Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 12

Cuộc Chiến Nội Tâm về Quyền Tể Trị

(The Inner Battle on the Lordship)

Galati 5:17

www.vietnamesehope.org

 

 

“Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với của xác thịt; hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được điều mình muốn làm.”

(For the flesh desires what is contrary to the Spirit, and the Spirit what is contrary to the flesh. They are in conflict with each other, so that you are not to do whatever you want.)

 

 

Cách đây 2 tuần lễ, chúng ta đã bắt đầu suy gẫm lời Chúa với một chủ đề mới, mà tôi thật mong được thành hình ở trên Hội Thánh Báptít Hy-vọng (VHBC) ở đây, đó là chủ đề “Quyền tể trị tối cao của Đấng Christ,” tiếng Anh dịch ra là “the Lordship of Jesus Christ.” Bài giảng đầu tiên này đã giới thiệu cho chúng ta hiểu được những điều căn bản về quyền tể trị tối cao của Chúa Giê-xu như sau:

 

1) Cứu Chúa Giê-xu không phải chỉ là Đấng Cứu chuộc chúng ta ra khỏi quyền lực của tội lỗi mà thôi, nhưng Ngài còn làm Chủ, làm Chúa, và làm Vua trên đời sống hiện tại của mỗi kẻ tin nữa,

 

2) Lý do Chúa Giê-xu có quyền làm Chủ là vì Ngài đã đổ chính huyết của mình ở trên cây thập tự gía để chuộc chúng ta lại cho Đức Chúa Trời,

 

3) Chúa Giê-xu làm Chúa ở trên đời sống của mỗi người chúng ta có nghĩa là chúng ta sống không còn cho mình nữa. Thân thể, tài sản, thì giờ, năng khiếu của chúng ta có không còn thuộc của mình nữa, nhưng hòan toàn thuộc cho Chúa xử dụng,

 

4) Chúa Giê-xu tể trị có nghĩa là Ngài là Đầu của Hội Thánh, chứ chẳng phải một ai hết; hay nói cách khác, nếu một Hội Thánh mà chưa có Chúa Giê-xu làm Đầu thì đó chưa phải là một Hội Thánh; chỉ là một hội đoàn của con người mà thôi, cho dù tấm bảng ở ngoài đường có gắn tên gì đi nữa.

 

 

Nếu một Hội Thánh mà chưa có Chúa Giê-xu làm Đầu thì đó chưa phải là một Hội Thánh; chỉ là một hội đoàn của con người mà thôi.

 

 

I. Sự Tranh Đấu Thuộc Linh

 

Nhưng hiểu lẽ thật này là một chuyện, còn có thật sự để Chúa Giê-xu làm Chủ đời sống mình không là một chuyện khác. Việc mà chúng ta thật sự để Ngài tể trị đời sống của mình hoàn toàn là một chuyện hết sức là khó làm - Tại sao vậy? Lý do là vì ở trong mỗi người chúng ta có một con người khác đang sống và không muốn Chúa Giê-xu làm Chủ mình. Con người đó chính là xác thịt và những tư dục, ham muốn của nó. Con người xác thịt này từ xưa đến nay vẫn thường ngồi trên “ngôi” lòng của mỗi người chúng ta; Nó không chịu bước xuống ngôi, mà nhường chỗ cho Chúa Giê-xu là người Chủ mới trong đời sống của chúng ta đâu. Nó sẽ tranh đấu mãnh liệt mỗi ngày, chống nghịch lại người Chủ mới ở trong chúng ta, đó là Chúa Thánh Linh. Trong Galati 5:17 sứ đồ Phaolô giải thích sự tranh đấu rõ ràng này như sau – (For the flesh desires what is contrary to the Spirit, and the Spirit what is contrary to the flesh. They are in conflict with each other, so that you are not to do whatever you want.) “Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với của xác thịt; hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được điều mình muốn làm.” Xác thịt nó tranh đấu mỗi ngày với con người mới của chúng ta là người được hướng dẫn bởi Thánh Linh, từ lúc chúng ta mở mắt ra mỗi buổi sáng cho đến khi chúng ta nằm xuống nhắm mắt nghủ. Chính sứ đồ Phaolô cũng kinh nghiệm rõ sự giao chiến/trái nghịch này trong thân thể và tâm trí của mình nên đã nói trong Rôma 7:18-19 như sau – (For I know that good itself does not dwell in me, that is, in my sinful nature. For I have the desire to do what is good, but I cannot carry it out.  For I do not do the good I want to do, but the evil I do not want to do—this I keep on doing.) “Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn.” Vì sư giao chiến thuộc linh này mà chính Phaolô đã làm chứng rằng mình có khi không thể làm được những điều lành tâm linh mình muốn làm, mà lại đi làm những điều dữ, là những điều nghịch với luật pháp của Chúa, là điều con người cũ cứ xuí dục làm theo.

 

 

Để Chúa Giê-xu tể trị đời sống của mình hoàn toàn là một chuyện hết sức là khó làm; Lý do là vì ở trong mỗi người chúng ta có một con người khác đang sống, chính là xác thịt với những tư dục và ham muốn của nó.

 

 

Sau khi chúng ta tin nhận Chúa, chúng ta có con người mới và con người này có chu hướng thích làm những điều lành là những điều Đức Thánh Linh hướng dẫn, nhưng không làm được, vì có sự tranh đấu, giao chiến, cản trở bởi con người cũ, là người xác thịt còn sống ở bên trong mỗi người chúng ta. Đây không phải là vấn đề ngoại chiến của những áp lực bên ngoài như sự bắt bớ, dèm pha của những người xung quanh, nhưng là một nội chiến, một sự dằn co, một sự tranh đấu giữa hai con người nghịch lại với nhau ở bên trong mình, cho đến ngày chúng ta nằm xuống trút hơi thở cuối cùng.

 

 

Sự giao chiến, dằn co, tranh đấu giữa hai con người này diễn tiến mỗi ngày, cho đến khi chúng ta nằm xuống trút hơi thở cuối cùng.

 

 

II. Chiến Thắng Xác Thịt

 

Muốn làm điều lành để Chúa Giê-xu làm Chúa đời sống mình thì nguyên tắc căn bản đó là chúng ta phải thắng được con người xác thịt. Chừng nào con người xác thịt của chúng ta chịu đầu hàng thì lúc đó chúng ta mới tôn Giê-xu làm Chúa, làm Chủ và làm Vua đời sống mình được. Như vậy bí quyết ở đâu để có thể làm được điều này? Bốn điều căn bản chúng ta cần biết rõ:

 

1) Thứ nhất, theo định luật căn bản, con người nào ở trong chúng ta mạnh hơn thì con người đó sẽ thắng. Nếu con người mới thuộc linh mạnh hơn thì mới có thể tôn Chúa Giê-xu làm Chúa được ở trong lòng, còn không thì “cái tôi” nó cứ tiếp tục làm chủ và ngồi trên ngôi.

 

 

Muốn để Chúa Giê-xu làm Chúa đời sống mình thì nguyên tắc căn bản đó là chúng ta phải thắng được con người xác thịt, phải mạnh hơn nó.

 

 

2) Thứ hai, sức mạnh của xác thịt hay con người thuộc linh tùy thuộc vào một vấn đề căn bản đó là chúng ta cho hai con người này ăn những thứ gì mỗi ngày. Câu chuyện một người da đỏ ngồi kể chuyện cho một đám trẻ em nghe về bên trong chúng ta có hai con chó đang sống: một con chó dữ và một con chó hiền, và hai con này cứ tranh chiến với nhau mỗi ngày. Thì có một đứa bé dơ tay lên hỏi: “Thế thì thưa ông, con chó nào sẽ thắng đây?” Người da đỏ trả lời: “Con chó nào mà các em cho nó ăn uống đầy đủ mỗi ngày!” Ai cũng biết thức ăn đem đến năng lực, sức mạnh cho thân thể chúng ta. Cả hai con người đều phải ăn thì mới sống và sanh ra những việc làm của nó. Những việc làm sanh ra của xác thịt hay con người thuộc linh là tùy thuộc ở chúng ta đã nuôi hai con người này bằng thức ăn gì mà thôi.

 

 

Sức mạnh của con người thuộc linh sẽ tùy thuộc vào một vấn đề căn bản đó là chúng ta đang cho con người này ăn những thứ gì mỗi ngày.

 

 

a) Trong sách Galati 5:19-21 cho thấy những việc làm của xác thịt như sau: (The acts of the flesh are obvious: sexual immorality, impurity and debauchery; idolatry and witchcraft; hatred, discord, jealousy, fits of rage, selfish ambition, dissensions, factions and envy; drunkenness, orgies, and the like. I warn you, as I did before, that those who live like this will not inherit the kingdom of God.) “Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy.” Những việc ác này có sanh đẻ ra là tùy thuộc vào trong lòng của người đó đã nuôi xác thịt của mình bằng những thứ gì mà thôi. Chẳng hạn như nói đến vấn đề “gian dâm” từ đâu mà đến? Nếu một người ham thích xem những hình ảnh ô dâm mỗi ngày trên Internet, những cuộn phim dâm dục (X-rated), thích nghe những lời nhạc RAP khiêu gợi tình dục bậy bạ ở ngoài phạm vi vợ chồng thì có thể nào không chứa những ý tưởng động lòng ham muốn khi nhìn một người khác phái của mình chăng? Nếu một người chỉ thích chơi những trò chơi bạo động, giết người không gớm tay thì có thể nào tránh được tánh hay ganh gỗ, buồn giận, nóng nẩy được không? Để ý thấy những đứa bé mà xem phim “kung-fu” nhiều quá, xem “đô vật,” xem UFC thì lúc nào ra đường cũng muốn “múa võ” đánh lộn biểu diễn hết, phải không? Con cái chúng ta mà cho nó chơi video nhiều quá, xem phim nhiều quá thì điều tự nhiên chúng nó sẽ không thích đi nhà thờ, vì trong lòng của chúng nó đâu có được nuôi bằng những điều công bình thuộc của Chúa đâu, phải không?  Đó là điều rất dễ hiểu mà một số cha mẹ không muốn hiểu chăng? Nếu một người hay càkê mỗi tuần với những kẻ thích uống rượu mạnh, đua nhau uống beer xả láng, hay nói những lời tục tiũ thì có thể tránh xa được tánh hay say sưa, thô lỗ, thiếu lịch sự được không? Chính Chúa Giê-xu phán gì trong Mathiơ 15:19(For out of the heart come evil thoughts, murders, adulteries, fornications, thefts, false witness, slanders.) “Vì nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn.” Nếu lòng được nuôi bởi sự tham lam tiền bạc thì tự nhiên sẽ sanh ra tánh ăn gian, ăn cắp. Nếu lòng được nuôi bởi những điều ô dâm thì tự nhiên sẽ sanh ra sự ăn ở xấu xa ở ngoài phạm vi vợ chồng. Người đời có câu nói gì? “Garbage in, garbage out.” Nếu mình nuôi lòng của mình bằng những “garbage” mà xác thịt ham muốn, thì điều tự nhiên đời sống mình sẽ sanh ra những việc làm “garbage” mà thôi, vì đó là định luật tự nhiên của “gieo và gặt.”

 

 

Nếu mình chỉ biết nuôi lòng của mình bằng những “garbage” mà xác thịt ham muốn, thì điều tự nhiên đời sống mình sẽ sanh ra những việc làm “garbage” mà thôi, vì đó là định luật tự nhiên của “gieo và gặt.”

 

 

b) Ngược lại những việc làm của con người thuộc linh được hướng dẫn bởi Thánh Linh là gì mà có chép trong Galati 5:22(the fruit of the Spirit is love, joy, peace, patience, kindness, goodness, faithfulness, gentleness, self-control;) “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” Làm sao con người thuộc linh sanh đẻ ra những đức hạnh và việc lành này được? Nếu lòng của người đó được nuôi bởi những điều mà trong sách Philíp 4:8 – có chép: (Finally, brethren, whatever is true, whatever is honorable, whatever is right, whatever is pure, whatever is lovely, whatever is of good repute, if there is any excellence and if anything worthy of praise, dwell on these things.) “phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến.”

 

 

Nhưng nếu chúng ta nuôi lòng của mình bởi những “điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen,” thì tự nhiên sẽ sanh đẻ ra những đức hạnh và việc lành.

 

 

Cho nên chúng ta biết con người thuộc linh phải mạnh hơn xác thịt và sức mạnh của con người này tùy thuộc vào những gì chúng ta đang cho nó ăn mỗi ngày.

 

3) Thứ ba, mục tiêu trước tiên là làm sao cho con người xác thịt bị chết đói thì nó sẽ trở nên yếu đuối không làm gì được nữa, phải bò ra khỏi ngôi lòng của mình, mà nhường chỗ cho Chúa Giê-xu thôi. Phương cách hay nhất làm cho xác thịt nó chết đói là đừng cho nó ăn. Đừng cho nó ăn bằng cách cắt đứt mọi nguồn cung cấp thức ăn cho xác thịt. Trong Rôma 13:14 sứ đồ Phaolô cho thấy bí quyết căn bản này – (do not think about how to gratify the desires of the flesh.)chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó.” Động từ “chớ chăm nom” đây nghĩa là đừng cung cấp, đừng cho ăn, đừng thường xuyên nuôi nấng, thì nó sẽ trở nên yếu đuối.

 

 

Mục tiêu trước tiên là làm sao cho con người xác thịt bị chết đói, bằng cách đừng cho nó ăn.

 

 

Tuần trước, Mục Sư Hilbun có nhắc nhở lời của Chúa Giê-xu dạy về việc này khi Ngài phán trong Mathiơ 5:29-30(If your right eye makes you stumble, tear it out and throw it from you; for it is better for you to lose one of the parts of your body, than for your whole body to be thrown into hell. If your right hand makes you stumble, cut it off and throw it from you; for it is better for you to lose one of the parts of your body, than for your whole body to go into hell.) "Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục. Lại nếu tay hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy chặt mà liệng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể vào địa ngục." Khi đọc đến lời Chúa ở đây tôi nhớ đến câu chuyện của một nhà trèo núi tên Aron Ralston để giúp chúng ta thấy rõ điều này. Vào năm 2003 khi anh đi trèo núi một mình ở một vùng núi phía đông của tiểu bang Utah, chẳng may một tảng đá mòn (boudler) nặng khoảng 1000 lbs đã rớt xuống và chặn kẹt một cánh tay của anh. Anh cầu cứu đến 5 ngày, nhưng không ai nghe và đến giúp anh được. Cuối cùng anh Aron đã phải quyết định dùng một con dao bỏ túi cắt đứt cánh tay của mình, để có thể còn sống sót đi về nhà, nếu không anh sẽ chết đói ở tại đó. Đương nhiên Chúa Giê-xu không dạy chúng ta cắt đứt tay chân hay móc mắt mình để khỏi phạm tội, nhưng đây có nghĩa là chúng ta phải biết "cắt đi, ngăn chận, loại bỏ đi" những cánh cửa, những đại lộ nào đang mở rộng và đem vào tấm lòng của chúng ta những mồi cám dỗ phạm tội, đó là sự mê tham của mắt, những sự mê tham của xác thịt và sự kiêu ngạo của đời. Những cánh cửa này có thể là cái máy TV với những shows không được thánh sạch, những sách báo chỉ dẫn tử vi coi bói, những địa chỉ Internet có hình ảnh ô dâm, nhạc lý khiêu ngợi tình dục bậy bạ, phim ảnh “con heo,” những video games bạo động... Một trong những chiến thuật người Mỹ chống khủng bố ở bên một nước nào, đó là họ hay dùng phương cách cô lập những nguồn tiếp trợ vũ khí, cũng như tiền bạc từ khắp mọi nơi ở ngài nước đó gởi vào, bằng cách kiểm soát chặt chẽ những lối giao thông vào nước, những ngân hàng chuyển tiền; và khi không được tiếp vận nữa, thì bọn khủng bố sẽ yếu sức, không hoạt động phá hoại được, và có thể bước đến chỗ đầu hàng. Thì cũng vậy, khi con người xác thịt nếu không còn được tiếp tế vũ khí, lương thực, những mời mọc, lôi kéo bởi những ham muốn ở bên ngoài, thì tự nó không thể nào có sức mạnh mà giao chiến và thắng con người mới của chúng ta được.

 

 

Nếu con người xác thịt không còn được tiếp tế vũ khí, lương thực thì tự nó không thể nào có sức mạnh mà giao chiến và thắng con người mới của chúng ta được.

 

 

Muốn xác thịt yếu đuối chúng ta phải khôn ngoan nhận định ra tất cả những nguồn lực nào đang cho xác thịt nó ăn no, mà phải biết “nhổ tận gốc.” Câu chuyện trong một Hội Thánh kia thường có giờ cầu nguyện mỗi tuần. Có một anh thanh niên kia cứ mỗi lần anh đến cầu nguyện là hay than thở, xin Chúa giúp anh thoát khỏi những màng lưới nhện của sự cám dỗ mà anh không thể thắng được, làm cho anh cứ bị máng vào mà phạm tội hoài rồi lại ăn năn. Cứ tuần nào anh cũng cầu nguyện như vậy. Đến một lúc, có ông chấp sự nghe anh cầu nguyện như vậy hoài mỗi tuần đâm ra bực mình, thì có lần đang lúc anh thanh niên lại cầu nguyện xin Chúa cứu mình khỏi những lưới nhện cám dỗ này thì ông chấp sự la lớn tiếng lên: “Ôi Chúa ơi! Xin quyền năng của Ngài gíang xuống ngay tối hôm nay và giết chết đi con nhện, để nó khỏi làm ra những lưới nhện cám dỗ anh thanh niên này hoài.” [Anh chị em và tôi có đã giết những “con nhện” chưa?] Nếu có tánh hay mua sắm xa xỉ phẩm thì hãy dứt khoát cắt đứt những thẻ nợ và quăng vào thùng rác; đừng có lấy những thẻ nợ đó đem “freeze” và bỏ nó trên ngăn đá; để rồi cứ “làm đá chảy ra” và xử dụng những thẻ nợ này lại. Mong rằng không có ai trong vòng chúng ta đang giữ những địa chỉ trên Internet có chứa những hình ảnh ô dâm; Nếu có thì hãy dứt khoát “DELETE” những địa chỉ này ngay đi. [Cut off at the Sources]

  

Một thí dụ cụ thể mà chúng ta có thể thực hành được ngay hôm nay. Một số người trong chúng ta biết rõ “cái máy cell phone” rất là hữu dụng, nhưng cũng có thể là một vật mà làm nhiều người bị lo ra trong giờ nhóm thờ phượng, phải không? Nếu biết như vậy, chúng ta phải dứt khoát làm gì để khỏi bị lo ra mỗi tuần?

 

a) Đề nghị hãy tắt ngay cell phone đi trước khi vào phòng nhóm, để khỏi bị lo ra,

 

b) Sau khi tắt rồi, đưa cho cha mẹ mình nhờ giữ dùm cái cell phone cho đến khi xong buổi nhóm. Đừng lấy lý do là mình dùng iPhone để đọc Kinh Thánh; thiết nghĩ mình đọc một phút thì đã 3 phút bị lo ra bởi những “Instant messages” rồi phải không. Điều làm tôi thấy “chướng tai gai mắt” khi thấy những ai dùng cell phone thường xuyên để đọc Kinh Thánh trong giờ Trường Chúa Nhật hay nhóm thờ phượng, mà lại không màng đem theo Kinh Thánh riêng cho mình.

 

3) Thứ tư, không phải làm cho con người xác thịt bị chết đói mà thôi, nhưng còn phải kỷ luật thường xuyên nuôi con người thuộc linh cho ăn uống đầy đủ để được mạnh mẽ. Nói đến 2 chữ "kỷ luật" thì tin rằng ai trong chúng ta cũng hiểu và kinh nghiệm hết, vì mỗi buổi sáng đến đúng giờ là chúng ta phải kỷ luật tự động thức dậy sớm, để sửa soạn đi làm, hay đi học, tuy rằng thân thể mình không muốn ngồi dậy. Kỷ luật là điều cần thiết cho đời sống. Sống trong xã hội chúng ta cần có kỷ luật, nếu không sẽ có những xáo trộn; gia đình cần có kỷ luật, nếu không con cái sẽ bị hư hỏng; đời sống cá nhân cần có kỷ luật, nếu không mình sẽ không gặt hái được cơ nghiệp tốt đẹp trong tương lai; các lực sĩ thể thao sắp sửa đấu trong thế vận hội năm nay phải tập luyện có kỷ luật thì mới có thể đạt được huy chương. Thì cũng vậy, đời sống thuộc linh của chúng ta cần phải có sự kỷ luật, luyện tập thường xuyên để được mạnh mẽ mà thắng con người xác thịt và tôn Giê-xu làm Cứu Chúa mình.

 

 

Không phải làm cho con người xác thịt bị chết đói thôi, nhưng còn phải kỷ luật thường xuyên nuôi con người thuộc linh cho ăn uống đầy đủ để được mạnh mẽ.

 

 

Nên kỷ luật nuôi con người thuộc linh bằng những thức ăn gì để nó được mạnh mẽ? Câu trả lời đó là thường xuyên mỗi ngày cho nó “ăn Chúa Giê-xu.” Đây có nghĩa là sao? Trong Giăng 6:48-58 có lần Chúa Giê-xu dạy: (I am the bread of life. Your fathers ate the manna in the wilderness, and they died. This is the bread which comes down out of heaven, so that one may eat of it and not die. I am the living bread that came down out of heaven; if anyone eats of this bread, he will live forever; and the bread also which I will give for the life of the world is My flesh.” Then the Jews began to argue with one another, saying, “How can this man give us His flesh to eat?” So Jesus said to them, “Truly, truly, I say to you, unless you eat the flesh of the Son of Man and drink His blood, you have no life in yourselves. He who eats My flesh and drinks My blood has eternal life, and I will raise him up on the last day. For My flesh is true food, and My blood is true drink. He who eats My flesh and drinks My blood abides in Me, and I in him. As the living Father sent Me, and I live because of the Father, so he who eats Me, he also will live because of Me. This is the bread which came down out of heaven; not as the fathers ate and died; he who eats this bread will live forever.”) “Ta là bánh của sự sống. Tổ phụ các ngươi đã ăn ma-na trong đồng vắng, rồi cũng chết. Đây là bánh từ trời xuống, hầu cho ai ăn chẳng hề chết. Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta. Bởi đó, các người Giu-đa cãi lẽ với nhau, mà rằng: Lẽ nào người nầy lấy thịt mình cho chúng ta ăn sao? Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người. Như Cha, là Đấng hằng sống, đã sai ta đến, và ta sống bởi Cha; cũng một thể ấy, người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy. Đây là bánh từ trên trời xuống. Bánh đó chẳng phải như ma-na mà tổ phụ các ngươi đã ăn, rồi cũng chết; kẻ nào ăn bánh nầy sẽ sống đời đời.”

 

 

Phải nuôi con người thuộc linh bằng những thức ăn bổ dưỡng nhất, đó chính là “Bánh Hằng Sống - Chúa Giê-xu.”

 

 

1) Trong Giăng 6:48 – Chúa Giê-xu đã dùng vật gì để nhắc đến sự cần thiết cho sự sống loài người? “Bánh” là một trong những thứ căn bản nhất con người phải có để mà sống. Không phải ý thức bánh cần thiết thôi, nhưng phải ăn bánh nữa. Chú ý có tối thiểu 11 chữ “ăn” lập đi lập lại trong đoạn Kinh Thánh này. Động từ “ăn” nghĩa là phải lấy bánh bỏ vào miệng, phải nhai, phải nuốt, phải được tiêu hóa và thành năng lực nuôi sống thân thể. Nếu bánh cho dù có nhiều đến đâu đi nữa, bổ dưỡng đến đâu đi nữa, mà để ở ngoài miệng, chưa chịu ăn thì bánh đó có giúp ích gì cho thân thể mình được không?

 

 

Động từ “ăn” nghĩa là phải lấy “Bánh” bỏ vào miệng, phải nhai, phải nuốt, phải được tiêu hóa và thành năng lực nuôi sống thân thể, chứ không để ở ngoài đời sống mình được.

 

 

2) Không phải chỉ ăn mà thôi, nhưng phải ăn bánh thường xuyên mỗi ngày, chứ không ăn thật nhiều một lúc, rồi nghỉ 30 ngày không ăn nữa. Vô số người bị bịnh ngày nay cũng vì làm việc quá độ, mà lại ăn uống thất thường hay thiếu ăn? Để nhấn mạnh sự thường xuyên ăn bánh hằng sống, nghĩa là chính Ngài, Chúa Giê-xu so sánh với bánh “mana” mà dân sự của Chúa đã ăn mỗi ngày trong suốt gần 40 năm đi trong đồng vắng. Xem trong Xuất Hành 16:11-31 để biết lịch sử của bánh “mana” này – (And the LORD spoke to Moses, saying, “I have heard the grumblings of the sons of Israel; speak to them, saying, ‘At twilight you shall eat meat, and in the morning you shall be filled with bread; and you shall know that I am the LORD your God.’” So it came about at evening that the quails came up and covered the camp, and in the morning there was a layer of dew around the camp. When the layer of dew evaporated, behold, on the surface of the wilderness there was a fine flake-like thing, fine as the frost on the ground. When the sons of Israel saw it, they said to one another, “What is it?” For they did not know what it was. And Moses said to them, “It is the bread which the LORD has given you to eat. This is what the LORD has commanded, ‘Gather of it every man as much as he should eat; you shall take an omer apiece according to the number of persons each of you has in his tent.’” The sons of Israel did so, and some gathered much and some little. When they measured it with an omer, he who had gathered much had no excess, and he who had gathered little had no lack; every man gathered as much as he should eat. Moses said to them, “Let no man leave any of it until morning.” But they did not listen to Moses, and some left part of it until morning, and it bred worms and became foul; and Moses was angry with them. They gathered it morning by morning, every man as much as he should eat; but when the sun grew hot, it would melt. Now on the sixth day they gathered twice as much bread, two omers for each one. When all the leaders of the congregation came and told Moses, then he said to them, “This is what the LORD meant: Tomorrow is a sabbath observance, a holy sabbath to the LORD. Bake what you will bake and boil what you will boil, and all that is left over put aside to be kept until morning.” So they put it aside until morning, as Moses had ordered, and it did not become foul nor was there any worm in it. Moses said, “Eat it today, for today is a sabbath to the LORD; today you will not find it in the field. Six days you shall gather it, but on the seventh day, the sabbath, there will be none.” It came about on the seventh day that some of the people went out to gather, but they found none. Then the LORD said to Moses, “How long do you refuse to keep My commandments and My instructions? See, the LORD has given you the sabbath; therefore He gives you bread for two days on the sixth day. Remain every man in his place; let no man go out of his place on the seventh day.” So the people rested on the seventh day. The house of Israel named it manna, and it was like coriander seed, white, and its taste was like wafers with honey.) “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Ta đã nghe lời oán trách của dân Y-sơ-ra-ên. Vậy, ngươi hãy nói cùng chúng nó rằng: Lối chiều các ngươi sẽ ăn thịt; sáng mai sẽ ăn bánh no nê, và sẽ biết ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi. Vậy, chiều lại, có chim cút bay lên phủ trên trại quân; đến sáng mai lại có một lớp sương ở chung quanh trại quân. Lớp sương đó tan đi, trên mặt đồng vắng thấy có vật chi nhỏ, tròn, như hột sương đóng trên mặt đất. Khi dân Y-sơ-ra-ên thấy, bèn hỏi nhau rằng: Cái chi vậy? Vì chẳng biết vật đó là gì. Môi-se bèn nói cùng dân sự rằng: Ấy là bánh mà Đức Giê-hô-va ban cho các ngươi làm lương thực đó. Nầy là lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn: Hãy tùy sức ăn của mỗi người, và tùy số người trong trại mà góp cho mỗi tên một ô-me. Dân Y-sơ-ra-ên bèn làm như vậy, kẻ thì lượm nhiều, người thì lượm ít, cứ lường từ ô-me; ai lượm nhiều chẳng được trội, ai lượm ít cũng chẳng thiếu; mỗi người lượm vừa đủ sức mình ăn. Môi-se nói cùng dân sự rằng: Đừng ai để dư lại cho đến sáng mai. Nhưng dân sự chẳng nghe theo lời Môi-se, một vài người để dư lại đến sáng mai; thì sâu hóa ở trong, vật sanh mùi hôi hám. Môi-se bèn nổi giận cùng họ. Vậy, hằng buổi sớm mai mỗi người lượm vừa đủ sức mình ăn; khi mặt trời nắng nóng thì vật đó tan ra. Đến ngày thứ sáu, dân sự lượm lương thực gấp hai; mỗi người hai ô-me. Các hội trưởng đến thuật lại cho Môi-se rõ. Người đáp rằng: Ấy là lời Đức Giê-hô-va đã phán rằng: Mai là ngày nghỉ, tức ngày Sa-bát thánh cho Đức Giê-hô-va, hãy nướng món chi các ngươi muốn nướng, hãy nấu món chi các ngươi muốn nấu; hễ còn dư, hãy để dành đến sáng mai. Dân sự bèn để dành cho đến sáng mai, y như lời Môi-se đã truyền; vật đó chẳng sanh mùi hôi hám và cũng chẳng hóa sâu chút nào. Môi-se bèn nói rằng: Bữa nay hãy ăn đồ đó đi, vì là ngày Sa-bát của Đức Giê-hô-va; hôm nay các ngươi chẳng tìm thấy vật đó ở trong đồng đâu. Các ngươi lượm trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, sẽ chẳng có đâu. Ngày thứ bảy, một vài người trong vòng dân sự ra đặng lượm lấy, nhưng tìm chẳng thấy chi hết. Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Các ngươi chẳng chịu vâng giữ điều răn và luật pháp ta cho đến chừng nào? Hãy suy nghĩ rằng Đức Giê-hô-va đã cho các ngươi ngày Sa-bát; vậy nên, đến ngày thứ sáu Ngài lại cho các ngươi lương thực đủ hai ngày. Trong ngày thứ bảy, mỗi người phải ở yên chỗ mình, chớ ai ra khỏi nhà. Thế thì, ngày thứ bảy dân sự đều nghỉ ngơi. Nhà Y-sơ-ra-ên đặt tên lương thực nầy là ma-na; nó giống như hột ngò, sắc trắng, mùi như bánh ngọt pha mật ong.” Bánh mana (nghĩa là ‘cái chi vậy?’) mà dân sự của Chúa ăn trong đồng vắng gần 40 năm mỗi ngày. Cứ mỗi buổi sáng họ phải thâu nhặt tùy sức dùng cho ngày đó (ngoại trừ ngày thứ sáu thì lấy gấp đôi để dành cho ngày Sabát theo sau) họ phải ăn để sống cho đến khi vào đất hứa. Họ không thể để dành bánh “mana” qua hôm sau được, bánh sẽ bị thúi có ruồi có sâu, ngoại trừ ngày thứ sáu mà thôi. Tại sao Đức Chúa Trời lại bắt họ phải thâu nhặt bánh mana mỗi ngày, và không để dành bánh mana qua đêm được? Chúa muốn họ luôn lệ thuộc vào Ngài, Chúa muốn họ luôn để lòng tin cậy vào Ngài, vì chính Chúa là sức lực, là nguồn sức mạnh của họ mỗi ngày, để có thể vượt qua sa mạc mà tiến đến đất hứa. Trong Tân Ước, tại sao Chúa Giê-xu lại dạy các môn đồ trong bài cầu nguyện chung có chép trong Mathiơ 6:11 như sau: (Give us this day our daily bread.) “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày,” mà không dậy cho chúng con đồ ăn đủ tuần, đủ tháng luôn đi, để khỏi mắc công làm phiền xin Chúa mỗi ngày. Chúa muốn chúng ta luôn tin cậy Ngài, luôn nương tựa Ngài, lệ thuộc Ngài mỗi ngày, như nhánh nho phải thường xuyên liên tục dính vào gốc nho thì mới sống và sanh trái được.

 

 

Không phải chỉ ăn mà thôi, nhưng phải ăn bánh thường xuyên mỗi ngày, như ngày xưa dân chọn của Chúa đã ăn “mana” mỗi ngày trong đồng vắng.

 

 

Đời sống của vô số người cơ đốc ngày nay bên ngoài trông thật là khỏe mạnh, đô con, xinh đẹp, nhưng bên trong con người thuộc linh đang ốm yếu tong teo chỉ “da bọc xương,” cũng vì chưa được “ăn Bánh” mỗi ngày, nhưng chỉ “ăn” trong những ngày đại lễ, hay là mỗi tuần một lần vài tiếng đồng hồ trong ngày Chúa Nhật mà thôi. Vì vậy mà nhỡ có một sự cám dỗ nào kéo đến, một cơn giông dấy lên, một sư bắt bớ, thua lỗ, xui xẻo xảy ra là “bỏ đạo” ngay sao? Cứ tưởng tượng nếu mỗi người chúng ta chỉ cho con người thuộc linh của mình ăn có một lần mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật thôi, thì thân thể mình sẽ ra sao đây? Mạnh hay yếu? Có thắng được xác thịt là con người được ăn mỗi ngày không?

 

 

Nếu chúng ta chỉ cho con người thuộc linh của mình ăn có một lần mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật thôi, thì làm sao thắng được xác thịt là con người được nuôi nấng mỗi ngày?

 

 

3) Câu 56 – Ăn Bánh Hằng Sống (Chúa Giê-xu) nghĩa là sao? (He who eats My flesh and drinks My blood abides in Me, and I in him.) “Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người.” Có phải Chúa Giê-xu dạy chúng ta đi theo đạo “ăn thịt người, uống huyết” chăng? Không đâu! Nhưng lý do Chúa Giê-xu phải nói rõ/nhấn mạnh như vậy là bởi vì trong lúc đó có vô số người Pharasi biết Chúa Giê-xu, đã từng thấy những phép lạ Ngài làm (vừa hóa bánh cho 5,000 người ăn no nê), đã nghe lời Ngài dạy, nhưng họ vẫn chưa tin Ngài, mà còn chống đối, bắt bớ Chúa, vì “Bánh” vẫn còn ở ngoài họ; họ chưa chịu bỏ vào miệng (nghĩa là chưa chịu tin Chúa là Đấng Mêsi), chưa chịu nuốt vào bụng (nghĩa là chưa chịu đi theo lời Chúa dạy mỗi ngày), nên Chúa Giê-xu mới dùng hình ảnh một cách rõ rệt như vậy. Tình trạng này vẫn không khác chi cho ngày hôm nay của vô số người đã biết Chúa, đã có cơ hội nghe Tin Lành nhiều lần, nhưng vẫn chưa tin, “Bánh” chưa ở trong họ, và họ chưa ở trong “Bánh.” Tội họ chưa được xóa, và họ sẽ chết trong đồng vắng, không thể nào vào được nước thiên đàng. “Ăn thịt Chúa, uống huyết Ngài” ở đây nghĩa là luôn tin cậy nơi Giê-xu, tôn Ngài làm Chúa, ăn nuốt lời dạy dỗ của Ngài mỗi ngày, và vâng lời làm theo những lời ấy. Đây có nghĩa là mỗi người chúng ta phải có kỷ luật và thói quen có thì giờ tĩnh tâm mỗi ngày với Chúa, qua sự học lời Chúa, cầu nguyện, nói chuyện với Chúa, ở trong Chúa và để Ngài ở trong chúng ta, chứ không phải mỗi tuần một lần vài tiếng đồng hồ thôi.

 

 

“Ăn thịt Chúa, uống huyết Ngài” ở đây nghĩa là luôn tin cậy nơi Giê-xu, tôn Ngài làm Chúa, suy gẫm, thấm nhuần lời dạy dỗ của Ngài mỗi ngày, và vâng lời làm theo những lời ấy.

 

 

Có tối thiểu 5 mức độ khác nhau về việc ăn Bánh mỗi ngày hay gọi là tĩnh tâm với Chúa:

 

a) The ground “zero” – chưa bao giờ làm và chẳng biết “tĩnh tâm” là gì,

 

b) Lòng muốn lắm, nhưng còn lấy lý do bận rộn chưa có thể làm được,

 

c) Bắt đầu làm, nhưng chỉ khi nào hợp với “thời khóa biểu” của mình, chưa đặt làm vấn đề ưu tiên,

 

d) Làm thường xuyên trong thái độ chán ngán, không có một chút trông đợi gì ở Chúa và lời Ngài,

 

e) Mỗi lần đọc Kinh Thánh hay nghe giảng, lòng trông mong muốn Chúa dạy dỗ chính mình và hứa nguyện cùng nhờ cậy Đức Thánh Linh giúp đem ra thực hành.

 

 Mỗi lần chúng ta đọc Kinh Thánh hay vào nghe giảng, chúng ta làm với thái độ gì? Có phải với thái độ trầm trồ vì lẽ thật trong lời Chúa quá hay, nhưng chỉ đáng áp dụng cho người ngồi bên cạnh mình, ông này bà nọ cô kia mà thôi; hay là lẽ thật của lời Chúa đã cảm động chính lòng mình mà sanh ra sự ăn năn? Tùy theo mức độ nào chúng ta đang có về đời sống tĩnh tâm mỗi ngày sẽ định đóan sức mạnh của mình có thể thắng được xác thịt không mà thôi!

 

 

Tùy theo mức độ nào chúng ta đang có cho đời sống tĩnh tâm mỗi ngày sẽ định đóan sức mạnh của mình có thể thắng được xác thịt hay không mà thôi.

 

 

Chúng ta phải dứt khoát “đóng đinh” con người xác thịt của mình ở trên cây thập tự thì Cứu Chúa Giê-xu mới được tôn cao và quyền tể trị trên đời sống của chúng ta mới thuộc của Ngài; Ngoài ra không còn có cách nào nữa. Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp sức cho mỗi người chúng ta và toàn thể VHBC. Amen!

 

 

----------------- Lời Mời Gọi

 

Trong trái tim của mỗi người chúng ta chỉ có một ngôi duy nhất. Câu hỏi là ai đang ngồi ở trên ngôi đó? Xác thịt, cái tôi hay Cứu Chúa Giê-xu đang ngồi? Chúng ta là những người đã được Chúa cứu chuộc thì nay Ngài xứng đáng được ngồi trên ngôi lòng đó và có quyền tể trị đời sống của mỗi chúng ta. Tuy rằng điều này nhiều người trong chúng ta ý thức được, nhưng khó có thể làm được. Lý do là vì bên trong lòng chúng ta luôn có sự giao chiến tâm linh giữa con người cũ xuí dục chúng ta phạm tội, và con người mới muốn làm theo những điều lành của Thánh Linh. Sự giao chiến này không phải chỉ xẩy ra một năm, một lần mà thôi, nhưng là sự diễn tiến mỗi ngày, mỗi phút trong đời sống của mình, cho đến khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng. Chúng ta phải làm gì đây để thắng xác thịt được? Bốn nguyên tắc:

 

1) Con người thuộc linh chúng ta phải được mạnh mẽ hơn xác thịt,

 

2) Con người thuộc linh có mạnh hay yếu tùy theo chúng ta đang nuôi nó với những thức ăn gì?

 

3) Chúng ta phải làm cho xác thịt chết đói, bằng cách cắt đứt mọi nguồn lực đang cung cấp thức ăn cho nó. Nhiều khi phương cách hay nhất để làm điều này chính là tránh xa những nguồn lực đem những sự ham muốn nhục dục vào tâm hồn mình. Anh chị em có biết loại võ thuật hay nhất là “võ chạy” không, như Phaolô đã một lần dạy dỗ Timôthê trong 2 Tim. 2:22 như sau: (flee from youthful lusts) “hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ” Đừng có dằn co, thương lượng, đùa dởn, lại gần thử nghiệm với tội lỗi mà một ngày mình sẽ bị “trọc đầu” giống như Samsôn ngày xưa chăng mà hối tiếc sao? Trong sách Châm Ngôn 6:27-28 chép gì? (Can a man take fire in his bosom and his clothes not be burned? Or can a man walk on hot coals and his feet not be scorched?) “Há có người nào để lửa trong lòng mình, Mà áo người lại chẳng bị cháy sao? Há có ai đi trên than lửa hực, Mà chân mình lại chẳng bị phồng chăng?”

 

4) Chúng ta phải nuôi con người thuộc linh mỗi ngày bằng Bánh Hằng Sống đó chính là Chúa Giê-xu và lời dạy dỗ của Ngài. Đây nghĩa là mỗi ngày phải có thì giờ tĩnh tâm, học Kinh Thánh đều đặn, cầu nguyện, cùng thực hành những điều dạy dỗ của Chúa Giê-xu. Hãy xem gương của Chúa Giê-xu, Ngài luôn thắng được xác thịt mình - Tại sao? Hai phương pháp chính là vì Chúa thường cầu nguyện và xử dụng lời Kinh Thánh. Anh chị em còn nhớ trong Mathiơ 4 khi Chúa bị satan cám dỗ 3 lần thì lần nào Chúa cũng phản ứng bằng cách nói gì? (It is written… ) “Có lời chép rằng…” Nếu chúng ta không có thì giờ tĩnh tâm mỗi ngày thì khi cám dỗ đến làm sao chúng ta nói được câu “Có lời chép rằng…” mà thắng được nó?

 

Có thể trong vòng chúng ta ở đây có người đang tranh đấu với một sự cám dỗ nào đó, một tội kín, một sự nghiện ngập nào đó mà chưa có thể thắng được; nhưng chưa bao giờ thật sự cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ mình. Tôi thách thức anh chị em đó hãy thành thật hết lòng kêu cầu Đức Thánh Linh giúp đỡ mình đi, ngay lúc này: “Lạy Chúa Thánh Linh! Tâm linh con muốn tôn Chúa Giê-xu làm Chúa mình, nhưng xác thịt con quá yếu đuối vì đang bị xiềng xích bởi những sự  nghiện ngập (hãy kể ra, có thể là những việc làm dâm dục, những thói quen xấu, sách báo, phim ảnh, người bạn bè…). Con không thể thắng được nó. Nhưng con tin rằng Chúa Thánh Linh là Đấng có quyền năng để gíup con. Nay con nhất quyết dâng lên cho Chúa tất cả những điều này. Xin Chúa giúp cho con dứt khoát từ bỏ được tận gốc và bắt đầu một đời sống kỷ luật tĩnh tâm với Chúa Giê-xu mỗi ngày.”


THE INNER BATTLE ON THE LORDSHIP

(Galati 5:17)

 

“For the flesh desires what is contrary to the Spirit, and the Spirit what is contrary to the flesh. They are in conflict with each other, so that you are not to do whatever you want.”

 

“Jesus is Lord” means He owns our everything and He is the Head of His church. Why is it so difficult to give allegiance to the lordship of Christ? Because we are still living in the flesh with its desires that are contrary to the Spirit. This inner struggle will prevent us to do what is good, but to keep on doing what is sinful. This is a continuous battle until we take our last breath. To win the struggle, we must learn the following four principles:

 

First, the spiritual person must be stronger than the flesh to win. Secondly, the strength of the spiritual person comes from what we feed our heart and mind with. Remember the saying: “Garbage in, garbage out!” Thirdly, we must starve our flesh by cutting off all its food sources. The story of a mountain climber named Aron Lee Ralston in Utah taught us his determination to amputate his lower right arm to survive. The best way to avoid of keep falling into the spider’s webs is to kill the spider. One thing you can practice: “Turn off your cell phone before the worship time.” Fourthly, feed our spiritual body well. The best food for our spiritual body is the Bread of life (Jesus). Bread is one of the essential food sources for life. Knowing this truth cannot do us any good until we eat the bread. Not just eating the bread once a while, but we must do this daily. The story of “manna” reminds us how the Israelites had to depend on this bread daily to survive through the wilderness for almost 40 years. Jesus taught us to pray for the daily bread, and not just on Sundays. How can our spiritual body that is fed weekly overcome the flesh that is fed daily? “Eating Jesus – the Bread of life” means to believe in Him and take in His words. How much weight do you put on Jesus’ teachings daily? The best time that we can “eat the Bread” is the daily devotions. Depending on what level of your daily and personal devotion, it defines how strong you can overcome the flesh.

 

We must crucify our flesh so that Jesus can be Lord; and there is no shortcut!