Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 22

Hãy Vùng Dậy

(The Wake-up Call)

Thi Thiên 51

 

1 Đức Chúa Trời ôi! xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhân từ của Chúa; Xin hãy xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa. 2 Xin hãy rửa tôi cho sạch hết trọi gian ác, Và làm tôi được thanh khiết về tội lỗi tôi. 3 Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi, Tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi. 4 Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, Và làm điều ác trước mặt Chúa; Hầu cho Chúa được xưng công bình khi Chúa phán, Và được thanh sạch khi Chúa xét đoán. 5 Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi. 6 Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề trong; Chúa sẽ làm cho tôi được biết sự khôn ngoan trong nơi bí mật của lòng tôi. 7 Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tội lỗi tôi, thì tôi sẽ được tinh sạch; Cầu Chúa hãy rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn tuyết, 8 Hãy cho tôi nghe sự vui vẻ mừng rỡ, Để các xương cốt mà Chúa đã bẻ gãy được khoái lạc. 9 Xin Chúa ngảnh mặt khỏi các tội lỗi tôi, Và xóa hết thảy sự gian ác tôi. 10 Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, Và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng. 11 Xin chớ từ bỏ tôi khỏi trước mặt Chúa, Cũng đừng cất khỏi tôi Thánh Linh Chúa. 12 Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, Dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi. 13 Bấy giờ tôi sẽ dạy đường lối Chúa cho kẻ vi phạm, Và kẻ có tội sẽ trở về cùng Chúa. 14 Hỡi Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi tôi, Xin giải tôi khỏi tội làm đổ huyết, Thì lưỡi tôi sẽ hát ngợi khen sự công bình của Chúa. 15 Chúa ơn, xin mở môi tôi, Rồi miệng tôi sẽ truyền ra sự ngợi khen Chúa. 16 Vì Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi chắc đã dâng; Của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa: 17 Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu. 18 Cầu xin Chúa hãy làm lành cho Si-ôn tùy ý tốt Ngài; Hãy xây cất các vách tường của Giê-ru-sa-lem. 19 Bấy giờ Chúa sẽ ưa thích các của lễ công bình, Của lễ thiêu, và các con sinh dâng trọn; Bấy giờ người ta sẽ dâng bò đực trên bàn thờ của Chúa.”

 

Có bao giờ các bạn thanh thiếu niên ở đây ngủ say đến nỗi bị đi học trễ, vì hụt đón xe school bus không? Có bao giờ anh chị em bị ngủ mê đến nỗi đến trễ một cuộc họp hay một cuộc hẹn bác sĩ nào không, mà cuộc hẹn đó bị “hủy bỏ” và rồi mình phải mắc công trở lại lần khác? Có bao giờ anh chị em đi trễ một chuyến máy bay vì ngủ mê, không thức dậy sớm đúng giờ ra phi trường không? Mỗi lần đi công tác cho sở, tôi sợ nhất là bị ngủ mê dậy trễ, hụt cuộc hẹn, nhưng mà trong mỗi Hotel, người ta lúc nào cũng có “help desk” là nơi chúng ta có thể gọi để nhờ họ đánh thức mình dậy đúng giờ, tiếng Anh gọi là “Request for a Wake-up call!”

 

Có những cơn mê ngủ rất nguy hiểm cho chúng ta, vì có khi nó dẫn đến sự chết hồi nào không hay. Có những người vì ngủ mê chỉ trong vài giây khi lái xe mà lỡ đâm đầu xe xuống hố, hay đụng vào đầu xe người khác mà bị bại liệt, hay có thể chết đi mất. Trong sách CVCSĐ 20:7-9 có chép hậu qủa gì xẩy ra cho một người trai trẻ ngủ mê? (On the first day of the week we came together to break bread. Paul spoke to the people and, because he intended to leave the next day, kept on talking until midnight. There were many lamps in the upstairs room where we were meeting. Seated in a window was a young man named Eutychus, who was sinking into a deep sleep as Paul talked on and on. When he was sound asleep, he fell to the ground from the third story and was picked up dead.) “Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phao-lô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ, và cứ giảng luôn cho đến nửa đêm, có nhiều đèn trong phòng cao mà chúng ta đang nhóm lại. Một gã tuổi trẻ tên là Ơ-tích, ngồi trên cửa sổ, ngủ gục trong khi Phao-lô giảng rất dài; và bị ngủ mê quá, nên từ tầng lầu thứ ba té xuống, lúc đỡ dậy đã thấy chết rồi.” Anh tín đồ này (chắc có lẽ tối hôm trước luyện chưởng cho đến sáng?), anh vào nhóm trễ nên hết chỗ, đành phải ngồi dựa trên cửa sổ; đã vậy mà bài giảng của sứ đồ Phaolô hôm đó lại quá dài, đến nửa đêm, và vì quá mệt mỏi, anh ngủ gục khi nào không biết, để rồi bị té xuống từ lầu ba chết ngắt. Đương nhiên, bài giảng sáng nay không có nói đến sự ngủ mê phần thể xác, nhưng nhắc đến những cơn ngủ mê thuộc linh mà cũng có thể đem đến nhiều cái tai hại cho đời sống của con cái Chúa. Chẳng hạn như sự ngủ mê trong những tội lỗi xấu xa, thầm kín, những nghiện ngập, những thuyết lý của đời trần tục này mà dần dần đưa dẫn chúng ta bị máng vào những xiềng xích vô hình và đời sống chúng ta trở nên vô dụng cho Chúa mà thôi. Hay sự ngủ mê trong sự trì hoãn, chưa muốn hầu việc Chúa gì hết, để rồi đánh mất đi biết bao nhiêu phần thưởng mà mình có thể thâu trữ trước những của báu cho nước thiên đàng. Đây là những cơn mê ngủ nguy hiểm mà chúng ta cần phải được Chúa đánh thức, để vùng dậy, như có chép trong Êphêsô 5:14(This is why it is said: "Wake up, O sleeper, rise from the dead, and Christ will shine on you.") “Cho nên có chép rằng: Ngươi đang ngủ, hãy thức, hãy vùng dậy từ trong đám người chết, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi.”

 

I. Mạng Lệnh Khẩn Cấp

 

Muốn vùng dậy, điều đầu tiên chúng ta phải ý thức rằng lời Chúa ở đây là một mạng lệnh khẩn cấp cho chính mình; Lời này như là một tiếng còi hú báo động của một sự nguy hiểm đang sắp sửa xảy đến. Hồi tôi còn làm việc cho hãng dầu Exxon, mỗi khi đang làm việc mà nghe có tiếng còi hú là biết chuyện gì nguy hiểm đã xẩy ra, có thể là một vụ cháy hay khí độc bị rỉ ra và mọi người lúc đó ai nấy đều phải để hết tâm chú ý, cẩn thận nghe lịnh nói gì mà làm theo. Đời sống vô số con cái Chúa ngày nay cứ còn sống trong thái độ “thờ ơ, tự mãn, tàn tàn, nguội lạnh, hâm hẩm (không nóng cũng không lạnh)” trong những cơn mê ngủ của sự lười biếng, mà không nghe được những lời cảnh cáo, đánh thức của Chúa. Họ vào nghe giảng, có thể mắt mở, tai nghe, nhưng chẳng hiểu; mà có hiểu đi nữa, lòng không một chút bị chạm, vì chưa thật sự tìm kiếm/lắng nghe tiếng Chúa muốn đánh thức mình dậy. Cứ sống trong sự trì hoãn của những công tác Chúa đang gọi mình với thái độ để “nước tới chân mới chạy” mà chẳng có một sự thúc dục chi hết về những điều Chúa đang sai phán cùng mình. Vì vậy mà đời sống tâm linh của vô số con cái Chúa chưa “grow up” được; nhưng cứ còn ở trong trạng thái “trẻ con” hoài; chưa ăn và hiểu được những điều mầu nhiệm sâu sa của Chúa.

 

Lời Chúa đây là một mạng lệnh khẩn cấp cho mỗi người chúng ta; phải lắng nghe tiếng Chúa phán mà vùng dậy ra khỏi tình trạng hư mất trong vòng của đám người chết, không khẻo chúng ta sẽ bị rớt vào những hoàn cảnh thương tâm sao? Hãy nhớ bài học lịch sử của người Do Thái.

 

a) Hồi xưa miền Bắc nước Ysơraên, có tất cả 19 vị vua mà vị nào cũng đi thờ lạy các tà thần và đã biết bao nhiêu lần họ được tiếng Chúa “đánh thức” qua các tiên tri, ra khỏi tội tà dâm thuộc linh này. Nhưng họ cứ tỉnh bơ, say ngủ cho đến khi “cái roi” của Đức Chúa Trời giáng xuống và Ngài cho phép dân Ysơraên rớt vào tay của dân ngoại Assyrians vào năm 721 B.C., và họ mất nước từ đó.

 

b) Phía miền Nam Guiđa có tất cả 20 vị vua, số đông 12 vị cũng chẳng khứng những lời đánh thức của Đức Chúa Trời mà vùng dậy, ra khỏi tội tà dâm thuộc linh. Trong Giêrêmi 3:12 - Đức Chúa Trời đã nhiều lần dùng các tiên tri, như Giêrêmi đế đánh thức họ dạy (Go, proclaim this message toward the north: " 'Return, faithless Israel,' declares the LORD, 'I will frown on you no longer, for I am merciful,' declares the LORD, I will not be angry forever.) “Hãy đi, xây về phía bắc, rao lên những lời nầy: Đức Giê-hô-va phán: Hỡi Y-sơ-ra-ên bội nghịch; hãy trở về! Ta sẽ không lấy nét mặt giận nhìn ngươi đâu, vì ta hay thương xót; ta chẳng ngậm giận đời đời, Đức Giê-hô-va phán vậy.” Nhưng như người anh của mình, họ cứ tỉnh bơ, sống phây phây trong tội lỗi, cuối cùng Chúa đành để họ rớt vào tay đế quốc của người Babylôn vào năm 606 BC và dân tộc họ làm phu tù cho dân ngoại.

 

II. Ăn Năn

 

Mạng lệnh khẩn cấp này giống như một lời kêu gọi mỗi người chúng ta hãy ăn năn, từ bỏ con đường ác mà quay trở về với ĐCT. Ăn năn nghĩa là gì?

 

1) Thứ nhất, người ăn năn thật chấp nhận/đồng ý mình đã phạm tội theo tiêu chuẩn của lời Chúa, hay gọi là những điều răn và mạng lệnh của Chúa; chứ không có theo lý lẽ của thế giới trần tục, hay sự suy nghĩ riêng, lý luận riêng của mình.

 

a) Chấp nhận tội lỗi của mình, chứ không bào chữa mà che đậy những điều ác. Trong 1 Samuên 15:7-11/20-21 – Vua Saulơ có lần phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời vì thâu giữ những của cải của dân ngoại (dân Amaléc và tha chết vua Asa) sau khi chiến thắng họ mà Đức Chúa Trời cấm không được làm… “7 Sau-lơ đánh A-ma-léc từ Ha-vi-la cho đến Su-rơ, đối ngang xứ Ê-díp-tô. Người bắt sống A-ga, vua của dân A-ma-léc, rồi lấy gươm diệt hết thảy dân sự. Nhưng Sau-lơ và dân chúng dong thứ A-ga, chẳng giết những con tốt hơn hết trong bầy bò và chiên, các thú về lứa đẻ thứ nhì, chiên con, và mọi vật tốt nhất. Chúng chẳng muốn diệt những vật đó, chỉ diệt hết những vật chi xấu và không giá trị. 10 Bấy giờ có lời Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên như vầy: Ta hối hận vì đã lập Sau-lơ làm vua; bởi người đã xây bỏ ta, không làm theo lời ta. Sa-mu-ên buồn rầu, kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va trọn đêm…” Khi tiên tri Samuên thấy điều đó và cáo trách tội của vua thì Saulơ bào chữa gì? (The soldiers took sheep and cattle from the plunder, the best of what was devoted to God, in order to sacrifice them to the LORD your God at Gilgal.") 20 Sau-lơ đáp cùng Sa-mu-ên rằng: Tôi thật có nghe theo lời phán của Đức Giê-hô-va. Tôi đã đi làm xong việc mà Đức Giê-hô-va sai tôi đi làm; tôi có đem A-ga, vua dân A-ma-léc về, và diệt hết dân A-ma-léc. Nhưng dân sự có chọn trong của cướp, chiên và bò, là vật tốt nhất về của đáng tận diệt, đặng dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của ông tại Ghinh-ganh.” Vua Saulơ đã không chấp nhận lỗi của mình, nhưng bào chữa việc mình làm còn tốt hơn mạng lệnh của Chúa nữa, với lý lẽ là để dành những vật tốt này làm của lễ dâng cho Chúa.

 

b) Ăn năn là chấp nhận tội lỗi của mình, chứ không có đổ thừa cho hoàn cảnh, hay đổ lỗi cho người khác. Trong con người chúng ta có dòng máu giống hệt như tổ phụ mình là Ađam và Êva, đó là hay đổ thừa cho người khác như câu chuyện trong sách Sáng Thế Ký 3:12, sau khi Ađam phạm tội ăn trái cấm thì đổ lỗi cho ai? – (The man said, "The woman you put here with me—she gave me some fruit from the tree, and I ate it.") “Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi.” Gían tiếp, Ađam đổ thừa cho Chúa vì chính Ngài đã dựng nên người nữ cho mình, thì mới có chuyện này, chứ nào lỗi của mình? Còn trong sách Sáng Thế Ký 3:13 - Êva thì đổ thừa cho ai đã cám dỗ mình? (Then the LORD God said to the woman, "What is this you have done?" The woman said, "The serpent deceived me, and I ate.") “Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Người có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi.” Gián tiếp, bà đổ thừa là tại Chúa dựng nên con rắn mà ngày nay tôi mới phạm tội. Không thấy con rắn nó đổ thừa cho ai hết, chắc có lẽ chỉ đứng đó mỉm cười đắc thắng? Chấp nhận tội lỗi y như chính Chúa đã định nghĩa trong những điều răn và mạng lệnh của Ngài, chứ không có bào chữa hay đổ thừa, suy luận theo lý lẽ riêng mà coi tội như là điều bình thường. Nhà truyền giáo người Anh tên Charles Simeon có nói: "One of the most fundamental marks of true repentance is a disposition to see our sins as God sees them." Tạm dịch – “Điều căn bản nhất của một tấm lòng ăn năn thật là không còn định nghĩa tội lỗi theo như ý mình thấy, nhưng là thấy tội lỗi theo như Chúa thấy.”  Thế giới ngày nay có rất nhiều trường hợp người ta chưa chịu ăn năn, lý do là vì họ chưa chấp nhận tội theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, nhưng họ còn suy luận theo lý lẽ, sự khôn ngoan riêng của mình. Vì đó mà họ gọi vấn đề “đồng tính luyến ái, phá thai” là sự tự do cá nhân; Họ cấm cầu nguyện trong các trường công cộng vì muốn tôn trọng sự công bằng cho tôn giáo; Họ chứng minh sự sáng tạo của vũ trụ theo thuyết khoa học tiến hóa; chứ có Chúa nào dựng nên đâu?

 

Trong 2 Samuên 11-12 chép lại sau khi vua Đavít phạm tội ngoại tình với Bếtsêba, rồi sau đó mưu toan giết U-ri quan mình là chồng của Bếtsêba để lấy nàng làm vợ. Điều Đavít làm Đức Chúa Trời không vừa lòng vì trái với ba điều răn của Chúa. Chúa không ngồi yên, nhưng sai tiên tri Nathan đến cáo trách vua Đavít. Đavít có thể có hai phản ứng: một là lấy lý do bào chữa cho mình: "Ai cũng yếu đuối hết, đâu có ai hoàn toàn mà Chúa," hoặc đổ lỗi cho Bếtsêba là “Tại vì người nữ đó tắm mà không đóng cửa lại…” hay là hai Đavít chấp nhận/đồng ý rằng đây là tội vì đã đi nghịch lại với những điều răn của ĐCT? Sau khi nghe lời cáo trách, trong sách Thi Thiên 51:1-4 chép lại tấm lòng thống hối ăn năn và xưng tội thành thật của Đavít bắt đầu như thế nào? (Have mercy on me, O God, according to your unfailing love; according to your great compassion blot out my transgressions. Wash away all my iniquity and cleanse me from my sin. For I know my transgressions, and my sin is always before me. Against you, you only, have I sinned and done what is evil in your sight, so that you are proved right when you speak and justified when you judge.) "Đức Chúa Trời ôi! xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhân từ của Chúa; Xin hãy xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa. Xin hãy rửa tôi cho sạch hết trọi gian ác, Và làm tôi được thanh khiết về tội lỗi tôi. Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi, Tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi. Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, Và làm điều ác trước mặt Chúa." Đavít nhận thức rằng chính mình đã vi phạm luật pháp, điều răn của ĐCT và những việc mình đã làm là những điều gian ác trước mặt Ngài: tội tà dâm, tội giết người, tội làm chứng dối, tội tham vợ của người khác và Đavít đã thú nhận, xưng lỗi mình với Chúa và cầu xin sự tha thứ từ nơi Ngài. Còn bạn và tôi thì sao? Chúng ta có thì giờ mỗi ngày "soi mặt mình trong gương," tự xét con đường của mình đang đi, những lời nói ý tưởng mình đang chứa có đang đi nghịch lại với tiêu chuẩn luật pháp của Chúa không mà xưng tội ra, hay là cứ bào chữa theo sự suy luận, khôn ngoan của mình mà tự cho mình là kẻ công bình sao?

 

2) Thứ hai, ăn năn không phải chỉ là sự chấp nhận tội lỗi, sanh ra sự buồn rầu, khóc lóc mà thôi, nhưng còn là thay đổi hẳn ý chí, sự suy nghĩ của mình mà muốn dứt khoát từ bỏ những con đường gian ác. Có người nói ăn năn không phải chỉ là nói: "God! I'm sorry, sorry, sorry" cái miệng mà thôi, nhưng mà còn "change mind enough to be willing to quit sinning!” nghĩa là bằng lòng “thay đổi chí hướng đến nỗi dứt khoát từ bỏ tội lỗi.” Trong sách Thi Thiên 51:7 - chúng ta thấy sau khi ăn năn, Đavít muốn gì? (Cleanse me with hyssop, and I will be clean; wash me, and I will be whiter than snow.) “Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tội lỗi tôi, thì tôi sẽ được tinh sạch; Cầu Chúa hãy rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn tuyết.” Điều thường bị hiểu lầm nhất đó là sự hối hận, khóc lóc về những điều ác mình đã làm là đủ cho sự ăn năn rồi. Tuy rằng khi chúng ta lầm lỗi những điều gì nghịch cùng Chúa, chúng ta cần có sự thống hối và buồn rầu, nhưng sự buồn rầu tự nó chưa phải là ăn năn, nhưng thiết nghĩ chỉ là "cánh cửa" dẫn vào sự ăn năn trọn vẹn. Có những người sau khi phạm một tội gì rồi thì suốt ngày chỉ biết xót xa, khóc lóc thảm thiết, kêu la inh ỏi, có khi còn đánh mình đền tội nữa, nhưng vẫn nuối tiếc/dằn co, chưa thật sự chịu dứt khoát từ bỏ những con đường gian ác của mình. Chuyện về vợ chồng của ông Lót ngày xưa ở trong một thành đầy đẫy tội lỗi tên là Sôđôm. Dân thành này phạm tội đồng tính luyến ái đến nỗi có những người nam trong thành muốn bắt và hiếp hai vị thiên sứ đến thăm nhà của Lót. Đức Chúa Trời truyền lịnh cho gia đình của Lót phải chạy trốn ra khỏi thành Sôđôm này ngay và đừng quay lại, nhưng vợ của Lót đã làm gì sau khi chạy ra khỏi thành mà có chép trong sách Sáng Thế Ký 19:26(But Lot's wife looked back, and she became a pillar of salt.) “Nhưng vợ của Lót quay ngó lại đặng sau mình, nên hóa ra một tượng muối.” Có lẽ vì nuối tiếc, dằn co với của cải mình có trong thành Sôđôm mà vợ Lót đã quay đầu lại ngó mà hóa thành một tượng muối chăng?

 

a) Vô số người chưa ăn năn thật sự vì họ vẫn cứ dằn co, thương lượng với tội lỗi mà chưa thật sự muốn dứt khoát khỏi những điều ác này. Có lần cơ quan IRS nhận được một số tiền của một người vô danh trả lại, kèm theo là một cái note ghi chú: “Tôi xin trả lại một phần số tiền tôi đã ăn gian trốn thuế trong những năm qua, còn nếu tôi tiếp tục không ngủ được nữa, thì tôi sẽ gởi số tiền còn lại…” Lấy một vài thí dụ về những ý tưởng thương lượng có thể nằm ở trong sự suy nghĩ của vô số con cái Chúa ngày hôm nay như sau:

 

·         Một số có thể lý luận Chúa Nhật mình muốn đi làm trội giờ thêm, nên không đi nhóm thờ phượng Chúa được, nhưng rồi tự nghĩ thấy điều này cũng không sao vì nếu mình đi làm được thêm tiền thì sẽ dâng cho hội thánh Chúa nhiều hơn nữa, vậy thì cũng tốt mà!

 

·         Tôi mua vé số mà nếu Chúa thương ban phước cho trúng số độc đắc, tôi hứa sẽ dâng cho hội thánh Chúa 1/10 số tiền trúng độc đắc đó. Họ lấy cớ của việc thiện bào chữa cho lòng tham tiền bạc của mình, phải không?

 

·         Có thể một số khác tự suy nghĩ, Chúa là Đấng linh thiêng ở khắp mọi nơi, nếu vậy thì tôi đâu cần đến nhà thờ học Kinh Thánh và nhóm thờ phượng làm chi, ở nhà cũng được vì Chúa ở đâu cũng có và sẽ nghe tôi! Họ dùng một phần lẽ thật trong Kinh Thánh để che đậy cái tư dục lười biếng của mình, phải không?

 

·         Một năm có một lần phải đi hái lộc lấy hên ở chùa vì hội thánh Chúa không có chương trình hay này, vả lại đây là phong tục cổ truyền của người Việt Nam thì phải giữ chứ? Họ dựa vào phong tục của con người để làm điều gian ác trước mặt Chúa sao?

 

·         Có những thanh niên quen với những người ngaọi (không có cùng một niềm tin) rồi cứ tự nghĩ mình sẽ làm chứng hướng dẫn cho anh đó, cô đó đến tin Chúa, để nhà Chúa được thêm người thì điều này cũng tốt thôi! Nhưng rồi cuối cùng bị dẫn đi xa nhà Chúa, có khi mất cả đức tin nữa.

 

·         Còn tệ hơn nữa, có những thanh thiếu niên đi theo sự thương lượng của đời này mà tự nghĩ rằng "trước sau gì thì chúng mình cũng lập gia đình và về ở với nhau, vậy thì vấn đề ăn ngủ chăn gối, làm tình với nhau ngay bây giờ đâu có gì là sai?”

 

Nếu không chịu dứt khoát ra khỏi những ý tưởng thương lượng này thì sự nguy hiểm đó là nó dẫn con người thuộc linh của chúng ta đến chỗ đánh mất đi sự “nhạy cảm” để nghe được tiếng “đánh thức” của Chúa. Tâm linh của người ấy sẽ trở nên "nhờn," mà không còn cảm nhận được sự cáo trách nào nữa, đến một ngày không còn biết phân biệt được thiện và ác là gì nữa. Thử hỏi tại sao Đức Chúa Trời ban cho và duy trì lời Kinh Thánh cho chúng ta để làm gì? Trong sách 2 Tim 3:16-17 chép rõ những mục đích của lời hằng sống - (All Scripture is God-breathed and is useful for teaching, rebuking, correcting and training in righteousness, so that the man of God may be thoroughly equipped for every good work.) “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” Lời Kinh Thánh giúp dạy dỗ chúng ta phân biệt được điều nào là tội và điều nào là thiện, để chúng ta khỏi thương lượng với tội lỗi. Nếu ai chịu đọc, học và thực hành lời Chúa thường xuyên thì người đó có còn thương lượng với tội lỗi được không?

 

b) Một số người muốn ăn năn, nhưng vẫn còn trì hoãn chưa chịu từ bỏ những con đường tà ngay hôm nay; Lòng thì muốn lắm, nhưng để ngày mai tính sau. Câu chuyện của một con diều hâu, bắt được một con chồn chạy trên một tảng đá tuyết đang bồng bềnh trôi trên một dòng suối thác nước lớn. Nó cứ ỷ y thong thả đứng trên tảng đá tuyết đó mà ăn thịt con chồn, tuy rằng nó biết tảng đá tuyết đó đang trôi dần dần đến một vực thẳm của một thác nước lớn. Khi đến gần vực đó, con diều hâu định bay lên, nhưng khổ thay đôi chân của nó đã bị lún sâu vào tảng đá tuyết vì sức ấm của bàn chân của nó đã làm cho tuyết chảy ra chỗ nó đứng, lúc đó nó không bốc lên bay được nữa, nhưng cùng với tảng đá tuyết rơi xuống vực thẳm nước vì đã trì hoãn quá lâu. Trong sách Mathiơ 18:8-9 - Chúa Giê-xu nói gì: (If your hand or your foot causes you to sin, cut it off and throw it away. It is better for you to enter life maimed or crippled than to have two hands or two feet and be thrown into eternal fire. And if your eye causes you to sin, gouge it out and throw it away. It is better for you to enter life with one eye than to have two eyes and be thrown into the fire of hell.) "Nếu tay hay là chân ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, hãy chặt và ném nó cho xa ngươi đi; vì thà ngươi què chân hay là cụt tay mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả hai tay hay là hai chân mà bị quăng vào lửa đời đời. Nếu con mắt ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, thì hãy móc mà ném cho xa ngươi đi; vì thà ngươi một mắt mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ hai mắt mà bị quăng vào lửa địa ngục." Chúa Giê-xu dậy chớ trì hoãn, nhưng phải dứt khoát ngay với tội lỗi, khi Đức Thánh Linh cáo trách. Lời Chúa Giê-xu dậy ở đây không có nghĩa là mỗi sau khi chúng ta phạm tội thì móc mắt, chặt tay mình đi, nhưng ăn năn là phải có thái độ dứt khoát, vùng dậy, mà ra khỏi những con đường ác, không khẻo mang họa cùng chúng nó. Chuyện có những người xài thẻ nợ (credit card) nợ nần nhiều quá không trả nổi. Thay vì cắt bỏ đi những thẻ nợ này, họ lại bỏ những thẻ nợ này lên tủ đá (freeze them), tự nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ đụng đến nữa nhưng rồi cũng trở lại con đường cũ, vì chưa chịu dứt khoát.

 

3) Thứ ba, ăn năn thật không phải chỉ dứt khoát với tội lỗi mà thôi, không còn bào chữa, thương lượng, đổ thừa hay trì hoãn thôi nhưng ăn năn thật còn là biết quay trở về cùng Chúa nữa. Trong sách 2 Côrinhtô 7:8-10 sứ đồ Phaolô có phân biệt rõ về hai loại buồn rầu: (Even if I caused you sorrow by my letter, I do not regret it. Though I did regret it—I see that my letter hurt you, but only for a little while— yet now I am happy, not because you were made sorry, but because your sorrow led you to repentance. For you became sorrowful as God intended and so were not harmed in any way by us. Godly sorrow brings repentance that leads to salvation and leaves no regret, but worldly sorrow brings death.) "Dầu nhơn bức thơ tôi, đã làm cho anh em buồn rầu, thì tôi chẳng lấy làm phàn nàn; mà nếu trước đã phàn nàn (vì tôi thấy bức thơ ấy ít nữa cũng làm cho anh em buồn rầu trong một lúc), nay tôi lại mừng, không phải mừng về sự anh em đã phải buồn rầu, song mừng về sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải. Thật, anh em đã buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, đến nỗi chưa chịu thiệt hại bởi chúng tôi chút nào. Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cãi, và sự hối cãi dẫn đến sự cứu rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết..." Loại buồn rầu theo thế gian dẫn đến sự chết; còn sự buồn rầu theo ý Chúa dẫn đến niềm hy vọng. Sự buồn rầu của thế gian thì không có điểm tựa, cuối cùng dẫn đến sự chết. Sự buồn rầu ăn năn thật theo ý Chúa thì hướng về Chúa, để tìm sự thương xót và tha thứ, dẫn đến sự cứu rỗi. Hãy so sánh một môn đồ của Chúa Giê-xu: ông Guiđa Ích-cariốt. Trong sách Mathiơ 27:5 sau khi Guiđa bán Chúa mình với 30 đồng tiền, ông trở nên hối hận, ăn năn khóc lóc, vào đền thờ ném 30 chục bạc lại, rồi đi trở ra làm gì? (So Judas threw the money into the temple and left. Then he went away and hanged himself) “Giu-đa bèn ném bạc vào đền thờ, liền trở ra, đi thắt cổ.” Tuy Guiđa đã hối hận việc mình làm, nhưng sự hối hận này đã không dẫn đến sự ăn năn thật, đó là quay trở về cùng Chúa Giê-xu, nhưng dẫn đến hành động sai lầm, kết liễu cuộc đời mình.

 

Buồn rầu ăn năn theo ý Chúa cũng là sự thay đổi ý tưởng: ý thức tội ác mình đang làm nghịch với tiêu chuẩn của lời Chúa, trở nên "ghét" điều sai lầm mình đã phạm, lòng muốn từ bỏ tội lỗi hoàn toàn và vùng dậy mà quay trở về cùng Chúa. Ẩn dụ trong sách Luca 15:17-20a có chép về người con trai hoang đàng đi ăn chơi cho đã, đến khi bị đi chăn heo thì nó mới tỉnh ngộ, nghĩa là nó nhận biết nó đã phạm lỗi cùng cha mình, nó nhận biết nếu nó cứ tiếp tục cuộc sống chăn heo như vậy sẽ dẫn đến cái chết. Nó muốn bỏ làm nghề chăn heo, nó không chịu nổi mùi hôi thúi, bẩn thỉu của những con heo, nó không muốn sống trong chuồn heo như vậy suốt đời, nhưng nó muốn dứt khoát đứng dậy, quay trở về nhà cha của mình vì nơi đó nó hy vọng còn sự sống sót ("When he came to his senses, he said, 'How many of my father's hired men have food to spare, and here I am starving to death! I will set out and go back to my father and say to him: Father, I have sinned against heaven and against you. I am no longer worthy to be called your son; make me like one of your hired men.' So he got up and went to his father.) “Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói! Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy. Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình.” Tấm lòng ăn năn thật không phải chỉ ghét bỏ tội lỗi mà thôi, nhưng còn là quay trở về với Chúa nữa, để cầu xin sự tha thứ từ nơi Ngài.

 

4) Tấm lòng ăn năn thật quay trở về với Chúa và làm lại những điều ban đầu. Trong sách Thi Thiên 51:10-12 - sau khi Đavít phạm tội, ông ăn năn và cầu xin Chúa điều chi? (Create in me a pure heart, O God, and renew a steadfast spirit within me. Do not cast me from your presence or take your Holy Spirit from me. Restore to me the joy of your salvation and grant me a willing spirit, to sustain me.) "Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, Và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng. Xin chớ từ bỏ tôi khỏi trước mặt Chúa, Cũng đừng cất khỏi tôi Thánh Linh Chúa. Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi. " Đavít muốn tâm thần được mới lại, và có lại mối liên hệ vui vẻ với Chúa.

 

a) Muốn như vậy, chúng ta phải làm lại những việc làm thực tế, để hàn gắn và xây dựng lại mối liên hệ tốt đẹp với Chúa. Trong sách Thi Thiên 51:13-15 – lời ăn năn của Đavít nay hứa nguyện làm lại những điều gì? (Then I will teach transgressors your ways, and sinners will turn back to you. Save me from bloodguilt, O God, the God who saves me, and my tongue will sing of your righteousness. O Lord, open my lips, and my mouth will declare your praise.) “Bấy giờ tôi sẽ dạy đường lối Chúa cho kẻ vi phạm, Và kẻ có tội sẽ trở về cùng Chúa. Hỡi Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi tôi, Xin giải tôi khỏi tội làm đổ huyết, Thì lưỡi tôi sẽ hát ngợi khen sự công bình của Chúa. Chúa ơn, xin mở môi tôi, Rồi miệng tôi sẽ truyền ra sự ngợi khen Chúa.” Chú ý có ba động từ: Dạy, Hát và Truyền mà Đavít hứa sẽ làm lại:

 

 

 

 

Dấu hiệu rõ của một người ăn năn thật đó là lòng ham thích học lời Chúa thường xuyên, nhóm lại thờ phượng Chúa mỗi tuần, và hầu việc Ngài; còn không thì chắc sự ăn năn đó chỉ là gỉa bộ, chưa thành thật mà thôi!

 

b) Làm lại những việc thực tế để hàn gắn, xây dựng lại mối liên hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Học trong Kinh Thánh sách Luca 19:8 - qua đời sống của người thâu thuế gian manh giàu có tên là Xachê. Nhưng sau khi gặp Chúa, ăn năn tin Chúa thì chúng ta biết Xachê ăn năn thật theo ý Chúa là vì ông đã hứa gì sau đó? (But Zacchaeus stood up and said to the Lord, "Look, Lord! Here and now I give half of my possessions to the poor, and if I have cheated anybody out of anything, I will pay back four times the amount.") “Song Xa-chê đứng trước mặt Chúa, thưa rằng: Lạy Chúa, nầy, tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo, và nếu có làm thiệt hại ai, bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư.” Thiết nghĩ, dấu hiệu rõ nhất nữa của một người ăn năn thật đó là đời sống đối xử tử tế với mọi người, dễ tha thứ, hay thông cảm hơn, như Chúa đã tha thứ cho chình mình vậy.

 

III) Đánh Thức Nhau Vậy

 

Đời sống của chúng ta không phải chỉ vùng dậy sau khi nghe tiếng đánh thức (Wake-up call) của Chúa mà thôi, nhưng còn phải giúp đỡ anh chị em mình vùng thức dậy nữa. Chúng ta không phải chỉ nghe được tiếng “đánh thức” của Chúa cho mình mà vùng dậy thôi, nhưng còn phải giúp những người nằm bên cạnh mình vùng dậy nữa, vì chúng ta hết thẩy là anh chị em trong cùng một đại gia đình của Chúa vì sự ngủ mê thuộc linh có thể ảnh hưởng đến công việc chung của nhà Chúa. Có một câu chuyện về một con chuột sống trong một nông trại. Một ngày bà chủ trại đem về một cái bẫy chuột rất lớn làm cho hắn hết sức là lo sợ. Chuột chạy tới chị gà và than thở với, nhưng chị gà lãnh đạm, nhún vai chẳng để ý mà còn nói: “Cái bẫy chuột đó có liên hệ gì đến tôi đâu, mà tôi phải lo!” Chuột chạy tới anh heo than thở nhưng anh heo cũng thở dài nói giống vậy: “Cái bẫy chuột đó có ảnh hưởng chi đến tôi đâu mà tôi cần biết đến?” Chuột chạy tới chú bò một lần nữa than thở, nhưng anh bò chỉ chăm lo nhai cỏ, chẳng đếm xỉa gì tới chuột hết. Anh chuột về buồn bã, xuốt đêm ngủ không được. Gần sáng, thiếp ngủ đi thì bỗng nhiên chuột nghe có tiếng la lối trong nhà. Hóa ra là chuyện của bà chủ bị rắn cắn, vì khi bà thấy cái bẫy đập thì tưởng bắt được chuột, thò tay lấy bẫy, hóa ra là một con rắn độc bị máng vào bẫy và cắn vào tay bà chủ. Bà nằm trên giường vài ngày, không ăn gì được chỉ muốn ăn cháo mà thôi, thế là ông chủ phải đi giết con gà để nấu “chicken soup” cho vợ mình ăn. Tuần sau, biết bao nhiêu người hàng xóm và Hội Thánh đến thăm; để tiếp mọi người đầy đủ, thế là ông chủ phải đi giết con heo để nấu cơm đãi khách. Khoãng hai tuần sau, bà chủ qua đời và ông chủ phải lo lễ an táng cho vợ mình. Trong ngày lễ an táng đó, có vô số những người thân thuộc ở xa về dự và vì không đủ thức ăn, nên cuối cùng ông chủ phải làm thịt con bò để có đủ đãi mọi người. Câu chuyện ngụ ngôn dậy gì? Đừng tự nghĩ sự ngủ mê của những người bên cạnh mình không có liên hệ gì hết, nhưng phải hiểu bổn phận chúng ta mỗi người là phải nhắc nhở nhau, kêu gọi nhau ăn năn, đánh thức nhau dậy, để không bị rớt vào tình trạng hư mất, hầu để cho lịch sử của con dân Chúa không bị tái diễn lại nữa.

 

Sự ăn năn bắt đầu bằng sự lắng nghe được lời đánh thức của Chúa gọi chúng ta phải “vùng dậy” và bằng một lời cầu nguyện thành tâm nhờ cậy Chúa Thánh Linh giúp đỡ mình bước vào cuộc hành trình ăn năn. Cầu xin Chúa Thánh Linh mở mắt, mở lòng mình để thấy tội lỗi như Ngài thấy. Hãy xưng tội ra với Chúa, với tấm lòng muốn dứt khoát từ bỏ mọi điều và những việc gian ác. Hãy xin Chúa Thánh Linh giúp mình quyết định đứng lên quay trở về với chính Ngài. Hãy xin Chúa giúp sức cho mình biết làm lại những việc thực tế ban đầu để hàn gắn xây dựng lại mối liên hệ tốt đẹp với Chúa và với mọi người xung quanh. Cuộc hành trình ăn năn bắt đầu bằng một lời cầu nguyện chân thành. Anh chị em và tôi có sẽ làm điều này sáng nay không, hay là cứ còn tiếp tục bào chữa, đổ lỗi, thương lượng hay trì hoãn nữa chăng? Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ mỗi người chúng ta ngay giờ phút này.

 

----------------------- Lời Mời Gọi

 

Nhà văn sĩ Mark Twain nói một câu rất có lý: “Tôi không lo sợ những điều trong Kinh Thánh tôi không hiểu; chỉ những điều trong Kinh Thánh tôi đã hiểu.”  Mỗi người chúng ta sáng nay vào đây đã nghe và mong rằng anh chị em đã hiểu lời đánh thức của Chúa mời gọi chúng ta đến sự ăn năn.  Những điều này chúng ta đã hiểu là những điều đáng cho chúng ta lo sợ mà phải khẩn cấp làm ngay, không khẻo tai họa đến cho chúng ta, gia đình, Hội Thánh và kể cả quốc gia của chúng ta sao? Trong sách Khải Huyền đoạn 2/3 có chép về 7 Hội Thánh, nay nói nôm na về 7 tình trạng của Hội Thánh trong thời kỳ cuối cùng. Trong 7 Hội Thánh này, có 5 Hội Thánh bị Chúa Giê-xu quở trách rất nặng nề vì những Hội Thánh này còn thương lượng với tội lỗi. Trong cả 5 Hội Thánh này, lời đánh thức của Chúa Giê-xu luôn là hãy ăn năn, không khẻo tai họa sẽ đến với họ. Anh chị em có nhận thấy đây cũng là lời đánh thức của chính Hội Thánh chúng ta không? Mỗi người hãy tự xét mà “vùng dậy” ra khỏi đám người chết, ăn năn, xưng tội để Chúa Giê-xu chiếu sáng trên chúng ta. Phải bắt đầu “soi mặt mình trong gương” của lời Kinh Thánh. Đừng bào chữa, đổ lỗi, thương lượng hay trì hoãn với tội lỗi nữa, những hãy dứt khoát từ bỏ những điều Đức Thánh Linh đang cáo trách chúng ta, từ những tư tưởng, lời nói xấu hay hành động gian ác. Phải quay trở về cùng Chúa, xưng tội và tìm kiếm Ngài. Phải làm lại những việc thực tế ban đầu: Học và hành lời Chúa, hầu việc Ngài.   

 

Tấm lòng của mỗi chúng ta có đang trai cứng không mà không nhìn thấy những điều mình cần phải ăn năn thống hối, nhưng cứ buông thả theo cái khuôn ở đời này sao? Lỗ tai của chúng ta có đang bị điếc không mà không nghe tiếng Chúa đánh thức mình dậy?

 

Nguyện xin Chúa Thánh Linh mở mắt hết thẩy chúng con ra, để thấy những tội lỗi gian ác của mình trước mặt Ngài. Nguyện xin Chúa mở lòng của hết thẩy chúng con, để biết tìm kiếm Chúa và sống trong ý Ngài. Xin cho mỗi người chúng con ý thức được lẽ thật có chép trong lời Kinh Thánh sách 1 Phiêrơ 4:17 như sau: (For it is time for judgment to begin with the family of God; and if it begins with us, what will the outcome be for those who do not obey the gospel of God?) “Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Đức Chúa Trời…” để chúng con hết thẩy biết ăn năn, vùng dậy khỏi đám người chết và những việc làm gian ác. Mỗi người trong chúng ta hãy lắng lòng, yên lặng, để tự xét và bắt đầu bước vào cuộc hành trình ăn năn thống hối với Chúa. Sự phục hưng của hội thánh Chúa ở đây phải bắt đầu bằng sự ăn năn, nghe được tiếng Chúa đánh thức mình mà vùng dậy ra khỏi đám người chết! Amen!

 


The Wake-up Call (Psalm 51/Ephesians 5:14)

Have you ever missed an appointment because you overslept? Sleeping on the wheel is hazardous to your life and others. What about the danger of sleeping in sins? Ephesians 5:14 is an alarmed call from God to His church. Some Christians are lazy and slow to grow up because of the spiritual sleepiness. We need to wake up and learn from the history of the Israelites. This is a “wake-up call” for us to repent. What is repentance? First, it means to recognize, and accept sin as God sees it, not finding excuses to cover up our sins, nor blaming on others or circumstances. David’s repentance in Psalm 51 contains the true recognition, acceptance, and confession of his sins to God. Do you have a daily self-check and confess your sins to God? Secondly, true repentance hates sin to the point of willing to quit sinning. It does not compromise. It does not procrastinate (lingering with sins). What happened to Lot’s wife when she lingered for the city of sins in Genesis 19:26? True repentance decisively cuts off the temptation sources. The truest part of repentance is turning back toward God. After the prodigal son repented in Luke 15:20, he got up and returned to his father. The last part of repentance is to redo the things from the beginning that can restore the relationships with God and others. After David repented, he committed to teach transgressors God’s ways, and to use his mouth for singing and praising God. We are also responsible to wake up our sleeping brothers and sisters, so that history will not be repeated itself. Repentance begins with a sincere prayer “Wake us up, oh! God, among the dead!”