Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 69

Phương Pháp Chứng Ðạo

(Evangelism Tools)

Côlôse 1:9-11

www.vietnamesehope.org

 

“… cứ cầu nguyện cho anh em không thôi, và xin Đức Chúa Trời ban cho anh em được đầy dẫy sự hiểu biết về ý muốn của Ngài, với mọi thứ khôn ngoan và hiểu biết thiêng liêng nữa, hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường, nẩy ra đủ các việc lành, càng thêm lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời, nhờ quyền phép vinh hiển Ngài, được có sức mạnh mọi bề, để nhịn nhục vui vẻ mà chịu mọi sự.

(For this reason, since the day we heard about you, we have not stopped praying for you. We continually ask God to fill you with the knowledge of his will through all the wisdom and understanding that the Spirit gives, so that you may live a life worthy of the Lord and please him in every way: bearing fruit in every good work, growing in the knowledge of God, being strengthened with all power according to his glorious might so that you may have great endurance and patience)

 

 

Tuần trước chúng ta đã nghe một bài giảng giới thiệu về mạng lệnh và tinh thần truyền giáo cho mỗi con cái Chúa, và có thể tóm tắt trong ba điều chính như sau:

 

1) Ý muốn của Đức Chúa Trời đó là không một ai bị chết mất trong hồ lửa địa ngục, đến nỗi Ngài đã bằng lòng hy sinh chính Con một mình, chịu chết trên cây thập tự gía, hầu cho hễ ai ăn năn tội, tiếp nhận Con ấy thì được cứu và nhận được sự sống đời đời,

 

2) Chúa gọi Hội Thánh của Ngài làm chức thầy tế lễ, là những người trung gian, để rao giảng Tin Lành này cho mọi người xung quanh chúng ta,

 

3) Đức Thánh Linh đã được ban cho để “giúp đỡ” và thêm quyền phép hầu chúng ta có thể làm trọn chức vụ rao giảng Tin Lành cho mọi người.

 

Một ý tưởng, sự suy nghĩ chúng ta cần dẹp bỏ nếu có, đó là công tác truyền giáo này chỉ dành riêng cho một số người có ơn đặc biệt mà thôi; nhưng phải hiểu công tác truyền giáo là cho mọi kẻ tin; Cho đến khi nào chúng ta thay đổi tư tưởng như vậy thì Hội Thánh Chúa mới có thể phát triển đúng mức và đúng mục đích.

 

 

Một ý tưởng chúng ta cần dẹp bỏ đó là công tác truyền giáo chỉ dành riêng cho một số người có ơn đặc biệt mà thôi.

 

 

I. Những Điều Kiện Căn Bản

 

Một người muốn dự phần trong công tác truyền giáo cá nhân, hay hiệp tác với Hội Thánh cần có một số điều kiện căn bản phải đáp ứng. Làm gì ở trên đời này cũng đòi hỏi một số điều kiện phải có, tiếng Anh gọi là “qualifications” thì người ta mới mướn mình làm; chẳng hạn như điều kiện phải biết nói và đọc được tiếng Anh, phải có sức khoẻ tốt, phải biết lái xe v…v… thì cũng vậy, ai muốn truyền giáo Tin Lành cũng phải nên cố gắng trau dồi 3 điều sau đây:

 

1) Thứ nhất, giữ một mối liên hệ mật thiết với Chúa Giê-xu mỗi ngày qua sự học Kinh Thánh và cầu nguyện, để cho mình có đồng một tâm tình, có cái nhìn và sự suy nghĩ giống như Ngài về công việc truyền giáo. Tâm tình của Chúa Giê-xu về công việc truyền giáo là gì? Là tâm tình của Đức Chúa Trời muốn cứu mọi người, vì vậy Chúa Giê-xu đã bằng lòng tự bỏ mình đi, đến thế gian, chịu chết trên cây thập tự giá, để cung cấp một lối thoát cho nhân loại khỏi sự đoán phạt của tội lỗi là sự chết đời đời, mà được sự sống trên thiên đàng. Cái nhìn của Chúa Giê-xu về công việc truyền giáo là gì? Là Tin lành phải được giảng ra khắp đất, hầu cho người ta nghe, mà khi người ta nghe thì mới tin, mà ai tin thì được cứu. Trong Mathiơ 9:36-38 – khi nhìn một đám đông người, Chúa Giê-xu đã có phán ứng gì? (When he saw the crowds, he had compassion on them, because they were harassed and helpless, like sheep without a shepherd.  Then he said to his disciples, “The harvest is plentiful but the workers are few. Ask the Lord of the harvest, therefore, to send out workers into his harvest field.”) “Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn. Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình.” Khi một người có mối liên hệ mật thiết với Chúa, ở gần Chúa thường xuyên thì điều tự nhiên người đó sẽ có cái nhìn giống như Chúa vậy, nghĩa là muốn rao giảng Tin Lành cho mọi người xung quanh mình. Ông bà chúng ta nói một câu rất đúng theo một định luật tự nhiên: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng;” Cũng vậy, khi chúng ta gần Chúa Giê-xu thì tự nhiên chúng ta sẽ quan tâm và có cái nhìn giống như Chúa về công việc truyền giáo.

 

 

Muốn làm chứng đạo cho hữu hiệu, chúng ta phải giữ một mối liên hệ mật thiết với Chúa Giê-xu qua sự học Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày, để có đồng một tâm tình và sự suy nghĩ giống như Ngài về công việc truyền giáo.

 

 

2) Điều kiện thứ hai để chúng ta có thể truyền giáo một cách hữu hiệu đó là phải cố gắng nhờ cậy Chúa Thánh Linh sống một đời sống thánh sạch, vì nếu không thì làm sao chúng ta có thể làm chứng cho mọi người thấy được quyền phép cứu rỗi của Chúa Giê-xu. Một trong những lý do thường cản trở một người ngoại muốn đến tìm hiểu về Chúa Giê-xu đó là bởi vì họ thấy có sự mâu thuẫn trong đời sống của những người tự xưng là tín đồ của Chúa Giê-xu, nhưng lại sống chẳng khác chi họ. Người ngoai họ không có đọc Kinh Thánh để biết đạo, nhưng gián tiếp họ đọc qua đời sống của mỗi người chúng ta, xem coi có hợp với lại "đạo lành" hay không? Có thể nào tôi làm chứng "đạo" cho một người ngoại, và mời họ đến thăm Hội Thánh, mà miệng tôi cứ hôi đầy mùi rượu, ngôn nghữ mình dùng có nhiều tiếng tục, được không? Có lần tôi vào một tiệm bán thức ăn, thấy họ bầy ra bán thêm những bức tượng, và tranh ảnh của Chúa Giê-xu, nhưng ngay bên cạnh đó là hai cái máy chơi cờ bạc “Poker," thì thử hỏi có gì khác biệt, hấp dẫn hay thu hút của đạo Chúa Giê-xu không? Trong Côlôse 1:9-11 – (you may live a life worthy of the Lord) “... ăn ở cách xứng đáng với Chúa..." để có sức mạnh mọi bề mà biết chịu đựng và vui vẻ làm chứng cho mọi người xung quanh mình. Lời Chúa nhắc chúng ta phải có cách ăn lối ở của người cơ đốc xứng đáng với Tin Lành ở trong chúng ta, thì mới dễ làm chứng Tin tức tốt lành đó được. Ðộng từ "ăn ở" (tiếng Anh dịch ra là verb "to conduct") đây mang ý nghĩa của việc "to perform your duties as a citizen," nghĩa là làm trọn bổn phận của một công dân nước Trời, sống theo những định luật, đường lối, mạng lệnh của Đức Chúa Trời là Chúa của nước Trời, Chúa chúng ta.

 

Chúng ta phải hiểu điều này khi chúng ta đi ra làm chứng đạo, những người nghe luôn thắc mắc hai điều: thứ nhất, Tin Lành của Chúa Giê-xu là gì mà mình muốn giới thiệu cho họ? và thứ hai, tin tức tốt lành này có thật như vậy không? Phần thứ nhất đôi khi dễ làm, nhưng phần thứ nhì có khi làm cho người ta bị “mắc cụt” (hick-up) là tại vì họ thấy người nói phần thứ nhất sống có sự mâu thuẫn làm cho họ nghi ngờ không biết tin tức tốt lành này có thật như vậy không? Có lần một người phụ nữ quảng cáo trên E-bay bán những quần áo size 42-50 còn rất tốt, với lý do là vì bà vừa xuống cân hơn 75 lbs. Sau khi quảng cáo những quần áo xong thì có nhiều người đánh e-mail đến bà tới tấp, nhưng không phải để mua quần áo của bà, nhưng họ muốn biết là bà đã làm cách nào mà xuống được 75 lbs vậy? Is it really worked? Làm sao bạn nói với tôi đây là Tin Mừng, Tin Vui, nhưng sao đời sống bạn lúc nào cũng đầy những than thở, chán chường, phàn nàn người này, chê người kia, nói xấu người nọ, chỉ trích những người trong nhà thờ mà bạn mời họ đến thăm thì ai mà dám tin. Thử hỏi có ai mà dại dột sẽ đi theo một chân lý "nói dậy mà không phải dậy sao?"

 

 

Chúng ta phải nhờ cậy Chúa Thánh Linh cố gắng sống một đời sống thánh sạch; nếu không thì làm thể nào chúng ta có thể làm chứng cho mọi người thấy được quyền phép cứu rỗi của Chúa Giê-xu.

 

 

Trong 2 Phiêrơ 1:3-7 - Sứ đồ Phiêrơ nhắc nhở cho chúng ta thấy một đời sống đạo của một người muốn truyền giáo cho được hữu hiệu là phải lánh xa những sự hư nát của thế giantrau dồi những đức hạnh cơ đốc(His divine power has given us everything we need for a godly life through our knowledge of him who called us by his own glory and goodness. Through these he has given us his very great and precious promises, so that through them you may participate in the divine nature, having escaped the corruption in the world caused by evil desires. For this very reason, make every effort to add to your faith goodness; and to goodness, knowledge; and to knowledge, self-control; and to self-control, perseverance; and to perseverance, godliness; and to godliness, mutual affection; and to mutual affection, love.) “Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta, và bởi vinh hiển nhân đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quí rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bản tánh Đức Chúa Trời. Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến.” Chúng ta không thể nào mời người ta tin vào Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng có thể cứu họ khỏi sự đoán phạt của tội lỗi, mà chính đời sống của mình chưa thắng được, chưa thoát được những cái nghiện ngập, tham lam, tứ đổ tường của thế gian này thì ai mà nghe chúng ta, phải không? Quyền phép cứu chuộc của Chúa ở đâu? Chúng ta khó có thể làm chứng đạo hữu hiệu khi đời sống chúng ta chưa bày tỏ tình yêu thương anh em mình và lòng yêu mến tha nhân qua những việc làm lành, lời nói lành, quan tâm đến những người khác. Có người nói rất đúng: “People don’t care what we say, until they see what we care for them.” Tạm dịch là “Thiên hạ không cần biết những gì chúng ta nói, cho đến khi họ thấy những gì chúng ta làm cho họ.”

 

 

Sống đạo nghĩa là phải lánh xa những sự hư nát của thế gian và trau dồi những đức hạnh cơ đốc.

 

 

3) Điều thứ ba của những người nào muốn dự phần truyền giáo Tin lành thì phải có thái độ sẵn sàng để làm chứng. Trong 1 Phiêrơ 3:15(But in your hearts revere Christ as Lord. Always be prepared to give an answer to everyone who asks you to give the reason for the hope that you have. But do this with gentleness and respect,)Nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ."

 

a) Anh chị em có sẵn sàng câu chuyện của đời mình chưa để làm chứng mình đã gặp Chúa Giê-xu và Tin Lành của Ngài đã biến đổi cuộc đời của mình như thế nào rồi không? Câu chuyện về cuộc đời mình nên nhớ gồm có 3 phần:

 

Ai muốn dự phần truyền giáo Tin lành thì phải có thái độ sẵn sàng để làm chứng “câu chuyện của đời mình.”

 

 

i) Cuộc đời trước khi mình gặp Chúa như thế nào? Cẩn thận đừng "vinh danh" những việc của con người cũ quá đáng, đừng làm sáng danh ma quỉ. Có người cứ lo làm chứng hồi xưa uống rượu đã lắm, đánh bài mút chỉ, để ra cả 20 phút tường thuật 4 cái tứ đổ tường của đời cũ mình ra, nhưng lại không chú trọng đến việc làm chứng về quyền phép biến đổi của Chúa.

 

ii) Tại sao tôi cần đến Chúa Giê-xu, hiểu biết được những lẽ thật gì? Và tôi đã gặp Ngài như thế nào?

 

iii) Cuộc đời của tôi bây giờ có Chúa Giê-xu như thế nào? Có những thay đổi gì? Có kinh nghiệm sự vui mừng, thỏa lòng, bình an hơn không, cho dù có khi gặp những nghịch cảnh: đau ốm, họan nạn, thất bại trong cuộc đời? Có những thói hư tật xấu, nghiện ngập nào quyền phép của Chúa đã giúp tôi vất bỏ đi được? Nếp sống hiện tại của mình như thế nào, khi chúng ta là những người có sự trông cậy/chờ đợi sự sống đời đời?

 

b) Chúng ta có sẵn sàng để biết giải thích Tin Lành là gì không? Có một vài câu Kinh Thánh nào mình đã thuộc lòng chưa để dùng làm nền tảng chứng đạo? Một trong những điều cản trở chúng ta làm chứng đạo là vì chúng ta sợ không biết nói gì; lý do chúng ta không biết nói gì là vì mình không chịu học mà thôi.

 

 

II. Tin Lành là gì?

 

Tin Lành hay gọi là Tin Mừng chính là tin tức tốt lành về Cứu Chúa Giê-xu, hay nói cách khác trung tâm điểm của Tin Lành chính là Đức Chúa Giê-xu. Mục tiêu khi chúng ta giới thiệu Tin Lành cho bạn bè mình nghĩa là chúng ta giới thiệu Cứu Chúa Giê-xu cho họ; chứ không phải giới thiệu nhà thờ hay một tôn giáo của con người. Khi đi ra truyền giáo, chúng ta phải hiểu tâm lý chung của thiên hạ là họ luôn thắc mắc "Chúa Giê-xu là ai? Có liên hệ gì đến tôi không? Tại sao bạn muốn giới thiệu Ngài cho tôi? Ngài có cao hơn những thần thánh tôi đang thờ lạy không?" Như vậy là con cái Chúa thì điều căn bản đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ Chúa Giê-xu của mình là ai để biết giới thiệu cho bạn bè mình, vì chúng ta không thể nào giải thích những điều mình chưa hiểu, chưa biết, phải không?

 

 

Tin Lành là tin tức tốt lành về Cứu Chúa Giê-xu, hay nói cách khác trung tâm điểm của Tin Lành chính là Đức Chúa Giê-xu.

 

 

Có nhiều cách giới thiệu cho mọi người biết về Tin Lành, nhưng có một vài điểm chính chúng ta cần ghi nhớ, bắt đầu bằng chữ “T”:

 

i) Thứ nhất, Chúa Giê-xu có liên hệ với Thượng Đế, Đấng Sáng Tạo, hay người Việt gọi là ông Trời. Ðối với người Việt-nam chúng ta, đại đa số đều nhận biết có Ông Trời là Ðấng đã dựng nên vũ trụ, vạn vật và loài người. Không ai nhìn lên mà nói là ông địa hết, nhưng là ông Trời, Ðấng tối cao; Ðấng ban cho nắng cho mưa, ban cho mùa màng, sức sống cho muôn loài mỗi ngày. Vì vậy mà người Việt chúng ta bẩm sinh đã có những câu nói như: "Trời sinh, Trời dưỡng; Trời sinh voi, sinh cỏ..." Không phải ông Trời ban cho sức sống mà thôi nhưng người Việt còn biết Ngài là Ðấng Quan Phòng và phán xét, vì Ngài thấy tất cả mọi tấm lòng, và Ngài có quyền phán xét trên mọi sự. Có người đã nói: "Ðèn Trời soi xét" hay "Lưới Trời lồng lộng, nhưng khó có ai thoát được" là vậy. Hay câu nói: "Mưu sự tại nhân, nhưng thành sự tại Thiên," vì mọi sự cuối cùng do Trời định. Nhưng sự hiểu biết về Ðấng Sáng Tạo, ông Trời rất hạn hẹp, vì Ngài cũng là Đấng vô hình. Sự huyền bí này đã bị dấu kín và trải qua ngàn đời, cho đến đúng thời điểm thì được bày tỏ ra, đó là lúc Chúa Giê-xu đầu thai, Con Trời sanh ra đời trong lòng của một người nữ đồng trinh, sống 33 năm trên đất, và cuối cùng chịu chết trên thập tự gía. Sự vô hình về ông Trời đã được tỏ sáng, hay gọi là thành hình, khi chính Con Một của Ngài, mặc thể làm Người sanh ra trong thế gian.

 

 

Chúa Giê-xu có liên hệ với Thượng Đế; chính Ngài là Đấng Sáng Tạo hiện thân thành Người.

 

 

Trong sách Côlôse 1:15-17 có chép về Chúa Giê-xu là ông Trời đã thành Người như sau: (The Son is the image of the invisible God, the firstborn over all creation. For in him all things were created: things in heaven and on earth, visible and invisible, whether thrones or powers or rulers or authorities; all things have been created through him and for him. He is before all things, and in him all things hold together.) "Ấy chính Ngài (Giê-xu) là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài." Kinh Thánh cho chúng ta thấy chính Chúa Giê-xu đã có trước từ muôn thưở vì chính Ngài là Đức Chúa Trời, Ðấng đã sáng tạo nên mọi loài và muôn vật và nắm giữ mọi vật đứng vững. Đây nghĩa là chính Ngài đang làm cho trái đất lơ lửng trong vũ trụ không gian và quay xung quanh nó với tốc độ khoãng 1,000 dặm mỗi giờ và mỗi ngày. Chính Chúa Giê-xu cũng đã tự xưng mình ngang hàng với Thượng Đế, là ông Trời, mà chưa có ai dám xưng. Trong Giăng 10:30 - chính Chúa Giê-xu tự xưng gì? (I and the Father are one.”) "Ta với Cha là một,” hay nôm na theo người Việt nói thì chính Chúa Giê-xu với ông Trời là Một.

 

Không phải những lời Kinh Thánh chép lại về Ngài là Đấng Sáng Tạo, không chỉ những lời chính Ngài đã tuyên bố về mình thôi, nhưng qua đời sống của Chúa Giê-xu, Ngài chứng tỏ mình có quyền năng của Đức Chúa Trời qua những phép lạ Ngài đã làm. Trong Kinh thánh có ghi chép lại khoãng 34 phép lạ Chúa Giê-xu đã làm, mà trên đời này chưa có ai làm được như vậy, chỉ có "ông Trời" mới làm được mà thôi. Như vậy khi chia xẻ Tin Lành, chúng ta phải làm chứng sự liên hệ giữa Đấng Sáng Tạo, Thượng Đế với Chúa Giê-xu, và giúp người nghe hiểu tin cậy ông Trời chính là tin cậy Cứu Chúa Giê-xu; thờ phượng ông Trời là thờ phượng Chúa Giê-xu vì chính Ngài là Con một Đức Chúa Trời.

 

ii) Ðiểm thứ 2 đó là giới thiệu Chúa Giê-xu là Đấng có quyền phép “Tha tội” chúng ta. Để hiểu được Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Chuộc duy nhất cho cả nhân loại, chúng ta phải hiểu tội lỗicăn nguyên tại sao chúng ta cần giới thiệu Tin Lành cho mọi người. Triết lý của Phật tử đưa ra là phương thức tự giải quyết hậu quả của sự đau khổ ở đời này đó là tu trì "diệt dục" thì linh hồn sẽ được thiêu soát ra khỏi vòng lẩn quẩn mà đến được niết bàn;" Nhưng phật tử không giải thích hay tìm ra đâu là cội rể phát xuất ra cái vòng lẩn quẩn của những ác dục này. Nhưng lời Chúa cho chúng ta thấy rõ nguồn gốc của tội lỗi có từ lúc ban đầu ở trong tổ phụ loài người, và nay ở trong mỗi người chúng ta, vì chúng ta hết thảy đến từ dòng dõi đó.

 

 

Chúa Giê-xu là Đấng có quyền phép “Tha tội” chúng ta.

 

 

Ðể hiểu tại sao chúng ta cần Chúa Giê-xu là Ðấng Cứu Chuộc tội lỗi, chúng ta cũng cần hiểu hậu quả của tội lỗi là sự chết đời đời, vì Đức Chúa Trời là Ðấng công bình, thưởng phạt công minh. Sự công bình thánh khiết của Ngài có chép trong Êxêchiên 18:4(The one who sins is the one who will die.) "... Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết..." Còn trong Rôma 6:23 - có chép rõ về sự đoán phạt công bình của tội lỗi phải chịu đó là: (For the wages of sin is death, but the gift of God is eternal life in Christ Jesus our Lord.) "Tiền công của tội lỗi là sự chết." Sự chết đây không phải là sự chết phần thể xác mà thôi, nhưng sự phân rẽ khỏi Ðấng Sáng Tạo, cả hồn lẫn xác sẽ ở trong lửa địa ngục đời đời. Khi nhìn thấy những nhà tù, chúng ta thấy một phần hình ảnh của sự đoán phạt và sự phân rẽ là thể nào. Những nhà tù có đầy những bức tường, hàng rào sắt đầy giây kẽm gai, lính canh, máy dò, mà những tù nhân sống trong đó bị phân rẽ cô lập khỏi thế giới bên ngàoi. Họ sống mất tự do, họ phải ăn với những thứ người ta nấu sẵn cho mình ăn, phải mặc đồng phục màu cam luôn, phải ở trong khu vực đã định, vì những tội mình đã phạm, thì địa ngục còn kinh khủng hơn triệu lần như vậy.

 

 

Ðể hiểu tại sao chúng ta cần Chúa Giê-xu, chúng ta cần phải hiểu hậu quả của tội lỗi là sự chết đời đời.

 

 

Để hiểu tại sao chúng ta cần Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Chuộc, chúng ta phải ý thức rằng chính chúng ta không có khả năng để tự cứu mình ra khỏi hậu quả hư mất của tội lỗi được, nên mới phải tin cậy nơi Chúa Giê-xu. Công đức của mỗi chúng ta cộng lại chỉ là vô ích mà thôi; Nổ lực, sự cố gắng của mình cuối cùng chỉ dẫn đến con đường tuyệt vọng; không đủ để cứu linh hồn mình khỏi chốn hư mất, có nghĩa là vẫn thiếu, vì thế Rôma 3:23(for all have sinned and fall short of the glory of God,) "Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời" là vậy! Như vậy khi chia xẻ Tin Lành đó là chúng ta chứng tỏ Chúa Giê-xu có quyền năng tha tội, chính Ngài là Thượng Đế, là ông Trời thì mới làm điều này cho chúng ta được thôi.

 

 

Để hiểu tại sao chúng ta cần Chúa Giê-xu, chúng ta phải ý thức rằng chính chúng ta không có khả năng để tự cứu mình ra khỏi hậu quả hư mất của tội lỗi được.

 

 

iii) Điều thứ ba, giới thiệu Chúa Giê-xu là Đấng sẽ “Tể trị” muôn loài khi Ngài trở lại, y như lời Ngài đã nói. Nếu Chúa Giê-xu chịu chết và rồi nằm yên dưới lòng đất, thì Ngài chỉ ngang bằng với các chủ giáo khác mà thôi; nhưng Ngài đã từ cõi chết sống lại, chiến thắng tử thần vẻ vang, mà mọi giáo chủ khác đã chịu thua, và Chúa hứa sẽ trở lại để làm Vua của muôn vua, Chúa của muôn chúa. Trong Khải Huyền 19:16 - khi Chúa Giê-xu trở lại sẽ không còn trong thân thể của một hài nhi yếu đuối, nhưng (On his robe and on his thigh he has this name written: KING OF KINGS AND LORD OF LORDS.) "trên áo tơi và trên đùi Ngài, có đề một danh là Vua của các Vua và Chúa của các Chúa" làm Chủ tể của muôn người. Khải Huyền 1:17-18(When I saw him, I fell at his feet as though dead. Then he placed his right hand on me and said: “Do not be afraid. I am the First and the Last.  I am the Living One; I was dead, and now look, I am alive for ever and ever! And I hold the keys of death and Hades.) "... Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, là Đấng Sống, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ." Ai có chìa khoá là người có quyền; Chúa Giê-xu có quyền định ai bị vào âm phủ và ai được vào nước thiên đàng, vì chính Ngài đã thắng tử thần, từ phần mộ bước ra vẻ vang.

 

 

Chúa Giê-xu là Đấng sẽ “Tể trị” muôn loài khi Ngài trở lại, y như lời Ngài đã nói.

 

 

III. Chứng Đạo qua Tình Bạn Bè   

 

Có hai môi trường chính để tất cả con cái Chúa có thể dự phần trong công tác chứng đạo: môi trường thứ nhất rất là hữu hiệu đó là qua mối liên hệ bạn bè, hay tiếng Anh gọi là “Friendship Evangelism.

 

 

Môi trường chứng đạo hữu hiệu nhất đó là qua mối liên hệ bạn bè.

 

 

1) Một thống kê của cơ quan "Institute of America Church Growth" cho biết có lần họ phỏng vấn khoãng 10,000 người căn nguyên nào đã đem họ bước vào một nhà thờ lần đầu tiên: 2% cho biết là họ biết đến nhà thờ là vì được đáp ứng những nhu cầu đặc biệt qua các chương trình công tác xã hội (Special needs), 3% cho biết là tự nhiên đi tìm (Just walk-in), 3% cho biết vì do sự ảnh hưởng của tiếng tăm, lời giới thiệu về vị Mục sư, 6% là kết qủa của những cuộc thăm viếng chứng đạo (visitations), 8% do những chương trình đặc biệt (Evangelistic / special programs), nhưng có đến 79% lý do là vì do những người bạn bè hay những người thân thuộc trong gia đình giới thiệu (friend/relatives) mời họ đến nhóm. Thống kê này có lẽ đúng, nếu chúng ta thử hỏi một câu hỏi giống như vậy ở ngay trong vòng Hội Thánh của chúng ta ở đây thì có phải phần lớn chúng ta biết đến Tin Lành khi đến Hội Thánh này cũng là vì có những người bạn cơ đốc đã một lần đến mời mình đi nhóm, phải không?

 

Thật ra phương pháp làm chứng qua “làm bạn” không phải là một điều chi mới mẻ hết, nhưng chính Chúa Giê-xu của chúng ta cũng đã thường hay làm, khi Ngài còn sống trên đất.

 

a) Trong Luca 19 - Chúa Giê-xu làm bạn với Xachê, là một người thâu thuế trưởng lúc đó. Chúa xin đến thăm viếng làm bạn chính ngay trong nhà của Xachê, giữa một xã hội đang khinh bỉ những hạng người thâu thuế này.

 

b) Trong Mác 2:13-17 - Chúa Giê-xu ngồi ăn chung với một người thâu thuế nữa tên là Lêvi (sau này là sứ đồ Mathiơ) và cùng ngồi với các bạn hữu của ông là những phường xấu xa tội lỗi lúc đó.

 

c) Trong Giăng 4 - Chúa Giê-xu làm bạn với một người nữ dân ngoại ở vùng Samari, tại một giếng nước.

 

2) Điều chúng ta phải trả giá để truyền giáo theo phương pháp tình bạn bè này đó là sẽ tốn rất nhiều thì giờ, và đòi hỏi sự kiên nhẫn, vì không có một mối liên hệ nào được xây dựng tốt đẹp mà không cần thời gian, phải không? Chúng ta có thể xây dựng một tình bạn thân trong chỉ vòng 5 phút quen nhau được không?  Biết bao nhiêu mối liên hệ giữa vợ chồng, hay cha mẹ và con cái bị rời rạc ngày hôm nay, cũng vì một lý do chính mà thôi, thiếu thì giờ cho nhau. Muốn làm bạn, chúng ta phải chịu khó sau khi bước ra khỏi 4 bức tường của nhà thờ, chú ý làm quen, “xây cầu” để làm chứng đạo cho mọi người. Một người đã nghiên cứu trong 4 sách Tin Lành cho thấy, Kinh Thánh có chép lại tất cả khoãng 132 lần Chúa Giê-xu giao thiệp với những người xung quanh. Trong 132 lần thì có 6 lần Chúa nói chuyện giao thiệp với những đám đông trong đền thờ, 4 lần trong các nhà hội (synanogues), nhưng đến 122 lần Ngài tương giao/nói chuyện với những người khác ở ngoài đền thờ. Thiết nghĩ, nhiều khi Hội Thánh Chúa chưa tăng trưởng đúng mức là vì con cái Chúa đang "đóng khung" (frame) đạo tin lành trong 4 bức tường, gọi là "nhà thờ" từ 10:45 đến 12:15 mỗi Chúa Nhật mà thôi! Nếu chúng ta chỉ sống trong 4 bức tường của Hội Thánh, mà không chịu đi ra làm bạn, để chứng đạo thì hội thánh của Chúa có ích chi cho thế gian đang hư mất không?

 

 

Điều chúng ta phải trả giá để truyền giáo theo phương pháp tình bạn bè đó là sự tốn kém thì giờ, và đòi hỏi sự kiên nhẫn.

 

 

3) Muốn như vậy, chúng ta phải bắt đầu để ý và tìm những người bạn ở ngoài Hội Thánh Chúa để làm quen và chia xẻ Tin Lành.

 

a) Có thể chú ý đến những người đang có cùng một sở thích, trình độ, hoàn cảnh với mình. Trong cuốn sách "Friendship Evangelism" của Mục Sư Tôn thất Bình, ông có nhắc đến 4 nhóm người chúng ta nên để ý mà làm bạn. Mục Sư dùng 4 chữ viết tắt như sau "FRAN"

 

 

Để ý đến những người đang có cùng một sở thích, trình độ, hay hoàn cảnh với mình.

 

 

          F - Friends - cùng lứa tuổi, cùng sở thích (e.g. thích chơi volleyball)

          R - Relatives - những người thân yêu trong gia đình họ hàng của mình...

          A - Associates - những người cùng nghề nghiệp, liên hệ trong thương mại, công việc làm ăn

          N - Neighbors - những người ở ngay bên cạnh nhà của mình... trong xóm của mình

 

Nếu bạn đang có một cửa tiệm, cửa hàng (business) và bạn là ông/bà chủ thì lúc nào bạn cũng mong gì? Làm quen được nhiều người khách hàng để giới thiệu sản phẩm của mình và xây dựng mối liên hệ thân mật với khách hàng của mình, kể cả biết đến ngày sinh nhật của họ để giữ họ lâu dài.

 

b) Bước đến là chúng ta phải biết tạo cơ hội tốt để làm bạn với họ. Có những cơ hội thích hợp với những người mình muốn làm bạn như là: mời đi chơi thể thao, cùng sở thích như đi câu cá, mời đến dự ngày sinh nhật, đám cưới, BBQ, ra trường, kể cả khi tạm biệt. Trong ngành thương mại người ta luôn khôn ngoan bắt lấy mọi ngày lễ là cơ hội tốt để quảng cáo những sản phẩm “On sale” trên TV, radio, internet? Còn chúng ta không biết làm giống như vậy sao?  Hãy khéo léo xử dụng ân tứ tiếp khách, như dùng căn nhà của mình để tạo một môi trường có không khí thoải mái, để cho người bạn hay hàng xóm của mình tìm hiểu về đạo của Chúa Giê-xu. Một lần ban Youths và Young Adults có mục vụ "Single ministry" tại nhà tôi, chúng tôi tìm gặp được thêm 5 người bạn mới trong vòng một tháng do những anh chị em đến dự mời.

 

Xử dụng ân tứ giúp đỡ, khi thấy người bạn mình có nhu cầu và tìm cách giúp đỡ tận tình, mà không cần được trả ơn, Chẳng hạn như khi người hàng xóm dọn nhà, chúng ta qua giúp một tay, babysit, lấy thơ cho khi họ đi vắng. Đương nhiên qua sự giúp đỡ chúng ta tìm cơ hội tốt để làm chứng Tin Mừng, và mời bạn mình đến những buổi nhóm, tìm hiểu thêm về chân lý Tin Lành.

 

 

Hãy khéo léo xử dụng những ân tứ thuộc linh để tạo cơ hội làm chứng đạo.

 

 

IV. Hiệp Tác với Hội Thánh

 

Môi trường thứ hai là hiệp tác với hội thánh Chúa chung trong công tác truyền giáo.

 

1) Ý muốn của Chúa Giê-xu cho Hội Thánh là phải hiệp tác với nhau trong đại sứ mạng. Người đời mà còn biết “Một cây làm chẳng nên non đâu!” huống gì chúng ta?

 

2) Hiệp tác với nhau trong sự cầu nguyện để Chúa Thánh Linh mở lòng, mở mắt những người xung quanh chúng ta, để họ biết ăn năn quay trở về với Chúa. Có người hỏi nhà giáo sĩ Billy Graham “What are the secrets of evangelism?” Ông không ngần ngại trả lời chỉ có 3 bí quyết thôi đó là: 1) cầu nguyện, 2) cầu nguyện và 3) cầu nguyện! Lòng con người là "mù tối," mà chỉ có quyền năng của Đức Thánh Linh mới mở mắt họ được. Lời chứng của Mục Sư người Anh nổi tiếng tên Charles Spurgeon là người giảng rất là được ơn, cả trăm người đến tin nhận Chúa ở bên Anh trong mỗi buổi nhóm truyền giảng. Có người hỏi ông bí quyết ở đâu? Ông dẫn họ xuống một căn phòng ở lầu dưới thánh đường có khoảng 200-300 cái ghế ngồi và nói: “Mỗi khi tôi truyền giảng ở trên lầu, thì ở dưới đây có cả trăm người cầu nguyện xin Đức Thánh Linh tác động lòng của những người nghe – đó là bí quyết!”

 

3) Để ý đến những chương trình truyền giảng đặc biệt của Hội Thánh. Ngày truyền giảng mỗi tháng của VHBC thường là tuần lễ thứ 3, chúng ta sửa soạn cầu nguyện và mời bạn bè thân hữu đến dự. Chương trình truyền giáo đặc biệt theo mùa có những diễn gỉa đến từ xa, nổ lực khéo léo mời bạn bè sớm qua những lá thư có sẵn, đừng để “nước tới chân mới chạy.” Chương trình phát truyền đạo đơnDVD “Jesus” mỗi tháng. Một phương pháp rất hay để biết chia xẻ Tin Lành đó là phải thích đọc những truyền đạo đơn, trong đó có những câu Kinh Thánh dùng trong sự truyền giáo và những thí dụ có thể dùng. Những tài liệu như: “Những bước dẫn đến hòa thuận với Đức Chúa Trời (Billy Graham), những sách nhỏ với hình vẽ, Hướng đi cho cuộc đời của Mục Sư Nguyễn văn Huệ cho những người ngoại thích đọc, Tin Dữ và Tin Lành” v…v… Cách dùng truyền đạo đơn mà mình muốn chia xẻ:

 

a) Ðọc đi đọc lại nhiều lần, tập nhớ một vài những câu Kinh Thánh gốc,

 

b) Cầu nguyện xin Đức Thánh Linh mở đường cho mình gặp 1-2 người bạn để làm chứng,

 

c) Có thể bước đầu tiên, chúng ta chỉ biếu truyền đạo đơn cho người bạn mà thôi,

 

d) Nếu có cơ hội, hướng dẫn họ đi qua truyền đạo đơn để hiểu về Tin Lành, Cứu Chúa Giê-xu,

 

e) Mời gọi và cầu nguyện với họ tiếp nhận Chúa,

 

f) Giới thiệu họ đến Hội Thánh và chăm sóc họ cho đến khi trở thành một môn đồ của Chúa Giê-xu.

 

4) Dự phần trong những nhóm nhỏ của mình, thích hợp với sở thích và nhu cầu của lứa tuổi qua những buổi thăm viếng chứng đạo.

 

 

Hiệp tác với hội thánh Chúa trong công tác truyền giáo qua sự cầu nguyện, những chương trình truyền giảng đặc biệt, và dự phần trong nhóm nhỏ của mình.

 

 

Ông Robert Woodruff là President của hãng Coca-cola từ 1923-1955, đã có một khải tượng lớn đó là: "In my lifetime, I want to see everyone in the world to have tasted Coke!" Tạm dịch: “Trong cuộc đời của tôi sống, tôi ước mong mọi người trên thế giới này sẽ nếm được nước ngọt Coca-cola.” Là con cái Chúa, chúng ta có khải tượng giống như vậy không? Đó là trong cuộc đời của VHBC, chúng ta thật mong ước tất cả mọi người Việt ở Baton Rouge được nghe đến Tin Lành của Cứu Chúa Giê-xu? Nguyện xin Chúa đặt lại trong lòng của mỗi chúng ta tấm lòng yêu thương thật đến những kẻ tội nhân xung quanh mình, mà biết bước ra khỏi 4 bức tường của nhà thờ, làm bạn cùng hiệp tác với hội thánh Chúa để chia xẻ Tin Lành với mọi người.

 

 

Là con cái Chúa, chúng ta có khải tượng mong ước tất cả mọi người Việt ở Baton Rouge được nghe đến Tin Lành của Cứu Chúa Giê-xu không?

 

 

 

 

-------------------- Lời Mời Gọi

 

Mỗi con cái Chúa đều là những người đã từng kinh nghiệm được tình yêu tuyệt vời của Chúa ban cho mình là thể nào, phải không? Ngày trước chúng ta sống trong tôi mọi của tội lỗi, những nghiện ngập, xiềng xích vô hình của sự tham lam, xấu xa thuộc của thế gian; nhưng nay đã được Chúa giải cứu và đổi mới mỗi ngày. Nếu đã kinh nghiệm quyền phép này thì điều tự nhiên chúng ta cũng phải có một tấm lòng yêu mến những kẻ tội nhân là những người giống như chúng ta ngày xưa vậy. Nếu xét lại tấm lòng yêu thương của chúng ta cho những người hư mất ở xung quanh mình thì tấm lòng đó đang như thế nào? Điều lạ là hình như càng ở trong Chúa lâu, tấm lòng cho những người hư mất hình như càng ngày càng phai nhạt; chúng ta sống nhiều khi chẳng còn quan tâm đến những kẻ hư mất ở xung quanh mình nữa? Có lẽ là vì mình đang bị chi phối bởi những bận rộn của đời này, và bị lôi kéo chìm đắm vào những thú vui ở đời này rồi chăng?

 

Đâu là lần cuối mình quan tâm đến những người hư mất mà cầu nguyện cho họ?

Đâu là lần cuối chúng ta đã dùng truyền đạo đơn để làm chứng cho một người ngoại?

Đâu là lần cuối chúng ta cùng hiệp tác với hội thánh trong những cơ hội truyền giáo?

 

Chúng ta tự xét và có cảm thấy mình đang thiếu xót trong công việc này mà cần Đức Thánh Linh phục hưng tấm lòng và thái độ trong công việc truyền giáo không? Điều thật đáng buồn nếu chúng ta đến nhóm ra về vẫn cứ tự mãn là mình chẳng cần biến đổi điều chi hết. Nếu muốn phải để dành thì giờ cầu nguyện tha thiết với Chúa ngay giây phút này - “Chạm lòng con Chúa Thánh Linh ơi, ngay giờ này!” Ra về bắt đầu những việc thực tế: cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh phục hồi lại tấm lòng yêu mến những kẻ hư mất, cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ mình luôn sống “nên thánh,” mỗi ngày cầu nguyện cho đồng bào Việt-nam chúng ta ở ngay tại Baton Rouge này, áp dụng phương pháp chứng đạo qua tình bạn bè, sẵn sàng những truyền đạo đơn để khi có cơ hội dùng, dự phần chung trong những nhóm nhỏ thăm viếng chứng đạo, và làm những điều này thường xuyên luôn. Share your life with the lost! Start with a prayer every morning with a broken heart: “Holy Spirit! Bless me with a heart of compassion for the lost like Jesus has!"


EVANGELISM TOOLS

(Colossians 1:9-11)

 

“For this reason also, since the day we heard of it, we have not ceased to pray for you and to ask that you may be filled with the knowledge of His will in all spiritual wisdom and understanding, so that you will walk in a manner worthy of the Lord, to please Him in all respects, bearing fruit in every good work and increasing in the knowledge of God.”

 

God’s will is wanting no one perish, God choice is to call us as a royal priesthood to share the Good news, God’s help is the gift of the Holy Spirit. We need to get rid the thought that sharing the Good news is only for a special group of people with special gifts. Those who want to be effective in sharing the Gospel need to develop three qualifications. First, maintain a close and personal relationship with Jesus to have the same passion for the lost. Secondly, he should walk in a manner worthy to the Lord’s teachings. The lost always asks two basic questions: 1) What is the Good news? and 2) Is it really good? How is it effective if we share the power of the Gospel, but we ourselves cannot escape the corruption that is in the world by lust? Thirdly, be ready to share the Good news. Is the “story of your life” ready to be shared? Can you explain the Gospel? To explain the Gospel, we need to connect three basic points:

 

1) Jesus is the great Creator in the flesh,

2) Jesus is the Savior of the world,

3) Jesus will return to Reign as the King of kings and Lord of lords.

 

The most effective approach in evangelism is "friendship." Almost 80% people surveyed indicated that they came to church because someone has invited them. This approach is not new because Jesus often reached out to sinners through a friendly relationship. We must begin to look outside the four walls of the church to build “bridges” to our Friends, Relatives, Associates, and Neighbors. Exercise your gifts to create opportunities for “friendship” such as sport events, dinner, birthday party, graduation… God’s will is for us to work together in the great commission. Pray for the community that the Holy Spirit will open the heart and mind of the lost. Pay attention to church special evangelism events. Participate in small groups’ evangelism. Wouldn’t you desire that everyone in Baton Rouge will taste the “Gospel?”

Bài70