Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 66

Phương Pháp Môn Đồ Hóa

Discipleship Tools

(Luca 10:38-42)

 

“Khi Đức Chúa Jêsus cùng môn đồ đi đường, đến một làng kia, có người đàn bà, tên là Ma-thê, rước Ngài vào nhà mình. Người có một em gái, tên là Ma-ri, ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Ngài. Vả, Ma-thê mảng lo việc vặt, đến thưa Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, em tôi để một mình tôi hầu việc, Chúa há không nghĩ đến sao? Xin biểu nó giúp tôi. Chúa đáp rằng: Hỡi Ma-thê, Ma-thê, ngươi chịu khó và bối rối về nhiều việc; nhưng có một việc cần mà thôi. Ma-ri đã lựa phần tốt, là phần không có ai cất lấy được.”

(As Jesus and his disciples were on their way, he came to a village where a woman named Martha opened her home to him. She had a sister called Mary, who sat at the Lord’s feet listening to what he said. But Martha was distracted by all the preparations that had to be made. She came to him and asked, “Lord, don’t you care that my sister has left me to do the work by myself? Tell her to help me!”  “Martha, Martha,” the Lord answered, “you are worried and upset about many things, but few things are needed—or indeed only one. Mary has chosen what is better, and it will not be taken away from her.”)

 

 

Hai tuần trước đây chúng ta đã suy gẫm lời Chúa để hiểu rằng ý muốn của Chúa Giê-xu không phải chỉ muốn mỗi người chúng ta tin Ngài thôi, nhưng còn trở nên môn đồ theo Chúa nữa.

 

1) Mạng lệnh của Chúa Giê-xu cho Hội Thánh không phải chỉ đi ra rao giảng “đạo” mà thôi, nhưng còn huấn luyện mọi kẻ đã tin đạo trở nên những môn đồ của Ngài nữa. Tuần vừa qua, Hội Thánh chúng ta vui mừng chứng kiến 5 chị em đã vâng lời Chúa Giê-xu tiếp nhận lễ báptêm, để làm chứng công khai đức tin của họ, vì con người cũ tội lỗi đã bị chôn với Chúa Giê-xu và nay “ra khỏi nước” là hình bóng của con người mới bước đi theo Ngài. Hội Thánh chúng ta phải hiểu 5 người chị em đã nhận lễ báptêm này chỉ mới bắt đầu của một tiến trình tăng trưởng để trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu.

 

 

Mạng lệnh của Chúa Giê-xu cho Hội Thánh không phải chỉ đi ra rao giảng “đạo” thôi, nhưng còn huấn luyện mọi kẻ đã tin đạo trở nên những môn đồ của Ngài nữa.

 

 

2) Chúng ta cũng hiểu được định nghĩa căn bản của hai chữ “môn đồ” là những người cam kết hết lòng tin theo Chúa Giê-xu, để học biết về Chúa của mình và bắt chước sống giống như Ngài. Chúng ta cũng hiểu mình không thể học biết và bắt chước Chúa mà không cần học Kinh Thánh. Trung tâm điểm cho đời sống của một người môn đồ là thông biết Chúa qua sự học lời Ngài. Ai muốn làm môn đồ mà chưa có thì giờ tự học Kinh Thánh cá nhân, ham thích dự các lớp trường Chúa Nhật, thích nghe giảng trông mong Chúa phán cùng mình thì chưa có thể nào bắt đầu làm môn đồ của Chúa Giê-xu được.

 

 

Chúng ta không thể học biết và bắt chước Chúa mà không cần học Kinh Thánh.

 

3) Chúng ta cũng hiểu thêm một lẽ thật quan trọng về mục vụ môn đồ hóa đó là trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu là một tiến trình tăng trưởng, cố gắng mỗi ngày, mỗi tuần từng bước nhỏ đi theo Chúa Giê-xu, chứ không phải biến hóa trở nên môn đồ của Chúa qua một ngày, hay một đêm được. Năm nay đặc biệt tôi được lên chức lớn làm ông nội. Chúa ban cho tôi một cháu nội gái đầu tiên tên là Audrey, đem rất nhiều niềm vui đến cho gia đình. Tôi nhìn cháu Audrey mỗi ngày một khôn lớn, từ lúc mới sanh ra chỉ biết nằm ở một chỗ, nay đã biết lật, biết cười, biết người lạ, biết ông nội là ai, đang sắp sửa chúi đầu bò tới, bắt đầu ăn đồ mềm chứ không chỉ uống sửa mà thôi, đã bắt đầu ú ớ vài tiếng, bắt đầu mọc răng thì nhắc tôi thấy giống hình ảnh đời sống tâm linh của một người môn đồ Chúa Giê-xu cũng vậy, bắt đầu là một em bé thuộc linh và mỗi ngày tăng trưởng biết Chúa là ai nhiều hơn, bắt đầu có sự suy nghĩ như Ngài, tâm tình như Ngài, nếp sống thay đổi giống như Chúa hơn, cách ăn nết ở từ từ biến dạng phản ảnh Đấng Christ.

 

 

Trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu là một tiến trình tăng trưởng mỗi ngày, mỗi tuần, từng bước nhỏ đi theo Chúa Giê-xu, chứ không qua một ngày, hay một đêm được.

 

 

I. Tự Môn Đồ Hóa

 

Sáng nay là bài giảng thứ hai về mục vụ “môn đồ hóa” nhằm mục đích chia xẻ những phương pháp, môi trường thực tế chúng ta có thể áp dụng trong tiến trình trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu.

 

A) Môi trường quan trọng nhất để giúp chúng ta trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu chính là một đời sống kỷ luật tâm linh của cá nhân, trong việc tự học Kinh Thánh mỗi ngày. Ai là con cái của Chúa mà có tâm nguyện muốn trở nên giống như Chúa Giê-xu hơn mỗi ngày thì điều đầu tiên phải có một cuốn sách Kinh Thánh riêng cho mình và phải học Kinh Thánh mỗi ngày riêng với Chúa. Dấu hiệu căn bản bên ngoài của một môn đồ đi nhóm thờ phượng là gì? Người đó có đem Kinh Thánh theo với mình không? Biết bao nhiêu con cái Chúa ngày hôm nay đi nhóm nhưng chẳng biết cuốn Kinh Thánh của mình đang ở đâu thì làm sao học biết Chúa là ai; Cũng giống như là bạn muốn đi câu, nhưng mà không mang theo mồi câu, cần câu, lưỡi câu thì làm sao câu có cá được? Một số người trẻ ngày nay thì lấy lý do là mình có Iphone bên cạnh và có thể lên mạng lưới Internet xem lời Chúa cũng được, cần gì đem theo Kinh Thánh làm chi cho nặng nề? Tôi không nói là bạn đừng dùng Iphone nhưng nhắc nhở bạn vài điều:

 

 

Môi trường quan trọng nhất để giúp chúng ta trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu chính là một đời sống kỷ luật tâm linh của cá nhân, trong việc tự học Kinh Thánh mỗi ngày.

 

 

a) Kỹ thuật văn minh là điều tốt, nhưng nếu không cẩn thận chính nó sẽ dễ làm chúng ta bị lo ra, bị chi phối và rồi không chú tâm đến việc học biết Chúa Giê-xu. Thử hỏi có bao nhiêu lần bạn dùng Iphone để đọc Kinh Thánh mà đã bị lo ra vì cùng một lúc có những messages, điện tín của những bạn bè gởi đến cho bạn? Có bao nhiêu lần bạn đang đọc Kinh Thánh trên Iphone rồi bị lo ra bấm qua những mục quảng cáo và dùng facebook liên lạc với bạn bè?

 

b) Dùng Iphone trong giờ nhóm cũng có thể gây hiểu lầm cho những người ngồi bên cạnh vì họ đâu có biết bạn đang đọc Kinh Thánh hay là đang chơi game; có khi các trẻ em lấy cớ đó mà làm giống như vậy chỉ để chơi game thôi. Khi tôi vào giờ nhóm, thường không bao giờ đem theo cell phone của mình. Tại sao vậy? Vì Chúa của tôi là Đấng đáng cho tôi để hết tâm hồn thờ phượng, ca ngợi, tìm kiếm mà không có điều gì có thể chi phối được. Hội Thánh nào thật muốn chú tâm vào sự thờ phượng Chúa chắc nên để một cái thúng ở đằng trước cửa nhà thờ, không phải để dâng hiến tiền bạc, nhưng là để mọi người bỏ cell phone của mình vào đó để buổi nhóm tránh mọi sự lo ra.

 

Môn đồ hóa bắt đầu bằng một đời sống kỷ luật tâm linh cá nhân học lời Chúa mỗi ngày với thì giờ nhất định cho việc tĩnh tâm. Đời sống sứ đồ Phaolô là một môn đồ rất trung tín, đem đến nhiều kết qủa cho Chúa là vì sống trong kỷ luật; Phaolô đã nói gì trong 1 Côr. 9:24-27(Do you not know that in a race all the runners run, but only one gets the prize? Run in such a way as to get the prize. Everyone who competes in the games goes into strict training. They do it to get a crown that will not last; but we do it to get a crown that will last forever. Therefore I do not run like a man running aimlessly; I do not fight like a man beating the air. No, I beat my body and make it my slave so that after I have preached to others, I myself will not be disqualified for the prize.) “Anh em há Chúa Giê-xu biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng. Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát. Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là đánh gió; song tôi đãi thân thể mình cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng.” Phaolô cho chúng ta thấy hình ảnh của một lực sĩ đang ở trong một cuộc đua thì mục tiêu của người lực sĩ đó là phải chú tâm chạy làm sao để giựt giải, lấy huy chương vàng là sự vinh hiển cuối cùng; mà muốn như vậy thì Phaolô nói chúng ta phải chịu đựng mọi sự kiêng cử và phải đãi thân thể mình cách nghiêm khắc, nghĩa là sống có kỷ luật.

 

 

Sứ đồ Phaolô là một môn đồ rất trung tín, đem đến nhiều kết qủa cho nước Đức Chúa Trời bởi vì ông thường tập sống trong kỷ luật.

 

 

Anh chị em có bao giờ thấy hình một trái dưa hấu “hình vuông” chưa? Trái dưa hấu hình vuông là một chuyện kỳ lạ vì đi ngược với sự tự nhiên của thiên nhiên đó là nó phải tròn hay méo, chứ không thể nào vuông được. Vì lạ nên những trái dưa hấu này bàn rất đắt tiền, trên $80 ở bên nước Nhật Bản. Nhưng lý do nó có hình vuông là bởi vì người trồng nó chụp trái dưa hấu từ hồi nhỏ trong những cái khung/hộp hình vuông bên ngoài và ép nó phải mọc lên theo như trong cái khung vuông đó. Trong đời sống tâm linh tĩnh tâm, đọc Kinh Thánh để thông biết Chúa Giê-xu mỗi ngày, anh chị em có đang buộc mình vào một “khuông khổ” nào không?

 

 

Trong đời sống tâm linh đọc Kinh Thánh để thông biết Chúa Giê-xu mỗi ngày, anh chị em có đang buộc mình vào một “khuông hình vuông” nào không?

Cuộc sống hằng ngày của mỗi người chúng ta có rất nhiều sự bận rộn, nhất là khi chúng ta đang sống ở tại một nước đề cao gía trị vật chất và hưởng thụ (if it feels good – Do it!) mà muốn có thì giờ để học Kinh Thánh mỗi ngày nó đòi hỏi một kỷ luật tâm linh. Mỗi người chúng ta ai cũng có 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày không hơn không kém, chúng ta không thể đẻ ra nhiều hơn hay cắt ngắn bớt đi thì giờ đuợc, nhưng điều chúng ta có thể làm đó là khôn khéo xếp đặt thời khoá biểu thế nào để có thì giờ học Kinh Thánh. Đôi khi chỉ có một cách duy nhất để có thì giờ đó là chúng ta phải cắt bớt thì giờ cho những việc kém quan trọng hơn, thì mới có thì giờ lo việc tĩnh tâm là việc ưu tiên, phải làm trước. Điều khó nhất cho tôi là việc thức dậy sớm mỗi ngày để có đủ thì giờ tĩnh tâm cầu nguyện, học Kinh Thánh và soạn bài giảng, dạy Kinh Thánh mỗi tuần, chưa nói đến sự xếp đặt của những công việc điều hành, thăm viếng… Cho nên mỗi buổi sáng là một sự tranh đấu để cố gắng dạy sớm 5:00 sáng thì mới có thì giờ cho việc ưu tiên cầu nguyện và tĩnh tâm này.

 

 

Đôi khi chỉ có một cách duy nhất để có thì giờ cho việc tĩnh tâm ưu tiên, là việc phải làm trước đó là chúng ta phải cắt bớt thì giờ cho những việc kém quan trọng hơn.

 

 

a) Làm được hay không trước hết nó đòi hỏi một động cơ yêu mến Chúatấm lòng muốn làm trọn sự kêu gọi của Chúa đã trao cho mình. Ai trong chúng ta cũng hiểu sức mạnh của động cơ yêu thương mà nếu ai thương một người nào rồi thì dù cho “núi cao sông rộng” cũng chẳng còn là trở ngại nữa, phải không?  Chúng ta chưa để dành thì giờ được mỗi ngày để học Kinh Thánh bởi vì ý chí và tấm lòng của mình chưa muốn làm môn đồ của Chúa mà thôi. Tôi xin cho một thí dụ cụ thể để chứng minh. Mỗi người sống ở Mỹ trung bình làm việc khoãng 40 năm trước khi chúng ta được về hưu. Nếu trừ đi những ngày cuối tuần, những ngày nghỉ mát và ngày lễ thì tính ra tất cả là khoảng 11,000 ngày, hay là 88,000 tiếng đồng hồ trong đời sống trung bình của một người phải cố gắng chịu đựng, dậy sớm mỗi buổi sáng để đi làm kiếm tiền sinh sống. Có người chịu đựng đến nỗi dù cho họ bị cảm cúm, đau ốm cũng phải cố gắng uống thuốc và thức dậy sớm đi làm vì không muốn bị mất lương trong ngày đó. Tại sao chúng ta có ý chí chịu đựng cố gắng kỷ luật đến 11,000 ngày được như vậy? Là vì chúng ta ý thức rằng tiền bạc là điều quan trọng và cần thiết cho đời sống; Nếu không có, không thể sống sung sướng được, phải không? Như vậy nếu nhìn về phương diện thuộc linh, tại sao chúng ta lại không ý thức được sự kỷ luật tâm linh học lời Chúa mỗi ngày là điều cần thiết phải có, nếu không có tôi không thể trở nên môn đồ của Chúa được?  Vấn đề ở đây là tấm lòng và ý chí của mình có qui hướng về Chúa Giê-xu, và muốn làm môn đồ của Ngài không thôi?

 

 

Làm được hay không trước hết nó đòi hỏi một động cơ yêu mến Chúa và tấm lòng muốn làm trọn sự kêu gọi của Chúa đã trao cho mình.

 

 

b) Một bí quyết nhỏ nữa đó là tập làm thường xuyên thì mỗi ngày càng dễ làm hơn. Ai chơi đờn guitar biết những đầu ngón tay của mình rất quan trọng để bấm giây đờn cho chặt thì mới phát ra tiếng nhạc trong tươi. Có khi chúng ta không bấm chặt được giây đờn là vì đầu ngón tay bị đau. Nhưng ai chơi đời guitar thường xuyên thì biết đầu ngón tay mình sẽ bị chai đi, không còn đau nữa, dễ bấm giây đờn chặt hơn. Làm thường xuyên đến nỗi những việc ưu tiên này trở nên những “thói quen” mà không bỏ được. Trong đời sống của mỗi người chúng ta có rất nhiều những thói quen quan trọng và cần thiết phải có, không cần ai nhắc, như là đánh răng một ngày 2 lần, uống thuốc bổ mỗi buổi sáng, tắm rửa, chải đầu, đánh phấn, giặt dũ, dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ mỗi tuần, charge cell phones, đi nghủ đúng giờ giấc, chương trình thể dục thể thao mỗi tuần, nhưng còn đời sống tâm linh thì sao, có những thói quen kỷ luật nào không trong sự học lời Chúa không?

 

 

Một bí quyết nhỏ nữa đó là tập làm thường xuyên thì mỗi ngày càng dễ làm hơn.

 

 

Lời của Chúa chúng ta phải suy gẫm ngày và đêm thì mới thông biết Chúa nhiều hơn, để mà bắt đầu sống một đời sống giống như Ngài. Trong sách Thi Thiên 1:1-3 - tác gỉa cho thấy hình ảnh đời sống tâm linh lý tưởng của một môn đồ Chúa như sau - (Blessed is the man who does not walk in the counsel of the wicked or stand in the way of sinners or sit in the seat of mockers. But his delight is in the law of the LORD, and on his law he meditates day and night. He is like a tree planted by streams of water, which yields its fruit in season and whose leaf does not wither. Whatever he does prospers.) “Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng; Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sanh bông trái theo thì tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng.” Động từ “suy gẫm” trong tiếng Anh là chữ “meditate” mang ý nghĩa của chữ “ponder và study,” nghĩa là cân nhắc, đắn đo, suy nghĩ, học sâu và tìm cách áp dụng trong đời sống, chứ không phải chỉ “nghe lỗ tai này để rồi lọt qua lỗi tai kia.” Tại sao có biết bao nhiêu người cơ đốc đi nhà thờ thường xuyên, từ ngày này qua năm nọ, nhưng đức tin vẫn chưa tăng trưởng, cứ còn là những “em bé” hay nhõng nhẽo hoài, cũng là bởi vì chưa thật sự suy gẫm bằng sự thực hành những chân lý hay nguyên tắc của đạo mà mình đã nghe!

 

 

Lời của Chúa chúng ta phải suy gẫm ngày và đêm thì mới thông biết Chúa nhiều hơn, để mà bắt đầu sống một đời sống giống như Ngài.

 

 

B) Bây giờ tôi xin giới thiệu những tài liệu để chúng ta có thể dùng cho việc tĩnh tâm cá nhân mỗi ngày.

 

a) Tài liệu sách Our Daily Bread (Lời Hằng Sống) có chương trình sửa soạn luôn cho cả 3 tháng (tam cá nguyệt), luôn cả vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt và miễn phí nữa. Cách đây vài năm tôi đã gởi địa chỉ của một số những “young couples” trong Hội Thánh chúng ta đến cơ quan này và xin họ gởi tài liệu này về thẳng cho gia đình quí vị. Mong qúi vị cũng vẫn tiếp tục dùng mỗi ngày.

 

b) Sống với Thánh Kinh là tài liệu bằng tiếng Việt mà nhiều tráng niên đang dùng.

 

c) Những cuốn sách devotion cho nguyên cả một năm. Có lần mục sư Phan Minh Hải đến thăm và biếu cho tôi cuốn sách hướng dẫn tĩnh tâm suốt năm mỗi ngày của Robert Morgan cho những ai có tâm tình truyền giáo. Đứa con trai Samuel của chúng tôi thì dùng sách “Cool Devotions for guys” theo lứa tuổi của nó mỗi buổi sáng.

 

Tài liệu ở bên Mỹ này không có thiếu, rẻ rề, gía chỉ bằng một bữa ăn trưa của chúng ta, nhưng chúng ta có tấm lòng muốn thông biết Chúa Giê-xu của mình nhiều hơn không qua sự học lời Chúa mỗi ngày? Người Mỹ có câu: “If there is a will, there is a way!” Chúng ta chưa làm được là vì chúng ta chưa có “will” mà hết lòng muốn học biết về Chúa và ước mong được giống Ngài.

 

d) Cẩn thận dùng Internet để tĩnh tâm trong những mạng lưới như là www.vietchristian.net hay là www.Biblegateway.com. Nhớ là đừng để bị những e-mail gởi đến làm chúng ta bị lo ra trong lúc tĩnh tâm.

 

e) Học những sách theo mục đề của Mục sư Nguyễn văn Huệ đã dịch ra tiếng Việt mà Hội Thánh đã mua một số. Chúng ta có thể xin một cuổn và tự học mỗi ngày.

 

f) Dùng sách hướng dẫn trường Chúa Nhật mà trong đó có mục đọc Kinh Thánh hằng ngày. Mỗi ngày đọc chúng ta nhớ tự hỏi: Lời Chúa dạy tôi hiểu gì về Ngài? Lời Chúa giúp tôi thấy Ngài đang làm gì, hứa gì và muốn tôi phải làm gì cho Chúa?

 

 

Những tài liệu tốt để có thể hướng dẫn chúng ta dùng cho việc tĩnh tâm cá nhân mỗi ngày như là sách Our Daily Bread (Lời Hằng Sống), Sống với Thánh Kinh, sách “devotion” cho nguyên một năm, nhưng mạng lưới cơ đốc Internet như là www.vietchristian.net hay www.Biblegateway.com, những sách học theo mục đề, hay kể cả dùng sách hướng dẫn trường Chúa Nhật

 

 

II. Môn Đồ Hoá trong Gia Đình

 

 

Môi trường hữu hiệu thứ hai cho môn đồ hóa là bắt đầu trong gia đình của mỗi người cơ đốc.

 

 

Môi trường hữu hiệu thứ hai cho môn đồ hóa là bắt đầu trong gia đình của mỗi người cơ đốc. Gia đình là một cơ cấu tối quan trọng cho nền tảng tăng trưởng của Hội Thánh Chúa lâu dài và vững chắc. Tình trạng đức tin của một Hội Thánh Chúa chung bị suy kém thường cũng là vì bậc cha mẹ cơ đốc đã quên lãng mục vụ môn đồ hóa phải bắt đầu từ trong gia đình của mình, nhưng lại cứ đổ dồn trách nhiệm này cho nhà thờ mà thôi. Có những suy nghĩ chúng ta cần thay đổi, đó là sự suy nghĩ rằng mọi việc liên quan đến “đạo” đều ở trên và trong nhà thờ mà thôi. Hội Thánh Chúa chưa tăng trưởng đúng mức vì chúng ta đã tự đóng khung “đạo” trong 4 bức tường của hội thánh và giới hạn thời gian chỉ vài tiếng đồng hồ mỗi sáng Chúa Nhật mà thôi. Như đã chia xẻ trước đây, người ta nói một con cá mập con nuôi trong những hồ nước bằng kính, như xem trong những Aquarium thì quá lắm là nó lớn được 6 feet thôi; nhưng nếu để cùng một con cá mập con đó ra ngoài biển, nó có thể lớn đến 20 feet, nặng 5,000 lbs, và sống trên 30 năm.  Chúng ta không thể thông biết Chúa Giê-xu là ai để dám tin theo Ngài, nếu chúng ta cứ đóng khung Ngài trong sự suy nghĩ riêng của mình, thời khóa biểu của mình, vì vậy mà có biết bao nhiêu người tín hữu cứ còn ở trong tình trạng “trẻ con” hoài là vậy, vì có sự hiểu biết về Chúa của mình rất là giới hạn.

 

 

Hội Thánh Chúa chưa tăng trưởng đúng mức vì chúng ta đã tự đóng khung “đạo” trong 4 bức tường của hội thánh và giới hạn thời gian chỉ vài tiếng đồng hồ mỗi sáng Chúa Nhật mà thôi.

 

 

1) Vợ chồng phải môn đồ hóa nhau trong sự tương giao thường xuyên học Kinh Thánh và cầu nguyện chung với nhau. Nếu phải làm một thống kê tại ngay Hội Thánh này hôm nay thì thử hỏi có bao nhiêu gia đình mà vợ chồng đang có thì giờ mỗi ngày học Kinh Thánh và cầu nguyện với nhau? Tôi tin rằng là một con số rất ít, cũng giống như số người có thể đến tĩnh tâm cầu nguyện mỗi Chúa Nhật lúc 8:00 sáng rất ít vậy. Có bao nhiêu người vợ và chồng đang cầu nguyện cho nhau mỗi ngày để mong người phối ngẫu của mình tấn tới trong tiến trình làm môn đồ của Đấng Christ? Chúng ta nên nhớ một định luật căn bản, đó là nếu chúng ta không xin thì chẳng được đâu, cho nên người vợ, người chồng mình cứ y nguyên như vậy mà thôi! Hai tài liệu vợ chồng chúng tôi đã và đang dùng đó là “Moments with You (God)” của ông bà mục sư Dennis Rainey sau khi mới cưới nhau, và tài liệu “Our Daily Bread” mỗi ngày. Chúng ta nên bỏ đi sự suy nghĩ là vợ tôi biết Chúa được rồi, chồng tôi cầu nguyện học Kinh Thánh là được rồi, đây là những sự suy nghĩ hạn hẹp mà ma quỉ đang cám dỗ và tìm cớ phá hoại hạnh phúc gia đình của mình mà thôi. Bí quyết hạnh phúc gia đình đó là vợ chồng mà càng học Kinh Thánh với nhau, càng hiểu biết Chúa nhiều thì tự nhiên 2 người càng biết kính sợ Chúa và kết quả luôn là một gia đình êm ấm.

 

 

Vợ chồng phải môn đồ hóa nhau trong sự tương giao thường xuyên học Kinh Thánh và cầu nguyện chung với nhau.

 

 

2) Môn đồ hóa là bổn phận của cha mẹ đối với con cái mình, nghĩa là mỗi tuần, mỗi ngày phải có thì giờ dạy dỗ Kinh Thánh cho mỗi đứa con mình. Chúng ta nhiều lúc quên định luật căn bản “gieo & gặt.” Nhiều người muốn ăn ngon mà không muốn tốn tiền, tốn công, tốn xức. Muốn lấy lời nhưng lại không chịu bỏ vốn đầu tư thì giờ mỗi ngày học biết Chúa. Muốn con cái mình trở nên môn đồ Chúa Giê-xu, nhưng lại không chịu đầu tư thì giờ và của cải môn đồ hóa con em mình. Susannah Wesley, mẹ của 2 nhà truyền giáo nổi tiếng là Charles và John Wesley làm chứng là bà để ra một tiếng mỗi ngày cầu nguyện cho 17 đứa con của mình; chưa hết mỗi tuần, bà để ra một tiếng cho mỗi đứa để dạy dỗ chúng nó về những vấn đề tâm linh, vì vậy mà hai đứa con trai của bà là Charles and John là hai vị mục sự và nhà giáo sĩ đã ảnh hưởng và phục hưng nước Anh và Hoakỳ trong lịch sử hội thánh của Chúa. Tùy theo từng lứa tuổi, cha mẹ cơ đốc nên dùng những sách có những câu chuyện ngắn, kèm theo sẵn những câu hỏi trắc nghiệm để thảo luận. Dùng những đoạn Kinh Thánh căn bản, mỗi lần một câu thôi như: Bài cầu nguyện chung, Thi Thiên 23, bài giảng trên núi của Chúa Giê-xu. Nếu con em chúng ta mới tin Chúa thì có thể dùng sách hướng dẫn sau khi tin nhận Chúa làm lễ Báptêm là một cuốn sách cha mẹ có thể dùng hướng dẫn con cái mình trở nên làm môn đồ của Chúa mỗi ngày. Chúng ta cũng bắt đầu chương trình “gia đình lễ bái,” nhóm họ hàng bà con của mình lại có thể mỗi tháng một lần họp lại để học Kinh Thánh và thông công. Tôi sẵn sàng hướng dẫn bất cứ gia đình nào muốn bắt đầu làm điều này với những tài liệu mà gia đình chúng tôi đang áp dụng được hơn một năm qua.

 

 

Môn đồ hóa là bổn phận của cha mẹ đối với con cái mình, nghĩa là mỗi ngày phải có thì giờ dạy dỗ Kinh Thánh cho mỗi đứa con mình.

 

 

3) Đương nhiên cha mẹ cơ đốc nào muốn môn đồ hóa trong gia đình mình thì phải có thì giờ, mà bí quyết để có thì giờ đó là nếp sống của chúng ta phải cố gắng sống đơn giản, đừng quá cầu kỳ trong cách ăn cách mặc, và sắm sửa. Người Việt mình thường quan trọng hóa “miếng trầu” là đầu câu chuyện; ăn phải có tối thiểu 3 món, không có bị khách chê: nào là món canh, món xào và món mặn; nhưng người Việt cơ đốc thì phải quan trọng hóa việc học lời Chúa Giê-xu hơn là “miếng trầu.” Tôi rất ái ngại khi thấy các phụ nữ trong hội thánh chúng ta quan trọng hóa đến việc sửa soạn những bữa ăn thông công hơn là tham dự giờ học trường Chúa Nhật hay giờ giảng luận. Nếu tới giờ giảng luận là một số các phụ nự tự động đứng dậy ra sau bếp thì thử hỏi những người khách đến dự nghĩ sao về việc giảng dạy lời Chúa? Chúng ta nên nghe lại câu chuyện giữa Chúa Giê-xu và Mathê có chép trong Luca 10:38-42(As Jesus and his disciples were on their way, he came to a village where a woman named Martha opened her home to him. She had a sister called Mary, who sat at the Lord’s feet listening to what he said. But Martha was distracted by all the preparations that had to be made. She came to him and asked, “Lord, don’t you care that my sister has left me to do the work by myself? Tell her to help me!”  “Martha, Martha,” the Lord answered, “you are worried and upset about many things, but few things are needed—or indeed only one. Mary has chosen what is better, and it will not be taken away from her.”) “Khi Đức Chúa Jêsus cùng môn đồ đi đường, đến một làng kia, có người đàn bà, tên là Ma-thê, rước Ngài vào nhà mình. Người có một em gái, tên là Ma-ri, ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Ngài. Vả, Ma-thê mảng lo việc vặt, đến thưa Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, em tôi để một mình tôi hầu việc, Chúa há không nghĩ đến sao? Xin biểu nó giúp tôi. Chúa đáp rằng: Hỡi Ma-thê, Ma-thê, ngươi chịu khó và bối rối về nhiều việc; nhưng có một việc cần mà thôi. Ma-ri đã lựa phần tốt, là phần không có ai cất lấy được.” Đây là lúc có Chúa Giê-xu cùng 12 môn đồ được mời đến nhà của bà Mathê thăm viếng. Mathê là chị cả, đến Laxarơ và rồi em út là Mari. Miếng “trầu” là đầu câu chuyện nên Mathê phải lo bận rộn sửa soạn những món ăn, dĩa chén, đồ giải khát. Còn cô em gái khi khách đến nhà thì làm gì? Cô “ngồi dưới chân Chúa” để làm gì? Để nghe lời Chúa Giê-xu dạy dỗ. Phản ứng của Mathê người chị là gì? Bà trách Chúa là tại sao không bảo Mari giúp bà sửa soạn. Nhưng Chúa Giê-xu trả lời như thế nào? Chúa Giê-xu có nói sự hầu việc của Mathê là không tốt không? Không! Chúa Giê-xu chỉ trách Mathê chưa nhận thức ra điều nào thật là ưu tiên mà người em đã biết và đã chọn, đó là việc ăn nuốt lời hằng sống từ Chúa. “Ưu tiên” là gì? Là việc quan trọng hơn, phải làm trước. Việc học lời Chúa phải là việc ưu tiên mà không để một việc khác có thể cản trở được. Nhiều khi chúng ta có thể có thì giờ để lo việc ưu tiên này khi chúng ta khéo léo sửa soạn trước kỹ càng những buổi thông công và làm một cách đơn giản. Chả thà chúng ta nhận được lời Chúa Giê-xu khen là đầy tớ khéo léo lo việc ưu tiên Ngài trước, còn hơn là được những người khách khen là Hội Thánh này nấu ăn có nhiều món ngon.

 

 

Thì giờ là điều cần thiết phải có để môn đồ hóa trong gia đình mình, và bí quyết để có thì giờ đó là chúng ta phải cố gắng sống đơn giản, đừng quá cầu kỳ trong cách ăn cách mặc, và sắm sửa.

 

 

III. Môn Đồ Hoá trong Nhà Thờ

 

Môi trường hữu hiệu thứ ba cho môn đồ hoá là tại nhà thờ. Có nhiều môi trường trên nhà thờ giúp môn đồ hóa chúng ta mà Chúa đã xếp đặt trong Hội Thánh của Ngài.

 

1) Trường Thần học - Mỗi khi chúng ta học Kinh Thánh là chúng ta học về “Thần” chứ gì nữa; như vậy giờ học Kinh Thánh mỗi sáng Chúa Nhật là giờ “Thần học” để biết Chúa nhiều hơn. Chúng ta có ham thích, trông đợi và sửa soạn như thế nào? Có học bài trước không? Có đến đúng giờ không? Chúng ta hay chê, phê bình người dạy, còn chúng ta là học sinh có xứng đáng chưa? Người dạy thì phải hết lòng mà dạy, còn người nghe thì phải hết sức mà nghe. Nhớ mục tiêu ưu tiên lời mình dạy Kinh Thánh là để cho những người nghe biết đến Chúa, chứ không phải biết đến mình, triết lý của mình nghĩ gì. Đừng để những buổi học Kinh Thánh chỉ giúp cho những người nghe biết về văn hóa Việt-nam, những mẫu chuyện thời sự, nhưng lại rất ít về “đạo lý” của Đức Chúa Trời.

 

2) Giờ nhóm thờ phượng, giảng luận cũng là lúc “Thần học.” Mỗi khi chúng ta chú ý nghe hãy tự hỏi bài giảng này giúp tôi biết thêm gì về Chúa, ý muốn của Ngài cho tôi là gì? Tôi thấy rất ái ngại khi một người chia xẻ với tôi rằng “tôi thích nghe ông mục sư đó giảng vì có nhiều những mẫu chuyện tếu,” nhưng còn lẽ thật của lời Chúa thì lại không nhớ, thì thật những người giảng dạy đã bị thất bại. Một người giảng dạy lời Chúa thành công là người giúp đỡ hết thảy những người nghe hiểu lẽ thật của lời Chúa để thông biết Ngài hơn, và lòng được Thánh Linh thách thức, ra về làm theo những lẽ thật mình đã nghe.

 

3) Trong những nhóm nhỏ học Kinh Thánh tùy theo lứa tuổi. Chẳng hạn như với giới trẻ trong Hội Thánh chúng ta có buổi nhóm Friday LIFE cho các bạn thanh thiếu niên. Chúng ta mới có một trưởng ban lãnh đạo mới. Nếu cô hỏi tôi chương trình của ban thanh thiếu cần phải xếp đặt như thế nào thì tôi sẽ trả lời: “Cô tự do xếp đặt chi tiết chương trình tùy theo nhu cầu của nhóm nhỏ mình, nhưng đừng thiếu mục giảng dạy lời Chúa được.” Tôi cũng nghe nói là một số những gia đình trẻ muốn thành lập ban Trung Niên. Mong rằng ban này nhóm lại cũng sẽ không thiếu mục học lời Chúa, nếu không chúng ta chẳng khác gì những hội đoàn sinh hoạt ở ngoài đời mà thôi.

 

 

Có nhiều môi trường trong Hội Thánh giúp môn đồ hóa chúng ta mà Chúa đã xếp đặt, như trường Thần học, giờ giảng luận, hay trong những buổi học Kinh Thánh nhóm nhỏ tùy theo lứa tuổi.

 

 

4) Cuối cùng cho mục vụ môn đồ hóa trong Hội Thánh Chúa là phương pháp “One on One.” Đây là phương pháp tập nhìn lên một người, và nhìn xuống một người. Nhìn lên một người có đức tin mạnh hơn, tấm gương tốt hơn mình, để mình có thể bắt chước mà làm môn đồ của Chúa Giê-xu tốt hơn. Chính Phaolô đã nói gì trong 1 Côr. 11:1 – (Follow my example, as I follow the example of Christ.) “Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy.” Cùng một lúc chúng ta cần nhìn xuống một người có đức tin yếu hơn mình, để chăm sóc, giúp đỡ người đó trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu hơn.

 

a) Chúng ta phải luôn nhớ cầu nguyện cho người mà mình muốn môn đồ hóa đó mỗi ngày,

 

b) Cố gắng để ý đến những nhu cầu của người đó,

 

c) Liên lạc thường xuyên (có cell phone của người đó) và tìm những cơ hội tốt để dạy dỗ lời Chúa cho người đó; nhắc nhở họ đọc lời Chúa luôn.

 

Mỗi người chúng ta đang có một người mình nhìn lên và nhất là một người mình nhìn xuống chưa, để dự phần môn đồ hóa nhau trong Hội Thánh Chúa?

 

 

Một cách môn đồ hóa trong Hội Thánh Chúa nữa đó là phương pháp “One on One,” đây nghĩa là “nhìn lên” một người có đức tin mạnh hơn, để mình có thể bắt chước mà làm môn đồ của Chúa Giê-xu tốt hơn; cùng một lúc, chúng ta cần “nhìn xuống” một người có đức tin yếu hơn mình, để chăm sóc, giúp đỡ người đó trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu hơn.

 

 

Chúng ta có thấy mục vụ môn đồ hóa là điều quan trọng ưu tiên chưa để dự phần? Biết bao nhiêu người cơ đốc, bên ngoài trông khỏe mạnh, tốt tướng, nhưng bên trong đức tin đang hấp hối, ngộp thở vì bị bỏ đói không được cho ăn lời Chúa thường xuyên. Biết bao nhiêu con cái Chúa sống chưa thoát được lốt con người cũ là con người tư dục của mình, lý do là vì chưa chịu học biết Chúa Giê-xu của mình là ai trong những lời dạy dỗ của Kinh Thánh.  Chúng ta cần thay đổi một số sự suy nghĩ theo tư dục xác thịt, cùng điều chỉnh lại thời giờ mỗi ngày của mình để áp dụng một phương pháp học lời Chúa, hầu để chúng ta biết Chúa hơn, yêu Chúa hơn, bắt chước Chúa nhiều hơn và hầu việc Ngài, làm môn đồ trung tín và ngay lành! Amen!

 

 

Chúng ta cần thay đổi một số sự suy nghĩ theo tư dục xác thịt, cùng điều chỉnh lại thời giờ mỗi ngày của mình để áp dụng một phương pháp học lời Chúa, hầu để chúng ta biết Chúa hơn, yêu Chúa hơn, bắt chước Chúa nhiều hơn và hầu việc Ngài, làm môn đồ trung tín và ngay lành!

 

 

----------------- Lời Mời Gọi

 

Có bao giờ bạn học hỏi điều gì mà thấy chán ngấy không? Tôi thấy hoài, mỗi Chúa Nhật có biết bao nhiêu cơ đốc nhân đến nhà thờ học và nghe lời Chúa với tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, chán ngấy. Tại sao vậy? Tỉ dụ như tôi sẽ hướng dẫn quí vị đi câu cá rất là thú vị. Cứ mỗi tuần chúng ta sẽ đến đây xem phim chỉ cách mình câu cá, hình ảnh những con cá người ta bắt được, cách móc câu, chọn mồi, và cứ tuần này đến tuần nọ chỉ cho xem và nói về việc câu cá thôi, nhưng sẽ không bao giờ chở quí vị đi ra biển hồ để câu thì thử hỏi câu cá có thú vị không? Chán lắm phải không? Tại sao church is boring? Vì mỗi tuần lễ chúng ta đến đây nghe hết bài giảng này đến bài giảng nọ, lòng cảm động một chút, nhưng rồi ra về “của nhà thờ trả lại cho nhà thờ, của Chúa trả lại cho Chúa” thì sự nhóm lại “boring” là phải?

 

Anh chị em có thật không muốn “boring” nữa không? Thay đổi thái độ và sự suy nghĩ của mình mỗi Chúa Nhật đi. Nếu tôi biết tôi không có không khí để thở thì tôi sẽ chết, thì cũng phải suy nghĩ rằng nếu con người thuộc linh của tôi không có mối liên hệ với Chúa Giê-xu qua sự nghe và giữ lời Chúa thì cũng sẽ chết. Tôi phải thực hành những điều mình đã nghe ngay hôm nay, bắt đầu một đời sống kỷ luật tâm linh cá nhân tĩnh tâm với Chúa mỗi ngày, có chương trình môn đồ hóa con cái, vợ chồng với nhau bằng cách nhờ mục sư giúp đỡ, sẽ cố gắng đến dự trường Chúa Nhật đúng giờ và đem theo Kinh Thánh của mình, sẽ cố gắng thực hành những lẽ thật học được trong những bài giảng. Anh chị em sẽ ngạc nhiên cuộc đời của mình sẽ thay đổi lạ lùng thế nào và rồi “church” không còn “boring” nữa đâu?

 

Chúa Giê-xu đã hứa gì trong Mathiơ 11:28-29(Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and humble in heart, and you will find rest for your souls. For my yoke is easy and my burden is light.”) “Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.” Chúa hứa ban cho chúng ta một đời sống bình an, thỏa lòng, yên nghỉ, nhưng điều kiện là chúng ta phải học ở nơi Ngàimang chung ách với Chúa. Đời sống bạn đang được yên nghỉ chưa? Hãy học và theo làm môn đồ của Chúa Giê-xu đi.

 

Tuần qua tôi thấy người ta quảng cáo Iphone câu “Your life is in your pocket,” nghĩa là với Iphone bạn có, bạn có thể biết tất cả mọi thứ cần thiết cho đời sống mình chỉ trong tíc tắc. Tôi cũng muốn nói sáng nay: “Your spiritual life is in your Bible.” Đời sống tâm linh của chúng ta có tăng trưởng mạnh mẽ hay không tùy theo anh chị em có học lời Chúa thường xuyên mỗi ngày để thông biết Chúa hơn và bắt chước Ngài không? Một cái Iphone tốt đến đâu đi nữa mà bạn không dùng thì cũng chẳng có ích gì, phải không? Mười cuốn Kinh Thánh và mười sách devotions bạn có, mà đẹp đến đâu đi nữa, nhưng chưa chịu đọc thì cũng chẳng có ích gì đâu!

 

Nguyện xin Chúa Thánh Linh mở lòng, mở trí và biến đổi chúng con hết thảy để không một ai trong chúng ta sáng nay “lấy nghe làm đủ” mà tự lừa dối mình, nhưng sẽ điều chỉnh lại nếp sống của mình, tập những phương pháp này, đi theo làm môn đồ trung tín và ngay lành của Chúa Giê-xu!


 

 

TOOLS FOR DISCIPLESHIP

(Ephesians 4:20-24)

 

“That, however, is not the way of life you learned when you heard about Christ and were taught in him in accordance with the truth that is in Jesus. You were taught, with regard to your former way of life, to put off your old self, which is being corrupted by its deceitful desires; to be made new in the attitude of your minds; and to put on the new self, created to be like God in true righteousness and holiness.”

 

Jesus commanded His church to make disciples. A disciple is a committed follower of Christ to learn and imitate Him. Becoming a disciple of Jesus is a journey of making small steps each day. The first and most basic application for discipleship is the practice of a spiritual and self-discipline Bible study lifestyle. Have you seen a “square” watermelon? We must manage our daily schedule to have time for the priority of studying the Bible. It starts with a heart devoted fully to the Lord Jesus. Practicing daily makes it easier each time. Meditating the word of God to the point that we pursue ways to apply it into our daily life. Several materials for devotions:

 

1) Our Daily Bread,

2) Sống với Thánh Kinh,

3) Age group blooklets,

4) Internet www.vietchristian.net; www.biblegateway.com,

5) Sunday school book.

 

The second best environment for discipleship is right at home. We need to put off the thought that everything on discipleship is only at the church. Husband and wife must constantly disciple one another to build a balance faith. No one does a better job to disciple a kid than his parents. We must learn to live a simple life to have time for discipleship in our homes. We must constantly ask ourselves: “Do the things we about to do help us to know Jesus more?” Jesus established the church as a firm training ground for disciples. How do you prepare to teach and study the Bible in Sunday School? In listening to a sermon, do you expect to hear from God or man philosophies? Does your cell group have a plan for Bible study? Is there someone around you that you can disciple? Many Christians still live in the former way of life because they have not tried to follow and learn from Jesus Christ. Choose one tool and commit to practice it beginning today.