Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 14

Năm Mới - Sức Mới

Kinh thánh: Ê-sai 40:31

 

Trong đời sống ai cũng có lúc mệt mỏi.  Khi mệt mỏi chúng ta làm gì ? Có lần tôi vào bệnh viện vì cảm thấy quá mệt mỏi, sau khi khám bệnh, vị bác sĩ khuyên tôi nên Stop- Ngưng, Relax-Nghĩ Sleep-Ngủ.

 

Mệt mỏi do nhiều nguyên nhân: Tinh thần, tình cảm, sức khỏe, công việc, xung đột, làm việc quá sức, lo lắng, cưu mang những gánh nặng…

 

Ông Yates là sở hữu chủ một mảnh đất lớn ở bang Texas. Trong một cơn khủng hoảng kinh tế thập niên 1940, ông dùng mảnh đất ấy để nuôi những đàn cừu. Nhưng các vấn đề tài chính đã dẫn ông đến bờ vực của sự phá sản, ông mệt mỏi, chán nãn…Bất ngờ, một công ty dầu mỏ tin rằng có dầu lửa trên mảnh đất của ông, nên họ đề nghị với ông một hợp đồng khai thác. Như cơn mưa ngay trong những ngày khô hạn, Yates chấp thuận ngay. Chẳng lâu sau, các công nhân đã tìm thấy một mỏ dầu lớn nhất lục địa Bắc Mỹ vào thời đó, ngay trên đất của Yates, ở một độ sâu không sâu lắm. Chỉ qua một đêm, kể từ lúc những tia dầu đầu tiên phun lên khỏi mặt đất, ông Yates đã trở thành tỷ phú. Yates suýt nữa phải kiệt quệ vì không biết nguồn năng lượng vô biên đang nằm ngay bên ông! *

         

Ê-sai mô tả quyền năng để sáng tạo của Đức Chúa Trời, sự cung cấp để nâng đỡ, và hiện diện để trợ giúp của Ngài. Đức Chúa Trời là toàn năng, toàn quyền; dù vậy, Ngài vẫn chăm sóc cho từng người một trong chúng ta. Ngài vẫn ở bên ta. « Ngài không để cho chân ngươi xiêu tó; Đấng gìn giữ ngươi không hề buồn ngủ. » (TT 121:3). Ngài là nguồn năng lực vô biên không bao giờ cạn kiệt. Ngài không bao giờ mệt mỏi. Ngài luôn bên cạnh ta. Ngài luôn sẵn lòng ban phước, ban ơn, ban sức mới. « Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi. »

 

I-Ý NGHĨA CỦA SỰ TRÔNG ĐỢI CHÚA

 1) Trông có nghĩa là trông mong và đợi chờ. Tiếng Việt dịch rất chính xác! Trong bản NIV thì dùng chữ “Hope in the Lord” trong câu nầy và nhưng trong TT 130:6 thì chữ trông đợi là “Wait for the Lord”

-Trông có nghĩa hướng về Chúa, tập trung về Chúa, không để bị lệch hướng hay tầm nhìn!

-Trông có nghĩa là mong đợi nghe tiếng Ngài, Mong đợi được nói chuyện, tâm giao với Ngài.

-Trông cũng có nghĩa mong đợi sự ban phước của Ngài, sự trả lời của

   Ngài.

 

2) Đợi: chờ, phải mất thời gian, ngắn hay dài. Có thời gian đến với Chúa!

 

Trong kinh nghiệm cá nhân theo Chúa, phục vụ Chúa, khi nào tôi mất sự tập trung về Chúa, lệch hướng về Chúa, lúc ấy tôi nghĩ mình phục vụ tổ chức, con người…tôi thấy mệt mỏi có khi chán nãn…Tôi cũng mệt mỏi khi không còn trông mong nghe tiếng Chúa, không còn khát khao nói chuyện tâm giao với Chúa.  Thi  thiên 130:6   6 Linh hồn tôi trông đợi Chúa. Hơn người lính canh trông đợi sáng, Thật hơn người lính canh trông đợi sáng.” Trong cuộc đời của vua David có những thăng trầm, và có những thời điểm mà quyền thế, chức vị, vật chất, bạn hữu, người thân… không giúp gì cho ông. Lúc ấy, ông biết rằng chỉ có Chúa, Đầng hiểu tất cả, Đấng an ủi, Đấng ban ơn, Đấng phục hồi! Vua Đavid kinh nghiệm:  “Linh hồn chúng tôi trông đợi Đức Giê-hô-va; Ngài là sự tiếp trợ và cái khiên của chúng tôi.” (Thi thiên 33:20)   

Trông đợi Đức Giê-hô-va là trông mong rằng Ngài sẽ giúp chúng ta vượt lên trên mọi việc khó khăn của đời này. Cũng có nghĩa là tin cậy Đức Chúa Trời.

Thi thiên  27:14  “Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va;
Hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va.”

 

II-PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ TRÔNG ĐỢI CHÚA

A-SỨC MỚI (Renew their strength): Có nghĩa là trước đó có sức nhưng vì lý do nào đó sức lực bị giảm, bị mất… Khi chúng ta trông đợi Chúa, chúng ta được Ngài bổ sức lại! Tôi kinh nghiệm những giờ phút cầu nguyện, học lời KT trong buổi tối thứ Tư, sáng thứ Bảy, nhóm nhỏ…Tinh thần, tâm linh, thể xác tôi được phục hồi, vui vẻ. Những giờ phút nầy giúp chúng ta quên tất cả… để cùng ca ngợi, suy gẫm lời Chúa, thông công với các Anh, Chị, Em …Những giờ phút như vậy giúp cơ thể chúng ta nạp lại năng lượng. Điều quan trọng: Lời Chúa hứa, chính Ngài sẽ phục hồi và ban sức mới cho chúng ta! TT 119: 50 Lời Chúa làm cho tôi được sống lại, Ấy là sự an ủi tôi trong cơn hoạn nạn.”

B-BAY CAO (Soar on wings): Hình ảnh của loài chim ưng là loài chim bay cao nhất trong các loài chim. Chúng ta phải hiểu được khi chim ưng trưởng thành, chúng bay lượn khắp bầu trời nhưng vài năm sau, khi những lông cánh củ, nặng nề vì mưa gió, nắng, dơ bẫn…Chúng không thể bay cao, bay xa…Và chúng phải đi qua một tiến trình thật đau đớn. Chim ưng tìm vách đá cao, an toàn, kín đáo. Chúng tự đập thân mình vào những mõm đá cho những lông củ rớt ra, thân thể chúng đau đớn vô cùng…. Rồi chim ưng nằm trong khe đá, đợi chờ bộ lông mới mọc ra… và khi đã đầy đủ, chúng bắt đầu bay và bay cao hơn. Những con chim ưng nào không chịu trả giá cho tiến trình thay lông mới nầy sẽ không thể bay cao, hoặc sẽ nằm một chổ hoặc sẽ chết sớm.

 

Vâng khi chúng ta mệt mỏi, chúng ta đến với Chúa, với lời Ngài để Ngài giúp chúng ta thay lông, đổi cánh…Ngài giúp chúng ta lấy ra khỏi những ưu phiền, những lo lắng, những mệt mõi, những gánh nặng, những tộo lỗi…có thể đau đớn..., khó chịu nhưng đây là điều giúp đời sống chúng ta bay cao hơn. Nhưng ai trông đợi Chúa có thể phải đi qua tiến trình nầy trước khi kinh nghiệm được sức mới! …Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn.” (Giăng 15: 2b).  Hãy để Chúa tĩa sửa cuộc đời chúng ta để chúng ta có thể bay cao, bay xa hơn trong đời sống theo Chúa, phục vụ Ngài!

 

C-ĐI MÀ KHÔNG MỆT NHỌC, CHẠY KHÔNG MÒN MỎI: TT 84:5 Phước cho người nào được sức lực trong Chúa,”

Vào tuổi 40, A.P Simpson, người sáng lập hội truyền giáo Phước Âm Liên Hiệp (CMA), được biết là ông sắp chết vì bệnh tim và chỉ còn vài tháng để sống! Trong lần nghĩ hè trên bờ biển Old Orchard, ông đọc Kinh thánh, để thì giờ nghiên cứu đề tài “Tin Lành Chữa Bệnh”. Ông viết “Ngồi một mình duới chân Chúa với Kinh thánh mở ra, tôi tuyên bố và tin quyết rằng: Lời Chúa có năng quyền để ban sức mới và chữa lành. Ông tiếp nhận lời Chúa và tuyên bố sự chữa lành.” Ngày ấy, A.P Simpsom kinh nghiệm được sự phục hồi sức lực và sự chữa lành của Chúa. Sau đó ông có thể leo núi việc mà trước đó ông không thể làm được! A.P Simpson viết quyển sách “The Gospel of healing” với kinh nghiệm của chính ông. Những ai tin cậy nơi Đức Giê-hô-va sẽ được sức mới đúng như lời Ngài tuyên phán. Tác giả của Thi thiên  84:7 viết về kinh nghiệm của những người đi thờ phuợng Chúa: Họ đi tới, sức lực lần lần thêm; Ai nấy đều ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn.”  (TT 84:7)

KẾT LUẬN

Ngay đến người mạnh mẽ nhất nhiều khi cũng mệt mỏi, nhưng quyền năng và sức lực của Đức Chúa Trời thì chẳng suy giảm bao giờ. Ngài chẳng bao giờ quá mệt mỏi hay quá bận rộn để không thể giúp đỡ và lắng nghe. Sức mạnh Ngài là nguồn sức lực của chúng ta. Khi bạn cảm thấy mọi sự trong đời như đang đè nặng trên bạn, khiến bạn chẳng còn bước nổi thêm một bước nào nữa, thì hãy nhớ rằng bạn vẫn còn có thể kêu cầu Đức Chúa Trời để Ngài bồi bổ, thêm sức mới cho bạn.

Khi mệt mỏi chúng ta làm gì?

- Praise –Ngợi khen.

- Prayer -Cầu nguyện.

- Play –Vui chơi lành mạnh.

    

     Lời Thánh Kinh ghi lại nhiều lời hứa phước lành cho những ai đặt lòng tin nơi Đấng ban sự bình an và tiếp trợ mọi nhu cầu trong cuộc sống cho

     chúng ta:

·   *Khi chúng ta nói “Tôi không làm được”, thì Chúa nói: “Đức Chúa Trời làm được cả” (Lu-ca 18:27)

·   *Khi chúng ta nói “Tôi bị thiếu thốn”, thì Lời Chúa nói: “Đức Chúa Trời của tôi sẽ cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu cho anh chị em theo như sự giàu có vinh quang của Ngài” (Phi-líp 4:19)

·   *Khi chúng ta nói: “Tôi lo lắng quá”, thì Lời Chúa nói: “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài chăm sóc anh chị em… chính Ngài sẽ phục hồi, làm cho vững, thêm sức và thiết lập anh chị em” (1 Phi-e-rơ 5:7,10b).       

    *Khi chúng ta nói: “Tôi không có khôn ngoan”, thì Lời Chúa nói: “Đức Chúa Trời đã làm thành sự khôn ngoan” (1 Côrinhtô 1:30).

·   *Khi chúng ta nói: “Tôi rất cô đơn”, thì Chúa nói: “Ta không bao giờ lià con, chẳng bao giờ bỏ con” (Hêbơrơ 13:5).

Và khi chúng ta nói: “Con quá mệt mỏi” thì Chúa nói: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho các con được yên nghĩ” (Mathiơ 11:28).  

 

Xin Chúa giúp mỗi chúng ta kinh nghiệm lời hứa về sự sự ban sức mới của Chúa qua câu Kinh thánh Ê-sai 40:31. A-men!

 

Mùa Xuân 2012

 

 

*Trích từ “Chắp cánh cho tâm hồn bay cao” của Dương Quang Thoại