Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 42

Tình Yêu Kỳ Diệu

(The Amazing Love)

Rôma 5:6-11

 

“Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. 5:7 Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. 5:8 Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. 5:9 Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! 5:10 Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!”

 

(You see, at just the right time, when we were still powerless, Christ died for the ungodly. 7 Very rarely will anyone die for a righteous person, though for a good person someone might possibly dare to die. 8 But God demonstrates his own love for us in this: While we were still sinners, Christ died for us. 9 Since we have now been justified by his blood, how much more shall we be saved from God’s wrath through him! 10 For if, while we were God’s enemies, we were reconciled to him through the death of his Son, how much more, having been reconciled, shall we be saved through his life! 11 Not only is this so, but we also boast in God through our Lord Jesus Christ, through whom we have now received reconciliation. Therefore, just as sin entered the world through one man, and death through sin, and in this way death came to all people, because all sinned.)

 

 

I. Lịch Sử Ngày Lễ Tình Yêu

 

Cứ mỗi khi đến khoãng giữa tháng Hai, ở nước Hoakỳ này thiên hạ ăn mừng một ngày lễ thật đầy ý nghĩa đó là "lễ tình yêu," tiếng Anh gọi là lễ Valentine. Vắn tắt nói về lịch sử của ngày lễ này liên hệ đến ngày tử đạo của một vị tu sĩ tên là Valentinus, ngày xưa sống bên thành phố Rôme trong thời cai trị của hoàng đế Claudius đệ nhị. Valentinus trước kia không phải là một người tín hữu, nhưng có lòng nhân đạo, cho nên thường hay giúp đỡ bảo vệ những người tín đồ tin theo đạo Chúa Giê-xu đang bị bắt bớ trong thời đó. Sau này Valentinus bị bắt giam vào tù và khi ở trong tù ông đã đến biết và tiếp nhận Cứu Chúa Giê-xu và một thời gian sau thì Valentinus bị chặt đầu tử hình ở ngoài cửa thành Flaminian vào ngày 14 tháng hai năm 269 AD, vì tội đã cứu giúp những người tín đồ và tin nhận Chúa Giê-xu. Từ đó, người ta bắt đầu lấy ngày 14 của mỗi tháng Hai làm ngày kỷ niệm cho lễ tình yêu.

 

 

II. Những Loại Tình Yêu

 

Ngày lễ Valentine này trước hết nhắc cho chúng ta thấy được tình yêu là một cảm xúc mà ai trong chúng ta cũng kinh nghiệm; là một nhu cầu cần thiết mà ai trong chúng ta cũng muốn có. Có một anh thanh niên kia lần đầu tiên yêu một cô gái và cả hai đều là tín đồ. Ngày kia anh muốn tìm cớ để có thể hôn người yêu mình lần đầu tiên. Nhưng là tín đồ cho nên làm cái gì thì anh cũng phải tìm cho ra một câu Kinh Thánh nào cho thích hợp. Một ngày kia anh đọc được câu Kinh Thánh trong Rôma 16:16 như sau: (Greet one another with a holy kiss…) "Anh em hãy lấy cái hôn thánh mà chào nhau..." Anh đến cố vấn với vị mục sư xem coi đây có phải là câu Kinh Thánh có thể dùng để hôn người yêu của mình được không? Vị mục sư trả lời "cái hôn thánh" đây không phải là cái hôn giữa tình yêu nam nữ, nên làm cho anh cảm thấy hơi thất vọng. Tối hôm đó, khi chàng và nàng đang ngồi nói chuyện thì cô gái bỗng nhiên ôm lấy anh hôn một cái lần đầu tiên! Anh chàng ngẩn ngơ thốt lên: "Chúa ơi! Con cần một câu Kinh Thánh, Chúa ơi…" Cô nàng nghe vậy thì nói lên câu Kinh Thánh trong Mathiơ 7:12: (So in everything, do to others what you would have them do to you…) "Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ... hôn em ngay đi!"

 

 

Ngày lễ Valentine nhắc cho chúng ta thấy được tình yêu là một cảm xúc mà ai trong chúng ta cũng kinh nghiệm; là một nhu cầu cần thiết mà ai trong chúng ta cũng muốn có.

 

 

Có người đã nói: “Làm sao sống được mà không yêu; không nhớ, không thương một kẻ nào?”

# Còn có người khác thì chỉ mong sống ở trên đời này chỉ để được yêu mà thôi, nên đã thốt lên: “Tôi chỉ xin được yêu, không đòi hỏi chi nhiều. Chỉ được yêu cũng đủ, dù chẳng được bao nhiêu.Khi nói đến hai chữ “tình yêu” thì trong phạm vi nhạc lý, phim chuyện chúng ta cũng không thể đếm hết được tất cả những bản nhạc, bài hát đã được sáng tác để diễn tả đủ loại tình yêu, nhưng tóm lại vỏn vẹn chỉ ở ba chữ “I Love You” mà thôi, phải không? Trên phạm vi của những chuyện tình yêu thì cũng không thiếu, nào là loại tình yêu dang dở như của "Lan và Điệp" hay chuyện tình ướt át về “chiếc tàu Titanic.” Qua những chuyện tình, những cuộn phim tình cảm chúng ta thấy được có vài nét rõ rệt của một mối tình chân thật sau đây:

 

1) Thứ nhất, tình yêu thật phải phát xuất ra thành những hành động thực tế, chứ không phải chỉ giới hạn ở cảm xúc trong lòng và rồi trên “đầu môi trót lưỡi” mà thôi. Trong Kinh Thánh 1 Giăng 3:18 khi dạy về đặc tánh này, sứ đồ Giăng đã khuyên con cái Chúa phải yêu nhau một cách thực tế như thế nào? (Dear children, let us not love with words or speech but with actions and in truth.) “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.”

 

 

Tình yêu thật phải phát xuất ra thành những hành động thực tế, chứ không phải chỉ giới hạn trên “đầu môi trót lưỡi” mà thôi.

 

 

Một ẩn dụ nổi tiếng của Chúa Giê-xu về người Samari nhơn lành có chép trong Luca 10:33-35 cũng giúp cho chúng ta thấy tình yêu thương thật của người này đã đối xử với người bị nạn rõ rệt qua những hành động gì? (But a Samaritan, as he traveled, came where the man was; and when he saw him, he took pity on him. 34 He went to him and bandaged his wounds, pouring on oil and wine. Then he put the man on his own donkey, brought him to an inn and took care of him. 35 The next day he took out two denarii[a] and gave them to the innkeeper. ‘Look after him,’ he said, ‘and when I return, I will reimburse you for any extra expense you may have.’) “Song có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần người đó, ngó thấy thì động lòng thương; 34 bèn áp lại, lấy dầu và rượu xức chỗ bị thương, rồi rịt lại; đoạn, cho cỡi con vật mình đem đến nhà quán, mà săn sóc cho. 35 Đến bữa sau, lấy hai đơ-ni-ê đưa cho chủ quán, dặn rằng: Hãy săn sóc người nầy, nếu tốn hơn nữa, khi tôi trở về sẽ trả.” Anh chị em có nhận diện ra tối thiểu có đến 7 động từ thực tế mà người Samari đã bày tỏ lòng nhơn từ yêu thương đối với kẻ bị nạn không?

 

2) Thứ hai, tình yêu thật chắc chắn phải có tính chất của sự hy sinh cho người mình yêu, chứ không phải ép buộc hay chiếm ngự lấy cho riêng mình mà thôi. Câu chuyện một anh lính Mỹ sau khi đi qua bên Iraq đánh trận, khi trở về nhà thì bị cụt hết một cánh tay. Có nhiều người gặp lại anh thì thường nói: “Kìa! Anh đã bị mất một cánh tay rồi!” Thì anh linh này luôn trả lời: “Không! Tôi không có đã mất một cánh tay đâu; nhưng tôi đã bằng lòng hy sinh một cánh tay vì tổ quốc của tôi!” (I am not loosing it; I am giving it for my country!)

 

 

Tính chất đẹp của tình yêu thật là sự hy sinh cho người mình yêu.

 

 

Trong Giăng 15:13 diễn tả đặc tánh hy sinh này như sau: (Greater love has no one than this: to lay down one’s life for one’s friends.) “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình.” Yêu thật thì sẵn sàng hy sinh chết để cho người bạn mình yêu được sống. Chúng ta có khi thấy rõ được điều này qua chính tình yêu của nhiều người mẹ thương con. Làm sao chúng ta nói mình yêu thật mà không thể hy sinh, không chịu mất mát gì hết sao? Có người đã định nghĩa sự "hy sinh" trong tình yêu như sau: hy sinh là “sẵn sàng mất để người khác được nhận; sẵn lòng buồn để người khác được vui; và sẵn sàng chết để người khác được sống.”

 

3) Thứ ba, tình yêu cao cả thật không phải chỉ hy sinh cho người mình yêu mà thôi nhưng là cho bất cứ ai, kể cả cho chính kẻ thù của mình.

 

 

Tình yêu cao cả không phải chỉ biết hy sinh cho người mình yêu mà thôi, nhưng là cho bất cứ ai, kể cả cho chính kẻ thù của mình.

 

 

Chúng ta đã từng nghe giảng về những loại tình yêu khác nhau. Trong tiếng Hylạp thì khi đề cập đến "tình yêu" có tối thiểu đến ba từ nghữ khác nhau để phân biệt những loại và cường độ khác nhau của sự yêu thương.

 

a) Thứ nhất, có chữ "Eros." Chữ này dùng để diễn tả loại tình yêu mê đắm, mê muội, nhu hướng về xác thịt. Tình yêu này lệ thuộc nhiều do sự thu hút hấp dẫn của sắc đẹp bên ngoài, và của nhục dục đòi hỏi xác thịt bên trong. Đây là loại yêu “chợt mau đến, nhưng cũng chợt mau đi... theo thời gian, hoặc hoàn cảnh. Đây là loại tình yêu có tính chất ích kỷ vì chỉ muốn chinh phục, ép buộc và thoả mãn lấy nhu cầu cho riêng mình mà thôi. Trong sách Các Quan Xét 14:1 cho chúng ta thấy một thí dụ của loại tình yêu này, khi tiên tri Samsôn xuống tỉnh Thim-ma thì thấy một người nữ Philítin là một người ngoại, thì anh đòi cha mình cưới cô thiếu nữ đó cho mình ngay. Tại vì sao? Samsôn nói: “vì nàng đẹp mắt conSau đó đến đoạn 16:1, xuống đến Gaxa, Samsôn thấy một người kỵ nữ (điếm) đẹp nữa thì “vào ngay nhà nàng…” rồi khi đến Sôréc thì Samsôn lại yêu một người nữ ngoại bang khác tên Đalila. Đây diễn tả một phần của loại tình yêu "Eros…" thường chỉ thu hút bởi sắc dục bên ngaòi, mau phai tàn theo thời gian, và nhiều khi có thể đưa đến những hành động thiếu sáng suốt.

         

Đương nhiên tình yêu "Eros" không phải lúc nào cũng là xấu hết, nhưng trên thực tế là một trong những điều cần thiết trong phạm vi chân chính giữa tình nghĩa vợ và chồng. Nếu đọc trong sách Châm Ngôn 5:15-19 - chính Kinh Thánh cũng nhắc đến một phần của loại tình yêu thu hút này là một trong những điều cần thiết “dính díu” vợ chồng với nhau - (Drink water from your own cistern, running water from your own well. 16 Should your springs overflow in the streets, your streams of water in the public squares? 17 Let them be yours alone, never to be shared with strangers. 18 May your fountain be blessed, and may you rejoice in the wife of your youth. 19 A loving doe, a graceful deer— may her breasts satisfy you always, may you ever be intoxicated with her love.) “Hãy uống nước hồ con chứa, Và nước chảy trong giếng con. 16 Các nguồn của con há nên tràn ra ngoài đường, Và các suối của con tuôn nơi phố chợ sao? 17 Nó khá về một mình con, Chớ thông dụng nó với người ngoại. 18 Nguyện nguồn mạch con được phước; Con hãy lấy làm vui thích nơi vợ con cưới buổi đang thì, 19 Như nai cái đáng thương, và hoàng dương có duyên tốt, Nguyện nương long nàng làm thỏa lòng con luôn luôn, Và ái tình nàng khiến cho con say mê mãi mãi.” Đây là loại tình yêu mà đã kết hợp hai người (một nam và một nữ) trở thành "một thịt" trong mối liên hệ vợ chồng mà không có một mối liên hệ nào có hết. Trên thực tế ngày nay có biết bao nhiêu cặp vợ chồng đang sống với nhau trong sự trống vắng và chán chường nhau, thiết nghĩ cũng vì đã lãng quên hay không biết chăm sóc tình yêu "Eros" này như thưở mới "ban đầu bước vào hôn nhân" chăng?

 

2) Loại tình yêu thứ hai được phân biệt bằng chữ "Philêo," tiếng Anh dịch là "Brotherly love." Đây là sự yêu thương trìu mến tự nhiên trong vòng những người thân thuộc: như giữa cha mẹ với con cái, giữa thầy và trò, anh chị em trong cùng một gia đình, giữa tình nghĩa huynh đệ với những người bạn thân, hay với những anh chị em trong cùng một Hội Thánh Chúa. Trong Rôma 12:10 - Sứ đồ Phaolô khuyên gì? (Be devoted to one another in love.)  "Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em..." Động từ “yêu" ở đây chính là chữ "philêo" là tình huynh đệ anh chị em trong cùng một đại gia đình của Chúa. Tình yêu "Philêo" này cao và sâu hơn loại "Eros," nhưng thường vẫn còn có một số điều kiện, hoặc theo sau những qui tắc đòi hỏi. Có người nói loại tình yêu này là loại tình yêu "có qua có lại," tình yêu đổi chác. Những người yêu nhau trong loại tình yêu này thường có cùng một số những quan điểm, hoặc sở thích tương tự nào đó và người muốn nhận được tình yêu này thì thường phải lo đáp ứng trước một số điều kiện nào đó.

 

3) Loại tình yêu thứ ba có chữ "Agape" là loại tình yêu cao cả, tuyệt vời nhất và trọn vẹn, hay thường được gọi là loại tình yêu vô điều kiện, tình yêu mặc dầu mà người được yêu không cần phải đáp ứng trước và cũng không cần đền ơn hay trả công lại.

 

 

Tình yêu "Agape" là loại tình yêu cao cả, tuyệt vời nhất và thường được gọi là loại tình yêu vô điều kiện, tình yêu mặc dầu.

 

 

III. Tình Yêu Kỳ Diệu

 

Tình yêu “Agape” là loại tình yêu diễn tả một trong những bản tính chính của Đức Chúa Trời và chỉ có từ ở nơi Ngài mà thôi. Trong đoạn Kinh Thánh gốc Rôma 5:6-10 giúp cho chúng ta thấy rõ được những đặc tánh cao đẹp của tình yêu kỳ diệu này.

 

1) Thứ nhất, tình yêu kỳ diệu này của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua sự Chúa Giê-xu đã chịu chết thay thế cho chúng ta trên cây thập tự gía. Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại và Ngài đã bày tỏ qua hành động thực tế đó là hy sinh chính mạng sống của Con một yêu quí của mình. Hy sinh cánh tay đã là một việc làm hết sức là khó rồi, huống gì cả chính mạng sống của mình là điều còn khó hơn chừng nào. Bài Thánh Ca số 148 sáng nay chúng ta ca ngợi Chúa diễn tả hành động thực tế Chúa Giê-xu yêu chúng ta như sao? “Yêu là khi Chúa xuống nơi trần gian, sống kiếp người bần hàn; Yêu là khi Chúa chết trên đồi xưa cho chính mỗi người chúng ta…”

 

 

Tình yêu “Agape” kỳ diệu của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua sự Chúa Giê-xu đã chịu chết thay thế cho chúng ta ở trên cây thập tự gía.

 

 

Không phải vậy thôi, tình yêu mà dám hy sinh mạng sống cho những người không đáng được nhận còn là một điều hết sức là cao cả, tuyệt vời, coi như không thể xảy ra được, phải không? Trong câu Rôma 5:7 – chép gì? (Very rarely will anyone die for a righteous person, though for a good person someone might possibly dare to die.) “Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành.” Hy sinh mạng sống chết cho những người mình trìu mến, đáng thương, đáng kính, một người lành, một người tốt, một người nghĩa đã là một điều rất khó làm rồi, nhưng có thể xảy ra. Biết bao nhiêu người sẵn sàng nhảy xuống cầu chết cho người tình nhân của mình, hay là thần tượng yêu quí của mình, nhưng việc ngược lại mà một người anh hùng dám hy sinh mạng sống của mình chết cho một kẻ tiểu nhân là điều coi như không thể xảy ra được, phải không? Tôi có thể sẽ dám hy sinh mạng sống cho con cái hay người vợ yêu dấu của mình, nhưng chuyện tôi hy sinh mạng sống của mình cho một người “homeless,” một người không có liên hệ chi đến mình, chẳng đem lợi lộc chi cho mình, hay kể cả người đã ăn cắp chiếc nhẫn cưới của vợ mình mấy tháng trước đây là một chuyện không thể xảy ra được? Thứ hỏi một số các anh ở đây có bằng lòng hy sinh mạng sống chết thay thế cho bọn cộng sản đã đàn áp, đã tịch thu mọi tài sản của mình, đã bóc lột sương máu của đồng bào mình thì thật là một chuyện không thể nào tưởng tượng được, huống gì nói đến việc này sẽ xảy ra được, phải không?  Nhưng trong câu Rôma 5:8 có chép Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời, Ngài đã chết cho ai? (But God demonstrates his own love for us in this: While we were still sinners, Christ died for us.) “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” Chúa Giê-xu là người vô tội đã vâng lời Đức Chúa Trời đến hy sinh mạng sống mình chết cho hết thảy những kẻ tội nhân, trong đó có tôi và bạn! Chúa Giê-xu đã chết cho những người đã vu khống Ngài, đã đánh đập Ngài, đã nhổ nước miếng vào mặt Ngài, đã vả má Ngài, đã bức râu Ngài, đã lấy gai nhọn đội trên đầu Ngài, đã lấy gậy đánh trên đầu Ngài, đã đấm Ngài, đã chọc tức Ngài, đã lột áo trần Ngài, đã đóng đinh vào cổ tay và chân Ngài, đã đâm vào sườn Ngài, đã treo Ngài nhục nhã trên đồi sọ Gôgôtha. Trong câu Rôma 5:10 giải thích thêm cho chúng ta thấy được Chúa Giê-xu yêu những ai? (For if, while we were God’s enemies, we were reconciled to him through the death of his Son, how much more, having been reconciled, shall we be saved through his life!) “Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!” chép rõ Chúa Giê-xu chết thế cho những kẻ thù nghịch mình, kẻ phản nghịch lại chính Cha của mình, những kẻ từ chối Đấng Cứu Thế mà Cha đã sai đến, nhưng khi Ngài đến họ lại la hét “đóng đinh hắn! đóng đinh hắn!” trong lúc miệng của Ngài có quyền phép tối cao, chỉ cần phán một lời thì tất cả những kẻ ác này đều sẽ bị tiêu diệt ngay. Con Trời thánh khiết vẹn toàn đã bằng lòng hy sinh chết cho những kẻ gian ác, những tội nhân thì thật đây là một tình yêu vĩ đại, cao cả, tuyệt vời và kỳ diệu.

 

 

Chúa Giê-xu là người vô tội đã vâng lời Đức Chúa Trời đến hy sinh mạng sống mình chết cho hết thảy những kẻ tội nhân.

 

 

2) Chữ “tội” đây diễn tả bản tánh chung của hết thảy mỗi người chúng ta là những kẻ phản nghịch lại cùng Đức Chúa Trời. Trong Rôma 5:12 cho thấy mỗi người chúng ta có bản tánh này đến từ đâu? (Therefore, just as sin entered the world through one man, and death through sin, and in this way death came to all people, because all sinned) “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.” Chữ “một người” đây nói đến chính tổ phụ của loài người, là ông Ađam là người đã phản nghịch, không vâng lời Đức Chúa Trời mà ăn trái của cây cấm trong vườn Êđen ngày xưa. Và cũng từ người này mà mỗi chúng ta từ đó hiện hữu ngày hôm nay và mang lấy dòng dõi của tội nhân. Vì bản tánh tội lỗi di truyền này ở trong mỗi người chúng ta cho nên không ai trong chúng ta tìm kiếm Đức Chúa Trời để thờ lạy, nhưng ngược lại hay phản nghịch và từ chối Ngài. Chúng ta phản nghịch Chúa đây không phải chỉ vì làm những điều gian ác thôi, nhưng khi chúng ta không tin hay từ chối lời của Đức Chúa Trời. Lấy một thí dụ đơn sơ, nếu đọc trong sách Sáng Thế Ký 1:1 có chép gì? (In the beginning God created the heavens and the earth.)  “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Nhưng nếu bạn không tin vào Đức Chúa Trời là Đấng có thật và đã dựng nên trời và đất, dựng nên chính mình thì tự bạn đã nói rằng “Đức Chúa Trời là kẻ nói láo, lời Kinh Thánh của Ngài là sạo,” mà còn đi thờ lạy các tượng chạm, các tà thần thì không phải bạn đã phản nghịch cùng Chúa và là một kẻ tội nhân rồi sao? Cứ mỗi lần lời lẽ thật của Chúa phán ra, mạng lệnh Chúa rao truyền mà chúng ta từ chối không chấp nhận thì chúng ta coi Ngài như là kẻ nói láo, thì tự chúng ta là một tội nhân, là kẻ thù nghịch của chính Ngài rồi.

 

 

“Tội” chính là bản tánh chung của hết thảy mỗi người chúng ta.

 

 

3) Đức Chúa Trời hy sinh Con một của Ngài đổ huyết trên cây thập tự chuộc tội cho chúng ta không phải vì chúng ta hết thảy là tội nhân mà thôi, nhưng trong Rôma 5:6 chép rõ còn là vì chúng ta thiếu “năng lực” để tự cứu mình ra khỏi cơn thạnh nộ, bát thạnh nộ, thùng thạnh nộ, chén thạnh nộ là sự đoán phạt lớn của Đức Chúa Trời trong ngày thạnh nộ – (You see, at just the right time, when we were still powerless, Christ died for the ungodly.) “Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội.” Hồi nãy chúng ta hát bài Thánh Ca số 156, trong đó điệp khúc có câu: "From sinking sand... He lifted me!" nghĩa là từ bùn lầy của tội lỗi… Chúa vực tôi lên, vì tôi thiếu năng lực để tự cứu mình. Điều này cũng nhắc tôi về câu chuyện ngụ ngôn về một người Trung Hoa kia đang đi bộ trên một con đường trơn trợt thì chẳng may bị rớt xuống một cái hố bùn. Ông cố gắng vẫy vùng để ra khỏi hố nhưng càng ngày cứ lún sâu trong bùn. Trong lúc đang vùng vẫy thì có phật tử đi ngang qua nhìn thấy ông và nói: "Con có muốn ra khỏi bùn không?" Rồi phật đưa ra một tờ giấy trong đó có chép 12 điều lành… nói lành, làm lành, nghĩ lành… và nói tiếp: "Nếu con tự cố gắng làm được tất cả 12 điều lành này thì sẽ ra khỏi được bùn." Người đàn ông bắt đầu đọc và cố gắng làm những điều đã chép trong đó, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì chỉ càng lún sâu hơn trong bùn. Đang lúc thất vọng thì có khổng tử đi ngang qua cũng nhìn và nói: "Tội nghiệp cho ngươi thay, nhưng ta có tin vui cho ngươi đó là nếu ngươi cố gắng bước tới ta 5 bước; ta cũng sẽ bước tới ngươi 5 bước thì sẽ giúp ngươi ra khỏi bùn đó." Nhưng người đàn ông đó trả lời: "Tôi đuối sức quá rồi, bước một nửa bước còn chưa được thì làm sao 5 bước?" Ngay lúc đó Chúa Giê-xu đi ngang qua và nhìn thấy người đàn ông trong hố bùn thì Ngài lấy ra vương miệng của mình ra, cởi áo bào vua ra và nhẩy xuống hố bùn đó để đội người đó trên vai mình và đẩn người đàn ông đó ra khỏi hố bùn thoát lên được bờ an toàn và chết thay thế chỗ cho ông." Đó chính là sự khác biệt rõ ràng giữa tình yêu kỳ diệu của Chúa và tất cả những tôn giáo khác.

 

 

Chúa Giê-xu đổ huyết trên cây thập tự chuộc tội cho chúng ta vì chúng ta thiếu “năng lực” để tự cứu mình ra khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.

 

 

Điều thực tế cho chúng ta thấy về sự yếu đuối bất năng của mọi người đó là mọi người ai trong chúng ta cuối cùng cũng đều phải chịu thua tên tử thần, khi nó đến “hái” linh hồn của mình. Dù cho bạn có tìm và uống được một thứ chất bổ hay đến đâu đi nữa (như là quảng cáo “sữa ong chúa”…) nhưng rồi chúng ta ai nấy cũng phải xếp hàng chịu thua thần chết, phải nằm xuống vĩnh biệt cuộc đời này mà thôi, phải không? Nếu bạn cố chấp không tin sự bất năng lực của con người, mong bạn hãy đến thăm những nghĩa trang hay vào những nhà dưỡng lão, nhà thương cứu cấp để nhận thức rõ sự bất lực của mình. Nếu con người có năng lực qua sự tu trì để thoát khỏi cơn thạnh nộ công bình của Đức Chúa Trời trong ngày tận thế thì Ngài đã không hy sinh Con một của Ngài đến thế gian làm gì. Rôma 5:9 chép gì? (Since we have now been justified by his blood, how much more shall we be saved from God’s wrath through him!) “Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào!”

 

4) Sự chết của Chúa Giê-xu không phải chỉ trả gía chuộc tội cho chúng ta mà thôi, nhưng cũng trong câu Kinh Thánh này cho thấy quyền phép của huyết Ngài còn thay đổi địa vị, chỗ đứng của những kẻ tin từ những tội nhân được xưng là những người công bình, coi như là những người chưa hề phạm một tội nào hết, trước mặt Đức Chúa Trời. Năng lực của sự công bình trọn vẹn mà Chúa Giê-xu ban cho dẫn chúng ta đến sự giải hòa với Đức Chúa Trời như có chép trong Rôma 5:10 nghĩa là hàn gắn lại mối liên hệ với Chúa, không còn là kẻ thù nghịch nữa, nhưng chính là những con trai con gái yêu dấu của Ngài(For if, while we were God’s enemies, we were reconciled to him through the death of his Son, how much more, having been reconciled, shall we be saved through his life!) “Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!”

 

 

Quyền phép của huyết Chúa Giê-xu còn thay đổi địa vị, chỗ đứng của những kẻ tin từ những tội nhân được xưng là những người công bình.

 

 

Mà là con cái của Đức Chúa Trời thì chúng ta đương nhiên nhận được sự sống đời đời, vì Ngài là Đấng Sống đời đời và chúng ta sẽ được hưởng mọi cơ nghiệp của Cha mình trong nước thiên đàng. Giăng 3:36 chép gì? (Whoever believes in the Son has eternal life, but whoever rejects the Son will not see life, for God’s wrath remains on them.)  “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.”

 

 

Là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta đương nhiên nhận được sự sống đời đời và sẽ được hưởng mọi cơ nghiệp của Cha mình trong nước thiên đàng.

 

 

Mọi khía cạnh tuyệt vời của tình yêu Thiên Chúa được bày tỏ trọn vẹn qua sự hy sinh chính mạng sống của Con một mình, từ trời đến thế gian, chịu chết đổ huyết chuộc tội thay thế cho nhân loại, để chúng ta được thoát khỏi hình phạt đời đời, mà còn được giải hoà, nghĩa là có lại mối liên hệ “Cha con” với chính Đức Chúa Trời, và sẽ được sống đời đời với Ngài trong nước thiên đàng một ngày.

 

 

IV. Tiếp Nhận Tình Yêu Diệu Kỳ

 

Mối liên hệ yêu thương tuyệt vời và trọn vẹn này Chúa ban cho bất cứ ai mà không đòi hỏi một điều kiện nào. Khi mọi mối tình trên đời này đều có những điều kiện hay những móc nối đi theo sau, nếu không "tại vì…" thì cũng "nếu mà..." nhưng tình yêu của Chúa là loại tình yêu cao đẹp hơn, vĩ đại hơn, trọn vẹn, tuyệt vời kỳ diệu nhất vì đó là tình yêu "mặc dầu." Trong mỗi chúng ta không có điều gì để đáng yêu, mà ngược lại còn nhiều điều đáng ghét nữa vì hết thảy là kẻ thù nghịch cùng Đức Chúa Trời thì Ngài đã hy sinh chính mạng sống của Con một Ngài để cứu chúng ta và muốn chúng ta được sống với Ngài đời đời. Tu sĩ Mother Teresa khi còn sống đã nói: "Love is the fruit in season at all times and within the reach of every hand." Tạm dịch - "Tình yêu là trái đẹp trong mọi mùa và đang ở ngay chính vòng tay của mỗi người chúng ta." Đây nghĩa là tình yêu kỳ diệu “agape” của Chúa có thể đến với bạn ngay giờ phút này vì đang ở ngay trong vòng tay của mỗi người chúng ta, nếu bạn bằng lòng chịu mở ra, tiếp nhận tình yêu của Chúa ban cho. Chúa Giê-xu đang đứng và đang gõ cửa lòng của bạn, Ngài muốn ban cho bạn một tình yêu vô giá, mong bạn hãy mở lòng mà tiếp nhận Con Ngài, để kinh nghiệm được tình yêu thật kỳ diệu này.

 

 

Tình yêu kỳ diệu “agape” có thể đến với bạn ngay giờ phút này, vì đang ở ngay trong vòng tay của mỗi người chúng ta.

 

 

Tôi có đọc một câu chuyện về một cậu bé sắp chết đuối trong một bờ sống. Trên bờ sông người mẹ cầu cứu nài xin một người đàn ông mau đến cứu con của bà, nhưng người đàn ông này lại đã không làm gì cả. Sau một thời gian, khi cậu bé đã yếu ớt dần và không còn vùng vẫy để tự cứu cậu nữa, người đàn ông khi đó mới nhẩy xuống giòng nước và cứu cậu bé. "Tại sao ông không cứu con tôi sớm hơn?" Người mẹ của đứa bé hỏi. Người đàn ông đáp lại: "Tôi đã không thể cứu cậu trong khi cậu còn vùng vẫy để cố gắng tự cứu mình. Sự vùng vẫy mà cậu bé của bà có thể kéo cả hai chúng tôi đều chết đuối. Khi cậu đã ngưng sự vùng vẫy, thì lúc đó tôi mới dễ dàng để cứu được cậu." Cũng vậy, bạn cần phải ngừng mọi sự vùng vẫy trong những công đức cá nhân để cố gắng tự cứu lấy chính bản thân mình đi; nhưng hãy tin cậy Con Đức Chúa Trời. Chỉ có Đấng Christ mới có thể cứu linh hồn của mỗi chúng ta khi chúng ta chịu ngừng vùng vẫy mà thôi và Ngài đã làm trọn trên thập tự gía rồi. Khi chúng ta thú nhận những tội lỗi của chính mình với Ngài và cám ơn Ngài, vì sự chết trên thập tự giá của Chúa đã hy sinh cho mình, thì chúng ta có được sự tha tội và hưởng món quà của sự sống đời đời.

 

 

Bạn cần ngừng sự vùng vẫy để tự cứu chính bản thân mình khỏi tội lỗi đi, nhưng hãy tin cậy Con Đức Chúa Trời cứu linh hồn của mình.

 

 

Tại sao bạn không mời Đấng Christ làm điều này cho bạn hôm nay? Ngay giờ phút này và ngay trong chỗ bạn đang ngồi, tôi muốn giúp bạn cầu nguyện để tiếp đón Chúa Giê-xu vào lòng mình, có ai không? Bạn hãu thần thật cầu nguyện: "Lạy Chúa yêu thương, con đã hiểu được vì tội lỗi con mà Con Trời đã giáng thế để chết đổ huyết trên thập tự giá chuộc tội cho con. Nay con xin ăn năn và bằng lòng tiếp nhận tình yêu kỳ diệu của Chúa Cứu Thế Giê-xu vì chính Ngài là con đường giải thoát duy nhất cho con khỏi sự phán xét đời đời của tội lỗi và hàn gắn lại cho con mối liên hệ với Đức Chúa Trời. Nguyện xin Chúa biến hóa cuộc đời của con từ nay, ban cho con một niềm vui và sự trông cậy đời đời, và giúp con sống bước theo sự dậy dỗ của Ngài mỗi ngày, làm sáng danh Chúa, cho đến khi Chúa Giê-xu trở lại, như lời Ngài đã hứa." Amen!

 

 

----------------- Lời Mời Gọi

 

Theo từ điển, định nghĩa của chữ “valentine” là “a gift or greeting sent to someone special,” tạm dịch là “một món quà hay lời chúc gởi đến một người mình trìu mến…” Vì vậy mà trong ngày lễ Valentine, chúng ta thấy biết bao nhiêu những quảng cáo về bánh kẹo chocôla, bông hồng, những trái bong bóng hay là những cánh thiệp đẹp hình trái tim màu đỏ mà biết bao nhiêu người mua để gởi cho nhau ở khắp nơi. Điều này nói rõ lên một nhu cầu cần thiết nhất của loài người đó là yêu và muốn được yêu. Mỗi năm theo thống kê cho biết có cả tỉ tấm thiệp valentine người ta gởi đến cho nhau; nhưng Đức Chúa Trời không gởi một tấm thiệp đến thế gian để bày tỏ lòng yêu thương của mình, nhưng Ngài đã sai chính Con một Ngài đến cứu chúng ta ra khỏi tội.

 

Ý nghĩa đích thực của “valentine” là gì? Có phải chỉ là những bánh kẹo chocôla, bó bông hồng, hay những trái bong bóng, những cánh thiệp đẹp hình trái tim thôi không? Đức Chúa Trời là sự yêu thương thật, không phải loại tình yêu có điều kiện như ở đời này, nhưng là một tình yêu "mặc dầu," có nghĩa là "mặc dầu" mỗi người chúng ta là kẻ thù của Ngài, tội nhân hư mất, những người gian ác, phản nghịch lại Ngài, Chúa vẫn yêu chúng ta. Đức Chúa Trời dựng chúng ta nên vì Ngài yêu chúng ta và Ngài muốn có một mối liên hệ đời đời với mỗi người chúng ta. Ngài muốn chúng ta được ở trong nhà của Chúa, vì nơi đây chúng ta sẽ có một niềm vui bất tận; Nhưng tội lỗi đã chia cách chúng ta khỏi mặt Ngài từ khi tổ phụ của loài người trong vườn sự sống đã tự từ bỏ Chúa. Đức Chúa Trời vẫn cứ yêu chúng ta và giữa sự hư mất/lầm lạc của nhân loại, chính Ngài đã tự ý sai và hy sinh Con một của mình, Chúa Cứu Thế Giê-xu, giáng trần để chết trên thập tự gía chuộc tội cho chúng ta. Chỉ có những ai đã ý thức tình trạng hư mất tội lỗi của mình, mà đáp ứng lại lời mời gọi của Chúa, tiếp nhận Con Trời thì mới kinh nghiệm được tình yêu chân thật này và hưởng được một niềm vui vô tận mà thôi.

 

Các bạn thân mến, tiếp nhận Cứu Chúa Giê-xu vào lòng là một điều dễ nhưng cũng rất khó làm. Dễ là vì nó không đòi hỏi một công đức khổ tu cá nhân nào hết, nhưng nó khó vì bạn phải tự thành thật quyết định cho chính mình. Sự quyết định này bắt đầu khi chúng ta ý thức được tình trạng băng hoại tâm linh của mình, biết ăn năn sám hối và tìm cầu đến Chúa Cứu Thế Giê-xu. Mong các bạn sẵn lòng làm điều này ngay hôm nay. Thiên Chúa đã làm trọn phần của Ngài, ban cho ơn cứu chuộc này không điều kiện, nhưng mỗi người phải tự bằng lòng tiếp lấy món quà này cho chính mình. Hãy ăn năn quay trở về với Chúa khi bạn còn có cơ hội hôm nay; mùa “lễ tình yêu” này là thời điểm thuận tiện cho bạn đến nhận sự cứu rỗi, nhận tình yêu kỳ diệu của Chúa ban cho.

 

Tuần vừa qua đi trên xe hơi, tôi nghe một người phụ nữ nói một câu làm cho tôi suy nghĩ nhiều: “The job of God is to love us; and our job is to allow Him to love us!” Tạm dịch: “Công việc của Đức Chúa Trời là yêu thương mỗi người chúng ta; còn công việc của chúng ta là để Ngài yêu mình…” Bạn có bằng lòng để Ngài yêu bạn không bằng cách bạn hãy nhận tình yêu kỳ diệu Ngài ban cho? Thật mong bạn sẽ đáp lời mời của Chúa Giê-xu ngay sáng hôm nay!

 

 

-----------------------------

 

God’s Amazing Love

(Romans 5:6-11)

 

Valentine reminds us about one of our greatest needs is love. True love must express in actions and truth. The greatness of love is the willingness to lay down one’s life for his friends. But the greatest of love is to give up one’s life for his undeserved enemies. There are various degrees of love. The “Eros” love depends strongly on the physical attractions. “Phileo” describes the horizontal and “string attached” love. “Agape” is the unconditional love from God. God’s agape is demonstrated through the sacrificial death of His Son, Jesus Christ. Christ died for the wicked who cruelly nailed Him to the cross. “Sin” has affected all of us through the disobedience of Adam; as the result, none of us seeks after God. Jesus died in our place because we are all powerless to save ourselves. In saving us, Jesus has changed our standing from sinners to become God’s righteous sons and daughters. Because of this reconciliation, we have the promise of the eternal life in God’s kingdom. God’s amazing love is within our reach. Stop struggling; just open your heart to receive the gift of God’s love today!