Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 12

Quyền Năng Trong Sự Yên Lặng

Kinh thánh: Thi-thiên 46

Câu gốc: Thi 46:10   Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời; Ta sẽ được tôn cao trong các nước, cũng sẽ được tôn cao trên đất.”

 

Người Việt Nam có câu “Yên lặng là vàng”. Điều nầy nói lên giá trị của sự yên lặng. Tôi lại nghĩ như vầy: “Im lặng là vàng, nói lời mình là bạc nhưng ở yên lặng với Chúa (trong sự cầu nguyện) là kim cương!”

-Người Tây phương có câu: “Trong sự yên lặng, mọi sự được trả lời. Sự yên lặng giúp tháo gỡ mọi nan đề.”

-Trong Kinh thánh có những người Chúa bắt phải họ yên lặng để chiêm nghiệm quyền năng của Chúa:

-Giô-na (Ở trong  bụng cá, cách ly với mọi nguời).  

-Thấy tế lễ Xachari Nầy, ngươi sẽ câm, không nói được cho đến ngày nào các điều ấy xảy ra, vì ngươi không tin lời ta, là lời đến kỳ sẽ ứng nghiệm.” (Lu-ca 1:20)

Có 3 điều chúng ta cùng học hỏi chung qua phân đoạn KT nầy.

 

I-LÝ DO YÊN LẶNG                                                             

“Hãy yên lặng...”  Chúa có lý do chính đáng để bảo dân Ysơraên phải yên lặng. Các quốc gia trong đế quốc A-si-ri liên kết với nhau để chống lại dân Ysơraên nhỏ bé. Họ bị sức ép 4 bề, đủ mọi khó khăn. Họ không biết phải làm gì? Chúa bảo họ phải yên lặng! Chúa muốn họ đến với Chúa, xác quyết niềm tin nơi Ngài. 1 Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi, Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân,”

-Yên lặng làm cho tâm hồn chúng ta tỉnh táo, nhẹ nhàng. Yên lặng có nghĩa là “Hãy thư giản”, là trạng  thái buông thỏng. Không cố gắng chèo chống gì nữa. Lu-ca 8:23-24 Một ngày kia, Ngài xuống thuyền với môn đồ, mà phán rằng: Hãy qua bên kia hồ; rồi đi.  Khi thuyền đương chạy, thì Ngài ngủ. Có cơn bão nổi lên trong hồ, nước vào đầy thuyền, đương nguy hiểm lắm.Kinh Thánh nói: “Chúa nằm sau thuyền và ngủ!” Khi các môn đệ buông chèo, thôi chóng chọi với gió bão, kêu cầu Ngài thì Chúa phán một lời Mathiơ 8:26   26 Ngài phán rằng: Hỡi kẻ ít đức tin kia, cớ sao các ngươi sợ? Ngài bèn đứng dậy, quở gió và biển; thì liền yên lặng như tờ.”  Điều nầy ứng nghiệm lời tiên tri trong Thi thiên 89:9   Chúa cai trị sự kiêu căng của biển: Khi sóng nổi lên, Chúa làm cho nó yên lặng.”

-Một Mục sư đã nói như thế nầy: “Đôi khi chúng ta bận rộn để cầu nguyện xin điều nầy, điều kia, muốn thấy điều nầy, điều kia…đây là những bước cần thiết để có được những điều mới… nhưng điều quan trọng và cần thiết là dành thì giờ yên lặng để lắng nghe…Khi chúng ta dành thì giờ yên tĩnh, tập trung, chúng ta tạo cho Chúa cơ hội để nói với chúng ta.” Chúa phán với Sa-mu-ên khi ông một mình yên lặng  trong đền thờ  “10 Đức Giê-hô-va đến đứng tại đó, gọi như các lần trước: Hỡi Sa-mu-ên! Hỡi Sa-mu-ên! Sa-mu-ên thưa: Xin hãy phán, kẻ tôi tớ Ngài đương nghe!” (I Sa-mu-ên 3:10). Chúa phán với Ê-sai khi ông một mình đối diện với Chúa: 8 Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi.” (Êsai 6:8)

-Chúng ta cần yên lặng để nghe được tiếng của Chúa, chỉ lời của Chúa mới có thể làm cho chúng ta bình an, nhẹ nhàng, sáng suốt.  Oswald Chambers nói Chúa không phán với giọng sấm rền vang, tiếng Ngài dịu êm mà dễ lắm đôi khi chúng ta làm ngơ. Điều duy nhất giúp chúng ta lắng nghe được tiềng Chúa là thôi nghe những tiếng nói chung quanh, hãy yên lặng, thì bạn sẽ nghe được tiếng Ngài”
-Chúng ta cần lời Chúa, chỉ một tiếng phán của Chúa mọi vấn đề, mọi nan đề được giải quyết.   Vua Đa-vít kinh nghiệm điều nầy Ngài phán, thì việc liền có; Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền.” (TT 33:9)

 

II-PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ YÊN LẶNG                            

« ..biết rằng ta là Đức Chúa Trời.. » Chúng ta yên lặng là để nhận biết quyền năng của ĐCT.  Esai 30:15   « Vả, Chúa Giê-hô-va, là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, có phán như vầy; Các ngươi sẽ được rỗi, là tại trở lạiyên nghỉ; các ngươi sẽ được sức mạnh, là tại yên lặngtrông cậy»  Lời Chúa nói rất rõ: Chúng ta được sức mạnh là tại yên lặngtrông cậy Chúa! Bao nhiều lần chúng ta tự dùng sức riêng, sự khôn ngoan riêng để giải quyết, để biện minh khi có vấn đề khó khăn hay thử thách đến? Có một Mục s ư đã nói “Khi bạn bắt đầu biện luận, hãy dừng ngay. Hãy để ĐTL nói cho bạn vì Ngài là Đấng dò xét và thấu hiều lòng người!”

-Rô-ma 8:26-27 Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta.  Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy.”

-Chúng ta phải yên lặng để Chúa làm việc! Càng vùng vẫy, chúng ta càng mệt mõi, càng lún sâu không lối ra… (Gíông những người té xuống bãi bùn.. hoặc người bị té xuống nước cần được cứu thì phải để yên cho người cứu hộ cứu mình).

-Trong Ma-thi-ơ 9:2 kể câu chuyện  người bại được Chúa chữa lành: “Nầy, có người đem lại cho Ngài một người đau bại nằm trên giường. Đức Chúa Jêsus thấy đức tin của các người đó, thì phán cùng người bại rằng: Hỡi con, hãy vững lòng, tội lỗi con đã được tha.” Người bại có thể là người bị “tai biến mạch máu não” hoặc bị bệnh từ nhỏ, người bị liệt nên nằm yên hoàn toàn, không cử động, không nói được…Nhưng KT chép Chúa Giê-xu thấy “đức tin”, c. 6, 7 “Rồi Ngài phán cùng người bại rằng: Hãy đứng dậy, vác lấy giường, mà trở về nhà ngươi.  Người bại liền dậy mà trở về nhà mình.” Khi chúng ta yên lặng trông chờ Chúa, Chúa thấy đức tin của chúng ta! Vua Đa-vít kinh nghiệm điều nầy: Kẻ nầy nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa, Nhưng chúng tôi nhờ cậy danh Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời chúng tôi. (Thi thiên 20:7)   

-Sự yên lặng với đức tin vững vàng, mạnh mẽ, tin cậy, phó thác… thì quyền năng ĐCT được thể hiện. “Bước đưng cùng của con người là bưc mở đầu cho những quyền năng của ĐCT!”

 

III-MỤC ĐÍCH CỦA SỰ YÊN LẶNG

« …Ta sẽ được tôn cao trong các nước, cũng sẽ được tôn cao trên đất.” Mục đích của sự yên lặng là để danh Chúa được tôn cao! Hình ảnh của thập tự trên nóc nhà thờ, trên tòa giảng… Chúa phải được tôn cao. Làm sao để Chúa được tôn cao?  Giăng Báp-tít nói trong Lu-ca 3:5  « Các núi các gò thì bị hạ xuống. » Những gì che sự vinh quang của Chúa, làm cho người khác không thấy Chúa qua cuộc đời chúng ta cần phải được hạ xuống !

-Dr. Ginggrick, thầy dạy tôi về môn thần học, ông là người có chức vị  thứ 3 trong trường. Khi tôi gặp khó khăn trong việc làm bài, ông ngồi xuống riêng với tôi, nhẹ nhàng, quan tâm, giải thích bài học…Lúc ấy tôi thấy hình ảnh của Chúa Giê-xu yêu thương, hạ mình, chăm sóc, chấp nhận!

Giăng 3:30,  Giăng Báp-tít nói tiếp :  « Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống. » Lòng quyết tâm để Chúa được tôn cao trong mọi lãnh vực của cuộc đời! Ngài phải được tôn cao! Lời hứa của Chúa Giê-Xu :  « Bởi vì ai tự nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên. »  (Lu-ca 14:11)

-Khi chúng ta ồn ào, chạy tới, chạy lui, khoe mình về điều nầy, điều kia…mọi người thấy chúng ta..nhưng khi chúng ta yên lặng người khác sẽ thấy Chúa.

-Trở lại câu chuyện các môn đồ bị bão trên biển. Họ cố gắng dùng sức riêng chèo chống với một cơn bão mà họ biết chắc với sức riêng không thể vượt qua. « Ngài phán rằng: Hỡi kẻ ít đức tin kia, cớ sao các ngươi sợ? Ngài bèn đứng dậy, quở gió và biển; thì liền yên lặng như tờ. Những người đó lấy làm lạ, nói rằng: Người nầy là ai, mà gió và biển đều vâng lịnh người? » (Mathiơ 26-27)  

-Khi Đaniên bị quăng vào hang Sư tử 1 ngày, 1 đêm thì ông làm gì? Đaniên 6 :16-17 « 16 Bấy giờ vua truyền điệu Đa-ni-ên đến, và phải ném người vào hang sư tử. Vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên rằng: Đức Chúa Trời ngươi là Đấng ngươi hằng hầu việc, sẽ giải cứu ngươi. Người ta bèn đem đến một hòn đá chận nơi cửa hang, và vua đóng ấn mình cùng ấn các đại thần nữa, hầu cho không có điều gì thay đổi được về Đa-ni-ên. »  Tiên tri Đa-ni-ên làm gì suốt đêm với bầy sư tử bị bỏ đói ? Ông sợ hãi, lo lắng hay ngồi tính mưu kế ? Chắc chắn ông cầu nguyện xin Chúa giữ gìn ông trong hầm sư tử và nhân danh Chúa liên tục xin Chúa cho bầy sư tử không tấn công làm hại ông. Ông xin Chúa bày tỏ quyền năng để Danh Ngài được vinh hiển ! Và cám ơn Chúa, trong nơi yên tỉnh đó (Vì Chúa làm cho bầy sư tử ngoan ngoãn nằm yên và có lẽ cười suốt đêm với Đa-ni-ên, và nếu chúng biết cầu nguyện chắc sẽ cầu nguyện với ông?) Kết quả thế nào? Đaniên ra khỏi hang sư từ không một vết trầy nhỏ.  Điều gì làm cho Sư từ không đụng đến Đani ên? Sự yên lặng và cầu nguyện! Kết quả:

C. 26-27 Vua Nê-bu-cát-nết-sa tuyên bố « 26 Ta ban chiếu chỉ rằng, trong khắp miền nước ta, người ta phải run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên; vì Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống và còn đời đời. Nước Ngài không bao giờ bị hủy diệt, và quyền Ngài sẽ còn đến cuối cùng. 27 Ngài cứu rỗi và giải thoát, làm những dấu lạ sự lạ ở trên trời dưới đất, đã cứu Đa-ni-ên khỏi quyền thế sư tử. » A-men?

 

KẾT LUẬN

Tóm lại, có những lúc, Chúa muốn chúng ta phải yên lặng vì:

1-Lời Chúa bảo chúng ta phải yên lặng.

2-Chúa muốn chúng ta kinh nghiệm quyền năng của Ngài.

3-Chúa muốn danh Ngài được tôn cao.

-Không phải lúc nào chúng ta cũng yên lặng. Chúng ta yên lặng để gặp gỡ Chúa, nghe lời Chúa phán và sau đó chúng ta lấy đức tin làm theo lời Chúa.

-Xa-cha-ri yên lặng cho đến khi Giăng Báp-tít được sinh ra!

-TT 46 :10 « Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời; Ta sẽ được tôn cao trong các nước, cũng sẽ được tôn cao trên đất.”

-Bạn đang đối diện với những nan đề, những khó khăn ngay cả bạn đang sống trong những ơn phước? Bây giờ, xin bạn hãy yên lặng để cầu nguyện với Chúa xin Chúa giải cứu! Hãy yên lặng để đếm lại những ơn phước Chúa ban.