Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 54

Hãy Nên Thánh

(Being Holy)

(1 Phiêrơ 1:15-16)

www.vietnamsehope.org

 

"... như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình,

bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì Ta là thánh."

(But just as he who called you is holy, so be holy in all you do;

for it is written: "Be holy, because I am holy.")

 

Làm thế nào những người xung quanh biết Chúa của chúng ta là ai? Câu trả lời đó là thiên hạ biết Đức Chúa Trời là ai qua đời sống của con cái Ngài. Người đời có câu nói: “Con nhà Tông không giống lông cũng phải giống cánh..."  "Lông và cánh" của con cái Chúa chính là một nếp sống đầy dẫy tình yêu thương và sự thánh khiết. Lần trước chúng ta đã học về một nét phải phản ảnh trong đời sống của những người đã được Chúa Thánh Linh biến đổi đó là sự chúng ta yêu thương nhau như Chúa đã yêu chúng ta vậy. Hôm nay, chúng ta cùng nhau học về nét thứ ba phải biểu lộ ra trong đời sống của những người “Christian” đó là một đời sống thánh khiết.

 

 

Một trong những nét phải biểu lộ ra trong đời sống của những người “Christian” đã thật sự được biến đổi đó là một đời sống thánh khiết.

 

 

I. Đức Chúa Trời là Đấng Thánh Khiết

 

Tại sao chúng ta phải sống thánh khiết?

 

1) Lý do rất đơn giản là bởi vì chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời, Đấng thánh khiết vẹn toàn. Thánk khiết là một trong những thần tánh tự nhiên của Đức Chúa Trời, Cha của chúng ta. Rõ ràng trong câu 16 – Đức Chúa Trời xưng Ngài là Đấng Thánh Khiết - "Ta là thánh!" Thứ nhất, chữ "thánh khiết" đây mang ý nghĩa của "sự tinh khiết," có nghĩa là không có bị trộn lẫn hay nhiễm bởi một thứ nào khác. Chúng ta có thể tưởng tượng hình ảnh của một bình nước trong sạch hiệu Kentwood, mà mình có thể thấy xuyên qua được, so sánh với một ly nước múc từ con sông Mississippi mà bạn có dám uống không? Chúng ta thấy được sự thánh khiết biệt riêng của Đức Chúa Trời bày tỏ trong những điều răn của Ngài. Chẳng hạn như trong điều răn thứ nhất có chép trong sách XEDTK 20:3(“You shall have no other gods before me.) "Trước mặt Ta, các ngươi chớ có các thần khác," nghĩa là chỉ một mình Ngài là Đức Chúa Trời, độc tôn chân thần, chí thánh và chí cao, biệt riêng ra khỏi tất cả những tà thần khác; Ngài không thể bị trộn lẫn, nhiễm chung với các thần khác được vì Chúa là Đấng Thánh. Trong Êsai 42:8 – chính Đức Chúa Trời đã tuyên bố điều gì? (“I am the LORD; that is my name! I will not yield my glory to another or my praise to idols.) “Ta là Đức Giê-hô-va; ấy là danh ta. Ta chẳng nhường sự vinh hiển Ta cho một đấng nào khác, cũng không nhường sự tôn trọng Ta cho những tượng chạm!”

 

 

Đức Chúa Trời là Đấng Thánh Khiết, mang ý nghĩa của sự “tinh khiết, độc tôn và chí thánh," không có bị trộn lẫn hay nhiễm bởi một thần nào khác.

 

 

Sự thánh khiết này là điều chúng ta rất ít khi đề cập đến mỗi khi đi làm chứng cho những ai thật sự muốn được cứu. Ít khi chúng ta làm chứng rõ cho họ hiểu là nếu họ bằng lòng tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa cho mình thì cùng một lúc có nghĩa là họ phải trước hết bằng lòng quyết định dẹp bỏ hết thảy các tà thần tượng chạm mà họ đã tin theo trước đó, vì Đấng họ sắp sửa tin nhận là Đấng Thánh Khiết vẹn toàn. Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu sẽ không thể vào ngự trong lòng của một người tin Ngài thật, nếu người đó chưa bằng lòng dứt khoát, nghĩa là muốn đuổi hết các tà thần khác ra khỏi lòng mình trước. Thiết nghĩ đang có biết bao nhiêu người sống tưởng mình tin Chúa thật, nhưng ngờ đâu trong ngày tận thế sẽ ngạc nhiên nghe Chúa Giê-xu phán cùng mình rằng: “Ta chẳng biết ngươi đâu, hãy lui ra khỏi Ta,” vì trong lòng của những người này còn chứa đầy những tượng chạm, sự tà dâm trộn lẫn đủ thứ các tà thần. Có người nói rất đúng: “Chúa Giê-xu một là Ngài chiếm ngự hoàn toàn tâm linh của bạn, hay hai là Ngài không có phần chi với bạn hết, nếu lòng của bạn còn chứa và thờ lạy những tà thần khác!” Chúa Giê-xu không bao giờ nói: “Nếu các ngươi tin đức Phật, Khổng, Lão, hay đức mẹ thì cũng hãy tin Ta nữa.” Không! Ngài nói: “Nếu các ngươi tin Đức Chúa Trời (là Đấng có Một, thánh khiết vẹn toàn, độc tôn chí thánh) thì cũng hãy tin Ta nữa…” vì chính Ngài là Đức Chúa Trời Ngôi hai.

 

2) Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời biểu lộ qua sự phán xét công bình của Ngài. Nếu Đức Chúa Trời là Đấng Thánh mà coi tội lỗi, sự ô uế như là không, thì thật Ngài chưa phải là Đức Chúa Trời.

 

a) Trong lịch sự của Cựu Ước sách Sáng Thế Ký 6:5-7, chúng ta thấy sự thánh khiết của Đức Chúa Trời bày tỏ qua sự phán xét, khi Ngài hủy diệt dòng giống của cả nhân loại bằng cơn đại hồng thủy, ngoại trừ gia đình của Nô-e - (The LORD saw how great the wickedness of the human race had become on the earth, and that every inclination of the thoughts of the human heart was only evil all the time. The LORD regretted that he had made human beings on the earth, and his heart was deeply troubled. So the LORD said, “I will wipe from the face of the earth the human race I have created—and with them the animals, the birds and the creatures that move along the ground—for I regret that I have made them.”) “Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó.”

 

b) Trong thời của ông Lót, Đức Chúa Trời đã trừng phạt mọi người sống ở tại thành Sôđôm và Gômôrơ như thế nào mà có chép trong Sáng Thế Ký 13:13? (Now the people of Sodom were wicked and were sinning greatly against the LORD.) “Vả, dân Sô-đôm là độc ác và kẻ phạm tội trọng cùng Đức Giê-hô-va.” Tội gì vậy? Một trong những tội trọng là vấn đề “đồng tính luyến ái,” nên Đức Chúa Trời đã làm gì có chép trong Sáng Thế Ký 19:24-25? (Then the LORD rained down burning sulfur on Sodom and Gomorrah—from the LORD out of the heavens. Thus he overthrew those cities and the entire plain, destroying all those living in the cities—and also the vegetation in the land.) “Đoạn, Đức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.”

 

c) Trong Tân ước, Đức Chúa Trời thánh khiết đã đoán xét nhân loại thật là kinh khủng như thế nào, khi đã để Con Ngài bị treo nhục nhã chết trên cây thập tự.

 

d) Chưa hết, trong tương lai, Đức Chúa Trời còn sẽ đổ những cơn thạnh nộ kinh khủng của Ngài xuống nữa trong ngày tận thế qua 7 ấn, 7 loa, 7 bát tai họa trong thời kỳ 7 năm đại nạn, mà có chép rõ trong sách Khải Huyền trên những kẻ chống nghịch chẳng tin Con Ngài, vì Chúa là Đấng Thánh Khiết.

 

 

Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời biểu lộ qua sự phán xét công bình của Ngài.

 

 

e) Sách Hêb. 12:29 giúp cho chúng ta hiểu được thêm sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là gì? (for our “God is a consuming fire.”)  “vì Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt.” “Lửa” đây biểu hiệu cho sự Chúa sẽ phán xét mọi kẻ có tội, mọi việc ác chẳng có điều ác nào mà sẽ không bị đem ra xử, ngoại trừ những tội ác mà đã được “che đậy” bởi huyết thánh của Cứu Chúa Giê-xu mà thôi. Kể cả cho con cái Chúa nữa, Ngài cũng sẽ dùng lửa để “phán xét” mọi công việc của chúng ta như có chép trong 1 Côr. 3:11-15(For no one can lay any foundation other than the one already laid, which is Jesus Christ. 12 If anyone builds on this foundation using gold, silver, costly stones, wood, hay or straw, their work will be shown for what it is, because the Day will bring it to light. It will be revealed with fire, and the fire will test the quality of each person’s work. If what has been built survives, the builder will receive a reward. If it is burned up, the builder will suffer loss but yet will be saved—even though only as one escaping through the flames.) “Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy, thì công việc của mỗi người sẽ bày tỏ ra. Ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó; nó sẽ trình ra trong lửa, và công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra. Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình. Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy.”… vì Ngài là Đấng Thánh Khiết vẹn toàn…

 

3) Ai thật sự thông hiểu sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thì tôi tin rằng người đó sẽ tự nhiên phải biết kính sợ Ngài mà sợ phạm tội. Sứ đồ Phaolô cáo trách Hội Thánh Côrinhtô là một hội có nhiều sự bê bối gì trong 2 Côr. 7:1(Therefore, since we have these promises, dear friends, let us purify ourselves from everything that contaminates body and spirit, perfecting holiness out of reverence for God.) “Hỡi những kẻ rất yêu dấu của tôi, chúng ta đã có lời hứa dường ấy, thì hãy làm cho mình sạch khỏi mọi sự dơ bẩn phần xác thịt và phần thần linh, lại lấy sự kính sợ Đức Chúa Trời mà làm cho trọn việc nên thánh của chúng ta.” Thái độ của biết bao nhiêu người đang sống ngày nay, kể cả cho một số con cái Chúa nữa cứ sống trong sự tối tăm, tỉnh bơ trong những việc làm dơ bẩn mà chẳng có một sự cáo trách trong lòng nào hết, chẳng biết ăn năn xưng tội, cứ chìm đắm trong những lời mật ngọt rỉ tai của ma quỉ đó là Đức Chúa Trời chỉ là Đấng yêu thương, nên Ngài sẽ chẳng bao giờ trừng phạt/hủy diệt ai đâu, mà không biết rằng cơn thạnh nộ của một Đấng Thánh đang chực sẵn và sắp sửa đổ trên đầu mình sao?

 

 

Ai thật sự thông hiểu được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thì người đó sẽ tự nhiên phải biết kính sợ Ngài mà sợ phạm tội.

 

 

II. Làm Chúng Ta Nên Thánh

 

Không phải Đức Chúa Trời là Đấng Thánh mà thôi nhưng ý muốn của Chúa là còn làm chúng ta được “nên thánh” giống như Con Ngài nữa - “phải nên thánh trong mọi cách ăn ở mình…” Là con cái của Chúa thánh, chúng ta "phải nên thánh," đây không phải là điều mà chúng ta có thể lựa chọn tùy theo ý riêng mình được, nhưng đây là một mạng lệnh chúng ta phải vâng theo. Có người nói rất đúng: “God saves us – just as we are but He also loves us so much, to not allow us to stay the same.” Tạm dịch: “Đức Chúa Trời cứu chúng ta không điều kiện nhưng Ngài cũng yêu chúng ta qúa đỗi mà không thể nhắm mắt để chúng ta cứ y như cũ hoài, nhưng sẽ biến đổi thánh hóa chúng ta trở nên giống như Con Ngài.”  Với Hội Thánh của Ngài ngày nay, Chúa Giê-xu đã làm gì để thánh hóa chúng ta mà có chép trong Êphêsô 5:26(to make her holy, cleansing her by the washing with water through the word,) “để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch.

 

 

Không phải Đức Chúa Trời là Đấng Thánh mà thôi nhưng ý muốn của Chúa là còn làm chúng ta được “nên thánh” giống như Con Ngài nữa, bằng cách dùng “Đạo” tinh sạch chúng ta.

 

 

1) “Đạo” viết hoa đây là gì, là ai?

 

a) “Đạo” đây là “Con Đường,” và “Con Đường” chính là Con Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu đã đến thế gian đổ huyết thánh, để làm sạch mọi tội của những kẻ tin, như có chép trong 1 Côr. 6:11(And that is what some of you were. But you were washed, you were sanctified, you were justified in the name of the Lord Jesus Christ and by the Spirit of our God.) “nhưng nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi.” Chương trình của Đức Chúa Cha là sai Đức Chúa Con, Cứu Chúa Giê-xu đến thế gian đổ huyết thánh ở trên cây thập tự, để rửa sạch mọi tội lỗi của những kẻ tin và Đức Thánh Linh của Ngài ấn chứng chúng ta nay là “thánh đồ,” và giúp chúng ta “nên thánh” hơn mỗi ngày.

 

b) Thứ hai, “đạo” đây chính là lời hằng sống của Ngài để thánh hóa chúng ta dần mỗi ngày. Chúng ta luôn cần lời Chúa là lời thánh để tinh sạch tâm linh chúng ta thường, làm chúng ta trở nên thánh, càng giống hình bóng Con Đức Chúa Trời hơn mỗi ngày. Sự “nên thánh” là một tiến trình dài, từ khi chúng ta được sạch tội bởi huyết thánh của Chúa Giê-xu cho đến khi chúng ta được gặp Chúa Giê-xu, mặt đối mặt ở trên thiên đàng. Trước hết, trong tiến trình này, Chúa Thánh Linh dùng lời thánh để thánh hóa/thay đổi tâm trí bên trong của chúng ta. “Tâm” là lòng và “trí” là tư tưởng, sự suy luận/suy nghĩ ở trong chúng ta. Chúng ta phải hiểu… sau khi chúng ta tin nhận Chúa, tuy rằng mọi tội của mình đã được rửa sạch, nhưng chúng ta vẫn còn tâm trí của con người cũ mà cần lời thánh của lẽ thật đổi mới, gội rửa chúng ta thường. Trong sách Rôma 12:1-2 có chép – (Therefore, I urge you, brothers and sisters, in view of God’s mercy, to offer your bodies as a living sacrifice, holy and pleasing to God—this is your true and proper worship. Do not conform to the pattern of this world, but be transformed by the renewing of your mind. Then you will be able to test and approve what God’s will is—his good, pleasing and perfect will.) “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.” Tâm thần của một kẻ tin được đổi mới là nhờ “đạo,” nghĩa là lời Kinh Thánh. Bởi lời thánh mà chúng ta bây giờ mới phân biệt được những điều nào là thánh, nghĩa là những ý muốn tốt lành của Chúa để vâng theo, và những việc làm nào là ô uế, không tin kính để từ bỏ và tránh xa.

 

 

“Đạo” chính là Con Đức Chúa Trời, Cứu Chúa Giê-xu và lời hằng sống của Ngài để thánh hóa chúng ta dần mỗi ngày.

 

 

Thế gian ngày nay người ta xem những việc ô uế, bất thánh như là chuyện bình thường là bởi vì người ta ngày nay đã sửa đổi định nghĩa của hai chữ "tội lỗi" tùy theo ý riêng mình, thay vì theo theo tiêu chuẩn của lời thánh. Có những chương trình TV shows hài hước, những phim ảnh, video games, những hình ảnh trên internet, những câu chuyện vui tục, một số nhạc Ráp bây giờ đã được xem như là những màn giải trí, giúp vui cho mọi người, chứ đâu có gì sai đâu vì đã thay đổi định nghĩa của tội lỗi. Mấy năm trước đây, tôi có thay cái nền title từ một mầu nâu đậm ở phòng bếp, đổi thành lót gạch mới màu trắng nhạt. Ai đến nhà sẽ đều thấy gạch ceramic mới này rất đẹp, và làm sáng sủa căn bếp lên vì màu trắng của nó. Nhưng khổ một cái là vì nó quá sạch, quá sáng sủa làm cho dễ thấy những vết dơ trên nền nhà, cho đến một sợi tóc thôi cũng thấy được, nên cứ phải lau chùi hoài. Cũng vậy, nếu chúng ta cứ so sánh theo những tiêu chuẩn xấu xa của thế gian tối tăm này thì sẽ xem mọi việc ác như là những điều bình thường mà thôi, nhưng cho đến khi nào chúng ta so sánh dưới ánh sáng của lời thánh của Chúa thì mới thấy những vết dơ, những con vi trùng tội lỗi của mình mà biết vất bỏ đi. Nếu không biết để phân biệt điều nào là thiện lành và điều nào là ô uế theo tiêu chuẩn của lời thánh thì điều tự nhiên một người tin Chúa cứ vẫn sẽ sống trong con người cũ hoài và đó là lý do mà vô số người ngày nay xưng mình là cơ đốc nhân, có thể đi nhà thờ thường xuyên, nhưng chưa bắt đầu sống “ngược đời” khi bước ra khỏi cửa nhà thờ. Người đời hay thế gian thì không có “đạo,” nên chúng ta gọi họ là người “ngoại đạo,” ngược lại chúng ta là những người có “đạo” sống ở bên trong, vậy thì chúng ta phải sống “ngược đời” là điều rất là tự nhiên, phải không? Có người nói rất đúng: "Because we are saints then we should live as saints! And eat the saints’ food." Tạm dịch là “Nếu chúng ta là thánh đồ thì phải sống xứng đáng với danh thánh đồ và ăn đồ thánh mà thôi!” và đồ ăn thánh của chúng ta là lời Kinh Thánh. Có thể nào chúng ta có thể sống thánh thiện nếu ăn toàn là những đồ “junk” trên Internet, TV, những cuộn video ca nhạc đời, những sách báo ô dâm được không?

 

 

Người đời thì không có “đạo,” nên chúng ta gọi họ là người “ngoại đạo,” ngược lại chúng ta là những người có “đạo” sống ở bên trong, vậy thì chúng ta phải sống “ngược đời” là điều rất là tự nhiên.

 

 

c) Nhờ cậy Đức Thánh Linh thánh hóa mình mỗi ngày. Chúa biết chúng ta không thể sống thánh khiết bởi tự năng sức của mình được nên Ngài đã ban cho chúng ta Đức Thánh Linh. Chúa Thánh Linh là ai? Tên của Đức Thánh Linh trong tiếng Hy-lạp là chữ “paraclete,” và nguyên nghĩa của chữ này là “Đấng Giúp Đỡ” (The Helper). Ngài được ban xuống để giúp đỡ chúng ta được thánh hoá mỗi ngày. Đức Thánh Linh là Đấng có quyền năng thánh khiết để dạy dỗ và giúp sức cho chúng ta thắng được những tư dục của con người cũ, và thúc đẩy chúng ta bước đi theo con người mới thánh sạch. Nếu chúng ta muốn khám bịnh, mình không tìm đến một ông luật sư, nhưng một vị bác sĩ. Nếu chúng ta muốn sửa xe, mình không đến với vị bác sĩ, nhưng tìm một người thợ máy. Thì cũng vậy, nếu chúng ta muốn có một đời sống thánh khiết, chúng ta không đi tìm những tài tử Hollywood, nhưng tìm đến Đức Thánh Linh.  Muốn “nên thánh” thì phải nhờ cậy huyết thánh của Chúa Giê-xu, Đức Thánh Linh và lời thánh của Chúa, ngoài ra không có một con đường tắt nào hết.

 

 

Đức Thánh Linh được ban xuống để giúp đỡ chúng ta được thánh hoá mỗi ngày, giúp sức cho chúng ta thắng được những tư dục của con người cũ, và thúc đẩy chúng ta bước đi theo con người mới thánh sạch.

 

 

III. Những Điều Khác Nên Biết

 

1) Sự thánh khiết, nên thánh của chúng ta không phải là điều để chúng ta “khoe mình,” nhưng sự thánh khiết thật là một mối liên hệ riêng tư mật thiết của một người thánh với Chúa trong sự thường xuyên cầu nguyện tự xét và xưng tội. Đây là điều mà những người muốn sống thánh khiết thật phải coi chừng để khỏi phạm tội “khoe mình” mà hay xét đoán những người khác. Người Pharasi ngày xưa họ sống rất là thánh thiện, theo từng chữ của luật pháp, họ giữ kỹ tất cả những nghi lễ của tôn giáo, từ việc cầu nguyện, ăn chay, bố thí, nhưng sai thái độ vì họ làm những việc thánh thiện này chỉ với mục đích cho những người khác thấy, khen và tôn trọng mình là một người “đạo cao đức dày.” Vì vậy mà một số bị chính Chúa Giê-xu quở trách nặng nề như có chép trong sách Mathiơ 23:5-7/27(“Everything they do is done for people to see: They make their phylacteries wide and the tassels on their garments long; they love the place of honor at banquets and the most important seats in the synagogues; they love to be greeted with respect in the marketplaces and to be called ‘Rabbi’ by others… 27 “Woe to you, teachers of the law and Pharisees, you hypocrites! You are like whitewashed tombs, which look beautiful on the outside but on the inside are full of the bones of the dead and everything unclean.) “Họ làm việc gì cũng cố để cho người ta thấy, mang cái thẻ bài da cho rộng, xủ cái tua áo cho dài; ưa ngồi đầu trong đám tiệc, thích ngôi cao nhất trong nhà hội; muốn người ta chào mình giữa chợ, và ưng người ta gọi mình bằng thầy!… 27 Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy.” Nhớ rằng sự chúng ta được “nên thánh” thật ra cũng không tự chính năng sức của mình, nhưng là bởi sự chúng ta nhờ cậy quyền phép của Chúa Thánh Linh thánh hóa mình cùng với lời thánh thì làm sao khoe được? Người thánh thật thường không chú trọng đến những người khác nói gì, nghĩ gì về đạo đức của mình, nhưng luôn thường xuyên cẩn thận tự xét xem coi chính Chúa nghĩ gì, nói gì về sự nên thánh của mình trong sự cầu nguyện.

 

 

Sự thánh khiết thật là một mối liên hệ riêng tư mật thiết của một người thánh với Chúa trong sự thường xuyên cầu nguyện tự xét và xưng tội.

 

 

Không phải chỉ cầu nguyện mà thôi, nhưng thường cầu nguyện tự xét ăn năn, xưng tội thì mới thường xuyên được thánh hóa. Sự “nên thánh” là “private matter,” dịch ra là một điều riêng tư giữa một người với Chúa, nhất là khi không có ai ở xung quanh mình. Chúng ta không thể nào nói mình được thánh hóa hôm nay mà xem thường chưa để thì giờ ra cầu nguyện tự xét, xưng tội và ăn năn hôm nay, vì vậy mà có biết bao nhiêu người tưởng mình là thánh sạch, nhưng thật sự chưa “nên thánh” là vậy.

 

2) Người nào muốn sống một đời sống thánh thiện cũng phải sẵn sàng trả gía để chịu sự bắt bớ.

 

 

Người nào muốn sống một đời sống thánh thiện cũng phải sẵn sàng trả gía để chịu sự bắt bớ.

 

 

a) Nhớ là chịu sự bắt bớ vì sự “nên thánh,” chứ không bởi vì việc ác mình làm. Trong 1 Phiêrơ 2:20 - sứ đồ Phiêrơ dạy gì? (But how is it to your credit if you receive a beating for doing wrong and endure it? But if you suffer for doing good and you endure it, this is commendable before God.) “Vả, mình làm điều ác, bị đánh mà hay nhịn chịu, thì có đáng khoe gì: Nhưng nếu anh em làm lành, mà nhịn chịu sự khốn khó, ấy là một ơn phước trước mặt Đức Chúa Trời.” Tỉ dụ như tôi nói xấu một người nào đó, có thể là một người ngoại đạo, sau này lọt vào tai của họ, họ biết và đâm ra ghét tôi, đì tôi thì tôi có thể nào nói rằng mình bị người ta bắt bớ mình không? Ngược lại, nếu sau khi mình tin Chúa Giê-xu, mình bỏ rượu chè say sưa, bỏ đi đánh bài casino bị những người thân mình chọc là “Nó thánh rồi, đi theo đạo Mỹ” thì đó là lúc chúng ta bị bắt bớ vì muốn sống một đời sống “nên thánh” như lời Chúa dạy.

 

b) Trong 2 Timôthê 3:12 sứ đồ Phaolô dạy dỗ vị Mục Sư trẻ tuổi điều gì? (In fact, everyone who wants to live a godly life in Christ Jesus will be persecuted,) “Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ.” Hãy xem các sứ đồ của Chúa, cuối cùng cuộc đời của họ là gì? Đều bị tử vì đạo, ngoại trừ có sứ đồ Giăng mà thôi. Câu chuyện về loài chồn "Ermine" bên vùng rừng Á Châu và phía Bắc Âu Châu là loại chồn có một loại lông rất trắng như tuyết và đẹp. Loại chồn này luôn bảo vệ bộ lông của mình, không cho một thứ gì làm dơ. Những người săn muốn bắt loại chồn này tìm ra được một cách rất hay. Trước hết đi tìm ra hang của những con chồn này và bỏ những đồ dơ ngoài hang như là chét nhựa đường, rồi để cho chó săn đi đuổi những con chồn này. Khi đàn chồn chạy về tới hang muốn vào trốn thì sẽ không muốn vào hang, chỉ kêu la inh ỏi vì thấy những đồ dơ dáy, mùi hôi để bên ngoài và không muốn làm dơ bộ lông của mình. Thế là những con chồn này bị chó rượt và bị dí bắt một cách dễ dàng ngay ở ngoài hang của nó. Nó thà bị bắt hơn là làm cho bộ lông của mình bị dơ bẩn. Là con cái của Chúa, đã được tinh sạch bởi huyết báu của Chúa Giê-xu chúng ta có thà bị thua lỗ, thua kém, thua thiệt để sống “nên thánh” không, hay là vẫn cứ chạy ùa theo đám đông?

 

c) Sống thánh khiết nghĩa là có khi mình sẽ trở thành “hòn đá” làm vấp chân nhiều người. Lý do đơn giản là bởi vì thế gian này không ưa thích sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, vì sự thánh khiết của Chúa “vạch/bày” tội lỗi của họ ra thì đương nhiên họ sẽ ghét và bắt bớ chúng ta, vậy mà chúng ta cũng không hiểu sao? Nếu Chúa Giê-xu là Đấng Thánh và Ngài bị người Do Thái bắt bớ và cuối cùng bị đóng đinh trên cây thập tự thì tại sao chúng ta không hiểu rằng nếu mình là con cái của Chúa thì đương nhiên chúng ta cũng phải bị bắt bớ vậy? Vì lý do đó mà Chúa Giê-xu phán với những ai muốn tin theo Ngài thì phải sẵn sàng làm gì trong Mathiơ 16:24? (Then Jesus said to his disciples, “Whoever wants to be my disciple must deny themselves and take up their cross and follow me.) “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta.” Và cây thập tự gía đây chính là sự bắt bớ vì muốn sống “làm con Vua Thánh.” Ai nói rằng tôi sống thánh khiết và chẳng bao giờ làm buồn lòng một ai hết, ai tôi cũng làm vừa lòng hết, coi chừng người đó chưa chắc là sống thánh đâu, nhưng đang chỉ theo “đạo” làm vừa lòng mọi người mà thôi.

 

 

Sống thánh khiết nghĩa là có khi mình sẽ trở thành “hòn đá” làm vấp chân nhiều người; Lý do là vì thế gian này không ưa thích sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thường hay “vạch bày” tội lỗi của họ ra.

 

 

3) Người thánh thì đương nhiên sẽ được biệt riêng ra để Chúa xử dụng. Thật ra định nghĩa của chữ “thánh” nghĩa là được biệt riêng ra cho Chúa xử dụng. Như thánh ca, đền thánh, sự dâng hiến thánh 1/10, Kinh Thánh, tất cả đều có chữ “thánh” ở trong đó, để biệt riêng ra cho Chúa xử dụng.  Ngày xưa, chính Đức Chúa Trời dựng nên một chỗ gọi là đền thánh cho dân Ysơraên biết thờ phượng Ngài.

 

 

Người thánh thì đương nhiên sẽ được biệt riêng ra để Chúa xử dụng.

 

 

a) XEDTK 26:33 - "Ngươi sẽ treo màn đó vào móc dưới bức bong, rồi ở phía trong màn để hòm bảng chứng; màn nầy dùng phân biệt cho các ngươi nơi thánh và nơi chí thánh" (Hang the curtain from the clasps and place the ark of the Testimony behind the curtain. The curtain will separate the Holy Place from the Most Holy Place)

 

b) Đức Chúa Trời thiết lập một phần của sự dâng hiến, gọi là 1 phần 10 là phần thánh, thuộc riêng cho Ngài. Trong sách PTLLK 27:30 - "Phàm thuế một phần mười thổ sản, bất kỳ vật gieo hay là hoa quả của cây, đều thuộc về Đức Giê-hô-va; ấy là một vật thánh, biệt riêng ra cho Đức Giê-hô-va." ('A tithe of everything from the land, whether grain from the soil or fruit from the trees, belongs to the LORD; it is holy to the LORD).

 

c) Ngày nay, tất cả những người đã ăn năn tội và tin nhận Chúa Giê-xu là những người được thánh hóa và được gọi vào hội của những người thánh, gọi là Hội Thánh. Trong sách 1 Phiêrơ 2:9 có chép - "Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài" (But you are a chosen people, a royal priesthood, a holy nation, a people belonging to God, that you may declare the praises of him who called you out of darkness into his wonderful light).  Một nhóm người được gọi riêng biệt ra khỏi thế gian cho Ngài, cho mục tiêu thánh của Ngài.

 

Chúa có thể xử dụng những vật ô uế được không? Không! Ngài có thể cho phép những sự ô uế diễn tiến cho đến ngày phán xét, nhưng Chúa chỉ xử dụng những người thánh, thuộc riêng của Ngài mà thôi.

 

4) Khi suy nghĩ về lời hứa Chúa Giê-xu sắp sửa trở lại đó phải là động cơ thúc đẩy cho chúng ta cố gắng nhờ cậy Thánh Linh sống thánh khiết trong sự tiết độ, công bình và yêu thương để xứng đáng mặc áo sáng láng tinh sạch mà tiếp đón Ngài. Trong sách 1 Giăng 3:2-3 sứ đồ Giăng dạy chúng ta điều gì? (Dear friends, now we are children of God, and what we will be has not yet been made known. But we know that when Christ appears,[a] we shall be like him, for we shall see him as he is. All who have this hope in him purify themselves, just as he is pure.) “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch.” Chúng ta phải tự làm mình nên thánh sạch để tiếp đón Chúa. Nếu được thư mời đến thăm vị tổng thống tại tòa bạch ốc thì anh chị em sẽ sửa soạn như thế nào?  Có thể nào chúng ta tiếp đón vị tổng thống đến rước mình đi ăn tiệc, lên xe limousine với ỗng mà mình còn mặc quần xà lỏn, áo thung ba lỗ, đi chân đất và đầu tóc bù xù được không? Có thể nào Chúa Giê-xu trở lại, khi mình còn say sưa luông tuồng cà kê trong những đám nhậu nhẹt rượu chè say sưa - miệng đầy những lời tục tĩu, tay còn cầm những lá bài, đầu tắt mặt tối chỉ biết cắm đầu cắm cổ lo việc hái tiền, chìm đắm trong những cuộn phim hàn quốc, say mê trong những website trên Internet có những hình ảnh ô dâm, hay đang tìm kiếm đọc những mục tử vi, coi bói, chơi bùa phép được không? Trong 1 Giăng 1:6 sứ đồ Giăng khẳng định điều gì? (If we claim to have fellowship with him and yet walk in the darkness, we lie and do not live out the truth.) “Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật.” Chúng ta không thể nào cứ còn chìm đám trong sự tối tăm, mà khi Ánh Sáng đang sắp chiếu rọi trên chúng ta?  Khi suy gẫm về sự thánh khiết của Chúa, chúng ta phải cảm thấy sợ phạm tội, muốn lánh xa/chừa bỏ những điều ô uế và lòng phải thật mong Chúa Thánh Linh dùng lời thánh để thánh hóa con người bên trong của mình mỗi ngày, để Chúa xử dụng mình và làm mình “nên thánh” cho thật xứng đáng, không chỗ trách được, chờ đợi ngày Chúa Giê-xu sẽ hiện ra trên mây để cất chúng ta đi. Một trong những kết quả mà chúng ta muốn dâng cho Chúa Giê-xu khi Ngài trở lại, đó phải là sự “nên thánh” của chúng ta, đến mức không chỗ trách được. Rôma 6:22(But now that you have been set free from sin and have become slaves of God, the benefit you reap leads to holiness, and the result is eternal life.) “Nhưng bây giờ đã được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi của Đức Chúa Trời rồi, thì anh em được lấy sự nên thánh làm kết quả, và sự sống đời đời làm cuối cùng.” Đi học về kheo cha mẹ mình được điểm A, có bảng khen, và phần thưởng đó là những kết quả của sự cố gắng học hành. Ngày chúng ta gặp Chúa Giê-xu, bản khen của chúng ta dâng lên cho Chúa là gì? Có phải là tiền trong nhà bank con có bao nhiêu không? Nhà con ở vùng nào không? Loại xe đời mấy con mua được không? Con đi nhà thờ được mấy lần không? Nhưng kết quả mà làm Chúa vui nhận đó là sự nên thánh của chúng ta, đến chỗ không trách được, để nhận phần thưởng đời đời.

 

 

Lời hứa của Chúa Giê-xu sắp sửa trở lại phải là động cơ thúc đẩy chúng ta cố gắng nhờ cậy Thánh Linh sống thánh khiết trong sự tiết độ, công bình và yêu thương để xứng đáng mặc áo sáng láng tinh sạch mà tiếp đón Ngài.

 

 

Nguyện xin Chúa Thánh Linh đặt trong lòng mỗi người chúng ta một ước vọng muốn được “nên thánh” trong mọi cách ăn nết ở của mình, vì Đấng đã gọi và chết thay cho chúng ta là Thánh! Amen!

 

-------------- Lời Mời Gọi

 

Người Việt chúng ta nhiều khi có câu nói "Ở dơ sống lâu!" nhưng là chỉ là nói mà thôi, vì thật sự mỗi lần chúng ta vào các tiệm ăn, mình luôn đòi hỏi là những món ăn mình order phải được chuẩn bị đàng hoàng và sạch sẽ; nội chiếc đũa, hay cái muỗng không được sạch thôi là chúng ta đã phàn nàn người chủ nhà hàng rồi, phải không? Phần đông chúng ta ở đây là những người đã được thánh hóa bởi huyết thánh của Chúa Giê-xu và được gọi là “thánh đồ” trong Hội Thánh của Chúa, hãy tự xét xem coi mình có còn đang ở dơ không?

 

Chúng ta có đang sống xứng với danh xưng là thánh đồ chưa? Nếu có thì bằng cớ ờ đâu? Chúng ta có biết rõ Đức Chúa Trời là ai không? Đấng chí cao chí thánh độc tôn vậy thì mình không thể vừa thờ lạy hầu việc Ngài mà cùng một lúc thờ lạy và hầu việc các tà thần khác được? Chúng ta có biết kính sợ Đức Chúa Trời thánh khiết là Đấng phán xét công bình không? Chúng ta có ý thức mình đã được rửa sạch bởi huyết thánh của Chúa Giê-xu rồi không? Chúng ta có đang nhờ cậy Chúa Thánh Linh thánh hóa/đổi mới mình mỗi ngày qua sự cầu nguyện tự xét ăn năn mỗi ngày không? Chúng ta có lấy lời thánh làm tiêu chuẩn cho đời sống của mình chưa? Chúng ta có đang sống “ngược đời” không, sẵn sàng chịu sự bắt bớ để sống làm con Vua Thánh không? Chúng ta có cố gắng sống thánh thiện để được Chúa xử dụng không? Nếu không thì tại sao không? Chúng ta có đang tự làm mình thánh sạch, mong được nên thánh đến chỗ không trách được, để tiếp đón Chúa trở lại không?

 

Sáng nay, mỗi người chúng ta hãy tự xét lấy chính đời sống của mình là những thánh đồ để xem coi có những điều gì không thánh sạch mà mình cần chừa bỏ, chấm dứt ngay bây giờ không?  Nếu Chúa Giê-xu đến thăm và ở trong nhà của chúng ta bất thình lình một ngày thì thử hỏi có những điều gì mình phải thánh sạch không? Nếu Chúa Giê-xu đến ngự và sống trong lòng cùng ý tưởng của mình ngay giờ phút này, có những tội kín nào mình cần thật ăn năn và xưng ngay ra không? Chúng ta là thánh đồ, chúng ta không còn là những người ngoại nữa vậy thì phải sống xứng đáng thánh thiện trong mọi cách ăn nết ở của mình vì đó là điều Chúa đã gọi chúng ta.


BEING HOLY

(1 Peter 1:15-16)

 

“But just as he who called you is holy,
so be holy in all you do; for it is written: "Be holy, because I am holy."

 

Those who have been transformed by the power of the Holy Spirit should live a life reflecting the holiness of Jesus. We should be holy because God is holy. Holiness carries first the meaning of “pureness.” God is “pure” means that only Himself is God. He will not yield His glory to any other gods. God’s holiness is demonstrated through His perfect judgment in the past, present grace period and the coming tribulation. God’s holiness should prompt us a fear of Him to the point that we no longer desire to sin. God is not just holy, but He also calls us to live a holy life. To make us holy, God first cleans all of our sins by the sinless blood of His Son. Secondly, God the Holy Spirit sanctifies and renews our mind using His holy word (the Bible). Many still live in an unholy manner because they have wrongly defined sins according to His words. Because we are saints, we should live as saints and eat saints’ food. The Holy Spirit should play a main part in our sanctification. Our true holiness is a “private matter” and should not be something to boast. The normal lifestyle of a holy man is praying and confessing of sins daily. To live a holy life, we must accept possible persecutions. The world hates us because our holy living can be a stumbling block for them. Holiness also means to be separated out and dedicated for the use of God. Is God using you? Why not? We must desire to be holy as we wait for the coming of Jesus Christ. Our final grade is not about what accumulations we gain in this world, but the “being holy” that would please Him. May the Holy Spirit make us becoming holy in God’s sight!