Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 23

Sống Theo Chúa Giê-xu

 

Kinh thánh: Ma-thi-ơ 12: 9-14

 

Chúng ta đang bước vào mùa Thương khó, kỷ niệm tình yêu của Chúa dành cho chúng ta qua sự chết của Ngài. Để đáp lại tình yêu của Chúa, chúng ta phải làm gì?

Một người đàn ông nọ té xuống hố sâu và không thể tự mình thoát ra được. Có những tình huống giả định như sau:

-Một người Pha-ri-si đi ngang và nói: “Chỉ có người xấu mới té xuống hố.”

-Một nhà toán học đi ngang và ngồi tính toán thử xem người đàn ông đã ngã xuống hố bằng cách nào.

-Một phóng viên thì muốn biết toàn bộ câu chuyện về cái hố, để ông có thể viết bài phóng sự và đăng lên trang nhất của tờ báo.

-Người theo chủ nghĩa cá nhân thì nói: “Cái hố của anh ta thì thấm vào đâu so với cái hố của tôi.”

-Người lạc quan nói: “Ồ! Cũng không đến nỗi, sự việc đã có thể tệ hơn.”

-Người bi quan nói: “Ôi! Tình trạng sẽ còn tệ hơn nữa.”

-Một nhà mô phạm đi ngang, nhìn xuống người đàn ông bất hạnh và nói: “Sao anh lại để ngã xuống dưới ấy, thật tệ, nếu anh có cơ hội thoát ra khỏi đó, lần sau nên cẩn thận hơn.”

-Nếu Đức Chúa Jêsus nhìn thấy người đàn ông, chắc hẳn Ngài sẽ vội nhảy xuống hố và để anh ta leo lên vai Ngài mà thoát ra!

-Nếu bạn đi ngang qua, bạn sẽ nói gì hoặc làm gì?

Người ta thường nhìn sự việc và giải quyết nó theo khuynh hướng quen thuộc của mình. Khi trở thành Cơ Đốc nhân, hãy thay đổi quan niệm sống cho phù hợp với cách sống của Chúa, hãy giải quyết mọi việc bằng Lời Chúa. Từ bỏ tập quán không phải là việc dễ dàng, nhưng trong Chúa, mọi sự đều phải trở nên mới. Hãy tập giải quyết mọi vấn đề theo nguyên tắc: “Nếu có Chúa Giê-xu ở đây, Ngài sẽ làm thế nào? (*) Phân đọan KT nầy, cho chúng ta thấy thế nào là sống theo Chúa Giê-xu.

 

I-QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI CHUNG QUANH (c. 9-13)

Nhà hội là nơi người Do Thái ngày xưa tụ họp lại để nghe lời Chúa vào ngày thứ bảy. Chúa Giê-xu thường vào nhà hội để giảng dạy. Kế đó, đi đến thành Ca-bê-na-um; nhằm ngày Sa-bát, tức thì Đức Chúa Jêsus vào nhà hội, khởi dạy dỗ tại đó. 22 Chúng đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài, vì Ngài dạy như có quyền phép, chớ chẳng phải như các thầy thông giáo đâu.” (Mác 1:21). Hôm nay, Chúa Giê-xu vào nhà hội, không chỉ để giảng dạy rồi về. Ngài đến với tấm lòng quan tâm, care đến con người có mặt trong nhà hội hồm ấy! KT chép Đức Chúa Jêsus đi khỏi nơi đó, bèn vào nhà hội. Ở đó, có một người teo một bàn tay.”(C.1-2). Hai câu KT nối kết với nhau nầy, Mathiơ muốn chóp chúng ta biết rằng, Chúa vào nhà hội, Ngài quan sát, và Ngài thấy một người bị tàn tật, bàn tay bị teo không hoạt động được! Tại sao mấy thầy thông giáo, dạy luật không thấy?

-Vì họ đến nhà hội để làm xong trách nhiệm của một người dạy luật.

-Vì họ đến nhà hội để xem người khác có phạm luật để họ kết án!

-Họ vào để nhận lãnh những lời khen tặng!

     Chúa vào với tấm lòng đầy tình thương của ĐCT! Ngài vào với tấm lòng phục vụ người khác. Hai động cơ vào nhà hộ khác nhau, đưa đến những kết quả khác nhau! Một bên làm đẹp lòng con người! Một bên làm đẹp lòng ĐCT!

     Mấy thầy Thông giáo nầy đã đặt luật lệ của họ trên nhu cầu của con người. Họ đã quá chú trọng vào việc Chúa Giê-xu vi phạm các luật lệ của họ, đến nỗi chẳng quan tâm gì đến người có bàn tay bị teo cả. “Có kẻ hỏi Ngài rằng: Trong ngày Sa-bát, có phép chữa kẻ bịnh hay không? Ấy là họ có ý kiếm dịp kiện Ngài.” (c. 3)

Bạn có thái độ như thế nào đối với người khác? Nếu lòng tin của chúng ta không cho phép chúng ta giúp đỡ cho một người nào đó, thì rất có thể là lòng tin của chúng ta đã không đúng với Lời Đức Chúa Trời dạy. Xin đừng để cho giáo điều, những hình thức hay những thành kiến ... làm cho chúng ta không nhìn thấy điều Ngài muốn chúng ta làm.

 

II-HÀNH ĐỘNG CỨU GIÚP (c. 11-14)

 

Chúa Giê-xu biết rõ tấm lòng của những thầy thông giáo Pharisi, Ngài biết họ chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ, nên Ngài hỏi họ Ngài bèn phán cùng họ rằng: Ai trong vòng các ngươi có một con chiên, nếu đương ngày Sa-bát, bị té xuống hầm, thì há không kéo nó lên sao? Huống chi người ta trọng hơn con chiên là dường nào!” (c.11-12)

-Chúng ta thử ình dung những người Pha-ri-si phản ứng thế nào? Dĩ nhiên, họ yên lặng, vì sao? Vì Chúa nói thẳng vào những gì họ đang suy nghĩ... Lời KT trong TT 139: cho chúng ta biết: Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi, Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi.” (TT 139:4)

-Phán xong, Chúa Giê-xu phán với người teo tay: Hãy giơ tay ra. Người liền giơ tay, thì tay nầy cũng lành như tay kia.” (c.13).  Chúng ta thử hình dung người teo tay thế nào? Vui mừng không thể tả được! Có lẽ ông đã vào nhà hội nầy mỗi thứ Bảy để nghe lời Chúa, thờ phượng Chúa nhưng dường như ông nghe những luật lệ, những lời xét đoán, những ánh mắt xem thường... vì anh là người tàn tật!

Ngài ấy, Chúa Giê-xu đã giảng bài giảng với tựa đề sự quan tâm, cứu giúp và chữa lành! Hội Thánh Chúa phải là nơi đầy sự quan tâm, sẵn sàng giúp người khác biết Chúa và đưa họ đến với Chúa để được Chúa chữa lành. Rồi khi họ mạnh khỏe, trang bị và tạo điều kiện cho họ đi ra giúp người khác biết Chúa!

 

Tại một vùng biển thường có sóng  gió, bão táp...Người dân thường thấy có những xác ngừơi trôi dạy vào bờ mỗi khi có những cơn bão lớn...Họ quyết định thành lập ban cứu hộ để khi có bão, họ ra khơi tìm kiếm người bị nạn...Một nhóm người được thành lập để giúp cứu những người bị bão, họ thay phiên túc trực ngày đêm nhất là khi có bão ...Ban đầu chỉ là một căn nhà cứu hộ nhỏ với những tấm lòng, nóng cháy sẵn sàng cứu giúp khi có những tín hiệu cầu cứu...Họ cứu được nhiều người..Thời gian trôi qua, căn nhà nhỏ được xây dựng lớn thêm, được trang bị với đầy đủ tiện nghi: có cả một bệnh viện mini với đầy đủ phương tiện cứu người... cũng có đầy đủ  những tiện nghi giải trí cho mọi lứa tuổi..Ngày tháng trôi qua, nơi đây trở thành câu lạc bộ giải trí dành cho các gia đình trong thị trấn ven biển nầy...Việc cứu người bị lãng quên...Bắt đầu có những tiếng: “Cứu người từ biển vào làm dơ câu lạc bộ, tốn công sức, thời gian nhiều quá ...Việc nầy để cho người khác làm!” Người ta đến để enjoy hơn là cứu người. Ngoài kia trời bão có nhiều xác chết trôi vào bờ...Bên trong, câu lạc bộ người ta vui vẻ với nhau, không ai còn quan tâm đến những người bị nạn...cần được cứu vớt!

 

KẾT LUẬN

-Những ngừơi Pharisi, không làm thoe lời Chúa dạy! Họ tìm cách giết Chúa! Chúng ta phản ứng thế nào trước lời Chúa hôm nay? Chúa Giê-xu đã bày tỏ tình thương của Đức Chúa Trời qua sự quan tâm, cứu giúp. Ngài không chỉ giảng dạy nhưng kèm theo là hành động. Đối với Chúa: hành động trong buổi thờ phượng quan trọng hơn hình thức trong buổi thờ phượng! (Hành động thờ phượng gồm tấm lòng yêu Chúa, quan tâm đến người chung quanh.)

-Chúng ta đến với ĐCT với ước mong làm thì ý muốn của Ngài. Khi chúng ta đến với với Chúa với tấm lòng như thế, bất cứ điều gì  chúng ta làm sẽ được Chúa ban phước!

-Vị vua nọ ở đông phương muốn chọn lựa một người quản lý trung thành, có hai người được tiến cử. Nhà vua trả trước cho họ tiền một ngày công, rồi dẫn họ đến một cái giếng sâu khoảng một mét và để cạnh đó một cái rổ. Vua truyền: “Hai ngươi hãy cố hết sức mình múc nước trong cái giếng nhỏ nầy và đổ vào rổ sao cho đầy rổ, ta sẽ trở lại vào buổi chiều để xem công việc tiến triển như thế nào.” Nói xong ông bỏ đi và hai người bắt tay vào việc. Chẳng bao lâu một người nói: “Đổ nước đầy rổ – thật là một công việc ngu xuẩn.” Người kia nói: “Nhưng chúng ta đã được trả tiền, nhà vua có lý do của ngài khi truyền chúng ta làm như vậy, không nên bận tâm.” Quăng cái thùng xuống đất, người thứ nhất nói: “Tôi sẽ không tiếp tục công việc ngu ngốc này nữa đâu” và ông bỏ đi.

Người còn lại tiếp tục làm việc – cứ múc nước và đổ vào rổ. Trước khi trời tối thì ông tát gần cạn cái giếng. Bất chợt, khi ông đổ thùng nước vào rổ, ông nghe một tiếng động lạ, và nhìn trong rổ là một chiếc nhẫn kim cương. “Ồ, giờ đây thì ta biết tại sao nhà vua lại sai múc nước đổ vào rổ rồi.” Vừa lúc đó nhà vua đến. Ông trao cho vua chiếc nhẫn đã tìm được. Vua cười và nói: “Nó là của ngươi. Ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, giờ đây ta có thể giao cho ngươi việc lớn hơn.” (*)

-Để mùa Thương khó có ý nghĩa, chúng ta cần nhờ ơn và sức Chúa mỗi ngày để trung tín sống và làm theo Chúa Giê-xu.

 

 

(*)Trích từ tuyển tập “Chắp Cánh cho âtm hồn bay cao” của Dương

  Quang Thoại.