Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 68

Chức Vụ Rao Giảng

(The Call to Declare God’s Power and Goodness)

(1 Phiêrơ 2:9)

www.vietnamesehope.org

 

 

"Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài."

(But you are a chosen people, a royal priesthood, a holy nation, God’s special possession, that you may declare the praises of him who called you out of darkness into his wonderful light.)

 

 

Vài tuần trước đây, sau khi đi dự Đại Hội ở California về, tôi đã chia xẻ cùng đề nghị với Hội Thánh hai khải tượng chúng ta cần đeo đuổi để Hội Thánh Chúa ở đây được phát triển mạnh mẽ, đem đến sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời.

 

1) Khải tượng thứ nhất đó là Hội Thánh Báptít Hy-vọng (VHBC) được phát triển mạnh mẽ trở thành một đồn lũy vững chắc, cho sự hổ trợ công việc truyền giáo, cùng đồng công/đồng hành với nhiều giáo sĩ đi khắp nơi giảng Tin lành.

 

2) Khải tượng thứ hai, VHBC sẽ là một Hội Thánh không phải chỉ dành riêng cho người Việt mà thôi; nhưng “mở cửa rộng” cho mọi dân tộc, cho nhiều ngôn ngữ nữa.

 

Cùng một lúc tôi cũng nhắc nhở nếu Hội Thánh muốn hai khải tượng này thành hình thì ngay bây giờ chúng ta cần điều chỉnh lại những vấn đề ưu tiên mà có lẽ đang bị lãng quên. Hai điều quan trọng nhất mà chúng ta cần điều chỉnh đó là mục vụ “môn đồ hóa,” và công tác truyền giáo. Như đã nói trước, nếu quan xát chung thì thấy tình trạng Hội Thánh ngày nay càng ngày càng bị “teo” lại, nghĩa là càng ít người trung tín đi nhóm thờ phượng, ham thích học lời Chúa, dâng hiến đúng mức; nhưng ngược lại, ở trong những sòng bài, những buổi ca nhạc lấy danh tôn giáo, những trận đấu thể thao, những rạp hát thì lúc nào cũng đông đúc người, đến nỗi khó kiếm được một chỗ đậu xe, cho dù kinh tế đang xuống dốc đi nữa, phải không? Lý do càng ít người là bởi vì số người tin Chúa vào “cửa trước” (front door) của Hội Thánh càng ngày càng ít, và cùng một lúc số người lẻn đi “cửa sau” (back door) Hội Thánh càng ngày càng nhiều. Làm thế nào để thêm người vào cửa trước sẽ tùy thuộc vào Hội Thánh có chú tâm đến vấn đề đi ra truyền giáo không; còn làm thế nào để ít người lọt ra cửa sau tùy thuộc vào Hội Thánh có hiệp tác trong mục vụ “môn đồ hóa” huấn luyện dạy dỗ những người đã tin Chúa trở nên trưởng thành, càng thông biết Chúa hơn.

 

Trong những tuần qua, chúng ta đã nghe hai bài giảng về mục vụ môn đồ hóa, cùng những phương pháp thực tế để có thể giúp chúng ta trở nên một môn đồ trung tín hơn. Cám ơn Chúa đến nay có tối thiểu 3 người đã đến gặp tôi và xin những cuốn sách hướng dẫn tĩnh tâm, để bắt đầu chương trình học Kinh Thánh cá nhân mỗi ngày, vì chúng ta đã hiểu môn đồ là một người tin theo Chúa Giê-xu, học hỏi và muốn bắt chước Ngài, vì chúng ta không thể nào thông biết Chúa để theo Ngài mà không cần học Kinh Thánh.  Trong những bài giảng tới tôi sẽ chia xẻ về mục vụ truyền giáo và những phương cách thực tế mỗi người chúng ta có thể xử dụng để rao giảng Tin Lành đến với mọi người.

 

 

I. Ý Muốn của Chúa

 

1) Điều thứ nhất để hiểu về mục vụ truyền giáo này, chúng ta phải ý thức một điều hết là sức quan trọng về ý muốn của Đức Chúa Trời đó là Ngài không muốn một ai trên thế gian này bị hư mất đời đời. Trong 2 Phiêrơ 3:9 nói rõ ý muốn này của Đức Chúa Trời: (The Lord is not slow in keeping his promise, as some understand slowness. Instead he is patient with you, not wanting anyone to perish, but everyone to come to repentance.) “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” Trạng thái “chết mất” ở đây không phải chỉ là sự chết về phần thể xác khi một người trút hơi thở mà thôi, nhưng là thực trạng cả hồn lẫn xác của một người sẽ bị quăng vào hồ lửa địa ngục, đau đớn nghiến răng và xa cách đời đời khỏi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo nên mình. Ý muốn của Đức Chúa Trời đó là không một ai bị đóan phạt điều này.

 

 

Muốn hiểu về mục vụ truyền giáo, chúng ta phải biết rõ ý muốn của Đức Chúa Trời đó là Ngài không muốn một ai trên thế gian này bị hư mất đời đời.

 

 

Tin Lành Giăng 3:16 diễn tả cho chúng ta thấy Chúa muốn mọi người được cứu khỏi sự hư mất này đến mức nào? (For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life.) “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Chúa yêu thương và muốn mọi người trong thế gian này, không trừ ra một chủng tộc, màu da, ngôn ngữ nào cả, được cứu khỏi sự hư mất, nhưng được sự sống đời đời “đến nỗi” Ngài bằng lòng hy sinh chính Con một của mình. Tình yêu thương có nhiều cường độ khác nhau, có thể bắt đầu từ mức độ thích, cho đến sự cảm mến trong lòng, và rồi đến chỗ vượt bực cao nhất, đó là dám hy sinh cả mạng sống cho người mình yêu. Có chàng trai trẻ yêu một cô gái “đến nỗi” dám thề hứa rằng “sông sâu bao nhiêu anh cũng sẵn sàng lặn được, hay núi cao bao nhiêu anh cũng bằng lòng trèo qua” mà chẳng một lời than thở.  Tình yêu của Chúa ban cho loài người đến mức độ tuyệt mỹ, cao nhất, không phải chỉ hứa thôi, nhưng đến nỗi Ngài đã phải hy sinh chính Con mình, chính Ngài, để chúng ta nhờ Con ấy mà được cứu và hưởng được sự sống đời đời với Chúa. Đức Chúa Trời từ lúc ban đầu dựng nên loài người không phải để quăng chúng ta vào địa ngục; nhưng chương trình của Chúa là loài người, không chừa một ai trên thế gian này, được tương giao và hưởng cơ ngiệp đời đời của Ngài và với Ngài trong nước thiêng đàng.

 

 

Chúa yêu thương và muốn mọi người trong thế gian này được cứu khỏi sự hư mất đời đời, nhưng được sự sống đời đời “đến nỗi” Ngài bằng lòng hy sinh chính Con một của mình.

 

 

2) Có một thuyết lý đạo mà tôi không đồng ý đó là có người nói rằng Đức Chúa Trời đã chọn sẵn một số người sẽ được cứu, còn một số người khác thì Ngài đã định sẵn sẽ không được cứu; cho nên những người có sự suy nghĩ như vậy tự nghĩ mình không cần phải đi ra làm chứng đạo cho ai hết chi cho mắc công, vì Đức Chúa Trời đã định sẵn rồi. Chúng ta phải điều chỉnh lại sự suy nghĩ này.

 

a) Thứ nhất, sự suy nghĩ này rõ ràng đi ngược với lời Chúa dạy rằng Ngài không muốn cho một ai trên thế gian này bị hư mất, nhưng Chúa muốn cứu mọi người, chứ nào muốn trừ người này ra, bỏ người kia lại đâu.

 

b) Đương nhiên chúng ta có quyền hỏi rằng Chúa có biết trước cuối cùng ai là người sẽ được cứu và ai là người sẽ không được vào nước thiên đàng không? Đây là một điều hết sức là huyền bí, nhưng câu trả lời là Đức Chúa Trời đã biết trước ai là người sẽ được cứu và ai là người sẽ không được cứu, vì Ngài là Đấng toàn tri, toàn năng, toàn tại, Ngài biết rõ tương lai của mỗi người chúng ta. Nhưng người nào sẽ không được vào nước thiên đàng, không phải là vì Chúa không muốn cứu họ, nhưng vì tấm lòng bướng bỉnh của người đó đã tự từ chối ân điển cứu chuộc Ngài ban cho mà thôi.

 

c) Như vậy nếu Đức Chúa Trời đã biết rõ trước tấm lòng của những ai sẽ từ chối Ngài, và họ không được cứu, vậy thì có một số người vẫn còn nghĩ chúng ta phải mắc công đi ra làm chứng vì những người đó thế nào đi nữa cũng sẽ từ chối Chúa mà? Sự suy nghĩ này cần điều chỉnh lại lý do là vì chỉ có Chúa biết trước ai là người sẽ từ chối Ngài, nhưng chúng ta thì không biết, vậy thì chúng ta không thể lấy lý do rằng sẽ có một số người thế nào đi nữa cũng sẽ từ chối Chúa mà không đi ra làm chứng Tin Lành cho mọi người được. Anh chị em có biết chắc là người hàng xóm, hay người làm việc ngay bên cạnh mình là người sẽ không tin Chúa chăng?  Chúng ta nhiều khi chỉ xét đoán dựa trên những dự kiện quan xát bên ngoài, và mau kết luận rằng hạng người này dễ thương đáng được cứu, hạng người kia dễ ghét chẳng xứng đáng; nhưng thường sự suy luận như vậy thì sai bét, vì thật sự chúng ta không biết, chỉ có Chúa biết mà thôi. Một điều chúng ta chỉ cần nên biết thôi đó là Chúa muốn cứu mọi người, y như lời Ngài có chép trong Kinh Thánh và một việc quan trọng chúng ta chỉ cần làm đó là rao giảng đạo cho mọi người.

 

 

Một điều chúng ta chỉ cần nên biết thôi đó là Chúa muốn cứu mọi người, và một việc quan trọng chúng ta chỉ cần làm đó là rao giảng đạo cho mọi người.

 

 

II. Xác Định Chúng Ta là Ai?

 

Muốn có một “passion,” nghĩa là một tâm tình yêu thương tha nhân tha thiết “đến nỗi,” giống như Chúa có vậy, chúng ta phải trước hết nhận thức chính mình là ai. Thiết nghĩ lý do chính Hội Thánh nói chung và con cái Chúa nói riêng ngày hôm nay đang lãng quên chức vụ rao giảng/làm chứng đạo, vì chúng ta đã quên đi mình là ai và không hiểu rõ trách nhiệm Chúa gọi mình làm gì. Trước hết chúng ta phải nhận thức mình là những kẻ tội nhân đáng chết mà Chúa đã cứu, không phải vì chúng ta xứng đáng, nhưng vì tự lòng thương xót của Ngài ban cho chúng ta qua Con Ngài là Cứu Chúa Giê-xu Christ. Không phải vậy thôi, nhưng chúng ta cũng phải hiểu Chúa cứu chúng ta vì Ngài cũng muốn cứu những người ở xung quanh chúng ta nữa, vì rõ ràng ý muốn của Chúa là không có một ai bị hư mất hết. Và đây là chức phận Ngài trao cho Hội Thánh chung và mỗi người chúng ta riêng có chép rõ ràng trong câu Kinh Thánh gốc 1 Phiêrơ 2:9(But you are a chosen people, a royal priesthood, a holy nation, God’s special possession, that you may declare the praises of him who called you out of darkness into his wonderful light.)  “Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài.” Lời của Chúa qua sứ đồ Phiêrơ cho chúng ta thấy rõ thêm chức phận này qua từ nghữ "chức thầy tế lễ nhà vua." Tại sao sau khi chúng ta tin Chúa Giê-xu rồi, mình không lên thiên đàng ngay, mà còn vấn vương ở lại trần thế này làm gì? Mục đích chúng ta còn tồn tại ở đây là để làm "thầy tế lễ" cho Chúa ở thế gian này.

 

 

Mục đích chúng ta còn tồn tại ở trên thế gian đây là để làm "thầy tế lễ" cho Chúa.

 

 

1) Trước hết, chúng ta hãy để ra một vài phút vào phần Kinh Thánh Cựu Ước, hầu hiểu thêm về vai trò của thầy tế lễ ngày xưa là gì. Ngày xưa, Đức Chúa Trời chọn riêng cho mình một dân tộc, nước thầy tế lễ, với mục đích để họ làm chứng cho mọi người trên thế gian biết đến Ngài và dân đó là dân Ysơraên (ngày nay gọi là dân Do Thái). Trong Xuất Hành 19:6(you will be for me a kingdom of priests and a holy nation.' These are the words you are to speak to the Israelites.") "Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Y-sơ-ra-ên." Trong vòng dân chọn này của Đức Chúa Trời, có một số người được Đức Chúa Trời biệt riêng ra để làm chức thầy tế lễ, trong đó có Arôn (anh của Môise) và những con trai của người. Sau này Đức Chúa Trời gọi riêng phái người Lêvi ra, để cùng với Arôn lo việc coi sóc đền tạm, đền thờ của Chúa. Trong Dân Số Ký 8:11/15a - (Aaron is to present the Levites before the LORD as a wave offering from the Israelites, so that they may be ready to do the work of the LORD. "... After you have purified the Levites and presented them as a wave offering, they are to come to do their work at the Tent of Meeting.) "A-rôn sẽ dâng người Lê-vi làm của lễ do phần dân Y-sơ-ra-ên mà đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giê-hô-va, và họ sẽ được phần làm công việc của Đức Giê-hô-va… Sau việc ấy, người Lê-vi sẽ đến đặng làm công việc của hội mạc."

 

 

Ngày xưa, Đức Chúa Trời chọn riêng cho mình một dân tộc, nước thầy tế lễ, với mục đích để họ làm chứng cho mọi người trên thế gian biết đến Ngài.

 

 

2) Công việc của các thầy tế lễ là liên hệ đến sự thờ phượng, đền thờ của Đức Chúa Trời, là nơi mà người Do Thái tin rằng có sự hiện diện của chính Ngài. Ngoài những việc trong đền thờ như thắp đèn, xông hương, trách nhiệm chính của những thầy tế lễ này là thay mặt lo công việc cầu thay và dâng hiến của tế lễ chuộc tội trong đền thờ của Chúa. Trong Hêbêrơ 5:1(Every high priest is selected from among men and is appointed to represent them in matters related to God, to offer gifts and sacrifices for sins.) "Phàm thầy tế lễ thượng phẩm, từ trong loài người chọn ra, thì vì loài người lập nên hầu việc Đức Chúa Trời, để dâng lễ vật và hi sinh vì tội lỗi." Như vậy khi Phiêrơ nhắc chúng ta là dòng dõi của “thầy tế lễ nhà vua” đây có nghĩa là gì? Đương nhiên sứ đồ Phiêrơ không có nói đến nghĩa đen là chúng ta phải giống hệt như Arôn hay những người Lêvi ngày xưa, mà lo thắp đèn, xông hương trong nhà thờ, nhưng có tối thiểu 3 điểm chính sau đây, chúng ta học được về chức vụ này, mà có thể áp dụng cho chức vụ rao giảng đạo của mỗi người chúng ta:

 

a) Thứ nhất, thầy tế lễ là những người được "access," nghĩa là được đến gần, tương giao trực tiếp với Đức Chúa Trời qua Cứu Chúa Giê-xu, Con Ngài. Trong Hêbêrơ 4:14-16 chép qua Cứu Chúa Giê-xu, chúng ta được vào thẳng ân điển của Đức Chúa Trời - (We have a great high priest. He has gone up into the heavens. He is Jesus the Son of God. So let us hold firmly to what we say we believe. We have a high priest who can feel it when we are weak and hurting. We have a high priest who has been tempted in every way, just as we are. But he did not sin. So let us boldly approach the throne of grace. Then we will receive mercy. We will find grace to help us when we need it.) "Ấy vậy, vì chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, thì hãy bền giữ đạo chúng ta đã nhận tin. Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng." Là con cái của Vua Thánh chúng ta có đầy đủ "password và số PIN” để có thể trực tiếp vào nơi thánh của Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ là Thầy tế lễ Thượng Phẩm và đây là một đại phước.

 

 

Thầy tế lễ là những người được đến gần, tương giao trực tiếp với Đức Chúa Trời qua Cứu Chúa Giê-xu, Con Ngài.

 

 

b) Điều thứ hai, thầy tế lễ là những người biệt riêng ra để hầu việc Chúa và việc quan trọng nhất chính là thờ phượng Ngài. Anh chị em có biết mục đích chúng ta được Chúa tạo dựng nên là để thờ phượng Ngài không, chứ không phải để chúng ta ở trên trần thế này hưởng thụ những ơn phước vật chất mà thôi. Đôi khi mình đi làm chứng cho mọi người, chúng ta hay nói: "Bạn hãy mau tin nhận Chúa đi, được phước lắm, được nhiều may mắn." Điều này không có sai, nhưng đâu phải chỉ để được những phước tạm bợ ở đời này mà thôi, nhưng phải nói mục đích tối hậu chúng ta được cứu là để thờ phượng Ngài đúng cách và đời đời. Mỗi đời sống của chúng ta làm chức thầy tế lễ phải là một "bàn thờ thánh" để thờ phượng Chúa. Trong 1 Côr. 3:16-17 sứ đồ Phaolô nhắc nhở gì? (Don't you know that you yourselves are God's temple and that God's Spirit lives in you?) "Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao?"

 

 

Thầy tế lễ là những người biệt riêng ra để hầu việc Chúa và việc quan trọng nhất chính là thờ phượng Ngài.

 

 

c) Điều thứ ba, chức thầy tế lễ còn là công việc của người đứng chính giữa/người trung gian (mediator/go-between) giữa Đức Chúa Trời và thế gian để dẫn mọi người đến với Chúa. Chúng ta có năng quyền để làm việc này vì trước hết chúng ta đã kinh nghiệm, đã nếm được thể nào tình yêu thương ngọt ngào của Chúa đã đem chúng ta từ vũng bùn đen tối của tội lỗi đến nơi sáng láng; từ một cuộc đời nô lệ cho những tư dục, nghiện ngập, đến một nếp sống mới tự do và thoả lòng.

 

 

Chức thầy tế lễ còn là công việc của người đứng trung gian (mediator/go-between) giữa Đức Chúa Trời và thế gian để dẫn mọi người đến với Chúa.

 

 

i) Ngài cứu chúng ta và ban cho chúng ta sự sáng lạ lùng của Ngài, để chúng ta rọi ánh sáng đến thế gian tối tăm này. Vì vậy trong Mathiơ 5:14 Chúa Giê-xu gọi chúng ta là gì? (You are the light of the world.) “Các ngươi là sự sáng của thế gian." Chúng ta được ví như những “ngọn hải đăng” chiếu sáng trong đêm mù, để làm dấu cho các chiếc thuyền tìm đến được bến bờ bình an, thì đây chính là công việc ưu tiên của những thầy tế lễ đưa dẫn mọi người đến với Chúa yêu thương. Câu chuyện về một người lo việc chăm sóc một ngọn hải đăng ở một vùng biển kia. Mỗi ngày người này phải đem dầu và trèo lên ngọn hải đăng để mồi và đốt, làm tia sáng rọi cho những chiếc thuyền ở ngoài biển tìm được bến vào bờ đi vào bình an. Một ngày kia, người này khi đem dầu đến chỗ của ngọn hải đăng thì cứ lo đi giúp thêm dầu chỗ này, đốt chỗ kia cho những người khác, để rồi khi đến ngọn hải đăng thì không còn đủ dầu để đốt. Tối hôm đó, ngọn hải đăng không chiếu sáng vì hết dầu và hậu qủa là đã làm những chiếc thuyền lái ban đêm bị đâm vào những hóc đá, vì không có ánh sáng dẫn đường.

 

 

Chúa cứu chúng ta và ban cho chúng ta sự sáng lạ lùng của Ngài, để chúng ta rọi ánh sáng đến thế gian tối tăm.

 

 

ii) Chúa cứu chúng ta để ban cho chức vụ thầy tế lễ là chức vụ giải hoà, nghĩa là đem lại sự hòa thuận giữa người và Trời. Trong 2 Côrinhtô 5:20 sứ đồ Phaolô nhắc rõ điều này – (We are therefore Christ's ambassadors, as though God were making his appeal through us. We implore you on Christ's behalf: Be reconciled to God.) "Vậy chúng tôi làm chức khâm sai (đại sứ) của Đấng Christ, cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo. Chúng tôi nhơn danh Đấng Christ mà nài xin anh em: hãy hòa thuận lại với Đức Chúa Trời." Chức khâm sai giống như một người đứng chính giữa và nối tay của Đức Chúa Trời với tay của những kẻ tội nhân trong thế gian vậy.

 

 

Chúa cứu chúng ta và gọi chúng ta trong chức vụ thầy tế lễ để giải hoà, đem lại sự hòa thuận giữa người và Trời.

 

 

iii) Nguyên nghĩa của động từ “rao giảng” trong câu gốc còn có nghĩa là “to publish” dịch ra là phô trương, hay trưng bày. Khi suy nghĩ đến chữ “publish”, chúng ta có hiểu chúng ta là những “show-case,” nghĩa là những “tủ kính lộng lẫy bày hàng” của Chúa ở trong thế gian này không? Nếu anh chị em đi shopping, chúng ta thấy trước tất cả những cửa hàng nổi tiếng đều có những tủ kính sáng rọi những ánh đèn rực rỡ và trong những tủ kính đó họ trưng bày những sản phẩm ưu tú nhất, những kiểu áo hợp thời trang nhất với những màu sắc rực rỡ nhất để thu hút khách vào mua. Không ai đem những đồ rách hay những kiểu áo xấu xí ra trưng trong những tủ kính này hết, phải không, nhưng phải là những sản phẩm hạng ưu. Đức Chúa Trời cứu chúng ta, biến hóa chúng ta trở nên thánh đồ, thành những “sản phẩm ưu tú” của Ngài, để Ngài trưng bày/phô trương giữa thế gian này về quyền phép, lòng thương xót yêu thương vĩ đại của Ngài, để thu hút nhiều người ăn năn quay trở lại cùng Chúa. Chúng ta có ý thức điều này không? Có hiểu rõ chức phận rao giảng đạo của Chúa trao cho mình không? Chúng ta có hiểu mình là “show-case” của Chúa không?

 

 

Đức Chúa Trời cứu chúng ta, biến hóa chúng ta trở nên thánh đồ, thành những “show-case” của Ngài, để Ngài trưng bày/phô trương giữa thế gian này về quyền phép, lòng thương xót yêu thương vĩ đại của Ngài, hầu thu hút được nhiều người ăn năn quay trở lại cùng Chúa.

 

 

III. Mạng Lệnh Chúa Sai

 

Thêm một điều nữa chúng ta cần nhận thức về chức vụ rao giảng đạo ở đây là một mạng lệnh của Chúa trao cho Hội Thánh của Ngài ngày hôm nay. Trong Công Vụ 1:8 – Chúa Giê-xu phán gì? (But you will receive power when the Holy Spirit comes on you. Then you will be my witnesses in Jerusalem. You will be my witnesses in all Judea and Samaria. And you will be my witnesses from one end of the earth to the other.") “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.” Có 3 điểm vắn tắt chúng ta cần hiểu về đại mạng lệnh này:

 

 

Chức vụ rao giảng đạo ở đây là một mạng lệnh của Chúa trao cho Hội Thánh của Ngài ngày hôm nay.

 

 

1) Thứ nhất, mạng lệnh này trao cho ai? “Các ngươi” đây là những môn đồ đầu tiên của Hội Thánh ban đầu có khoãng chừng 120 người trên phòng cao và ngày nay nghĩa là mỗi Hội Thánh nói chung và mỗi con cái Chúa nói riêng. Đây là một điều hết sức là khó hiểu đó là tại sao Chúa lại muốn dùng chúng ta trong đại mạng lệnh này? Tại sao Ngài không dùng các thiên sứ đầy quyền phép ở trên trời, tại sao Chúa không làm những phép lạ đổ mưa với những truyền đạo đơn từ trên trời rớt xuống, hay làm cho những người chết sống lại như trong ẩn dụ “Người giàu có và Laxarơ” có chép trong Luca 16:27-28 mà người giàu có xin Ápbraham cho Laxarơ đã sống lại trở về báo cho 5 người anh em biết về địa ngục để họ ăn năn mà thoát được hình phạt. Đức Chúa Trời không dùng những phương pháp này, nhưng lại sai chúng ta, trao đại mạng lệnh này cho những người bất toàn như chúng ta. Tôi không thể hiểu được, nhưng chỉ một điều tôi cần hiểu về ý muốn của Chúa đó là Hội Thánh của Ngài phải rao giảng đạo cho đến cùng trái đất – there is no Plan B.

 

 

Một điều cần hiểu về ý muốn của Chúa đó là Hội Thánh của Ngài phải rao giảng đạo đến cùng trái đất, vì Chúa không có một chương trình nào khác.

 

 

2) Thứ hai, nếu hiểu đây là một mạng lệnh thì chúng ta phải tuân theo, không có chọn lựa hay bào chữa tùy theo ý riêng của mình. Khi đi làm, ông chủ sai chúng ta là những nhân công, chúng ta có thương lượng được không? “Thôi giao cho người khác, để khi nào rảnh tôi sẽ làm.”  Mục sư Joel Hilbun có lần nhắc chúng ta điều này, ông nói không bao giờ có câu nói mâu thuẫn “No, Lord!” nghĩa là “Thưa Chúa, không được!” Nếu Chúa là Chúa và chúng ta là những đầy tớ thì không được phép nói “không được,” nhưng phải lúc nào cũng “Yes, Lord!” như ngày xưa sau khi tiên tri Êsai thấy được sự vinh hiển của “Chúa,” ông thốt lên ngay: “Có con đây, Xin Ngài sai con!”

 

 

Nếu hiểu đây là một mạng lệnh thì chúng ta phải tuân theo, không có chọn lựa hay bào chữa tùy theo ý riêng của mình.

 

3) Thứ ba, Chúa hứa ban cho chúng ta Đấng Giúp Đỡ (the Helper) đó là Chúa Thánh Linh để giúp chúng ta trong chức vụ này. Chúa Thánh Linh giữ vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con cái Chúa, không thể kể hết được, nhưng chỉ nói đến vài điều liên hệ đến chức vụ rao giảng.

 

 

Chúa hứa ban cho chúng ta Đấng Giúp Đỡ đó là Chúa Thánh Linh để giúp chúng ta trong chức vụ này.

 

 

a) Rôma 8:9-11 – Cho mỗi người ngay sau khi ăn năn tội tin nhận Cứu Chúa Giê-xu thì Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời đi vào và hiện diện ngay trong lòng của người tin – (But your sinful nature does not control you. The Holy Spirit controls you. The Spirit of God lives in you. Anyone who does not have the Spirit of Christ does not belong to Christ. Christ lives in you. So your body is dead because of sin. But your spirit is alive because you have been made right with God. The Spirit of the One who raised Jesus from the dead is living in you. So the God who raised Christ from the dead will also give life to your bodies, which are going to die. He will do this by the power of his Spirit, who lives in you.) “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài. Vậy nếu Đấng Christ ở trong anh em, thì thân thể chết nhân cớ tội lỗi, mà thần linh sống nhân cớ sự công bình. Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống.” Chú ý có đến 4 lần có động từ “ở trong” để làm chứng chắc chắn mỗi người tin Chúa có Đức Thánh Linh ở trong người đó, ngay sau khi người đó ăn năn tội và tiếp nhận Cứu Chúa Giê-xu.

 

 

Ai tin Chúa thì có Đức Thánh Linh ở trong người đó, ngay sau khi người đó ăn năn tội và tiếp nhận Cứu Chúa Giê-xu.

 

 

b) Đức Thánh Linh ở trong chúng ta để làm gì? Trong Giăng 14:16/26 và 15:26 có chép về danh xưng của Đức Thánh Linh để giúp chúng ta hiểu Ngài làm gì cho chúng ta - (I will ask the Father. And he will give you another Friend to help you and to be with you forever.) “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời.” Danh xưng Yên Ủi của Đức Thánh Linh từ chữ “paraklaytos” cùng một chữ với “nick name” của Banaba trong Công Vụ 4:36(Joseph was a Levite from Cyprus. The apostles called him Barnabas. The name Barnabas means Son of Help.) “Vậy có Giô-sép mà các sứ đồ đặt tên là Ba-na-ba, nghĩa là con trai của sự yên ủi, về họ Lê-vi, quê hương tại Chíp-rơ.” Chữ “yên ủi” đây dịch ra trong tiếng Anh là “Encouragement” nghĩa là “coming along side to help” tạm dịch ra tiếng Việt là “đi bên cạnh” để cố vấn, giúp đỡ. Đó chính là vai trò quan trọng của Đức Thánh Linh luôn đi bên cạnh để giúp sức và ban cho mỗi chúng ta quyền phép trong chức vụ rao giảng đạo mà chúng ta phải tin điều đó.

 

 

Đấng “yên ủi” luôn “đi bên cạnh” để cố vấn, giúp đỡ, và ban cho mỗi chúng ta quyền phép trong chức vụ rao giảng đạo.

 

 

Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi đã hy sinh Con Ngài, Ngài chọn và gọi chúng ta làm chức thầy tế lễ rao giảng đạo cho mọi người, Đức Thánh Linh đã được ban cho ở bên cạnh để giúp đỡ chúng ta, bây giờ chỉ còn thiếu có một điều nữa thôi, chúng ta có bằng lòng vâng phục đi ra rao giảng đạo không?

 

Có lần tôi đọc về một sự kiện xẩy ra cách đây nhiều năm ở trên một đường phố của tiểu bang New York về một người phụ nữ có tên là Kitty Genovese đã bị một người đàn ông hãm hiếp và đâm chém ngay trước mắt 38 người hàng xóm sống bên cạnh cô. Chính họ là những người nghe tiếng cô kêu la thảm thiết trong vòng gần 90 phút; Nhưng trong suốt cả thời gian đó, không có một ai trong vòng 38 người hàng xóm của cô ra tay cứu giúp, kể cả gọi 911 để báo cáo đến cảnh sát. Nghe đến sự kiện này, tôi tự nghĩ không phải người đàn ông hãm hại cô Kitty Genovese là người ác thôi, nhưng những người hàng xóm của cô cũng thật là những người ác chăng, vì không ra tay cứu kẻ bị nạn?  Nhưng có bao giờ chúng ta tự nghĩ đến mình là những thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và ở xung quanh mình cũng có biết bao nhiêu người đang chìm đắm trong tội lỗi, và trên con đường đi xuống hồ lửa địa ngục đời đời, nhưng lòng chúng ta lại cứ trơ trơ, cứ tìm lý do này để bào chữa, chẳng thèm nói cho họ biết về con đường cứu rỗi trong Cứu Chúa Giê-xu sao?

 

Dr. John Piper nói một câu để giúp tóm tắt bài giảng sáng nay như sau: “God made us who we are so we could make known to the world who He is.” Tạm dịch là “Đức Chúa Trời đã biến hóa chúng ta trở nên những người thánh, để phô trương cho thế gian biết chính Ngài là ai.”  Nguyện xin Đức Thánh Linh giúp mỗi người chúng ta nói riêng và Hội Thánh nói chung đừng bao giờ lãng quên chúng ta đã được cứu là để rao giảng quyền phép và tình yêu thương của Đức Chúa Trời, vì Ngài yêu thương mọi người ở trên thế gian này, không muốn cho một ai bị hư mất, đến nỗi đã dám hy sinh chính Con một của mình cho chúng ta! Amen!

 

 

“Đức Chúa Trời đã biến hóa chúng ta trở nên những người thánh, để phô trương cho thế gian biết chính Ngài là ai.”

 

 

-------------------- Lời Mời Gọi

 

Chúng ta có hiểu tại sao Đức Chúa Trời đã yêu thương thế gian, trong đó có chúng ta “đến nỗi” đã dám hy sinh Con Ngài vì chúng ta không? Chúng ta có biết rõ mình là ai không? Chúng ta có đang quên lãng đi trách nhiệm “thấy tế lễ” không? Chúng ta không còn là những người thường tình, không phải là "thiên hạ" nữa, nhưng chúng ta là dân chọn riêng của Chúa, là dân thánh, được trực tiếp đến với Đức Chúa Trời là Vua của muôn vua, Chúa của cả muôn chúa, và Ngài chọn chúng ta làm những đại sứ để rao giảng quyền phép và tình yêu thương của Chúa cho mọi người không? Chúng ta có hiểu Chúa cứu chúng ta như vậy là bởi vì Ngài cũng muốn cứu những người xung quanh chúng ta không, vì ý muốn của Chúa là không một ai trên thế gian này bị hư mất hết. Chúng ta có hiểu mình là “show-case” của Chúa không để phô trương quyền phép, sự thánh khiết và tình yêu thương vô điều kiện của Ngài cho mọi người, không chừa một ai không? Chúng ta có biết Đức Thánh Linh đã được ban cho để giúp đỡ chúng ta không? Chúng ta có thường kêu cầu Ngài giúp đỡ mình không?

 

Sau khi nghe bài giảng này, chúng ta sẽ quyết định làm gì? Chúng ta có sẽ nghe và rồi chắng làm gì hết sao, hay chúng ta sẽ dâng hiến đời sống của mình để Đức Thánh Linh xử dụng đem tin lành đến cho những người xung quanh chúng ta không?

 

The Call to Declare God’s Power and Goodness

(1 Peter 2:9)

 

 

“But you are a chosen people, a royal priesthood, a holy nation, God’s special possession, that you may declare the praises of him who called you out of darkness into his wonderful light.”

 

 

To seize the visions of expanding God’s kingdom on earth, Vietnamese Hope Church (VHBC) needs to make every effort on the ministry of evangelism. We must first understand that God’s will is not wanting anyone to perish, but everyone to come to repentance. God’s will is illustrated so great that He gave His one and only Son. The pre-destination doctrine that God already chose a certain group of people not to be saved is not biblical. Of course, the Almighty God already knows at the end who will be saved and who will not be saved. A person is not saved not because God does not want that person not to perish, but because he has rejected the gift of His Son. We cannot excuse not to evangelize to everyone because we do not really know who in the end will reject the gift of grace. Only one thing we need to know is that God wants to save everyone and only one thing we need to do is to declare the gospel to everyone. God saves us so that He can save the world around us. By His mercy, He called us to be a royal priesthood. What did the priests in the Old Testament do? First, God called the Israelites to be a kingdom of priests and to be a witness for Him to the world. The priests cared for the temple which is symbolized the very present of God. The high priests’ duty is to represent His people matters related to God, to offer gifts and sacrifices for sins. There are at least 3 things we should learn about our New Testament priesthood:

 

1) We can access directly to the holy of hollies by the blood of Jesus,

2) We are separated as priests to serve God and our greatest service is to worship Him,

3) We are the "go-between" God and the modern world.

 

Our priesthood purpose is to light the dark world and to reconcile the world back to God. We are the “show-case” of Christ’s power and the great love of God. Note that this is a commandment from God for us to evangelize the world and there is no plan B. Jesus gave the Holy Spirit (paraklaytos) to indwell in us and to come along side to help us fulfilling our call. God’s will is wanting no one perish, God choice is to call us as a royal priesthood, God’s help is the gift of the Holy Spirit; there is only one matter left – “Are we willing to go?” As we walk around the world, do we hear the cry of dying people say “Can you hear me now?” In summary, “God made us who we are so we could make known to the world who He is.” We must go!