cao, khoe khoang, và ganh tị mà ai trong chúng ta cũng có, không nhiều thì ít, không mập thì gầy đủ cỡ hết. Chính Chúa Giê-xu đã phán gì trong Math. 15:19 - “Vì bởi lòng (tư dục bên trong) mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn” kể cà gây gỗ, ganh tị, tranh chấp, bè đảng, nói xấu cùng mọi điều ác nữa. Tư dục chính là “cội rễ” sanh ra mọi sự tranh chấp trong hội thánh Chúa mà chính vị Mục Sư Giacơ cũng nói đến trong Giacơ 4 như sau: "Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin. Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình."

 

“Cái tôi” sẽ chẳng mang đến ích lợi cho nhà Chúa đâu, nhưng ngược lại chỉ đem sự những buồn khổ, ăn mòn sự vui vẻ, hạnh phúc của gia đình Chúa mà thôi. Có câu chuyện về hai người thương mại gia mở tiệm gần bên nhau, nhưng rất ganh ghét nhau và luôn tranh dành khách của nhau. Một hôm có bà tiên hiện ra và nói: "Thôi thì để khỏi ai ganh tị nhau nữa, ta sẽ ban phước cho hai người, nhưng với một điều kiện đó là ai ước được điều gì trước thì người kia sẽ được gấp đôi: chẳng hạn như nếu người này muốn được sống khoẻ mạnh thì người kia sẽ được khỏe mạnh, và sống lâu hơn gấp đôi. Một người thương mại gia suy nghĩ một chút và rồi trả lời: "Xin bà tiên cho tôi ‘bị chột 1 mắt’..." Sự ganh ghét của “cái tôi” chẳng giúp một ai hết: chỉ làm hại chính mình mà còn làm tổn thương đến hội thánh của Chúa nữa! Bí quyết ở đây: "Cái tôi" của mỗi người chúng ta càng nhỏ thì sự hiệp nhất và hoà thuận trong hội thánh càng lớn, "cái tôi" của mỗi người chúng ta càng lớn thì sự hiệp một và hoà thuận trong hội thánh càng nhỏ, nếu chỉ toàn là những "cái tôi" muốn làm chủ, muốn theo ý riêng mình thôi thì khỏi cần nói đến hiệp nhất/hoà thuận làm gì cho mắc công, phải không?

 

IV. Nhờ Cây Đức Thánh Linh

 

Đã nhận biết sự hòa thuận/hiệp nhất là ý muốn của Chúa, ích lợi của nó là gì và biết “cái tôi” là cội rễ sanh mọi sự bất hòa thì vấn đề bây giờ là làm sao biết diệt chết đi “cái tôi” này đây để duy trì sự hòa thuận trong gia đình của Chúa? Đây không phải là một chuyện dễ làm? Vì tự dục nó giống như một con “khủng long” mà không dễ cai trị được.  Bí quyết ở đây là mỗi người chúng ta phải dâng chính thân thể mình, nhờ cậy Chúa Thánh Linh giúp đỡ thì "cái tôi” mới có thể được cai trị, bị diệt chết đi được và đem đến sự hiệp nhất và hoà thuận trong nhà Chúa!

 

Khi viết lá thư cho Hội Thánh thành Rôma, sứ đồ Phaolô khuyên con cái Chúa gì trong Rôma 12:1-2 – “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em.  Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.” Muốn diệt chết tư dục của mình, chúng ta phải bằng lòng dâng thân thể mình cho Chúa cai trị. Có bao giờ anh chị em tự suy nghĩ tại sao có biết bao nhiêu con cái Chúa đến nhà thờ, có thể thường xuyên đi nhóm, nhưng đời sống vẫn chưa thay đổi, cái “tư dục” vẫn làm chủ người đó? Lý do là vì những người đó đến nhà thờ, nhưng chưa thật sự hiểu thờ phượng và dâng hiến Chúa đúng cách là gì.

 

1) Trong câu 1, Phalô khuyên, nài nỉ con cái Chúa điều gì? “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em.” Hãy dâng thân thể mình là của lễ sống và thánh cho Chúa. Động từ “dâng của lễ” mang hình ảnh gì? Trong Cựu Ước cho thấy người Do thái thường dâng hiến những của tế lễ sống (những con sinh tế sống) để “chuộc tội.” Con sinh tế phải được chọn lọc rất kỹ càng như thế nào để biệt riêng ra cho Chúa? Phải “thánh sạch,” không tì không vít. Con sinh tế phải là những con sinh vật còn sống, chứ không có chết rồi, không như những lễ vật của những người ngoại để trên bàn thờ vì Đức Chúa Trời không như các tà thần mà thỏa lòng với “đồ chết rồi.” Có hai thí dụ rõ ràng của sự dâng của lễ sống: i) Thứ nhất, khi Ápbraham vâng lời Đức Chúa Trời dâng Ysác con trai mình, đến một hòn núi ở xứ Môria làm của lễ thiêu cho Ngài mà có chép trong sách Sáng Thế Ký 22, và ii) Thí dụ thứ hai đó chính là khi Chúa Giê-xu hy sinh dâng chính mình, chịu đóng đinh, chịu chết đổ huyết ra trên cây thập tự gía để cứu chuộc nhân loại.

 

2) Như vậy “dâng thân thể sống và thánh” nghĩa là gì cho chúng ta ngày hôm nay? Hãy tự hỏi những chi thể sống trong thân thể của chúng ta là gì? Mắt, tai, miệng, tay, chân và trí óc… có đang được biệt riêng ra (thánh hóa) dâng cho Chúa không? Trong Rôma 6:13 sứ đồ Phaolô khuyên gì? “Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng những chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình.”

 

Tay chúng ta có đang dùng để “click” những mạng lưới Internet có hình ảnh ô dâm… hay giúp đỡ những kẻ nghèo yếu? Chân chúng ta có đang đi đến những chỗ không làm đẹp lòng Chúa, như là các sòng bài không... hay để hầu việc Ngài, đi ra làm chứng đạo? Đầu gối chúng ta đang dùng cho sự cầu nguyện không... hay là đang “lên gối” anh chị em mình? Miệng chúng ta đang dùng để nói xấu một người nào không... hay đang xử dụng để ngợi khen, ca tụng Chúa? Trong Giacơ 3:9-12 vị Mục Sư Giacơ đã nói gì? “Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Đồng một lỗ miệng mà ra cả sự khen ngợi và rủa sả! Hỡi anh em, không nên như vậy. Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao? Hỡi anh em, cây vả có ra trái ô-li-ve được, cây nho có ra trái vả được chăng? Mạch nước mặn cũng không có thể chảy ra nước ngọt được nữa.”

 

Phaolô nói khi chúng ta dâng thân thể mình như vậy thì là sự thờ phượng phải lẽ, làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Vô sống người đang thờ phượng Chúa còn bị giới hạn trong 4 bức tường mà thôi, nhưng chưa hiểu bàn thờ của Đức Chúa Trời đang ngự là ở đâu? Trong 1 Côr. 6:19 sứ đồ Phaolô trả lởi câu hỏi này – “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?” Như vậy bất cứ chỗ nào thân thể của chúng ta sống (bàn thờ di động) là sự thờ phượng sống và thánh cho Chúa ở đó. Tại sao biết bao nhiêu lần chúng ta đi nhà thờ, nhưng ra về “vẫn y nguyên,” chẳng “grow up,” tự dục vẫn làm ông chủ? Bởi vì chúng ta chưa dâng đúng của lễ sống và thánh, chúng ta còn nghĩ dâng hiến chỉ là “tiền bạc” mà thôi, phủi tay xong rồi! Chúng ta chưa thờ phượng Chúa thật lòng, còn bị giới hạn bởi 4 bức tường và thời gian nhất định, thay vì cả cuộc sống và hơi thở mình có mỗi ngày mà chính Phaolô nói trong 1 Côr. 10:31 – “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.”

 

3) Trong câu 2 chép Đức Thánh Linh sẽ làm gì khi chúng ta bằng lòng dâng thân thể và đời sống của mình cho Ngài? “Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.”

 

a) Thứ nhất, Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta không làm theo đời này, không chìu theo tư dục của mình. Bản dịch Kinh Thánh mới thì dùng chữ “rập khuôn” hay hơn, nghĩ là bị đúc vào cái khuôn mẫu của trần tục này. Những cái khuôn này có thể là những thuyết lý sống của thế gian, đang len lỏi qua TV, nhạc lý, phim ảnh, Internet, bạn bè… và uốn nắn chúng ta sống theo nề nếp, theo cái khuôn của nó. Chẳng hạn như những thuyết “Đạo nào cũng tốt”; “ăn hiền ở lành” là được rồi; Người ta sao tôi phải vậy!” Hay là những triết lý sống về sự đua đòi của cải vật chất… phải có, phải mua, phải được như người hàng xóm trong cách ăn, lối mặc của họ. Vô số con cái Chúa vẫn còn sống trong triết lý “Tiền bạc giải quyết tất cả; tiền bạc chắc chắn đem đến hạnh phúc cho cuộc đời!” vì vậy cứ hay mơ được trúng số, hơn là mong được Chúa xử dụng tài sản mình. Nhưng trong Êphêsô 5:18 lời Chúa phán – “… phải đầy dẫy Đức Thánh Linh.”

 

b) Phải dầy dẫy Đức Thánh Linh để làm chi? Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh để Ngài biến hóa chúng ta. Động từ “biến hoá” (transformation) nghĩa là thay đổi trạng thái, trưởng thành từ chỗ “trẻ con” đến bậc thành nhân. Trong Êphêsô 4:13 sứ đồ Phaolô giải thích điều này – “… cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ.Anh chị em có quan xát và thấy có vô số những Hội Thánh bên ngoài trông thật đông người, nhưng nếu nhìn vào kính hiển vi thuộc linh, chỉ là một “nhà giữ trẻ” không, vì tâm thần của một số người chưa được biến hóa. Sự biến hóa này mà Đức Thánh Linh làm trên chúng ta cho những ai bằng lòng dâng thân thể đời sống mình là một tiến trình với mục tiêu mỗi ngày trở nên giống như Chúa Giê-xu hơn. Trong Rôma 8:29 sứ đồ Phaolô cho thấy mục tiêu biến hóa của chúng ta là gì – “Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em;” Như vậy mỗi người chúng ta hãy tự xét - Tôi có đang “biến dạng” từ từ mỗi ngày không? Càng ngày càng trở nên giống ai? Nếu “take a spiritual picture” và so sánh năm ngoái với hình bây giờ thì hai tấm hình thuộc linh sẽ ra sao? Có đang bị bịnh mập phì thuộc linh (spiritual obesity) hơn không… hay khỏe mạnh, khôn ngoan hơn mỗi ngày như Chúa Giê-xu?

 

c) Chú ý Đức Thánh Linh biến hóa, đổi mới một người từ đâu? Trong tâm thần để có thể điều khiển cái tư dục. Thử hỏi bộ phần nào “điều khiển” mọi chi thể của chúng ta? Tâm thần (the mind), tư tưởng, sự suy luận trong óc của mình, phải không? Có người nói: “A thought produces an act; an act produces a habbit; a habbit produces a destiny.” Tạm dịch là: “Từ một tư tưởng trong đầu sanh một hành động; hành động đó làm hòai trở thành một thói quen; thói quen đó một ngày dẫn đến định mệnh của một người.”  Anh chị em có biết cuộc chiến thuộc linh bắt nguồn từ trong ý tưởng, trí óc, sự suy nghĩ của mình không? Thắng hay thua sự cám dỗ là ở ngay trong đầu, sự suy nghĩ của mình. Thử hỏi một người phạm tội hiếp dâm có phải tự nhiên họ làm không… hay là ý tưởng tà dâm trong người đó đã được nuôi bởi những hình ảnh ô dâm một thời gian trước đó. Các trẻ em có những hành vi bạo động có phải tự nhiên mà có… hay là đã được nuôi bởi những trò chơi video hay TV shows bạo động. Tánh bạo động càng ngày càng tăng ở Mỹ này từ đâu đến? Chương trình bạo động như the Simpsons, UFC, CSI, nhạc kích động, cùng những phim ma quái… Trong Giacơ 1:15 sứ đồ Giacơ giải thích rõ điều này – “Đoạn, lòng tư dục cưu mang (nuôi nấng), sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết.” 

 

Làm sao Đức Thánh Linh biến hóa tâm thần của một người đây?

 

a) Ngài dùng Kinh Thánh, lời Chúa giúp người đó biết canh giữ, đề phòng và tránh xa những nguồn của sự cám dỗ. Trong Rô-ma 16:17 có chép - “Hỡi anh em, tôi khuyên anh em coi chừng những kẻ gây nên bè đảng và làm gương xấu, nghịch cùng sự dạy dỗ mà anh em đã nhận. Phải tránh xa họ đi…” Tránh xa những người này để khỏi gánh hậu quả coi chừng mình trở nên giống như họ. Trong 2 Ti-mô-thê 2:14 có chép – “Nầy là điều con hãy nhắc lại và răn bảo trước mặt Đức Chúa Trời rằng, phải tránh sự cãi lẫy về lời nói, sự đó thật là vô dụng, chỉ hại cho kẻ nghe mà thôi.” Lới Chúa dậy những điều nào không xây dựng sự hòa thuận trong nhà của Chúa, thì bỏ đi. Anh chị em sống mỗi ngày có đề phòng, cẩn thận tránh xa gì không giữ sự hòa thuận chưa?

 

b) Không phải tránh xa những điều ác mà thôi, chưa đủ; nhưng tâm thần phải chứa đầy dẫy những điều tốt lành thuộc của Chúa. Trong Philíp 4:8 lời Chúa khuyên chúng ta còn phải làm gì nữa? “Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến.” Đây nghĩa là giữ lòng và ý tưởng mình tràn đầy lời và ý muốn của Chúa.

 

Tóm tắt, làm sao chúng ta có thể dùng thân thể mình làm “khí cụ” cho sự hòa thuận? Hãy dâng thân thể sống và thánh của mình cho Đức Thánh Linh cai trị. Trong Mathiơ 16:24 – có lần Chúa Giê-xu phán: “Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta.” Thập tự gía của chúng ta ở đâu mà vác? Thập tự gía đó là sự bằng lòng dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh mỗi ngày khi chúng ta bắt đầu mở mắt thức dậy để cho Đức Thánh Linh biến hóa, đổi mới tâm thần mình luôn. Đây có lẽ là điều khó làm nhất trong đời sống của con cái Chúa mỗi ngày, vì vậy Chúa Giê-xu mới nói là “thâp tự gía.”

 

Anh chị em có thật muốn Hội Thánh của Chúa ở đây luôn sống hòa thuận với nhau không?  Nó tùy thuộc vào sáng nay mỗi người chúng ta đến đây sẽ đặt dâng của lễ gì trên bàn thờ cho Chúa? Có thể nào những của lễ dâng của chúng ta chỉ là một số tiền, một vài tiếng đồng hồ mỗi tuần, hay là sẽ dâng cả thân thể và đời sống của mình mỗi ngày cho Chúa Thánh Linh tể trị? Sẽ có bao nhiêu người thật sự sau buổi nhóm sáng nay bắt đầu kinh nghiệm được sự đổi mới, hay chỉ là một buổi nhóm như mỗi tuần mà thôi? Bao nhiêu người sẽ bắt đầu “grow up” biến hóa sau buổi nhóm hôm nay, trở thành những khí cụ của sự hòa thuận, hiệp nhất trong Hội Thánh Chúa? Điều đáng cho mỗi người chúng ta đeo đuổi, đó là hãy cố gắng hết sức mà sống hòa thuận với mọi người, dâng thân thể sống của mình cho Đức Thánh Linh cai trị để cho "Ý Cha được nên" ở đất như trời! Amen!

 

----------------- Lời Mời Gọi

 

Nước thiên đàng của Chúa cần được mở rộng, nhiều linh hồn còn cần được cứu rỗi. Đức Chúa Trời đã trả gía rất đắt bằng cách hy sinh chính Con Ngài và gọi chúng ta vào một hội của những người thánh, gọi là hội thánh. Ngài ban ơn cho mỗi người chúng ta để mở rộng nước của Ngài. Muốn như vậy thì chúng ta phải biết sống hòa thuận, ưa chuộng và gìn giữ sự hiệp nhất thì mới có thể hòan tất được đại sứ mạng này. Chúng ta phải hết lòng và hết sức tìm kiếm sự hiệp nhất, giữ giây hòa bình với nhau, hổ trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, khích lệ nhau, để mở rộng nước Chúa vì mỗi người chúng ta cần có nhau.  Câu hỏi là làm sao đây? Chúng ta phải dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh mỗi ngày cho Đức Thánh Linh. Nghĩa là chúng ta phải cầu xin Ngài đổi mới tâm linh của mình để hiểu biết rõ ý muốn của Chúa cho mình, cho Hội Thánh là gì? Cầu xin Đức Thánh Linh Ngài giúp đổi mới tâm thần của mình để chúng ta hiểu sự thờ phượng dâng hiến không phải là chỉ một số tiền hay một vài tiếng đồng hồ mỗi tuần thôi, nhưng cả cuộc sống và tất cả những chi thể của mình, mắt, tai, miệng, tay và chân để Ngài làm Chủ, biến hóa trở nên những khí cụ của sự hòa bình/hòa thuận. Nhờ cậy Đức Thánh Linh diệt chết đi tư dục của mình, chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, xem người khác cao quí hơn mình mà giữ gìn sự hòa thuận.

 

Lời Chúa sáng nay nhắc nhở chúng ta phải ưa chuộng, và cố gắng hết sức tìm kiếm sự hòa thuận. Tôi và ACE có đang bỏ "hết sức" để giữ gìn sự hòa thuận và hiệp nhất chưa? Đó phải chính là bổn phận của mỗi con cái của Chúa qua từng lời nói, từng ý nghĩ và từng một hành động. Muốn như vậy thì chúng ta phải bắt đầu thành thật bằng lời cầu nguyện thành tâm, dâng đời sống của mình cho Chúa tể trị và quan phòng. Tôi xin hỏi lại - Anh chị em có thật muốn Hội Thánh của Chúa ở đây luôn sống hòa thuận với nhau không? Nó tùy thuộc vào sáng nay mỗi người chúng ta đến đây sẽ đặt dâng của lễ gì trên bàn thờ cho Chúa? Nguyện xin Chúa Thánh Linh lắng nghe lời cầu nguyện của những người có tâm thần thành thật ngay giờ này, muốn được đổi mới, muốn dâng đời sống mình cho Chúa và muốn Ngài dùng làm thành những khí cụ của sự hòa bình để làm cho Chúa vui lòng và danh Ngài được vinh hiển!

 

 

---------------------

 

Các bạn có biết một thứ rất quí gía ở trên đời đó là sự bình an (Peace) không? Thứ này bạn không thể mua được, chỉ có được, nếu bạn biết đến Chúa của sự bình an mà thôi. Bạn có biết câu nói: "Know God, know Peace - No God, no peace!" because God is the God of peace. Bạn có thể "know God" bằng cách "Know Jesus." Đức Chúa Trời yêu thương bạn và hy sinh chính Con Ngài cho bạn để bạn thoát khỏi hình phạt đời đời, nhưng được hoà thuận lại với chính Chúa. Thập tự gía là bằng cớ rõ ràng của tình yêu thương đó. Mong bạn sẽ bằng lòng tin nhận Cứu Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời, ngay hôm nay, và cam kết bước đi theo Chúa mỗi ngày để thật sự kinh nghiệm sự bình an của Chúa cho đời sống mình!

 

--------------------------

 

Living in Harmony with One Another

(Romans 12:18)

 

If living a good health is the greatest need in this life, then living in harmony is the greatest need for God’s church. Although everyone desires to live in harmony, it appears to be impossible to achieve. Why and how can we live in peace with one another? First, we need to recognize that the God we serve loves peace and that is one of His characters. He wants the world to know peace by sacrificing His only Son to die on the cross for our sins. Through the blood of Jesus, we can experience peace with God and have the power to live at peace with one another. Secondly, it is God’s will that He delights His children living at peace in His church. In fact, God commands His people to seek peace and make all effort to maintain peace and unity. Although we are diversely created, we have common bonds in one God, one faith, one hope, and one purpose. The harmony of “oneness” shown among Christians is one of the best testimonies of the existence of God to the chaotic world. Also, it's virtually impossible for the church of God to be healthy and growing when there are internal divisions. Thirdly, we need to know the root that can destroy the harmony in God’s church. The apostle James gave us the answer: “it is the selfish desires inside of us.” If the selfish desires are not controlled, they can cause war, fights, quarrels, bitterness, resentment and destroy the unity and peace of a church. No one can really control his selfish desires without the help of the Holy Spirit. The apostle Paul gave us a secret and that is to offer our bodies as a holy and living sacrifice. Have you wondered why many come to church, but their selfish desires still reign in their life and actions? The reason is because they have faulty understanding about offering and worship. Our offering is not limited in cash, but also our eyes, ears, mouth, hands, and feet. Are you using your body parts as the instruments for the righteousness of God? Our worship is not constrained inside the four walls, but it should be where our body goes. Those who are willing to offer their bodies as holy and living sacrifices, the Holy Spirit will transform their selfish desires to good wills of God and one of those is to live in harmony with everyone. So, what will you bring to the altar today? Make all effort to live at peace with one another. May the God of peace be with you always!

 

Pastor Vinh Nguyen

(August 29, 2010)