Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 24

Phục Hồi Mối Liên Hệ với Chúa

Giăng 14:23

 

 

“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người.”

(Jesus replied, "If anyone loves me, he will obey my teaching. My Father will love him, and we will come to him and make our home with him.")

      

 

I. Những Câu Hỏi Đánh Thức

 

Một trong những cách hay nhất để ngừa những căn bịnh nguy hiểm, đó là việc chúng ta phải đi khám bịnh thường xuyên, để kịp thời chữa trị ngay khi mới khám phá ra. Khi qua California thăm ba má của tôi tuần vừa rồi, có cơ hội dẫn ba tôi đi khám bịnh theo định kỳ mỗi 2-3 tháng, thì bác sĩ cho biết là thận (kidney) của ông đang có dấu hiệu suy kém. Người ta đo lường chất “Creatinine” là chất dơ (chemical waste) trong máu đang tăng lên trên con số bình thường, là dấu hiệu thận không lọc chất dơ trong máu như bình thường. Với sự khám phá sớm này, bác sĩ cho thuốc uống và liệt kê ra những điều phải làm để giúp thận làm việc được tốt hơn. Nếu phần thuộc thể chúng ta cần chuẩn bịnh thường xuyên là phương pháp hay nhất để ngừa những căn bịnh nghuy hiểm, thì phần tâm linh, mỗi người chúng ta cũng cần phải thường xuyên kiểm chứng mối liên hệ của mình với Chúa và với mọi ngưởi xung quanh như thế nào, để có thể điều chỉnh ngay, mà tránh được tình trạng bị suy thoái đến mức trầm trọng.

 

 Như có chia xẻ trong bài giảng kỳ trước với chủ đề “Tỉnh Thức,” có những câu hỏi để giúp “đánh thức” mỗi người chúng ta dậy mà tự xét để khao khát một sự phục hưng tâm linh:

 

1) Có đang quá bận rộn mà không còn thì giờ mỗi ngày trong sự tĩnh tâm với Chúa không?

2) Có thường tự xét và cầu nguyện xưng tội không? Có tội kín nào cần thưa với Chúa không?

3) Có tham lam điều gì đến nỗi bỏ bê, xem thường sự nhóm lại mỗi tuần không? 

4) Có vui trong những điều thuộc của Chúa không, trong sự thông biết Chúa hơn không? Hay niềm vui của chúng ta đến chỉ bởi những điều thuộc ở thế gian này mà thôi?

5) Có đang giận hờn, tích trữ sự cay đắng, không tha thứ, ganh tị những người khác không?

6) Có hay phàn nàn, sống trong thái độ chỉ trích, nói xấu sau lưng, thêu dệt thêm chuyện của người khác, hay bắt chẹt những người hầu việc Chúa không, hay là đang hết lòng vâng phục, hiệp tác và hổ trợ giúp đỡ xây dựng nhà Chúa?

7) Có khám phá ra ân tứ gì Chúa Thánh Linh đang ban cho mình mà đem ra xử dụng, phục vụ nhau không, hay đang đổ thừa trách nhiệm cho những người khác?

8) Cây đức tin của mình có đang sanh những trái tốt gì không? Tình yêu thương có thành thật không? Sự trông cậy có thực tế không?

9) Chất muối của đạo trong chúng ta có còn chất mặn không? Đèn có còn chiếu sáng không? Nếp sống có đang ảnh hưởng “đạo vào đời,” hay đang để đời “đóng khung” mình?

10) Có quan tâm đến những linh hồn hư mất xung quanh mình không, hay đang đổ lỗi cho hoàn cảnh?

11) Có thường suy nghĩ đến sự Chúa Giê-xu tái lâm không? Và có đang đầu tư gì cho nước thiên đàng chưa?

 

Chúng ta có đang ở trong tình trạng giống như Hội Thánh Êphêsô đang dần dần đánh mất đi tình yêu mến Chúa ban đầu, hay như hội thánh Sạtđe chưa làm trọn sự kêu gọi thánh của mình, hay như hội Thánh Laođixê đang sống trong tình trạng hâm hẩm, nguội lạnh chẳng cần đến Chúa nữa, mà cần phải ăn năn và xây dựng lại mối liên hệ với Chúa cho được tốt đẹp không? Trong tất cả những mối liên hệ, mối liên hệ đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng ta cần phải tự kiểm và điều chỉnh lại đó phải là sự tương giao “bề dọc” giữa mình với Chúa. Làm sao phục hồi mối liên hệ với Chúa đây?

 

 

II. Yên Lặng để Nhận Biết Chúa

 

Thứ nhất, chúng ta phải biết dừng lại khỏi những công việc bận rộn ở đời này, và yên lặng trong sự tĩnh tâm để nhận biết Chúa là ai trong đời sống mình. Tác gỉa Thi Thiên 46:10 nhắc chúng ta làm gì? ("Be still, and know that I am God; I will be exalted among the nations, I will be exalted in the earth.") "Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Đức Chúa Trời." Cuộc sống hằng ngày với quá nhiều những sự bận rộn bon chen mà thường cướp mất đi thì giờ để chúng ta được “gần gũi” với Chúa; cho nên mối liên hệ và lòng kính mến Chúa dễ bị phai nhạt. Sức mạnh của những guồng máy ở trong thế giới vật chất này giống như những cơn sóng lớn cứ từ từ đang lôi kéo chúng ta đi xa khỏi sự hiện diện, mối tương giao của mình với Chúa. Ai đi tắm biển cũng kinh nghiệm những nguồn nước lớn ở dưới chân mình muốn cuốn chúng ta đi ra xa khỏi bờ vào chỗ nước sâu, nếu mình không để ý mà gồng sức lại. 

 

Người nào muốn gặt hái một sự phục hưng tâm linh thì điều đầu tiên phải tập có một đời sống tĩnh tâm, yên lặng với Chúa thường xuyên. Phương pháp này trong tiếng Anh có danh từ đặc biệt gọi là chữ “solitude.” Định nghĩa của chữ “solitude” nghĩa là tự từ chối, tránh xa những điều ở trong thế giới xung quanh mình, để ở riêng một mình và tương giao với Chúa. Yên lặng, lắng lòng là điều rất khó làm, nhất là khi chúng ta đang sống trong thời đại máy móc và vật chất nên cuộc sống hằng ngày của chúng ta đang có qúa nhiều những tiếng động ở khắp mọi nơi. Nào là tiếng xe hơi ồn áo, âm thanh rầm rộ phát ra từ những cái máy TV, radio, máy DVD, nhạc liên khúc từ máy Ipod, tiếng điện thoại cell phone reng lên, những cơ hội làm giàu, chương trình đầu tư…

 

Mục đích chúng ta tĩnh tâm là để đừng quên Chúa là ai trong đời sống cho chính mình, Ngài đã làm gì và hứa gì cho chúng ta. Chúng ta có còn biết Chúa như một người Cha luôn muốn gần gũi và yêu mến mình không?  Tĩnh tâm suy gẫm đến tình yêu thương vĩ đại của Ngài, mà chúng ta là những kẻ tội nhân, nay được Chúa cứu chuộc và gọi chúng ta là những con trai và con gái của Đức Chúa Trời, qua Cứu Chúa Giê-xu Con Ngài. Tĩnh tâm suy gẫm để thấy quyền phép của Chúa đang hành động lạ lùng thế nào trong cuộc sống. Chúng ta cần sự tĩnh tâm với Chúa để không quên mục đích của đời sống là gì. Tại sao tôi ở đây? và tại sao Chúa Giê-xu đã hy sinh chịu chết trên cây thập tự để cứu tôi? Sự tĩnh tâm giúp chúng ta nhắm đến tương lai đời đời, sự trông cậy cuối cùng của sự sống lại và sự sống vĩnh cữu trên nước thiên đàng với Chúa một ngày, chứ không chỉ cặm cụi bon chen cho cuộc sống tạm bợ này mà thôi.

 

Muốn tĩnh tâm chúng ta cần quyết định chọn một thời điểm và một chỗ yên lặng thích hợp cho chính mình để có thể làm được điều này. Chúng ta có thể bắt đầu tập để dành thì giờ tối thiểu 10-15 phút mỗi ngày để tĩnh tâm tương giao với Chúa của mình, và càng ngày càng tăng thêm lên. Nhà cải chánh giáo nổi tiếng Martin Luther có một bí quyết thành công trong đời sống hầu việc Chúa như sau: “I have to first spend 5 hours a day with God in solitude, in order to accomplish all the things I have to do for God.” Tạm dịch – “Tôi phải để riêng ra 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày tương giao với Chúa trước, thì tôi mới có thể hoàn tất được tất cả những công việc, Ngài giao phó cho tôi làm trong ngày hôm đó.”  Lý do tại sao vậy? Vì tương giao với Chúa, chúng ta mới có sự khôn ngoan biết làm những điều ưu tiên thuộc của Chúa trong ngày đó, và làm một cách hữu hiệu nhất. Biết bao nhiêu con cái Chúa đang lăng xăng nghĩ rằng làm nhiều việc cho Chúa, trong hội thánh của Ngài, nhưng lại chỉ là những điều không mấy là quan trọng, theo ý riêng của mình, chứ chưa là những điều ưu tiên Chúa muốn mình làm.

 

Đời sống tâm linh của mỗi người chúng ta phải thường xuyên ghé những “trạm nghỉ” (rest areas) để mối liên hệ của mình với Chúa không bị rời rạc, nguội lạnh mà dẫn đến tình trạng suy kém. Sự tĩnh tâm cá nhân mỗi ngày với Chúa là sức mạnh của tâm hồn, mà từ đó chúng ta mới kinh nghiệm sự phục hồi và giữ được mối liên hệ, lòng kính mến ban đầu với Chúa luôn được mặn mà.

 

 

III. Điều Chúa Thích - Sự Thờ Phượng

 

Thứ hai, muốn kinh nghiệm sự phục hưng tâm linh chúng ta phải suy gẫm và nhận biết những điều gì Chúa của mình thích và điều gì Ngài ghét. Làm việc trong sở, tin chắc rằng mỗi người chúng ta biết rõ ai là người chủ của mình phải không? Không phải vậy thôi, nhưng chúng ta còn biết rõ việc gì người chủ mình muốn chúng ta làm cho ỗng, cũng như những điều gì người chủ không muốn mình làm. Những điều Chúa thích và ghét cũng dễ biết, vì rõ ràng qua những mạng lệnh, điều răn của Chúa có ghi chép trong Kinh Thánh. Trong 2 Timôthê 3:16-17 liệt kê những ích lợi của Kinh Thánh là gì? (All Scripture is God-breathed and is useful for teaching, rebuking, correcting and training in righteousness, so that the servant of God[a] may be thoroughly equipped for every good work.) “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” Rõ ràng lời Chúa sửa dạy chúng ta những điều sai Chúa ghét, và hướng dẫn chúng ta làm những điều lành Chúa thích. Chẳng hạn như trong sách Châm Ngôn 6:16-19 cho thấy rõ 7 điều Chúa rất ghét, mà chúng ta sẽ suy gẫm trong buổi học Kinh Thánh tại gia tối thứ Sáu tới đây. Còn những điều Chúa thích thì xin nêu ra vài điều, để mỗi người tự xét mà biết điều chỉnh.

 

1) Thứ nhất, Chúa yêu thích sự thờ phượng của chúng ta. Trong Rôma 12:1-2 sứ đồ Phaolô dạy sự thờ phượng phải lẽ là gì? (Therefore, I urge you, brothers and sisters, in view of God’s mercy, to offer your bodies as a living sacrifice, holy and pleasing to God—this is your true and proper worship. Do not conform to the pattern of this world, but be transformed by the renewing of your mind. Then you will be able to test and approve what God’s will is —his good, pleasing and perfect will.) "Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào." Nếu để ý quan xét thì sẽ thấy khi "tinh thần thờ phượng" của con cái Chúa trong một hội thánh như thế nào thì lòng sốt sắng, sự tăng trưởng trong việc truyền giáo, làm chứng, thăm viếng, môn đồ hóa, chăm sóc, hầu việc Chúa, và ham thích sự thông công với nhau cũng đi theo sau thể ấy. Khi tâm tình thờ phượng Chúa chưa hết lòng, bị nguội lạnh, thờ ơ, dửng dưng hay không đúng cách, thì cũng một lúc chúng ta sẽ thấy những mối liên hệ, sự nóng cháy, năng lực hầu việc Chúa trong hội thánh cũng bắt đầu rời rạc, hay trên đà xuống dốc. Một người không thể nào có mối liên hệ mật thiết với Chúa trong sự thờ phượng thật mà lại không có mối liên hệ tốt đẹp với những người xung quanh hay là còn thờ ơ trong chức vụ của mình. Nhà tiến sĩ Segler có nói rằng: "Worship is the lifestream of the church." Tạm dịch: "Thờ phượng là mạch sống, nhịp tim, là độ “áp huyết (blood pressure) của Hội Thánh Chúa."  Mỗi khi anh chị em vào khám bịnh, việc đầu tiên là người y tá sẽ đo "blood pressure" (áp huyết) của chúng ta, tại sao vậy? Vì “blood pressure” sẽ cho vị bác sĩ biết nhiều về tình trạng của người bịnh để chữa bịnh, phải không?  Sự thờ phượng của một hội thánh hay một cá nhân cũng là "áp huyết" để đo tình trạng sức khỏe tâm linh của mình, mối liên hệ của người đó với Chúa đang như thế nào.

 

Như vậy bước đầu tiên để phục hồi lại mối liên hệ với Chúa chính là phải hiểu rõ lại sự thờ phượng Chúa nghĩa là sao? Theo định nghĩa của từ điển Webster, chữ "worship" (thờ phượng) có nghĩa là "to honor or reverence as a divine being or super natural power,” tạm dịch là sự hết lòng tôn kính một Đấng tối cao. Sự thờ phượng có những đặc tính sau đây: respect, honor, devotion, adore và love... hay dịch ra là tôn thờ và kính yêu, mà trong Mathiơ 22:37 Chúa Giê-xu dùng có 2 chữ để tóm tắt những đặc tính này, đó là chữ "kính mến." (Jesus replied: “‘Love the Lord your God with all your heart and with all your soul and with all your mind.’) “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà kính mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi." Theo từ nghữ tiếng Hêbêrơ (Hebrew) thì thờ phượng là chữ "shachah" diễn tả một hành động cúi xập xuống trước mặt một người nào đó. Phong tục của người nhật bản có 3 lối chào: 1) Đối với bạn bè thì chỉ chắp tay cuí nhẹ, 2) Đối với người lớn tuổi hơn thì chắp tay cong người mình xuống cúi chào, còn 3) Cho những thần thánh của họ thì họ xấp mặt sát xuống đất mà lạy. Hành động khiêm cung bái phục, hay "lạy" cũng là hình ảnh của sự thờ phượng Chúa trong Kinh Thánh Cựu Ước. Theo từ nghữ của tiếng Hylạp (Greek) thì có chữ "proskuneo" được nói đến hơn 70 lần trong Kinh Thánh Tân Ước để diễn ý thêm về sự thờ phượng không phải bề ngoài mà thôi, nhưng là sự nhận biết (acknowledgment) trong lòng Chúa là Chủ (Lord & Master) của cuộc đời mình, và sẵn sàng vâng phục hầu việc Ngài. Có nghĩa là khi chúng ta thờ phượng Chúa, chúng ta muốn nói rằng sự sống của tôi không còn thuộc của tôi nữa, nhưng là tất cả đều thuộc của Chúa tôi, cho Ngài xử dụng hoàn toàn. Có 3 điều chúng ta chứng tỏ khi thờ phượng Chúa:

 

a) Khi chúng ta thờ phượng Chúa là lúc chúng ta tuyên xưng sự cao quí của Chúa. Một trong những cách chúng ta tuyên xưng sự cao quí của Chúa đó là lúc chúng ta đọc lời của Ngài, vì thế Hội thánh thường có phần đọc Kinh Thánh đối đáp trong buổi nhóm là vậy. Lời Kinh Thánh tuyên bố Đức Chúa Trời là ai, chẳng hạn như có chép trong Thi Thiên 95:1-6 (Come, let us sing for joy to the Lord; let us shout aloud to the Rock of our salvation. 2 Let us come before him with thanksgiving and extol him with music and song. 3 For the Lord is the great God, the great King above all gods. 4 In his hand are the depths of the earth, and the mountain peaks belong to him. The sea is his, for he made it, and his hands formed the dry land. 6 Come, let us bow down in worship, let us kneel before the Lord our Maker; for he is our God and we are the people of his pasture, the flock under his care.) “Hãy đến hát xướng cho Đức Giê-hô-va, Cất tiếng mừng rỡ cho hòn đá về sự cứu rỗi chúng tôi. 2 Chúng tôi hãy lấy lời cảm tạ mà đến trước mặt Chúa, Vui mừng mà hát thơ ca cho Ngài. 3 Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời rất lớn, Là Vua cao cả trên hết các thần. 4 Các vực sâu của đất đều ở nơi tay Ngài; Những đỉnh núi cũng thuộc về Ngài. 5 Biển thuộc về Ngài, vì chính Ngài đã làm nó; Còn đất khô, tay Ngài cũng đã nắn nên nó. 6 Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy; Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo hóa chúng tôi! 7 Vì Ngài là Đức Chúa Trời chúng tôi: Chúng tôi là dân của đồng cỏ Ngài, Và là chiên tay Ngài dìu dắt.”

 

Ø  c. 1 – Đức Chúa Trời là "sự cứu rỗi" vững chắc của tác gỉa và dân sự mình.

 

Ø  c. 3 – Chúa là Đức Chúa Trời rất lớn (God is great!) Lớn đến nỗi là Vua trên tất cả các thần.

 

Ø  c. 6 - Ngài là Đấng Tạo Hóa, dựng nên các vực sâu, những đỉnh núi, biển, và đất khô.

 

Ø  c. 7 – Chúa là Đấng dìu đắt, che chở, bảo vệ dân sự của Ngài.

 

b) Trong sự thờ phượng, chúng ta dâng lời cảm tạ Chúa, vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta, vì Ngài là Đấng yêu thương, thánh khiết, hay tha thứ và thương xót. Trong Rôma 5:8 lời Chúa nhắc nhở Ngài đã làm gì cho chúng ta, khi chúng ta còn là những kẻ có tội, đáng chết, thì Đức Chúa Trời “tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, và đã hy sinh Đấng Christ vì chúng ta chịu chết." Không có một ai trong chúng ta xứng đáng nhận sự cứu rỗi của Chúa ban cho, nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho không, vậy mà chúng ta không biết cảm tạ Chúa trong sự thờ phượng Ngài sao? Câu chuyện của một người phụ nữ xém bị chết đuối, thì có một người đàn ông đã hy sinh nhẩy xuống cứu bà lên. Khi người ta đang cố gắng giúp bà tỉnh lại và hỏi: Bà có cần gì không? Một tô cháo ăn, gặp một bác sĩ, hay cần gọi điện thoại về nhà. Người phụ nữ trả lời: "Không! Tôi không cần những thứ đó, tôi chỉ muốn gặp được người đã cứu tôi thoát chết, để tôi nói lời "cám ơn!"  Sự thờ phượng là lúc chúng ta đáp ứng lòng yêu thương sâu đậm những gì Chúa đã làm cho chúng ta, qua sự cảm tạ và ngợi khen Ngài. Tối thiểu mỗi tuần chỉ có một lần chúng ta có cơ hội dừng bước lại chung để cảm tạ Chúa, mà chúng ta cũng không làm nổi, thì thử hỏi chúng ta nói mình thờ phượng kính yêu Chúa ở đâu?

 

c) Khi chúng ta thờ phượng Chúa là lúc chúng ta làm chứng rằng quyền tể trị của đời sống và linh hồn mình là thuộc của Chúa. Tác gỉa Thi Thiên 95:7 nhắc lại gì? (for he is our God and we are the people of his pasture, the flock under his care.) "Vì Ngài là Đức Chúa Trời của chúng tôi; và chúng tôi là dân của đồng cỏ Ngài." Chúng ta đến thờ phượng là để tuyên bố với mọi người rằng "Chúa là số Một của cuộc đời tôi." Chúa là Đấng quan trọng ở trên cao nhất của đời sống mình, quan trọng hơn là bạn trai, bạn gái, hơn là người vợ yêu dấu, người chồng của mình, hơn là những đứa con xinh xắn, hơn là công ăn việc làm, hơn là những buổi ca nhạc, những buổi birthday parties, những thú vui ở đời này. Trong sự thờ phượng chúng ta tận hiến và mời gọi Chúa làm Chủ, hãy đến tể trị đời sống của mình, gia đình, và hội thánh của Chúa ở đây.

 

 

IV. Những Điều Chúa Thích – Vâng Giữ Lời Ngài

 

Điều thứ hai Chúa thích đó là khi chúng ta vâng giữ lời Ngài. Muốn phục hồi lòng kính mến Chúa ban đầu, chúng ta phải làm lại việc vâng giữ các mạng lệnh và điều răn của Chúa. Trong Kinh Thánh Giăng 14:23, chúng ta thấy rõ điều kiện chỉ cho những người nào yêu mến Chúa thì mới vâng giữ được điều răn của Ngài – (Jesus replied, "If anyone loves me, he will obey my teaching. My Father will love him, and we will come to him and make our home with him.")  “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người.”  Chúng ta sẽ không thể nào có sự phục hưng tâm linh, khi chúng ta cứ chỉ làm theo ý riêng mình, và xem thường lời của Chúa, chỉ lấy nghe làm đủ. Sự vâng lời là việc làm của những người thật sự yêu mến Chúa, và thật mong một sự phục hưng tâm linh. Trong 1 Giăng 2:4 sứ đồ Giăng có dậy: (The man who says, "I know him," but does not do what he commands is a liar, and the truth is not in him.) “Kẻ nào nói: Ta biết Ngài, mà không giữ điều răn Ngài, là người nói dối, lẽ thật quyết không ở trong người.” Chúng ta nói mình yêu Chúa, biết Chúa, nhưng chưa chịu vâng giữ các điều răn của Ngài thì chúng ta đã tự nói dối mình, và lẽ thật không có ở trong chúng ta. Sứ đồ Giăng dạy dỗ trong 1 Giăng 1:6(If we claim to have fellowship with him yet walk in the darkness, we lie and do not live by the truth.) “Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật.” Chúng ta nói mình có mối tương giao với Chúa mà không bước đi trong ánh sáng của Ngài, nghĩa là vâng theo lời Chúa dạy thì chúng ta tự nói dối rồi. Thật ra, không phải chúng ta không yêu mến Chúa, nhưng vấn đề là vì còn nhiều những thứ khác chúng ta yêu mến hơn, cho nên chúng ta chưa giữ trọn được những điều răn của Chúa.

 

Vâng giữ lời đây không phải là chỉ chọn và lựa những điều nào trong Kinh Thánh mình thích làm hay đem đến ích lợi riêng cho mình mà thôi. Có bao giờ anh chị em làm một việc gì cho Chúa, cho Hội thánh, mà thật sự trước hết dừng lại và tự hỏi: “Tôi làm việc này cho ai? Có theo thời điểm của Chúa không? Có theo phương cách ưu tiên Chúa dậy không? Hay là tôi đang làm cho tôi, theo sự hứng thú của tôi? Hãy theo tấm gương của Chúa Giê-xu yêu mến Cha mình đã bằng lòng lìa bỏ thiên đàng, ngôi vinh hiển, mặc lấy người đầy tớ, xuống thế gian, vâng phục làm trọn công việc chuộc tội mà Chúa Cha đã sai, và theo đúng thời điểm của Đức Chúa Trời cho đến hơi thở cuối cùng và nói: “Mọi sự đã được trọn!” Sự vâng giữ lời Chúa tùy thuộc rất nhiều vào sự thông biết Chúa là Đấng Tốt Lành, quyền năng, và đầy lòng thương xót, như một người Cha yêu thương con cái mình. Càng thông biết Chúa thì càng dễ tin cậy Chúa hơn, và càng tin cậy Chúa thì càng dễ vâng giữ lời của Chúa hơn. Hãy nhìn những đứa trẻ tại sao chúng nó sẵn sàng nghe lời cha mẹ của chúng nó, nhưng không đến gần cũng như nghe lời của những người lạ.

 

VHBC có thật sự muốn kinh nghiệm một sự phục hưng tâm linh không? Anh chị em có thật khao khát được “gần bên Chúa” hơn không? Phải hết sức tập yên lặng và tìm biết Chúa trong sự tĩnh tâm mỗi ngày. Phải luôn để ý những điều Chúa ghét và thích. Điều Chúa thích đó là sự thờ phượng phải lẽ từ trong tấm lòng của mỗi người chúng ta. Điều Chúa thích nữa đó là Ngài muốn chúng ta vâng giữ lời Chúa, là những con đường dẫn chúng ta đến những phước hạnh mà Chúa đang để dành cho con cái của Ngài. Chúa của chúng ta không thể nào cứ chỉ là một “ảo ảnh mơ hồ” trong không gian mà thôi, từ tuần này đến tuần nọ, tháng này đến tháng nọ; Ngài không phải là những lý thuyết hay, đạo lý đẹp, bài giảng nghe êm tai, nhưng phải là một kinh nghiệm sống và sự hiện hữu của Ngài trong cuộc sống của mình. Hãy hết lòng tự xét, ăn năn, điều chỉnh lại đời sống của mình để thật được gần bên Chúa, và giữ được lòng kính mến Chúa được nồng nàn và mặn mà như thưở ban đầu.


---------- Lời Mời gọi

 

Anh chị em có muốn một sức khỏe dồi dào, tránh được những bịnh tật hiểm nghèo không? Phải đi khám bịnh thường xuyên, để chữa trị ngay khi có những dấu hiệu suy yếu. Cũng vậy anh chị em có muốn một đời sống tâm linh khỏe mạnh không? Phải thường tự xét, và điều chỉnh lại đời sống tâm linh của mình, mối liên hệ, lòng kính mến ban đầu của mình với Chúa như thế nào? Lòng anh chị em có đang bị cáo trách mà khao khát được “gần bên Chúa” hơn không? Muốn phục hồi mối liên hệ với Chúa, chúng ta cần ăn năn và làm lại vài điều:

 

1) Điều chỉnh lại thì giờ tĩnh tâm mỗi ngày với Chúa trong sự cầu nguyện và đọc Kinh Thánh.

 

2) Điều chỉnh lại thái độ chúng ta đang thờ phượng Chúa trong sự kính phục, cảm tạ và sẵn sàng để Chúa tể trị đời sống mình hoàn toàn.

 

3) Điều chỉnh lại lòng kính mến Chúa một cách thực tế, bằng sự cam kết vâng giữ những điều răn của Chúa, đặt ưu tiên trong sự vâng phục những mạng lệnh của Chúa.

 

Tin rằng ai chúng ta cũng muốn sống khỏe, chứ chẳng ai muốn nằm trên giường bịnh thở phều phào hồn hển hết, phải không? Muốn là một chuyện, nhưng chúng ta sẽ làm gì để tránh được những căn bịnh hiểm nghèo là một chuyện khác. Biết bao nhiêu con cái Chúa đời sống tâm linh đang mắc những “căn bịnh ngầm” rất nguy hiểm mà cứ hửng hờ thờ ơ, chẳng để ý mà điều chỉnh lại nếp sống của mình, để rồi sẽ bị đưa đến một tình trạng suy thoái, yếu kém sao? Chúng ta phải tự xét, ăn năn, sửa đổi khi còn có cơ hội và khi lời Chúa còn có sức tác động vào lòng mình, mà không dẫn đến tình trạng chai lì, mất hết cảm giác sao? Uổng thật, nếu chúng ta chỉ nghe cho nhiều, hiểu cho rộng mà chưa chịu áp dụng, vâng giữ làm theo chi hết, thì thật mình chắc sẽ bị bịnh “béo ù thuộc linh” sao? Đời sống tâm linh cần điều chỉnh lại, phải bắt đầu ngay hôm nay, để thật sự Chúa không còn là một ảo ảnh mơ hồ trong đời sống mình nữa, nhưng mình sẽ có một mối liên hệ mật thiết với Chúa luôn.

  

    


 

Recover the Love for God

(John 14:23)

 

The best way to avoid some serious sicknesses is to have routine doctor check-ups. In the same way, the best way to keep our spiritual life healthy is to have routine self-exams of our relationship with God. How much do you love God? Do you have a desire to be close to Him more each day? Do the things of God make you joyful? If Jesus visits VHBC this morning, would He find the sweet and steadfast love that we still have for Him as the first time? Are we so occupied with the things of this world that our love for Jesus becoming lukewarm? Is God the center of our heart, or just an “add-on” item each week? We need to repent, and do the things that we first did.

 

We all need to stop from the busy-ness of this world and practice “solitude.” Solitude is withdrawing to privacy to spend time alone with God. To have solitude, the first requirement is silence. In the midst of so much noise in the world, we can only find God in the silence of solitude. In solitude, we meditate on Who God is and His great love for us. In solitude, we refocus on our purpose and realign our priorities.

 

To recover the love for God, we also need to re-exam what God hates and what He likes. Proverbs 6:16-19 describes 7 things that God hates. At least two things God likes. First, God likes our true and proper worship when we declare His worth, lift up our thanksgivings, and express our desire for His reign over our life. Secondly, God likes our trust and obedience to Him. Obedience is the language that goes against our human selfish and prideful nature. True obedience is not just the “lip service,” or “pick and choose,” but totally committed to His commandments because these are God’s sovereignty will. The principle for obedience is the more we know God, the easier for us to obey His words. Do you desire a sweet and personal relationship with God or He is just being an abstract in space in your life? It’s time for us to make a serious adjustment in our worship and obedience to experience God personally and recover the first love for Him.