Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 44

Sốt Sắng Trong Việc Lành

(Doing Good Works)

Tít 2:14

www.vietnamesehope.org

 

… là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành."

(… who gave himself for us to redeem us from all wickedness and to purify for himself a people that are his very own, eager to do what is good.)

 

 

Trong Kinh Thánh có ghi chép nhiều về những dấu hiệu sẽ xẩy ra trong thời kỳ sau rốt, hay còn gọi là ngày tận thế. Đối với những người Cơ Đốc thì họ đang trông mong một sự kiện rất mầu nhiệm sẽ xảy ra liên hệ trong ngày này đó là sự trở lại và hiện ra của Cứu Chúa Giê-xu, y như lời Ngài đã hứa. Trong sách Mathiơ 24:30-31 có chép về lời của Chúa Giê-xu đã nói trước như sau: (“Then will appear the sign of the Son of Man in heaven. And then all the peoples of the earth will mourn when they see the Son of Man coming on the clouds of heaven, with power and great glory. And he will send his angels with a loud trumpet call, and they will gather his elect from the four winds, from one end of the heavens to the other.) “Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia.” Ma quỉ cũng biết ngày đó đến gần rồi, cho nên nó cũng đang làm hết sức để cám dỗ nhiều người sống luông tuồng, bê bối và từ chối không tin. Trong lúc chờ đợi ngày vinh hiển đó thì chúng ta là con cái Chúa phải nên làm gì? Có chỉ “ngồi chơi sơi nước,” hay thả dong cuộc đời của mình trôi theo giòng sông của thế giới trần tục này không? Có bao giờ anh chị em suy nghĩ tại sao sau khi tôi được chuộc tội rồi mà vẫn còn ở đây, chưa về nước thiên đàng? Tại sao Hội Thánh của Chúa còn tồn tại trên đất? Lời Chúa trong sách Tít 2:14 nhắc nhở chúng ta trong lúc chờ đợi ngày vinh hiển đó thì phải sốt sắng trong các việc lành “… là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành." (… who gave himself for us to redeem us from all wickedness and to purify for himself a people that are his very own, eager to do what is good.)

 

 

Trong lúc chờ đợi ngày vinh hiển Chúa Giê-xu hiện ra,

chúng ta phải nên làm gì?

 

 

I. Việc Lành

 

Thứ nhất, định nghĩa thế nào là việc lành, được coi như đáng giá trước mặt Chúa trong ngày Ngài hiện đến? Việc lành có thể định nghĩa là những việc thiện, việc tốt hay liên hệ đến những việc đạo đức. Việc lành giúp ích cho người khác, cất đi bớt những gánh nặng, sự mệt nhọc, đau khổ của những người xung quanh. Những việc như ăn cắp, cướp của hay giết người đương nhiên không phải là việc lành được. Việc bọn khủng bố bỏ bomb giết hại nhiều người ở bên Iraq, Pakistan trong những ngày qua không thể nào là việc lành được. Trong Giacơ 1:27 - sứ đồ Giacơ tóm tắt việc lành của đạo là gì? (Religion that God our Father accepts as pure and faultless is this: to look after orphans and widows in their distress...) “Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ.” Lý do là vì trong xã hội lúc đó có hai nhóm người yếu hèn này, vì họ không tự chăm sóc cho chính mình được, nên việc giúp đỡ đáp ứng nhu cầu của họ là việc lành của đạo.

 

 

Việc lành giúp ích cho người khác, cất đi bớt những gánh nặng, sự mệt nhọc, đau khổ của những người xung quanh.

 

 

Đương nhiên không phải bất cứ việc lành nào cũng thật là lành, nhưng còn phải thử xem coi có thật lành không, bằng cách xét xem chủ động của người làm việc lành này là gì. Lý do là vì có vô số người làm việc lành nhưng với những chủ đích hay mưu đồ không tốt tìm ẩn đằng sau nó. Tỉ dụ như sự kiện về vua Saulơ ngày xưa có ý định dâng của lễ cho Đức Chúa Trời là một việc lành, nhưng cùng một lúc vua Saulơ có ý đồ tham lam của cải vật chất, và khi bị tiên tri Samuên cáo trách thì vua viện cớ gì, có chép trong 1 Samuên 15:21(The soldiers took sheep and cattle from the plunder, the best of what was devoted to God, in order to sacrifice them to the LORD your God at Gilgal.") “Nhưng dân sự có chọn trong của cướp, chiên và bò, là vật tốt nhất về của đáng tận diệt, đặng dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của ông tại Ghinh-ganh.” Vua Saulơ không vâng lời Chúa bảo phải diệt bỏ mọi vật của kẻ ngoại, nhưng vua giữ lại một số các của lễ quí chiếm được cho riêng mình vì lòng tham lam và rồi lấy lý do là để dâng cho Chúa, khi bị tiên tri Samuên cáo trách. Việc dâng của lễ cho Chúa là điều lành, nhưng đằng sau của nó là một chủ động cho riêng mình. Cũng giống như là một người cầu nguyện xin Chúa cho con trúng số độc đắc để rồi con sẽ dâng hiến cho hội thánh của Ngài. Chúa là Đấng toàn năng, toàn tri thì không có một điều gì chúng ta có thể dấu trong lòng mình được. Chúa biết rõ mọi việc chúng ta đang làm và chủ đích thật là gì.

 

Trong Mathiơ 6:1-5 có chép về một số những việc lành đạo đức của những người Pha-ri-si như là cầu nguyện, bố thí cho kẻ nghèo, nhưng lại bị Chúa quở trách là gỉa hình, tại sao vậy? Chúa dùng chữ “bọn” một cách nặng nề vì họ chỉ làm với chủ động là để cho người khác thấy và khen mình… ("Be careful not to do your 'acts of righteousness' before men, to be seen by them. If you do, you will have no reward from your Father in heaven. "So when you give to the needy, do not announce it with trumpets, as the hypocrites do in the synagogues and on the streets, to be honored by men. I tell you the truth, they have received their reward in full. But when you give to the needy, do not let your left hand know what your right hand is doing, so that your giving may be in secret. Then your Father, who sees what is done in secret, will reward you. “And when you pray, do not be like the hypocrites, for they love to pray standing in the synagogues and on the street corners to be seen by men. I tell you the truth, they have received their reward in full.) “Hãy giữ, đừng làm sự công bình mình trước mặt người ta, cho họ đều thấy. Bằng không, thì các ngươi chẳng được phần thưởng gì của Cha các ngươi ở trên trời. Vậy, khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình, như bọn giả hình làm trong nhà hội và ngoài đường, để được người ta tôn kính. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. Song khi ngươi bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì, hầu cho sự bố thí được kín nhiệm; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi. Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình; vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường, để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi.” Ngày nay cũng vậy, có lẽ cũng có những người rất chăm chỉ lo công việc Hội Thánh, nhưng với chủ đích chỉ để đoạt được một quyền lợi riêng, hay chiếm được một chỗ đứng danh dự gì đó cho mình; nhưng không vì thật sự hết lòng muốn hầu việc Chúa chăng? Trong ngày phán xét, chính Chúa Giê-xu cũng sẽ quở trách những người làm việc lành như chữa bịnh, đuổi quỉ, nhưng thật sự chưa ngay lành như có chép trong Mathiơ 7:21-23(“Not everyone who says to me, ‘Lord, Lord,’ will enter the kingdom of heaven, but only the one who does the will of my Father who is in heaven. Many will say to me on that day, ‘Lord, Lord, did we not prophesy in your name and in your name drive out demons and in your name perform many miracles?’ Then I will tell them plainly, ‘I never knew you. Away from me, you evildoers!’) “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!”

 

 

Việc lành là việc thiện với chủ đích trọn lành để làm sáng danh Chúa.

 

 

Theo tiêu chuẩn của Chúa trong Mathiơ 5:16 chép rõ việc lành là việc thiện với chủ đích trọn lành là để làm sáng danh Chúa, mà không thể có một ý định của xác thịt nào xen vào được (In the same way, let your light shine before men, that they may see your good deeds and praise your Father in heaven.) “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” Nếu việc lành mà có ý định gì đó cho ích lợi riêng mình thì cũng chưa phải là lành thật; nhưng phải vì sự vinh hiển cho Chúa. Về ẩn dụ Ta-lâng của Chúa Giê-xu có chép trong Mathiơ 25:21 cho thấy tiêu chuẩn phán xét của Chúa trong ngày cuối cùng để chúng ta nhận phần thưởng đó là tùy ở sự chúng ta có trung tín đem các ơn Chúa ban cho ra xử dụng, nhưng cùng một lúc phải xử dụng cách “ngay lành” không? ("His master replied, 'Well done, good and faithful servant! You have been faithful with a few things; I will put you in charge of many things. Come and share your master's happiness!') “Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi.” Nếu chúng ta lấy tiền bạc Chúa ban cho đem vào casino và thắng được nhiều tiền và dâng một số tiền đó ra giúp đỡ những người nghèo, thì cho dù lấy danh Chúa đi nữa thì đó không phải là “ngay lành.” Chúng ta có thể nào dùng lời Chúa thay vì để dạy dỗ khích lệ một người, nhưng lại xử dụng như một vũ khí để lên án, moi móc lỗi lầm của nhau vì họ không làm theo ý mình muốn mình thì có phải là việc lành không? Chủ đích của việc làm lành phải “trong sạch,” nghĩa là không có trộn lẫn những ý đồ riêng của mình vào trong đó. Trong 1 Côr. 3:10-15 - lời Chúa có chép rõ trong ngày cuối cùng những việc lành của mỗi người chúng ta đều sẽ bị Chúa thử trên lửa và chỉ có những việc thật lành đi đôi với chủ động ngay lành thì mới còn tồn tại để lãnh thưởng, còn không chỉ là sự hối tiếc mà thôi (By the grace God has given me, I laid a foundation as an expert builder, and someone else is building on it. But each one should be careful how he builds. For no one can lay any foundation other than the one already laid, which is Jesus Christ. If any man builds on this foundation using gold, silver, costly stones, wood, hay or straw, his work will be shown for what it is, because the Day will bring it to light. It will be revealed with fire, and the fire will test the quality of each man's work. If what he has built survives, he will receive his reward. If it is burned up, he will suffer loss; he himself will be saved, but only as one escaping through the flames.) “Theo ơn Đức Chúa Trời ban cho tôi, tôi đã lập nên như một tay thợ khéo, mà có kẻ khác cất lên trên; nhưng ai nấy phải cẩn thận về sự mình xây trên nền đó. Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy, thì công việc của mỗi người sẽ bày tỏ ra. Ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó; nó sẽ trình ra trong lửa, và công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra. Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình. Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy.”

 

 

Trong ngày cuối cùng tất cả những việc lành của mỗi người chúng ta đều sẽ bị Chúa thử trên lửa và chỉ có những việc thật lành đi đôi với chủ động ngay lành thì mới còn tồn tại để lãnh thưởng.

 

 

Vài điểm cho chúng ta là con cái Chúa chớ mau nghe, mau nhận những điều lành, những lời nói lành, nhưng cần tự kiểm chứng xem coi có phải là việc lành thật không?

 

1) Thứ nhất, việc lành đó có theo lời Kinh Thánh dậy không? Lời Chúa, mạng lệnh của Ngài là tiêu chuẩn để chúng ta định đóan xem việc nào là lành và việc nào là không lành, chứ không phải theo sự suy nghĩ riêng của một người hay truyền thống phong tục của đám đông. Trong 2 Timôthê 3:16-17 có chép – (All Scripture is God-breathed and is useful for teaching, rebuking, correcting and training in righteousness, so that the man of God may be thoroughly equipped for every good work.) “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”

 

2) Việc lành đó có xây dựng Hội Thánh, hay thân thể của Chúa Giê-xu lớn lên không? Có trút bớt gánh nặng thể xác, tinh thần, tình cảm hay kể cả phần tâm linh của ai không, hay là nghe thì lành lắm, nhưng thật ra là đang đè thêm những gánh nặng cho người bên kia? Lời lành đó có mở rộng nước Đức Chúa Trời không, hay chỉ đem ích lợi đến riêng cho một người hay một hội đoàn nào đó mà thôi?

 

3) Chủ đích cuối cùng của người làm việc lành đó là gì? Người làm hay nói lời lành đó thật sự muốn gì? Có thật để làm sáng danh Chúa không, hay là có một ý đồ riêng gì đó; có đang phát ra “mùi” chia phe, chia nhóm, mặc dầu người đó dùng chính những lời đạo đức mà nói. Sứ đồ Phaolô đã nhắc nhở chúng ta gì trong 1 Côrinhtô 10:31(So whether you eat or drink or whatever you do, do it all for the glory of God.) “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.”

 

 

II. Động Cơ Thúc Đẩy

 

Động cơ để làm việc lành là gì? Tối thiểu vì hai động cơ chính sau đây:

 

 

Lòng biết ơn Chúa là động cơ chính thúc đẩy chúng ta trong việc làm lành.

 

 

1) Lòng biết ơn Chúa đã ban cho mình ân điển lạ lùng. Chúa đã làm gì mà mình phải biết ơn? i) Chúa đã dựng nên mỗi người chúng ta ở đây và ban cho sự sống và sức sống mỗi ngày. Thử hỏi nếu ngày mai mặt trời không còn mọc nữa thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Nếu nước bốc hơi và tan biến mất, không được duy trì lại thì cuộc sống con người chúng ta sẽ ra sao? ii) Hơn thế nữa, Chúa đã ban cho Chúa Cứu Thế giáng thế và chết chuộc tội thay thế chúng ta, để mỗi người chúng ta không còn phải đi vào địa ngục đời đời nữa, nhưng được trở về nước của Đức Chúa Trời một ngày. Tưởng tượng như là một người mắc phải một món nợ quá lớn không thể trả nổi, suốt đời sống bị đe dọa bởi món nợ này mà được một người khác giúp trả thế cho, mà còn cho một số tiền làm vốn, lập lại cuộc đời nữa thì phải biết ơn người đó đến như thế nào? Tưởng tượng như mình mắc phải một bịnh phung ghê tởm, hay ung thư, cuộc đời đầy tuyệt vọng, nay có người chế ra loại thuốc chữa lành bịnh phung mình được sạch, không điều kiện thì mình biết ơn người đó ra thể nào? Trong Luca 8:38-39 có chép về sự kiện Chúa Giê-xu chữa lành một người bị quỉ ám, trước kia sống một đời sống tàn tệ và tuyệt vọng còn hơn thú vật, sống cô đơn trong nghĩa địa, dơ dáy bẩn thỉu, bị cô lập khỏi mọi người, đau đớn phần xác, nay được Chúa chữa lành thì người đó muốn bày tỏ lòng biết ơn Chúa như thế nào? (The man from whom the demons had gone out begged to go with him, but Jesus sent him away, saying, "Return home and tell how much God has done for you." So the man went away and told all over town how much Jesus had done for him.) “Người đã khỏi những quỉ ám xin phép ở với Ngài, nhưng Đức Chúa Jêsus biểu về, mà rằng: Hãy về nhà ngươi, thuật lại mọi điều Đức Chúa Trời đã làm cho ngươi. Vậy, người ấy đi, đồn khắp cả thành mọi điều Đức Chúa Jêsus đã làm cho mình.” Người được thoát quỉ ám muốn đi theo Chúa làm môn đồ và hầu việc cho Ngài. Chúng ta rất là mâu thuẫn khi miệng mình nói: “Tôi biết ơn Chúa đã cứu linh hồn tôi, nhưng tôi không muốn đi theo hầu việc Ngài, sẵn sàng làm những việc lành để được sáng danh Chúa!”

 

Ai càng biết ơn Chúa nhiều thì càng nóng cháy hầu việc Chúa nhiều; ngược lại, ai ít biết ơn Chúa thì nhiều khi trễ mãng trong sự làm việc lành cho sự vinh hiển Chúa. Lý do chúng ta thường đánh mất tấm lòng biết ơn Chúa là vì chúng ta đang ở xa thập tự gía. Trong Mathiơ 26:58 chép lại sự kiện môn đồ Phiêrơ chối Chúa mình ba lần trong ngày Chúa Giê-xu bị bắt, lý do tại sao? (But Peter followed him at a distance, right up to the courtyard of the high priest. He entered and sat down with the guards to see the outcome.) “Phi-e-rơ theo Ngài xa xa cho đến sân của thầy cả thượng phẩm, vào ngồi với các kẻ canh giữ đặng coi việc ấy ra làm sao.” Vì Phiêrơ đi xa xa khỏi Chúa mà quên đi những điều Ngài đã làm cho chính mình. Câu chuyện về một chàng thanh niên Bắc Hàn chẳng chịu chối Chúa, khi cảnh sát vào bao vây chỗ nhóm kín và phát loa thách thức mọi người chối Chúa hãy bước ra thì sẽ được tha. Ai nấy từ từ đi ra vì sợ chết. Cho đến khi vị cảnh sát trưởng bước vào thấy chỉ còn một chàng thanh niên còn đứng đó. Vị cảnh sát trưởng hỏi: “Bộ anh không sợ chết sao?”  Anh khóc và nói: “Tôi cũng sợ chết như mọi người; nhưng khi suy nghĩ đến điều Chúa Giê-xu đã hy sinh chết chuộc tội cho tôi, tôi không thể chối Ngài được!” Vị cảnh sát trưởng khâm phục tấm lòng dũng cảm này, ông bước ra ngoài bắt những người đã bỏ ra trước đem nhốt vào tù còn tha cho chàng thanh niên. Biết bao nhiêu người đang ở xa thập tự gía, họ đã quên đi ngọn đồi Gôgôtha là nơi Chúa Giê-xu đã nhục nhã đau đớn đổ huyết chuộc tội thế cho mình, vì vậy cuộc sống của họ ngày nay chẳng màng đến một việc lành nào hết, nhưng tất cả chỉ là cho riêng mình mà thôi!

 

 

Chúng ta sốt sắng làm những việc lành bởi vì sự trông cậy của sự vinh hiển đời đời mà Chúa hứa ban cho.

 

 

2) Chúng ta sốt sắng làm những việc lành bởi vì sự trông cậy của sự vinh hiển đời đời mà Chúa hứa ban cho. Có bao giờ anh chị em trông đợi một điều gì thật quí báu chưa mà không ngần ngại sự cực nhọc ngay bây giờ không? Hồi mới qua Mỹ, lúc mới có 15 tuổi, công việc đầu tiên được người ta mướn là đi bứt cỏ dại trên một cái đồi cho một người Nhật. Lần đầu tiên trong cuộc đời được mướn làm việc và biết sẽ được trả lương, cho nên hết sức sốt sắng mà làm, dù cho có mùa hè nắng cháy, đổ mồ hôi, khát nước đi nữa vẫn hăng say. Chúng ta sốt sắng làm việc lành vì biết một ngày vinh hiển đang sắp đến và chúng ta sẽ nhận được phần thưởng đời đời như lời Chúa Giê-xu hứa ban cho. Chúng ta sẽ nhận được gì?

 

a) Một thân thể hoàn toàn mới, không còn bị một sự đau đớn nào nữa. Trong Khải Huyền 21:3-4 giúp cho chúng ta thấy một trạng thái mới, không còn ở dưới quyền lực của sự chết nữa – (And I heard a loud voice from the throne saying, "Now the dwelling of God is with men, and he will live with them. They will be his people, and God himself will be with them and be their God. He will wipe every tear from their eyes. There will be no more death or mourning or crying or pain, for the old order of things has passed away.”) “Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: nầy, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.” Khỏi mọi nhức đầu, đau ốm, lo sợ của các bệnh tật như nhiễm trùng “swine flue.” Không còn cần một thứ thuốc đau nhức nào nữa; hay bất cứ một bảo hiểm sức khỏe đắt tiền nào nữa. Trong 1 Côr. 15:50-52 cho thấy một thân thể mới không bao giờ bị hư nát nữa – (I declare to you, brothers, that flesh and blood cannot inherit the kingdom of God, nor does the perishable inherit the imperishable. Listen, I tell you a mystery: We will not all sleep, but we will all be changed— in a flash, in the twinkling of an eye, at the last trumpet. For the trumpet will sound, the dead will be raised imperishable, and we will be changed.) “Hỡi anh em, tôi đoán quyết rằng thịt và máu chẳng hưởng nước Đức Chúa Trời được, và sự hay hư nát không hưởng sự không hay hư nát được. Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa,” không còn bị gìa nua, đau ốm, hao mòn nữa, nhưng có bản chất sống “trường sinh bất tử.”

 

b) Một thần linh hoàn toàn mới vì không còn bị sai khiến bởi tư dục của xác thịt nữa. Không thể phạm tội được nữa vì mặc lấy bản tánh thánh sạch của Đức Chúa Trời ban cho trọn vẹn. Thoát khỏi sự tranh đấu giữa con người xác thịt và con người thuộc linh mới, vì bây giờ chỉ có một con người do Chúa Thánh Linh cai trị hoàn toàn mà thôi.

 

c) Được thấy Đức Chúa Trời và ở trong nhà của Ngài đời đời. Mỗi mùa Tạ Ơn gia đình chúng tôi có chương trình đi chơi xa vài ngày. Năm nay nghĩ đến chuyến đi xem những thác nước ở tiểu bang Tennessee là chỗ có trên 200 thác nước hùng vĩ. Xem trên Internet những tấm hình chụp của những thác nước này thật đẹp và thơ mông mà c/tôi mong được đến những chỗ này chiêm ngưỡng tạo vật thiên nhiên của Đức Chúa Trời dựng nên. Điều mong ước này không so sánh bằng điều chúng ta trông mong sẽ được một ngày ở trong nhà Đức Chúa Trời mãi mãi, và không phải chỉ chiêm ngưỡng những tạo vật thiên nhiên đẹp đẽ thôi, nhưng được chiêm ngưỡng chính Đấng Sáng Tạo lạ lùng đã dựng nên nó, và không còn có gì có thể ngăn cách chúng ta với Chúa được nữa.  Đây chính là điều trông đợi cuối cùng của Đavít khi ông sáng tác bài Thi Thiên 23:6(Surely goodness and love will follow me all the days of my life, and I will dwell in the house of the LORD forever.) “Quả thật, trọn đời tôi phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi; Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va Cho đến lâu dài.” Vì sự trông cậy ngày vinh hiển này mà sứ đồ Phaolô nói gì trong Rôma 8:18(I consider that our present sufferings are not worth comparing with the glory that will be revealed in us.) “Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta.”

 

Bởi tất cả những gì Chúa đã làm và hứa sẽ làm, chúng ta có động lực để sốt sắng làm việc lành hầu cho thiên hạ thấy những việc đó mà ngợi khen Chúa của chúng ta ở trên trời.

 

 

III. Lòng Sốt Sắng

 

Sứ đồ Phaolô dạy dỗ Tít không phải là biết làm việc lành mà thôi, nhưng còn phải làm với thái độ sốt sắng nữa. Có bao giờ anh chị em quan xát những người yêu chuộng một môn thể thao nào không mà họ sốt sắng hết lòng ủng hộ cho đội banh của mình. Họ sẵn sàng tô trên thân thể của mình những hình và màu mè quái dị để cổ động cho đội banh của mình. Họ sẵn sàng đứng gào thét dưới mưa hay gió lạnh để cổ võ cho đội banh của mình, chưa nói đến sự tốn tiền bạc và thì giờ quí báu của mình. Còn chúng ta và Hội Thánh của Chúa thì sao? Chúng ta có hết lòng sốt sắng hầu việc Chúa của mình không? Bí quyết để mỗi con cái Chúa có được sự nhiệt thành sốt sắng hầu việc Ngài tóm tắt trong ba chữ mà thôi, đó là "mối liên hệ." Trong Khải Huyền 3:19-20 chúng ta thấy Chúa Giê-xu trách Hội Thánh Laođixê đã đánh mất lòng nhiệt thành cho Ngài vì ỷ y vào sự giàu có, khôn ngoan và tài năng của mình; cùng một lúc Chúa cũng dạy họ một bí quyết hay để họ có thể phục hồi lại lòng nhiệt thành yêu mến Chúa như sau: (Those whom I love I rebuke and discipline. So be earnest and repent. Here I am! I stand at the door and knock. If anyone hears my voice and opens the door, I will come in and eat with that person, and they with me.) “Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi. Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.” Hình ảnh "ăn bữa tối" đây là hình ảnh của một sự tương giao mật thiết giữa con cái Chúa với Ngài. Ngày hôm nay, một trong những lý do làm cho hạnh phúc của nhiều gia đình suy xụp cũng chỉ vì thiếu "những bữa ăn tối" với nhau, thiếu sự tương giao thân mật tối thiểu mỗi ngày một lần vì cuộc sống quá bận rộn. Chúng ta đừng bao giờ quên mình được Chúa dựng nên với mục đích tối thượng là để tương giao với Ngài đời đời. Ðời sống cá nhân tương giao với Chúa qua sự tĩnh tâm trong sự cầu nguyện và học Kinh Thánh mỗi ngày. Ðời sống của Hội Thánh tương giao với Chúa qua sự thường xuyên nhóm lại thờ phượng/hát ngợi khen với tấm lòng biết ơn và khao khát được lắng nghe tiếng Chúa như nai tìm khát dòng nước mát.

 

 

Bí quyết để mỗi con cái Chúa có được sự nhiệt thành sốt sắng làm việc lành tóm tắt trong ba chữ, đó là "mối liên hệ" mật thiết với Chúa Giê-xu.

 

 

Trong sách Công Vụ đoạn 3 và 4 có chép về sự kiện Phiêrơ và Giăng làm phép lạ chữa lành một người què hơn 40 năm trong danh của Chúa Giê-xu. Sau đó, Phiêrơ và Giăng bị các nhà lãnh đạo hạch hỏi và bắt giam vào ngục. Họ còn đe dọa hai người và cấm không cho phép giảng về Chúa Giê-xu nữa. Nhưng Phiêrơ và Giăng thật dạn dĩ, cứ sốt sắng giảng đạo khắp nơi và còn gây dựng Hội Thánh Chúa được mạnh mẽ hơn nữa. Bí quyết ở đâu mà Phiêrơ và Giăng có sự can đảm và sốt sắng này. Bí quyết có chép trong Công Vụ 4:13 như sau: (When they saw the courage of Peter and John and realized that they were unschooled, ordinary men, they were astonished and they took note that these men had been with Jesus.) “Chúng thấy sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và Giăng, biết rõ rằng ấy là người dốt nát không học, thì đều lấy làm lạ; lại nhận biết hai người từng ở với Đức Chúa Jêsus.” Phiêrơ và Giăng đã từng biết rõ Chúa vì hằng ở cùng Ngài nên họ có sự mạnh dạn giảng đạo và sốt sắng làm việc làm, như việc chữa lành người bị què.

 

 

Muốn có mối liên hệ này, chúng ta phải thường xuyên ở với Chúa Giê-xu.

 

 

Mỗi người chúng ta hãy tự xét xem mình đang hầu việc Chúa trong thái độ như thế nào? Có biết rõ mục đích của nó không, có mệt mỏi, hay đổ thừa, trễ nãi, hay là hớn hở, sốt sắng và vui mừng. Nếu tự xét lấy chính mình ngay giờ phút này, đừng nhìn người bên cạnh thì chúng ta có thật sự đang sốt sắng làm việc lành cho sự vinh hiển Chúa không? Chúng ta đang để dành nhiều thì giờ với ai? Có điều gì trong đời sống cá nhân cần phải được điều chỉnh không? Có thái độ hầu việc Chúa nào cần được thay đổi không? Hãy sốt sắng lo làm việc lành mau khi còn cơ hội, vì ngày Chúa đến gần, để rồi chúng ta sẽ được lãnh phần thưởng và nghĩ ngơi khỏi công việc của mình!

 

------------- Lời Mời Gọi

 

Là con cái Chúa, ai trong chúng ta cũng biết mục tiêu chính cho đời sống của mình đó là trở nên giống như Đấng Christ hơn mỗi ngày. Hôm nay chúng ta phải giống Chúa Giê-xu hơn hôm qua; còn ngày mai chúng ta phải giống Chúa Giê-xu hơn hôm nay. Chúng ta “trở nên giống như Chúa Giê-xu hơn mỗi ngày” nghĩa là gì? Có phải bắt đầu để râu quai hàm, tóc dài, mặc áo choàng, đi sandan như trong những hình vẽ chăng? Không phải giống tướng mạo bề ngoài nhưng là giống Chúa về phần đức hạnh và lối sống.  Trong Kinh Thánh cho thấy, Chúa Giê-xu thường hay quên mình để suy nghĩ về những người khác. Rõ ràng trong chính lời Ngài nói và đời sống của Chúa ở trên trần thế mục đích Chúa đến thế gian không phải là tìm sự vinh hiển cho mình, nhưng là để làm việc lành: Ngài chữa đủ mọi bệnh tật, giảng dậy về nước thiên đàng và việc lành nhất Ngài đã làm đó là chịu chết thay thế cho cả nhân loại để loài người được trở về lại với Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo nên chúng ta. Trong Mathiơ 20:28 có chép “Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.” (… just as the Son of Man did not come to be served, but to serve, and to give his life as a ransom for many.)

 

1) Thử hỏi người giống như Chúa Giê-xu sống có hay làm việc lành không? Có hay nâng đỡ gánh nặng của những người xunh quanh nếu chúng ta xưng là cơ đốc nhân. Trong 1 Phiêrơ 2:12(Live such good lives among the pagans that, though they accuse you of doing wrong, they may see your good deeds and glorify God on the day he visits us.) “phải ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, hầu cho họ là kẻ vẫn gièm chê anh em như người gian ác, đã thấy việc lành anh em, thì đến ngày Chúa thăm viếng, họ ngợi khen Đức Chúa Trời.”

 

2) Phải làm việc lành đúng thái độ ngay lành, không khẻo tất cả công lao sẽ bị đốt cháy trong ngày phán xét mà mất phần thưởng sao?

 

3) Phải hầu việc Chúa qua những việc lành, bằng cách trung tín xử dụng mọi ân tứ Chúa ban cho một cách sốt sắng vì chúng ta biết công khó của mình chẳng là vô ích đâu.

 

Thật mong mỗi người chúng ta luôn gần gũi với Chúa Giê-xu, học ở nơi Ngài, và luôn sốt sắng trong việc làm lành, chờ đợi ngày vinh hiển Chúa sẽ trở lại và ban cho phần thưởng tùy theo công việc của mỗi người làm.


DOING GOOD WORKS

(Titus 2:14)

 

What should I do while waiting for the return of Christ? Get busy in doing good works. What is good? Good works help lift up others’ physical, emotional, and spiritual burdens. But the motive of a true and good work must be tested. Some do good works for their self-glory including their own agenda. Its pure motive must be for the glory of God. Good works should build up the body of Christ and expand His kingdom. The fuel for doing good works is a heart of thanksgiving. We lose the thankfulness because we are far from the cross. Another fuel for doing good works is the glorious hope on the day of Christ’s appearance. We will put on a new and imperishable body, freedom from the power of sin, and “face-to-face” experience with our Lord Jesus. We must not just do good works but with a right attitude. What kind of attitude do you have in doing good works? If you check all these things, how would you grade yourself to be a good worker for God? Learn from Jesus, adjust our life and eargerly do good works for Christ’ sake!