Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 62

Sự Phục Hưng Sức Khỏe Tâm Linh

(The Revival of Spiritual Health)

Êsai 43:19-21

 

“Điều nầy, Ta sắp làm một việc mới, việc nầy sẽ hiện ra ngay; các ngươi há chẳng biết sao? Ấy là Ta sẽ vạch một con đường trong đồng vắng, và khiến những sông chảy trong nơi sa mạc. Những thú đồng, với muông rừng và chim đà, sẽ tôn vinh ta; vì Ta đặt các dòng nước trong đồng vắng và các sông trong sa mạc, đặng cho dân Ta đã chọn được uống. Ta đã làm nên dân nầy cho Ta, nó sẽ hát khen ngợi Ta.”

(“Behold, I will do something new, Now it will spring forth; Will you not be aware of it? I will even make a roadway in the wilderness, Rivers in the desert. “The beasts of the field will glorify Me, The jackals and the ostriches, Because I have given waters in the wilderness and rivers in the desert, To give drink to My chosen people. “The people whom I formed for Myself will declare My praise.)

 

 

Mỗi năm gia đình chúng tôi được đi nghỉ mát một lần, thường hay về thăm ông bà cụ còn đang sống ở bên tiểu bang miền Nam California. Và đặc biệt cho năm nay, đó là cùng một lúc, Đại Hội Liên Hữu Báptít đã được tổ chức ở gần nơi ba má tôi cư ngụ. Tiện cho một công hai chuyện, chúng tôi đã về thăm gia đình và cùng một lúc đi dự Đại Hội hằng năm. Còn đặc biệt hơn nữa, kỳ nhóm Đại Hội năm nay còn có chương trình kỷ niệm một lịch sử trọng đại đó là 100 năm Tin Lành đã đến Việt-nam từ năm 1911. Một buổi nhóm chung trên 5,000 người, được xếp đặt cho nhiều giáo phái Tin Lành khác nhau (như là CM&A, Báptít, Giám Lý - Methodist, và Trưởng Nhiệm - Presbyterian) được cùng nhóm với nhau, tại ngôi thánh đường nổi tiếng ở Garden Grove, xung quanh đều làm bằng kính, gọi là “Crystal Cathedral” thật là lộng lẫy. Lịch sử được lập lại cho thấy công lao của biết nhiêu những giáo sĩ đã vâng lời Chúa đem Tin Lành đến nước Việtnam, một số đã hy sinh bỏ mạng sống, mà từ đó đạo Chúa mới lan truyền ra cho đến chính mỗi người chúng ta ngày hôm nay. Thật đúng như một người đã nói: “Giọt máu của những người giáo sĩ là ‘hạt giống’ của Tin Lành.” Trong những ngày còn lại thì các giáo phái nhóm riêng; Riêng cho Liên Hữu Báptít chúng ta thì năm nay đã có một chủ đề rất đầy ý nghĩa, dựa trên chính một lời hứa của Đức Chúa Trời có chép trong sách tiên tri Êsai 43, đó là “Ta sắp làm một việc mới.”

 

 

Chủ đề cho Đại Hội Liên Hữu Báptít năm nay dựa trên một lời hứa của Đức Chúa Trời có chép trong sách tiên tri Êsai 43, đó là “Ta sắp làm một việc mới.”

 

 

I. Sự Phục Hưng cho Đời Sống Tâm Linh

 

Điều tôi luôn kinh nghiệm được sau mỗi lần đi dự Đại Hội đó là chính đời sống tâm linh của mình được sự phục hưng. Giống như là một người đi làm việc suốt một ngày mệt nhọc từ sáng sớm đến tối dưới sức nóng của mặt trời, thân thể rã rời, những bắp chuộc đau nhức; nhưng sau một đêm nghỉ ngơi, thức dậy, sức khỏe thể xác mình được phục hồi lại như xưa. Đời sống tâm linh của mỗi người chúng ta cũng cần có những lúc được “nghỉ ngơi” khỏi sự mệt nhọc của linh hồn, được ngồi và ăn nuốt sự bổ dưỡng của lời Chúa, được khích lệ bởi sự thông công với các anh chị em Báptít khác, thấy được những công việc lạ lùng Chúa đang làm trong vòng Hội Thánh của Ngài ở khắp nơi, được cáo trách những điều ưu tiên cần phải được điều chỉnh lại cho chính đời sống cá nhân của mình và cho Hội Thánh Chúa tại địa phương, cùng với những thách thức của những công việc mới mà Chúa muốn mình thử làm. Tôi phải nói kỳ đi dự Đại Hội năm nay thật “đáng đồng tiền,” và khích lệ mọi người trong chúng ta cũng nên cố gắng tham dự mỗi năm. Nếu chúng ta có thể bỏ tiền ra mỗi năm, để lo những chuyến đi nghỉ mát dài hạng, nhưng chỉ có ích cho phần thể xác thôi thì huống gì phần tâm linh chúng ta được bổ ích gấp bội phần, nếu chúng ta xếp đặt đi dự Đại Hội mỗi năm.  Chúa ban cho tôi thấy nhiều những khải tượng mà tôi mong đạt được cho Ngài trong những ngày tháng tới đây. Cùng một lúc, tôi cũng mong được chia xẻ những khải tượng này với anh chị em trong những bài giảng tới, để chúng ta cùng thấy, điều chỉnh và cùng hiệp tác, cam kết để hầu việc Chúa chung.

 

 

Đời sống tâm linh của chúng ta cần có những lúc được “nghỉ ngơi” khỏi sự mệt nhọc của linh hồn, được ăn nuốt sự bổ dưỡng của lời Chúa, thấy được những công việc lạ lùng Ngài đang làm trong vòng các Hội Thánh ở khắp nơi, được cáo trách những điều ưu tiên cần phải được điều chỉnh lại, cùng với những thách thức của những công việc mới mà Chúa muốn mình làm.

 

 

II. Đồng Vắng và Sa Mạc    

 

Thật ra những khải tượng này không có mấy chi là những điều mới mẻ hết; nhưng chỉ là những điều chúng ta đều đã học biết; nhưng thiết nghĩ chưa đặt ưu tiên đúng mức và hiệp một mà cùng hầu việc Chúa. Những khải tượng này đều là những ý muốn, những mạng lệnh của Chúa trao cho Hội Thánh ban đầu, mà đã có chép trong Kinh Thánh rõ ràng; nhưng vì chúng ta đã lãng quên, bị lo ra, bỏ bê lâu ngày theo thời gian, mà cần được điều chỉnh lại, đặt lại kế hoạch rõ ràng để cùng đạt được mục tiêu cho Chúa.

 

1) Điều kiện đầu tiên để cho chúng ta thấy được những khải tượng này đó là trước hết mỗi người phải tự xét về tình trạng tâm linh bên trong của chính mình. Trong đoạn kinh văn Êsai, chúng ta thấy Đức Chúa Trời hứa ban cho dân sự Ngài sự phục hưng, nhưng trước hết họ phải ý thức được tình trạng tâm linh hiện tại của họ lúc đó giống như là một đồng vắng hay bãi sa mạc - (“Behold, I will do something new, Now it will spring forth; Will you not be aware of it? I will even make a roadway in the wilderness, Rivers in the desert.) “Ta sắp làm một việc mới, việc nầy sẽ hiện ra ngay; các ngươi há chẳng biết sao? Ấy là Ta sẽ vạch một con đường trong đồng vắng, và khiến những sông chảy trong nơi sa mạc.” Khi Đức Chúa Trời hứa điều này là lúc dân sự của Ngài đang bị lưu đầy trong xứ ngoại bang của người Babylôn vì tội lỗi của họ đã phạm. Suốt 70 năm bị lưu đầy, dân sự Chúa sống trong sự buồn thảm, tuyệt vọng, không biết ngày mai sẽ ra như thế nào, khi nào thì dân tộc mình được hòa bình độc lập đây, thì lời của Chúa đến qua tiên tri Êsai như là một “nguồn nước mát” tưới lên mặt một người đang sắp chết khát và được phục sức lại của niềm hy vọng về sự giải cứu sẽ đến từ Ngài.

 

 

Điều kiện đầu tiên để chúng ta thấy được những khải tượng về sự phục hưng đó là trước hết mỗi người phải tự xét về tình trạng tâm linh bên trong của chính mình.

 

 

2) Có bao giờ anh chị em tự xét về chính đời sống tâm linh của mình chưa mà cần có sự phục hưng? Đời sống tâm linh bên trong của mình nếu phải nhìn lại so sánh cách 2 năm, 5 năm trước đây thì như thế nào? Có khỏe mạnh hơn không, hay đang ở trong tình trạng ốm yếu gầy mòn?

 

Trước hết, chúng ta ôn lại xem “phục hưng" có nghĩa là gì? Phục hưng mang ý nghĩa của sự phục hồi, làm cho khỏe lại, để được tăng trưởng và phát triển như xưa. Ngày trước sức khỏe được dồi dào, bông trái xum xuê, nhưng vì lý do gì đó sức khỏe tâm linh đang bị sa sút và yếu dần, cây đức tin không còn sanh nhiều trái, đời sống không còn sự vui mừng, thỏa lòng và bình an nữa, và con người tâm linh bên trong đang héo mòn, khô cặn, bị tê liệt, không còn sanh trái nhưng rớt vào tình trạng chết dần theo thời gian như một đồng vắng hay một bãi sa mạc. Có kết quả gì gặt hái được trong một đồng vắng hay một bãi sa mạc không, hay chỉ toàn là những cây xương rồng đầy gai góc mà thôi? Có thứ gì sống được trong một đồng vắng hay một bãi sa mạc được không, hay chỉ toàn là bụi cát mà thôi?  Trong Khải Huyền 3 khi viết về tình trạng suy yếu của Hội Thánh Laođixê, Chúa Giê-xu đã một lần dùng tĩnh từ "hâm hẩm" để diễn tả tình trạng “không nóng cũng không lạnh,” một tình trạng tâm linh dửng dưng, thờ ơ, “nửa đời nửa đạo,” không còn sự nóng cháy, không còn tình yêu nồng nàn dành cho Chúa nữa, mà Hội Thánh Laođixê cần được phục hồi lại sức khỏe tâm linh.

 

 

Phục hưng mang ý nghĩa của sự phục hồi, làm cho khỏe lại, để được tăng trưởng và phát triển như xưa.

 

 

3) Những dấu hiệu trầm trọng của sự suy yếu sức khỏe tâm linh mà chúng ta có thể tra xét thử xem, để nhận biết mình rất cần sự phục hưng:

 

a) Thứ nhất, chúng ta có đang thờ ờ, nguội lạnh trong mối liên hệ với Chúa Giê-xu không? Chúng ta có thể xét điều này khi thời gian cầu nguyện cá nhân của mình mỗi ngày không còn là một phần quan trọng ưu tiên cần thiết trong cuộc sống nữa. Chúng ta có đang trông mong những giờ phút yên tĩnh trong buổi sáng sớm để được tương giao với Chúa Giê-xu không, hay đã trở nên một việc bị lãng quên vì sự bận rộn của những công việc ở đời này chăng? Nếu chú ý đo lường có khi thì giờ tương giao với Chúa mỗi ngày của một số con cái Chúa còn ngắn hơn là thì giờ chúng ta đánh răng nữa?

 

 

Chúng ta có đang thờ ờ, nguội lạnh trong mối liên hệ với Chúa Giê-xu không?

 

 

b) Chúng ta cần sự phục hưng khi lời của Chúa chỉ là những sự nghe ở bên ngoài tai của mình mà thôi, vài tiếng đồng hồ mỗi Chúa Nhật, nhưng chẳng thấy thấm vào lòng mình. Những buổi học Kinh Thánh có thật là những thì giờ làm mình thỏa lòng trong sự hiểu biết Chúa nhiều hơn không, hay đã trở thành một gánh nặng lê thê cho đời sống mỗi tuần? Khi lời Chúa không còn thích thú như những cuộn phim gỉa tưởng hay những câu chuyện tiểu thuyết mê đọc và xem. Khi chúng ta không nhớ được hết 10 điều răn của Đức Chúa Trời, nhưng mình lại không có trở ngại thuộc lòng 10 con số điện thoại cell phones của những người bạn của mình.

 

 

Lời của Chúa có chỉ ở bên ngoài tai, vài tiếng đồng hồ mỗi Chúa Nhật, nhưng chẳng thấy thấm vào lòng mình không?

 

 

c) Chúng ta cần sự phục hưng khi chúng ta qúa chú tâm đeo đuổi, thâu trữ những giá trị của cải vật chất tạm bợ ở đời này, xây cất cái này, sắm thứ kia, hơn là những điều thuộc của Chúa. Khi chúng ta bỏ hết sức lực, thì giờ trong sự "hái tiền" cho riêng mình, mà không chuyên tâm đầu tư vào của cải ở trên trời là những điều có giá trị đời đời mà mối không đục được, hay những kẻ trộm không thể ăn cắp được. Miệng chúng ta luôn nói và mong được lên thiên đàng với Chúa một ngày, nhưng đời sống có mâu thuẫn chăng vì chẳng có một dấu hiệu nào mình đang đầu tư và sửa soạn cho chỗ đó hết sao? Chúng ta cần sự phục hưng khi chúng ta sốt sắng sửa soạn cho công ăn việc làm của mình mỗi ngày thức dậy từ sáng sớm làm việc cần cù cho đến chiều, nhưng không thể thức dậy sớm một ngày Chúa Nhật để lo việc dọn lòng, cầu nguyện, học trường Chúa và thờ phượng Chúa. Khi những thú vui như bóng rổ, xem TV, Text message, những băng ca nhạc video chúng ta xem đến bị nhão ra, những cuộn phim dài 2-3 tiếng vẫn không thấy chán, nhưng lại chẳng có thì giờ cho sự cầu nguyện và tĩnh tâm với Chúa thì chúng ta thật cần sự phục hưng lớn.

 

 

Chúng ta có quá chú tâm đeo đuổi, thâu trữ những giá trị của cải vật chất tạm bợ ở đời này, hơn là những điều thuộc của Chúa ở trên trời không?

 

 

d) Chúng ta cần sự phục hưng khi sự nhóm lại thờ phượng Chúa không còn hứng thú, say mê như những ngày mới tin Chúa nữa; nhưng giờ đây cảm thấy chán ngấy, và thấy “uổng thì giờ.”  Những bài thánh ca đã trở nên nhàm chán, tầm thường, hơn là những bài nhạc CD mới của những ca sĩ tân thời. Sự nhóm lại chỉ như là đi "xem lễ," xem người ta hát, nghe người ta cầu nguyện, nhìn người ta dâng hiến nhưng không có phần chi của mình ở trong đó. Chúng ta thấy khó chịu, thở dài mỗi khi bài giảng quá dài, ngồi không yên, lòng bồn chồn khi thấy kim đồng hồ đã đi quá 12:00 trưa. Trong buổi nhóm lại thấy lời giảng nghe vô vị nên chúng ta cắt móng tay, trao đổi thời sự trên cell phone, vẽ dung nhan người bạn, so sánh hột xoàn người ngồi bên cạnh, text cho bạn bè vì đã đánh mất mối tình đầu với Chúa chăng? Sự nhóm lại thờ phượng Chúa mỗi tuần có thật còn là những giờ phút vui sướng đầy dẫy sự cảm tạ không, hay chỉ toàn là những lời phiền trách Chúa vì Ngài không đáp ứng nhu cầu của mình?

 

 

Sự nhóm lại thờ phượng Chúa có còn hứng thú như những ngày mới tin Chúa, hay là giờ đây cảm thấy chán ngấy, và thấy “uổng thì giờ” không?

 

 

Chúng ta thật cần sự phục hưng khi chúng ta đi nhóm thờ phượng mà không đem theo Kinh Thánh; Nhưng mỗi ngày đi làm chúng ta không bao giờ quên thức ăn trưa của mình, kể cả điện thoại cầm tay, Iphone, Ipad. Chúng ta cần sự phục hưng khi cuốn Kinh Thánh của mình đang bị đóng bụi mỗi tuần, còn cái TV remote control thì mòn tất cả những con số bấm và đang được dán bằng băng keo vì được dùng quá nhiều mỗi ngày trong nhà chúng ta. Khi người hàng xóm hay bạn bè mình nói gì thì cũng tin; nhưng khi nghe lời Chúa cảm thấy khó tin qúa, cứ hoài nghi lời Chúa mãi.

 

e) Chúng ta thật cần sự phục hưng khi cảm thấy rất là ngại ngùng, khó chịu, hay mắc cở, mỗi lần nói chuyện với những người bạn (kể cả bạn trai hay bạn gái) về đạo của Chúa Giê-xu. Chúng ta hứng thú gào thét cổ động cho đội thể thao của mình (e.g. USA, USA, USA), nhưng tâm hồn lạnh lùng trước những linh hồn hư mất ngay ở trước mắt mình.  Hình như lúc nào mình muốn làm chứng về đạo thì tự nhiên như là bị "ma nhập," lời nói vấp váp, cổ bị mắc cụt, không được trôi chảy. Khi lời chứng của chúng ta không còn có mãnh lực, có "áp-phê" như ngày xưa, không còn ảnh hưởng đạo của Chúa một cách mạnh mẽ đến với những người xung quanh nữa thì chúng ta thật cần có sự phục hưng của Chúa.

 

 

Chúng ta có cảm thấy ngại ngùng, hay là mắc cở, mỗi lần nói chuyện với những người bạn về Tin Lành của Chúa Giê-xu không?

 

 

f) Khi tấm lòng "thương người" qua việc làm lành không còn rộng rãi nữa, vì sự ích kỷ “mạnh ai nấy sống” đã chiếm ngự đời sống của mình. Khi chúng ta mua một ly cà phê 5-6$ ở Starbuck chẳng thấy tiếc, mua một cái vé xinê cho mình và người bạn tình của mình đến 7-10$ một vé không thấy phí, không thấy bồn chồn, không thấy đau ruột khi mua một cuộn băng nhạc video liên khúc $20, nhưng lại không muốn ai nói đụng đến việc dâng hiến 1/10 cho nhà của Chúa.

 

 

Tấm lòng "thương người" qua việc làm lành có còn dư dật, hay sự ích kỷ đang chiếm ngự đời sống của mình chăng?

 

 

g) Chúng ta có thấy tâm linh bị cắn rứt khi thấy Hội Thánh Chúa theo ngày tháng càng ít người đến tiếp nhận Chúa và muốn trở nên môn đồ của Ngài không, hay chúng ta đang tự mãn, tỉnh bơ, và đổ lỗi cho hoàn cảnh? Chúng ta có thấy khó chịu khi mình chưa được dự phần chi hết, chưa bắt đầu làm một việc gì hết trong nhà của Chúa, mà mình đã tin Chúa lâu rồi không?

 

 

Chúng ta có thấy tâm linh bị cắn rứt khi Hội Thánh Chúa theo ngày tháng càng ít người đến tiếp nhận Chúa và muốn trở nên môn đồ của Ngài, hay chúng ta đang tự mãn, tỉnh bơ, và đổ lỗi cho hoàn cảnh?

 

 

Nếu cẩn thận mà tự xét, có thể chúng ta thấy được hình ảnh thật, như Chúa thấy chúng ta vậy, đó là bên ngoài chúng ta là những người trông thật khỏe mạnh, dư dật của cải, nhưng bên trong giống như là “một bộ xương khô” không? Nếu cẩn thận tự xét, có thể chúng ta thấy “con người thật của Hội Thánh” nói chung là một đồng vắng, một bãi sa mạc, chẳng còn đem đến nhiều kết quả nữa cho nước thiên đàng sao?

 

Thiết nghĩ một trong những lý do chính ngày nay Hội Thánh Chúa chưa phát triển đúng mức là vì có vô số con cái Chúa, nhất là những người lãnh đạo Hội Thánh của Chúa chưa thấy rõ được những khải tượng; Và lý do chúng ta chưa thấy rõ được khải tượng này vì chúng ta chưa tự nhận thấy mình là một bãi sa mạc, là một đồng vắng, chẳng còn đem kết quả nhiều cho Chúa như ngày xưa nữa, mà thật cần sự phục hưng. Chúa cứu chúng ta và muốn chúng ta kết quả nhiều cho nước của Ngài; nhưng nếu chúng ta không sanh trái thì thật chúng ta đang ở trong tình trạng của đồng vắng và bãi sa mạc rồi. Điều tự xét này để thấy rõ tình trạng của “con người thật” của mình rất là quan trọng; vì nếu không ý thức được “căn bịnh thuộc linh” này thì chúng ta sẽ không bao giờ mở lòng mà tìm kiếm và kêu cầu Chúa ban cho sự phục hưng? Thử hỏi khi nào thì chúng ta mới cần ăn, cần uống, chỉ khi nào chúng ta ở trong tình trạng đói khát thôi và ý thức rằng nếu không ăn, không uống thì chúng ta sẽ chết, phải không?  Đời sống tâm linh cũng vậy, chẳng có gì là khó hiểu hết, phải không?

 

 

Chúa cứu chúng ta và muốn chúng ta kết quả nhiều cho nước của Ngài; nhưng nếu chúng ta không sanh trái thì thật chúng ta đang ở trong tình trạng của một đồng vắng và một bãi sa mạc.

 

 

II. Đức Chúa Trời Vạch

 

Đức Chúa Trời biết rõ tình trạng thuộc linh của dân sự mình ngày xưa và của mỗi chúng ta, của Hội Thánh Ngài ngày hôm nay. Và Chúa cũng hứa là khi chúng ta tự xét về chính mình, nhận thức tình trạng tâm linh suy kém và kêu cầu Ngài, thì Ngài là Đấng Thành Tín sẽ phục hưng chúng ta. Việc Ngài phục hưng chúng ta đó là Ngài sẽ “vạch” một con đường để dẫn sông nước đến tưới mát đồng vắng và bãi sa mạc của tâm linh chúng ta, để nó bắt đầu có kết quả lại - (“Behold, I will do something new, Now it will spring forth; Will you not be aware of it? I will even make a roadway in the wilderness, Rivers in the desert.) “Ta sắp làm một việc mới, việc nầy sẽ hiện ra ngay; các ngươi há chẳng biết sao? Ấy là Ta sẽ vạch một con đường trong đồng vắng, và khiến những sông chảy trong nơi sa mạc.”

 

 

Việc Đức Chúa Trời sẽ phục hưng chúng ta đó là Ngài sẽ “vạch” một con đường để dẫn sông nước đến tưới mát đồng vắng và bãi sa mạc của tâm linh chúng ta, để nó bắt đầu có kết quả lại.

 

 

1) Động từ “vạch” nghĩa là “mở rộng,” làm thành những “ống dẫn” để nước từ sông chảy vào được những nơi hoang vắng, đem lại sự sống. Trong Đại Hội có nhắc đến công việc làm chứng cho những người sắc tộc trên núi cao, không có đường đi để lái xe gắn máy chở vật liệu và Kinh Thánh đến giúp đỡ họ thì việc phải làm đầu tiên là phải làm thành một “con đường” cho xe chạy.  Việc làm này chỉ có Đức Chúa Trời quyền năng mới làm được cho chúng ta mà thôi, vì sức năng của con người thì chẳng làm chi được. Trong ẩn dụ “Nhánh và Gốc” của Chúa Giê-xu, Ngài có một nói rõ điều này có chép trong Giăng 15:5(I am the vine, you are the branches; he who abides in Me and I in him, he bears much fruit, for apart from Me you can do nothing.) “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong Ta và Ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài Ta, các ngươi chẳng làm chi được.” Tự những nhánh cây không thể sanh trái được, nhưng nhánh nhờ nhựa sống truyền đến tìm ẩn từ Gốc, mà nhánh mới có khả năng sanh và sai trái. Loài người có thể chế và dùng chất nổ TNT để phá núi, làm xa lộ xuyên qua núi, xây nhà trên những ngọn núi cao, đắp đất xây cầu qua những con sông lớn, nhưng không ai có thể ban lại sự sống cho một bộ xương khô cằn, sự phục hưng cho một linh hồn đang sa sút, chữa lành một căn bịnh tâm linh yếu kém. Người ta có thể tu trì, ép xác, tập thể dục thể thao, Giô-ga để cho thân thể và tâm trí khỏe mạnh, nhưng một tâm linh được mới mẻ lại chỉ có thể đến từ Chúa ban cho mà thôi.

 

 

Việc làm này chỉ có Đức Chúa Trời quyền năng mới làm được cho chúng ta mà thôi, vì sức năng của con người thì chẳng làm chi được.

 

 

2) Đức Chúa Trời “vạch” đây nghĩa là Ngài trước hết “mở mắt” cho chúng ta thấy những khải tượng, không theo sự suy nghĩ giới hạn của năng sức mình, nhưng là thấy được bởi quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời có thể làm được mọi việc. Chúng ta nhiều khi chưa thấy rõ được những khải tượng là vì tự chúng ta đã giới hạn Chúa của mình ở trong sự suy luận, trong cái nhìn của những con người giới hạn của mình. “We cannot experience God’s unlimited power, when we ‘box’ God in our limited mind.” Người ta nói một con cá mập con mà bị bỏ vào những hồ nước làm bằng kính (Aquarium) thì không thể nào tăng trưởng lớn hơn 6 feet được, vì bị giới hạn trong cái chu vi nhỏ bé của hồ kính; nhưng một con cá mập con được sống trong biển cả mênh mông thì nó có thể lớn đến 20 feet, 5,000 lbs và sống đến 30 năm. Hội Thánh Chúa cũng vậy, lý do chúng ta chưa làm được những việc khó và lớn cho Ngài là bởi vì “khải tượng” của chúng ta quá nhỏ, bị giới hạn bởi sự suy luận theo tánh xác thịt, những truyền thống văn hóa, những tục lệ, những thành kiến cứng ngắt không thể thay đổi được, chưa đúng tầm thước mà Đức Thánh Linh muốn chúng ta thấy. Đầu óc cá nhân chúng ta chưa “trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời” nhưng chỉ “đầu tắt mặt tối” cặm cụi mỗi ngày tìm kiếm những điều tạm bợ, chóng qua ở đời này mà thôi. Đôi khi tôi thấy những tai họa, bệnh tật, hoạn nạn xảy ra xung quanh mình và tự hỏi tại sao Chúa lại cho phép những điều này xảy ra trong vòng chính con cái của Ngài? Đây có khi là một điều huyền bí mà trong chúng ta không ai có hết câu trả lời cho nó, nhưng thiết nghĩ một thực trạng tôi tin rằng Chúa cho phép những hoạn nạn này xảy ra để nhắc nhở chúng ta về gía trị tạm bợ của của cải vật chất, danh vọng, quyền thế ở đời này, nay còn mai mất, phải không? Để rồi mỗi buổi sáng, khi chúng ta thức dậy sẽ không còn nói: “Hôm nay tôi sẽ gặt hái được gì cho mình?” nhưng là câu hỏi: “Chúa muốn con làm gì cho nước thiên đàng của Ngài hôm nay?”

 

 

Một trong những lý do chúng ta chưa làm được những việc khó và lớn cho Chúa là bởi vì “khải tượng” của chúng ta quá nhỏ, đang bị giới hạn bởi sự suy luận theo tánh xác thịt, những truyền thống văn hóa, những tục lệ, những thành kiến không thể thay đổi được, chưa đúng tầm thước mà Đức Thánh Linh muốn chúng ta thấy.

 

 

III. Dẫn Nước Vào Đồng Vắng

 

Sau khi “vạch” xong con đường thì Đức Chúa Trời hứa sẽ dẫn nước đến tưới mát đồng vắng và bãi sa mạc, đem lại năng lực tăng trưởng – “Ta đặt các dòng nước trong đồng vắng và các sông trong sa mạc, đặng cho dân Ta đã chọn được uống.” (“I have given waters in the wilderness and rivers in the desert, To give drink to My chosen people.) Nếu chúng ta chưa ý thức tình trạng khô cặn của đời sống tâm linh thì làm sao chúng ta cần đến nước hằng sống của Chúa. Nếu không có con đường được vạch ra trước thì làm sao dẫn nước đến đồng vắng, bãi sa mạc.

 

 

Sau khi “vạch” xong con đường thì Đức Chúa Trời hứa sẽ dẫn nước đến tưới mát đồng vắng và bãi sa mạc, đem lại năng lực tăng trưởng.

 

 

Khi nói đến nước chữ “nước” tôi liền suy nghĩ đến hai điều:

 

1) Thứ nhất, nước đây ám chỉ cho chính Cứu Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời. Sự kiện trong sách Giăng 4, khi Chúa Giê-xu nói chuyện với một người đàn bà Samari đi ra giếng múc nước. Chúa xin bà nước uống và sau đó giúp bà hiểu, còn phần của bà thì phải cần đến nước hằng sống, đó chính là Ngài, Đấng có thể ban cho bà sự sống đời đời. Giăng 4:13-14(Jesus answered and said to her, “Everyone who drinks of this water will thirst again; but whoever drinks of the water that I will give him shall never thirst; but the water that I will give him will become in him a well of water springing up to eternal life.”) “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời.” Chúng ta hết thảy là những kẻ tội nhân, vì mọi người đều đã phạm tội và hậu quả cuối cùng cho mỗi chúng ta là sự chết hư mất đời đời trong hồ lửa hỏa ngục. Chúng ta có thể hình ảnh như thế giới này là một bãi cát lún “quick sand” mà mọi người ai nấy đang ở trong đó; có người thì lún nhanh, kẻ thì từ từ; nhưng một điều chắc chắn không ai tự thoát ra khỏi vũng cát lún sâu này. Cho đến khi Cứu Chúa Giê-xu đến từ trời, chịu chết chuộc tội cho chúng ta; Ngài đã sống lại để cứu chúng ta ra khỏi vũng cát lún đó và còn ban cho chúng ta sự sống đời đời trong nước thiên đàng một ngày nữa, vì chính Ngài là “Nước Hằng Sống.”

 

 

“Nước” ám chỉ cho chính Cứu Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời, là Đấng có thể ban cho chúng ta sự sống đời đời.

 

 

2) Thứ hai, chữ ”nước” đây cũng biểu hiệu cho quyền năng của Đức Thánh Linh sẽ ban cho trên chúng ta. Trong Êsai 44:3 chúng ta thấy “nước” ám chỉ Thần Linh của Chúa – (‘For I will pour out water on the thirsty land and streams on the dry ground; I will pour out My Spirit on your offspring and My blessing on your descendants;)vì ta sẽ rót nước trên kẻ khát, cho suối chảy nơi đất khô. Ta sẽ đổ Thần ta trên dòng dõi ngươi, và phước lành ta trên những kẻ ra từ ngươi.” Trong Giăng 7:37-39 chính Chúa Giê-xu cũng hứa gì về “nước hằng sống” ám chỉ Đức Thánh Linh – (Now on the last day, the great day of the feast, Jesus stood and cried out, saying, “If anyone is thirsty, let him come to Me and drink. He who believes in Me, as the Scripture said, ‘From his innermost being will flow rivers of living water.’” But this He spoke of the Spirit, whom those who believed in Him were to receive; for the Spirit was not yet given, because Jesus was not yet glorified.) “Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy.”

 

 

”Nước” đây cũng biểu hiệu cho quyền năng của Đức Thánh Linh sẽ ban cho trên chúng ta.

 

 

Cho đến khi nào chúng ta khám phá ra Đức Thánh Linh là ai, vai trò của Ngài quan trọng như thế nào ở trên và ở trong đời sống kết nhiều qủa của chúng ta, của Hội Thánh Ngài thì chúng ta mới hiểu và kinh nghiệm được sự phục hưng thật. Vai trò của Đức Thánh Linh không thể kể ra hết được, chỉ liệt kê vài điểm chính ở đây mà thôi.

 

a) Trong sách Giăng 16:7-11 - Đức Thánh Linh được ban cho để cáo trách tội lỗi, giúp chúng ta biết ăn năn tránh khỏi tình trạng dẫn đến một đồng vắng hay bãi sa mạc – (But I tell you the truth, it is to your advantage that I go away; for if I do not go away, the Helper will not come to you; but if I go, I will send Him to you. And He, when He comes, will convict the world concerning sin and righteousness and judgment; concerning sin, because they do not believe in Me; and concerning righteousness, because I go to the Father and you no longer see Me; and concerning judgment, because the ruler of this world has been judged.) “Dầu vậy, ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là ích lợi chocác ngươi; vì nếu ta không đi, Đấng Yên ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến. Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét. Về tội lỗi, vì họ không tin ta; 10 về sự công bình, vì ta đi đến cùng Cha và các ngươi chẳng thấy ta nữa; về sự phán xét, vì vua chúa thế gian nầy đã bị đoán xét.”

 

 

Đức Thánh Linh được ban cho Thánh Linh để cáo trách tội lỗi, giúp chúng ta biết ăn năn, tránh khỏi tình trạng dẫn đến một đồng vắng hay bãi sa mạc.

 

 

b) Trong Giăng 14:26 - Đức Thánh Linh giúp dạy dỗ, nhắc nhở chúng ta lẽ thật, mà từ những lẽ thật này chúng ta được buông tha, thoát khỏi, được biến đổi thành một con người mới trong Chúa – (But the Helper, the Holy Spirit, whom the Father will send in My name, He will teach you all things, and bring to your remembrance all that I said to you.) “Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.”

 

 

Đức Thánh Linh giúp dạy dỗ, nhắc nhở chúng ta lẽ thật, mà từ những lẽ thật này chúng ta được buông tha, được biến đổi thành một con người mới trong Chúa.

 

 

c) Trong 1 Côr. 12:4 - Đức Thánh Linh là Đấng ban cho chúng ta mọi ân tứ để hầu việc Chúa có nhiều kết quả - (Now there are varieties of gifts, but the same Spirit.) “Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh.”

 

 

Đức Thánh Linh là Đấng ban cho chúng ta mọi ân tứ để hầu việc Chúa có nhiều kết quả.

 

 

d) Và đương nhiên trong Công Vụ 1:8 - Đức Thánh Linh ban cho quyền phép làm chứng đạo, và môn đồ hóa(but you will receive power when the Holy Spirit has come upon you; and you shall be My witnesses both in Jerusalem, and in all Judea and Samaria, and even to the remotest part of the earth.”) “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.”  Đây là nguồn mạch nước mà Đức Chúa Trời sẽ vạch và dẫn đến cho mỗi người chúng ta, hễ ai ý thức tình trạng khô cặn của tâm linh mà tìm cầu Ngài.

 

 

Đức Thánh Linh ban cho quyền phép làm chứng đạo, và môn đồ hóa.

 

 

IV. Sự Vinh Hiển của Chúa

 

Mỗi đời sống của chúng ta phải là một “thưở ruộng” để Đức Thánh Linh cầy cấy, một căn nhà Đức Thánh Linh xây, một cây để Ngài sanh trái tốt tươi, chứ không thể nào là một đồng vắng hay bãi sa mạc được. Đời sống của chúng ta phải sanh trái cho Chúa, và trong Galati 5:22 chép rõ những trái Đức Thánh Linh muốn “trồng” trong mỗi chúng ta – (But the fruit of the Spirit is love, joy, peace, patience, kindness, goodness, faithfulness, gentleness, self-control) “trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa thật khi có những trái đẹp này “mọc” ra. Đừng quên tất cả sự đẹp đẽ của những trái này ngày nay chúng ta có, Hội Thánh gặt hái được không ngoài mục đích cho sự vinh hiển ngợi khen Đức Chúa Trời, chứ không dành cho chúng ta – (“The people whom I formed for Myself will declare My praise.) “Ta đã làm nên dân nầy cho Ta, nó sẽ hát khen ngợi Ta.” Thiết nghĩ có khi chúng ta chưa kết quả nhiều vì Chúa biết nếu chúng ta thành công thì mình sẽ quên dâng sự vinh hiển trọn vẹn cho Ngài; nhưng chỉ cho con người mà thôi chăng?

 

 

Tất cả những trái đẹp Đức Thánh Linh trồng trong đời sống chúng ta không ngoài mục đích cho sự vinh hiển ngợi khen Đức Chúa Trời.

 

 

Tôi thấy thật thèm khát một sự phục hưng tâm linh cho chính đời sống của mình. Tôi mong kinh nghiệm được thêm quyền năng của Chúa Thánh Linh nhất là quyền năng để làm chứng đạo, truyền giảng và môn đồ hóa. Thiết nghĩ thời điểm “đi nghỉ mát” đã hết, bây giờ cần sức mới của Chúa để tiến bước mạnh mẽ hơn và đây cũng là điều tôi thật mong mọi người chúng ta thèm khát và kinh nghiệm được. Chúa Giê-xu đã hứa gì trong Mathiơ 7:7-8("Ask and it will be given to you; seek and you will find; knock and the door will be opened to you. For everyone who asks receives; he who seeks finds; and to him who knocks, the door will be opened.)Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở.”  Chúng ta chưa có sự phục hưng vì chưa xin; chúng ta chưa xin vì chưa muốn; chúng ta chưa muốn vì chưa thấy mình cần; chúng ta chưa cần vì tự mãn thấy mình chẳng có gì cần sửa đổi hết sao?

 

Sự phục hưng chỉ bắt đầu đến với chúng ta, từ ở đầu gối mình lên, chứ không ở trong đầu đi xuống, nghĩa là bằng sự hạ mình tìm kiếm và kêu cầu Chúa ban cho. Trong sách 2 Sử Ký 7:14 có lời phán gì của Đức Chúa Trời? (if my people, who are called by my name, will humble themselves and pray and seek my face and turn from their wicked ways, then will I hear from heaven and will forgive their sin and will heal their land.) “và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ.”  Sự phục hưng phải bắt đầu bằng sự hạ mình và cầu nguyện. Xin mỗi người chúng ta cùng cầu nguyện ngay bây giờ!

 

 

Sự phục hưng chỉ bắt đầu đến với chúng ta từ ở đầu gối mình lên, nghĩa là bắt đầu bằng sự hạ mình và cầu nguyện.

 

---------------- Lời Mời Gọi

 

Anh chị em đến đây nhóm sáng nay mong muốn gì? Chúng ta có thấy “con người thật” của mình chưa, như Chúa thấy không? Chúng ta có muốn được sông nước hằng sống tuôn chảy vào trong đồng vắng và bãi sa mạc của mình không? Chúng ta có muốn kinh nghiệm được quyền năng vô hạn của Đức Thánh Linh không? Hay chúng ta chỉ muốn cứ “như cũ, y nguyên” là được rồi!

 

Mỗi người chúng ta cần hết lòng hạ mình cầu nguyện với Chúa một cách thành thật, xin Ngài ban cho một cơn mưa phục hưng lớn trên mảnh đất của Hội Thánh Báptít Hy-vọng này và trong chính đời sống mình. Xin Ngài vạch con đường để dẫn sông nước tưới mát bãi sa mạc khô cằn của đời sống tâm linh chúng ta. Ngày xưa có một sự phục hưng lớn xẩy ra, bắt đầu từ một vị Mục Sư tên là Evan Roberts. Ông là người đã bắt đầu bằng một lời cầu nguyện với chỉ có hai chữ mà thôi – “Bend me!” Tạm dịch là “hãy bẻ cong con.” Đây là một lời cầu nguyện hạ mình khiêm nhường vì ý thức sự cứng cỏi, bướng bỉnh của mình nhưng nay muốn vâng phục và được Chúa dùng mình. Có nhiều khi đến giờ giảng, Mục sư Evan Roberts không lên bục giảng, nhưng Hội Thánh chỉ yên lặng cầu nguyện 3-4 tiếng đồng hồ, mỗi người xin Chúa “bend me”, và người ta nói bỗng nhiên từ một bầu không khí yên lặng, phát xuất ra những tiếng khóc, tiếng xưng tội, ăn năn, và có cả trăm người đến tin nhận Chúa trong buổi nhóm “yên lặng” khác thường như vậy. Tại sao kỳ lạ vậy? là bởi vì Chúa Thánh Linh đã đến thăm viếng những linh hồn biết hạ mình tìm kiếm Ngài. Tôi thật mong và chờ đợi một cơn mưa phục hưng lớn trong chính đời sống mình và trong chính Hội Thánh của Chúa ở đây. Mong mỗi người chúng ta đều hiệp nhất trong sự cầu xin Chúa ban cơn mưa phục hưng xuống, và bắt đầu từ trong tấm lòng của chính mình, nhận diện ra tình trạng những đồng vắng và bãi sa mạc của con người tâm linh của mình.

 

“Bend me! Oh Lord! Bend me!” Xin Ngài phục hưng đời sống của mỗi người chúng con để cây sanh trái tốt tươi lại cho Ngài, nhà Chúa được mở rộng, nước Chúa được mau đến. Xin Ngài cho chúng con biết điều chỉnh lại nếp sống để biết đeo đuổi những điều có gía trị trường tồn.  Xin dạy chúng con biết sống một cuộc đời luôn đem đến sự vinh hiển cho Chúa. Amen!

 

 

 


 

DOES YOUR SPIRIT NEED A CPR?

(Isaiah 43:91-21)

 

“Behold, I will do something new, Now it will spring forth; Will you not be aware of it? I will even make a roadway in the wilderness, Rivers in the desert. “The beasts of the field will glorify Me, The jackals and the ostriches, Because I have given waters in the wilderness and rivers in the desert, To give drink to My chosen people. “The people whom I formed for Myself will declare My praise.”

 

This year “Dai Hoi” was special because it celebrated 100 year of the CM&A to Vietnam. We have learned so much about the cost of many missionaries who gave up their life to spread the Gospel to Vietnam. Many challenged messages have renewed my heart with visions to be adjusted for self and the local church. The first requirement for us to see God’s visions is the self-exam and recognition of the drought condition of our spiritual person. What was the last time you have had a real check-up of your spiritual person? Revival is a spiritual restoration (renew) to become active or flourishing again. There are possible signs of a declined spiritual condition that prompts us for a need of a revival:

 

1) Praying becomes boring,

2) Reading the Bible is less excitement than watching a movie,

3) We spend much more time/effort in chasing the things of this world than investing treasures in heaven,

4) There is no longer passion in worshipping God,

5) Our Bible is dusty compared with the worn-out TV remote control,

6) We believe everything from friends, Internet, neighbors, but question the words in the Bible,

7) Because of a cold heart toward the lost, our tongue is mutter when trying to witness,

8) Charity is fading and replaced with selfishness,

9) We are indifference to care and disciple others.

 

God will revive us by first making a roadway in the wilderness. This work only God can do. He opens our eyes to see His unlimited power. A roadway is necessary for God to bring water to wilderness, making rivers in the desert. Water is Jesus Christ Who is a well of water springing up to eternal life. Water is the pouring out of the power of the Holy Spirit. Some of the works of the Holy Spirit:


1) Convicting our sin, and the righteousness and judgment of God (John 16:7-11),

2) Teaching us all truths (John 14:26),

3) Equipping us all spiritual gifts (1 Cor. 12:4), and

4) Bestowing the power to evangelize (Acts 1:8).

 

The revival ultimately brings glory and praises to God. We don’t have revival because we never ask; we don’t ever ask because we don’t want it; we don’t want because we don’t examine ourselves to see that we need it. Revival begins at the “knee” up, not from the head. Pray and ask God to send a revival.