Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 46

Cưu Mang Lời Chúa

(Conceiving God’s Word)

Philíp 4:8

 

“Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình,

điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt,

điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến.”

(Finally, brothers and sisters, whatever is true, whatever is noble, whatever is right, whatever is pure, whatever is lovely, whatever is admirable—if anything is excellent or praiseworthy—think about such things.)

 

I. Ôn Lại

 

Mục tiêu cuối cùng của Đức Chúa Trời cứu chuộc chúng ta là để làm gì?

 

1) Để chúng ta mỗi người mỗi ngày trở nên càng giống như hình bóng của Con một Ngài, mà sửa soạn hưởng nước thiên đàng của Chúa đời đời. Trong sách Rôma 8:29 sứ đồ Phaolô nói rõ đến mục tiêu cuối cùng này của Chúa – (For those God foreknew he also predestined to be conformed to the image of his Son, that he might be the firstborn among many brothers and sisters.) “Vì những kẻ Ngài (Đức Chúa Trời) đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài (Chúa Giê-xu).”

 

2) Sự biến đổi trở nên giống hình bóng Con một của Ngài này không phải trong chốc lát, tíc tắc, nhưng là một tiến trình, từ lúc chúng ta được “tái sanh,” nghĩa là được sanh lại bởi huyết thánh của Chúa Giê-xu, được biến hóa từ những kẻ tội nhân trở nên con cái của Đức Chúa Trời, cho đến khi chúng ta được ở trong nước thiên đàng của Chúa. Tuy bên ngoài thể xác của chúng ta cứ suy thoái dần: tóc đổi màu, răng lung lay, da cằn cỗi, nhưng bên trong tâm thần luôn được Chúa đổi mới, như có chép trong 2 Côr. 4:16(Therefore we do not lose heart. Though outwardly we are wasting away, yet inwardly we are being renewed day by day.) “Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn.” Mỗi ngày Đức Chúa Trời biến hóa chúng ta mới luôn, càng ngày càng giống như Đấng Christ hơn.

 

3) Sự biến đổi này không bởi sức năng của con người hay tôn giáo làm được, nhưng bởi quyền năng của Chúa Thánh Linh khi chúng ta biết nhờ cậy Ngài. Thiên hạ có thể bỏ tiền ra sửa sắc đẹp, làm thẩm mỹ bên ngoài, nhưng không thể thay đổi tấm lòng, tư tưởng, tâm thần bên trong được mà chỉ có Đức Thánh Linh mới làm được mà thôi.

 

Tin Chúa, được tái sanh rồi không phải là hết, nhưng chỉ là bắt đầu của một cuộc hành trình đổi mới, biến dạng, từ bên trong tư tưởng, sự suy nghĩ của chúng ta để sanh ra một nếp sống, cách ăn nết ở mới bên ngoài. Anh chị em có thường soi mặt mình trong gương để tự xem coi mỗi ngày mình có đang biến dạng trở nên giống như Chúa Giê-xu hơn không? Tấm gương soi mặt đó chính là những lời dạy dỗ của Chúa Giê-xu trong Kinh Thánh, coi xem chúng ta có đang nói và làm theo lời của Chúa Giê-xu dạy dỗ không? Nếp sống của chúng ta ngày có càng phản ảnh nếp sống của Chúa Giê-xu hơn không? Sự suy nghĩ của chúng ta ngày có càng giống như sự suy nghĩ của Chúa Giê-xu hơn không?

 

 

Được tái sanh rồi không phải là hết, nhưng chỉ là bắt đầu của một cuộc hành trình đổi mới, biến dạng, từ bên trong tư tưởng, sự suy nghĩ của chúng ta để sanh ra một nếp sống, cách ăn nết ở mới bên ngoài.

 

 

II. Biến Đổi Tư Tưởng

 

Sự thay đổi tâm linh này diễn tiến như thế nào? Chia xẻ hai nguyên tắc căn bản, mong chúng ta cố gắng hiểu, để kinh nghiệm được sự biến đổi thật.

 

1) Nguyên tắc thứ nhất, Đức Thánh Linh bắt đầu biến đổi chúng ta từ trong ra ngoài, từ tấm lòng và tư tưởng bên trong của một người, từ đó mới có thể sanh ra một nếp sống mới được. Một con cái của Chúa không thể bắt đầu sống một đời sống mới giống như Chúa Giê-xu, nếu tư tưởng phần tâm linh bên trong của người đó chưa được biến đổi. Chính Chúa Giê-xu đã một lần phán gì về sự ảnh hưởng của những tư tưởng bên trong lòng của một người? Mathiơ 15:19(For out of the heart come evil thoughts—murder, adultery, sexual immorality, theft, false testimony, slander.)  “Vì nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn.” Bởi những ác tưởng nằm nghủ ở trong lòng của một người mà từ đó sanh ra những tội ác. Như vậy nếu những ác tưởng này chưa được thay đổi trong lòng của một người bằng những lời thánh sạch thì điều tự nhiên người đó sẽ vẫn cứ tiếp tục sống và làm những việc ác. Nếp sống, cách ăn nết ở của một người sẽ ra như thế nào tùy theo trong lòng của người đó đang chứa gì, phải không? Thí dụ, một người hay thích kể những chuyện diễu tục tĩu, là vì tư tưởng bên trong lòng của người đó đang chứa đầy những điều ô uế. Một người hay ăn cắp, nói láo, giả mạo giấy tờ, lường gạt những người khác vì trong lòng của họ đầy dẫy lòng tham tiền bạc, của cải và danh vọng. Những gì đang sống bên trong tư tưởng của một người thì tự nhiên từ đó sẽ sanh ra một nếp sống theo những tư tưởng đó.

 

 

Một con cái của Chúa không thể bắt đầu sống một đời sống mới giống như Chúa Giê-xu, nếu tư tưởng phần tâm linh bên trong của người đó chưa được Chúa Thánh Linh biến đổi.

 

 

Cho nên để biến đổi đời sống của một người trở nên càng ngày càng giống như Đấng Christ, Đức Thánh Linh trước tiên phải bắt đầu thay đổi tư tưởng bên trong của một người. Những tư tưởng bên trong của con người cũ phải được dẹp bỏ đi, để thế vào đó những lời thánh sạch của Đức Chúa Trời thì nếp sống của người đó mới có thể thay đổi được, ngoài ra không còn cách nào nữa.

 

1) Thí dụ thực tế, một người lái xe đến ngã tư có đèn đỏ, nhưng rồi thường vượt chạy luôn.  Có người hỏi tại sao anh lại vượt đèn đỏ? Người đó trả lời: “Tôi chạy đèn đỏ là vì không có ai ở đó; tôi vượt đèn đỏ khi không có ai ở đó có làm hại và gây tại nạn chi đâu?” Sự suy nghĩ này là tư tưởng của con người cũ, chưa được đổi mới, tự cho phép mình làm, vì theo sự lý luận của trần tục “đâu có làm hại ai” đâu? Nhưng cũng có một người khác lái xe đến ngã tư, thấy đèn đỏ, sắp sửa chạy; nhưng trong tư tưởng của người này nhớ đến lời Kinh Thánh của Chúa Giê-xu đã dạy trong Mathiơ 5:13-14: (“You are the salt of the earth… “You are the light of the world.) “Các ngươi là muối của đất… Các ngươi là sự sáng của thế gian...” thì không vượt đèn đỏ, dù cho không có ai ở đó đi nữa. Người này bây giờ bắt đầu sống một nếp sống mới vì có một tư tưởng mới trong lòng dựa trên lời của Chúa dạy.

 

2) Câu chuyện về 2 cha con đi bộ trên một con đường cát bụi nắng chang chang làm họ khát nước. Hai bên đường là những vượng người ta trồng mía. Ông cha nói với con, ba sẽ vào bụi hái một vài cây mía hai cha con mình ăn cho đỡ khát; nhưng ba muốn con đứng ở ngoài canh nhe; nếu có thấy ai đến thì ra dấu hiệu cho ba. Ông cha vừa vào chưa đầy một phút thì nghe dấu hiệu inh ở của đứa con đứng bên ngoài. Ông vội chạy ra, nhưng lại không thấy ai hết nên ông ngạc nhiên hỏi: ”Ba đâu có thấy ai đâu mà sao con lại ra dấu hiệu vậy?” Thằng bé trả lời: “Tai sao ba nói không có ai; có con đây, có ba đây và có cả Đức Chúa Trời Chúa ở trên cao đang nhìn xuống nữa mà?” Thế là ông cha biết thân phận, không vào ăn cắp mía nữa. Người con sống với một tư tưởng mới đó là không phải mắt mình phải thấy được Chúa thì Ngài mới thật hiện hữu, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng ở khắp mọi nơi, thấy mọi việc, cho dù những việc thầm kín trong lòng mà những người xung quanh không thấy.

 

3) Thí dụ thực tế khác, có người hay vào những website để xem những hình ảnh ô dâm tục tỉu, không tốn tiền. Họ tự nghĩ Chúa thông cảm hoàn cảnh cô đơn của mình, vả lại xem những hình ảnh này có làm hại ai đâu và rồi cho phép mình làm, vì còn sống trong tư tưởng cũ của xác thịt. Nhưng ngược lại người khác thấy những hình ảnh đó thì nhớ lại ngay lời của Chúa Giê-xu trong Mathiơ 5:28 đã một lần phán: (But I tell you that anyone who looks at a woman lustfully has already committed adultery with her in his heart.) “Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi.” Suy nghĩ như vậy trong tư tưởng mình, làm cho người này không muốn phạm tội, không muốn làm Chúa buồn lòng, và quay mặt khỏi những hình ảnh xấu xa này.

 

Có biết bao nhiêu tư tưởng mà Đức Thánh Linh phải biến đổi trong đời sống của mỗi chúng ta từ lúc được tái sanh để mới có thể bắt đầu một nếp sống mới thật đẹp lòng Chúa, giống hình bóng Đấng Christ.

 

1) Chẳng hạn như tư tưởng mới biết rằng tôi bây giờ không phải là người chủ nữa, nhưng chỉ là người quản lý tài sản của Chúa mà thôi. Giê-xu là Chúa của đời tôi, tôi chỉ là một người hầu của Ngài mà thôi. Tất cả những gì tôi có ngày hôm nay, tiền trong bank, căn nhà cửa tiệm, kể cả con cái của tôi không còn thuộc của tôi nữa, nhưng đều thuộc của Chúa. Với sự suy nghĩ trong đầu óc như vậy, tôi thiết nghĩ chúng ta sẽ sống một nếp sống thật khác biệt, không còn cho mình nữa, nhưng cho ai mà sứ đồ Phaolô đã nhắc trong 2 Côr. 5:15(And he died for all, that those who live should no longer live for themselves but for him who died for them and was raised again.) “Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình.”

 

2) Tư tưởng mới chúng ta nên có nữa, đó là Hội Thánh này không phải thuộc của tôi, nhưng của chính Chúa Giê-xu. Trong sách Êphêsô 5:25 có chép rõ ai đã chết cho hội? (… just as Christ loved the church and gave himself up for her) “Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh.” Nếu sống với tư tưởng rằng mình không là chủ của Hội Thánh Chúa, nhưng chỉ là người hầu việc thì chúng ta sẽ tránh biết bao nhiêu những gây gỗ, tranh chấp, cãi cọ, xích mích, như Hội Thánh Côrinhtô ngày xưa hay chia phe nào là bên phe Phao-lô; phe A-bô-lô, phe Sê-pha, nhưng sẽ thế vào đó sự kính trọng nhau và những thẩm quyền mà Đức Chúa Trời đã đặt ở trong Hội Thánh của Ngài.

 

3) Một tư tưởng mới nữa mà chúng ta phải có đó là tôi đi nhà thờ bây giờ không còn là lý do để được người ta giúp đỡ nữa, nhưng tôi đi vì lòng thật muốn thờ phượng và cảm tạ Chúa, vì nay biết được lẽ thật Chúa là ai và Ngài đã làm gì cho tôi. Như vậy cho dù người ta có bất cẩn không nhớ giúp đỡ tôi đi nữa, không để ý đến nhu cầu của tôi đi nữa, tôi vẫn quyết tâm đi thờ phượng Ngài.

 

Nếp sống chúng ta được biến đổi dần… càng ngày càng trở nên giống như Đấng Christ nó không có tùy thuộc vào những gì chúng ta bỏ vào bụng; hay loại phấn son gì chúng ta bôi trên mặt mỗi Chúa Nhật, hay loại nước thơm hiệu gì chúng ta đang dung, nhưng tùy theo những gì chúng ta cho phép Đức Thánh Linh gieo vào tư tưởng tâm linh bên trong lòng của mình. Đức Thánh Linh biến đổi tôi và anh chị em bắt đầu bằng sự biến đổi những suy nghĩ tư tưởng bên trong của mình, sự lý luận của con người cũ mình bằng những lời của lẽ thật, thì nếp sống bên ngoài của chúng ta mới bắt đầu biến đổi được.

 

 

Nếp sống chúng ta được biến đổi dần, càng ngày càng trở nên giống như Đấng Christ nó không có tùy thuộc vào những gì chúng ta bỏ vào bụng; nhưng tùy theo những gì chúng ta cho phép Đức Thánh Linh gieo vào tư tưởng tâm linh bên trong lòng của mình.

 

 

Như vậy điều căn bản cho một người thật muốn Chúa biến đổi đời sống mình luôn thì phải sống gần với lời của Chúa và đừng bao giờ có thái độ cố chấp, bảo thủ, khi cảm nhận được Đức Thánh Linh đang dùng lời Kinh Thánh biến đổi cuộc đời của chúng ta dần. Trong Philíp 4:8 chép lời Kinh Thánh là những lời thánh sạch để Chúa Thánh Linh dùng làm khí cụ biến đổi cuộc sống của mỗi chúng ta – “Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến.” (Finally, brothers and sisters, whatever is true, whatever is noble, whatever is right, whatever is pure, whatever is lovely, whatever is admirable—if anything is excellent or praiseworthy—think about such things.) Có biết bao những bài nhạc ngày hôm nay không mấy là thánh sạch, những câu chuyện vui không mấy là đáng kính, những chương trình ca nhạc, phim ảnh không mấy là đáng tôn, những tờ báo không mấy là đáng khen, nhưng địa chỉ websites không mấy là công bình mà chúng ta cứ nhét vào óc, dìm mình trong nó hoài thì thử hỏi mình có sanh ra được một đời sống đáng yêu chuộng được không? Nhưng ngược lại nếu chúng ta chịu châm rễ lập nền trên những lời thánh sạch, đáng tôn, đáng kính thì mới có thể sanh ra một nếp sống thánh sạch được. Chúng ta mỗi người tự xét xem thì giờ chúng ta để ra cho lời của Chúa so sánh với thì giờ chúng ta nghe nhạc liên khúc, xử dụng Facebook, hay xem TV thì thử hỏi tại sao chúng ta chưa bắt đầu sống một nếp sống thánh sạch?

 

 

Kinh Thánh là những lời thánh sạch để Chúa Thánh Linh dùng làm khí cụ biến đổi tư tưởng của mỗi chúng ta.

 

 

III. Tiến Trình Cưu Mang

 

Nhưng tại sao cũng có những người thường đi nhà thờ mỗi tuần lễ, mặc quần áo chỉnh tề, luôn có Kinh Thánh trên tay, đến nghe lời Chúa giảng dạy, nhưng ra khỏi cửa nhà thờ vẫn chưa có một nếp sống thay đổi chi hết, vẫn nói, vẫn làm những việc ác theo tánh xác thịt của mình? Muốn hiểu điều này, chúng ta cần hiểu thêm một nguyên tắc thứ hai về động từ “suy gẫm” như có chép trong Thi Thiên 1:2 như sau: (but whose delight is in the law of the LORD, and who meditates on his law day and night.) “Song (người công bình) lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm.”  Có phải vì lời Chúa không có hiệu nghiệm sao, mà nhiều con cái Chúa vẫn còn sống trong nếp của con người cũ hoài? Không đâu, nhưng là vì người đó chỉ biết nghe thôi, mà thật sự chưa chịu “suy gẫm” lời của Chúa cho chính mình. Có một động từ khác giúp cho chúng ta hiểu về việc “suy gẫm” này đó là động từ “cưu mang.” Động từ “cưu mang,” theo tiếng Anh bao gồm là 2 chữ: chữ Conceive (thụ thai) và give birth (sanh con), nhưng cũng còn có nghĩa là “taking into one’s mind, to form or develop in the mind,” dịch ra là gieo trong tư tưởng và phát triển từ tư tưởng đó. Chẳng hạn như trong Êsai 59:4, 13 cho chúng ta thấy được ý nghĩa này: (No one calls for justice; no one pleads a case with integrity. They rely on empty arguments, they utter lies; they conceive trouble and give birth to evil… 13 rebellion and treachery against the LORD, turning our backs on our God, inciting revolt and oppression, uttering lies our hearts have conceived.) “Trong các ngươi chẳng có ai lấy lẽ công bình mà kêu rêu; chẳng có ai lấy điều chân thật mà đối nại. Hết thảy đều cậy sự hư không, nói lời dối trá, cưu mang điều ác và đẻ ra tội trọng… Chúng tôi đã bạn nghịch, chối Đức Giê-hô-va, và trở lòng chẳng theo Đức Chúa Trời mình. Chúng tôi nói sự bạo ngược và phản loạn, cưu mang những lời giả dối trong lòng và nói ra!”  Những việc làm, hành động gian ác của dân sự Chúa từ đâu mà đến? Từ khi một ý tưởng ác mà chúng ta để cho nó “thụ thai” cấy trồng (form) trong lòng mình, nuôi dưỡng nó, ấp ủ nó một thời gian thì đến đúng thời kỳ, ý tưởng ác đó sẽ đẻ ra những việc làm gian ác. Sứ đồ Giacơ 1:15 trong Tân Ước cũng nói đến sự cưu mang này - (Then, after desire has conceived, it gives birth to sin; and sin, when it is full-grown, gives birth to death.) “Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết.” Từ lòng dục có chứa “cái thai” của sự ác, và đến lúc trọn sẽ đẻ ra tội lỗi.

 

 

Tư tưởng của một con cái Chúa sẽ chẳng bắt đầu thay đổi chi hết, nếu người đó chưa thật sự biết “suy gẫm” lời Chúa.

 

 

Trong sự suy nghĩ ngược lại để chúng ta hiểu làm thế nào một người cơ đốc “đẻ” ra được một nếp sống mới giống như Chúa Giê-xu? Người đó không phải chỉ đến nhà thờ ngồi nghe lời Chúa theo kiểu “nghe lỗ tai này, lọt sanh lỗ tai kia” mà không cho phép lời Chúa thấm vào lòng và tư tưởng mình, không cưu mang, không cấy trồng lời Chúa vào trong lòng và ý tưởng mình thì làm sao bắt đầu sống một nếp sống ngày càng giống Chúa Giê-xu? Sự cưu mang thuộc linh nó không tùy thuộc vào loại quần áo gì chúng ta đang mặc ở bên ngoài, những gì chúng ta có ở trên tay, nhưng nó tùy thuộc vào khi vào nhóm chúng ta có cho phép Đức Thánh Linh cấy trồng lời Chúa vào trong lòng của chúng ta, tiếp tục nuôi dưỡng, cưu mang trong lòng của mình những lời này khi chúng ta bước ra khỏi cửa nhà thờ không? Sự cưu mang là một tiến trình nuôi nấng, dưỡng dục lâu dài. Thử hỏi một người phụ nữ mang thai bao lâu? 9 tháng 10 ngày, cho đến khi đứa bé sanh ra đời. Cưu mang lời Chúa không phải vài tiếng đồng hồ mỗi sáng Chúa Nhật là đủ rồi thì làm sao sanh đẻ ra một nếp sống giống như Chúa Giê-xu mỗi ngày được, vì đó mà vô số người bước vào nhà thờ như thế nào thì tuần tới trở lại vẫn y nguyên, cứ vẫn còn “vượt đèn đỏ,” vẫn còn xem những hình ảnh ô dâm, vẫn còn nói những lời ác, làm những việc gian ác vì lời Chúa chưa thật sự cưu mang trong lòng mình, lời Chúa chưa bắt đầu “va chạm” vào lòng của mình chi hết. Có một bài đỏan ca rất hay, có câu: “Chạm lòng con Chúa ơi, ngay giờ này!” Thử hỏi có bao nhiêu người trước khi bước vào phòng nhóm sáng nay đã thành thật thầm cầu nguyện như vậy? “Chúa Thánh Linh ơi, xin những lời của Ngài con nghe hôm nay sẽ cưu mang, “thụ thai,” cấy trồng trong lòng con suốt tuần này để sanh ra, đẻ ra một nếp sống thật đẹp lòng Chúa mỗi ngày.” Vì vậy mà tác gỉa Thi Thiên 119:11 mới hiểu và đã thốt lên điều gì: (I have hidden your word in my heart that I might not sin against you.) “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa.” Động từ “giấu” nghĩa là giữ kín, không để cho làm mất, hay mau phai nhạt đi.

 

 

Sự cưu mang thuộc linh nó không tùy thuộc vào loại quần áo gì chúng ta đang mặc ở bên ngoài, nhưng tùy thuộc vào khi đến nhóm chúng ta có cho phép Đức Thánh Linh “cưu mang” lời Chúa vào trong lòng của chúng ta không?

 

 

IV. Cưu Mang Vào Lòng

 

Thì giờ còn lại, xin chia xẻ một vài bí quyết để “cưu mang” lời Chúa vào trong lòng của mình.

 

1) Thứ nhất, muốn cưu mang lời Chúa trong lòng mình, anh chị em phải hết lòng tin cậy rằng lời của Chúa hoàn toàn là lẽ thật, cần thiết và phải có cho đời sống của mình. Giống như không khí, thức ăn, nước uống, không có thì thân thể này không sống được; cũng vậy, chúng ta phải tin rằng nếu không có lời Chúa, thân thể thuộc linh của chúng ta không thể sống được. Chúng ta thật cần phải có lời Chúa thì mới sống được. Điều rất đáng e ngại đó là có biết bao nhiêu người cơ đốc sống mỗi ngày không thể thiếu được cái điện thaọi cell phone của mình, vì là thứ phải có mỗi ngày mỗi phút; nhưng họ có thể sống suốt cả một tuần lễ không có lời Chúa, mà vẫn thấy tỉnh bơ, vì vậy mà tôi nói thật… có biết bao nhiêu người cơ đốc vào nhóm Chúa Nhật sáng nay cũng vẫn ý nguyên khi trở lại tuần tới, chẳng có một sự biến đổi nào hết. Nếu chúng ta còn do dự, đắn đo chưa dứt khoát hết lòng tin cậy vào lời của Chúa là lẽ thật trọn vẹn thì rất khó cho chúng ta dám cưu mang vào lòng của mình. Thử hỏi anh chị em có dám bỏ tiền ra mua một bảo hiểm đắt tiền mà còn nghi ngờ những lời người bán bảo hiểm nói với mình không?

 

 

Muốn cưu mang lời Chúa trong lòng mình, chúng ta phải hết lòng tin cậy rằng lời của Chúa hoàn toàn là lẽ thật, cần thiết và phải có cho đời sống của mình.

 

 

2) Thứ hai, sự cưu mang lời Chúa đòi hỏi rất nhiều ở sự cố gắng hết sức mỗi ngày của chúng ta.

 

 

Sự cưu mang lời Chúa đòi hỏi nhiều sự cố gắng của chúng ta mỗi ngày.

 

 

a) Bắt đầu từ ngày Chúa Nhật, khi vào nhóm, chúng ta phải hết sức chú ý để tâm mà nghe lời Chúa giảng dạy gì cho chính mình, chứ không phải gì cho người ngồi bên cạnh. Bài học căn bản cho những trẻ em nào muốn học giỏi luôn là công thức: Focus (chú tâm/chớ lo ra) sẽ giúp đứa trẻ Learn (hiểu biết), và từ sự hiểu biết nó mới Grow (khôn lớn, trưởng thành). Nếu chúng ta đến đây mà còn lo ra, suy nghĩ đủ những thứ khác, về người khác thì làm sao lời Chúa bắt đầu đi vào trong tư tưởng của mình được? Có lẽ chỉ như “nước đổ đầu vịt” mà thôi chăng?

 

b) Khi về nhà, chúng ta phải để thì giờ ra suy gẫm lời Chúa, có nghĩa là “lập đi lập lại, nhai đi nhai lại” lời Chúa, học thuộc lòng để lời Chúa mới bắt đầu cưu mang (form) trong lòng mình. Có bao nhiêu người đang cố gắng học thuộc lòng lời Chúa? Đây là cách hay nhất để chúng ta “cưu mang” lời Chúa. Đây cũng là một trong những phương pháp trong lớp Giáo Lý Căn Bản sẽ bắt đầu Chúa Nhật tuần tới, để tập mọi người thuộc lòng một số những câu Kinh Thánh gốc.

 

3) Thứ ba, người cưu mang lời Chúa, cố gắng và cẩn thận đem lời Chúa ra thử nghiệm nữa. Bài học Kinh Thánh sáng nay trong sách Philíp 1:9-10, sứ đồ Phaolô cầu nguyện gì cho con cái Chúa? (And this is my prayer: that your love may abound more and more in knowledge and depth of insight, so that you may be able to discern what is best and may be pure and blameless for the day of Christ,) “Lại, điều tôi xin trong khi cầu nguyện, ấy là lòng yêu thương của anh em càng ngày càng chan chứa hơn, trong sự thông biết và sự suy hiểu, để nghiệm thử những sự tốt lành hơn, hầu cho anh em được tinh sạch không chỗ trách được, cho đến ngày Đấng Christ.” Không phải chỉ có thêm sự thông biết và suy hiểu mà thôi, nhưng còn thử nghiệm được xem coi lời thánh của Chúa có đúng như vậy không? Có bao nhiêu người đang đọc và học Kinh Thánh, thấy những lời Chúa hứa ban cho và dám đem ra thử nghiệm không?

 

 

Người chịu cưu mang lời Chúa thì cũng thường xuyên và cẩn thận đem lời Chúa ra thử nghiệm nữa.

 

 

a) Trong Malachi 3:10 – Chúa thách thức chúng ta thử Ngài điều gì? (Bring the whole tithe into the storehouse, that there may be food in my house. Test me in this,” says the LORD Almighty, “and see if I will not throw open the floodgates of heaven and pour out so much blessing that there will not be room enough to store it.) “Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta; và từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng!” Có bao nhiêu người đang dám thử Chúa điều này, dâng hiến 1/10 và thật sự kinh nghiệm được đầy phước trong đời sống?

 

b) Khi bị cám dỗ có dám thử hết lòng cầu nguyện, tin vào lời Chúa hứa có chép trong 1 Côr. 10:13 như thế nào? (No temptation has overtaken you except what is common to mankind. And God is faithful; he will not let you be tempted beyond what you can bear. But when you are tempted, he will also provide a way out so that you can endure it.) “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.”

 

c) Tuần qua trong giờ tĩnh nguyện, tôi học được một lời hứa mới và lạ lùng của Chúa có chép trong sách Giacơ 1:25 như sau – (But whoever looks intently into the perfect law that gives freedom, and continues in it—not forgetting what they have heard, but doing it—they will be blessed in what they do.) “Nhưng kẻ nào xét kĩ luật pháp trọn vẹn, là luật pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời.” Chúa hứa gì? Ai yêu mến lời Ngài, bền lòng suy gẫm, hết lòng giữ lấy, giống như là cưu mang lời Chúa thì sẽ nhận được phước gì? Phước của một đời sống tự do, buông tha khỏi sự ràng buộc của tội lỗi, nghĩa là tôi sống không cần phải có cái I-phone loại này, kiểu kia, phải có màu nọ, rồi cứ bị thế giới điều khiển theo thói tục của nó. Anh chị em có ý thức rằng có biết bao nhiêu người đang sống nô lệ trong một đất nước tự do này không? Họ đang ở trong những nhà giam với những khung sắt và xiềng xích vô hình, mà không biết. Không phải chỉ buông tha khỏi những việc làm gian ác mà thôi, nhưng trên đời này có biết bao nhiêu người còn đang sống nô lệ trong những việc làm và nghi lễ của đạo đức, của tôn giáo không? Hôm qua đi chơi bóng rổ, có người bạn chia xẻ với tôi là anh đã đổi đạo, vì đạo cơ đốc mới này đang giúp anh hiểu được lẽ thật về Chúa trong Kinh Thánh; anh còn nói… bây giờ vợ tôi, con tôi cũng cùng đi nhóm chung nữa. Tôi thật vui và nhắc anh bạn một lời nói có một không hai của Chúa Giê-xu như sau trong Giăng 8:32(Then you will know the truth, and the truth will set you free.”) “… các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi.” Giờ đây anh và gia đình đã kinh nghiệm được sự tư do vì anh đã biết lẽ thật và lẽ thật này đã buông tha anh khỏi những sự ràng buộc của đạo đức, nghi lễ bề ngoài của tôn giáo. Anh chị em có đang kinh nghiệm sự tự do thật chưa vì có lẽ thật trong lòng?

 

Có bao nhiêu người đang thử nhiệm lời Chúa để thật kinh nghiệm được chính Ngài trong đời sống? Thử hỏi có bao nhiêu người đã thử nghiệm lời Chúa được tôi tớ Chúa chia xẻ tuần trước về sự thờ phượng Chúa chấp nhận. Nếu đã thử nghiệm thì anh chị em đã phải đến sớm cầu nguyện dọn lòng sáng nay rồi, hầu cho tay mình được sạch và lòng mình được thánh, để khi vào nhóm đây được Chúa chấp nhận sự thờ phượng của mình? Chúng ta có thể cứ lấy lý do này, lý do nọ bào chữa, nhưng thật hỏi những lý do đó có chính đáng khi trình dâng lên cho Chúa không?  Phải cưu mang lời Chúa nghĩa là phải chú tâm học lời Chúa, phải suy gẫm lời thánh ngày và đêm, và phải thử nghiệm để nếm sự ngọt ngào, cho đến khi những tư tưởng cũ bên trong của chúng ta được Đức Thánh Linh biến đổi và từ đó mới “đẻ” ra một đời sống mới đầy dẫy sự yêu thương, thánh sạch và cảm tạ.

 

Nguyện xin Chúa Thánh Linh bắt đầu biến đổi tư tưởng bên trong mỗi người chúng ta ở đây, bằng lời thánh của Ngài, như chúng ta cũng sẽ bằng lòng để Ngài làm việc biến hóa này trong chúng ta.

 

------------- Lời Mời Gọi

 

Anh chị em muốn gì trước khi bước vào buổi nhóm thờ phượng sáng nay? Chắc là điều cũng chưa nghĩ tới, chỉ biết đến đây nhóm như mỗi tuần. Tôi xin phép hỏi lại, nhưng sau khi nghe bài giảng rồi, anh chị em có muốn gì không? Có muốn Chúa Nhật hôm nay cũng như mọi ngày Chúa Nhật khác, chỉ đến, nghe, và ra về, hay là anh chị em thật muốn đời sống mình được biến đổi? Anh chị em có thật muốn kinh nghiệm được một đời sống tự do là gì không?

 

Muốn thì phải quyết định vài điều sau đây?

 

1) Hãy thành thật cầu xin Chúa Thánh Linh: “Con thật muốn đời sống con được biến đổi, không cứ như cũ hoài. Con muốn có những tư tưởng, sư suy nghĩ mới giống như Chúa Giê-xu suy nghĩ vậy. Con muốn sống một đời sống giống như Đấng Christ vậy.”

 

2) Cùng một lúc con cũng ý thức được rằng, muốn như vậy thì con phải dẹp bỏ sự bảo thủ, nhưng mở lòng nhờ cậy Đức Thánh Linh lấy lời của Chúa và bắt đầu “cưu mang” cấy trồng trong tư tưởng và lòng con giờ này.

 

3) Xin Chúa Thánh Linh giúp con chịu khó cố gắng nuôi dưỡng những lời này ngày và đêm.

 

4) Xin Chúa giúp con đem ra thử nghiệm lời của Chúa để từ đó sanh ra một nếp sống mới, không còn vượt đèn đỏ nữa, không còn bị ràng buộc vào sự điều khiển của thế giới trần tục này, nhưng đầy dẫy sự yêu thương, thánh sạch và cảm tạ.

 

5) Con hứa nguyện sẽ để dành thì giờ mỗi ngày ăn nuốt, suy gẫm và thử nghiệm lời Chúa.

 

Anh chị em muốn trả gía bao nhiêu để kinh nghiệm được một đời sống biến đổi.  Ân điển thì hoàn toàn “free,” nhưng muốn kinh nghiệm sự biến đổi, nó đòi hỏi anh chị em phải cố gắng làm việc với Đức Thánh Linh mỗi ngày. Giống như là một người cai thuốc phiện, phải chịu khó nhờ cậy Chúa Thánh Linh gội sạch những tư tưởng của con người cũ, và thế vào đó những lời chân thật, đáng tôn, công bình, thánh sạch, đáng yêu chuộng, có tiếng tốt, có nhân đức, đáng khen thì mới có thể bắt đầu sanh đẻ ra một nếp sống mới được. Mang thai và sanh con là một tiến trình dài và cực nhọc. Sự cưu mang lời Chúa cũng vậy, chúng ta phải chịu khó chú tâm mỗi khi học lời Chúa, suy gẫm lời Chúa thường xuyên và đem ra thử nghiệm cho đến khi sanh ra một nếp sống mới đẹp lòng Chúa.

 

Sự quyết định và lời hứa nguyện của anh chị em và tôi sáng hôm nay sẽ là gì?

 

 

 

 


CONCEIVING GOD’S WORD

(Philippians 4:8)

 

“Finally, brothers and sisters, whatever is true, whatever is noble, whatever is right, whatever is pure, whatever is lovely, whatever is admirable—if anything is excellent or praiseworthy—think about such things.”

 

The ultimate goal of God’s transformation is to conform all believers to the image of His Son. It all begins at the “born-again” moment when one repents his sins and believes in Jesus. Only the Holy Spirit can perform this kind of transformation on us. So, how does He do it? The Holy Spirit must first change our heart from inside out because from the heart, evil or godly acts are produced. Are you surprised that so many born-again Christians are still living with an old mind? Some thoughts for a renewed mind anh heart:


1) I cannot pass a red light because I am the light of the world,

2) I cannot view porns because God said it’s a sin,

3) I am no longer the owner, but a steward of Gods’ possession,

4) The church does not belong to me, it’s totally His,

5) I come here not because I can get helps, but I truly want to worship God.

 

The tool the Holy Spirit uses to transform our heart is God’s holy word. The second principle of transformation is about our responsibility to meditate on God’s word. The picture of conception and giving birth helps us to understand the meaning of the process of meditation. Let’s look at its meaning on the negative side. How is sin produced? From the conception of an evil desire in the heart, it gives birth to sin. So in order for us to live a new life in the image of Christ, our heart must “conceive” (take into our mind) the word of God. Our transformation taking place does not depend on what we put in our stomach, but what we allow to feed, form and develop into our mind. Did you sincerely pray that God’s word will touch your heart before you come into the service today? Some practical tips to conceive Gods’ word:

 

1) You must settle in your heart that God’s word is the truth and nothing but the truth and that you cannot live without His word. It’s bizarre when many Christians cannot live without a cell phone in a day, but they can live without God’s word for a whole week?

2) Focus (be serious) in listening and studying God’s word because without focus, you won’t learn, and without learning you won’t grow. Take time to memorize God’s word.

3) Test God’s promises and experiencing Him. Have you tested the truth that you have heard from last week? Have your life been transformed since last week?

 

So, what do you want this morning? Do you desire a transformed life? Sincerely ask the Holy Spirit for help. Practice to “conceive” God’s word each day, until it gives birth to a new life in the image of Jesus Christ.