Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 41

Phước Trời

(God's Grace – the Greatest Blessing for New year)

Giăng 17:3

 

“Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật,

cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.”

(Now this is eternal life: that they know you, the only true God,

and Jesus Christ, whom you have sent.)

 

 

I. Chúc Tết

 

Một lần nữa, Tết Nguyên Đán lại trở về với những người Việt tha hương của chúng ta. Mỗi khi nhắc đến Tết là chúng ta liên tưởng đến một mùa Xuân tươi đẹp. Lý do là vì khi mùa Tết đến thì thời tiết thường bắt đầu trở nên ấm áp lại và cây cối khắp nơi đang đâm chồi nẩy lộc sau những ngày tháng lạnh lẽo của một mùa Đông ảm đảm. Và mỗi lần nói đến xuân là chúng ta tưởng tượng đến những gì sống động lại, sự vui tươi, trẻ trung cùng một sức mới. "Xuân về, Tết đến" lúc nào cũng mang lại nhiều ý nghĩa thiêng liêng cho người Việt của chúng ta đang sống khắp nơi trên thế giới dù cho ở phương trời nào đi nữa. Tuy sống ở Hoakỳ này, có lẽ Tết Việt Nam không được vui nhộn, tưng bừng như ở quê nhà, nhưng số đông chúng ta là những người Việt chính cống thì không thể quên được những phong tục "ăn Tết." Phong tục "ăn tết" đã trở thành một nghệ thuật và truyền thống in sâu vào tấm lòng của những người Việt mà không thể thiếu được trong những ngày đầu năm, nào là những phong tục thường có như là: lì xì, xông nhà, đốt pháo, múa lân, cắm mai, hái lộc, ăn mứt... phải có trong những ngày đầu xuân! Nhưng có một tục lệ ăn tết mà chắc chắn không thể thiếu được đó là phong tục "chúc tết." Đây là lúc mà mỗi người chúng ta lựa những lời nói khéo léo, dùng đủ mọi chữ tốt lành để chúc cho nhau trong những ngày đầu xuân này. Con cháu về thăm Ông Bà chúc được sống lâu, sống khỏe… để hưởng được nhiều “phước như Đông hải, thọ tỉ Nam sơn.” Học trò chúc nhau được học hành tấn tới, mau đỗ đạt thành tài, kiếm được một job tốt vừa ý. Đồng nghiệp thì chúc nhau mau tăng quan tiến chức, cho dù kinh tế vẫn còn suy kém. Có người dùng văn hoa chữ nghĩa chúc nhau: “Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý…” hay là chúc “Cung chúc tân niên, vạn sự bình yên, hạnh phúc vô biên, vui vẻ triền miên, làm việc như điên, kiếm được nhiều tiền, sung sướng như tiên…” Chúc mừng năm mới: 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525,600 phút thành công, và 31,536,000 giây vạn sự như ý. Điều tự nhiên cho thấy rõ mỗi khi Tết về đó là sống ở đời này, ai trong chúng ta cũng thích nhận được nhiều phước, thích được "chúc tết."

 

 

Điều tự nhiên cho thấy rõ mỗi khi “Xuân về, Tết đến” đó là sống ở đời này,

ai trong chúng ta cũng thích nhận được nhiều phước, thích được "chúc tết."

 

 

1) Dù cho những lời chúc Tết có khéo hay không, có vài điều thực tế chúng ta cũng cần nhận biết. Thứ nhất đó là sự giới hạn của những người chúc Tết cho mình vì họ không có khả năng để ban cho những điều họ chúc cho mình, và đôi khi chính họ lại là những người không có những phước đó và cũng đang mong được chúc Tết giống như vậy. Chẳng hạn như một người chúc chúng ta với câu nói: "trẻ mãi không già," nhưng chính mình lại đang có một mái tóc đã điểm “muối tiêu,” mắt đã mờ phải đeo kính, và da mặt đã xuất hiện nhiều những nét nhăn nheo rồi.

 

2) Điều thứ hai chúng ta cũng nhận biết đó là sự chóng qua của những phước ở đời này, cho dù mình có gặt hái được những điều y như những lời người ta chúc cho mình. Những lời chúc hay như là được vui tươi hơn, phát tài hơn, khỏe mạnh hơn hình như chỉ có giá trị trong một thời gian ngắn mà thôi, nhưng sau “ba ngày tết” thì “cuộc vui lại chóng tàn,” hình như "đâu rồi cũng lại vào đó," thịnh vượng đâu không thấy, mà sức khỏe lại cứ tiếp tục suy kém; cuộc sống lại mệt mỏi vì phải trở lại “đô vật,” đầu tắt mặt tối mỗi ngày với công việc làm của mình.

 

 

Dù cho những lời chúc Tết có khéo léo đến đâu đi nữa, chúng ta cũng cần thực tế nhận biết sự giới hạn của những người chúc Tết cho mình

sự chóng qua của những phước ở đời này.

 

 

II. Phước Đến từ Đức Chúa Trời

 

Chúng ta vẫn nên lấy những lời chúc Tết hay nhất mà chúc cho nhau nhơn dịp xuân Tân Mão sắp đến, nhưng cùng một lúc mỗi người chúng ta cũng phải thực tế nhận biết sự giới hạn, gía trị ngắn ngủi, và chóng qua của mọi lời chúc và phước lành ở trên trần gian này. Với sự ý thức như vậy thì chúng ta mới biết bỏ hết sức lực, tâm trí để còn tìm kiếm trong những ngày đầu xuân này những phước có giá trị trường tồn, không thay đổi như thời tiết khí hậu bên ngoài, hay lên xuống như nền kinh tế của thế giới. Và “đại phước” nhất mà chúng ta nên tìm kiếm đó chính là sự sống đời đời mà con người chúng ta chỉ có thể tìm được từ nơi Đức Chúa Trời, Đấng Tối Cao, quyền năng và giàu có mà thôi. Lời Chúa trong sách Tin lành Giăng 17:3 cho chúng ta thấy được phước này và phương cách làm thế nào để một người có được đại phước này – (Now this is eternal life: that they know you, the only true God, and Jesus Christ, whom you have sent.) “Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.”

 

 

Phước lớn nhất mà chúng ta nên tìm kiếm đó chính là sự sống đời đời

mà con người chúng ta chỉ có thể tìm được từ nơi Đức Chúa Trời,

Đấng Tối Cao, quyền năng và giàu có mà thôi.

 

 

Trong câu Kinh Thánh này có hai phần để một người nhận được phước của sự sống đời đời. Phần thứ nhất đó là “nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật.” Phần thứ hai đó là nhìn biết “Giê-xu Christ là Đấng Đức Chúa Trời đã sai đến” thì có sự sống đời đời.

 

 

Một người muốn nhận được phước của sự sống đời đời chỉ cần “nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật,” và nhìn biết “Giê-xu Christ

là Đấng Đức Chúa Trời đã sai đến.”

 

 

1) Điều đầu tiên để chúng ta nhìn biết được Đức Chúa Cha đó là chúng ta phải ý thức rằng Đức Chúa Trời thực hữu, nghĩa là Ngài có thật. Muốn thấy rõ được điều này, chúng ta trước hết phải tự hỏi sự sống của con người và muôn loài bắt nguồn từ đâu mà ai đã phú ban cho nó? Có bao giờ bạn nhìn lên cây và tự hỏi - nếu “chim có tổ, người có tông” vậy thì ai đã sinh thành ra tổ tông của loài người? Có bao giờ bạn nhìn vào vũ trụ bao la và quan xát những vạn vật hiện hữu một cách kỳ lạ xung quanh mình mà tự hỏi - ai đã dựng nên nó không? Có phải tình cờ mà trái đất có thể xoay xung quanh trục của nó với tốc độ khoãng 1,000 dặm một giờ, mà chúng ta không bị văng đi và bay vào không gian chăng? Ai đang làm cho trái đất này lơ lửng trong vũ trụ bao la và làm cho nó quay xung quanh mặt trời với tốc độ chính xác mỗi vòng là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 46 giây?  Có thể nào mọi sự ngẫu nhiên như vậy được không, hay là phải có một Đấng Chủ Tể, Tối Cao và quyền năng đã dựng nên muôn loài, muôn vật và con người chúng ta một cách tinh vi và bảo tồn sự sống của mỗi loài một cách lạ lùng. Thật đúng như một câu ca dao có nói: “Con chim nó hót trên cao; nếu Trời không có làm sao có mình?" để chứng minh gián tiếp về sự hiện hữu của ông Trời và nguồn gốc của loài người.

 

 

Điều đầu tiên để chúng ta nhìn biết được Đức Chúa Cha đó là chúng ta phải

ý thức rằng Đức Chúa Trời thực hữu, nghĩa là Ngài có thật.

 

 

2) Người Việt chúng ta ngày xưa tuy vô số là những người ít học, nhưng với sự quan xát, người ta cũng tin có ông Trời, tuy rằng không biết rõ Ngài là ai. Những người chất phát làm nghề nông biết có sự hiện hữu của ông Trời nên nói: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp…” Hay là câu ca dao: “Nhờ Trời mưa thuận gío hòa; Nào cày náo cấy trẻ gìa đua nhau. Lạy Trời mưa thuận gío đều; Cho đồng lúa tốt cho chiều lòng em.” Nhiều người sống không có học thức cao hiểu rộng, nhưng có lòng tin nơi Trời, cầu Trời vì biết rõ "Trời sinh, Trời dưỡng, Trời nuôi, Trời cho ai nấy hưởng; Trời kêu ai nấy dạ; Sống nhờ Trời, chết về chầu Trời; Trăm sự nhờ Trời." Ngày xưa chúng ta biết dân Việt luôn thờ Trời. Ngay từ thời các vua Hùng dựng nước, người ta đã biết thờ Trời. Mỗi năm nhà vua thay mặt nhân dân lập Tế Trời, cầu Trời cho dân chúng an cư lạc nghiệp, phù hộ cho mọi gia đình được an lành hạnh phúc. Người Việt chúng ta ngày xưa biết rõ và công nhận quyền tể trị của Đức Chúa Trời qua những câu ca dao như sau: “Thuận Thiên giã tồn, nghịch Thiên giã vong” nghĩa là thuận với Trời thì còn sống, nghịch lại với Trời thì cuối cùng là chết mất. Hay là câu nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” để công nhận Đức Chúa Trời cầm quyền mọi sự.

 

3) Lời Kinh Thánh trong sách Sáng Thế Ký 1:1 giúp cho chúng ta hiểu về sự hiện hữu của chính Đức Chúa Trời như là một Đấng Sáng Tạo tối cao như sau: (In the beginning God created the heavens and the earth.) “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Mắt chúng ta không thể thấy được Ngài vì Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo là Chân Thần, Thần linh có một không hai, nhưng chúng ta có thể thấy được sự thực hữu và quyền phép của Chúa qua những bằng cớ bởi những việc Ngài đã làm, mọi sự Ngài đã dựng nên xung quanh chúng ta. Người ta nói sau khi bay xung quanh mặt trăng với phi thuyền Apollo 8, phi hành gia người hoa kỳ tên Frank Borman đã được một nhà báo phỏng vấn. Trước hết nhà báo này nhắc đến lời nói của một phi hành gia khác người Sôviết sau khi trở về từ một chuyến bay trong không gian và đã tuyên bố rằng ông không thấy Đức Chúa Trời hay thiên sứ nào cả, và rồi nhà báo hỏi nhà phi hành gia Frank Borman: “Còn ông, ông có thấy Đức Chúa Trời không?” Phi hành gia Frank Borman đã trả lời: “Không, tôi cũng không thấy Ngài, nhưng tôi thấy rõ những bằng chứng của Ngài.”  Vì vậy mà có người đã nói một câu đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Không ai thật sự có thể vừa làm một nhà bác học hay khoa học gia mà cùng một lúc là một người vô thần được?”

 

Trong sách Rôma 1:19-20 - sứ đồ Phaolô cũng nói tương tự về một trong những bằng cớ gì mà loài người không thể từ chối sự thực hữu của Đấng Tạo Hoá được? (since what may be known about God is plain to them, because God has made it plain to them. For since the creation of the world God’s invisible qualities—his eternal power and divine nature—have been clearly seen, being understood from what has been made, so that people are without excuse.) “Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.” Nhà học gỉa nổi tiếng tên CS Lewis, ngày xưa là một người vô thần, nhưng sau này đến tin Chúa và đã nói một câu rất hay: “Tôi tin đạo Chúa giống như tôi tin có mặt trời, không chỉ vì tôi thấy mặt trời mà thôi, nhưng nhờ mặt trời mà tôi thấy mọi sự!”  Mặt trời là bằng cớ sờ sờ rõ ràng trước mắt mọi người mà nhờ đó chúng ta thấy được lẽ thật về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo quyền năng và tối cao.  Ngài là Đấng sáng tạo nên muôn loài, muôn vật và là Đấng rất giàu có. Nếu chúng ta nhìn vào vũ trụ, không gian mênh mông thì chắc chắn phải nhận thức về sự hiện hữu của ông Trời và thấy rõ được tài sản/cơ nghiệp vĩ đại giàu có của Ngài đến chừng nào. Kinh Thánh Thi Thiên 24:1 làm chứng gì về sự hiện hữu của Ngài: (The earth is the LORD’s, and everything in it, the world, and all who live in it;) "Đất và muôn vật trên đất đều thuộc về Đức Giêhôva," có nghĩa là cả trái đất và vũ trụ bao la giàu có này đều thuộc của Đức Chúa Trời tối cao. Kể cả ông Bill Gates có lẽ là nhà tỉ phú giàu có nhất thế giới cũng phải nhờ Trời mà sống, vì ông cũng phải thở bằng không khí trời ban cho và uống nước trời ban phát xuống, rồi một ngày cũng phải "chầu trời" như mọi người hết.

 

 

Mắt chúng ta không thể thấy được Đức Chúa Trời vì Ngài là Thần Linh, nhưng chúng ta có thể thấy được sự thực hữu và quyền phép của Chúa qua những bằng cớ bởi những việc Ngài đã và đang làm xung quanh chúng ta.

 

 

4) Không phải ông Trời là Đấng thực hữu và giàu có thôi đâu, nhưng Kinh Thánh còn chép Ngài còn là Đấng độc tôn, có một, Ngài là Chân Thần. Phương cách để chúng ta nhận biết ông Trời là Chân Thần, có một không hai đó là chúng ta phải phân biệt ở trên đời này cũng có lẫn lộn rất nhiều những tà thần. Tà thần do con người tự tưởng tượng và đặt ra để suy tôn. Tà thần ẩn nấp nơi những hình tượng vô tri vô giác, do bàn tay con người trạm trỗ nên để quỳ lạy, tôn thờ và cầu khẩn, nhưng chỉ có một Chân Thần, Đấng độc tôn, vô hình, Đấng sáng tạo nên muôn loài và có mọi quyền phán xét. Nếu chưa phân biệt được Chân Thần và tà thần thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm được sự sống đời đời đâu.

 

5) Kinh Thánh còn giúp cho chúng ta hiểu bản tánh của Ngài là một người “Cha” đầy lòng yêu thương và nhơn từ. Sách 1 Giăng 4:8 có chép – (Whoever does not love does not know God, because God is love.) “Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.” Mà nếu Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng yêu thương thì điều tự nhiên những phước lành Ngài ban cho nhân loại phải là những “đại phước.” Chẳng hạn như bây giờ có một chương trình gây quỹ cho những người nghèo. Trong cuộc gây quỹ này có đủ loại người đến nghe, cảm động và dâng hiến của cải để dự phần trong chương trình cứu trợ này. Thử hỏi khi đến phần dâng hiến, nếu ông Bill Gates có mặt ở đó thì theo bạn nghĩ ông sẽ dâng nhiều nhất hay ít nhất? Số tiền ông cho sẽ phải xứng với cái danh xưng của ông là một người tỉ phú giàu có nhất trên thế giới, phải không? Huống gì Đức Chúa Trời là Chủ Tể, Đấng Tối cao mà lại không ban cho chúng ta những điều quí gía nhất sao? Trong mọi phước lành Chúa ban cho loài người, phước nào là lớn nhất? Kinh Thánh chép “đại phước” đó là chính là ơn đẹp của sự sống đời đời trong Con một của Ngài là Cứu Chúa Giê-xu mà Cha đã sai đến, có chép trong Tin Lành Giăng 3:16 như sau – (For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life.) “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”

 

 

Nếu Đức Chúa Trời là Đấng Chí Cao và giàu lòng yêu thương thì điều tự nhiên những phước lành Ngài ban cho nhân loại phải là những “đại phước.”

 

 

III. Đại Phước

 

Suy gẫm vài đặc điểm về sự “vĩ đại” của phước này.

 

1) Đức Chúa Trời ban cho chúng ta chính Con một của Ngài, là Cứu Chúa Giê-xu. Thứ nhất, bạn không thể tin Đức Chúa Trời thực hữu mà không tin sự khải thị của Con một Đức Chúa Trời là Cứu Chúa Giê-xu, vì khi Chúa đến, Ngài đã nói những lời chỉ có ông Trời mới dám nói được và Ngài đã làm những việc lạ lùng, kỳ diệu, những phép lạ mà chỉ có ông Trời mới làm được thôi chẳng hạn như những phép lạ đuổi quỷ, chữa mọi bệnh tật, điều khiển thiên nhiên và làm cho kẻ chết sống lại. Khi nói về sự ban cho Con một của Đức Chúa Trời, chúng ta phải hiểu nó có nhiều hình thức và mức độ qúi gía.

 

a) Chúng ta có thể bố thí những của dư thừa; cũng gọi là cho, nhưng chẳng mấy là quí gía vì không phải hy sinh gì hết.

b) Chúng ta có thể cho những của cải quí báu của mình thì nó đòi hỏi một sự mất mát cao hơn nào đó.

c) Nhưng nếu phải hy sinh chính mạng sống của mình thì là điều hết sức là quí gía vì phải đánh mất điều gì quí gía nhất mình có, phải không?

d) Còn hơn nữa, nếu chúng ta hy sinh chính mạng sống mình cho những người chẳng xứng đáng thì lại còn là điều vĩ đại nữa, coi như không thể xảy ra được.

 

Đức Chúa Trời ban cho chúng ta chính mạng sống của Con một của mình để hy sinh chuộc tội cho mỗi chúng ta là những kẻ tội nhân chẳng xứng đáng thì thật là một điều hết sức là “vĩ đại!”

 

 

Phước Đức Chúa Trời ban cho vĩ đại vì Ngài hy sinh

chính mạng sống của Con một mình.

 

 

2) Sự ban cho này còn là “đại phước” vì nó đáp ứng nhu cầu lớn nhất của loài người, mà không ai có thể tự đáp ứng được. Nhu cầu lớn nhất của mỗi người sanh ra đời đó là được thoát khỏi sự phán xét đời đời trong hình phạt của lửa hỏa ngục vì “mọi người đều đã phạm tội”, nhưng còn được sống "trường sinh bất tử" với Chúa ở trong nước thiên đàng của Ngài một ngày. Kinh Thánh cho biết từ khi tổ phụ của loài người là Ađam và Êva đã phạm tội không vâng lời "ăn trái của cây cấm" trong vườn của sự sống, sau đó họ lãnh bản án của sự chết thì ông Trời đã xếp đặt sẵn một chương trình cứu rỗi dòng dõi loài người ra khỏi tội bằng cách Ngài hứa sẽ ban cho một Đấng cứu chuộc, một vị cứu tinh cho cả thế giới. Chính Đấng Cứu Chuộc này đã đến từ Trời, mặc lấy thân xác con người, hy sinh mạng sống của mình, đổ huyết trên cây thập tự gía, làm của lễ chuộc tội để cứu loài người tội lỗi trở lại với Đức Chúa Trời, vì tất cả những công đức, sự cố gắng của loài người không có đủ điều kiện để cứu rỗi linh hồn của chúng ta. Nếu nhu cầu lớn nhất của con người là vấn đề kinh tế và thương mại thì Đức Chúa Trời đã gởi đến một Kinh tế gia tài giỏi. Nếu nhu cầu là để giải trí vui chơi thì Đức Chúa Trời sai một anh hài kịch đến làm vui cho chúng ta. Nếu là nhu cầu là y khoa thì Đức Chúa Trời đã gởi đến một vị y sĩ tài ba chữa được mọi bệnh tật. Nhưng vì nhu cầu của loài người là cần được sạch tội để nhận được sự sống đời đời, nên Đức Chúa Trời đã sai đến một vị cứu tinh, Con Ngài, chết đổ huyết trên cây thập tự làm gía cứu chuộc thế cho mỗi người chúng ta, hầu cho chúng ta được sống lại một ngày và được sống đời đời trong nước thiên đàng của Chúa. Đây chính là “đại phước,” sự ban cho "Con Ngài" đến với mỗi người chúng ta ngay hôm nay.

 

 

Sự ban cho này là “đại phước” vì nó đáp ứng nhu cầu lớn nhất của loài người, đó là được thoát khỏi sự phán xét đời đời trong hình phạt của lửa hỏa ngục vì “mọi người đều đã phạm tội”, nhưng còn được sống "trường sinh bất tử" với Chúa đời đời ở trong nước thiên đàng của Ngài một ngày.

 

 

3) Phước lớn này về sự sống đời đời đã được làm chứng và bảo đảm qua chính sự sống lại của Chúa Giê-xu gần 2,000 năm trước đây. Phước của sự sống đời đời không phải là một lời hứa không có nền tảng, như một số những lời chúc tết ở trên đời này có sự giới hạn, nhưng lời hứa về sự sống đời đời của Đức Chúa Trời đã được chứng tỏ qua sự chết, chôn và sống lại của Chúa Giê-xu mà chưa hề có ai đã chết, bị chôn và sống lại vinh hiển như vậy. Câu chuyện của một người triết gia kia muốn lập một tôn giáo mới. Sau nhiều tháng sưu tầm đã viết thành một sách đạo mới. Khi đã xong, nhà triết gia này bèn gởi cuốn sách đạo này đến với một vài người bạn của mình để tham khảo ý kiến, tu bổ cho tốt hơn. Nhiều người đã đưa ra ý kiến xây dựng và hoan nghinh đạo lý mới này.  Tuy nhiên có một người bạn đến nhà hỏi nhà triết gia: “Nếu người ta đang chết đói, đạo anh có sẽ dạy phải ra tay cứu người đó không?” Nhà triết gia mạnh dạn trả lời: “Có chứ! Điều căn bản trong đạo của tôi là dạy phải thương người như thể thương thân.” Người bạn hỏi tiếp: “Nếu người ta bị tù tội, sắp bị tử hình, đạo anh có dạy phải sẵn sàng hy sinh chính mạng sống mình không?” Nhà triết gia không lưỡng lự trả lời: “Tuy điều này khó làm nhưng đạo của tôi dạy rõ những tín đồ theo đạo này phải hy sinh đến chính mạng sống mình để cứu người.”  Người bạn hỏi tiếp: “Thế nếu anh hy sinh chết cho người đó, rồi anh có sẽ sống lại được không?” Người triết gia suy nghĩ một hồi lâu và thốt lên: “Thưa ông! điều đó tôi không biết!” Người bạn kết luận: “Nếu đạo mới này không chắc chắn cứu anh sống lại, thì tôi khuyên anh chớ nên lập đạo này vì khi anh chết thì đạo anh cũng chết theo và tôn giáo chết thì chẳng cứu được ai cả!”  Thật vậy, nếu tôn giáo chỉ dạy người ta làm những điều tốt lành mà không cứu được chúng ta sống lại khỏi chốn hư mất đời đời trong hồ lửa thì tự hỏi tôn giáo đó cuối cùng có ích gì chăng? Nhưng riêng Cứu Chúa Giê-xu, Ngài đã một lần tuyên bố: (“I am the resurrection and the life. The one who believes in me will live, even though they die;) “Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin Ta thì sẽ sống...” (Giăng 11:25) và sau đó Chúa đã sống lại rồi và đang sống trong lòng của cả tỉ người.

 

 

Phước của sự sống đời đời đã được làm chứng và bảo đảm

qua chính sự sống lại của Chúa Giê-xu gần 2,000 năm trước đây.

 

 

4) Đặc điểm nữa của “đại phước” Đức Chúa Trời ban cho loài người sự sống đời đời trong Con Ngài đó là phước này ban cho không điều kiện gì hết và cũng không đòi gía. Đây là điều thật là khó hiểu theo sự suy luận của loài người, cho đến khi nào chúng ta nhận thức được Đức Chúa Trời là Đấng giàu có vô hạn và đầy lòng yêu thương.

 

 

Điều lạ lùng về sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời ban cho đó là phước này ban cho mọi người không điều kiện và cũng không đòi gía chi hết.

 

 

IV. Nhận Phước

 

Sự nhận được “đại phước” rất là đơn giản đó là nhìn biết “Chúa Giê-xu Christ” là Đấng Đức Chúa Trời đã sai đến” từ Trời, để cứu chuộc cho chính mình mà thôi, ngoài ra không đòi hỏi gì nữa hết. Chỉ bởi lòng tin rằng Đức Chúa Trời có thật, Ngài yêu thương tôi là một kẻ tội nhân đáng chết, bằng cách đã sai chính Con một Ngài đến thế gian chịu chết thay thế cho tôi, và một ngày tôi sẽ được vào hưởng sự sống đời đời trong nước thiên đàng của Chúa. Tin không phải chỉ là biết mà thôi, nhưng còn là nhận lấy cho chình mình. Người biết thì sẽ chỉ nói: "À! Thật hay vì Cứu Chúa Giê-xu đã đến cứu chuộc nhân loại," nhưng người tin thì sẽ nói: "Tôi là một kẻ tội nhân đáng chết mà Chúa Giê-xu đã được Đức Chúa Trời sai đích thân từ Trời đến chết trên thập tự gía chuộc tội thay thế cho chính tôi." Tin là "mở lòng" mình và mời Chúa Giê-xu bước vào làm Chủ hoàn toàn cuộc đời của mình bằng lời cầu nguyện đơn sơ nhưng thành thật - "Ôi! Cứu Chúa Giê-xu ơi, xin Ngài cứu linh hồn của con."

 

 

Người biết thì sẽ chỉ nói: "À! Thật hay vì Cứu Chúa Giê-xu đã đến cứu chuộc nhân loại," nhưng người thật tin thì sẽ nói: "Tôi là một kẻ tội nhân đáng chết mà Chúa Giê-xu đã được Đức Chúa Trời sai đích thân từ Trời đến chết trên thập tự gía chuộc tội thay thế cho chính tôi."

 

 

Tôi muốn hỏi những người đang mong hay nay đã được trở thành một công dân nước Hoakỳ, bạn cần phải bao nhiêu thời gian, công lao mới nhận được điều này? Thứ nhất, bạn phải sống một cách đàng hoàng, không phá luật pháp trên 3-5 năm ở Mỹ. Bạn phải học tiếng Anh cho giỏi để học thi quốc tịch. Bạn phải đóng tiền để đi thi và phải thi đậu. Đây là một tiến trình rất dài, đòi hỏi rất nhiều công lao, thì giờ, tiền bạc để gặt hái được quyền lợi làm công dân nước Hoakỳ. Nhưng rồi quyền lợi này sẽ chấm dứt khi mỗi người chúng ta nằm xuống một ngày. Nhưng còn đại phước của Đức Chúa Trời ban cho, bạn cần bao nhiêu công lao, sức lực, cần bao nhiêu của cải để nhận được ơn đẹp và lớn nhất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho qua Con Ngài? Bạn không cần phải đóng tiền hay cần một hạnh kiểm phải toàn hỏa nào hết mới có được phước lớn này? Bạn không cần một thời gian dài phải học thi, nhưng chỉ trong vòng một giây quyết định ăn năn tội và tin nhận Cứu Chúa Giê-xu, Con Ngài, bạn sẽ có đại phước này, ngay bây giờ, ngay chỗ này vì Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, Ngài không thể nói sạo được. Chính lời Chúa đã hứa: (Now this is eternal life: that they know you, the only true God, and Jesus Christ, whom you have sent.) “Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.”

 

Như vậy tại sao bạn còn chần chờ chưa nhận? Hãy lấy đức tin “nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến” thì bạn sẽ có ngay phước lớn nhất cho năm mới này Chúa ban, đó chính là sự sống đời đời trong Chúa Giê-xu Christ, Cứu Chúa của mọi người, của bạn và của tôi!

 


---------------- Lời Mời Gọi

 

Năm mới sắp đến, bạn đang mong nhận được những lời chúc phước gì không? Thử hỏi một cách thực tế, cho dù nếu bạn có nhận được những phước mà người ta chúc cho mình đi nữa thì những phước đó sẽ tồn tại được bao lâu? Nó có sự bảo đảm lâu dài không? Đâu là phước có gía trị trường tồn để chúng ta thật sự tìm kiếm và chúc Tết cho nhau đây? Phước đó phải là sự sống “trường sinh bất tử,” sống mãi không phải ở trong hồ lửa địa ngục, mà sống đời đời trên thiên đàng thì mới hưởng được mọi phước đời đời.

 

Bạn có biết là phước này đã được Đức Chúa Trời hứa ban sẵn cho mỗi chúng ta rồi không? Rõ ràng trong lời Chúa đã chép: (Now this is eternal life: that they know you, the only true God, and Jesus Christ, whom you have sent.) “Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.” Chỉ có Đấng đã ban cho mỗi người chúng ta sự sống mới là Đấng có quyền năng ban cho chúng ta sự sống đời đời. Ngài ban cho chúng ta Thiên Phước này trước hết qua sự hy sinh chính mạng sống Con một của mình hầu cho qua sự chết đổ huyết của Chúa Giê-xu làm gía chuộc chúng ta là những kẻ tội nhân lại cho Ngài. "Thiên Phước" là sự sống đời đời mà Chúa đã sẵn sàng cho mỗi chúng ta một cách lạ lùng, ban cho không điều kiện, không đòi gía, không đòi công lao tu trì, nhưng chỉ mở lòng tiếp nhận Con Trời mà thôi. Trong sách 1 Giăng 5:11-12 có chép – (And this is the testimony: God has given us eternal life, and this life is in his Son. Whoever has the Son has life; whoever does not have the Son of God does not have life.) "Chứng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài. Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống; ai không có con Đức Chúa Trời thì không có sự sống." Thật mong sáng hôm nay, bạn sẽ mở lòng nhận lấy "Thiên phước" - món quà vĩ đại này!

 

Xuân đến rồi xuân sẽ đi qua, nhưng sự sống đời đời Chúa ban cho sẽ còn có mãi, và đó là lời chúc tốt đẹp nhất tôi dành cho các bạn cùng mời gọi bạn đến tiếp nhận ơn này. Nếu phong bì lì xì có sẵn để chúc cho một đứa bé mà nó không chịu nhận, thì bao lì xì đó sẽ không bao giờ thuộc của đứa trẻ đó, phải không? Cũng vậy, nếu Chúa sắm sẵn ơn cứu rỗi mà bạn từ chối thì bạn sẽ không thể có Thiên Phước cho mình; nhưng nếu bạn bằng lòng tiếp nhận món quá đó ngay hôm nay, bạn có sự bảo đảm của sự sống đời đời từ ngay hôm nay, vì Đức Chúa Trời là Đấng thành tín.  Mong bạn đừng bỏ lỡ cơ hội sáng hôm nay; đừng chần chờ nữa, nhưng hãy tiếp nhận Con Trời, tiếp nhận Thiên Phước, ngay trong những ngày Tân Xuân đang sắp đến đây, để rồi bạn không phải chỉ có sự bảo đảm cho sự sống đời đời của mình mà thôi, nhưng như bao nhiêu tỉ tỉ người khác trên thế giới còn đã kinh nghiệm được sự vui mừng và bình an, một cuộc sống sung mãn/dư dật ngay trong cuộc sống hằng ngày này, cho dù nhỡ có khi đối diện với biết bao nhiêu hoạn nạn, khổ đau trong cuộc sống đi nữa, vì họ có Chúa Cứu Thế Giê-xu luôn ở bên cạnh mình. Chính Đavít ngày xưa đã sáng tác một Thi Thiên nổi tiếng để làm chứng điều này trong sách Thi Thiên 23:4(Even though I walk through the darkest valley, I will fear no evil, for you are with me; your rod and your staff, they comfort me.) “Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi; Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi.” Bạn có muốn kinh nghiệm ơn phước này không? Hãy vâng lời Đức Chúa Trời mà tiếp nhận Con Ngài, Cứu Chúa Giê-xu Christ, ngay hôm nay!

 

 


 

God’s Grace – the Greatest Blessing for New Year

(John 17:3)

 

One of the important New Year customs is to greet each others with many blessings of prosperity, peace, great health, fame, and good lucks. Even if these wishes are pleasing and sincere, we need to recognize that these nice words have limits. Many people that greet us don’t even have the ability to give us what they want to bless us. Even if we gain these blessings in the coming year, all is temporarily and ended when death comes to all of us. True and everlasting blessings can only come from God the Creator. He wants to give you the greatest blessing that is the eternal life in His kingdom of heaven. To receive this greatest blessing, one needs to know Him as the only true and living God, and Jesus Christ, whom He has sent (John 17:3). We may not see God, but we definitely see the living signs of His presence and power throughout the wonderful creation. The Bible declares “In the beginning God created the heavens and the earth.” Furthermore, God demonstrated His perfect love, power and richness by sacrificing His own Son, Jesus Christ. This is the most expensive gift that God had to give up so we can become His own children. This is the greatest blessing because it satisfies our greatest need to be free from the judgment of hell. This blessing is real and guaranteed because it was once demonstrated through the death and resurrection of Jesus almost 2,000 years ago. This blessing is incomprehensible because it requires no condition. You just simply by faith make a decision to trust Christ, God’s Son. How long does it take for an immigrant to meet all the requirements of becoming an US citizen? It takes a long time, a lot of effort and even costing some money. But receiving this greatest blessing of the eternal life from God only needs a second for you to make a decision. Would you be willing to give God that second to decide trusting and following Jesus Christ? Just simply pray: “Oh Father, the only true and living God! I repent my sins and make a decision to trust your Son, whom you had sent, to be the Savior and Lord of my life today.” May you experience the greatest and most blessed New Year as you come to know the only true and living God, and Jesus Christ, His only Son. Amen!