Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 23

Tỉnh Thức - Bước Đầu Cho Sự Phục Hưng

(Awake – First Step to a Revival)

Khải Huyền 16:15

www.vietnamesehope.org

 

 

“Kìa, Ta đến như kẻ trộm. Phước cho kẻ tỉnh thức và giữ gìn áo xống mình,

đặng khỏi đi lõa lồ và người ta không thấy sự xấu hổ mình!”

(“Look, I come like a thief! Blessed is the one who stays awake and remains clothed,

so as not to go naked and be shamefully exposed.”)

 

 

Chúa Giê-xu là Đấng Sống, Ngài đã hứa nhiều điều mà không có một chủ giáo nào đã hứa. Chúa hứa sẽ trở lại một ngày bất thình lình như kẻ trộm, để ban phước cho mọi kẻ dám tin danh Ngài. Hội Thánh của Chúa có đang sẵn sàng để đón Chúa trở lại chưa? Mỗi người chúng ta có đang tỉnh thức, vùng dậy khỏi những cơn mê nghủ, để sửa soạn đón Chúa trở lại chưa?

 

 

I. Đồng Hồ Báo Thức

 

Một điều mà mỗi người chúng ta thường hay tranh đấu là việc phải thức dậy đúng giờ mỗi ngày, để đi học hay đi làm, nhất là vào buổi sáng thứ Hai sau một vài ngày cuối tuần được nghỉ ngơi và vui chơi. Quí vị có bao giờ nghủ mê đến nỗi bị đi học trễ, vì hụt đón xe school bus hay đến trễ một cuộc họp trong sở làm, một cuộc hẹn bác sĩ, mà rồi cuộc hẹn đó phải bị “hủy bỏ” và mình phải mắc công làm lại cuộc hẹn khác không? Có bao giờ anh chị em bắt trễ một chuyến bay, vì ngủ mê, không thức dậy sớm đúng giờ ra phi trường không? Có những người vì ngủ mê chỉ trong tíc tắc vài giây khi lái xe, mà lỡ đâm đầu xe xuống hố, hay đụng vào đầu xe người khác mà bị bại liệt, hay có thể chết đi mất. Trong Công Vụ 20:7-9 có chép hậu qủa gì xẩy ra cho một người trai trẻ ngủ mê trong giờ nhóm? (On the first day of the week we came together to break bread. Paul spoke to the people and, because he intended to leave the next day, kept on talking until midnight. There were many lamps in the upstairs room where we were meeting. Seated in a window was a young man named Eutychus, who was sinking into a deep sleep as Paul talked on and on. When he was sound asleep, he fell to the ground from the third story and was picked up dead.) “Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phao-lô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ, và cứ giảng luôn cho đến nửa đêm, có nhiều đèn trong phòng cao mà chúng ta đang nhóm lại. Một gã tuổi trẻ tên là Ơ-tích, ngồi trên cửa sổ, ngủ gục trong khi Phao-lô giảng rất dài; và bị ngủ mê quá, nên từ tầng lầu thứ ba té xuống, lúc đỡ dậy đã thấy chết rồi.”  Anh tín đồ này (chắc có lẽ tối hôm trước đã luyện chưởng cho đến sáng?), nên anh thức dậy trễ, khi vào nhóm thì đã hết chỗ ngồi, đành phải đứng dựa cửa sổ; đã vậy mà bài giảng của sứ đồ Phaolô hôm đó lại quá dài, đến nửa đêm, và vì quá mệt mỏi, anh ngủ gục khi nào không biết, để rồi bị té xuống từ lầu ba chết ngắt.

 

Với cái tật nghủ mê này thì có lẽ “người bạn thân” nhất của mỗi chúng ta để giúp mình vùng dậy khỏi những cơn say nghủ chính là cái đồng hồ báo thức khi nó cứ tự động đến giờ thì reng lên để giúp đánh thức chúng ta dậy. Trong cell phone của tôi hiện nay đang có tối thiểu 4 thời điểm “alarms” báo động, để giúp nhắc tôi nhớ những việc quan trọng mình cần phải làm, nào là hai lần mỗi ngày “alarm” báo động nhắc uống thuốc, mỗi ngày sáng sớm đồng hồ reng lên nhắc tôi thức dậy để tĩnh tâm và sửa soạn đi làm, và sáng Chúa Nhật phải thức dậy sớm để sửa soạn đi nhóm thờ phượng. Chúng ta mỗi người cần được báo động thức dậy đúng giờ mỗi ngày, để bắt đầu làm những công việc cần thiếtquan trọng trong cuộc sống hằng ngày.

 

 

II. Ăn Năn

 

Đương nhiên, Chúa Giê-xu không có nói đến sự tỉnh thức khỏi những cơn ngủ mê phần thể xác, nhưng nhắc đến những cơn ngủ mê thuộc linh, để sửa soạn đón Chúa trở lại, nhất là khi chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy những sự cám dỗ đang dễ ru chúng ta say nghủ.

 

1) Chẳng hạn như sự ru ngủ trong những tội lỗi xấu xa, thầm kín, những nghiện ngập, những thuyết lý của đời trần tục này, mà dần dần đưa dẫn chúng ta bị máng vào những xiềng xích vô hình, và đời sống chúng ta trở nên vô dụng, không sanh trái cho nước Đức Chúa Trời nữa.

 

2) Ngủ mê trong sự trì hoãn, lười biếng, sự tự mãn thuộc linh, chưa làm trọn công việc Chúa gọi và trao cho riêng mình, say nghủ trong những lý do bào chữa của tánh xác thịt, để rồi đánh mất đi biết bao nhiêu phần thưởng mà mình có thể thâu trữ trước được cho nước thiên đàng.

 

3) Nghủ mê trong những sự bận rộn, bon chen của vật chất, để rồi lãng quên đi chính mình là ai và tiếng Chúa gọi mình là gì.

 

Điều nguy hiểm nhất cho những người đang nghủ mê đó là họ ở trong một trạng thái không còn biết chi nữa, cũng như người đang ở trong giấc nghủ mê thuộc linh thì cũng không ý thức được những vết nhơ trên mặt mình, những tội lỗi của mình, để biết ăn năn, xưng tội, tìm kiếm Chúa và sửa soạn đón Ngài trở lại. Vì vậy mỗi người chúng ta cần phải được “đánh thức vùng dậy” khỏi những cơn mê nghủ này. Chúng ta thật cần có lời Chúa đánh thức chúng ta dậy; Lời Chúa như một cái “đồng hồ báo thức” thuộc linh kêu gọi Hội Thánh chung và mỗi người chúng ta riêng hãy tự xét, ăn năn, từ bỏ những con đường ác, xưng tội mà quay trở về với Đức Chúa Trời, không khẻo khi Chúa Giê-xu trở lại chúng ta thật xấu hổ và bị loã lồ sao?

 

Ăn năn nghĩa là gì? Người ăn năn thật chấp nhận/đồng ý mình đang phạm tội nghịch với những tiêu chuẩn của lời Chúa. Việc đầu tiên cho một người thật ăn năn đó là phải tự “soi mặt mình trong gương,” để thấy những tội lỗi xấu xa mà biết xưng tội ra cùng Chúa và tìm kiếm sự tha thứ từ nơi Ngài. Ăn năn là chấp nhận tội lỗi của mình y như chính Chúa đã định nghĩa trong những điều răn và mạng lệnh của Ngài, chứ không có bào chữa hay đổ thừa, suy luận theo lý lẽ riêng hay dựa theo “đám đông” mà coi tội như là những điều bình thường. Nhà truyền giáo người Anh tên Charles Simeon nói rất đúng: "One of the most fundamental marks of true repentance is a disposition to see our sins as God sees them.” Tạm dịch – “Điều căn bản nhất của một tấm lòng ăn năn thật là không còn định nghĩa tội lỗi theo như ý mình thấy, nhưng là thấy tội lỗi theo như Chúa thấy.”

 

 

III. Tội Lỗi

 

Những tội gì chúng ta có thể đang phạm nghịch cùng Chúa mà không biết vì đang say nghủ? Sáng nay chúng ta suy gẫm trong Khải Huyền 2 & 3 về những lời quở trách của Chúa Giê-xu đến với các Hội Thánh của Ngài, để mỗi người chúng ta có thể tự kiểm trong sự ăn năn. Chú ý đây không phải là tội không tin của những người ngoại, nhưng là tội của những người thuộc của chính Chúa Giê-xu, ở trong Hội Thánh của Ngài. Sách Khải huyền là sách tiên tri cho thấy những điều huyền bí sẽ xẩy ra trong tương lai vào thời kỳ sau rốt, mà sứ đồ Giăng được Chúa Giê-xu khải thị khi ông đang ở trong ngục tù tại đảo Bát-mô. Phần đầu của sách Khải Huyền có nói đến tình trạng suy kém, hay nói cho rõ là tội của một số hội thánh Chúa trong thời kỳ cuối cùng nữa.

 

1) Thứ nhất, cho Hội Thánh Êphêsô, mặc dầu hội đang có nhiều ưu điểm, nhưng điều thiếu xót Chúa Giê-xu quở trách đó là họ đã bỏ lòng kính mến ban đầu có chép trong Khải Huyền 2:4-5 (Yet I hold this against you: You have forsaken the love you had at first. 5 Consider how far you have fallen! Repent and do the things you did at first. If you do not repent, I will come to you and remove your lampstand from its place.) “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu. 5 Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó.” Đây có nghĩa là sự nóng cháy, hăng hái, nồng nàn của tình yêu của họ dành cho Chúa Giê-xu từ lúc ban đầu đang dần dần bị phại nhạt rồi. Vấn đề ở đây là theo thời gian mối liên hệ mật thiết với Chúa giờ đây đang bị rời rạc dần, không còn đậm đà, mặn mà như ngày xưa nữa. Có lẽ họ vẫn nhóm lại thường xuyên, nhưng việc nhóm lại này bây giờ chỉ còn là bổn phận, là trách nhiệm, là việc miễn cưỡng phải làm chỉ vì mình là con cái Chúa, hơn là vì thật sự còn yêu mến thèm khát trông đợi Chúa như thưở ban đầu.

 

Chúng ta có thể hiểu điều này thêm nếu suy nghĩ đến mối liên hệ giữa vợ và chồng. Nhớ hồi xưa khi 2 người còn là những tình nhân mới quen biết nhau thì tình yêu thật nồng nàn. Có những buổi tối 2 người không ngủ được, vì cứ nghĩ đến nhau. Ai nấy luôn chú ý trong cách ăn mặc cho đúng mốt, đúng kiểu tóc, dùng nước hoa loại đắt tiền mỗi khi đi “date,” gặp gỡ nhau, và mong "trái đất ngừng quay" để được ở gần người yêu suốt đời, mà không thấy chán! Nhưng khi cưới nhau về qua nhiều năm mối tình đầu bị phai nhạt dần, sự nồng nàn không còn nữa, không còn "galant" mở cửa xe như hồi xưa, tặng bông hồng như khi mới yêu nhau, hay nói những lời êm ái nữa. Ngày nay đang có biết bao nhiêu cặp vợ chồng vẫn còn sống chung với nhau ở dưới một mái nhà, vẫn lo tròn bổn phận cho nhau, nhưng chỉ là để sống vì “nghĩa” thôi, vì trách nhiệm đối với con cái thôi, nhưng không còn tình yêu tha thiết, nồng nàn như “thuở ban đầu” nữa. Hai người vẫn ở chung trong một căn nhà, ăn chung một bàn, nghủ chung một giường, nhưng thật sự đang sống trong 2 thế giới khác nhau. Trong Kinh Thánh, nhiều chỗ diễn tả mối liên hệ giữa Chúa Giê-xu với Hội Thánh của Ngài giống như là mối liên hệ giữa “vợ và chồng” vậy, như có chép trong Khải huyền 19:7(Let us rejoice and be glad and give him glory! For the wedding of the Lamb has come, and his bride has made herself ready.) “Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn.” Có những hội thánh sống như những người “vợ” vẫn bận rộn trong nhiều sinh hoạt cho “chồng,” nhưng những công việc cho Chúa đã trở thành "routine," theo thói quen, automatic (máy móc), trách nhiệm mà thôi, và đây là điều Chúa Giê-xu trách Hội Thánh, mà mỗi người chúng ta cũng cần tự xét để biết ăn năn điều chỉnh lại mối liên hệ của mình với Chúa.

 

Chúng ta mỗi người hãy “rewind” (quay lại) những ngày mình mới biết Chúa và lòng chúng ta đầy dẫy sự nóng cháy khao khát Ngài thể nào. Ngày xưa, mỗi sáng Chúa Nhật là chúng ta hăng hái sửa soạn đến nhà thờ sớm để học lớp Trường Chúa Nhật, tối thứ Bảy là sửa soạn lo đi ngủ sớm, để sẵn ra nào là Kinh Thánh, tiền dâng hiến, quần áo và học bài trước, để sáng ngày mai không bị đi trễ. Nhưng bây giờ thì sao? Có lắm những người cơ đốc ngày nay đang xem thường sự nhóm lại mỗi tuần, không còn coi là điều ưu tiên nữa. Có những người khác lại thường đi học lớp Kinh Thánh trễ mà không bao giờ trễ đi làm, lê thê "thân tàn ma dại" vào lớp, mắt còn đầy ghèn, thân thể mệt mỏi, vì tối hôm qua thức khuya xem phim, nói chuyện với bạn bè trên facebook, hay làm việc O.T. quá sức, đi nhóm mà quên luôn cả cuốn Kinh thánh của mình, không biết tuần trước để nó ở đâu mất rồi, nhưng chắc chắn sẽ không quên cái máy điện thoại cầm tay của mình? Lúc mới tin Chúa sự nhóm lại, nghe lời Chúa giảng không thấy chán, không nhìn xem đồng hồ coi mấy giờ rồi, những bài Thánh Ca nghe thật cảm động, thật ngọt ngào, bước ra nhà thờ là muốn đem cả thế gian đến với Chúa; nhưng những cảm xúc đó bây giờ biến đâu mất rồi, đã bị phai nhạt mai một theo thời gian rồi chăng? Mỗi người phải tự xét xem sự nhóm lại thờ phượng Chúa mỗi tuần có đang trở thành một gánh nặng cho đời sống mình không? Lời Chúa giảng dạy về thập tự giá có đã trở nên nhạt nhẽo, nhàm chán, vô vị và có khi gây sự khó chịu cho lỗ tai mình nghe không? Mình có vui vẻ nhận thấy phước được tự do đến nhà thờ ra mắt Chúa mỗi tuần không, hay chỉ mong giờ nhóm chấm dứt cho nhanh để mình còn làm việc khác? Mình có sốt sắng mong được nghe lời Chúa giảng dạy không, hay là tìm đủ mọi lý do khác để tránh giờ nhóm? Đây là những điều mỗi người chúng ta phải tự kiểm mà ăn năn, xưng tội, sửa đổi lại để không đánh mất lòng kính mến Chúa ban đầu.

      

2) Thứ hai, cho Hội Thánh Sạt-đe mà Chúa Giê-xu đã quở trách họ, để chúng ta tự xét lấy cho chính mình. Chúa Giê-xu quở trách con cái Chúa tại Hội Thánh Sạt-đe vì Ngài nhìn và biết mọi công việc của họ đang làm chưa trọn vẹn, có chép trong Khải Huyền 3:1-3(“To the angel of the church in Sardis write: These are the words of him who holds the seven spirits[b] of God and the seven stars. I know your deeds; you have a reputation of being alive, but you are dead. 2 Wake up! Strengthen what remains and is about to die, for I have found your deeds unfinished in the sight of my God. 3 Remember, therefore, what you have received and heard; hold it fast, and repent. But if you do not wake up, I will come like a thief, and you will not know at what time I will come to you.) “Ngươi cũng hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao: Ta biết công việc ngươi; ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết. 2 Hãy tỉnh thức, và làm cho vững sự còn lại, là sự hầu chết; vì ta không thấy công việc của ngươi là trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời ta. 3 Vậy hãy nhớ lại mình đã nhận và nghe đạo thể nào, thì giữ lấy, và ăn năn đi. Nếu ngươi chẳng tỉnh thức, ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi không biết giờ nào ta đến bắt ngươi thình lình.” Sống ở đời mà có ai lại không muốn có tiếng tốt chăng? Biết bao nhiêu người bỏ tiền ra chỉ để mua tiếng tăm cho mình.  Vấn đề ở đây không phải việc tìm kiếm tiếng tăm là xấu, nhưng vấn đề là Hội Thánh Sạtđe chỉ “có tiếng bề ngoài, mà không thật sự có miếng bên trong!” Hay gọi là những người “giả hình,” là những người “đeo mặt nạ” mà thôi. Chúa Giê-xu quở trách vì đời sống của họ chưa sống trọn vẹn trong ý Chúa, chưa đặt trọn ý Chúa làm ưu tiên, nhưng chỉ theo ý riêng của người. Hội Thánh Sạtđe đang sống trong tình trạng của những người tín đồ "hữu danh vô thực," nghĩa là chỉ có “vỏ đạo đức bên ngoài” là cơ đốc nhân, nhưng bên trong "con người thật" không có “ruột” gì hết và đang chết dần. Tại sao một Hội Thánh của Chúa nói chung có thể ở trong tình trạng này được mà bên ngoài thì có tiếng là sống động, nhưng bên trong thì đã chết ngắt rồi? Có lẽ vì 3 lý do chính sau đây mà mỗi chúng ta cũng có thể tự xét lấy cho chính mình:

 

i) Con cái của Chúa trong Hội Thánh có thể đang có đức tin, nhưng đức tin đó không sanh nở ra theo sau những trái của những việc làm lành. Trong Giacơ 2:26, sứ đồ Giacơ nhắc nhở điều gì? (As the body without the spirit is dead, so faith without deeds is dead.) "Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy!" Việc làm gì đây? Câu trả lời của Chúa Giê-xu là những việc làm lành: cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống, thăm kẻ tù tội, giúp đỡ người goá bụa, kẻ mồ côi, tiếp kẻ lạ, chứ không phải chỉ một tuần một lần đi "xem lễ" vài tiếng đồng hồ, ngồi mòn ghế, và rồi tự mãn với đức tin "thùng rỗng kêu to" là được rồi. Là con cái Chúa, mỗi người hãy tự hỏi mình đã làm việc lành thực tế gì cho ai trong tuần lễ vừa qua không? Có đếm được trên đầu của những ngón tay không? Chúng ta có đang làm trọn chức vụ của mình chưa? Là Mục Sư, chấp sự, thầy cô dạy Kinh Thánh, trưởng nhóm lãnh đạo và kể cả từng hội viên của Hội Thánh Chúa có đang làm trọn chức vụ, sự kêu gọi của Chúa cho riêng mình, và những điều mình đã cam kết với Hội Thánh của Chúa chưa?

 

ii) Có thể Hội Thánh Sạtđe có tình yêu thương, nhưng sự yêu thương đó chưa thực tế. Tình trạng Hội Thánh của Chúa nói chung trong thời kỳ sau rốt đang đi vào chỗ chết chăng vì có quá nhiều "lips service" đi theo nhóm “NATO,” nghĩa là “No Action, Talk Only.” Chúng ta rất giỏi đưa ra những ý kiến hay, nhưng chưa chịu sẵn tay áo lên để làm chăng? Chuyện đàn chuột đưa những ý kiến để đối phó với con mèo sống trong một căn nhà. Con chuột nào cũng đưa nhiều ý kiến hay. Ý kiến hay nhất mà đám chuột đều đồng ý là phải đeo vào cổ của con mèo một cái chuông, để bất cứ chỗ nào con mèo đi thì chuột nghe được tiếng chuông mà chạy trốn, không bị bắt. Nhưng câu hỏi cuối cùng đó là ai sẽ dám đến gần con mèo để đeo một cái chuông vào cổ nó đây?  Chúng ta có thể nói mình yêu Chúa, yêu người, yêu Hội Thánh, yêu người lãnh đạo, nhưng không cho phép Ngài đụng đến túi tiền mình, chạm đến danh dự mình, đụng đến gia đình/con cái của mình, đụng đến thì giờ, và thời khoá biểu của mình mỗi ngày. Khi Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, Ngài đã phải hy sinh gì? Trong Giăng 3:16 - Đức Chúa Trời đã phải hy sinh chính Con một của mình trên thập tự - (For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life.) “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Nếu đạo của Chúa dạy phải yêu thương nhau mà không tốn chi hết thì thật đạo Chúa Giê-xu còn tệ hơn các tôn giáo của người ngoại nữa, chỉ có tiếng tăm mà không có miếng thật. Trong 1 Giăng 3:18 - sứ đồ Giăng nhắc nhở gì về tình yêu thật? (Dear children, let us not love with words or speech but with actions and in truth.) “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.” Chúng ta có thể đang dùng những danh từ/ngôn nghữ hay để nói yêu thương nhau, nhưng thật sự bên trong lòng hay khi ra khỏi nhà thờ đi vào sở làm, chúng ta “nói dậy mà không phải dậy” được sao? Trong Rôma 12:9 chép gì? (Love must be sincere. Hate what is evil; cling to what is good.) “Lòng yêu thương phải cho thành thật. Hãy gớm sự dữ mà mến sự lành.”

 

iii) Có thể sự trông cậy của con cái Chúa tại Hội Thánh Sạt-đe đang ở trong tình trạng mâu thuẫn. Họ có thể thường cầu nguyện cho “ý Cha được nên, Nước Cha được mua đến,” nhưng thực tế họ chỉ biết bỏ hết năng lực lo thâu trữ của cải vật chất ở đời này riêng cho mình, bám chặt vào cuộc sống này, mà không sửa soạn chi để hưởng sự sống đời đời trên nước thiên đàng một ngày. Họ sống giống như mình sẽ sống ở đây mãi, và không mong Chúa trở lại. Họ tự nghĩ nếu Chúa trở lại bây giờ thì những của cải vật chất, tiền bạc tôi đã thâu trữ từ lâu không được hưởng nữa, thì thật là uổng công phí sức sao?

      

Chúa Giê-xu quở trách Hội Thánh Sạtđe phải tỉnh thức, có nghĩa là hãy thức dậy, ra khỏi những cơn mê mà nhận định được tình trạng “ruột rỗng” của đức tin, tình yêu thương và sự trông cậy của mình, để biết ăn năn, cần được phục hồi, cần CPR (hô hấp nhân tạo thuộc linh), làm vững lại những chức vụ Chúa đang trao riêng cho chính mình.

 

3) Cho Hội Thánh Laođixê, Chúa Giê-xu có lời quở trách vì họ đang ở trong tình trạng "không lạnh mà cũng không nóng," hay gọi là tình trạng hâm hẩm, dở dở ương ương (lukewarm) có chép trong Khải Huyền 3:15-18(I know your deeds, that you are neither cold nor hot. I wish you were either one or the other! 16 So, because you are lukewarm—neither hot nor cold—I am about to spit you out of my mouth. 17 You say, ‘I am rich; I have acquired wealth and do not need a thing.’ But you do not realize that you are wretched, pitiful, poor, blind and naked. 18 I counsel you to buy from me gold refined in the fire, so you can become rich; and white clothes to wear, so you can cover your shameful nakedness; and salve to put on your eyes, so you can see.) “Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! 16 Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta. 17 Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ. 18 Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có; mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được.” Anh chị em ở đây ai thích uống càphê thì biết có hai loại: 1) Càphê đá (Icy cold coffee), hay là 2) càphê nóng (hot coffee), chứ đâu có ai thích uống hay bán càphê hâm hẩm, nguội đâu? Giống như cái tủ lạnh thì phải lạnh thì mới gọi là tủ lạnh, chứ tủ lạnh mà hâm hẩm (mát thôi) không làm nuớc đông đá thì đó đâu còn gọi là tủ lạnh và cũng đâu có dùng chi được nữa, phải không?  Ðây là tình trạng thuộc linh hâm hẩm của con cái Chúa trong Hội Thánh Laođixê mà mỗi người chúng ta cũng có thể tự xét lấy cho chình mình, vì họ đang sống trong sự dửng dưng, lạnh nhạt, thờ ơ, tự mãn, chưa nhiệt thành, chưa hết lòng, và điều nguy hiểm nhất đó là họ tự hào kiêu hãnh về những gì mình có, những thành công mình đạt được, mà không còn cần Chúa nữa. Có thể họ vẫn có những buổi nhóm, nhưng ai cũng đang sống trong thái độ "sao cũng đuợc," có Chúa cũng tốt mà không có Chúa mình cũng chẳng chết chóc gì. Vài lý do sau đây chúng ta thấy có thể đã đưa họ đến tình trạng nguội lạnh này:

 

a) Thứ nhất là vì sự giàu có của Hội Thánh Laođixê, vì lúc đó Laođixê là chỗ nối tiếng về kinh tế nhà Bank (Banking Industry) cho việc muợn tiền và thâu lời.

 

b) Laođixê nổi tiếng về hàng lụa đen (Black wool) mà không có chỗ nào có hết.

 

c) Truờng y khoa nổi tiếng về thuốc chữa mắt mà họ chế ra một loại sáp (salve) xức mắt đặc biệt, mà không có chỗ nào bằng.

 

Những điều này thật ra không có chi sai hết, nhưng rất dễ đem con cái Chúa, Hội Thánh của Ngài đến một tình trạng hâm hẩm thuộc linh, vì dễ làm cho chúng ta trở nên a) Tự tin (self-suffcient), và b) kiêu hãnh (Prideful), và khi 2 thứ này cộng lại thì sanh ra thái độ tự mãn, đến mức không cần chi nữa, kể cả không cần đến Chúa nữa, vì tự thấy mình đã có đủ tất cả rồi. Hội Thánh Laođixê sống tự mãn đến chỗ họ đã “đóng cửa lòng” lại, không cho Chúa Giê-xu vào làm Chủ, mà Ngài phải đứng ngoài mà gõ cửa xin vô chăng?

      

Tự xét xem mình có đang ở trong tình trạng này chăng, vì nay đang giàu có, đầy đủ vật chất, chẳng thiếu thốn điều chi, nhưng cùng một lúc đang mất dần đi lòng nhiệt thành, hăng say, thèm khát Chúa rồi chăng? Đời sống của chúng ta có đang quá bận rộn trong những công việc của thế gian mà chẳng còn tha thiết trong việc tĩnh tâm học lời Chúa và cầu nguyện mỗi ngày chăng? So sánh với thì giờ xem phim chuởng, coi TV, chơi video games, ngồi nghe nhạc free trên điện toán, nói chuyện với bạn bè qua facebook, chăm sóc vườn tượt, chơi thể thao, thì thấy vui sướng và không có trở ngại ngồi "thâu đêm suốt sáng" cũng thấy sao thì giờ chóng qua quá.

      

Bề ngoài thì Hội Thánh Laođixê trông đầy đủ, giàu có, sung túc, nhưng khi Chúa Thánh Linh đo “nhiệt độ” của Hội Thánh thì thấy được con người thật bên trong của mình là những con người đang sống trong tình trạng 1) nghèo túng, 2) đui mù và 3) loã lồ thuộc linh mà chính họ không thấy. Nếu Chúa cũng đo “nhiệt độ” của mỗi người chúng ta ngày hôm nay thì kết quả sẽ là gì? Con người thật của mình có đang nghèo túng, đui mù và loã lồ không?

      

Tôi mơ ước một sự phục hưng cho chính đời sống mình? Tôi mơ ước một sự phục hưng lớn cho VHBC? Tôi không muốn thế gian cứ “đóng khung” và điều khiển đời sống của mỗi người chúng ta? Nhưng tôi thật muốn Chúa Giê-xu tể trị Hội Thánh của Ngài hoàn toàn. Nếu Chúa trở lại thình lình, tôi không mình bị xấu hổ vì những sự loã lồ của tội lỗi mình chưa chịu ăn năn, công việc Chúa giao cho chưa làm trọn vẹn, chức vụ đang bỏ lãng, thái độ tự mãn thuộc linh, hay lòng kính mến ban đầu cho Chúa đã bị phai nhạt rồi. Nhưng tôi muốn khi Ngài đến, chúng ta sẽ nhận được nhiều phước từ nơi Chúa, như lời Ngài đã hứa. Mong mọi người đã lắng tai nghe cũng muốn như vậy, và bằng lòng để thì giờ tự xét “con người thật” của mình, biết ăn năn, xưng tội và tìm kiếm Chúa hết lòng từ đây. Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ hết thảy mỗi người chúng ta. Amen!

 

 

------------ Lời Mời Gọi

 

Nan đề của Hội Thánh Chúa nói chung và mỗi con cái Chúa nói riêng ngày hôm nay hình như không phải là nan đề của sự thiếu hụt tài chánh hay thiếu người có ơn hầu việc, nhưng là một căn bịnh vô hình, đó là bịnh say ngủ trong những cơn hôn mê thuộc linh. Những cơn hôn mê này đang dần dần đưa chúng ta vào một trạng thái “thụ động, hờ hững, lãnh đạm” trong những sứ mạng/trách nhiệm Chúa đã giao cho, từ vấn đề học Kinh Thánh, cầu nguyện tĩnh tâm cá nhân, đến sự nhóm lại thờ phượng, dâng hiến, phục vụ, chăm sóc, chu toàn chức vụ của mình, và hiệp nhất để truyền bá Tin Mừng của Chúa Giê-xu. Chúng ta đang say nghủ trong những lý do bào chữa cá nhân, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác, nhưng chưa chịu tự xét chính mình mà biết ăn năn, xưng tội với Chúa sao?

 

VHBC nói chung có đang ở trong tình trạng giống như Hội Thánh Êphêsô, Sạtđe, hay Laođixê không? Chúng ta cần phải được Chúa Thánh Linh dùng lời Kinh Thánh báo thức chúng ta phải vùng dậy mà làm lại những công việc của những người làm công cho Chúa, hầu khi Chúa Giê-xu của chúng ta trở lại thình lình, chẳng một ai trong vòng chúng ta sẽ bị hổ thẹn cả. Chúng ta mỗi người có sẽ nghe lời Chúa cáo trách mình thể nào không, hay tâm linh của chúng ta đã bị chai lì đánh mất sự nhảy cảm rồi? Lòng của chúng ta có bị “chạm” không hay cứ vẫn trơ trơ sao? Chúng ta ra về hôm nay sẽ điều chỉnh lại nếp sống của mình như thế nào, hay cứ tỉnh bơ tiếp tục để thế gian này “đóng khung” và điều khiển chúng ta sao? Nếu chúng ta là những người có tai thì hãy lắng nghe lời Chúa phán cùng mình sáng nay, mà biết thức dậy. Chúng ta mỗi người có sẵn sàng để Đức Thánh Linh và lời Chúa chuẩn bịnh/cáo trách mình sáng nay không? Anh chị em có bằng lòng để Đức Thánh Linh chỉ cho mình thấy những thứ gì đang làm mình say mê ngủ không? Đức Thánh Linh không thể bắt đầu chữa bịnh thuộc linh cho mỗi chúng ta, cho Hội Thánh yêu quí của Ngài, cho đến khi nào chúng ta bằng lòng cho Ngài chuẩn bịnh của mình.

 

Sáng nay lời Chúa kêu gọi mỗi con cái Chúa hãy thành thật tự xét con người thuộc linh của mình, xem coi có đang bị ru ngủ vào những cơn hôn mê nào không mà nhờ Đức Thánh Linh đánh thức mình dậy. Hãy tự xét:

 

1) Có đang quá bận rộn mà không còn thì giờ mỗi ngày ăn nuốt lời Chúa không?

 

2) Cây đức tin của mình có đang sanh những trái tốt gì không? Tình yêu thương có thành thật không? Sự trông cậy có vững chắc và thực tế không?

 

3) Muối có còn chất mặn không? Đèn có còn chiếu sáng không? Nếp sống của chúng ta có đang ảnh hưởng “đạo vào đời” không, hay đang bị đời “đóng khung” mình?

 

4) Có thường tự xét và cầu nguyện xưng tội không? Có tội kín nào cần thưa với Chúa không?

 

5) Có tham lam điều gì đến nỗi bỏ bê, xem thường sự nhóm lại không? 

 

6) Có đang giận hờn, tích trữ sự cay đắng, không tha thứ, ganh tị những người khác không?

 

7) Có hay phàn nàn, thái độ chỉ trích, nói xấu sau lưng, thêu dệt thêm chuyện của người khác, hay bắt chẹt những người hầu việc Chúa, những người lãnh đạo không, hay là tinh thần vâng phục và hổ trợ giúp đỡ xây dựng nhà Chúa?

 

8) Có khám phá ra ân tứ gì Chúa ban cho mình, đem ra xử dụng, phục vụ nhau không, hay đang đổ thừa trách nhiệm cho những người khác?

 

9) Có quan tâm đến những linh hồn hư mất xung quanh mình không hay đang đổ lỗi cho hoàn cảnh?

 

10) Có thường suy nghĩ đến sự Chúa Giê-xu tái lâm không? Và có đầu tư gì cho nước thiên đàng chưa?

 

Có đang mê ngủ ngay giờ này không? Chúng ta có muốn được “vùng dậy” khỏi những cơn mê thuộc linh không? Hãy lắng nghe lời Chúa phán trong 1 Têsalônica 5:6(So then, let us not be like others, who are asleep, but let us be alert and self-controlled.) “Chúng ta chớ ngủ như kẻ khác, nhưng phải tỉnh thức và dè giữ.” Đã đến lúc VHBC nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng phải vùng dậy trong sự ăn năn tìm kiếm Chúa. Giây phút để dành ra cho mỗi người cầu nguyện và tự xét.

 


 

It’s Time To Wake-up

(Revelation 16:15)

 

What’s time is it? It’s time to wake-up because Jesus is coming. We all struggle everyday to wake up on-time for catching the school bus, and going to work. We need to wake up because these things are important and necessary in our life. But there is a greater danger if we do not wake up from the spiritual sleepiness because we can be shamefully exposed of our sins when Christ appears suddenly. We need the word of God to wake us up through the conviction of our hidden sins. We need to repent and confess our sins to God as the first step to experience a true revival. We must no longer hang on to excuses to cover our nakedness. We must do a complete self-exam of our love for Jesus and His church. Have we forshaken the first love for Jesus? Is our tree of faith producing any fruits and not just “lips service?” Are we fulfilling our callings to serve? Is our love real and sincere? Is our hope for Christ’s return contradicting with our lifestyle? Are we living in a lukewarm condition that we do not need God anymore? Are we satisfying with the riches of this world than the word of God? Are we thirsty for God’s presence? Do we have a desire for a revival so that if Jesus comes back suddenly we will not be ashamed? It’s time to wake up to do a self-exam, to repent, to confess sins, and to seek God with all our heart.