Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 32

Phục Hồi Sức Khỏe Hội Thánh Chúa

(Church Health Recovery)

(Công Vụ 2:41-47)

www.vietnamesehope.org

 

 

“Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-tem; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh. 42 Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. 43 Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. 44 Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. 45 Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. 46 Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, 47 ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.”

(Those who accepted his message were baptized, and about three thousand were added to their number that day. 42 They devoted themselves to the apostles’ teaching and to fellowship, to the breaking of bread and to prayer. 43 Everyone was filled with awe at the many wonders and signs performed by the apostles. 44 All the believers were together and had everything in common. 45 They sold property and possessions to give to anyone who had need. 46 Every day they continued to meet together in the temple courts. They broke bread in their homes and ate together with glad and sincere hearts, 47 praising God and enjoying the favor of all the people. And the Lord added to their number daily those who were being saved.)

 

 

          Trong chúng ta ai cũng biết rõ sức khỏe là một vấn đề rất là quan trọng cho cuộc sống của con người, vì điều căn bản là có khỏe thì mới sống để hưởng được những sự tốt lành ở trên đời này. Có biết bao nhiêu người rất là giàu có, nhưng chẳng may mắc phải những căn bịnh hiểm nghèo, nay họ đang nằm thều thào trên giường bịnh, với những ống dẫn caosu dính vào thân thể mình, mà họ ước gì lấy hết cả gia tài mình có, chỉ để mua được lại sức khỏe mà thôi. Người Việt chúng ta khi nói đến sức khỏe thì so sánh gía trị quí của nó như là gì? “Sức khỏe là vàng, là bạc,” nếu không có nó thì chẳng làm ăn chi được, phải không?  Sống ở một đất nước tự do tư bản này, hình như sức khỏe lại càng quan trọng hơn nữa, vì thế người ta hay đề cao những chương trình tập thể dục thể thao rất hấp dẫn, cùng với sự cổ động phải luôn cẩn thận trong việc ăn uống, phải có đầy đủ chất bổ, dùng những đồ ăn “organics,” (không dùng phân hóa học), canh chừng từng “calories” một, dùng những loại thuốc bổ hay, để giúp có một sức khỏe dồi dào và lâu bền. Vấn đề “health care” (bảo hiểm sức khỏe) cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất ở bên nước Mỹ này, và luôn là một trong những đề tài tranh luận sôi nổi cho các vị ra ứng cử làm tổng thống. Điều căn bản ai cũng nhận thức có khỏe thì mới sống, có sống thì mới làm việc được, có làm thì mới gặt hái và hưởng thụ được những sự tốt lành ở trên đời này; Nếu bịnh nằm trên giường thì coi như vô ích, còn nếu “chết là hết,” vì chẳng còn đem gì theo được hay hưởng chi nữa?

 

          Sáng nay chúng ta suy gẫm không phải về sức khỏe của phần thuộc thể, nhưng là tự xét về sức khỏe của hội thánh Chúa, để coi đang ở trong tình trạng nào, và nếu đang suy kém thì phải làm chi để phục hồi sức khỏe lại được. Chúng ta đã suy gẫm một số những bài giảng về sự phục hưng: Bài giảng thứ nhất là sự phục hồi mối liên hệ cá nhân với Chúa, thứ hai là sự phục hồi hạnh phúc giữa vợ chồng, bài giảng thứ ba là sự phục hồi trách nhiệm chăm sóc gia đình mình, và hôm nay sự phục hồi lại sức khỏe hội thánh Chúa.

 

 

I. Định Nghĩa Hội Thánh

         

          Trước hết, chúng ta hãy ôn lại định nghĩa của 2 chữ “Hội Thánh” là gì? Khi nói đến 2 chữ "Hội Thánh," người ta thường nghĩ ngay đến một danh hiệu, một cơ sở, một tài sản của một “hội” đoàn từ thiện, đang đi theo chung một tín ngưỡng nào đó. Có người thường nghĩ ngay đến Hội Thánh là một ngôi nhà thờ thuộc của một vị mục sư nào đó, nhưng đó không phải là ý nghĩa thật về Hội Thánh của Chúa. Hai chữ "Hội Thánh" theo từ ngữ Hylạp (Greek) mà tiếng Anh được dịch là chữ "Church" bắt nguồn từ chữ "ek-klesia" mà ra. Chữ Hội Thánh (Ekklesia) đầu tiên được ghi chép trong Tin Lành Mathiơ 16:18 do chính Chúa Giê-xu đã phán như sau: (And I tell you that you are Peter, and on this rock I will build my church (ekklesia), and the gates of Hades will not overcome it.) “Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó.”  Chữ “ekklesia” này gồm có hai từ khép: 1st) "ek" nghĩa là “out of” (ra khỏi từ), và 2nd) "klẽsis" nghĩa là “a calling” (dịch là 1 sự kêu gọi đặc biệt). Như vậy định nghĩa của 2 chữ "Hội Thánh" là những người được Đức Chúa Trời thánh hóa bởi huyết thánh của Con Ngài, gọi ra khỏi (giữa thế gian), và được biệt riêng ra làm “con dân” của riêng Ngài.

 

          Trong Kinh Thánh diễn tả Hội Thánh Chúa qua nhiều hình ảnh biểu tượng, chẳng hạn như là một “nàng dâu” của Đấng Christ, là một đội quân, là những nhánh dính vào Gốc nho, là một đại gia đình của Đức Chúa Trời, hay cũng là những chiên thuộc của Chúa. Nhưng có lẽ không có hình ảnh nào để nói lên mối liên hệ mật thiết và sự liên hệ của mỗi chúng ta với nhau trong gia đình của Chúa hay cho bằng hình ảnh Phaolô đã dùng trong 1 Côrinhtô 12 đó là Hội Thánh Chúa như là một thân thể, trong đó có nhiều những chi thể khác nhau, nhưng liên kết chặt chẽ với nhau, nào là bộ phận hô hấp, tiêu hóa, hay thần kinh. Như đã nói ai cũng biết, nếu thân thể của chúng ta được khỏe mạnh thì mới làm việc và mới hưởng được những sự tốt lành, thì cũng vậy nếu Hội Thánh là thân thể của Chúa Giê-xu có khỏe mạnh thì Hội đó mới có thể hoạt động và chu toàn những sứ mạng Chúa giao cho để làm sáng danh Ngài. Sức khỏe của Hội Thánh Chúa là vấn đề rất quan trọng cho công việc xây dựng nước Đức Chúa Trời ở tại trần gian này, cho đến khi Chúa Giê-xu trở lại để tể trị đời đời.

 

 

II. Tiêu Chuẩn Tự Xét

 

          Làm sao chúng ta nhận biết sức khỏe của Hội Thánh Chúa đang ở trong tình trạng nào? Làm sao một người biết sức khỏe của mình đang ở trong tình trạng nào? Có mắc phải những căn bịnh ngấm ngầm nào không? Muốn biết thì điều chúng ta phải làm đó là lấy cuộc hẹn đi khám bác sĩ để chuẩn bịnh. Có rất là nhiều người không chịu đi khám bịnh, vì sợ khám phá ra những căn bịnh mình không muốn biết. Nhưng tránh đi khám bịnh sẽ không thể chữa lành bịnh được; chúng ta phải đi khám bịnh. Các vị bác sĩ là những người chuyên môn chuẩn bịnh và biết những phương cách y khoa nào để giúp chúng ta ngừa bịnh hay được khỏi bịnh. Các vị bác sĩ này sẽ dựa trên một số những tiêu chuẩn để chuẩn bịnh, như là đo độ mạch tim (blood pressure), độ đường trong máu (sugar levels), cholesterols, v… v… Cũng vậy, chúng ta muốn biết tình trạng sức khỏe của Hội Thánh Chúa như thế nào, chúng ta không thể cứ còn ở trong tình trạng trì hoãn, tỉnh bơ; nhưng phải đến với vị bác sĩ tài ba, đó chính là Đức Thánh Linh, và dựa trên những tiêu chuẩn của Ngài có chép trong Kinh Thánh để làm một cuộc chuẩn bịnh tâm linh. Chúng ta có sẵn sàng làm việc này không, tuy rằng đôi khi trong sự chuẩn bịnh này chúng ta sẽ thấy được những điều thiếu xót, những điều làm mình rất là khó chịu, sẽ không thích nghe, nhưng là những điều mình cần phải sửa đổi, điều chỉnh, làm lại, để có một sức khỏe dồi dào.

 

          Những tiêu chuẩn nào chúng ta có thể dùng để tự xét, để chuẩn bịnh đây? Hãy dò theo tấm gương của Hội Thánh ban đầu để thấy những tiêu chuẩn cần tự xét có chép trong sách Công Vụ 2:41-47. Hội Thánh ban đầu là một Hội Thánh sống động, có sức khỏe dồi dào. Lý do là vì hội luôn có sự phát triển mạnh mẽ trong 5 khu vực sau đây:

 

          1) Câu 42 - Hội Thánh ban đầu có sự bền lòng trong việc họclàm theo lời dạy của Chúa Giê-xu. – (They devoted themselves to the apostles’ teaching.) “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ.” Một Hội Thánh được khỏe mạnh thứ nhất phải là một hội yêu mến học lời Chúa và luôn làm theo. Bắt đầu từ thành phần lãnh đạo hiểu rõ và có sự kỷ luật trong việc giảng dạy đạo cho những kẻ đã chịu phép báptêm; đây cũng là phần quan trọng nhất trong mục vụ “môn đồ hóa” của Hội Thánh. Chính Chúa Giê-xu đã phán gì trước khi Ngài thăng thiên về trời có chép trong Mathiơ 28:19-20? (Therefore go and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, and teaching them to obey everything I have commanded you. And surely I am with you always, to the very end of the age.”) “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.”

 

          a) Rõ ràng Chúa Giê-xu không có dạy chỉ hãy dẫn người ta đến nhà thờ, hãy tổ chức những buổi ăn thông công vui vẻ, cho họ xem phim, nghe nhạc thánh; nhưng làm phép báptêm cho họ, nhưng chưa hết, dạy họ giữ tất cả (mọi điều) của Ngài, giúp họ trở nên môn đồ tin theo Chúa. Có 2 điều căn bản một người có thể tự xét xem tình trạng sức khỏe của một Hội Thánh Chúa đang như thế nào nếu chỉ có được một lần đến thăm Hội đó: Thứ nhất là xem coi trong giờ trường Chúa Nhật có đông không, có hơn giờ nhóm không? Điều thứ hai, xem coi phòng vệ sinh có sạch không? Hội Thánh Chúa có đang đặt trọng giờ học Kinh Thánh không để môn đồ hóa hết thảy những kẻ đã tin? Tội nghiệp cho một số những lớp học Kinh Thánh, thầy cô thì hay đi trễ, có khi chẳng soạn bài chu đáo nhưng chỉ cho học viên đọc sách hướng dẫn thôi, có khi hướng dẫn không rõ ràng làm cho người nghe bị lẫn lộn, và thích kể chuyện tào lao, tin tức thời sự, chuyện đời xưa. Chúng ta không nên đặt nặng quá xem coi ai giảng, giảng có hay không, có mát tai không; nhưng cũng nên chú tâm đến những thầy cô hết lòng trung tín trong sự dạy đạo trong các lớp học trường Chúa Nhật mỗi tuần. Số đông con cái Chúa thường hay quá chú trọng đến giờ nhóm nhiều hơn; vì vậy mà sự suy nghĩ, tâm lý của nhiều người bây giờ bị lệch lạc, vì tự nghĩ mỗi tuần tôi đi nhóm là đủ rồi, không cần phải mắc công dậy sớm đi học trường Chúa Nhật nữa; vì vậy Hội Thánh Chúa có vô số tín hữu, nhưng lại ít môn đồ là vậy. Chúng ta đi nhóm chỉ để tìm kiếm những điều gì làm vừa lòng chúng ta, mát tai chúng ta, tiện với thời khóa biểu của mình; thay vì tìm kiếm những điều Chúa muốn chúng ta học biết và làm theo. Nhiều con cái Chúa ngày hôm nay vẫn xem thường giờ học trường Chúa Nhật mỗi tuần, vì vậy đời sống tâm linh vẫn cứ còn ở trong trạng thái “trẻ con” mãi, vì không chịu chăm uống “sữa” thuộc linh.

 

          Tại sao chúng ta đi nhà thờ? Ngoài việc thờ phượng Chúa, chúng ta đi nhà thờ là để hấp thụ những “lẽ thật” trong lời dạy dỗ của Chúa. Biết bao nhiêu con cái Chúa không chịu đến nhà thờ học lời Chúa nên họ không có đủ “lẽ thật” là lời của Chúa trong lòng để sống biết phân biệt, nhận diện ra những lời nào là lời thúc dục của Thánh Linh hay là mồi cám dỗ quyến rũ trong cuộc sống, để rồi cứ còn bị ràng buộc trong những giây xiềng xích vô hình của ma quỉ. Những ai chưa chịu đi học trường Chúa Nhật thì chắc cũng có thể định rằng họ chưa có chương trình học Kinh Thánh riêng mỗi ngày; vì lẽ tự nhiên một ngày trong tuần mình làm còn chưa nổi thì huống gì làm việc này mỗi ngày?  Hãy tự xét xem Hội Thánh Chúa có đang ở trong tình trạng này không? Càng ngày càng nhiều người xem thường giờ học Kinh Thánh không? Nếu có thì đây là một căn bịnh chúng ta phải đến với Chúa ăn năn và sửa đổi thì mới khỏe lại được.

 

          b) Không phải học mà thôi, nhưng chúng ta nghe lời Chúa dạy dỗ như thế nào, và cố gắng ra về làm theo. Kỳ vừa rồi học Kinh Thánh tại gia với đề tài “quen tiếng Chúa” trong Giăng 10:4-5(When he has brought out all his own, he goes on ahead of them, and his sheep follow him because they know his voice. But they will never follow a stranger; in fact, they will run away from him because they do not recognize a stranger’s voice.”) “Khi người đã đem chiên ra hết, thì đi trước, chiên theo sau, vì chiên quen tiếng người. Nhưng chiên chẳng theo người lạ; trái lại nó chạy trốn, vì chẳng quen tiếng người lạ.” tôi có nhấn mạnh động từ “quen” đây nghĩa là không phải chiên chỉ nghe tiếng người chăn mà thôi, không phải chỉ biết và phân biệt được tiếng của người chăn mình khỏi những tiếng của người lạ mà thôi, nhưng chiên còn “đi theo sau” người chăn nữa, khi nghe tiếng người kêu tên mình. Đâu là lần cuối chúng ta đã nghe một bài giảng, học một bài Kinh Thánh và ra về đã cam kết và sửa đổi một điều gì đó? Nếu chúng ta đến nhà thờ học Kinh Thánh rồi ra về chẳng có một sự cáo trách, sự thay đổi, biến hóa, điều chỉnh chi hết thì thật sự chúng ta chưa có nghe tiếng Chúa phán cùng mình; hay nói bóng lên thì chúng ta cũng chỉ giống như những người đã không tới, chưa nghe và cũng chẳng làm chi hết?

  

          2) Câu 42 - hội thánh ban đầu có sức khỏe dồi dào vì có sự thông công chặt chẽ. – (They devoted themselves to fellowship, to the breaking of bread and to prayer.) “Vả, những người ấy bền lòng giữ sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện.” Chúng ta thường hiểu lầm 2 chữ “thông công” chỉ là lúc nhóm lại ngồi ăn uống với nhau mà thôi; Nhưng sự thông công còn có ý nghĩa cao hơn nữa. Chữ thông công từ chữ “koinonia” mà ra, nói lên một mối liên kết chặt chẽ với nhau trong tình yêu thương của Chúa của những người có cùng một chí hướng, có cùng một định mệnh đời đời. Con cái Chúa có hiểu lễ bẻ bánh, hay gọi là lễ tiệc thánh còn là dấu chứng chúng ta được “thông công” (buột chặt) với nhau qua sự thánh hóa bởi cùng một dòng huyết chảy xuống từ thập tự gía, để chúng ta có thể gọi nhau là anh chị em trong Chúa, cho dù chúng ta không có một mối liên hệ ruột thịt phần xác chi hết. Chúng ta còn có sự thông công với nhau trong sự cầu nguyện cho nhau và với nhau, chứ không phải chỉ ngồi chung ăn uống mà thôi.

 

          Hội thánh Chúa đang có sự thông công chặt chẽ không? Mọi người không chừa một ai có thể cùng ngồi chung một bàn với nhau không? Cùng cầu nguyện chung một phòng không? Hay là đang có sự xức mẻ gì đó mà mình chưa chịu bỏ qua tha thứ, nên không thể ngồi gần, không thể liên hệ với một người nào đó, mà nó đã trở nên những bức tường khổng lồ dầy đặt vô hình đang cản trở mối thông công tương giao giữa chúng ta với nhau? Nếu tự xét và thấy đây là tình trạng đang xảy ra thì chúng ta phải ăn năn ngay, nếu muốn thân thể của Đấng Christ được khỏe mạnh lại.

 

          3) Câu 44-45 - Hội Thánh ban đầu có mức độ yêu thương cao thượng, không chỉ bởi lời nói mà thôi, nhưng còn thực tế qua sự hiệp nhất, tự nguyện đóng góp tài sản để dùng phân phát, giúp đỡ nhu cầu của từng người một, không thiếu một ai. – (All the believers were together and had everything in common. They sold property and possessions to give to anyone who had need.) “Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người.” Đương nhiên lời Chúa ở đây không có nghĩa là mỗi người chúng ta phải ra về bán hết tài sản bỏ vào một quỹ chung để lo cho mục vụ này. Nhưng câu hỏi để mỗi người chúng ta tự hỏi là tôi có đang chăm sóc, quan tâm, hay giúp đỡ ai không? Khi tôi đến nhà thờ thờ phượng Chúa, cặp mắt tôi thấy gì? Tôi có chỉ thấy những lỗi lầm, những quá khứ thất bại của anh chị em mình, những cái không đi theo ý mình, những điều làm mình khó chịu, hay là mình đang để ý xem coi ai có những nhu cầu chi mà mình có thể giúp đỡ, thăm viếng hay cầu nguyện cho không? Có thể có người đang mất việc làm, đang tìm job? Có thể có gia đình đang gặp phải sự buồn đau nào đó? Có thể có ban ngành nào đó thiếu người lãnh đạo trong một khu vực mà mình có thể giúp được?  Hãy tự hỏi đâu là lần cuối tôi đã bỏ thì giờ ra cầu nguyện cho những nhu cầu của một anh chị em mình? Đâu là lần cuối tôi cố gắng đi thăm viếng một người? Đâu là lần cuối tôi để ý và giúp đỡ một người nào đó đang gặp phải khó khăn tài chánh? Đâu là lần cuối tôi gọi điện thoại yên ủi một người? Thử hỏi nếu con mình bị đau nằm trong nhà thương, người thân mình gặp phải tai nạn, anh chị em ruột mình vừa bị thất bại, chúng ta sẽ làm gì? Chắc chắn chúng ta sẽ không ngồi yên, nhưng sẽ chẳng ngại ra tay giúp đỡ ngay, phải không? Còn anh chị em trong cùng một dòng huyết của Cứu Chúa Giê-xu thì sao? Chúng ta có chỉ yêu nhau bằng lưỡi thôi không, hay bằng việc làm thành thật và thực tế trong danh Chúa? Hãy tự xét và nếu cần điều chỉnh gì thì chúng ta phải làm ngay để phục hồi lại sức khỏe của Hội Thánh Chúa.

 

          4) Câu 46 - Hội Thánh ban đầu chăm chỉ trong sự đến đền thờ.(Every day they continued to meet together in the temple courts. They broke bread in their homes and ate together with glad and sincere hearts.) “Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà.” Trạng từ “chăm chỉ” nói đến trạng thái của một tấm lòng không trì hoãn, sự mệt nhọc như mang một gánh nặng, nhưng nói đến sự vui vẻ, hăng say, thường xuyên đến nhà thờ để thờ phượng Chúa. Tại sao chúng ta thờ phượng Chúa và dâng hiến? Câu trả lời đơn giản là vì Chúa là Chúa của chúng ta. Chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi, không có Cha; chúng ta có “Abba,” là Đức Chúa Trời, và chúng ta có Giê-xu là Chúa của mình. Khi chúng ta bỏ nhóm, chẳng dâng hiến nữa, chúng ta không đi nhà thờ thấy lòng cũng vẫn y nguyên, chẳng có sự cáo trách gì hết, thì chúng ta thật sự gián tiếp nói rằng Giê-xu không còn là Chúa của mình nữa; mà nếu Giê-xu không còn Chúa thì thế gian đang “đóng khung” mình rồi, nó đang điều khiển đời sống của mình mà không biết.

 

          Hãy tự xét xem sự nhóm thờ phượng mỗi tuần có đã trở nên một gánh nặng cho mình không? Có đã trở nên đi như là một việc làm cho có lệ hay chỉ theo thói quen mà thôi không? Nếu có thì phải ăn năn, xưng tội ngay mà làm gì có chép trong Hêbêrơ 10:25(not giving up meeting together, as some are in the habit of doing, but encouraging one another—and all the more as you see the Day approaching.) “chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” Sự thờ phượng của chúng ta có “hot” mỗi tuần không hay đã “thay hình đổi dạng rồi?” Tại sao ngày xưa khi còn nghèo túng, gặp nhiều khó khăn thì dễ hát “Ta dậy sớm để đi nhà thờ…” nhưng bây giờ thì “ta ngủ tiếp để tí nữa còn đi làm nữa” chăng? Biết bao nhiêu con cái Chúa ngày hôm nay đang bị lừa dối, tự cho mình những lý do bào chữa để khỏi đi nhóm, hay là ưa đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người này kẻ nọ; nhưng nếu quí vị thật là con cái Chúa mà cứ đổ lỗi cho hoàn cảnh thì Chúa sẽ không để chúng ta yên đâu. Chúa sẽ kiển trách, sửa phạt vì Ngài yêu thương những ai thật sự thuộc riêng của Ngài như có chép trong Hêbêrơ 12:6(because the Lord disciplines the one he loves, and he chastens everyone he accepts as his son.”) “Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt.” Có người so sánh sự thờ phượng của con cái Chúa như là độ tim đập; tim đập tốt, đập đều là dấu hiệu của một thân thể khỏe mạnh; Trái tim của mỗi người chúng ta có đang đập đều mỗi tuần trong sự nhóm lại không?

 

          5) Câu 47b - Hội Thánh ban đầu khỏe mạnh vì là một hội truyền giáo Tin Lành. – (And the Lord added to their number daily those who were being saved.) “Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.” Đọc lại trước đó vài đoạn chúng ta thấy sau khi Đức Thánh Linh giáng lâm thì sứ đồ Phiêrơ được cảm động ra giữa chợ cùng các sứ đồ khác rao giảng Tin Lành về sự chết và sống lại của Cứu Chúa Giê-xu. Kết quả là gì? Chúa cộng vào Hội Thánh thêm 3,000 người. Ai cộng vào? Không phải con người cộng vào, nhưng chính Chúa Thánh Linh làm. Đôi khi chúng ta hay lấy lý do tự nói rằng đi làm chứng, phát truyền đạo đơn hoài mà không thấy ai tin Chúa hết, thôi không làm nữa. Đó là ý tưởng của ma quỉ đặt vào lòng và trí óc nhiều người là bởi vì chúng ta quên rằng kết quả là thuộc của Chúa, chứ không phải do chúng ta làm ra. Càng lớn lên trong Chúa tôi càng ít khi nhìn vào con số, nhưng xin Chúa cho thấy tấm lòng thật thà bên trong của những người hầu việc Chúa. Con số bên ngoài là tốt, nhưng tấm lòng, thái độ, đức tin và sự trung tín bên trong là điều tốt hơn. Đừng bao giờ chỉ nhìn vào con số mà định theo ý riêng mình Hội Thánh Chúa thất bại hay thành công; chịu khó nhận diện ra tấm lòng, thái độ của người đang hầu việc Chúa thật sự là gì? Khi đi ra làm chứng chúng ta phải chấp nhận vài điều, nếu không sẽ không làm được:

 

          a) Sẽ có nhiều lúc coi như thất bại, nhất là càng tiến đến thời kỳ sau rốt, càng ít người muốn nghe lời chứng Tin Lành hơn là những buổi hội chợ ca nhạc thì người ta thích hơn. Có lần tôi đứng phát truyền đạo đơn, có một người xem qua và nói, “Ông mục sư ơi! ông đứng đây phát cái tờ này không có hữu ích chi đâu; ông phải có một chút cái gì hấp dẫn thì người ta mới thích đọc chứ?”  Tôi chỉ lễ phép cười và tự nghĩ rồi một ngày khi tận thế đến, lúc đó chính anh mới thật là người thấy những lời này hấp dẫn, thì sẽ quá muộn rồi chăng?

 

          b) Sẽ có lúc người ta chê mình là những kẻ ngu dại. Nhưng những điều này không thể cản trở chúng ta trùng bước được, vì Chúa của chúng ta là Đấng Sống, Ngài sẽ trị vì đời đời một ngày mà mọi đầu gối sẽ quì và mọi lưỡi sẽ tuyên xưng Chúa chúng ta. Thử hỏi những ai thích đi câu cá, sẽ có lần quí vị đi mà không câu được cá, đã tốn tiền, mất mồi, mất thì giờ, cực nhọc đứng dưới nắng cả ngày, có khi mất cả cần câu nữa, như vậy có nghĩa là quí vị sẽ không bao giờ đi câu nữa sao? Không đâu! Hôm nay không được thì chắc sẽ trở lại một ngày khác, một mùa khác để bắt được cá. Việc đời chúng ta chẳng bao giờ chịu bỏ cuộc, “thua keo này bày ra keo khác,” nhưng sao việc Chúa đi ra làm chứng đạo thì chúng ta lại mau chịu thua vậy? Có phải đây là điều chúng ta cần ăn năn sửa đổi không, để cho có lại sức khỏe của Hội Thánh không? Chúng ta phải kiên trì rao giảng Tin Lành cho đến khi Chúa Giê-xu trở lại y như lời Ngài đã hứa.

 

          Tóm lại có 5 tiêu chuẩn khi chúng ta so sánh với Hội Thánh ban đầu để chuẩn bịnh đó là 1) Chăm chỉ học hành lời Chúa, 2) Xây dựng mối thông công chặt chẽ với nhau, 3) Hiệp tác trong mục vụ chăm sóc, 4) Đều đặn trong sự nhóm lại thờ phượng và học Kinh Thánh, và 5) Chung sức truyền giáo.

 

 

III. Yếu Tố Quan Trọng 

 

          Hiểu được những tiêu chuẩn để này để chuẩn bịnh là bước thứ nhất, nhưng có làm được hay không sẽ tùy thuộc vào 2 yếu tố căn bản sau đây:

 

          1) Sức khỏe hội thánh sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi chi thể ở trong thân thể của Đấng Christ, lý do là vì chúng ta được kết nối chặt chẽ với nhau trong mối liên hệ với Chúa Giê-xu. Trong thân thể nếu trái tim bị yếu không bơm máu đi khắp thân được, thì mọi chi thể khác có còn sống khỏe được nữa không? Trong thân thể nếu hai lá phổi bị suy kém không thể thở được nữa, thì mọi chi thể khác trong thân có còn sống khỏe và hoạt động bình thường nữa không? Đừng bao giờ tự nghĩ mình chỉ là một “mạch máu nhỏ” trong thân thể của Chúa Giê-xu thôi, nên không quan trọng gì hết mà bỏ lãng, thờ ơ với vai trò chỗ đứng của mình mà Chúa đã đặt ở trong Hội Thánh của Ngài. Thử hỏi nếu mạch máu đó bị “tẹt” thì sẽ ảnh hưởng đến cả thân như thế nào, mà chúng ta đã từng chứng kiến biết bao nhiêu người bị “stroke” ngày hôm nay chỉ vì một mạch máu bị nghẽn? Một Hội Thánh khỏe mạnh cần có sự dự phần của mỗi hội viên, mỗi con cái Chúa trong 5 tiêu chuẩn đã giải thích.

 

          2) Sức khỏe Hội Thánh sẽ tùy thuộc vào mỗi hội viên của Hội Thánh đó có đang để Chúa Giê-xu làm Chủ mình không? Đừng quên chúng ta là chi thể của thân Chúa, và Chúa Giê-xu là “đầu” của thân thể đó. Trong Côlôse 1:8 có chép – “Ấy cũng chính Ngài (Chúa Giê-xu) là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng.” (And he is the head of the body, the church; he is the beginning and the firstborn from among the dead, so that in everything he might have the supremacy.) Hội thánh nào mà trong đó càng nhiều hội viên sống để Chúa Giê-xu làm Chủ đời sống mình luôn, làm Đầu Hội Thánh, thì Hội Thánh đó càng được khỏe mạnh hơn; Ngược lại nếu các chi thể ai nấy đều thích làm và nói theo ý riêng, theo tư dục mình mà chẳng xét với lời Chúa dạy hay có sự cảm động của Chúa Thánh Linh thì thân thể đó không thể nào khẻo được. Trở lại mối liên hệ mật thiết cá nhân của mỗi người chúng ta với Chúa Giê-xu là nền tảng cho sức khỏe của Hội Thánh Chúa.

 

          Chúng ta đã chuẩn bịnh chưa? Sức khỏe Hội Thánh ra sao? Có cần điều chỉnh gì không? Có sẽ tự xét chính mình không hay là “nghe rồi để đó,” đến khi căn bịnh phát xuất ra thì quá trễ rồi? Có câu chuyện về một Hội Thánh đang trên đà sa sút, vị mục sư có nhờ một họa sĩ vẽ một tấm hình để biểu tượng cho sự sa sút này, hầu ông có thể dùng dạy dỗ con cái Chúa biết ăn năn và tìm kiếm sự phục hưng. Vài ngày sau thì người họa sĩ trở lại với một tấm hình của một ngôi đền thờ đẹp thật là lộng lẫy, kiên cố dưới một bầu trời xanh tươi. Vị mục sư rất lấy làm ngạc nhiên và hỏi người họa sĩ tại sao lại vẽ một bức tranh như vậy, đâu có biểu lộ chi về sự sa sút của Hội Thánh đang có? Người họa sĩ trả lời: “Đúng rồi đây là hình của một ngôi thánh đường lộng lẫy bên ngoài, nhưng nếu mục sư nhìn rõ qua những cánh cửa sổ của ngôi đền thánh trong hình vẽ này, ông sẽ thấy những hàng ghế trống, chỉ có vài người ngồi ở trong đó với những gương mặt thật là buồn tẻ, và thất vọng.”  Đây có phải chính là tình trạng của nhiều Hội Thánh ngày nay không; nếu không cẩn thận tự xét có thể cũng là hình ảnh của VHBC chăng? Bên ngoài lộng lẫy, ngân quỹ đầy đủ, có những con cái Chúa mặc đồ đẹp đi nhóm mỗi tuần, nhưng bên trong đầy những căn bịnh ngấm ngầm đang lan ra và lấy đi sức khỏe dần của Hội Thánh Chúa không? Chúng ta phải thành thật tự xét chính mình và Hội Thánh Chúa ở đây để thấy những điều gì chính mình phải điều chỉnh và thay đổi bên trong, thì may ra sức khỏe mới phục hồi lại. Đừng thờ ơ, trễ nãi, đổ thừa cho ai hết, nhưng chính mỗi người phải hết lòng tự xét với Chúa Thánh Linh.

 

------------------------ Lời Mời Gọi

 

          Nếu mỗi người nói riêng và Hội Thánh nói chung đã thành thật chuẩn bịnh sáng nay thì hãy tự hỏi, sức khỏe của chúng ta như thế nào? Đang ở trong tình trạng nào? Có khỏe không? Tôi tin rằng nếu chúng ta thành thật thì sẽ ý thức được chúng ta rất cần sự phục hưng cá nhân và cho cả Hội Thánh, từ thành phần lãnh đạo cho đến mỗi hội viên. Chúng ta cần ăn năn và tìm kiếm sự thăm viếng của Chúa Thánh Linh. Chúng ta cần xưng tội và quay trở về cùng Chúa mà hết lòng phục vụ Ngài. Trong 2 Sử Ký 7:14 có chép sự ăn năn thật là gì? (if my people, who are called by my name, will humble themselves and pray and seek my face and turn from their wicked ways, then I will hear from heaven, and I will forgive their sin and will heal their land.) “nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ.” Nhiều khi chúng ta giảng dạy rằng thiên hạ ở bên ngoài phải biết ăn năn quay trở về tin nhận Chúa, nhưng lại ít khi chúng ta ý thức rằng sự ăn năn, hạ mình "từ bỏ những con đường tà," trở lại tìm kiếm Chúa, phải bắt đầu từ bên trong Hội Thánh của Chúa, từ mỗi người chúng ta trước. Trong 1 Phiêrơ 4:17 – chép rõ sự phán xét bắt đầu từ đâu trước? (For it is time for judgment to begin with God’s household; and if it begins with us, what will the outcome be for those who do not obey the gospel of God?) “Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Đức Chúa Trời; vả, nếu khởi từ chúng ta, thì sự cuối cùng của những kẻ chẳng vâng theo Tin Lành Đức Chúa Trời sẽ ra thế nào?” Trong sách Khải Huyền trước khi nói đến những cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, nào là 7 ấn, 7 loa, 7 bát sẽ giáng trên thế gian trong ngày tận thế, thì có chép trước về 7 lá thư Chúa Giê-xu phán xét Hội Thánh của Ngài trước.

 

          Tôi là một phần tử của thân thể của Chúa Giê-xu ở đây, tôi có đang cố gắng làm trọn những trách nhiệm và lời cam kết của mình với Chúa và với Hội Thánh của Ngài ở đây chưa? Tôi có đang dự phần trong sự bền lòng học và giữ lời Chúa như thế nào mỗi tuần sau khi nhóm? Tôi đang giữ gìn, xây dựng mối thông công liên kết với nhau như thế nào? Tôi đang quan tâm đến những anh chị em mình trong Hội Thánh như thế nào? Tôi có đang làm trọn sự nhóm lại mỗi tuần để học lời Chúa và thờ phượng chung không? Tôi có cố gắng cầu nguyện xin Chúa ban ơn cho mình trong sự làm chứng đạo và dự phần giúp đỡ trong những chương trình truyền giáo không?

 

          Cầu xin Chúa thay đổi lòng, phục hưng đời sống và giúp mình làm lại những việc ban đầu. Mỗi người phải mong được Thánh Linh cáo trách, chuẩn bịnh và thật nói rằng: “Ôi Chúa Thánh Linh! Chúng con cần sự phục hưng, và xin sự phục hưng bắt đầu từ ở chính con!”

 

 


 

Church Health Recovery

(Acts 2:41-47)

 

“Those who accepted his message were baptized, and about three thousand were added to their number that day. 42 They devoted themselves to the apostles’ teaching and to fellowship, to the breaking of bread and to prayer. 43 Everyone was filled with awe at the many wonders and signs performed by the apostles. 44 All the believers were together and had everything in common. 45 They sold property and possessions to give to anyone who had need. 46 Every day they continued to meet together in the temple courts. They broke bread in their homes and ate together with glad and sincere hearts, 47 praising God and enjoying the favor of all the people. And the Lord added to their number daily those who were being saved.”

 

 

Health is always one of the most important topics from economics to politics. Without a good health, one cannot enjoy life to the full. So, how is your health? How can you find out? We must conduct annual check-ups to prevent illnesses and maintain good health.

 

God’s church also needs a good health to function and fulfill His will. To understand this importance, let’s first review who is the church?  “Church” in Greek is from the word “ek-klesia” that means those who are called out of the world for God’s purpose. The best illustration of God’s church is a picture of a body with many parts. Just as a physical body, the body of Christ (the church) must be healthy to carry out His missions on earth. To do a health check, we must sincerely come to the Great Physician (Jesus) by His Holy Spirit and take an honest inward look at ourselves for measuring up to what God expects of us.

 

What are some of the standards we can use to check for the church health? The early church is a great model for us to compare. First, the early church was strong because they continued steadfastly in studying, and discipling lives into conformity with the truths of God’s words. Secondly, it was building and maintaining a sense of unity, common purpose and mission in a committed fellowship. Thirdly, the early church was healthy because it illustrated God’s love through the ministries of caring and sharing their goods to meet the welfare of everyone. Fourthly, regular worship to celebrate God’s goodness became the lifestream of the church. And fiftly, the early church was an evangelistic church to share Christ boldly to the lost through witnessing and soul-winning.

 

Two more important principles to build a good health for the church depend on the participation of each individual member and how each of us allows Jesus to be Lord. VHBC, are you willing to let the Holy Spirit exam us? If He looks through the windows of our heart, what will He see? Time is for each of us to schedule for a doctor visit and adjust our lifestyle to recover God’s church health. Let’s get rid all the excuses and not putting off any longer.