Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 65

Lao Động và Nghỉ Ngơi

(XEDTK 20:8-11)

 

 

“Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.”

(“Remember the Sabbath day by keeping it holy. Six days you shall labor and do all your work, but the seventh day is a sabbath to the LORD your God. On it you shall not do any work, neither you, nor your son or daughter, nor your male or female servant, nor your animals, nor any foreigner residing in your towns. For in six days the LORD made the heavens and the earth, the sea, and all that is in them, but he rested on the seventh day. Therefore the LORD blessed the Sabbath day and made it holy.)

 

 

Cứ đến đầu tháng 9 mỗi năm là toàn quốc nước Hoa-kỳ ở đây mừng một ngày lễ quan trọng, đó là ngày lễ “lao động,” hay tiếng Anh gọi là lễ Labor Day. Lễ lao động lúc nào cũng xảy ra vào thứ Hai đầu tiên của tháng 9; cho năm nay thì đó là thứ Hai ngày mai. Theo như lịch sử cho biết thì ngày lễ lao động đầu tiên được bắt đầu vào tháng 9, ngày 5, năm 1882 tại New York city. Mục đích của ngày lễ này là để đề cao và khích lệ sự đóng góp lao động tập thể trong xã hội, mà đã và đang đem đến ích lợi kinh tế, sự thịnh vượng, hạnh phúc, và đời sống sung túc cho đất nước. Nhân ngày lễ này, tôi xin dùng lời Chúa để chúng ta suy gẫm về nhu cầu lao động và nhất là nhu cầu nghỉ ngơi cần thiết cho đời sống tâm linh nữa.

 

 

Cứ đến đầu tháng 9 mỗi năm là toàn quốc nước Hoa-kỳ mừng một ngày lễ quan trọng, đó là ngày lễ “lao động,” hay tiếng Anh gọi là lễ Labor Day.

 

 

I. Lao Động để Đáp Ứng Nhu Cầu Vật Chất

 

Thứ nhất, lao động là điều phải có trong đời sống của con người chúng ta, lý do là vì theo định luật căn bản “phải làm mới có mà ăn.” Người Việt chúng ta có câu nói tương tự như sau: “ai muốn ăn thì phải lăn vào bếp,” nghĩa là phải làm, phải lao động mới có ăn. Thật ra theo Kinh Thánh thì định luật lao động này đã bắt đầu từ ngay sau khi tổ phụ của loài người phạm tội trong vườn của sự sống. Lời Chúa trong sách Sáng Thế Ký 3:17-19 nhắc lại cho chúng ta thấy điều này – (To Adam he said, “Because you listened to your wife and ate from the tree about which I commanded you, ‘You must not eat of it,’ “Cursed is the ground because of you; through painful toil you will eat of it all the days of your life. It will produce thorns and thistles for you, and you will eat the plants of the field. By the sweat of your brow you will eat your food until you return to the ground, since from it you were taken; for dust you are and to dust you will return.”) “Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.” Động từ “đổ mồ hội trán” nghĩa là phải “lao động,” chứ còn trước đó Ađam và Êva đâu có phải làm lụng cực khổ chi đâu. Như tôi đã chia xẻ trong bài giảng tuần trước, trung bình một người sống ở Mỹ này sẽ phải làm việc, lao động khoãng 11,000 ngày, hay tính ra là trung bình 88,000 tiếng đồng hồ, 30 năm rồi mới được về hưu, nghỉ khỏi những việc lao động. Nghe nói có một anh thanh niên Việt Nam sang Mỹ thì sau một thời gian đổi tên mình thành "Buffalo Bill." Người ta hỏi tại sao vậy, thì anh trả lời là lối sống ở bên Mỹ này phải lao động cực khổ như “trâu điên” (buffalo) chỉ đề trả tiền "nợ" (bills) mà thôi, cho nên tôi đổi tên là "Buffallo Bill."

 

 

Theo Kinh Thánh thì định luật lao động này đã bắt đầu từ ngay sau khi tổ phụ của loài người phạm tội trong vườn của sự sống.

 


II. Nhu Cầu Nghỉ Ngơi

 

Ngoài định luật lao động thì còn có một định luật nữa chúng ta cũng phải đi theo, đó là luật “nghỉ ngơi.” Định luật nghỉ ngơi này có lẽ còn quan trọng hơn nữa, vì nếu ai cứ làm việc mà không chịu nghỉ ngơi thì e rằng một ngày chẳng còn lạo động được nữa, mà có thể bị “tịch,” nghĩa là “chết” mà thôi. Định luật nghỉ ngơi là một định luật tự nhiên phải có. Chúng ta biết muốn một cái máy xài được lâu thì phải cho nó ngưng nghỉ định kỳ,” để “xả dầu thay nhớt,” để tu bổ và sửa chữa, nếu không nó bất thình linh bị nằm đường một ngày, hay ngừng chạy lúc nào không hay. Anh Phúc có tiệm sửa xe, có lần chia xẻ nói có một người đàn ông kéo một chiếc xe Toyota khá mới vào tiệm vì máy xe bị hư nặng, thì mới khám phá ra là ỗng mua một chiếc xe mới này chạy đến hơn 25,000 miles mà không một lần nào chịu thay dầu nhớt xe hết.

 

 

Ngoài định luật lao động thì còn có một định luật nữa chúng ta cũng phải đi theo, đó là luật “nghỉ ngơi.”

 

 

Thể xác con người của chúng ta cũng vậy, luôn cần được nghỉ ngơi. Anh chị em có biết là xã hội ngày nay đang có biết bao nhiêu là những bệnh tật gây ra là do vấn đề "stress," nghĩa là căn bịnh bị căn thẳng tinh thần không, vì lo lắng qúa nhiều, ăn uống không điều độ, và làm việc quá sức không chịu nghỉ ngơi. Thống kê cho biết khoãng 60% những người đi khám bác sĩ ngày hôm nay liên hệ đến vấn đề "stress và burnout." Vì vậy mà thống kê cũng cho biết loại thuốc “aspirin” được dùng ở Mỹ là trên 35 tỉ viên mỗi năm. Trong các hãng xưởng người ta cũng nhận biết, nếu để cho nhân công của mình nghỉ ngơi đầy đủ mỗi weekend (cuối tuần) thì “productivity” nghĩa là lượng sản xuất của hãng họ thường được tăng lên cao, vì các nhân viên không bị mệt mỏi, uể oải mà làm việc chậm chạp, hay dễ làm việc ẩu tả gây ra nhiều tai nạn. Kể cả trong một ngày làm việc, họ cũng có giờ "break time" cho nhân công, vì nếu không cho nhân công “break time” thì họ dễ bị "break" luôn.

 

 

Xã hội ngày nay đang có biết bao nhiêu là những bệnh tật gây ra do vấn đề "stress," nghĩa là căn bịnh bị căng thẳng tinh thần, vì lo lắng qúa nhiều, ăn uống không điều độ, và làm việc quá sức không chịu nghỉ ngơi.

 

 

          Tuy rằng sống bên đây, tôi thấy chẳng có ai đi theo chủ nghĩa “lao động là vinh quang,” nhưng lạ một điều đó là hầu như mọi người chúng ta ai nấy đều tự động bị cột chặt mình vào một guồng máy khổng lồ của những công việc lao động “đầu tắt mặt tối,” làm chúng ta thật là mệt mỏi, kiệt sức và giảm thọ rất nhanh. Có những người mỗi ngày, từ 3-4 giờ sáng là đã thức dậy, làm quần quật cho đến 10 giờ đêm, về nhà tắm rửa, ăn miếng cơm (mì goí), lăn ra nghủ; rồi sáng sớm lại thức dậy đi làm tiếp, và cứ thế 6-7 ngày mỗi tuần. Có những gia đình mà khi cha mẹ bắt đầu thức dậy đi làm thì những đứa con của mình còn nghủ trên vai để đem đến những nhà trẻ; còn khi cha mẹ đóng cửa tiệm để về nhà đón con mình, thì chúng nó đã an giấc. Chúng ta đang sống trong một xã hội tư bản, đề cao sự tiêu thụ/sản xuất với chủ trương của chữ "competition," dịch ra là tinh thần “cạnh tranh,” nghĩa là làm gì thì làm, miễn là tôi phải bắt kịp hay khá hơn người bên cạnh là được rồi; và cứ thế mà chúng ta lao động tối đa, chẳng chịu nghỉ ngơi. Có người đã nói một câu nghe có lý: “Làm việc 8 tiếng mỗi ngày thì bổ, nhưng lao động trên 10 tiếng mỗi ngày thì coi chừng bị khổ!” Cái khổ nó sẽ một ngày bắt kịp chúng ta, có thể qua những căn bịnh ngấm ngầm và lúc đó chúng ta muốn "bò" đi làm cũng không được!

 

 

III. Điều Răn thứ Tư

 

Không phải chỉ sự nghỉ ngơi phần thể xác là cần thiết mà thôi, nhưng còn có nhu cầu nghỉ ngơi cho phần tâm linh nữa, vì chúng ta tự biết mình không phải chỉ là những con vật, nhưng còn có phần linh hồn thiêng liêng để tương giao với Chúa nữa. Vì nhu cầu nghỉ ngơi tâm linh này quá quan trọng nên Đức Chúa Trời đã một lần ban cho dân sự của mình trong thời kỳ Cựu Ước điều răn thứ 4, là điều răn dài nhất trong 10 điều căn bản của Đức Chúa Trời, có chép trong sách Xuất Hành 20:8-11 và Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:12-14 như sau – (“Observe the Sabbath day by keeping it holy, as the LORD your God has commanded you. Six days you shall labor and do all your work, but the seventh day is a sabbath to the LORD your God. On it you shall not do any work, neither you, nor your son or daughter, nor your male or female servant, nor your ox, your donkey or any of your animals, nor any foreigner residing in your towns, so that your male and female servants may rest, as you do.) “Hãy giữ ngày nghỉ đặng làm nên thánh, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phán dặn ngươi. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: chớ làm một công việc nào hết, hoặc ngươi, con trai con gái, tôi trai tớ gái của ngươi, hoặc bò, lừa, hoặc một trong các súc vật của ngươi, hay là khách ở trong nhà ngươi, hầu cho tôi trai và tớ gái ngươi cũng được nghỉ như ngươi.” Nếu để ý thì thấy trong điều răn này có nhắc đến tới 3 lần chữ "nghỉ." Định luật nghỉ ngơi này không có dậy chúng ta chủ trương về sự "lười biếng," nhưng điều răn này là một công thức tốt, vì nó giúp chúng ta quân bình giữa cuộc sống vật chất trong sự lao động và sự nghỉ ngơi phần tâm linh. Trong điều răn này chúng ta thấy có 2 phần chính cần phải hiểu: 1) Ngày sabát là ngày gì? và 2) Mục đích của điều răn này để làm chi?

 

 

Vì nhu cầu nghỉ ngơi tâm linh quá quan trọng nên Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự của mình trong thời kỳ Cựu Ước điều răn thứ 4.

 

 

1) Thứ nhất chúng ta sẽ thấy mục đích của điều răn này có liên hệ đến ngày sabát của người Do Thái. Theo Kinh Thánh tiếng Anh thì được chép: "Remember the sabbath day to keep it holy." Chữ “sabát” bắt nguồn từ tiếng Ả-rập, là chữ "Sabbaton" có nghĩa là “to cease from work,” dịch ra là “ngừng khỏi những hoạt động vì công việc đã hoàn tất xong.” Cho người do thái thì ngày sabát của họ bắt đầu từ khi mặt trời lặn vào chiều thứ Sáu, cho đến khi mặt trời lặn chiều thứ Bảy, là thời gian họ phải nghỉ mọi công việc làm. Nếu còn nhớ thì khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự gía, lúc đó gần vào buổi chiều của ngày sabát, là ngày nghỉ của người do thái, cho nên người ta vội vã chôn xác Ngài, vì trong ngày sabát thì không một ai được làm việc nữa, kể cả việc "chôn xác những người chết." Ngày sabát của người Do thái trong điều răn này được dịch ra tiếng Việt là "ngày nghỉ." Trong điều răn này ở câu 11, ngày sabát còn có liên hệ đến ngày thánh, là ngày thứ 7 sau khi Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn loài và muôn vật – (For in six days the LORD made the heavens and the earth, the sea, and all that is in them, but he rested on the seventh day. Therefore the LORD blessed the Sabbath day and made it holy.) “vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.” Trong Sáng Thế Ký 1 kể lại rõ ràng về sự Đức Chúa Trời dựng nên muôn loài và muôn vật trong 6 ngày, khi đến Sáng Thế Ký 2:3 có chép: (Then God blessed the seventh day and made it holy, because on it he rested from all the work of creating that he had done.) "Ấy, vậy trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh."

 

 

Mục đích của điều răn này có liên hệ đến ngày sabát của người Do Thái và ngày thánh là ngày thứ 7 sau khi Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn loài và muôn vật.

 

 

Cho nên khi dân Ysơraên giữ ngày sabát này làm ngày nghỉ, truớc hết là "dấu hiệu đặc biệt" nhắc cho dân sự của Chúa luôn nhận biết rằng chính Ngài là "Đức Chúa Trời" của họ, là Đấng Sáng Tạo quyền năng, Hội Thánh có giao ước gì với Chúa, là Đấng đã dựng nên muôn loài và muôn vật, và là dấu cho sự giao ước đời đời giữa Chúa với họ. Trong Xuất Hành 31:16-17 chép rõ dấu này – (The Israelites are to observe the Sabbath, celebrating it for the generations to come as a lasting covenant. It will be a sign between me and the Israelites forever, for in six days the LORD made the heavens and the earth, and on the seventh day he abstained from work and rested.’”) “Vậy dân Y-sơ-ra-ên sẽ giữ ngày Sa-bát, tuân theo luật ngày Sa-bát trải qua các đời, như một giao ước đời đời. Đó là dấu hiệu đời đời giữa Ta và dân Y-sơ-ra-ên, vì Chúa đã dựng nên trời đất trong sáu ngày, đến ngày thứ bảy Ngài ngưng công việc và nghỉ ngơi." Chữ “Chúa” ở đây nghĩa là chữ “LORD, hay Adonai,” dịch ra nghĩa là “MASTER, Chủ Tể” của muôn loài, vì chính Ngài đã dựng nên muôn vật và mọi người. Không phải vậy thôi, nhưng mục đích của ngày Sabát còn giúp đỡ dân sự của Chúa nhớ đến những gì Ngài đã làm cho họ nữa. Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:15 có chép – (Remember that you were slaves in Egypt and that the LORD your God brought you out of there with a mighty hand and an outstretched arm. Therefore the LORD your God has commanded you to observe the Sabbath day.) “Khá nhớ rằng ngươi đã làm tôi mọi nơi xứ Ê-díp-tô, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi dùng tay quyền năng giơ thẳng ra đem ngươi ra khỏi đó; bởi cớ ấy cho nên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi có dặn biểu ngươi phải giữ ngày nghỉ.” Cho nên chúng ta phải hiểu rằng Đức Chúa Trời nghỉ trong ngày thứ 7, sau này là ngày Sabát đây không phải là vì Ngài mệt mỏi, cần ngủ, sau khi sáng tạo nên trời và đất, vì Chúa là Đấng quyền năng (all-powerful); nhưng là để sáng lập một nguyên tắc căn bản của sự nghỉ ngơi, với mục đích để con dân của Chúa nhớ đến Ngài là ai, sự giao ước của họ với Chúa, và những gì Ngài đã làm cho họ.

 

 

Đức Chúa Trời nghỉ trong ngày thứ 7, không phải là vì Ngài mệt mỏi, cần ngủ sau khi sáng tạo nên trời và đất, nhưng là để sáng lập một nguyên tắc căn bản của sự nghỉ ngơi, để con dân của Chúa nhớ đến Ngài là ai, sự giao ước của họ với Chúa, và những gì Ngài đã làm cho họ.

 

 

Loài người phạm đại tội khi chúng ta sống ngày qua ngày, hưởng mọi phước lành từ trên cao ban xuống mà lại không nhận biết Đấng ban cho mình mọi ơn đó. Trong Luca 17:26-27 - lời Chúa Giê-xu nói gì? (“Just as it was in the days of Noah, so also will it be in the days of the Son of Man. People were eating, drinking, marrying and being given in marriage up to the day Noah entered the ark. Then the flood came and destroyed them all.) “Việc đã xảy đến trong đời Nô-ê, thì cũng sẽ xảy đến trong ngày Con người: người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết.” Việc sẽ xảy ra trong ngày Con người là việc gì? Là những tai họa, đại nạn sẽ xảy ra trong ngày tận thế trước khi Chúa Giê-xu trở lại, giống như đã xảy ra trong thời của ông Nôe rồi. Tại sao Đức Chúa Trời trừng phạt loài người trong thời ông Nôe? Việc họ ăn, uống, cưới gả đâu có gì là sai đâu, mà tại sao họ bị trừng phạt bởi cơn đại hồng thủy? Họ bị phạt là bởi vì họ ăn, uống, cưới gả mà lại không nhận biết Đấng đã ban phước cho họ là Đức Chúa Trời; họ đã phạm đại tội bất ơn, bất nghĩa. Đâu phải làm ác mới là tội ác đâu; khi chúng ta bất ơn với Đấng ban mọi ơn cho chúng ta thì là tội ác rồi. Tôi thấy tình trạng này có vẻ giống như tình trạng của nước Hoakỳ hiện nay mà đang có biết bao nhiêu người được sống sung sướng, nhưng lại chẳng nhận biết Đức Chúa Trời, từ chối ân điển của Ngài, còn chống nghịch lại Chúa nữa, để rồi thình lình “tai họa” cũng sẽ đến sao, nào là động đất, bão tố, thiên tai, y hệt như đời của ông Nôe vậy?  Chúng ta cần tỉnh thức, học kỹ bài học trong đời của Nôe, ăn năn mà biết quay trở lại cùng Đức Chúa Trời.

 

 

Loài người phạm đại tội khi chúng ta sống ngày qua ngày, hưởng mọi phước lành từ trên cao ban xuống mà lại không nghỉ ngơi để nhận biết Đấng ban cho mình mọi ơn đó.

 

 

2) Đương nhiên chúng ta ngày hôm nay không bị buộc vào luật của ngày Sabát, vì ngày sabát này dành riêng cho người Do Thái mà thôi. Mặc dầu vậy, nguyên tắc về sự nghỉ ngơi để nhận biết Đức Chúa Trời là ai, và nhớ đến những gì Ngài đã làm cho chúng ta trong Đấng Christ là điều cần thiết chúng ta phải làm thường luôn. Cho nên sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên về trời thì hội thánh ban đầu giữ ngày đầu tuần (là Chúa Nhật) là ngày Chúa Giê-xu đã sống lại, để đặc biệt nhớ đến những gì Ngài đã làm cho chúng ta qua sự thờ phượng và dâng hiến. Đương nhiên sự thờ phượng Chúa phải xảy ra mỗi ngày trong đời sống cá nhân, trong gia đình cớ đốc chứ không chỉ bị đóng khung vài tiếng đồng hồ trong ngày Chúa Nhật thôi, nhưng cũng nên có một ngày biệt riêng ra để nhóm chung thờ phượng và bày tỏ lòng cảm tạ và tin cậy nơi Chúa. Trong Công Vụ 2:46-47 – có chép về việc hội thánh ban đầu luôn thờ phượng Chúa mỗi ngày – (Every day they continued to meet together in the temple courts. They broke bread in their homes and ate together with glad and sincere hearts, praising God and enjoying the favor of all the people. And the Lord added to their number daily those who were being saved.)Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.” Trong Công Vụ 20:7 – có chép Hội Thánh ban đầu cũng dành riêng ra một ngày nghỉ ngơi, để thờ phượng qua lễ Tiệc Thánh để nhớ ơn Chúa – (On the first day of the week we came together to break bread. Paul spoke to the people and, because he intended to leave the next day, kept on talking until midnight.)Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phao-lô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ, và cứ giảng luôn cho đến nửa đêm.” Thêm nữa trong 1 Côrinhtô 16:2 cũng nhắc đến sự nhóm lại trong ngày đầu tuần để dâng hiến như sau: (On the first day of every week, each one of you should set aside a sum of money in keeping with your income, saving it up, so that when I come no collections will have to be made.) “Cứ ngày đầu tuần lễ. mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.”

 

 

Đương nhiên chúng ta ngày hôm nay không bị buộc vào luật của ngày Sabát; Mặc dầu vậy, nguyên tắc về sự nghỉ ngơi để nhận biết Đức Chúa Trời là ai, và nhớ đến những gì Ngài đã làm cho chúng ta trong Đấng Christ là điều cần thiết chúng ta phải làm thường luôn.

 

 

Chúng ta mỗi người cần có thì giờ nghỉ ngơi mỗi ngày và đặc biệt nhóm chung mỗi tuần để nhận biết Chúa chúng ta là ai và luôn dâng lời cảm tạ Chúa cho những gì Ngài đã làm cho mình. Đức Chúa Trời là Đấng giàu có vô hạn, Ngài đâu cần phải làm việc gì nữa, sự sáng tạo đã xong, chương trình cứu rỗi đã toàn vẹn trong Con một Ngài, bây giờ chỉ còn một điều Chúa muốn đó là sự tương giao với con cái của Ngài. Mà muốn tương giao với Chúa thì nó đòi hỏi sự nghỉ ngơi. Về phương diện tình cảm, con người cần có thì giờ cho nhau và với nhau, để xây dựng một mối liên hệ mật thiết; thì cũng vậy về phương diện thuộc linh, chúng ta cần có sự nghỉ ngơi, nhóm lại thường xuyên, tương giao với Chúa như đã định trong mạng lệnh của Ngài mà có chép trong sách Hêbêrơ 10:25(not giving up meeting together, as some are in the habit of doing, but encouraging one another—and all the more as you see the Day approaching.) "Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy?" Có vô số người cơ đốc cứ tự nghĩ, tôi tin Chúa và Ngài ở khắp mọi nơi nên tôi ở nhà được rồi, cũng học Kinh Thánh được vậy, cần gì đi nhà thờ, nhóm chung lại chi cho mất thì giờ? Đây là lúc mình đang bị ma quỉ lừa dối, không làm theo điều luật của Chúa đã ban. Câu chuyện của một vị mục sư đi thăm viếng một người tín đồ ít đi nhóm vào một mùa đông lạnh lẽo. Họ ngồi trước lò sưởi có đầy những than nóng đang sưởi ấm phòng. Vị mục sư hỏi tại sao lâu quá ông không đi nhóm? Người đàn ông lấy đủ lý do bào chữa là ở nhà cũng thờ phượng Chúa được vì Chúa ở khắp nơi mà. Đang lúc nói chuyện vị mục sư lấy cây chiêm chia đống than đỏ hồng ra, sau vài phút phòng trở nên lạnh lẽo. Người chủ nhà phàn nàn là phòng lạnh quá. Lúc đó vị mục sư mới nói khi than đỏ mà để riêng ra sẽ tự động bị tắt đi, không còn phát ra hơi ấm nữa, con cái Chúa mà không đi nhóm lại chung với nhau sẽ không còn nóng cháy nữa, và đời sống của những người đó sẽ chẳng còn đem ích lợi gì đến cho công việc Chúa đâu! Ngày nghỉ Chúa nhật là một ngày rất quan trọng, không phải chỉ để nhóm lại thờ phượng Chúa và tương giao với nhau thôi, nhưng còn là ngày được "huấn luyện," được khích lệ, được thách thức, để từ thứ Hai đến thứ Bảy suốt một tuần lễ là lúc chúng ta biết thực tập để sống một nếp sống đẹp lòng Đức Chúa Trời bởi những lẽ thật chúng ta đã nghe.

 

 

Đức Chúa Trời chỉ một điều đó là sự tương giao với con cái của Ngài; Mà muốn tương giao với Chúa thì nó đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên nghỉ ngơi.

 

 

IV. Những Ích Lợi Khác

 

Ngoài những mục đích chính đó thì sự nghỉ ngơi còn đem đến nhiều những ích lợi khác cho đời sống chúng ta nữa.

 

1) Ích lợi nữa cho sự nghỉ ngơi là để chúng ta có thì giờ xây dựng hạnh phúc cho gia đình mình. Biết bao nhiêu gia đình ngày nay mà mối liên hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái đang bị rời rạc, nhạt nhẽo cũng vì tất cả mọi người đang quá bận rộn, không có thì giờ để tương giao với nhau. Có những cặp vợ chồng trẻ ngày nay làm việc “đầu tắt mặt tối” và chỉ có hai tiếng nói với nhau mỗi ngày thôi, đó là “Hi!” và “Bye! honey.”  Câu chuyện 2 vợ chồng quá bận rộn, mỗi ngày chỉ gặp nhau được ở một bản Stop đầu đường, vì là lúc anh đi làm về và em bắt đầu lái xe ra đi làm. Có một bà cụ sống ở đầu đường thấy như vậy nhưng chưa biết 2 người là vợ chồng, cho nên một hôm bà thấy 2 người đậu ở bản Stop thì chặn xe họ lại và noí: “Hai cô câu mà có ý thương nhau thì tại sao không dừng xe lại nói chuyện làm quen với nhau đi, mà chỉ có say “hello” mỗi ngày thôi?” Có người so sánh như thế này, khi 2 người yêu nhau và trở thành vợ chồng thì giống như là họ mới mở một cái bank account. Trong bank đó có đầy tình yêu nồng nàn ban đầu của 2 người. Nhưng cái bank đó chỉ giữ đầy được sự yêu thương nếu vợ chồng biết để thì giờ ra để ra ấu yếm, chăm sóc, đáp ứng nhu cầu của nhau thường xuyên luôn. Nhưng nếu vợ chồng chỉ biết lo "hái tiền" không có thì giờ cho nhau thì bank account tình yêu của họ bắt đầu sẽ bị giảm xuống, mối liên hệ bắt đầu bị rời rạc, cho đến một lúc nào đó nếu không cẩn thận thì cái bank account chứa tình yêu của 2 người sẽ bị cạn đi (drained out) dẫn đến chỗ bị “bankruptcy,” (bị phá sản) và họ chẳng còn thấy thương yêu nhau nữa. Nhiều người muốn gặt hái hạnh phúc gia đình, nhưng lại không muốn đầu tư thì giờ nghỉ ngơi để xây dựng mối liên hệ với nhau là điều không thể có được, mà còn có thể từ từ dẫn đến chỗ đổ vỡ nữa. Ca dao của người hy-lạp có câu nói hay như sau: "The bow that is always bent will soon break," dịch ra là một cái cung mà lúc nào cũng bị căng lên thì sẽ có một ngày dây cung bị đứt." Người đời mà còn biết bí quyết này, huống gì con cái Chúa không biết quân bình sự nghỉ ngơi và lao động trong cuộc sống này sao, để có thì giờ xây dựng hạnh phúc lâu dài? Mục sư Rick Warren có lần nói rằng: “The best use of your life is love. The best use of your love is time. the best use of your time is NOW.”  Nếu chúng ta nói mình yêu nhau, thì hãy cố gắng tìm sự nghỉ ngơi, cho nhau thì giờ quí gía của mình ngay bây giờ!

 

 

Ích lợi nữa cho sự nghỉ ngơi là để chúng ta có thì giờ xây dựng hạnh phúc cho gia đình mình.

 

 

2) Ích lợi thứ hai của sự nghỉ ngơi là để giúp chúng ta luôn biết ơn Chúa, bằng cách dừng bước để đếm các phước lành của Chúa ban cho, mà tránh được lòng tham không đáy. Con cái Chúa phải luôn coi chừng một thứ nghiện ngập rất nguy hiểm, không phải nghiện thuốc phiện, hay rượu chè hay cờ bạc, phim ảnh, nhưng là nghiện lao động quá sức, tiếng Anh gọi là “work-alcoholic,” vì lòng tham tiền bạc. Đồng tiền ở xứ Mỹ này rất dễ làm chúng ta sống bất ơn với Chúa, vì vậy mà có vô số người cơ đốc “làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm; không nghỉ bữa trưa, cũng không chừa Chúa Nhật” là vậy? Có lần tôi đến thăm viếng một gia đình rất giàu có nhưng lấy làm lạ là thấy họ chỉ dùng toàn là dĩa giấy và muỗng nĩa plastic trong bữa ăn, nhưng xung quanh phòng khách lại trưng đủ thứ đồ dĩa China đắt tiền. Tôi thử hỏi tại sao, thì một người trong nhà trả lời: “Thưa Mục Sư! Chúng tôi chỉ dùng dĩa giấy là để khỏi mất thì giờ rửa chén. Mục Sư cứ nghĩ xem, thì giờ chúng tôi phải rửa chén mà để dành làm thêm “overtime” thì kiếm được nhiều tiền hơn không?”  Thật đúng, nhiều người quá khôn ngoan mà không còn nhận biết sự cần thiết của nhu cầu “nghỉ ngơi” và để thì giờ biết ơn Chúa nữa chăng?  Hãy chú ý đến lời cảnh cáo của Chúa qua sứ đồ Phaolô có chép trong 1 Timôthê 6:10 về lòng tham tiền bạc như sau: (For the love of money is a root of all kinds of evil. Some people, eager for money, have wandered from the faith and pierced themselves with many griefs.) “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.”

 

 

Ích lợi thứ hai của sự nghỉ ngơi là để giúp chúng ta luôn biết ơn Chúa mà tránh được lòng tham không đáy.

 

 

Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng thiện lành, mọi điều răn luật pháp của Ngài đều là tốt, vì nhằm mục đích hướng dẫn con cái Chúa đến hạnh phúc thật và một đời sống sung mãn, thỏa lòng. Anh chị em có muốn hạnh phúc không? Muốn kinh nghiệm một đời sống thật có ý nghĩa không? Một trong những bí quyết quan trọng để có được điều này đó là đừng lao động quá sức, nhưng phải luôn có sự nghỉ ngơi mỗi ngày, và giữ ngày nghỉ làm nên ngày thánh, để tương giao với Chúa Giê-xu, và tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trước hết. Amen!

 

 

Một trong những bí quyết quan trọng để có được một đời sống sung mãn đó là đừng lao động quá sức, nhưng phải luôn có sự nghỉ ngơi mỗi ngày, và giữ ngày nghỉ làm nên ngày thánh, để tương giao với Chúa Giê-xu, và tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trước hết.

 

 

---------------------- Lời Mời gọi

 

Đời sống thể xác của chúng ta ai cũng biết có nhiều sự mệt mỏi mà cần được nghỉ ngơi. Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên chúng ta nên Ngài biết rõ nhu cầu nghỉ ngơi này, vì vậy mà Chúa ban cho những điều luật, như điều răn thứ 4 cho dân sự Ngài, để giúp chúng ta biết quân bình giữa sự lao động và nghỉ ngơi, tương giao với Chúa. Đời sống chúng ta là con cái Chúa có luôn tìm sự nghỉ ngơi cho tâm hồn của mình chưa? Mối tương giao của mình với Chúa từ ngày được tái sanh đến bây giờ như thế nào? Có mặn mà hơn không, hay càng ngày càng đang bị nhạt nhẽo hơn? Chúng ta đang có thì giờ nghỉ ngơi để tương giao với Chúa mỗi ngày không, hay là chúng ta quá bận rộn với những điều chỉ có gía trị tạm thời? Chúng ta có đang giữ ngày nghỉ làm nên ngày thánh không, để nhận biết Chúa là ai và nhớ đến những gì Ngài đang làm cho mình, gia đình mình, Hội Thánh mình qua sự thờ phượng và dâng hiến không? Mong ngày lễ lao động này nhắc mỗi người chúng ta nhớ đến nhu cầu nghỉ ngơi, nhất là cho phần tâm linh của mình.

 

Con người chúng ta được tạo dựng nên khác với các súc vật, đó là mỗi người không phải chỉ có phần thể xác mà thôi, nhưng còn có phần tâm linh nữa. Vậy nếu phần thể xác mệt mỏi cần sự nghỉ ngơi, thì phần tâm linh chắc chắn cũng có những gánh nặng mà cần được cất bớt đi. Một trong những gánh nặng đó là sự bất an của tâm hồn vì không biết được cuộc sống đời sau của mình sẽ ra như thế nào. Chúng ta thấy trước mắt những tai họa để tự biết rằng cuộc đời của con người thật là mỏng manh, là phù du. Lý do tâm hồn chúng ta vẫn còn bất an và chưa tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên là vì con người chúng ta đã bị “hư mất,” đã đánh mất đi mối liên hệ với Đấng Sáng Tạo (Đức Chúa Trời) toàn năng sau khi tổ phụ loài người đã phạm tội. Thêm nữa, đã là người thì ai ai trong chúng ta cũng đã tự phạm tội cho nên tội lỗi đã cắt đứt mối liên hệ mật thiết giữa chúng ta với Chúa. Con người qua bao nhiêu thế kỷ đã đi tìm đủ mọi cách để hàn gắn lại mối tương giao đó, nhưng chỉ là vô ích mà thôi. Người ta đưa ra nào là những công thức làm việc thiện: bố thí làm lành, ăn chay ép xác, những lễ nghi rườm rà, những lời kinh kệ máy móc đọc lên như những câu thần chú để mong được siêu thoát, nhưng rồi những sự đòi hỏi này của tôn giáo chỉ chồng chất thêm gánh nặng cho tâm hồn mình mà thôi. Nhưng trong giữa sự tuyệt vọng đó, có một Đấng đã từ trời đến trần gian và mời gọi mỗi chúng ta như sau: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mathiơ 11:28). Đấng này chính là Cứu Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu có quyền năng làm một điều mà chẳng ai làm được đó là Ngài có thể tha tội và hàn gắn lại mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Ngài đã đến chết trên thập tự giá để rồi “huyết của Đức Chúa Giê-xu con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).  Chúa Giê-xu không phải “chết là hết,” nhưng Ngài đã sống lại sau ba ngày, chiến thắng tử thần để bảo đảm sự sống đời đời cho những kẻ tin danh Ngài. Ngài cũng hứa sẽ trở lại một ngày rất gần để đón rước những kẻ tin vì chính Chúa đã hứa “Ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó” (Giăng 14:3).  Như vậy cho bất cứ ai sẵn sàng đến với Chúa Giê-xu sẽ được sự yên nghỉ vì Chúa gánh mọi tội của chúng ta, Ngài dọn sẵn nơi ở đời đời và ban sự an tâm cho những kẻ tin. Tôi không biết bạn có đang mệt mỏi hay có gánh nặng gì không? Nếu bạn chưa trả lời được câu hỏi “linh hồn tôi sẽ yên nghỉ ở đâu đời đời” thì gánh của bạn còn nặng lắm. Nếu giả sử bạn qua đời hôm nay, đứng trước mặt Thiên Chúa toàn năng để chịu phán xét, rồi bạn sẽ ra sao?  Sự chết là thực trạng rõ ràng của mỗi chúng ta mà không ai thoát được, kể cả cho những người nổi tiếng. Sự đóan xét tội lỗi là chắc chắn đã được khẳng định trong lời kinh Thánh Hêbêrơ 9:27 như sau: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét.” Rồi ai sẽ cứu bạn khỏi sự phán xét khi mình bước qua cõi đời này để chịu sự phán xét trước Đấng đã sáng tạo nên mình đây? Có ai đón bạn bên kia cánh cửa của cuộc đời này không? Chúng ta được cứu rỗi linh hồn không phải bởi lập công đức hay làm phước thiện, vì làm việc thiện hoài vẫn thấy mệt mỏi. Nhưng chỉ khi nào bạn bằng lòng đến với Chúa Giê-xu thì bạn sẽ được sự thỏa lòng, sự thỏa lòng sẽ làm bạn bớt lo lắng, bớt “tham,” sẽ làm nhẹ gánh bạn, lòng bạn an tâm vì mọi tội lỗi của bạn sẽ được Chúa gánh hết, và dẫn bạn đến sự yên nghỉ thật sự trong tâm hồn mình. Tôi mời bạn đến tìm sự nghỉ ngơi nơi Cứu Chúa Giê-xu. Tôi mời bạn đáp ứng lời mời gọi của Chúa Giê-xu bằng cách ăn năn tội và mở lòng tiếp đón Ngài làm Chúa của đời sống mình ngay lúc này. Bạn sẽ cứ còn gắng sức lao động trong những công đức của riêng mình hoài cho đến chừng nào? Hãy đến với Chúa Giê-xu ngay hôm nay.     


 

Labor and Rest

(Exodus 20:8-11)

 

 

“Remember the Sabbath day by keeping it holy. Six days you shall labor and do all your work, but the seventh day is a sabbath to the LORD your God. On it you shall not do any work, neither you, nor your son or daughter, nor your male or female servant, nor your animals, nor any foreigner residing in your towns. For in six days the LORD made the heavens and the earth, the sea, and all that is in them, but he rested on the seventh day. Therefore the LORD blessed the Sabbath day and made it holy.”

 

 

Tomorrow we celebrate the Labor Day. It constitutes a yearly national tribute to the contributions workers have made to the strength, prosperity, and well-being of our country. The reason that we have to labor dated back to the time after Adam and Eve sinned. We are not just bounded by the law of labor, but also a greater law of rest. 60% of patients that go to see a doctor have to do with stress and burnouts because the lack of rest. Many people over-work because of the competition lifestyle, “keeping up with the Jones.” As Christians, we need more than just a physical rest. God ordered His people to rest in the 4th commandment. This is first related to the “Sabbath” day of the Jewish people. “Sabbaton” means to cease from work. The Sabbath also relates to the holy day that God rested after six days of creation. In keeping the Sabbath, it is a sign of a lasting covenant between the supreme Creator and His people. God wanted His people to rest so they don’t forget what He had done for them. One of the greatest sins that we can commit is when we enjoy all the blessings but forget to acknowledge the Provider through worship and offering. As Christians, we are not bounded by the Sabbath rule, but the principle of rest is still applied. The early church met together often every day, especially the first day of the week to worship, to give offerings and to remember what Jesus did for her through the Lord Supper. We should encourage one another not giving up meeting together but to wait patiently for the day of Our Lord is coming. Another benefit of rest is to have time building the happiness of our homes. If “the best use of your life is love, the best use of your love is time, and the best use of your time is NOW,” then why don’t you rest to give your family the best? Rest can also help us to avoid the greed of money that is a root of all kinds of evil. Have you found true happiness in this life? Learn to rest often in Christ Jesus.