Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 57

Xử Dụng sự Tự Do Để Hầu Việc Chúa

(Using your Freedom to Serve God)

Galati 5:13

 

“Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do, song chớ lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt, nhưng hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau.”

(You, my brothers and sisters, were called to be free. But do not use your freedom to indulge the flesh; rather, serve one another humbly in love.)

 

 

Sống ở Mỹ này, tháng nào người ta cũng có những ngày lễ để ăn mừng, để kỷ niệm. Một số những ngày lễ này chứa đựng nhiều ý nghĩa cao đẹp, chẳng hạn như tuần vừa qua ở nước Hoa-kỳ, mọi người kỷ niệm ngày lễ các chiến sĩ tử vong, tiếng Anh được dịch ra là ngày lễ Memorial Day. Trong ngày này người ta đặc biệt đã đặt những vòng hoa và lá cờ Mỹ trên những mộ đá của các người lính đã hy sinh cho tổ quốc, vì lý do đó mà ngày lễ Memorial Day còn được gọi là ngày Decoration Day. Không phải chỉ cho những người lính đã tử vong mà thôi nhưng kể cả những người lính nay đang sống bị tàn tật (handicap) vì họ đã bị thương trong những cuộc chiến. Chúng ta kỷ niệm ngày lễ này để biểu lộ lòng biết ơn họ, vì đã hy sinh bảo vệ sự tự do mà chúng ta được hưởng và sống bình an trong ngày hôm nay. Sự tự do là một ơn rất quí và thường phải trả một gía rất là đắt, có khi cả mạng sống của chính mình nữa. Một số những người Việt của chúng ta hiểu rõ điều này vì đã từng kinh nghiệm một đời sống ở dưới ách đàn áp của cộng sản mà họ đã bằng lòng liều lĩnh vượt biển cả/đại dương để tìm tự do ở các nước khác.

 

 

Sự tự do là một ơn rất quí và thường phải trả một gía rất đắt, có khi cả chính mạng sống mình.

 

 

I. Hãy Nhớ, Đừng Quên

 

          Không phải trong phương diện của đời sống bình thường mỗi ngày mà thôi, nhưng kể cả cho phần thuộc linh, những người cơ đốc cũng có những lễ nghi rất đầy ý nghĩa, để giúp chúng ta tưởng nhớ, kỷ niệm đến những gì Chúa Giê-xu đã làm cho chúng ta. Chẳng hạn như lễ tiệc thánh do chính Chúa Giê-xu đã một lần thiết lập mà sứ đồ Phaolô có nhắc đến mục đích của nghi lễ này như sau trong 1 Côr. 11:23-26(For I received from the Lord what I also passed on to you: The Lord Jesus, on the night he was betrayed, took bread, and when he had given thanks, he broke it and said, "This is my body, which is for you; do this in remembrance of me." In the same way, after supper he took the cup, saying, "This cup is the new covenant in my blood; do this, whenever you drink it, in remembrance of me." For whenever you eat this bread and drink this cup, you proclaim the Lord's death until he comes.) “Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. Cũng một lẽ ấy, sai khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.” Rõ ràng hai lần Phaolô nhắc đến mục đích của lễ tiệc thánh mà chúng ta phải làm thường luôn là để chúng ta tưởng nhớ đến sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu đã hy sinh đổ huyết trên cây thập tự giá trả giá chuộc tội cho mỗi người chúng ta, để mỗi người chúng ta không còn bị đóan xét trong hồ lửa hư mất, nhưng được sự sống đời đời trong nước thiên đàng của Đức Chúa Trời một ngày. Mỗi đầu tháng thì ở Hội Thánh của chúng ta vâng lời Chúa, thi hành nghi lễ này y như lời Chúa Giê-xu đã răn bảo, để tưởng nhớ đến những gì Chúa Giê-xu đã hy sinh cho chính mình, và cho Hội Thánh của Ngài ở trên đất. Nhớ đến những lằn roi trên lưng Ngài, những lời sỉ nhục, chế giễu Ngài phải chịu, nhớ đến mão gai Ngài phải đội thế cho chúng ta, nhớ đến dấu đinh trên tay và chân Ngài, nhớ đến vết đâm bên xường của Chúa vì tội lỗi của hết thảy chúng ta.

 

 

Mục đích của lễ tiệc thánh là để chúng ta tưởng nhớ đến ơn cứu chuộc của Chúa Giê-xu đã hy sinh đổ huyết trên cây thập tự giá, để giải thoát mỗi người chúng ta khỏi sự đoán xét trong hồ lửa hư mất, nhưng được sự sống đời đời trong nước thiên đàng một ngày.

 

 

Chúng ta phải thường làm những việc này luôn, lý do là vì con người chúng ta có tánh hay quên, nhất là khi đời sống chúng ta được sung túc và yên ổn. Hậu quả gì xảy ra khi chúng ta mau quên ơn Chúa? Chúng ta thường sẽ bắt đầu bỏ làm, lãng quên đi những điều chúng ta phải thường làm, hay nói là đâm ra “làm biếng” trong những sứ mạng, điều răn mà Chúa đã gọi mình. Chẳng hạn như bỏ nhóm, bỏ học lời Kinh Thánh cá nhân, bỏ giờ học trường Chúa Nhật, bỏ hầu việc Chúa, bỏ bê sự cầu nguyện, bỏ việc đi thăm viếng, chắm sóc và làm chứng, không còn nhớ hay “đặt nặng” những điều răn và mạng lệnh của Chúa nữa. Chúng ta có thể lấy đủ thứ lý do, đổ lỗi cho đủ mọi hoàn cảnh, nên không thể vâng theo mạng lệnh của Chúa được; nhưng trong tuốt đáy lòng chỉ là vì chúng ta đang sống dần dần quên ơn Ngài mà thôi. Khi chúng ta quên ơn thì tự động đời sống tâm linh của mình sẽ bị sa sút có thể dẫn đến sự bỏ đạo nữa chăng? Trong sách “Sống với Thánh Kinh” có lần liệt kê 6 điều căn bản để mỗi người chúng ta có thể tự xét xem coi đời sống tâm kinh có đang ở trong tình trạng sa sút, yếu kém không:

 

 

Khi chúng ta quên ơn Chúa, chúng ta thường sẽ lãng quên đi những điều chúng ta phải thường làm, và đời sống tâm linh của mình sẽ bị sa sút.

 

 

1) Mình có quên đọc Kinh Thánh mỗi ngày không vì qúa bận rộn,

 

2) Mình có không cầu nguyện nữa không,

 

3) Mình có không còn quan tâm đến tình trạng hư mất của những người xung quanh không, đang tìm đủ lý do để đổ thừa sứ mạng làm chứng đạo cho những người khác,

 

4) Mình có bắt đầu chỉ trích người khác, chê bai, phàn nàn ai không,

 

5) Mình có không còn sinh hoạt thường xuyên trong Hội Thánh không qua những buổi nhóm và lớp học Kinh Thánh,

 

6) Mình có không còn dâng hiến tiền bạc để phục vụ Chúa nữa, viện cớ cho nhu cầu gia đình và bản thân của mình không?

 

Nếu những điều này đang diễn tiến trong đời sống của chúng ta thì thật chúng ta đang bị sa sút, mà cần ăn năn, nhớ lại những gì Chúa đã yêu thương và hy sinh cho mình.

 

 

II. Khôn Ngoan Xử Dụng sự Tư Do Hầu Vjệc Chúa

 

Mục đích của những ngày lễ hay nghi lễ này rất tốt để giúp chúng ta chớ mau quên ơn những gì người khác, hay những gì mà Chúa Giê-xu đã làm cho chính mình. Không phải vậy thôi, nhưng những ngày lễ, nghi lễ này còn giúp cho chúng ta biết cẩn thận sống một đời sống xứng đáng với ơn chúng ta đã nhận lãnh được. Nếu có những người lính đã mất mạng sống để bảo vệ sự tự do cho chúng ta thì những hành động như đốt là cờ của Mỹ hay nhổ nước miếng trên nó để làm trò cười, không thể nào là những hành động xứng đáng của những người đang hưởng được ơn này, phải không? Nếu Chúa Giê-xu đã đổ huyết trên cây thập tự gía để chuộc tội, để giải phóng chúng ta đến được sự tự do thì chúng ta giờ đây không thể nào cứ còn sống luông tuồng, làm tôi mọi cho tội lỗi được nữa, phải không? Chính sứ đồ Phaolô đã dậy gì trong Galati 5:13(You, my brothers, were called to be free. But do not use your freedom to indulge the sinful nature; rather, serve one another in love.) “Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do, song chớ lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt, nhưng hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau.”

# Trong Rôma 12:11 Phaolô dạy thêm gì nữa về đời sống của những người đang có sự tự do thuộc linh? (Never be lacking in zeal, but keep your spiritual fervor, serving the Lord.) “Hãy siêng năng mà chớ làm biếng; phải có lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa.” Đừng lấy sự tự do mà Chúa Giê-xu đã hy sinh chịu chết để buông tha chúng ta khỏi quyền lực và sự ràng buộc của tội lỗi, mà chỉ biết buông trôi theo tư dục ham muốn của mình, nhưng phải khôn ngoan xử dụng sự tự do đó mà hầu việc Chúa luôn.

 

 

Đừng lấy sự tự do mà Chúa Giê-xu đã hy sinh chịu chết để buông tha chúng ta khỏi quyền lực và sự trói buộc của tội lỗi, mà chỉ biết buông trôi theo tư dục ham muốn của mình, nhưng phải khôn ngoan xử dụng sự tự do đó mà hầu việc Chúa luôn.

 

 

Vài điều căn bản ghi chú về sự hầu việc Chúa như sau:

 

1) Hầu việc của Chúa, chứ không phải hầu việc mình. Chúng ta phải phân biệt cho rõ điều này. Trong Rôma 16:18 có lần Phaolô trách gì? (For such people are not serving our Lord Christ, but their own appetites. By smooth talk and flattery they deceive the minds of naive people.) “vì những kẻ đó chẳng hầu việc Đấng Christ, Chúa chúng ta, song hầu việc cái bụng họ, và lấy những lời ngọt ngào dua nịnh dỗ dành lòng kẻ thật thà.” Một số hầu việc dùng danh Chúa, nhưng thật ra chủ đích là cho cái “bụng” của mình, nghĩa là cho cái lợi, cái danh và cái quyền của riêng mình,  thay vì cho sự vinh hiển của Chúa. Làm sao biết một người hầu việc Chúa chỉ cho cái bụng của mình? Một dấu hiệu đơn giản đó là người đó khi hầu việc Chúa hay dễ bị chạm tự ái, dễ hờn và dễ giận khi “cái tôi” bị người khác lỡ dẵm lên, vì không được đẹp theo ý mình. Chúng ta phải luôn tự xét xem chủ đích mình đang hầu việc Chúa là gì? Có phải để thỏa mãn tự ái “đạo cao đức dầy” của mình chăng, có phải chỉ để cho người khác thấy và tôn trọng mình không, hay với chủ đích làm cho những người xung quanh càng biết rõ Chúa hơn, tin và hầu việc Ngài? Chúng ta phải thường xuyên tự xét xem mình đang hầu việc Chúa có theo sự chỉ dẫn của lời Chúa dạy dỗ không? Hay chỉ thích nói và làm theo ý riêng hoặc thói quen, thành kiến của mình đã có từ đời nào rồi. Biết bao nhiêu lần chúng ta nghe có người hay nói: “Hồi xưa đến giờ nó như vậy rồi thì phải theo đúng như vậy thôi!”

 

 

Hầu việc của Chúa, chứ không phải hầu việc cái bụng đó là cái lợi, cái danh và cái quyền của riêng mình.

 

 

2) Hầu việc Chúa sẽ đòi hỏi sự hy sinh, mất mát. Trong CVCSĐ 20:19 kinh nghiệm hầu việc Chúa của Phaolô là gì? (I served the Lord with great humility and with tears and in the midst of severe testing by the plots of my Jewish opponents.) “tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt, và ở giữa sự thử thách mà người Giu-đa đã lập mưu hại tôi.” Phaolô trả gía bằng nhiều nước mắt, phải bị “trầy da tróc vẩy” trong sự hầu việc Chúa, cuối cùng đến chính mạng sống của mình. Ai muốn hầu việc Chúa mà chưa sẵn sàng dứt khoát trả giá, vác thập tự gía của mình, nhưng cứ còn nuối tiếc “quay lưng lại” thì Chúa Giê-xu phán gì trong Luca 9:62(Jesus replied, “No one who puts a hand to the plow and looks back is fit for service in the kingdom of God.”) “Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời.” Một trong những cái gía phải trả cho những người muốn hầu việc Chúa mà phải học ở Phaolô đó là sự khiêm nhường, hạ mình, dẹp bỏ đi cái tôi và tự ái của mình, bắt chước như Chúa Giê-xu đã làm thì mới có thể cuí thấp xuống “rửa chân” cho anh chị em của mình được. Phải lấy “cái tôi” của mình, bỏ vào một cái hộp sắt, khóa lại và quăng xa ra biển, để nó chìm sâu xuống đáy thì mới bắt đầu hầu việc Chúa được; nếu không mình hầu việc Chúa với cái tự ái khổng lồ thì lại càng “cản trở” công việc Chúa nhiều hơn nữa. Có người nói rất đúng: “Hội Thánh ngày nay không thiếu những người có tài, không thiếu những người có ơn, không thiếu những người có của chỉ thiếu những người bằng lòng hạ mình, nhịn nhục hầu việc Chúa trung tín, không cần nghĩ đến nhận được một lời khen, không cần ai biết đến, miễn là danh Chúa được vinh hiển.”

 

 

Hầu việc Chúa sẽ đòi hỏi sự hy sinh, mất mát và thường cái gía cao nhất phải trả ấy chính là sự khiêm nhường, hạ mình, dẹp bỏ đi cái tôi và tự ái của mình.

 

 

Những ai đang hầu việc Chúa cũng nên chú ý điều này khi mình đứng ở vị trí càng cao thì lại càng khó hạ mình để hầu việc Chúa, nên chúng ta phải rất là cẩn thận khi được Chúa đem mình lên cao, càng học sự khiêm nhường ở nơi Chúa Giê-xu càng hơn. Mỗi khi đi câu cá, sau khi về phải làm cá ở ngoài sân cỏ, tôi học được một điều đó là làm cá tôi phải ngồi bệt thấp xuống đất thì mới dễ làm, ngồi ghế cao quá rất khó làm vì phải với xuống thì hay bị “đau lưng…”  Ai muốn hầu việc Chúa, phải bằng lòng ngồi “bệt xuống đất,” bắt đầu trung tín trong những việc nhỏ trước. Câu chuyện một vị Mục Sư giỏi, có bằng thần học ở một viện thần học nổi tiếng được mời về quản nhiệm một Hội Thánh khá lớn. Sau khi về trong những tháng đầu, Hội Thánh chỉ giao cho những việc nhỏ, như coi sóc các em thanh thiếu niên, đón quan khách đi nhóm… Sau một tháng ông phàn nàn là tại sao Hội Thánh chỉ giao cho ông những việc nhỏ vậy? Chấp sự trưởng trả lời: “Khi chúng tôi xem resume của Mục Sư thì thấy Mục Sư có dư kiến thức về thần học từ một viện thần học lớn, nổi tiếng, để làm những đại sự, nhưng chúng tôi không biết Mục Sư có thể làm được những việc nhỏ không cho Hội Thánh, cho nên chúng tôi đang thử nghiệm!”  Việc lớn hay nhỏ không mấy chi quan trọng đối với Chúa, có 1 hay 5 talâng không mấy là quan trọng đối với Chúa, nhưng là chúng ta có trung tín làm những việc, có thể nhỏ (chỉ có một talâng thôi) mà Chúa đã trao cho mình không?

 

 

Ai muốn hầu việc Chúa, phải bằng lòng ngồi “bệt xuống đất,” bắt đầu trung tín trong những việc nhỏ trước, như “rửa chân” cho anh em mình.

 

 

3) Sự hầu việc Chúa thực tế chính là hầu việc anh chị em mình. Trong Mathiơ 25:34-40 Chúa Giê-xu phán dạy về ẩn dụ “Chiên và dê” trong ngày phán xét, mà sẽ có nhiều người sững sờ ngạc nhiên, không ngờ khi mình hầu hạ những người hèn mọn nhất, chính là lúc mình hầu việc Chúa – (“Then the King will say to those on his right, ‘Come, you who are blessed by my Father; take your inheritance, the kingdom prepared for you since the creation of the world. 35 For I was hungry and you gave me something to eat, I was thirsty and you gave me something to drink, I was a stranger and you invited me in, 36 I needed clothes and you clothed me, I was sick and you looked after me, I was in prison and you came to visit me.’ 37 “Then the righteous will answer him, ‘Lord, when did we see you hungry and feed you, or thirsty and give you something to drink? 38 When did we see you a stranger and invite you in, or needing clothes and clothe you? 39 When did we see you sick or in prison and go to visit you?’ 40 “The King will reply, ‘Truly I tell you, whatever you did for one of the least of these brothers and sisters of mine, you did for me.’) “Bấy giờ, vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất. 35 Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước ta; 36 ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta; ta đau, các ngươi thăm ta; ta bị tù, các ngươi viếng ta. 37 Lúc ấy, người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói, mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống? 38 Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà mặc cho? 39 Hay là khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đau, hoặc bị tù, mà đi thăm viếng Chúa? 40 Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.”  Nhiều khi chúng ta chưa bắt đầu làm gì cho Chúa hết, lý do là bởi vì chúng ta cứ mơ tưởng những việc quá cao siêu, chỉ muốn làm đại sự cho Chúa, thay vì có ý tưởng tầm thường như chỉ biết “chăm sóc/thăm viếng/giúp đỡ” những anh chị em yếu đuối, thiếu thốn, buồn khổ trong nhóm nhỏ của mình mỗi tuần. Sứ đồ Giacơ nói gì về lẽ thật của đạo trong Giacơ 1:27(Religion that God our Father accepts as pure and faultless is this: to look after orphans and widows in their distress and to keep oneself from being polluted by the world.) “Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian.” Ở đây có ai thích giữ trẻ con không? Thường thì không, vì nhóm đó không mấy là quan trọng trong Hội Thánh Chúa; chúng ta thích giảng trước đám đông người, được mời làm diễn gỉa trong các cuộc họp lớn, làm cái gì mà cho nhiều người thấy, chứ còn lo cho trè con ở trong nhà trẻ thì có mấy ai biết, nhưng Chúa biết và sẽ ban phần thưởng rất lớn cho vì việc đó là chúng ta làm cho Chúa. Lời chứng của bà masơ Têrêsa khi còn sống có lần người ta phỏng vấn và hỏi tại sao bà đã bỏ cả cuộc đời để chăm sóc những người cùi, bị bịnh AIDS? Bà trả lời đơn sơ: “Bởi vì khi tôi tắm rửa cho những người này, tôi thấy trên gương mặt của họ chính là mặt của Cứu Chúa Giê-xu của tôi!” rồi bà bỏ đi tiếp tục lo chăm sóc cho những bệnh yếu.

 

 

Sự hầu việc Chúa thực tế chính là hầu việc anh chị em mình, biết “chăm sóc, thăm viếng, giúp đỡ” những người yếu đuối, thiếu thốn hơn trong nhóm nhỏ của mình mỗi tuần.

 

 

4) Động cơ để hầu việc Chúa phải là vì tình yêu thương. Rõ ràng trong Galati 5:13 - sứ đồ Phaolô nói: (serve one another humbly in love.) “Hãy lấy lòng yêu thương mà làm đầy tớ cho nhau.”  Công việc chúng ta làm cho Chúa phải là vì tình yêu thương “agape” của Chúa ở trong chúng ta. Đây là sự khác biệt giữa việc lành của những người ngoại và những người cơ đốc. Người ngoại họ làm việc lành cũng vì chủ động của lòng thương người, nhưng đây không phải là tình yêu thương “agape” của Chúa ở trong những con cái của Chúa là loại tình yêu vô điều kiện, trọn vẹn và thánh sạch, không giới hạn, không vụ lợi, luôn cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Trong 1 Côr. 13:1-3 sứ đồ Phaolô nói rõ, nếu chúng ta hầu việc Chúa không vì chủ động của tình yêu thương thì sao? (If I speak in the tongues of men or of angels, but do not have love, I am only a resounding gong or a clanging cymbal. 2 If I have the gift of prophecy and can fathom all mysteries and all knowledge, and if I have a faith that can move mountains, but do not have love, I am nothing. 3 If I give all I possess to the poor and give over my body to hardship that I may boast, but do not have love, I gain nothing.) “Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. 2 Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. 3 Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi.” Hầu việc Chúa không với chủ đích của tình yêu thương Chúa thì mọi sự chỉ là “dã tràng xe cát biển đông” mà thôi trong ngày phán xét chẳng còn lại chi hết. Mọi sự vô ích, khi những việc này được hơ trên “lửa” là tiêu chuẩn phán xét công bình của Chúa trong ngày tận thế thì chẳng nhận được phần thưởng chi hết, vì chỉ là cỏ khô, rơm rạ mà thôi như lời Chúa có chép trong 1 Côr. 3:12-15(If anyone builds on this foundation using gold, silver, costly stones, wood, hay or straw, 13 their work will be shown for what it is, because the Day will bring it to light. It will be revealed with fire, and the fire will test the quality of each person’s work. 14 If what has been built survives, the builder will receive a reward. 15 If it is burned up, the builder will suffer loss but yet will be saved—even though only as one escaping through the flames.) “Nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy, 13 thì công việc của mỗi người sẽ bày tỏ ra. Ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó; nó sẽ trình ra trong lửa, và công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra. 14 Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình. 15 Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy.”

 

 

Động cơ để hầu việc Chúa phải là vì tình yêu thương vì nếu không chúng ta sẽ mất phần thưởng đời đời sao?

 

 

Muốn có tình yêu thương này để hầu việc, chúng ta phải được đầy dẫy Chúa Thánh Linh vì chỉ có Ngài mới giúp chúng ta sanh được trái yêu thương này. Trong Galati 5:22 có chép rõ ràng 9 trái Thánh Linh và trái đầu tiên là gì? (But the fruit of the Spirit is love, joy, peace, forbearance, kindness, goodness, faithfulness, 23 gentleness and self-control. Against such things there is no law.) “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” Ít người hiểu Chúa Thánh Linh là ai, huống gì hiểu được ý nghĩa “đầy dẫy” Đức Thánh Linh nghĩa là sao?

 

 

Muốn có tình yêu thương này để hầu việc, chúng ta phải được đầy dẫy Chúa Thánh Linh vì chỉ có Ngài mới giúp chúng ta có được trái yêu thương này.

 

 

a) Ai muốn được đầy dẫy Thánh Linh thì trước hết người đó phải tin Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời vì ngay sau khi đó Đức Thánh Linh mới vào ngự trong lòng của người đó,

 

b) Phải nhờ cậy Đức Thánh Linh trong sự cầu xin Ngài, nghĩa là ý thức sự yếu đuối của mình và tin vào quyền năng của Đức Thánh Linh hứa ban cho. Vô số người, kể cả con cái Chúa, chưa được “đầy dẫy” Thánh Linh cũng chỉ vì còn cậy vào sự khôn ngoan, kiến thức, sự thông minh của riêng mình,

 

c) Phải sống luôn có sự cảm nhậnvâng phục theo ý thánh của Chúa Thánh Linh hướng dẫn, có thể qua lời Kinh Thánh mình vừa học, trong những giây phút cầu nguyện, ca ngợi, hay trong một hoàn cảnh nào đó và khi được Đức Thánh Linh hối thúc, cảm nhận thì đừng có “cưỡng” lại, nhưng phải vâng lời làm theo. Lắm người bước vào nhóm mỗi tuần, nhưng lòng chẳng bao giờ được “chạm,” được cáo trách, nhắc nhở bởi Đức Thánh Linh, nhưng lòng cứ “trơ trơ” như đá, tỉnh bơ như cây, vì vậy mà họ bước vào nhà thờ như thế nào thì khi sau nhóm ra về vẫn còn y nguyên, chẳng có sự thay đổi/biến hóa chi hết. Tôi nhớ hoài bài hát: “Chạm lòng con Chúa ơn – ngay giờ này!” đó phải là ước vọng của mỗi con cái Chúa bước vào nhóm mỗi ngày Chúa Nhật.  Khi bước ra khỏi nhóm, chúng ta phải có lòng cam kết, sống kỷ luật bước theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Có bao nhiêu người thật sự “seriously” cầu nguyện sau khi nhóm rằng con giờ đây nhất quyết muốn đầu phục Đức Thánh Linh, tuy rằng con biết con người xác thịt con yếu đuối, xin Chúa thêm sức cho con, nhắc nhở con nếu có thể được bằng những hoạn nạn, đau ốm, bệnh tật, xui xẻo để con không quên điều con đã hứa làm cho Chúa.

 

5) Phải hầu việc Chúa với lương tâm thánh sạch, ngay lành và thành thật. Mỗi người chúng ta phải canh chừng thái độ trong sự hầu việc Chúa của mình, đừng bao giờ có hai ý đồ, nhưng phải thành thật, nghĩa là lời nói và việc lành bên ngoài phải đi đôi với tấm lòng bên trong của mình. Trong 2 Côr. 4:2 lời sứ đồ có nói – (Rather, we have renounced secret and shameful ways; we do not use deception, nor do we distort the word of God. On the contrary, by setting forth the truth plainly we commend ourselves to everyone’s conscience in the sight of God.) “nhưng chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín. Chúng tôi chẳng theo sự dối gạt, và chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi tỏ bày lẽ thật, khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là đáng chuộng.” Phải luôn tự xét xem lương tâm của mình có ngay lành, thành thật không, hay đang “gỉa hình” vì “nói dậy mà không phải dậy...” sao?

 

 

Phải hầu việc Chúa với lương tâm thánh sạch và ngay lành.

 

 

6) Phaolô nhắc nhở chúng ta nhớ rằng công khó của sự chúng ta hầu việc Chúa không phải là vô ích đâu như có chép trong 1 Côr. 15:58(Therefore, my dear brothers and sisters, stand firm. Let nothing move you. Always give yourselves fully to the work of the Lord, because you know that your labor in the Lord is not in vain.) “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.” Chúa Giê-xu có phải là Đấng bất công không mà không thưởng những người trung tín hầu việc Ngài sao? Ngài đã hứa gì trong Khải Huyền 22:12(“Look, I am coming soon! My reward is with me, and I will give to each person according to what they have done.) “Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm.”  Sẽ có ngày lãnh thưởng rất là vinh dự, không phải chỉ cái bằng danh dự “cumLaude” mà thôi, hay cái cúp ưa mục nát, nhưng là mão triều thiên vinh hiển đời đời không tàn héo.

 

 

Công khó của sự chúng ta hầu việc Chúa không phải là vô ích đâu vì chính Chúa Giê-xu đã hứa sẽ đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với Ngài để trả cho mỗi người tùy theo công việc mình làm.

 

 

III. Ngày Ấy Gần Rồi

 

Như vậy chúng ta phải khôn ngoan biết lợi dụng sự tự do mình đã có trong Chúa mà lo hầu việc Chúa một cách sốt sắng, dự dật nhiều hơn nữa vì biết ngày ấy là ngày Chúa Giê-xu trở lại ban phần thưởng cho mỗi người gần chừng nào rồi. Nếu chúng ta để ý quan xát thì thấy có nhiều những sự kiện, biến cố đang xảy ra xung quanh chúng ta, như là những vụ động đất lớn ở nhiều nơi, tai họa của những trận sóng thần, như vụ Tsunami đã đánh vào miền Bắc nước Nhật đầu năm nay, vụ dầu hỏa bị rỉ ngoài khơi của hãng BP, những xáo trộn bên các nước ở vùng Trung Đông, kể cả những tai họa bão tố (tornadoes) xảy ra ngay ở nhiều tiểu bang miền Trung của nước Hoakỳ, cường độ nhiều đến nỗi chưa bao giờ có. Trận Tornado vừa xảy ra tại tiểu bang Missourri đến một cách bất thình linh và đã lấy đi mạng sống của trên 100 người. Hình như đây là những dấu hiệu của tại họa đang dẫn chúng ta đến thời kỳ sau rốt, hay gọi là ngày tận thế sắp đến rồi chăng, y như lời của Chúa Giê-xu đã nói đến trong sách Mathiơ 24. Không phải vậy thôi, nhưng Chúa Giê-xu còn cho chúng ta biết thêm nhiều dấu hiệu khác nữa trong Kinh Thánh và một trong những dấu hiệu nữa đó là sẽ có những tiên tri gỉa, giáo sư gỉa nổi lên, như có chép trong Mathiơ 24:11(and many false prophets will appear and deceive many people.) “Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ.”   Chúng ta thấy rõ điều này trong những tuần vừa qua bởi một người có tên là Harold Egbert Camping, xưng mình là một tiên tri của Chúa và ông đã tiên đóan rằng tận thế sẽ đến vào tối thứ Bảy, ngày 21 tháng Năm vừa qua.

 

 

Chúa Giê-xu còn cho chúng ta biết thêm nhiều dấu hiệu khác nữa trong Kinh Thánh về thời kỳ cuối cùng và một trong những dấu hiệu nữa đó là sẽ có những tiên tri gỉa nổi lên.

 

 

Harold Camping là một kỹ ngày xưa tốt nghiệp tại đại học UC Berkeley vào năm 1942. Ông đã một lần tiên đoán sai về ngày tận thế sẽ vào tháng 9 năm 1994. Sau khi tiên đoán sai ngày tận thế, thì ông đổ lỗi lý do là vì ông đã tính nhầm các con số. Kỳ này ông tuyên bố mình đã tính đúng và dựa trên con số là 722,500 ngày. Ông cho rằng nếu Chúa Giê-xu đã chết trên cây thập tự gía vào ngày 1 tháng 4 năm 33 AD (sau Công Nguyên) n vậy thì sau đó đúng 722,500 ngày là ngày 21 tháng 5 năm 2011 vừa qua thì chính là ngày tận thế đen tối. Bây giờ ông đã tính lại và nói rằng ngày tận thế sẽ là ngày 21 tháng 10 tới đây. Đây là một con số chỉ do ông tự diễn ra, chứ ông đã không chịu chú ý vào lời Kinh Thánh mà Chúa Giê-xu đã một lần dạy rõ trong Mathiơ 25:13(“Therefore keep watch, because you do not know the day or the hour.) “Vậy, hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày, cũng không biết giờ.” lắm người đã tin vào lời tiên tri của ông Camping, họ đã bán đi nhiều của cải dâng cho kẻ nghèo, nhiều người xin nghỉ việc làm để về thăm gia đình, chờ đợi lời tiên tri được ứng nghiệm, nhưng cuối cùng chỉ là sự thất vọng giống như lần trước mà thôi; có người đã cắt cổ tự tử hay nhảy xuống cầu cao để tránh thấy ngày tận thế đen tối kinh khủng này đến.

 

Nếu thấy rõ được những dấu hiệu này trước mắt thì chúng ta không còn thể nào sống trong thái độ ỷ y, làm biếng, thờ ơ, khinh thường lời của Chúa hứa sẽ trở lại trong ngày tận thế vì thấy có những người đã tiên đoán sai ngày, nhưng phải càng sốt sắng trong sự hầu việc Chúa luôn để đón Ngài trở lại bất cứ lúc nào. Thiết nghĩ sự đoán sai trật của ông Harold có tác hại không phải chỉ cho những người đã tin lầm mà thôi, nhưng kể cả những người không tin nữa, nếu chúng ta trở nên thờ ơ, khinh thường, làm biếng và chẳng lo việc chuẩn bị gì để đón Chúa trở lại bất cứ lúc nào. Sự tiên đoán sai lầm của ông Harold Camping, tiên tri gỉa, phải là “tiếng chuông cảnh tỉnh” cho chúng ta thức dậy mà dọn đời sống mình cho thánh sạch, hầu việc Chúa sốt sắng đến chỗ không trách được, để đón Chúa mau trở lại.

 

 

Sự đoán sai trật của ông Harold Camping có tác hại không phải chỉ cho những người đã tin lầm mà thôi, nhưng kể cả những người không tin nữa, nếu chúng ta trở nên thờ ơ, làm biếng và chẳng lo việc chuẩn bị gì để đón Chúa trở lại bất cứ lúc nào.

 

 

          Mỗi con cái Chúa phải tự xét lấy chính mình coi xem mình có đang “làm biếng” không? Nếu không thì có bằng cớ ở đâu là mình đang sốt sắng hầu việc Chúa không? Có đếm được trên những đầu ngón tay không? Chúng ta có chỉ đang sống ích kỷ riêng cho mình, hay đang lấy sự tự do mà hầu hạ nhau? Chúng ta có chỉ hay phàn nàn, phê bình, trách móc nhau, làm cho người khác bị nản chí trong sự hầu việc Chúa, hay đang hy sinh gì, đang phục vụ, chăm sóc hay khích lệ một ai không?  Chúa Giê-xu đã làm gì cho bạn, cho anh chị em và cho chính tôi? Có thể nào Ngài đã chịu chết, để cứu mỗi người chúng ta ra khỏi vòng nô lệ của nghiện ngập cờ bạc, rượu chè, một đời sống luông tuồng ô uế, sống không có sự trông cậy, nhưng nay được tự do, để mình cứ dìm mình trong những tự dục xấu xa chăng? Chúa sắp trở lại rồi, có thể tối hôm nay, bất cứ lúc nào, chẳng lẽ khi Ngài trở lại thấy chúng ta đang làm biếng sao? Hãy khôn ngoan xử dụng sự tự do của mình mà sốt sắng hầu việc Chúa, cho đến khi Ngài trở lại đem theo phần thưởng mà ban phát cho mỗi người tùy theo công khó của mỗi người. Amen!

 

 

Hãy khôn ngoan xử dụng sự tự do của mình mà sốt sắng hầu việc Chúa, cho đến khi Ngài trở lại đem theo phần thưởng mà ban phát cho mỗi người tùy theo công khó của mỗi người.

 

 


 

------------------ Lời Mời Gọi....

 

Chúng ta có đang nhận thấy mình là những người rất là được phước không?  Không phải được phước chỉ vì chúng ta được sống trong một đất nước thật tự do mà thôi, nhưng còn hơn nữa, mình đã được Chúa Giê-xu buông tha, giải phóng khỏi quyền lực đoán xét và nô lệ của tội lỗi nữa không vì mình đã một lần ăn năn tội và tin nhận Chúa. Lễ tiệc thánh sáng nay nhắc nhở chúng ta rõ ơn này.  Nếu nhận thức như vậy thì chúng ta phải sống làm sao cho xứng đáng với ơn đó đây? Phải sống cho Chúa là Đấng đã yêu thương, và hy sinh cho mình ở trên cây thập tự gía. Phải sống hầu việc Ngài vì nay Ngài là Chúa và Chủ đời sống của chúng ta. Muốn hầu việc chúng ta phải:

 

1) Bằng lòng hy sinh trả gía,

2) Thực tế trong sự hầu hạ, chăm sóc anh chị em mình,

3) Chủ đích phải bằng lương tâm thánh sạch và ngay lành,

4) Phải thúc dục bởi động cơ của tình yêu thương Chúa,

5) Sốt sắng hầu việc vì biết rõ Chúa sắp trở lại rồi để ban phần thưởng cho chúng ta tùy theo công khó của mỗi người.

 

Anh chị em có nghe văng vẳng bên tai mình lời bài hát: “Lo làm việc mau đêm đến kia” không? Phải hầu việc Chúa hôm nay vì ngày mai chưa chắc chúng ta còn có cơ hội!

 

Các bạn có biết điều gì quí gía nhất là gì không ngoài sự tự do? Đó là sự cứu rỗi linh hồn để thoát khỏi sự hư mất đời đời trong hồ lửa, mà còn được sự sống đời đời trong nước thiên đàng của Chúa nữa một ngày. Cuộc đời này rồi sẽ chấm dứt, mọi người rồi sẽ chịu sự phán xét của tội lỗi mình. Nhưng Chúa Giê-xu từ trời giáng xuống để ban cho chúng ta con đường thoát khỏi sự đoán xét này qua chính sự hy sinh đổ huyết của Chúa ở trên cây thập tự gía chuộc tội cho chúng ta. Ơn cứu rỗi Chúa ban cho không điều kiện, không đòi gía, chỉ bởi lòng chúng ta mở ra tiếp nhận mà thôi, nghĩa là mở miệng ra cầu xin Chúa Giê-xu cứu mình. Bạn có muốn kinh nghiệm một đời sống bình an và đầy ý nghĩa không? Chỉ khi nào mọi gánh nặng tội lỗi của chúng ta được Chúa gánh hết. Chúa chỉ có thể gánh tội lỗi cho bạn khi nào bạn bằng lòng dâng hết cho Ngài. Hãy đến với Chúa Giê-xu ngay hôm nay, bắt đầu một đời sống sung mãn, bình an, thỏa lòng mà cả triệu triệu người tin theo Ngài đã và đang kinh nghiệm được… chỉ còn bạn nữa mà thôi!


 

USING YOUR FREEDOM TO SERVE GOD

(Galatians 5:13)

 

 

“You, my brothers and sisters, were called to be free. But do not use your freedom to indulge the flesh; rather, serve one another humbly in love.”

 

 

The purpose of the Memorial Day is to give honor in memory of soldiers who died to protect our precious freedom. With Christians, we observe the Lord Supper to remember of Christ’s death that frees us from the judgment and bondage of sins. When we forget Jesus’ death, we will surely be declined back into the old ways of sin. If we are being thankful to His gift of spiritual freedom, we must wisely use it to serve God. 1) Serve God and not our appetites of greed, fame, and power. 2) In serving God, we must be willing to pay a price and the greatest cost is giving up our “self.” 3) We serve God by practically serving our brothers and sisters; if not, our “religion” is useless. 4) Our motive in serving others must be the “agape” love from God or we will lose our rewards. If we want this kind of love to serve, ask and be submissive to the Holy Spirit. 5) We must serve God with our good conscience. 6) Our service for God will not be in vain. Have you stopped and observed what are going on around us? As we see that day is approaching quickly, it should motive us to diligently serve God. Am I serving God?