Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 24

Chiếu Sáng

(Shine Jesus)

Êphêsô 5:14

 

“Cho nên có chép rằng: Ngươi đang ngủ, hãy thức, hãy vùng dậy từ trong đám người chết,

thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi.”

(This is why it is said: "Wake up, O sleeper, rise from the dead,

   and Christ will shine on you.")

 

 

Đây là bài giảng thứ ba, của những loạt bài về chủ đề sự phục hưng tâm linh, dựa trên câu Kinh Thánh Êphêsô 5:14(This is why it is said: "Wake up, O sleeper, rise from the dead, and Christ will shine on you.") “Cho nên có chép rằng: Ngươi đang ngủ, hãy thức, hãy vùng dậy từ trong đám người chết, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi.” Bài giảng thứ nhất mong đã giúp mỗi người chúng ta nhận diện ra sự nguy hiểm của những cơn mê ngủ thuộc linh. Bài giảng thứ hai cho thấy lời Chúa ở đây như là một lời mời gọi con cái Chúa hãy vùng dậy để bước vào cuộc hành trình ăn năn, quay trở về với Chúa. Hôm nay, bài giảng thứ ba, cũng sẽ là bài giảng kết thúc của chủ đề này… sẽ giúp cho chúng ta thấy kết quả của sự phục hưng đó là lời hứa Chúa Giê-xu sẽ chiếu sáng trên chúng ta.

 

 

I. Lời Hứa có Điều Kiện

 

Êphêsô 5:14 không phải chỉ là một lời cảnh cáo, tiếng đánh thức và mời gọi ăn năn mà thôi, nhưng còn là một lời hứa nữa đó là Chúa Giê-xu sẽ chiếu sáng trên chúng ta; Nhưng nếu chúng ta chú ý sẽ thấy lời hứa này của Chúa có điều kiện. Vô số những lời hứa của Chúa trong Kinh Thánh thường có điều kiện nghĩa là người đọc hay nghe phải chu toàn những điều kiện đòi hỏi trước ở phần đầu câu thì sau đó mới kinh nghiệm được phước Chúa hứa ban trong phần cuối câu. Những lời hứa có điều kiện thường ở giữa có chữ “thì” nghĩa là nếu người đọc/nghe chịu làm theo những điều kiện ở phần đầu “thì” sẽ được Chúa ban cho những gì Ngài hứa ở phần sau. Chẳng hạn như trong sách 2 Sử Ký 7:14 có chép – (if my people, who are called by my name, will humble themselves and pray and seek my face and turn from their wicked ways, then will I hear from heaven and will forgive their sin and will heal their land.) “… nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà… ‘thì’ ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ.” Nếu dân sự Chúa ăn năn tìm kiếm Ngài thì Chúa hứa sẽ tha thứ và phục hồi lại tình trạng suy kém của dân sự Ngài.

 

Chúa Giê-xu không thể chiếu sáng trên đời sống của một người mà người đó chưa làm hai điều trên: đó là thứ nhất, nhận thức sự nguy hiểm của những cơn hôn mê thuộc linh có thể là những tư tưởng/suy nghĩ sai lầm theo tánh xác thịt hay những tội lỗi thầm kín trong đời sống mình, và thứ hai, đã thật sự ăn năn, xưng tội, chịu lìa bỏ những điều ác và quay trở về cùng Chúa. Có lẽ vô số người đang mang danh sáng là Cơ Đốc Nhân có thể họ bước vào nhóm, bên ngoài trông rất lịch sự, má phấn môi son, quần áo chỉnh tề, tay cầm cuốn Kinh Thánh bọc da, cổ đeo hình thập tự chói sáng nhưng thật sự đời sống tâm linh bên trong đang tối mù, chẳng chiếu sáng chi hết vì chưa chịu làm hai điều nói trên đó là nhận thức tội ác của mình và ăn năn với Chúa.

 

 

II. Chúa Giê-xu là Sự Sáng

Lời hứa của Chúa Giê-xu về sự sáng sẽ chiếu trên những ai đã ý thức sự ngủ mê thuộc linh của mình và “vùng dậy” bước ra khỏi đám người chết đây có nghĩa là gì? Có phải nghĩa là từ trong chúng ta sẽ tỏa ra ánh sáng của đèn “ne-on” không? Tôi chẳng thấy ai có ánh đèn này, nhưng chỉ thấy những sợi tóc bạc hay đầu sói sáng choáng của một số quí vị mà thôi.

 

1) Muốn hiểu điều này, thứ nhất chúng ta cần hiểu xem Chúa Giê-xu đã tự xưng gì về mình?

# Trong sách Giăng 8:12 có chép - (He said, "I am the light of the world. Whoever follows me will never walk in darkness, but will have the light of life.") “Đức Chúa Jêsus lại cất tiếng phán cùng chúng rằng: Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống.” Chúng ta thấy một điều căn bản ở đây đó là Chúa Giê-xu phải là ánh sang thì mới chiếu sáng trên chúng ta được; không ai có thể ban cho điều gì mà chính người đó chưa có, phải không? Tại sao hết thẩy tất cả mọi chủ giáo khác không dám tự xưng điều này về mình vì tự họ biết, mình không phải là ánh sáng của thế gian. Khi Ngài tự phán mình là ánh sáng của thế gian đây nghĩa là gì?

 

a) Sự sáng trong Kinh Thánh thường biểu hiệu cho sự thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Trong sách 2 Côr. 4:6 có chép – (For God, who said, "Let light shine out of darkness," made his light shine in our hearts to give us the light of the knowledge of the glory of God in the face of Christ.) “Vì Đức Chúa Trời, là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ.” Sứ đồ Phaolô mong con cái Chúa ở hội thánh Côrinhtô thông biết về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời... mà đã chói sáng qua chính đời sống của Chúa Giê-xu, Con Ngài...

# Trong sách Khải Huyền 1:12-18 giúp cho chúng ta thấy một hình ảnh cụ thể về sự sáng soi trên Chúa Giê-xu như sau – (I turned around to see the voice that was speaking to me. And when I turned I saw seven golden lampstands, and among the lampstands was someone "like a son of man," dressed in a robe reaching down to his feet and with a golden sash around his chest. His head and hair were white like wool, as white as snow, and his eyes were like blazing fire. His feet were like bronze glowing in a furnace, and his voice was like the sound of rushing waters. In his right hand he held seven stars, and out of his mouth came a sharp double-edged sword. His face was like the sun shining in all its brilliance. When I saw him, I fell at his feet as though dead. Then he placed his right hand on me and said: "Do not be afraid. I am the First and the Last. I am the Living One; I was dead, and behold I am alive for ever and ever! And I hold the keys of death and Hades.) “12 Bấy giờ tôi xây lại đặng xem tiếng nói với tôi đó là gì; 13 vừa xây lại thấy bảy chân đèn bằng vàng, và ở giữa những chân đèn có ai giống như con người, mặc áo dài, thắt đai vàng ngang trên ngực. 14 Đầu và tóc người trắng như lông chiên trắng, như tuyết; mắt như ngọn lửa; 15 chân như đồng sáng đã luyện trong lò lửa, và tiếng như tiếng nước lớn. 16 Tay hữu người cầm bảy ngôi sao; miệng thò ra thanh gươm nhọn hai lưỡi và mặt như mặt trời khi soi sáng hết sức. 17 Vừa thấy người, tôi ngã xuống chân người như chết; nhưng người đặt tay hữu lên trên tôi, mà rằng: Đừng sợ chi, ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, 18 là Đấng Sống, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ.” Đây là sự kiện Chúa Giê-xu hiện ra với sứ đồ Giăng ở đảo Bátmô và khải thị cho Giăng thấy những điều mầu nhiệm huyền bí sẽ xẩy ra trong tương lai. Khi Ngài hiện ra, Giăng thấy mặt Ngài chói sáng như mặt trời, đến nỗi ông bị ngã xuống như người chết vì thấy được sự khải thị vinh hiển của Giê-xu – là Đấng đã từ cõi chết sống lại, chiến thắng tử thần.

 

Trong sách Hêbêrơ 1:3 làm chứng thêm về sự sáng của Chúa Giê-xu như sau: (The Son is the radiance of God's glory and the exact representation of his being, sustaining all things by his powerful word. After he had provided purification for sins, he sat down at the right hand of the Majesty in heaven.) “Con (Chúa Giê-xu) là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao.” Trong Cứu Chúa Giê-xu, Ngài có sự sáng trọn vẹn là sự thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sự sáng tự nó là thánh sạch nghĩa là tự nó không có chất dơ bẩn ở trong đó vì vậy mà mỗi khi ánh sáng mặt trời rọi qua cửa sổ, nó mới giúp cho chúng ta thấy nhà của chúng ta bụi bặm như thế nào nhưng tự nó không có “bụi bặm.”

 

b) Sự sáng biểu hiệu cho lẽ thật của Đức Chúa Trời. Lẽ thật gì đây? Lẽ thật về quyền năng/con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho loài người. Trong sách Mathiơ 4:16(the people living in darkness have seen a great light; on those living in the land of the shadow of death a light has dawned.") “Dân ấy ngồi chỗ tối tăm, đã thấy ánh sáng lớn; Và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, thì ánh sáng đã mọc lên.” Ánh Sáng lớn đây chính là Đấng Cứu Thế Giê-xu, là Con Trời đã giáng thế đến trần gian để cung cấp sự cứu rỗi loài người ra khỏi quyền lực phán xét của sự chết đời đời trong lửa địa ngục. Lẽ thật về con đường cứu rỗi này đó là nó sẽ dẫn chúng ta đến sự sống đời đời cho những kẻ dám tin danh Con Đức Chúa Trời chứ không dẫn đến sự phán xét, hủy diệt hư mất. Trong sách Giăng 1:4 có chép: (In him was life, and that life was the light of men.) “Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người.” Như vậy ai được Chúa Giê-xu chiếu sáng thì trước hết, nghĩa là người đó thuộc của Chúa, có Chúa Giê-xu ở trong tâm hồn mình, người đó có sự bảo đảm của sự sống đời đời và đời sống của người đó sẽ tỏa sáng, phản ảnh những đặc tánh của Chúa như là sự thánh khiết, công bình, và yêu thương.

 

2) Trên thực tế, một người có sự sáng của Chúa Giê-xu ở trong mình nghĩa là sao?

 

i) Thứ nhất, đời sống người đó có mối liên hệ tương giao mật thiết với Ngài. Có mối tương giao với Chúa ở đây nghĩa là cùng một lúc người đó không thể cứ tiếp tục tương giao với sự tối tăm được. Trong sách 1 Giăng 1:5-7(This is the message we have heard from him and declare to you: God is light; in him there is no darkness at all. If we claim to have fellowship with him yet walk in the darkness, we lie and do not live by the truth. But if we walk in the light, as he is in the light, we have fellowship with one another, and the blood of Jesus, his Son, purifies us from all sin.) “5 Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu. 6 Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật. 7 Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.” Tuần qua, có người xưng mình là tín đồ đã nói với tôi, nếu trên thiên đàng mà không có action video games bạo động… thì tôi cũng không muốn lên đó… vì chỗ đó quá buồn chán… Người đó vẫn còn sống ở trong sự tối tăm… đi theo tư dục của mình… suy nghĩ theo tánh xác thịt. Nếu thật sự chúng ta đã ăn năn, quay trở về với Chúa phải hiểu là Ngài không chỉ tha tội chúng ta mà thôi, nhưng tôi tin rằng Ngài còn sẽ ban cho quyền năng giải thoát chúng ta ra khỏi mọi sự nô lệ, xiềng xích mê đắm của tội lỗi nữa. Ai đang được Chúa Giê-xu chiếu sáng thì không thể nào cứ còn sống trong sự tối tăm của tội lỗi được.

 

ii) Đời sống có sự sáng của Chúa Giê-xu, có mối tương giao với Ngài là một đời sống luôn được hướng dẫn/điều khiển bởi lẽ thật của Chúa là lời Kinh Thánh. Tác gỉa Thi Thiên 119:105 tuyên bố gì? (Your word is a lamp to my feet and a light for my path.) “Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi.” Ánh sáng của cái đèn là để làm gì? Soi lối chúng ta cho bước đi khỏi bị vấp ngã, như vậy người được Chúa Giê-xu chiếu sáng có thể nào cứ còn thờ ơ trong sự học và hành lời Kinh Thánh được không, để rồi chúng ta cứ đi trong bóng tối, chẳng còn biết phân biệt được điều thiện và ác sao? Nếu nhờ điện tìm ẩn trong bóng đèn mà làm cho đèn tỏa ánh sáng thì cũng nhờ lời Kinh Thánh mà đời sống của một người mới tỏa sáng những đặc tánh của Chúa được. Sứ đồ Giăng nói rõ trong Giăng 3:21(But whoever lives by the truth comes into the light…) “Nhưng kẻ nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng...” Hay nói ngược lại, nếu chúng ta không làm theo lẽ thật của Chúa, thì chắc mình đang đi trong sự tối tăm rồi đó. Mâu thuẫn chăng khi chúng ta nói mình được Chúa Giê-xu chiếu sáng, nhưng chẳng thường xuyên nuôi nấng tâm linh của mình bởi lời Chúa và làm theo lẽ thật thì lời tuyên bố của chúng ta chỉ là những lời nói xạo mà thôi! Hãy tự xét xem mình có phải chỉ đội lốt vỏ “cơ đốc nhân” bên ngoài thôi, nhưng bên trong đầy dẫy sự tối tăm không, vì chẳng có một chút cố gắng nào để tìm kiếm và làm theo lẽ thật của Chúa.

 

 

III. Chiếu Sáng

 

Không phải chúng ta có sự sáng ở bên trong mà thôi, nhưng sự sáng đó phải được tỏa ra/chiếu sáng. Trong sách Mathiơ 5:14-16 Chúa Giê-xu tuyên bố gì? ("You are the light of the world. A city on a hill cannot be hidden. Neither do people light a lamp and put it under a bowl. Instead they put it on its stand, and it gives light to everyone in the house. In the same way, let your light shine before men, that they may see your good deeds and praise your Father in heaven.) “4 Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được: 15 cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà. 16 Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” Sự sáng của Chúa Giê-xu tỏa ra như thế nào trong đời sống của một người có ánh sáng của Chúa? Trong sách Êphêsô 5:9 - sứ đồ Phaolô diễn tả một người có sự sáng thật thì sao, mọc ra những trái gì? (for the fruit of the light consists in all goodness, righteousness and truth) “vì trái của sự sáng láng ở tại mọi điều nhân từ, công bình và thành thật.” Một chỗ khác tương tự trong Galati 5:22 nói rõ thêm về những trái của Đức Thánh Linh sẽ trồng trong đời sống của một người thật sự có sự sáng của Chúa Giê-xu đó là: (But the fruit of the Spirit is love, joy, peace, patience, kindness, goodness, faithfulness, gentleness and self-control.) “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” Chúng ta suy gẫm một vài những trái của sự sáng này… trong hai phần chính sau đây:

 

1) Thứ nhất, Chúa Giê-xu chiếu sáng trên chúng ta qua những cá tánh biến đổi trong đời sống của chúng ta, đó là sự vui mừng, bình an và tiết độ.

 

a) Vui mừng/Bình An

 

Trước hết, niềm vui của người được Chúa Giê-xu chiếu sáng thì không phải là sự vui sướng ngắn ngủi, mỏng manh, tạm bơ, chóng qua, một cảm xúc lẹ - “nay còn, mai có thể mất,” chỉ lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, nhưng là một niềm vui tìm ẩn bên trong. Sự "vui mừng/bình an" này trong Chúa có nhiều đặc chất lạ lùng:

 

i) Thứ nhất, vì người đó đã được “làm hòa” lại với Đức Chúa Trời. Tự chúng ta không có năng sức gì để có thể làm hòa được lại với Đức Chúa Trời, vì chúng ta hết thẩy là những kẻ hèn yếu, là những tội nhân đáng chết, chỉ còn có một phương cách duy nhất thôi đó là khi chính Chúa vì lòng yêu thương đã tự ý ban cho chúng ta lại sự hòa thuận với Ngài. Trong sách Côlôse 1:20 có chép rõ về chương trình “làm hòa” lại với Ngài như sau – (and through him to reconcile to himself all things, whether things on earth or things in heaven, by making peace through his blood, shed on the cross.) “bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời.” Sự hòa thuận này dẫn chúng ta đến một mối liên hệ quí gía đó là được trở nên làm chính con cái của Chúa. Sứ đồ Giăng có nói trong Giăng 1:12(Yet to all who received him, to those who believed in his name, he gave the right to become children of God) "Hễ ai đã nhận Ngài (Chúa Giê-xu) thì Ngài ban cho quyền phép để trở nên làm con cái của Đức Chúa Trời." Sự vui mừng/bình an cho những người được Chúa chiếu sáng luôn bắt đầu và "đi đôi" với sự cứu rỗi, vì tội của mình được gội sạch, mọi món nợ tâm linh được Chúa Giê-xu thanh tóan, trả xong rồi! Kinh nghiệm đi làm việc nấu ăn ở nhà hàng về nhà, người đầy mùi hôi, quần áo dơ dáy... cho đến khi chúng ta đi tắm mát, gội xà bông xong, thấy thoải mái, nhẹ nhỏm, phải không? Thì không thể nào không vui được, khi những gánh nặng tội lỗi của chúng ta được chính Chúa dùng huyết của Ngài rửa sạch?  Ngày xưa, vua Đavít trong sách Thi Thiên 51:12 - sau khi phạm tội ngoại tình, sát nhân và làm chứng dối, ông đã ăn năn và cầu xin Chúa điều gì? (Restore to me the joy of your salvation and grant me a willing spirit, to sustain me.) "Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa." Lý do là vì vua Đavít biết rõ chỉ khi nào tất cả những vết nhơ tội lỗi của mình được gội sạch, được Chúa xóa hết, để có lại được mối tương giao với Đức Chúa Trời thì vua Đavít mới tìm lại được niềm vui cho tâm hồn của mình!

 

ii) Tính chất thứ hai của người người có sự vui mừng/bình an trong Chúa đó là họ có sự thỏa lòng trong mọi sự, trong mọi hoàn cảnh. Có ai thoả lòng, mà không vui không? Hay nói ngược lại, có ai còn đang lo lắng mà vui được không? Thỏa lòng là một tính chất bình an "tìm ẩn" bên trong lòng, khó lay động, chứ không chỉ lệ thuộc hay dời đổi bởi hoàn cảnh vật chất ở bên ngoài: nhà ở đâu, trị gía bao nhiêu, lái xe hiệu gì, làm lương bao nhiêu một năm, đạt được những thành công nào, có trung số độc đắc, hay nhận được cái check từ hãng dầu BP là bao nhiêu. Sự thoả lòng với tất cả những gì Chúa đang ban cho mình, gia đình mình, chứ không có con mắt nghen tị những gì người khác có, mà mình không được. Câu chuyện của một người đàn ông sống với một vợ và hai đứa con trong một bộ lạc người da đỏ. Ông lúc nào cũng phàn nàn là vì gia đình không có gì hết và ông đến với một người trưởng lão khôn ngoan để hỏi ý kiến. Người trưởng lão nói: "Anh hãy đem một con gà trống vào trong lều của anh cho nó sống chung, rồi một tuần sau đến thăm tôi lại.” Một tuần sau, người trở lại và phàn nàn cuộc sống còn tệ hơn nữa vì con gà trống ồn ào và làm lều ở bị dơ dáy; người trưởng lão lại khuyên: “Thôi anh đem vào lều thêm một con bò nữa, và rồi đến gặp tôi một tuần lễ nữa.” Tuần sau người trưởng lão đề nghị "đem vào thêm hai con dê, rồi tuần sau nữa 3 con chó vào ở chung trong lều." Đến một ngày, người đàn ông chịu không nổi nữa, đá hết tất cả mấy con súc vật ra khỏi lều, chỉ còn lại vợ và con, và rồi tự nhiên từ đó ông thấy gia đình được sự yên tĩnh và cuộc sống bắt đầu vui vẻ trở lại” vì nay ý thức được những phước hạnh mình đã có trước đây, mà không biết thỏa lòng với. Như vậy nếu chúng ta nói mình có sự chiếu sáng của Chúa Giê-xu thì đời sống của mình có toàn là những lời than thở, phàn nàn, lo lắng, trách móc, chê bai thôi không, hay đầy dẫy sự cảm tạ với những gì mình đang có vì luôn đếm những phước lành Chúa đang ban cho mình?

 

iii) Tính chất thứ 3 của sự vui mừng/bình an mà Đức Thánh Linh chiếu sáng trên con cái Chúa còn chứa đựng sự trông cậy của một quê hương đời đời mà Chúa Giê-xu đã hứa cho mỗi người chúng ta. Khi còn sống trên trần thế, Chúa Giê-xu đã hứa gì? Giăng 14:1-3(Do not let your hearts be troubled. Trust in God; trust also in me. In my Father's house are many rooms; if it were not so, I would have told you. I am going there to prepare a place for you. And if I go and prepare a place for you, I will come back and take you to be with me that you also may be where I am.) "Lòng các ngươi chớ hề bối rối: hãy tin Đức Chúa Trời, hãy tin Ta nữa. Trong nhà Cha Ta có nhiêù chỗ ở: bằng chẳng vậy, Ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi Ta đã đi và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, Ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với Ta, hầu cho Ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó." Sự trông cậy của một quê hương đời đời, là nơi mà Kinh Thánh có chép: “không còn sự tối tăm, không còn đau khổ, hay nuớc mắt, sự chết nữa...” Sự vui mừng/bình an trong Chúa đi đôi với niềm hy vọng chờ đợi nước thiên đàng vinh hiển mau đến, dù cho có đang phải đối diện với một hoàn cảnh bi đát nào đi nữa. Bài Thánh Ca số 296 - "Tâm linh tôi yên ninh thay" được sáng tác theo lời của một nhà kinh doanh cơ đốc tên Horatio Spafford ở Chicago, khi gởi vợ và 4 đứa con gái về Âu châu trước thì chẳng may chiếc tàu bị bão chìm… chỉ còn người vợ sống sót. Bà đánh một điện tín qua chồng mình cho biết "4 đưá con gái đã chết chìm, chỉ còn một mình em sống sót…" Horatio đau lòng, lên ngay một chuyến thuyền trở về Âu Châu, khi qua vùng biển mà người ta nghĩ rằng chỗ đó là chỗ 4 đứa con gái của ông đã qua đời, Horatio đứng trước mũi tàu thốt lên những lời nói của sự bình yên trong Chúa, mà ngày nay trở thành lời nhạc của bản Thánh Ca nổi tiếng - "It is well with my soul!" (Tâm Linh tôi yên ninh thay!) Cơ đốc nhân có sự bình an trong Chúa, không có nghĩa là sẽ không bao giờ gặp hoạn nan, khổ đau; nhưng trong mọi nghịch cảnh, chúng ta có thể hiểu lời Kinh Thánh trong Rôma 8:28 có chép (… And we know that in all things God works for the good of those who love him, who have been called according to his purpose.) "Vả chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định" vì chúng ta biết Chúa biết và luôn có chương trình tốt đẹp hơn sự suy nghĩ của mình, và đó là sự vui mừng/bình an phải chiếu sáng trên chúng ta.

 

b) Tiết độ

 

Theo từ nghữ tiếng Anh, tiết độ được dịch là "self-control." Thường những chữ kép mà kẹp theo chữ "self" mang một ý nghĩa xấu, như là selfish nghĩa là ích kỷ, self-conceit nghĩa là tánh kiêu căng. Nhưng chữ "self-control" là một đức hạnh, một yếu tố quan trọng, cần đeo đuổi và trau dồi, để một người cơ đốc có thể sống một đời sống thánh khiết làm đẹp lòng Chúa. Hai chữ "tiết độ" theo nghĩa thông thường là tánh nết của một người có "chừng mực, biết vừa phải" chẳng hạn như: ăn vừa no thì ngừng, đừng để bị bội thực thì là một người có sự tiết độ, biết kiềm hãm; Làm vừa mệt thì nghỉ, đừng để sau này sanh đủ các thứ bệnh tật là người có tiết độ. Một người có ánh sáng của đức hạnh "tiết độ" là một người biết tự chế cái tôi của mình và làm chủ được hoàn cảnh, không để bị lôi cuốn, hay để dư luận, người hàng xóm thúc đẩy, điều khiển, sai khiến làm những điều gian ác. Người có sự tiết độ là người làm chủ được tấm lòng và ý tưởng thầm kín bên trong của mình, không để những tà thần len lỏi vào mà xây tổ. Cho thấy vài thí dụ của những tà thần này.

 

i) Người tiết độ thì làm chủ được lòng tham tiền bạc, nhưng đặt lòng trông cậy nơi Chúa. Nếu chúng ta xưng rằng mình đang có Chúa Giê-xu chiếu sáng thì hãy tự hỏi mình có đang làm chủ lòng tham không đáy, mà giữ trọn mọi ngày nghỉ làm nên ngày thánh, và dâng của lễ đúng mức thuộc của Chúa chưa? Mỗi tuần lễ có 7 ngày, 6 ngày làm việc để đáp ứng nhu cầu của mình và gia đình, nhưng ngày đầu tuần là ngày thuộc của Chúa, đây là ngày của Đức Chúa Trời, chúng ta có quá tham tiền, ham mê những thú vui ở đời này mà bất tiết độ, đến nỗi ăn trộm luôn ngày của Chúa không? Người tiết độ cai trị lòng tham tiền bạc mà làm chủ nó; Chứ không có chơi "đô - vật" nghĩa là để đồng tiền đôla nó vật, hay cai trị mình.

 

ii) Người có sự tiết độ cũng là người biết kiềm chế được tình dục xác thịt xấu xa của mình. Xã hội ngày nay với biết bao nhiêu sự mời mọc, khiêu gợi tình dục trên 500 TV channels, biết bao nhiêu địa chỉ trên Internet có những hình ảnh đôì trụy, những phim ảnh, báo chí, những bài nhạc phô trương cổ động tình dục bậy bạ ở ngoài phạm vị vợ chồng... thì thật rất khó mà giữ được sự tiết độ. Nhưng chúng ta là những người được Chúa Giê-xu chiếu sáng thì lời Chúa trong 1 Côr. 6:18a khuyên dạy gì? (Flee from sexual immorality.) "phải tránh xa sự dâm dục..." Đừng có nuôi con người tâm linh của mình bằng những hình ảnh dâm dục từ những cuộn phim đồi trụy, người mẫu chuyện cười bậy bạ, những lời nhạc thô tục kích thích sự tà dâm trong lòng và ý tưởng của mình, rồi bắt đầu sanh ra những mơ tưởng (fantasies, lust) bậy bạ, trở nên thèm muốn, lòng muốn thử nghiệm, và rồi hậu quả là những thảm họa đau thương: mất danh dự, xấu hổ, phải trốn tránh và che đậy, phải không? Muốn sống tiết độ, sứ đồ Phaolô dậy gì trong 1 Côr. 9:27(I beat my body and make it my slave) "tôi đãi thân thể một cách nghiêm khắc... bắt nó phải phục." Đây không có nghĩa là một đời sống tu thân ép xác, đánh mình: không được ăn cái này, không được đụng cái kia, nhưng là một cuộc sống vui thỏa, có kỷ luật, bước đi trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh và sự soi sáng của luật pháp là lời Chúa mỗi ngày. Tiết độ thật ra không phải là tự chế, nhưng là để Chúa Thánh Linh chế ngự mình.

 

2) Thứ hai, Chúa Giê-xu chiếu sáng trên chúng ta qua cách ăn nết ở, nghĩa là cách cư xử của chúng ta đối với mọi người xung quanh như thế nào? Có những tia sáng của sự nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành và mềm mại không?

 

a) Nhịn nhục

 

Điều Chúa Giê-xu sẽ chiếu sáng trên chúng ta nữa đó là một đời sống hay nhịn nhục, chính là một trong những tính chất của tình yêu thương “agape” (không điều kiện). Hai chữ "nhịn nhục" theo bản Kinh Thánh tiếng Anh được dịch là chữ "patience," hay là "long-suffering." "Patience" có nghĩa là kiên nhẫn, trong sự trông mong hay chờ đợi một điều gì đó. Còn định nghĩa của chữ "long-suffering" là "the ability to endure pain over a long period of time" nghĩa là năng sức chịu đựng sự đau khổ một cách lâu dài! Nhịn nhục có lẽ là một trong những đặc tánh quan trọng mà hội thánh Chúa cần nhất. Hội thánh của Chúa đang thiếu điều gì đây? Thiết nghĩ một trong những điều chính yếu hội thánh Chuá ngày nay đang thiếu thốn đó là chúng ta thiếu nhiều người sẵn sàng chịu khổ, và nhịn nhục để hầu việc Chúa. Có người nói rất đúng: “hội thánh Chúa ngày nay thật ra không thiếu những người có tài, nhưng hình như lại chỉ thiếu những người sẵn sàng chịu khổ, có khi chịu “nhục,” nghe theo tiếng gọi của Chúa để "chăn bầy" và hầu việc Ngài. Hội thánh Chúa ngày nay không thiếu những nhân tài có sự học cao hiểu rộng, nhưng hình như chỉ thiếu nhiều người lãnh đạo có tấm lòng bền trí hay nhịn nhục, khiêm nhường, mềm mại để giữ sự hòa thuận trong nhà của Chúa. Hội truyền giáo London Missionay Society một lần muốn tuyển chọn một người giáo sĩ đi qua nước ấn độ truyền giáo. Một ngày kia có một chàng trai trẻ mới ra trường tại một viện thần học nổi tiếng, đến văn phòng đúng giờ, để mong được phỏng vấn đi làm giáo sĩ. Vị Mục sư phỏng vấn anh thanh niên này đã cố ý để cho anh ngồi đợi gần nửa ngày, tuy bụng đói meo, nhưng anh vẫn kiên nhẫn đợi. Sau khi ăn trưa xong, vị Mục sư bước vào, không có một tiếng xin lỗi và bắt đầu hỏi - "Anh có muốn làm giáo sĩ bên ấn độ không? Anh có yêu mến Chúa Giê-xu hết lòng không? Anh đánh vần cho tôi chữ "con mèo, con chó," anh trả lời cho tôi 2X2 là mấy…” Anh thanh niên cứ vẫn bình thản trả lời, chẳng một chút bực mình hay phàn nàn vì hình như vị Mục sư đang hạ nhục sự khôn ngoan hiểu biết thần học mình đã có. Sau một hồi thì vị Mục sư nói anh về đi, rồi chúng tôi sẽ cho anh biết kết quả sau. Khi đến lúc ban phỏng vấn ngồi lại để chọn một người giáo sĩ đến ấn độ cuối cùng, vị Mục sư đã phỏng vấn đề nghị chọn chàng trai trẻ tuổi này ngay và nói: "Tôi đã thử sự kiên nhẫn của anh, nhục mạ kiến thức của anh, nhưng anh không bị chạm tự ái, không nổi giận. Tôi tin rằng anh thanh niên này sẽ là nhà truyền giáo thành công tại ấn độ!”  Nếu mình nói rằng tôi đang được Chúa Giê-xu chiếu sang thì hãy tự hỏi mình đang có sự nhịn nhục thể nào để trung tín hầu việc Chúa, và để giữ sự hoà thuận trong nhà của Đức Chúa Trời?

 

b) Nhơn từ/Hiền Lành

 

Theo Từ Điển Việt-nam thì định nghĩa vắn tắt của hai chữ "nhơn từ" là “lòng thương người,” bằng cách biểu lộ qua những hành động hay cách đối xử tử tế với những người khác xung quanh, vì “nhơn” nghĩa là “người”, còn “từ” nghĩa là “tử tế.” Còn theo tiếng Hylạp là ngôn ngữ nguyên gốc của Kinh Thánh Tân Ước, chữ nhơn từ được viết là "chrẽstotes" dịch ra tiếng anh là chữ "kindness" mang ý nghĩa của một sự yêu thương thật tình. Sự nhơn từ là một trong những yếu tố quan trọng trong cách con cái Chúa phải đối xử với nhau, như có chép trong Êphêsô 4:32(Be kind and compassionate to one another, forgiving each other, just as in Christ God forgave you.) “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.”

 

i) Tính chất của lòng nhơn từ là người "không mau xét đoán những người khác" cho dù đôi khi mình có quyền xét đoán họ, nhưng nhuờng quyền phán xét đó cho Chúa. Trong Giăng 8:3-11 có chép lại sự kiện một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội tà dâm, và thiên hạ đem người phụ nữ đó ra trước mặt Chúa; và họ cứ hỏi Chúa là "Thưa thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang về tội tà dâm, trong luật pháp Môise có truyền cho chúng ta nên ném đá những hạng người này - còn thầy thì nghĩ sao?” Chúa Giê-xu chẳng trả lời vì biết họ đang lập mưu lên án Ngài, nên cứ từ từ lấy ngón tay viết trên đất. Kinh Thánh không cho chúng ta biết Chúa đã viết gì trên đất, có thể là 10 điều răn của ĐCT chăng? Không được phạm tội tà dâm, ăn cắp, tham lam của người ta, hay noí dối…  Một hồi lâu thì Chúa ngước mặt lên và phán: "Ai trong các ngươi là kẻ vô tội thì hãy trước hết, ném cục đá đầu tiên vào người!" Hay nói một cách khác, ai mà hồi đó đến giờ chưa bao giờ phạm một điều răn nào hết thì có quyền bắt đầu ném đá người đàn bà này! Kinh Thánh chép mọi người bỏ ra về từ những người lớn tuổi trước, rồi đến những người trẻ tuổi, vì mọi người tự ý thức đều đã phạm tội nên chẳng một ai có quyền ném đá người phụ nữ hết. Sau đó thì chỉ còn một mình Chúa với người đàn bà phạm tội thì Chúa phán cùng người: "Hỡi mụ kia, những kẻ cáo ngươi ở đâu?" Bà trả lời: "Lạy Chúa, không ai hết." Chúa Giê-xu trả lời: "Ta cũng không định tội ngươi; hãy đi, đừng phạm tội nữa." Chúng ta chớ hiểu lầm là Chúa Giê-xu đồng ý với việc ác "tà dâm" của người phụ nữ này đã làm. Đức Chúa Trời là Đấng Thánh Khiết, ghét tội lỗi đến nỗi đã bằng lòng hy sinh Con Ngài trên thập tự, đổ huyết cứu chuộc tội lội cho nhân loại thì không thể dung dưỡng tội lỗi được. Nhưng chính Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu là Đấng đầy lòng thương xót, nhơn từ vô hạn, yêu thương những kẻ có tội đã ăn năn, cho nên Chúa Giê-xu chẳng còn đoán xét người phụ nữ nữa. Ngài có quyền “ném đá” người đàn bà xấu nết "đáng chết" này, nhưng đã không làm vì Chúa Giê-xu có lòng nhơn từ, lớn hơn tội lỗi xấu xa của người đàn bà này! Vì sự nhơn từ thương xót lớn này của Chúa đời sống của biết bao nhiêu người đã và đang được biến đổi và có thể "lập lại một cuộc đời mới" và bắt đầu sống mỗi ngày thánh khiết hơn, từ bỏ đi nhiều những thói hư tật xấu. Câu chuyện trong một hội thánh kia có một người phụ nữ đến nhóm; sau khi nghe lời Chúa giảng, cô cảm động, ăn năn và bước đến tin nhận Chúa Giê-xu. Cô có một quá khứ rất xấu vì ngày xưa là một người ghiền rượu (alcoholic), dùng ma túy và hành nghề mãi dâm. Sau khi tin Chúa, đời sống cô thay đổi hẳn, rất trung tín với Chúa, sốt sắng nhóm lại và hầu việc sau này một thời gian được bổ nhiệm dạy lớp trường Chúa Nhật cho nhóm các em thiếu nhi. Sau nhiều năm đứa con trai của vị Mục sư quản nhiệm yêu thương và đính hôn cùng với người nữ này; Vì thành tích xấu xa của người phụ nữ trong quá khứ, nhiều người không bằng lòng và hội thánh sanh ra nhiều sự tranh cãi dữ dội vì có một số tín đồ nghĩ con của ông Mục sư thì không thể lập gia đình với loại người đó được. Trong một buổi họp, khi con cái Chúa tranh cải nhau, họ moi móc ra những lỗi lầm trong qúa khứ của người nữ này mà người phụ nữ này chỉ ngồi đó bật lên tiếng khóc. Một hồi lâu thì người con của vị Mục sư đứng lên và nói: "Ngày hôm nay, vấn đề của chúng ta lên án ở đây, không phải là người vợ tương lai của tôi có xứng đáng không. Nhưng vấn đề chúng ta đang lên án đó là “huyết mầu nhiệm” của Chúa Giê-xu có đủ quyền năng để rửa sạch và biến hóa đời sống của một kẻ có tội nhân đã ăn năn không?" Câu hỏi của tôi cho anh chị em đó là chúng ta có thật sự tin rằng huyết của Chúa có quyền năng đó hay không? Cả hội thánh bỗng nhiên yên lặng, một hồi sau, có một số con cái của Chúa bắt đầu bật lên tiếng khóc, họ đã ăn năn vì biết mình đang lên án sự thương xót và quyền năng của huyết Chúa Giê-xu.

 

ii) Tính chất nữa của lòng nhơn từ đó là người còn "dễ thông cảm" những sự khó khăn của người bị nạn. Thông cảm đến nỗi như chính họ là nạn nhân ở trong trường hợp khó khăn, đau khổ đó. Người Việt chúng ta có câu nói rất hay diễn tả sự nhơn từ, dễ thông cảm những người khác qua nguyên tắc “tốt khoe xấu che.” Đây không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận tội lỗi, hoặc những điều ác đi ngược với luật pháp của Chúa, nhưng người có lòng nhơn từ thì không xầm xì, moi móc những lỗi lầm và chuyện quá khứ của những người khác mà Chúa đã xoá bỏ rồi, nhưng nhiều khi người nhơn từ thì lại "khéo" che đậy lỗi lầm của họ trong nước mắt và trong sự cầu nguyện cho anh chị em mình.

 

iii) Tính chất của những người nhơn từ/hiền lành có nghĩa là hay nói những lời lành và làm việc lành. Lời lành là những lời nói không có ý làm đau lòng, tổn thương những người khác xung quanh, không chứa đựng sự cay đắng, thù hằn, rủa sả, gỉa hình, lời nói có hai ý. Một nhà tâm lý tuyên bố, mỗi ngày chúng ta nói đến gần 700 vấn đề và dùng khoãng 12 ngàn câu; Nhưng câu hỏi đáng hỏi là có bao nhiêu vấn đề, hay bao nhiêu câu noí là những lời lành, có tánh chất xây dựng và khích lệ? Chúng ta là con cái của Đấng thiện lành thì lời nói của chúng ta phải tự nhiên luôn mang lại ích lợi cho những người khác. Trong sách Êphêsô 4:29 - sứ đồ Phaolô nhắc nhở gì? (Do not let any unwholesome talk come out of your mouths, but only what is helpful for building others up according to their needs, that it may benefit those who listen.) “chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh chị em; nhưng khi đang noí hãy noí một vài lời lành, có ơn và giúp ích cho những kẻ nghe." Người hiền lành còn thích làm những việc lành nữa. Như trong Êphêsô 2:10 có chép chúng ta được cứu là để làm gì? (For we are God's workmanship, created in Christ Jesus to do good works, which God prepared in advance for us to do.) “vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo.” Làm sao biết những điều nào lành để làm? Hãy dựa trên luật pháp của Chúa, theo đó mà làm; chẳng hạn như 10 điều răn của Đức Chúa Trời, hãy giữ trong lòng và làm theo.

 

Đời sống của chúng ta có đang tỏa sáng những điều này không, hay tối mù? Nhà triết gia nổi tiếng Plato có nói một câu: “An unexamined life is not worth to live!” Tạm dịch là “Một đời sống không tự xét là một đời sống không đáng sống!”  Cũng vậy một đời sống của một người cơ đốc mà không tự xét xem coi mình có đang tỏa sáng những tia sáng của Đấng Christ không thì thật chẳng đáng gọi là đời sống của một con cái Chúa. Những đức hạnh của sự sáng này quá cao siêu, làm sao tôi có được? Nhớ rằng Chúa Giê-xu hứa là chính Ngài sẽ chiếu sáng những điều này trên chúng ta, chứ không thể tự chúng ta làm được, nhưng chỉ có một điều mỗi người chúng ta phải làm mà thôi đó là mình có ý thức tình trạng tội lỗi và thành thật ăn năn không, rồi chính Ngài sẽ chiếu sáng những đức hạnh này trên đời sống của chúng ta. Câu hỏi cuối cùng luôn vẫn là mỗi người chúng ta đến đây sáng nay có nhận thức tội lỗi của mình không và ăn năn xưng tội với Chúa, vì sự chiếu sáng của Chúa Giê-xu trong đời sống của chúng ta phải bắt đầu từ đó!

 


----------------------- Lời Mời Gọi

 

Chúng ta là ai? Tại sao được dựng nên? Tại sao Đức Chúa Trời cứu chúng ta làm chi? Mỗi con cái Chúa phải hiểu mỗi người chúng ta là những “mặt trăng” nhỏ, đang phản chiếu sự sáng của Chúa Giê-xu ở trên trần thế này. Như vậy hãy tự xét xem mình đang có những tia sáng nào đang chiếu ra trong cách ăn nết ở của mình không?

 

1) Có biểu lộ những cá tánh biến đổi như: bình an, vui mừng và một đời sống có tiết độ không?

 

2) Cách ăn nết ở, cách đối xử của chúng ta với mọi người xung quanh như thế nào? Có tính chất của sự nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành và mềm mại không?

 

Hay tóm tắt mà nói đời sống của chúng ta có đang tỏa sáng tình yêu thương của Chúa Giê-xu không? Nếu có thì bằng cớ ở đâu? Nếu không thì phải tự xét xem có những điều gì, những tà thần nào đang cản trở chúng ta chiếu sáng tình yêu thương của Chúa Giê-xu không mà dẹp bỏ những bàn thờ đó đi. Điều kinh khủng đó là biết bao nhiêu người cơ đốc đi nhóm thờ phượng Chúa mỗi tuần lễ, nhưng ra về vẫn chưa chịu dứt khóat với những tội lỗi xấu xa, rác rến ô uế, nghịch với những điều răn Chúa dạy, để rồi đến một ngày không còn sự nhậy cảm của sự cáo trách tội lỗi nữa. Họ sống trà trộn trong những điều hôi tanh của trần tục mà không còn thấy khó chịu về mùi hôi của nó, vì đã đánh mất cảm giác rồi, thật là tội nghiệp cho những đời sống của người cơ đốc như vậy.  Đời sống cơ đốc đó sẽ chẳng tìm được ý nghĩa cho cuộc sống của mình đâu, và có thể người đó có được cứu đi nữa thì hình như chỉ qua lửa mà thôi, nhưng sẽ chẳng nhận được phần thưởng gì hết ở trên nước thiên đàng một ngày.

 

Mỗi người chúng ta hãy tự hỏi mình “Tôi có muốn sống như vậy không?” hay là tôi sẽ ăn năn, xưng tội, từ bỏ con đường ác, quay trở về với Chúa, vì tôi muốn Chúa Giê-xu chiếu sáng trên đời sống tôi? Không ai có thể quyết định cho anh chị em được, chỉ mỗi người mới có thể quyết định cho chính mình mà thôi, như vậy anh chị em và tôi sẽ quyết định gì trước khi tất lễ hôm nay?


CHRIST WILL SHINE ON YOU (Ephesians 5:14)

Ephesians 5:14 is a promise with conditions. Christ will not shine on a person who has not recognized his spiritual sins and waked up in repentance. What does this conditional promise mean? First, we must understand that Jesus once proclaimed that “He is the light of the world.” Jesus’ light is the manifestation of God’s holiness and glory. The Light itself is pure and has no contamination of “dust” (sin). Jesus’ light also represents the truth of God: Truth about the power of salvation, and truth about the gift of eternal life. It’s natural for those Jesus shines upon will first experience a personal relationship with Him. To have a personal relationship with Jesus (the Light), a person cannot continue in fellowship with darkness. The life of those who have a personal relationship with Jesus should be constantly guided by His teachings. Shining the Light means our life must produce spiritual fruits. First, the inner and transformed characters of Joy, Peace, and Self-Control. We have joy because God has reconciled (made peace) us through His Son and adopted us as His own children. Those who have joy and peace will have a heart of contentment filled with thanksgivings. We shine the joy and peace through the hope to inherit the kingdom of God. Those who Jesus shines upon will learn to live a life of self-control overcoming many idols, not being influenced by the greed of money nor the sexual immorality. Self-control is really a life controlled by the Holy Spirit. Secondly, Jesus shines on a person means how that person treats others. Patience is an essential character to serve God faithfully, and to keep peace inside His church. A person who has the light of goodness and kindness is slow to judge others, but quick to cover up their sins with prayer and tears. Goodness and kindness also speak good words and do good deeds that build up others. Is Christ shinning in your life? Is your examined life worthy to be called Christian? May be Christ could not shine on you because you have not yet repented. What is your decision today? You must decide to make that first step.