Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 48

Yêu Như Chúa Yêu

(Love as Jesus Loves)

Giăng 15:12-14

 

Điều răn của ta đây nầy: Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi. Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình. Ví thử các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu ta.”

(My command is this: Love each other as I have loved you. Greater love has no one than this: to lay down one’s life for one’s friends. You are my friends if you do what I command.!)

 

Những người nào đã được Đức Thánh Linh đổi mới/biến hóa từ bên trong tư tưởng của mình bằng những lời của lẽ thật thì điều tự nhiên phải dần dần sanh đẻ ra một đời sống mới, càng ngày càng giống như hình bóng của con Đức Chúa Trời, Cứu Chúa Giê-xu hơn. Đây có nghĩa là lối sống, cách ăn nết ở của họ, phải có những nét giống y hệt như Chúa Giê-xu đã từng sống, hay gọi là sống “copy” như Chúa vậy. Khi bạn “copy” một cái gì, thì tờ giấy được copied phải giống hệt như bản chính phải không? Không thể nào tôi lấy một tờ giấy có những chữ bằng tiếng Việt, bỏ lên máy copy mà ra thành một tờ giấy bằng tiếng Tàu được. Nếu chúng ta được gọi là “Christians,” nghĩa là những người đã tin theo và thuộc của Đấng Christ thì điều tự nhiên chúng ta phải có nếp sống giống y hệt như Chúa Christ? Là con cái Chúa, chúng ta phải thường xuyên tự soi mặt mình trong gương xem coi hôm nay mình có giống như Chúa Giê-xu hơn hôm qua không? Tuần này mình có giống như Chúa Giê-xu hơn tuần trước không, trong cách ăn nết ở của mình?

 

 

Nếu chúng ta được gọi là “Christians,” nghĩa là những người đã tin theo và thuộc của Đấng Christ thì điều tự nhiên chúng ta phải có nếp sống giống y hệt như Chúa Christ.

 

 

Lần trước, chúng ta đã suy gẫm về nét thứ nhất mà chúng ta phải giống y hệt như Chúa Giê-xu đó là một đời sống có mục tiêu luôn muốn “vâng phục ý Cha.” Chúa Giê-xu đã tự bỏ mình đi, xuống thế gian để làm trọn ý Đức Chúa Cha và ý đó là Ngài muốn cứu mọi người khỏi hình phạt của tội lỗi, và sửa soạn cho chúng ta được hưởng nước thiên đàng của Ngài đời đời một ngày. Mà muốn cho “ý Cha được nên” thì Chúa Giê-xu đã phải bằng lòng vâng lời chịu chết nhục nhã trên cây thập tự gía chuộc tội cho mọi kẻ tin. Ai giống Chúa Giê-xu thì mục tiêu cho đời sống của người đó phải luôn là tìm kiếm và vâng phục ý Chúa. Hôm nay, chúng ta sẽ học nét thứ nhì của những người sống giống y hệt như Chúa Giê-xu đó là yêu thương mọi người, như Chúa đã yêu chính mình.

 

 

Nét của những người sống giống y hệt như Chúa Giê-xu đó là có tình yêu thương mọi người, như Chúa đã yêu chính mình.

 

 

I. Đức Chúa Trời là sự Yêu Thương

 

Yêu thương là một trong những bản chất chính thể hiện Đức Chúa Trời. Rõ ràng trong sách 1 Giăng 4:8 diễn tả/biểu lộ Đức Chúa Trời là gì? (Whoever does not love does not know God, because God is love.) “Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.” Đức Chúa Trời là “Nguồn” của sự yêu thương thật và tuyệt vời.

 

 

Yêu thương là một trong những bản chất chính thể hiện Đức Chúa Trời.

 

 

Chúng ta cũng có thể thấy được bản chất yêu thương của Chúa biểu lộ rõ ràng qua những mạng lệnh của chính Ngài, như có chép trong sách Mathiơ 22:37-40 mà Chúa Giê-xu đã tóm tắt mọi điều răn/mạng lệnh của Đức Chúa Trời đều dựa trên nền tảng gì? (Jesus replied: “‘Love the Lord your God with all your heart and with all your soul and with all your mind.’ This is the first and greatest commandment. And the second is like it: ‘Love your neighbor as yourself.’ All the Law and the Prophets hang on these two commandments.”) “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.” Mọi điều răn của Đức Chúa Trời, tất cả 613 luật lệ mà người hỏi Chúa Giê-xu biết rõ, thì đã được Chúa Giê-xu tóm tắt trong chỉ hai điều răn chính, và nền tảng của hai điều này là sự yêu thương: kính yêu Chúa và yêu thương mọi người xung quanh.

 

 

Mọi mạng lệnh của Đức Chúa Trời được tóm tắt chỉ trong hai điều răn chính, và nền tảng của hai điều này là sự yêu thương: kính yêu Chúa và yêu thương mọi người xung quanh.

 

 

Cho nên ai đã thật được biến đổi thì đời sống của mình phải phản ảnh, không nhiều thì ít, bản chất yêu thương của Đức Chúa Trời, của Chúa Giê-xu, và càng ngày càng thông hiểu và thực hành tình yêu thương của Ngài sống trong mình. Trong sách Êphêsô 3:16-19 sứ đồ Phaolô khuyên con cái Chúa ở thành Êphêsô cần thấu hiểu điều gì trổi hơn hết? (I pray that out of his glorious riches he may strengthen you with power through his Spirit in your inner being, so that Christ may dwell in your hearts through faith. And I pray that you, being rooted and established in love, may have power, together with all the Lord’s holy people, to grasp how wide and long and high and deep is the love of Christ, and to know this love that surpasses knowledge—that you may be filled to the measure of all the fullness of God.) “tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng; đến nỗi Đấng Christ nhân đức tin mà ngự trong lòng anh em; để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó là thể nào, và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời.”

 

 

Cho nên ai đã thật được biến đổi thì đời sống của người đó phải càng ngày càng thông hiểu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của tình yêu Đức Chúa Trời là thể nào.

 

 

II. Đặc Tánh của Tình Yêu Chúa

 

Bề rộng, bề dài, bề cao và bề sâu của tình yêu thương Đức Chúa Trời là gì?

 

1) Chúng ta có thể đã nghe giảng nhiều về tình yêu của Thiên Chúa bằng chữ “agape” là một loại tình yêu “mặc dầu,” nghĩa là không điều kiện, có tính chất hy sinh, xả kỷ, nhưng bề rộng, bề dài, bề cao và bề sâu của tình yêu thương của Chúa còn là bao la và rộng lớn nữa được vì ban cho mọi người. Nếu xét về mối liên hệ bề ngang giữa con người với nhau, có lẽ “tình mẹ thương con” ở đời này diễn tả sự hy sinh cao đẹp nhất, phải không? Chúng ta đã từng nghe biết bao nhiêu câu chuyện về những người mẹ dám hy sinh chính mạng sống của mình để cứu con mình được sống. Nhưng tình mẹ hy sinh cao cả này vẫn còn giới hạn, không có rộng, dài, cao, hoặc sâu bằng tình yêu của Chúa, lý do là vì người mẹ chỉ có thể yêu và hy sinh cho những đứa con ruột của mình thôi, chứ còn con của những người hàng xóm thì đâu có thể yêu được, phải không? Nhất là thử hỏi xem một người mẹ có thể yêu nổi một người mà đã giết chính con ruột của mình được không? Nhưng Đức Chúa Trời đã và đang yêu thương ai? Ngài yêu những kẻ đã vu khống Con một của Mình, đã đánh đập Con Ngài, đã nhổ nước miếng vào mặt Con Ngài, đã vả má, đã bức râu, đã lấy gai nhọn đội trên đầu Con Ngài, đã lấy gậy đánh trên đầu, đã đấm Con Ngài, đã chọc tức, đã lột áo trần, đã đóng đinh vào cổ tay và chân Con Ngài, đã đâm vào sườn, và đã treo Con Ngài nhục nhã nơi đồi sọ Gôgôtha. Tại thập tự gía, Chúa Giê-xu đã yêu ai mà trong giờ phút tử nguy của mình, Ngài đã thốt lên lời cầu xin gì có chép trong Luca 23:34(Jesus said, “Father, forgive them, for they do not know what they are doing.”[a] And they divided up his clothes by casting lots.) “Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.” Tha ai? Tha những kẻ đang đóng đinh Ngài trên cây thập tự. Đức Chúa Trời yêu kể cả những kẻ thù nghịch mình, chính những người đã giết và treo Con một của mình trên cây gỗ, đó là bề rộng, bề dài, bề cao và bề sâu của tình Chúa yêu thương nhân loại.

 

 

Tình yêu thương của Chúa là bao la và rộng lớn vì Ngài yêu kể cả những kẻ thù nghịch mình, chính những người đã giết và treo Con một của mình trên cây thập tự.

 

 

Lời Chúa Giê-xu đã dậy trong sách Mathiơ 5:43-45 như sau: (“You have heard that it was said, ‘Love your neighbor and hate your enemy.’ But I tell you, love your enemies and pray for those who persecute you, that you may be children of your Father in heaven. He causes his sun to rise on the evil and the good, and sends rain on the righteous and the unrighteous.) “Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình. Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác.” Cho dù kẻ ác như Noammar Gadhafi bên nước Libya, Ngài vẫn ban cho ông có không khí để thở, và đó là điều trí óc con người hạn hẹp của chúng ta không thể hiểu hay giải thích được.

 

2) Tình yêu của Thiên Chúa được chứng minh, thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Chúa không có hứa mây trời, nhưng đã sai chính Con mình xuống trần gian chịu chết thay thế cho mọi người. Trong Giăng 15:13 có động từ gì diễn tả tình yêu cụ thể này? ((… lay down one’s life for one’s friends…)  “phó sự sống mình…” “Phó” là một hành động tự nguyện, chịu nằm xuống chết để mọi người được sống; chịu mất mạng sống mình để nhân loại có lối thoát khỏi hình phạt của lửa địa ngục mà còn được sống hạnh phúc trong nước thiên đàng của Đức Chúa Trời một ngày.

 

 

Tình yêu của Thiên Chúa được chứng minh bằng việc làm cụ thể, khi Con Ngài tự nguyện “phó” sự sống mình, để nhân loại có lối thoát khỏi hình phạt của lửa địa ngục, mà còn được sống hạnh phúc trong nước thiên đàng của Đức Chúa Trời một ngày.

 

 

a) Chúng ta có thể bố thí bằng những của thừa mà chẳng tốn chúng ta chi hết, vì cũng phải vất đi mà thôi. Người Mỹ khi họ ăn không hết thì thường hay cho người khác của ăn thừa mình.

 

b) Chúng ta có thể cho những của quí và có thể làm chúng ta cảm thấy khó chịu một chút.

 

c) Nhưng khi chúng ta phải hy sinh “phó” mạng sống của mình là một điều cao đẹp nhất, mà Chúa Giê-xu đã làm cho chúng ta ở trên cây thập tự gía. Thật đúng như có người đã nói: “Real love costs a lot” - Tạm dịch là “tình yêu thật phải trả gía rất nhiều!” Câu chuyện về một người sống quá chán nản và cảm thấy như Chúa không còn yêu mình nữa. Cho đến khi đang chạy xe qua một Highway thì thấy có một nhà thờ quảng cáo hình của Chúa Giê-xu, hai tay đang căng ra và bị đóng đinh trên cây thập gía, đầu Ngài đổ huyết và người đó cảm thấy như chính Chúa nói với mình ngay lúc đó “Ta yêu ngươi đến như vậy đây, và rồi gục đầu trút hơi thở cuối cùng trên cây thập tự gía!” Thử hỏi - Buddha đã yêu bạn đến như vậy không? Đã được chứng mình bằng những điều cụ thể nào? Thử hỏi - Allah là một Đấng không thể đến gần được, yêu chúng ta đến như vậy không? Bằng cớ thể hiện ở đâu? Ai thật sự đã được tái sanh, và đã được biến đổi thì không nhiều thì ít cũng phải sống phản ảnh tình yêu thương của Chúa Giê-xu như vậy.

 

 

III. Mạng Lệnh cho Con Cái Chúa

 

Trong Giăng 15:12, Chúa Giê-xu còn trao một mạng lệnh/điều răn cho các môn đồ mình đó là phải sống yêu thương nhau nữa - (My command is this: Love each other as I have loved you.) “Điều răn của ta đây nầy: Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi.”

 

 

Chúa Giê-xu trao một điều răn cho các môn đồ mình đó là phải sống yêu thương nhau nữa.

 

 

1) Muốn hiểu được hai chữ “mạng lệnh hay điều răn” này, chúng ta phải thấu hiểu rõ thêm một chữ khác đó là chữ “Chúa.”

 

 

Muốn hiểu được hai chữ “điều răn,” chúng ta phải thấu hiểu rõ thêm một chữ khác đó là chữ “Chúa.”

 

 

Vô số người cơ đốc ngày nay đang sống có Giê-xu là Đấng đã “cứu” chuộc linh hồn của mình, nhưng Ngài chưa làm “Chúa,” vì vậy mà cuộc sống của họ chẳng làm theo những mạng lệnh chi của Ngài hết. Họ vẫn chưa hiểu rằng khi mình tin Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Chuộc mình thì cùng một lúc cũng phải hiểu rằng “cái tôi” của mình không còn làm chủ mình nữa, nhưng phải hiểu từ giờ phút đó Chúa Giê-xu làm “Chúa” cuộc đời mình. Trong Galati 2:20 - sứ đồ Phaolô khẳng định gì sau khi ông tin nhận “Cứu Chúa” Giê-xu? (I have been crucified with Christ and I no longer live, but Christ lives in me. The life I now live in the body, I live by faith in the Son of God, who loved me and gave himself for me.) “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.” Phaolô muốn nói: “Tôi không còn sống cho “cái tôi” của mình nữa, nhưng Đấng Christ nay sống trong tôi, nghĩa là Ngài làm Chủ tôi!” Mà nếu Chúa là Chủ, nghĩa là chúng ta là đầy tớ thì những người đầy tớ phải làm gì? Có lo việc riêng của mình không, hay là vâng phục những điều răn/mạng lệnh của Chủ mình. Chúng ta ai đi làm cũng biết rõ điều này, quí vị vào sở thì quí vị phải nghe lời ai; có khi nào ông bà chủ nghe lời quí vị, đem càphê bánh ngọt cho quí vị ăn sáng và hỏi quí vị muốn ỗng bã làm gì cho hôm nay không?

 

 

Khi chúng ta tin Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Chuộc mình thì cùng một lúc cũng phải hiểu rằng “cái tôi” của mình không còn làm chủ mình nữa, nhưng từ giờ phút đó Chúa Giê-xu làm “Chúa” cuộc đời mình.

 

 

a) Một số người cơ đốc vẫn còn sống trong thái độ tin Chúa để Ngài hầu việc mình, cho nên khi cầu nguyện họ thường hay lèo nhèo là Chúa phải cho con cái này, cho con cái kia… Có người đã nói với tôi một câu làm tôi suy nghĩ rất nhiều: “Tôi xin bất cứ điều gì là Chúa cho ngay?” Tôi suy nghĩ đến câu này và tự hỏi một người nói như vậy thì thật “ai đang làm Chúa đây?”

 

b) Một số người cơ đốc khác sống trong thái độ muốn hầu việc Chúa, nhưng lại ưa muốn làm theo ý riêng của mình. Có anh thanh niên vẫn còn máng thói xem những hình ảnh ô dâm trên Internet và cùng một lúc cứ hay nói với tôi là anh muốn làm một người giáo sĩ truyền giáo. Tôi không thể hiểu được tại sao anh chưa biết mình làm đầy tớ của Chúa nghĩa là vâng theo ý Ngài và ý Chúa là hãy sống một đời sống thánh sạch, trước khi mình nói đến những điều mình muốn làm cho Ngài.  Chúng ta phải thường xuyên tự xét và luôn hỏi việc con đang làm có thật theo ý Chúa không, hay cho ý con được nên?

 

c) Nhưng người nào sống trong thái độ của một kẻ hầu việc thật, phục Chủ mỉnh, thì sẽ sống với thái độ giống như tiên tri Êsai ngày xưa, có chép trong Êsai 6:8(Then I heard the voice of the Lord saying, “Whom shall I send? And who will go for us?” And I said, “Here am I. Send me!”) “Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi.” Tiên tri Êsai không có vào đền thờ và nói với Chúa là tôi sẽ làm cái này cái nọ cho Ngài, theo các này cách nọ của con, nhưng ông thưa: “Ý của Chúa là gì để con làm theo. Chúa muốn sai con đi đâu, con sẽ vâng theo.”

 

 

Người nào sống trong thái độ của một kẻ hầu việc thật, phục Chủ mỉnh, thì sẽ sống với thái độ giống như tiên tri Êsai ngày xưa.

 

 

Có thể diễn tả như là ba người mỗi sáng đến với Chúa cầu nguyện. Người thứ nhất viết trên một tờ giấy trắng đầy những điều mình muốn Chúa ban cho mình. Người thứ nhì viết xuống đầy những điều theo tự ý mình nghĩ là công việc của Chúa mà mình muốn làm cho Chúa phải như thế nào: hội thánh của Chúa phải như vậy, Mục Sư của Chúa gọi phải như đó… Nhưng người thứ ba đến với Chúa chỉ là một tờ giấy trắng với chữ ký của mình ở dưới và nói với Chúa rằng: “Xin Chúa cứ viết xuống tất cả những điều Ngài muốn con làm, con sẽ làm hôm nay!” Thử hỏi ai trong ba người này hiểu được chữ “Chúa” nghĩa là gì? Chúng ta cần điều chỉnh lại thái độ của mình trong sự hầu việc Chúa, cẩn thận làm theo những mạng lệng/điều răn của Ngài.

 

2) Không phải chỉ thương yêu nhau tùy theo cách mình muốn, nhưng Chúa Giê-xu muốn chúng ta yêu nhau theo tiêu chuẩn gì? (… as I have loved you.) “như Ta đã yêu các ngươi,” nghĩa là theo kích thước rộng, dài, cao, sâu của tình yêu Ngài. Trên đời, người ta thường dạy hãy làm cho người khác điều mà mình muốn người khác làm cho mình. Nhưng Chúa dạy chúng ta hãy làm cho người khác điều Chúa đã làm cho mình. Không những Chúa dạy chúng ta hãy yêu kẻ lân cận như yêu mình, nhưng Ngài cũng dạy hãy yêu kẻ lân cận như Chúa đã yêu mình.

 

 

Trên đời, người ta thường dạy hãy làm cho người khác điều mà mình muốn người khác làm cho mình. Nhưng Chúa dạy chúng ta hãy làm cho người khác điều Chúa đã làm cho mình, nghĩa là hãy yêu nhau như Chúa đã yêu mình.

 

 

Đây là tiêu chuẩn mà con người xác thịt của chúng ta không thể yêu như vậy được. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng Chúa không bao giờ ra một mạng lệnh nào cho chúng ta mà Ngài biết chúng ta không thể làm được. Như vậy muốn yêu thương mọi người như Chúa đã yêu mình thì phải làm sao?

 

a) Thứ nhất chúng ta phải ý thức/chấp nhận mình là một kẻ yếu đuối, vì những tư dục xác thịt nên không thể yêu như Chúa yêu được, nên cần có Chúa Thánh Linh giúp chúng ta. Nhớ trong Galati 5:22 có chép một trong những trái đầu tiên của Đức Thánh Linh là gì? Tình yêu thương. Như vậy ai có Đức Thánh Linh làm Chủ, người đó mới có thể yêu như Chúa yêu.

 

 

Muốn yêu thương mọi người như Chúa đã yêu mình thì thứ nhất chúng ta phải chấp nhận mình là một kẻ yếu đuối, vì những tư dục xác thịt ở bên trong, nên cần có Chúa Thánh Linh giúp đỡ chúng ta.

 

 

Có một bài thánh ca nổi tiếng cho các trẻ em đó là bài “Jesus loves me This I know for the Bible tells me so!” Bài hát này kết thúc một câu hết sức là quí gía như sau: “For I am weak, but He (Jesus) is Strong” Nghĩa là chúng ta phải chấp nhận mình yếu đuối và không thể yêu những người xung quanh như Chúa yêu được, nhất là những người hay “thọc bánh xe” của mình, nên cần Chúa giúp mình thì mới có thể yêu họ được. Nếu chúng ta chưa ý thức mình yếu đuối mà cứ yêu mọi người theo ý riêng của mình, chúng ta có thể đang là những người “gỉa hình” mà thôi.

 

b) Mà muốn Chúa giúp thì phải để Ngài sống ở trong chúng ta và làm Chủ mình. Trong sách 1 Giăng 4:13/15-16 sứ đồ Giăng chép – (This is how we know that we live in him and he in us: He has given us of his Spirit… 15 If anyone acknowledges that Jesus is the Son of God, God lives in them and they in God. And so we know and rely on the love God has for us. God is love. Whoever lives in love lives in God, and God in them.) “Bởi điều nầy chúng ta biết mình ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta, là Ngài đã ban Thánh Linh Ngài cho chúng ta… 15 Ví bằng có ai xưng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời ở trong người, và người ở trong Đức Chúa Trời. Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy.” Trong ba câu Kinh Thánh này có đến 7 lần có động từ “ở trong” giúp cho chúng ta hiểu sự liên kết giữa một người tin Con Đức Chúa Trời, có Ngài ở trong mình, nghĩa là có Đức Thánh Linh ở trong chúng ta, và từ đó chúng ta mới có tình yêu thương bao la, vĩ đại của Chúa, để có thể yêu mọi người như Chúa đã yêu thương mình vậy. Ai biết và có sự yêu thương của Chúa thì mới yêu mọi người như Chúa đã yêu mình, nhưng điều kiện đó là Chúa phải sống “ở trong” người đó.

 

 

Mà muốn Chúa Thánh Linh giúp chúng ta có thể yêu như Chúa yêu thì phải để Ngài sống ở trong chúng ta và làm Chủ mình.

 

 

Hãy thật tự hỏi mình - Chúa Giê-xu đang sống ở trong hay đang sống ở ngoài tôi? Bài hát nổi tiếng có câu: “Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời…”  Hãy tự nhìn và xét xem mình đang sống yêu thương mọi người như thế nào, theo tiêu chuẩn nào thì mình biết Chúa đang ở đâu? Sự yêu thương của mình có “gỉa hình” không, nghĩa là có đang nói một đàng làm một nẻo, hay là chỉ nói thôi mà không làm theo bằng những hành động cụ thể. Chả thà nói ít yêu nhiều, hơn là môi miệng nói bên ngoài thương người này kính người nọ, nhưng ra khỏi cửa nhà thờ làm ngược lại sao?  Sứ đồ Giăng dạy gì trong 1 Giăng 3:18(Dear children, let us not love with words or speech but with actions and in truth.) “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.” nghĩa là cụ thể và thành thật, không có gỉa hình. Câu chuyện giảng tin lành bằng hành động tốt của một nữ giáo sĩ trẻ tuổi, hầu việc tại một tầng lớp đê hèn bên ấn độ. Một hôm có người đem đến cho cô một người bị đau chân vì bị một cái đinh đâm vào lâu ngày và đã cương mủ, làm người đó rất nhức nhối. Vì lúc đó người giáo sĩ không có dụng cụ y khoa, nên cô phải cúi xuống dùng chính răng mình mà cắn vỡ mủ để rút đinh ra. Người bệnh nhân vô cùng cảm động, ngay hôm sau, anh đem cả gia đình đến tin nhận Chúa, muốn làm lễ báptêm và noí: “Người giáo sĩ này đã bất chấp bàn chân dơ bẩn của tôi, cô dám dùng răng sạch của mình để rút mũi đinh ra cho tôi. Đối với tôi, việc truyền giảng đạo của cô bấy lâu nay tại vùng này chỉ có gía trị qua tấm lòng và hành động tốt của cô đã bày tỏ ra ngày hôm qua và đã làm tôi cảm động đến tin nhận Chúa Giê-xu" Những người xung quanh chỉ thấy giá trị của “đạo” chúng ta qua những việc lành thực tế mà thôi, nhất là cách chúng ta đối xử yêu thương thực tế cho nhau.

 

 

IV. Bạn của Chúa

 

Trong sách Giăng 15:14 có chép người nào yêu như Chúa yêu thì được một phước lớn, đó là được gọi là “bạn hữu” của Chúa Giê-xu - (You are my friends if you do what I command.!)  “Ví thử các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu ta.” Có bao giờ anh chị em quen một người nào đó rất là nổi tiếng và được tiếp chuyện với họ không? Khi nói chuyện bỗng nhiên có đám đông người chạy đến để xem người nổi tiếng đó và người nổi tiếng đó xoay qua giới thiệu quí vị với mọi người là bạn của mình, thì quí vị hãnh diện chừng nào? Chúng ta không còn là những kẻ thù của Đức Chúa Trời nữa, không còn là những người hầu nữa, nhưng khi chúng ta yêu nhau như Chúa đã yêu chúng ta thì được làm bạn với Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời.  Bây giờ ai gọi điện thoại tới, chúng ta không còn nói: “Đây là ông Vinh, quí vị muốn gì?” nhưng là nói: “Đây là bạn của Chúa Giê-xu, quí vị muốn tôi giúp đỡ gì?

 

 

Người nào yêu như Chúa yêu thì được một phước lớn đó là được gọi là “bạn hữu” của Chúa Giê-xu.

 

 

Câu chuyện trên một đường phố người người nhộn nhịp đi sắm sửa cho Giáng Sinh có một đứa bé gái nghèo nàn đang đứng thập thò bên ngoài của một cửa hàng lớn. Nó nhìn những món đồ chơi, những bộ quần áo đẹp như thèm muốn được có. Bất chợt có một người phụ nữ đi ngang qua, nhìn thấy ánh mắt khao khát của nó bèn dừng lại và đắt nó vào tiệm mua cho một món đồ chơi, một bộ quần áo và một dĩa thức ăn. Sau đó người phụ nữ cho cháu, chúc cháu bé mồ côi này một mùa Giáng Sinh vui vẻ và từ gĩa nó. Trước khi người phụ nữ này kịp bước đi thì đứa bé gái nắm tay người phụ nữ và nói: “Cô ơi! Cô có phải là Chúa Giê-xu Giáng Sinh không?”  Người phụ nữ mỉm cười và trả lời: “Không phải, cô chỉ là một trong những con cái của Chúa Giáng Sinh thôi!” Đứa bé liền trả lời: “Con biết mà, con biết thể nào cô cũng là một trong những “bà con” với Chúa Giê-xu!”  Qua tình yêu thương của Chúa Giê-xu phản ảnh trong mỗi chúng ta mà thiên hạ biết chúng ta là “bà con” của Đức Chúa Trời và là “bạn hữu” của Chúa Giê-xu, Con Ngài.

 

Thử hỏi “đồng phục” rõ rệt của những người “Christians” là gì? Ngày nay có đủ thứ những đồng phục người ta mặc để biểu lộ mình thuộc của ai, chẳng hạn như về các binh chủng, tùy theo màu và loại đồng phục, người ta có thể biết là binh chủng Thủy Thủ (Navy), Không Quân (Air Force) hay là Bộ Binh (Army). Như vậy đồng phục rõ ràng của những người xưng mình là “Christians” là gì? Ấy chính là tình yêu thương thật thà cho nhau, như Chúa Giê-xu đã yêu họ và phó chính mạng sống chết cho họ, y hệt như lời của Chúa Giê-xu đã một lần nói trong Giăng 13:35(“A new command I give you: Love one another. As I have loved you, so you must love one another. By this everyone will know that you are my disciples, if you love one another.”) “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.”

 

 

Đồng phục rõ rệt của những người xưng mình là “Christians” là tình yêu thương thật thà họ cho nhau, như Chúa Giê-xu đã yêu và phó chính mạng sống của mình chết cho họ.

 

 

Có một người trong thời đại của sứ đồ Giăng, tên là Jerome, kể lại là khi Giăng về già, ông nằm dài, không đi được nữa. Có một lúc, người ta khiêng Giăng tới trước một đám đông các tín đồ. Ông chống tay dậy, và chỉ nói một câu, “Hỡi các con, hãy yêu thương lẫn nhau.” Lần sau người ta cũng khiêng ông đến giữa đám đông đó, ông cũng nói: “Hỡi các con, hãy yêu thương lẫn nhau.” Sau khi nghe ông nói nhiều lần như vậy, có người hỏi, “Thầy ơi, thầy chỉ giảng có chừng đó thôi sao? Sao thầy không dạy chúng tôi điều gì mới?” Giăng trả lời, “Đây là điều Chúa muốn các con làm. Nếu các con làm được điều này, là đủ rồi.”  Thiết nghĩ nếu mỗi người chúng ta thật sự yêu thương nhau như Chúa đã yêu mình trong Hội Thánh này thì điều đó quá đủ rồi, đâu cần phải làm gì nữa, phải không?

 

 

Thiết nghĩ nếu mỗi người chúng ta thật sự yêu thương nhau trong Hội Thánh như Chúa đã yêu mình thì điều đó quá đủ rồi, đâu cần gì nữa.

 

 

Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp cho chúng ta thông hiểu về tình yêu thương của Chúa đã hy sinh cho mỗi người chúng ta là thể nào ở trên cây gỗ, để chúng ta cũng biết mặc “đồng phục” mà yêu thương nhau, y như Chúa đã yêu chúng ta thể ấy, vì chúng ta thật đã được Chúa Thánh Linh biến hóa/đổi mới rồi. Amen!

 

 

------------- Lời Mời Gọi

 

Chúng ta có thường nghĩ đến những người khác và nhu cầu của họ không? Tình yêu thương của chúng ta cho nhau có đang bày tỏ qua những hành động cụ thể và trong sự thành thật không? Nếu có thì bằng cớ ở đâu? Có thể đếm được không? Có thể nếm được không? Hay chỉ là những lời mát tai mà thôi?  Chúng ta có thông hiểu được tình yêu cao vời của Chúa đã yêu chúng ta không? Chúng ta có thường cầu nguyện cho kẻ thủ của mình không và sẵn sàng giúp đỡ họ khi có cơ hội? Chúng ta luôn có thái độ tha thứ cho nhau không? Tình yêu thương đòi hỏi sự hy sinh, mất mát từ chúng ta. Quan trọng hơn hết, tình yêu thương phải được thể hiện qua sự tha thứ.

 

Chúng ta đang mặc đồng phục nào? Nếu chúng ta chưa yêu nhau nổi thì làm sao thiên hạ hiểu được tình yêu của Chúa dành cho họ? Có điều gì mình cần ăn năn xưng tội cùng Chúa không? Có điều gì mình cần xưng tội cùng anh chị em mình vì đã từng yêu anh em mình bởi một tình yêu gỉa hình không? Có điều gì mình cần điều chỉnh lại không, hay cứ để y nguyên mà đời sống tâm linh của mình sẽ không được Đức Thánh Linh biến đổi?

 

Mỗi lần đến nhóm là mỗi lần lời Chúa thách thức đòi hỏi chúng ta phải có sự quyết định. Một là cứ lấy lý do bào chữa và rồi tuần tới chúng ta đến đây vẫn y nguyên. Hay hai là chúng ta ăn năn chừa bỏ những việc không tin kính, đeo đuổi những điều công bình, vâng phục điều răn của Chúa đó là yêu nhau như Chúa đã yêu mình thì tuần tới chúng ta đến đây mới là một con người mới, phải không? Điều đó tùy ở mỗi người chúng ta mà thôi!

 

 

 

 

 

 

 


 

LOVE AS JESUS LOVES

(John 15:12-14)

 

“My command is this: Love each other as I have loved you. Greater love has no one than this: to lay down one’s life for one’s friends. You are my friends if you do what I command.”

 

Those who have been transformed by the power of the Holy Spirit should live a life reflecting the characters of Jesus. The first character we should “copy” from Jesus is His submissive to God’s will. The second character is His love for us so that we can love as Jesus loves. Love is one of the main attributes of God. All of God’s commandments can be summarized into two: Love God with all your being and love others as yourself. We must strive to understand the width, length, height, and depth of God’s love. God’s agape love is not just about self-sacrificing and unconditional but covers so wide to everyone. In human, the love of a mother is probably the greatest; but it still has limits because a mother cannot love every child including a person who perhaps murders her own children. But who does God love? God loves even the ones who hanged His only Son on the cross. Jesus’ love is demonstrated by His voluntarily act of laying down His life for us. Can Buddha or Allah love you this much? Jesus is not just loving us, He commands us to love one another. One will not obey the commandments of Jesus until he understands the word “Lord.” Many treat Jesus like their servant. Others want to serve God by their own ways. But only those who have the spirit of Isaiah really know and serve the Lord Jesus. Jesus is not just expecting us to love one another, but to love as He loves us. Our flesh cannot do this kind of love. In order for us to love as Jesus loves, we must first accept that we are weak and He is strong. And we must allow the Holy Spirit to live inside our heart. If the Holy Spirit truly lives inside us, what are the proofs of God’s love? When we love as Jesus loves we become His friends. When we receive a call, we can say: “Hello! This is a friend of Jesus. May I help you?” How can the world know our Christian’s “uniform?” By the way we love one another and that is enough!