Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 27

Đồng Tâm Nhất Trí

(The Same Attitude of Mind)

Rôma 15:1-7

 

“Chúng ta là những người mạnh phải gánh vác những gì những người yếu làm không nổi, chứ không chỉ lo làm vui lòng mình. 2 Mỗi người trong chúng ta phải làm vui lòng người lân cận, để gây dựng người ấy, 3 vì ngay cả Đấng Christ cũng không làm vui lòng chính Ngài, như có chép rằng, "Những lời sỉ nhục của những kẻ sỉ nhục Ngài đã đổ trên con." 4 Vì những gì đã được viết từ xưa là được viết để dạy chúng ta, hầu qua sự vững bền và sự khích lệ của Kinh Thánh chúng ta có hy vọng. 5 Cầu xin Đức Chúa Trời của sự vững bền và sự khích lệ ban cho anh chị em được đồng tâm nhất trí với nhau theo như Đức Chúa Jesus Christ đã dạy, 6 để anh chị em có thể đồng thanh tôn vinh Đức Chúa Trời, Cha của Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta. 7 Vậy hãy tiếp nhận lẫn nhau, như Đấng Christ đã tiếp nhận anh chị em, để đem vinh hiển về Đức Chúa Trời."

(We who are strong ought to bear with the failings of the weak and not to please ourselves. 2 Each of us should please our neighbors for their good, to build them up. 3 For even Christ did not please himself but, as it is written: “The insults of those who insult you have fallen on me.” 4 For everything that was written in the past was written to teach us, so that through the endurance taught in the Scriptures and the encouragement they provide we might have hope. 5 May the God who gives endurance and encouragement give you the same attitude of mind (complete harmony with each other, live at peace) toward each other that Christ Jesus had, 6 so that with one mind and one voice you may glorify the God and Father of our Lord Jesus Christ. 7 Accept one another, then, just as Christ accepted you, in order to bring praise to God.”)

 

 

Ở bên nước Ý tại thành phố Pisa có một tháp cổ nổi tiếng, cao khoãng 185’, gồm có tất cả 7 từng lầu với tổng cộng là 294 bước thang, được xây cất rất là lộng lẫy trong vòng khoãng 200 năm. Nhưng tháp lầu cổ này có một vấn đề, đó là nó bị nghiêng qua một bên, vì vậy nó mới có tên là “the Leaning Tower of Pisa.” Sau hơn 800 năm rồi mà người ta vẫn còn tiếp tục cố gắng sửa cho nó được thẳng lại, vì tháp lầu này có thể là một mối nguy hiểm, tuy rằng cũng có người dám viếng thăm bước cao lên đó. Lý do tháp bị nghiêng là vì khi người kiến trúc sư xây tháp đã không xem xét kỹ càng nền đất ở chỗ đó; và vì đất ở một bên mềm hơn, nên đã làm cái nền của tháp cổ này lún xuống và bị nghiêng qua một bên. Điều chúng ta học được ở đây về cái tháp nghiêng ở Pisa, đó là cái nền là yếu tố rất quan trọng để xây dựng một tòa nhà hay cơ sở cho được vững vàng. Cũng vậy, nếu hỏi làm thế nào để xây dựng một Hội Thánh được khỏe mạnh và vững vàng, thì có lẽ chúng ta phải hiểu Hội Thánh đó cần có một nền tảng chắc chắn, và một trong những yếu tố để làm cho nền được vững đó chính là sự “đồng tâm nhất trí” ở trong Hội Thánh đó. Không phải điều này áp dụng cho Hội Thánh Chúa mà thôi, nhưng ở đời, người ta cũng ý thức sự quan trọng của sự đoàn kết, đồng tâm nhất trí để gặt hái được sự thành công trong mọi việc. Những câu ca dao dạy dỗ về điều này như là: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao,” hay là “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.”

 

Nhân dịp lễ kỷ niệm sinh nhật của VHBC lần thứ 32, chúng ta cùng nhau suy gẫm về đề tài này, và mong sau khi nghe sứ điệp này xong thì mỗi người sẽ tự xét và xem coi mình có thể dự phần gì trong sự đồng tâm nhất trí, để Hội Thánh Chúa ở đây tiếp tục được phát triển vững mạnh. Có 3 điều chúng ta cần có trong sự đồng tâm nhất trí, để có thể xây dựng một nền tảng cho Hội Thánh Chúa được vững vàng: 1) Đồng một chí hướng (hay gọi là cùng một mục tiêu), 2) đồng một tâm tình, và 3) đồng công hiệp tác.

 

 

I. Đồng Một Chí Hướng

 

Thứ nhất, đồng một chí hướng nghĩa là gì và chí hướng/mục đích đó là của ai? Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta cần trở lại và tự hỏi xem mục đích Chúa Giê-xu khi Ngài lập nên Hội Thánh là để làm gì? Câu trả lời vắn tắt đó là để làm sáng danh vinh hiển Đức Chúa Trời. Từ nghữ “sáng danh Chúa” theo tiếng Anh là động từ “glorify,” nghĩa là “magnify, enlarge,” dịch ra là làm “to ra, rõ hơn,” hay động từ “exalt” nghĩa là “tôn cao lên.” Như vậy làm sáng danh Chúa nghĩa là qua Hội Thánh, Chúa Giê-xu muốn danh vinh hiển của Đức Chúa Trời được tỏ sáng ra cho mọi người thấy, qua những việc lạ lùng Đức Chúa Trời muốn làm. Trước hết trong Mathiơ 16:18 chúng ta thấy rõ chính Chúa Giê-xu là Đấng đã thiết lập nên Hội Thánh, chứ không phải chính phủ Mỹ, hay một giáo hội nào hết – (And I tell you that you are Peter, and on this rock I will build my church, and the gates of Hades will not overcome it.) “Còn Ta, Ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, Ta sẽ lập Hội thánh Ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó.” Không phải vậy thôi, Kinh Thánh chép chính Chúa đã hy sinh chịu chết đổ huyết để chuộc hội thánh của Ngài – (Keep watch over yourselves and all the flock of which the Holy Spirit has made you overseers. Be shepherds of the church of God, which he bought with his own blood.) “Anh em hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình.” (CVCSĐ 20:28) Ai bỏ tiền ra mua bất cứ thứ gì cũng đều có mục đích của nó; không ai đi mua sắm gì mà không biết mình mua thứ đó để làm gì? Nếu mục đích của vật mình mua càng quan trọng/cần thiết, thì cái gía phải trả để mua sẽ càng phải đắt tiền hơn? Nếu một người bằng lòng “đổ mạng sống mình” để đổi chác mua một món gì thì chắc chắn thứ đó phải quí lắm? Chúa Giê-xu đã đổ chính huyết của mình để mua lại Hội Thánh của Ngài!

 

Tại sao Chúa Giê-xu đã đến thế gian, chịu chết để cứu chúng ta và nhóm chúng ta lại trong một hội gọi là Hội Thánh là để làm gì? Ngài muốn gì ở Hội Thánh của Ngài? Nếu đọc trong sách Giăng 17:8 & 11 về lời cầu nguyện tha thiết của Chúa Giê-xu trước ngày Ngài tự biết mình sẽ bị đóng đinh trên cây thập tự, thì chúng ta biết mục đích Ngài thiết lập nên Hội Thánh làm gì? (For I gave them the words you gave me and they accepted them. They knew with certainty that I came from you, and they believed that you sent me… I will remain in the world no longer, but they are still in the world, and I am coming to you. Holy Father, protect them by the power of your name, the name you gave me, so that they may be one as we are one.) “Những lời Cha ban cho Con, Con ban cho họ, và họ đã nhận lấy. Họ biết quả quyết rằng Con từ Cha đến, và họ đã tin rằng Cha đã sai Con... 11 Con không ở thế gian nữa. Con sẽ đi về cùng Cha, nhưng họ còn ở thế gian. Lạy Cha thánh, xin Cha bảo vệ họ, những người Cha ban cho Con trong danh Cha, để họ hiệp một với nhau như Chúng Ta là một.” Mục đích Chúa Giê-xu qua Hội Thánh của Ngài là để cả thế gian nhận biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương đã sai chính Con một của mình, Đấng Cứu Thế duy nhất đã đến chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Chúng ta được ở trong Hội Thánh của Chúa không phải chỉ là để có sự thông công vui vẻ, để quyền lợi/nhu cầu cá nhân được đáp ứng, để có tiếng tốt, những điều này cần thiết; nhưng trung tâm điểm của Hội Thánh là để qua Hội, cả thế giới được biết đến Tin Lành cứu chuộc của Chúa đã ban cho trong Con Ngài, Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đến thế gian cứu chuộc mọi người.

 

Hội Thánh còn tồn tại ngày hôm nay trên đất như là một khí cụ Chúa đang dùng, như một cái “loa” lớn, để phát ra tin tức cứu rỗi tốt lành của Đức Chúa Trời ban cho trong Con Ngài, và đây là chí hướng/mục tiêu mà mỗi người chúng ta phải đồng nhắm đến, phải cùng đeo đuổi. Trong Mathiơ 28:19-20 chính Chúa Giê-xu phán gì về mục đích cao thượng này trước khi thăng thiên về trời? (Therefore go and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, 20 and teaching them to obey everything I have commanded you. And surely I am with you always, to the very end of the age.”) “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, 20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Thích xem môn chèo thuyền trong những cuộc đua thế vận hội. Trong đội chèo thuyền đua có tất cả 8 người chèo, tuy có người cao, người lùn, người tóc đen, tóc trắng, cũng có người không có tóc, nhưng mọi lực sĩ đua ở trên chiếc thuyền đó đều hướng về cùng một mục đích, đó là làm sao hết sức chèo cho thuyền mình về đến đích trước tiên để lãnh huy chương. Trong Hội Thánh của Chúa cũng vậy, chúng ta không có ai giống nhau hết: khác tuổi tác, khác kinh nghiệm, sở thích, tánh tình, nghề nghiệp; nhưng chúng ta không thể nào khác chí hướng, khác mục đích cao thượng, khác điểm nhắm, mà Chúa Giê-xu của chúng ta đã một lần thiết lập nên Hội Thánh để làm gì. Trong lời cầu nguyện tha thiết của Chúa Giê-xu, Ngài muốn Hội Thánh phải hiệp một với nhau nhắm cùng một mục đích, để làm chứng cho thế gian biết rằng Đấng Cứu Thế Giê-xu đã được Đức Chúa Trời sai đến, để hễ ai tin Ngài thì được cứu khỏi quyền lực phán xét của tội lỗi đó là lửa địa ngục. Muốn như vậy, mỗi người chúng ta phải biết dẹp bỏ đi những ý riêng, có khi cả những mục tiêu cá nhân, những chương trình tạm bợ, mà cùng hiệp nhất, nhìn về cùng một mục tiêu, nhắm cùng một mục đích, để rao giảng Tin Lành, hầu cho nước Cha được mau đến và danh Ngài được vinh hiển.

 

 

II. Đồng Một Tâm Tình

 

Thứ hai, chúng ta cần có đồng một tâm tình thì mới đạt được mục đích của Chúa Giê-xu đã giao cho VHBC.

 

1) Đồng một tâm tình đây nghĩa là sao? Tâm tình gì? Tâm tình của ai? Trong Philíp 2:5 lời Chúa qua sứ đồ Phaolô có khuyên – (In your relationships with one another, have the same mindset as Christ Jesus.) “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có.” Chúa Giê-xu có tâm tình gì mà chúng ta nên bắt chước? Trong Mác 10:45(For even the Son of Man did not come to be served, but to serve, and to give his life as a ransom for many.) “Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.” Con Đức Chúa Trời đã đến thế gian trở thành “Con Người” này không phải là để hưởng hay được người ta hầu hạ, nhưng chính Ngài đến trở nên một đầy tớ, để hầu hạ mọi người, bằng cách đã hy sinh chính mạng sống của mình để trả gía chuộc chúng ta lại, và đó là tâm tình yêu thương cao thượng mà mỗi người trong chúng ta phải đồng có và bắt chước Ngài. Trong Rôma 15:2-3 chép rõ Ngài đến không để làm vui lòng mình, nhưng chịu sự sỉ nhục trên cây thập tự là để làm vui lòng những người khác, lo nghĩ đến những người khác, sống và chết là vì nhu cầu của người khác, đó là tâm tình của Đấng Christ – “Mỗi người trong chúng ta phải làm vui lòng người lân cận, để gây dựng người ấy, 3 vì ngay cả Đấng Christ cũng không làm vui lòng chính Ngài, như có chép rằng, "Những lời sỉ nhục của những kẻ sỉ nhục Ngài đã đổ trên con." (Each of us should please our neighbors for their good, to build them up. 3 For even Christ did not please himself but, as it is written: “The insults of those who insult you have fallen on me.”)

 

2) Có một kẻ thù rất rõ, tuy mắt chúng ta không thấy được, thường cản trở Hội Thánh của Chúa không đạt được mục tiêu cho Ngài, và hắn nằm ngay ở trong mỗi người chúng ta, đó chính là tư dục ích kỷ và tự cao của mình. Có khi vì sự ham lợi, quyền chức, danh vọng mà nó gây ra biết bao nhiêu sự tranh cạnh trong Hội Thánh của Chúa, để rồi mục đích của Chúa bị chậm trễ, bị cản trở, chưa phát triển theo như ý Ngài muốn. Sự kiện về người mẹ của 2 môn đồ xin Chúa Giê-xu điều gì có chép trong Mathiơ 20:20-24 mà gây nên sự tranh cạnh? (Then the mother of Zebedee’s sons came to Jesus with her sons and, kneeling down, asked a favor of him. 21 “What is it you want?” he asked. She said, “Grant that one of these two sons of mine may sit at your right and the other at your left in your kingdom.” 22 “You don’t know what you are asking,” Jesus said to them. “Can you drink the cup I am going to drink?” “We can,” they answered. 23 Jesus said to them, “You will indeed drink from my cup, but to sit at my right or left is not for me to grant. These places belong to those for whom they have been prepared by my Father.” 24 When the ten heard about this, they were indignant with the two brothers.) “Bấy giờ mẹ của các con Xê-bê-đê đưa hai con trai bà đến quỳ trước mặt Ngài và xin Ngài ban ơn cho họ. 21 Ngài hỏi bà, "Bà muốn gì?" Bà trả lời Ngài, "Xin Thầy cho hai con trai tôi, một đứa ngồi bên phải Thầy và một đứa ngồi bên trái Thầy trong vương quốc của Thầy." 22 Nhưng Đức Chúa Jesus trả lời và nói, "Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén Ta sắp uống chăng?" Họ trả lời Ngài, "Chúng con có thể uống." 23 Ngài nói với họ, "Các ngươi thật sẽ uống chén của Ta, nhưng việc ngồi bên phải Ta hay bên trái Ta sẽ không do Ta ban cho, nhưng dành cho những ai được Cha Ta chuẩn bị." 24 Khi mười môn đồ kia nghe việc đó, họ giận hai anh em ấy.” Mỗi người chúng ta phải cố gắng cai trị “cái tôi” của mình, dẹp bỏ đi những ý riêng, địa vị cá nhân mà phải có đồng một tâm tình khiêm nhường, hạ mình như Chúa Giê-xu, để hầu hạ làm vui lòng những người khác, và nhất là làm vui lòng Chúa Giê-xu.

 

3) Trong Rôma 15:1 - chúng ta thấy sự thực tế của tâm tình Đấng Christ là ở trong động từ “gánh vác,” nghĩa là giúp đỡ những người yếu đuối hơn, để họ có thể mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn. Gánh là lấy bớt đi những mệt nhọc, buồn rầu, tổn thương để họ nhẹ gánh; chứ không có đè thêm gánh nặng vào thúng của họ bằng những lời chỉ trích, than phiền, lên án sao? Mỗi người chúng ta phải luôn cố gắng tự xét xem lời nói và hành động của mình coi có đang xây dựng ai không? Có làm nhẹ gánh ai không? Nếu không đừng nói, cũng đừng làm. Thật ra phải tự xét xem tấm lòng và chủ động của mình tại sao muốn nói lời đó là gì? Có chủ đích xây dựng ai không? Có theo ý Chúa không? Có đồng một tâm tình với Ngài không? Chúng ta phải thường bắt mạch tim của mình và tự hỏi xem có đang thật lòng làm theo ý Chúa không? Muốn tập tành gánh ách cho nhau, chúng ta phải thường tập trải qua 3 bước chính:

 

a) Thứ nhất, phải tập để ý "nhìn thấy" được những gánh nặng của những người yếu đuối hơn xung quanh mình. Chúng ta thấy gì mỗi ngày? Chỗ nào có bán sale đại hạ giá, 50% OFF, mua một cho một và gọi điện thoại rủ nhau đi sắm ngay. Nhưng còn những nhu cầu của anh chị em xung quanh mình thì sao? Một bà masơ sống cả đời trong một trại cùi, và người ta phỏng vấn hỏi bà động cơ nào đã cảm động bà hy sinh cả cuộc đời cho những người cùi này? Bà lấy một miếng giấy trắng vẽ những đốm mực đen trên đó và hỏi: "Các ông thấy gì?" Họ trả lời thấy những đốm đen đủ thứ hình thù. Sau một hồi bà masơ hỏi lại: "Các ông chỉ thấy những đốm đen thôi sao, nhưng còn “tờ giấy trắng” thì sao?" Có bao nhiêu con cái Chúa mỗi tuần đi nhóm, sau khi ra về luôn ghi chép xuống một nhu cầu của Hội Thánh hay của anh chị em mình xuống, để quyết tâm trong tuần tới này sẽ cố gắng tìm cách giải quyết, giúp đỡ hay đáp ứng nhu cầu đó một cách thực tế không? Nhà thờ chúng ta có trên "50 người lớn;" Nếu mỗi người lớn này cố gắng làm một điều đáp ứng nhu cầu của người khác mỗi tuần, thì một năm chúng ta giải quyết/đáp ứng được 2,600 gánh nặng, thì thật chỗ này là một gia đình lý tưởng chăng? Có bao giờ quí vị nghe chuyện một người mù đi mua máy flat screen TV để về xem không? Nghe hơi mâu thuẫn, nhưng đây là chuyện có thật? Chuyện còn có thật hơn nữa là có khi trong những Hội Thánh nói chung, cũng có lắm những “người mù” đi nhóm, không phải là vì họ không thấy đường, nhưng là vì chưa thấy những nhu cầu, nỗi khó khăn, cô đơn, mệt nhọc của những người khác mà ra tay giúp đỡ.

 

b) Bước thứ hai, muốn gánh ách cho nhau, chúng ta phải tập "cảm thấy" những gánh nặng đó, như chính là những gánh nặng của riêng mình. Người Mỹ có câu nói: “Put yourself in others’ shoes.” Tạm dịch là hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của người bị nạn, thì mình sẽ có phản ứng như thế nào? Nếu chính đứa con yêu dấu của mình đang đối diện với sự đau khổ thì chúng ta sẽ làm gì đây? Nếu người thân của mình đang nằm trong bệnh viện thì mình sẽ có phản ứng gì đây?  Chúng ta “cảm thấy” như thế nào, khi nghe đến những xui xẻo, những khó khăn, những thiếu thốn, những nan đề, những lỗi lầm, những đau thương trong đời sống của những người anh chị em yêu dấu của mình? Lòng chúng ta phát xuất ra những ý tưởng gì? Chúng ta có thấy "đau ruột, buồn bã và tội nghiệp" cho họ không? Hay sống tỉnh bơ với thái độ "đổ thừa" trách nhiệm cho những người khác? Câu chuyện một em bé gái bị tai nạn gẫy chân, đâm ra đời sống rất chán nản. Em không chịu ăn, xuống cân làm cho cha mẹ rất lo lắng, ai khuyên gì cũng không giúp được em. Một ngày kia có một vị mục sư gìa đến thăm và nói chuyện với em. Sau khi vị Mục Sư này ra về, em trở nên vui vẻ hơn, bắt đầu chịu ăn uống lại. Người mẹ thắc mắc hỏi: “Tại sao nhiều người đã khuyên con mà không được, nhưng ông Mục Sư đến nói chuyện thì con thay đổi vậy. Ông đã nói gì với con vậy?” Đứa bé gái ngắn gọn trả lời: "Thưa mẹ! Ông nói cũng không chi nhiều, nhưng mẹ có để ý là ông Mục sư đó đi khập khểnh vì phải mang một cái chân gỗ không?" Hóa ra là vị Mục Sư này khi nói chuyện với cô bé đã gây sự thông cảm với cô, vì chính ông đã một lần gẫy một chânBạn sẽ chẳng bắt đầu làm chi đâu, cho đến khi nào bạn cảm nhận được những nan đề, những nỗi khổ tâm của người xung quanh là những nan đề của chính mình!

 

c) Điều thứ ba, chúng ta phải tập "gánh vác" choi nhau qua những hành động thực tế. Chúa Giê-xu đã yêu thương nhân loại thể nào? Nếu Chúa chỉ yêu chúng ta trong ý tưởng của Ngài, hay qua những lời tiên tri thôi, thì ngày hôm nay chúng ta có sự cứu rỗi và trông cậy được không? Hãy nhìn thập tự gía thì chúng ta biết rõ Ngài đã làm gì thực tế cho chúng ta, để chúng ta biết cách xây dựng nền tảng của một Hội Thánh lý tưởng làm vinh hiển danh Chúa. Trong 1 Giăng 3:18 sứ đồ Giăng cũng nhấn mạnh điều này – (Dear children, let us not love with words or tongue but with actions and in truth.)Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật,” vì rõ ràng “lời hay ý đẹp” không làm no bụng được ai hết!

 

 

III. Đồng Công Hiệp Tác

 

Không phải đồng một chí hướng, đồng một tâm tình, nhưng điều thứ ba, để nền của Hội Thánh Chúa được vững mạnh, chúng ta phải đồng công hiệp tác hầu việc. Xem thế vận hội, môn bơi lội hay chạy đua tiếp sức nhau (gọi là relay) gồm có 4 người mà mỗi người phải hết sức bỏ công của mình ra, và chung sức nhau để đội mình được bơi hay chạy về hạng nhất, lãnh huy chương vàng.

 

1) Mỗi phần tử trong đội đều là quan trọng, thì mỗi hội viên trong Hội Thánh của Chúa cũng đều là quan trọng cả, mà đừng bao giờ để ma quỉ rỉ tai nói với mình rằng “You are no good!” Có bao giờ chơi gắn những miếng “puzzles” không? Một cái hình được cắt ra thành những miếng nhỏ khác hình thù nhau, có khi đến cả 1,000 miếng mà chúng ta phải xếp lại với nhau. Có khi nào anh chị em rất là bực mình khi mình đã hoàn tất gắn xong thành hình, nhưng chỉ thiếu có một miếng thôi không, vì bị thất lạc ở đâu đó? Lúc đó chúng ta mới ý thức rõ mỗi miếng puzzle quan trọng như nhau là thể nào.

 

2) Trong Kinh Thánh 1 Côrinhtô 12, lời Chúa cho thấy hình ảnh Hội Thánh như là một thân thể có nhiều những chi thể khác nhau; và mỗi chi thể có những chức năng (functions) khác nhau, với mục đích để làm lợi ích chung cho thân thể. Tay làm, hàm nhai, tim đập, phổi thở, bao tử bóp, chân đi, tai nghe, mắt ngó… để cho thân thể khoẻ mạnh, phát triển và hoạt động bình thường. Mỗi người trong Hội Thánh Chúa cũng có thể được so sánh như là mỗi chi thể của thân thể Đấng Christ, được ban cho những ân tứ khác nhau từ Đức Thánh Linh, để đem đến ích lợi chung cho Hội Thánh của Chúa. Trong Êphêsô 4:11-12 – “... Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ,” (... It was he who gave some to be apostles, some to be prophets, some to be evangelists, and some to be pastors and teachers, to prepare God's people for works of service, so that the body of Christ may be built up). Mỗi người phải khám phá ra tiếng gọi thiêng liêng, những ân tứ, những chức năng của mình có mà đem ra xử dụng cho Hội Thánh của Chúa. Một Hội Thánh mạnh mẽ là một hội mà những người trong Hội Thánh đó có tinh thần trách nhiệm cao, biết mình chịu trách nhiệm với Chúa, với Hội Thánh của Ngài bởi những ơn mình được, mà đem ra xử dụng, hầu việc, rửa chân, gánh vác, xây dựng, làm vui lòng nhau.

 

3) Không phải bỏ công ra dự phần hầu việc thôi, nhưng để cho Hội Thánh được phát triển mạnh mẽ, đều đặn, chúng ta còn phải biết đồng cộng tác, làm việc chung với nhau nữa. Trở lại hình ảnh của đội chèo thuyền đua, chúng ta thấy những người lực sĩ không phải chỉ bỏ công ra để hết sức chèo thôi, nhưng còn là cùng chèo đúng nhịp với nhau nữa. Tỉ dụ như người thì thích chèo tới trước, người kia lại ưa chèo lùi ra sau thì chiếc thuyền đó sẽ đi đâu? Người thì muốn theo nhịp 1, 2, 3; còn người khác thì thích 7, 8, 9, 10 thì thuyền có lướt nhanh trên mặt nước được không?  Biết bao nhiêu người muốn hầu việc Chúa nhưng lại chỉ muốn làm theo lối riêng của mình, chẳng chịu hòa đồng với những người khác thì khó mà Hội Thánh phát triển, phải không? Trong các đội thể thao đều có những vị huấn luyện viên, để làm chi vậy? Để hướng dẫn các cầu thủ biết cách chơi cho đúng, nhưng còn biết cách chơi chung với nhau như là một đội “team work” thì mới thắng được. Chúa đặt những người lãnh đạo trong các nhóm nhỏ như là những vị huấn luyện viên, để hướng dẫn nhóm cùng đồng công hầu việc, thì chúng ta nên đặt trọng lời hướng dẫn của họ mà làm theo. Trong Rôma 15:6 – “để anh chị em có thể đồng thanh tôn vinh Đức Chúa Trời, Cha của Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta.” (so that with one mind and one voice you may glorify the God and Father of our Lord Jesus Christ.) sứ đồ Phaolô cho chúng ta thấy Hội Thánh Chúa còn giống như là một ban ca ngợi tôn vinh Chúa nữa, qua chữ “Đồng thanh tôn vinh.” Đây cũng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho VHBC mà chúng ta phải hiểu, đó là không phải chúng ta hát thôi, nhưng tất cả những người trong ban ca ngợi phải hòa đồng đúng nhịp điệu với nhau. Ai cũng muốn hát hết, nhưng lại không chịu hòa với nhau, người thì vào trước, kẻ khác thì vào sau, người thích hát note “đồ,” kẻ khác ưa hát note “fa,” thì bài hát nghe “chọi lỗ tai” của Chúa mà thôi.

 

Hãy nhìn và bắt chước tấm gương “đồng thanh tôn vinh” của Hội Thánh ban đầu luôn đồng công hiệp tác hầu việc có chép trong Công Vụ 2:42-47(They devoted themselves to the apostles’ teaching and to fellowship, to the breaking of bread and to prayer. 43 Everyone was filled with awe at the many wonders and signs performed by the apostles. 44 All the believers were together and had everything in common. 45 They sold property and possessions to give to anyone who had need. 46 Every day they continued to meet together in the temple courts. They broke bread in their homes and ate together with glad and sincere hearts, 47 praising God and enjoying the favor of all the people. And the Lord added to their number daily those who were being saved.) “Những người ấy chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ, giao hảo thân tình với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và các buổi nhóm cầu nguyện. 43 Bấy giờ mọi người có cảm giác sợ hãi; các sứ đồ đã làm nhiều việc diệu kỳ và phép lạ. 44 Khi ấy tất cả các tín hữu hiệp lại với nhau và lấy mọi vật làm của chung. 45 Họ bán đất đai và tài sản, rồi lấy tiền bán được chia cho mọi người có nhu cầu. 46 Hằng ngày họ một lòng chăm chỉ đến đền thờ; còn tại các tư gia, họ cử hành lễ bẻ bánh và dùng bữa với nhau với lòng vui vẻ và chân thành. 47 Họ ca ngợi Đức Chúa Trời và được lòng mọi người. Mỗi ngày Chúa thêm những người được cứu vào số người của họ.” Hai tình trạng làm suy kém Hội Thánh Chúa ngày nay nói chung mà cần điều chỉnh:

 

a) Tình trạng của Hội Thánh ngày nay là vì có quá nhiều khán gỉa ngồi xem, nhưng lại thiếu người ra trận đấu. Ai cũng thích ngồi trên bục thoải mái, ăn popcorn, uống nước ngọt, thưởng thức trận đấu, họ chơi hay thì mình ủng hộ, họ chơi dở thì mình phàn nàn.

 

b) Tình trạng của Hội Thánh ngày nay cũng có một số muốn hầu việc Chúa, nhưng lại chưa chịu hiệp lại với nhau, đồng công hiệp tác, cho nên Hội Thánh Chúa cứ quay vòng vòng.

 

Hôm nay là Chúa Nhật đặc biệt vì chúng ta kỷ niệm sinh nhật của VHBC lần thứ 32. Nhận thấy số tuổi 32 là một tuổi đã thật trưởng thành để làm những công việc khó và lớn. Không còn trong tuổi mặc tã, bú bình, học hỏi, hay tập sự nữa; nhưng đã đầy sức mạnh, tự túc được rồi, đã từng trải nhiều kinh nghiệm “trường đời,” đã thâu nhập nhiều sự khôn ngoan, bây giờ là lúc toan tính những chương trình “đầu tư” lớn, phải không? Tôi tin chắc rằng Cứu Chúa Giê-xu, Chúa của VHBC muốn Hội Thánh ở đây tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, để rao giảng Tin Lành cho đến cùng trái đất, vì đây là đại sứ mạng của Chúa. Mà muốn được thành công trong đại sứ mạng này, mỗi người chúng ta phải biết “đồng tâm nhất trí” với nhau, phải đồng nhắm về một chí hướng, có đồng một tâm tình hầu hạ nhau, và đồng công hiệp tác hầu việc Chúa. Tôi tin rằng VHBC không thể nào làm cho cái nền của tòa tháp cổ bên thành phố Pisa được thẳng lại; nhưng điều tôi tin rằng chúng ta có thể làm trọn được sứ mạng Chúa giao cho Hội, nếu mỗi người chúng ta biết tự xét, ăn năn, điều chỉnh lại những điều cần làm, cam kết lại những điều mình đã hứa với Hội Thánh Chúa ở đây, mà đồng tâm nhất trí với nhau, thì sẽ xây một cái nền vững chắc cho VHBC, cho đến lúc Chúa Giê-xu trở lại. Điều này tùy thuộc vào mỗi người chúng ta mà thôi, tùy thuộc vào tôi và mỗi anh chị em.

 

 

------------ Lời mời gọi 

 

Từ khi qua sống ở nước Hoa-kỳ, chúng ta học được nhiều những phong tục mới, và một trong những phong tục đó là ở bên đây người ta hay có thói quen mừng ngày sinh nhật của mình. Thường thì ai cũng thích điều này, nhất là các trẻ em, là bởi vì trong ngày đó mình sẽ nhận được nhiều quà cáp, và được ăn bánh ngọt, càrem đã bụng. Phong tục này nghĩ ra cũng hay, vì nó nhắc nhở ngày chúng ta sanh ra đời, để biết nhớ ơn công lao cha mẹ, đã sanh thành nên mình khôn lớn, đến ngày hôm nay là thể nào. Là con cái Chúa, ngày sinh nhật cũng là lúc chúng ta nhớ đến ơn Chúa đã tạo dựng và ban cho mỗi người chúng ta hơi thở và sức sống mỗi ngày. Không phải cho đời sống cá nhân mà thôi, nhưng cho VHBC thiết nghĩ cũng là lúc chúng ta nhìn lại và đếm những ơn phước lớn lao Chúa đã ban cho mỗi gia đình nói riêng và Hội Thánh nói chung trong những năm qua là thể nào.

 

Thêm một mục đích cho sự mừng sinh nhật Hội Thánh nữa là để chúng ta kiểm chứng lại sứ mạng mà Chúa đã thiết lập và trao cho Hội Thánh là gì? Hội Thánh còn tồn tại ngày hôm nay là vì Đức Chúa Trời còn kiên nhẫn và yêu thương thế gian, không muốn cho một ai bị hư mất đời đời trong lửa địa ngục. Mục đích Chúa gìn giữ Hội Thánh của Ngài là muốn qua Hội Thánh, thế gian biết được Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con là Đấng Cứu Thế đã đến thế gian để cứu chuộc nhân loại qua sự hy sinh huyết báu của Ngài ở trên cây thập tự, để hễ ai tin Chúa thì sẽ được cứu. Đại sứ mạng này không thể hoàn tất qua một cá nhân nào được, nhưng chỉ khi nào Hội Thánh đồng tâm nhất trí mà làm. Chúng ta phải biết cùng đồng nhắm về một chí hướng, đồng một tâm tình yêu thương nhau, và đồng bỏ công cùng hòa nhịp với nhau để đeo đuổi mục đích này.

 

Có lẽ một việc rất là quan trọng mà mỗi người chúng ta phải làm, để phục hồi lại lời cam kết với Chúa và với nhau, đó là việc “xóa xổ.” Cần xóa đi hết tất cả những xích mích, những tự ái bị tổn thương trong quá khứ, mà cùng đồng tâm nhất trí lại để thi hành trọn đại sứ mạng của Chúa giao cho VHBC, cho sự vinh hiển của Chúa chúng ta. Mỗi con cái Chúa có sẽ cam kết làm điều này không?

 

Mỗi lần kỷ niệm sinh nhật Hội Thánh, giống như là bước vào một năm mới cho Hội Thánh Chúa. Không ai muốn bước vào một năm mới mà lê thê kéo theo sau những chuyện cũ, những nỗi đau buồn, cay đắng, hờn giận của năm cũ hết. Cách hay nhất là chúng ta hãy để mọi thứ này đi vào quá khứ bằng cách nhờ cậy sự nhơn từ thương xót của Chúa mà xóa bỏ hết. Có bao nhiêu con cái Chúa sẽ dám cam kết làm điều này sáng nay không?  

 

Tại sao Hội Thánh còn tồn tại trên các con đường? Trong 2 Phiêrơ 3:9(The Lord is not slow in keeping his promise, as some understand slowness. Instead he is patient with you, not wanting anyone to perish, but everyone to come to repentance.) “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.”

 

a) Những lời tiên tri đã nói trước về sự đến của Đấng Cứu Thế,

 

b) Sự sanh ra đời của Chúa Giê-xu và thập tự gía nơi Ngài đã đổ huyết, là chứng cớ rõ ràng ngay trước mắt,

 

c) Hội Thánh còn tồn tại là để rao giảng tin lành Chúa ban cho không, để bất cứ hễ ai tin Cứu Chúa Giê-xu thì sẽ được cứu.

 

Bạn sẽ đáp ứng gì với lời mời gọi của Chúa? Bạn tính toán nhiều công việc đầu tư quan trọng trong cuộc sống, nhưng còn việc sửa soạn cho linh hồn mình thì sao? Bạn có tính tóan nếu tôi tin Chúa thì được gì không, còn nếu tôi từ chối món quà cứu rỗi thì hậu quả sẽ là gì? Cuộc sống con người có khi ví như một “chiếc thuyền nhỏ bé” bồng bềnh giữa đại dương mênh mông mà những người trên chiếc thuyền đó không biết bến bờ bình an là chỗ nào mà có thể chèo về được không? Chúng ta phải nhờ cậy Đấng Sáng Tạo quyền năng ở trên cao. Ngài thấy, Ngài nghe, Ngài biết tình trạng bất lực của chúng ta, mà Ngài đã sai chính Con Ngài xuống cứu chúng ta và dẫn chúng ta về bến bờ bình an, cho tâm linh của chúng ta được yên nghỉ đời đời. Bạn có muốn linh hồn mình được yên nghỉ không? Hãy đến với Cứu Chúa Giê-xu và cầu xin Ngài cứu mình ngay hôm nay.

 

Tuần này tôi thấy sự sống và sự chết của con người thật rõ rệt trong tuần này. Cùng một tuần lễ chúng ta chứng kiến sự ra đời của bé Emma Huỳnh, nhưng cũng cùng một tuần chúng ta tạm biệt một ngưởi anh em mình đã nằm xuống. Cuộc đời con người chúng ta có sự bắt đầu và chắc chắn có sự kết thúc; Rồi khi cuộc sống này đến hồi kết thúc, bạn sẽ đi về đâu đời đời? Hãy thành thật tự hỏi đấng mình đang tin cậy có đã hứa gì cho mình về sự sống đời đời bên kia cánh cửa của cuộc đời này không? Chỉ có Cứu Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất đã chết và đã sống lại mới có lời hứa và quyền năng để ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu với Đấng Sáng Tạo mà thôi. Hãy tin cậy nơi Ngài ngay hôm nay khi bạn còn có cơ hội; khi sự kết thúc chưa đến.

 

------------------------------------------------------------------

HAVE THE SAME ATTITUDE OF MIND

(Romans 15:5-6)

 

“May the God who gives endurance and encouragement give you the same attitude of mind (complete harmony with each other, live at peace) toward each other that Christ Jesus had, 6 so that with one mind and one voice you may glorify the God and Father of our Lord Jesus Christ.”

 

          We all know that the foundation is the key to build a strong tower. Today is special because we celebrate the 32nd birthday of VHBC. How can we build a strong foundation for VHBC? One of the keys required is the same attitude of mind in the church.

 

          There are three basic principles to build a strong foundation for VHBC.

 

     1) We should all focus and pursue the same purpose in which Jesus had built and gave up His life for the church. That purpose is through His church the world will know God has sent a Savior through His Son so that whosoever believes in Him will be saved.

 

     2) To have a strong foundation, the church must have the same servanthood attitude as Jesus Christ. He came to the world not to please Himself, but to willingly die on the cross to redeem the world unto God. The true and practical servanthood includes paying attention to others’ needs, having compassion, and initiating actions to help.

 

     3) To become a strong tower, each body part should do his assigned functions. More important, all body parts should always synchronize their efforts together. The greatest praise song that God enjoys is from the choir of the same attitude of mind.

 

          For a 32 years old man, VHBC is already full-matured to do great things for God. We cannot fix the leaning tower of Lisa, but we can build a strong tower for God together so that many will come to know Him and be saved. What we really need now is a self-check of our attitude and adjust as needed. May the Lord Jesus continue to bless VHBC and guide her to be a mighty tower for the glory of God!