Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 33

Mang Chung Ách với Chúa Giê-xu

(Carrying the Yoke with Jesus)

Ma-thi-ơ 11:28-30

 

 

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.”

(“Come to me, all you who are weary and burdened, and I will give you rest. Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and humble in heart, and you will find rest for your souls. For my yoke is easy and my burden is light.”)

 

 

Quí vị có bao giờ nghe ai mời gọi mình điều chi chưa? Có thể mời gọi thử một món hàng mới, đầu tư vào một chương trình thương mại, đi một chuyến du lịch, hay đến dự một buổi họp mặt, party? Điều đương nhiên là sau khi nghe thì mình sẽ phải suy xét tính toán kỹ càng trước khi đáp lại lời mời gọi đó. Chúng ta sẽ xét xem coi lời mời gọi đó hứa gì, có giúp ích gì cho mình không, kết quả trong tương lai của lời mời này sẽ đem đến gì cho cuộc sống của chúng ta? Sau cơn bão Isaac thì có một người khách lạ đến gõ cửa nhà chúng tôi và hỏi thăm coi xem chúng tôi có cần giúp đỡ trong công việc sửa nóc nhà không, vì ông quan xát bên ngoài thấy bị hư hại. Đây là một lời mời tôi phải để thì giờ coi xem nóc nhà mình có thật bị hư hại không và hãng sửa mái nhà của người lạ này có tốt không? Có thành thật không? Vì không ai trong chúng ta muốn bị người khác lừa lọc mình. Sáng nay chúng ta đọc và nghe đến lời mời gọi của Chúa Giê-xu, vì lời này bắt đầu bằng chữ “hỡi.” Lời mời gọi này là gì? Chúa Giê-xu có thể cho chúng ta điều gì và chúng ta phải làm gì để có được điều Ngài hứa ban cho.

 

 

I. Sự Mệt Mỏi và Gánh Nặng

 

Điều thứ nhất chúng ta phải xét đó là lời mời gọi này cho những ai, vì nếu không phải cho mình thì đâu có cần để ý đến làm chi, phải không? Rõ ràng lời mời gọi này cho những ai đang mệt mỏi và đời sống đang có nhiều những gánh nặng. Lời mời này không dành cho những người đang có một cuộc sống thoải mái, không cần chi hết, vì có lẽ tự xét và thấy mình không có một nhu cầu nào hết. Chúng ta thường bị mệt mỏi vì những lý do gì?

 

1) Sống trong một thế giới tư bản, luôn đề cao sự đầu tư và hưởng thụ của vật chất thì ai trong chúng ta cũng đều biết “công ăn việc làm” là một trong những yếu tố chính làm rất nhiều người bị mệt mỏi phần xác. Có nhiều người phải “đầu tắt mặt tối,” làm 2 jobs cả 7 ngày mỗi tuần mới có đủ tiền để tiêu xài và trả nợ “bills.” Nhiều người sống vất vả, mỗi ngày và khi đi làm về là mặt mày bơ phờ, “hết xí quách.” Chúng ta cũng thật mệt mỏi vì những cố gắng bon chen ở trên đời này, để làm sao bắt kịp được những người xung quanh mình.

 

2) Sự mệt mỏi đến cũng có thể là vì những lo âu phiền muộn của những điều trong cuộc sống mà chúng ta không thể giải quyết hay điều khiển được, vì những điều này ở ngoài vòng tay của mình.

 

3) Có khi vì những sự đổ vỡ của những mối liên hệ cũng làm cho chúng ta mệt mỏi, sanh sự chán nản, buồn phiền đến nỗi có người chẳng còn muốn sống nữa.

 

4) Về phần thuộc linh, gánh nặng của sự mặc cảm tội lỗi là điều chính làm cho biết bao nhiêu người bị mệt mỏi phần hồn. Có những tội ác mà mình đã lỡ phạm nay ai cũng biết, và người ta đang bàn tán sau lưng mình. Có những tội ác mà không ai biết, nhưng cứ dai dẳng cắn rứt tìm ẩn trong lương tâm chúng ta. Kể cả có những tội ác mà chưa ai khám phá ra, nhưng chúng ta cứ hồi hộp lo sợ là một ngày nào đó sẽ lòi ra và mọi người đều sẽ biết.

 

5) Đôi khi kể cả những gánh nặng của tôn giáo, qua những lễ nghi rườm rà, những luật lệ gò bó làm cho mình hết sức là mệt nhọc. Chính Chúa Giê-xu đã có lần nói với các thầy dạy luật trong Luca 11:46 về gánh nặng của những quy luật tôn giáo như sau họ chồng chất trên những người tín hữu: (And you experts in the law, woe to you, because you load people down with burdens they can hardly carry, and you yourselves will not lift one finger to help them.) “Khốn cho các ngươi nữa, là thầy dạy luật, vì các ngươi chất cho người ta gánh nặng khó mang, mà tự mình thì không động ngón tay đến!” Những công sức cố gắng ăn hiền ở lành để được tiếng tăm là người đạo đức, những sự hy sinh để gây công lập đức, cũng như những sự cực nhọc chống trả với cám dỗ khiến người ta mệt mỏi, vì tự trong lương tâm biết rằng không bao giờ mình có thể làm đủ sức để tự cứu lấy chính mình thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của tự dục và tội ác.

 

Nếu chúng ta tự xét và thấy mình đang có những gánh nặng hay mệt mỏi này, mà chưa có câu trả lời hay lối thoát thì lời mời gọi này của Chúa Giê-xu là cho chính mình.

 

 

II. Đến Cùng Ta

 

Chúa mời gọi những ai mệt mỏi và đang có gánh nặng làm gì? Hãy đến cùng Chúa. Có biết bao nhiêu người muốn trút gánh nặng bằng cách đi tìm sự giải trí trong những thú vui ở trên đời, như là những chén rượu, điếu thuốc hay canh bài. Có người tìm cách trốn sự mệt nhọc của đời này bằng cách rút lui vào rừng sâu, ngồi thiền, và tĩnh tâm một mình với thiên nhiên. Cũng có người khác thì tìm đến nhà thờ, hay nhóm nhỏ để làm bạn giải sầu; Nhưng Chúa Giê-xu mời gọi mọi người hãy tìm đến với Ngài.

 

1) Đến với Chúa Giê-xu đây là một sự chọn lựa bằng lòng từ bỏ/buông thả tất cả những gì ở đằng sau, chẳng luyến tiếc, cũng như không nghi ngờ mà tiến đến với Giê-xu.

 

2) Đây là một sự quyết định dứt khoát không còn trì hoãn hay do dự nữa.

 

3) Đến với Chúa đây nghĩa là đừng mang gì theo hết, ngoại trừ tất cả những nỗi mệt nhọc và gánh nặng của mình. Bài hát nổi tiếng  có tựa đề “Just as I am!” mời gọi mọi người hãy đến với Chúa Giê-xu với “con người thật” đầy những gánh nặng của mình, mà không cần những lý do bào chữa hay cũng không cần tiền cần bạc nữa. Trong Êsai 55:1(“Come, all you who are thirsty, come to the waters; and you who have no money, come, buy and eat! Come, buy wine and milk without money and without cost.) “Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá.”

 

 

III. Yên Nghỉ

 

Chúa Giê-xu hứa sẽ ban cho những ai bằng lòng đến với Ngài thì sẽ được sự yên nghỉ. Sự yên nghỉ này là gì? Có phải là một nếp sống thụ động, nhàn hạ, không làm chi hết, “ngồi chôi xơi nước,” hay là một nếp sống thả lỏng hay lười biếng không? Muốn hiểu được sự yên nghĩ thật này chúng ta cần thấy được hình ảnh của sự gánh ách mà Chúa Giê-xu đã mô tả ở đây. Chữ “ách” tiếng Anh dịch ra là “Yoke,” cho thấy hình ảnh của một cái đà, đòn gánh bằng gỗ mà người ta hay đeo vào cổ của những con vật, như là trâu hay bò, để những con vật này cùng kéo một cái cày hay một xe chở hàng ở đằng sau. Tại sao Chúa Giê-xu hứa ban cho sự yên nghỉ mà lại nói hãy gánh ách này? Có phải đây là một điều mâu thuẫn chăng?

 

1) Thứ nhất, cái ách nói đến sự phục tùng (submission) mà những con vật phải chịu đi theo chung với nhau. Quí vị có biết là ai sống trên đời này cũng đều phải phục tùng một chủ nghĩa, một đấng hay một đường lối nào đó không? Kể cả cho những người vô thần họ cũng bị phục tùng bởi chính những lý tưởng riêng của mình. Vấn đề không phải là chúng ta có mang ách hay không, nhưng mang cái ách nào, đi theo con đường nào, theo ai? Câu hỏi luôn đáng hỏi là những đường lối mà chúng ta đang phục tùng đi theo đó, nó sẽ dẫn chúng ta đi đâu? Những người có nếp sống bị phục tùng bởi rượu chè say sưa thì con đường đó thường dẫn họ đến chỗ đau thương. Những người bị phục tùng bởi cờ bạc vì lòng tham tiền bạc thì con đường đó sẽ dẫn người đó một ngày trở nên “bác thằng bần” mà chúng ta đã chứng kiến xảy ra cho biết bao nhiêu người. Những người bị phục tùng bởi những hình ảnh ô dâm thì con đường đó sẽ dẫn một người đến chỗ nghiện ngập, không lối thoát ra. Con đường nào cũng là những cái nẻo dẫn đến một đích cuối cùng, mà một người phục tùng đi theo không thể thoát được.

 

Trong Kinh Thánh, sứ đồ Phaolô đã có lần giải thích rõ điều này, đời sống chúng ta một là làm nô lệ/tôi mọi cho những tư dục của xác thịt, hay sẽ chọn làm nô lệ cho sự công bình của Chúa. Trong Rôma 6:16-18 có chép – (Don’t you know that when you offer yourselves to someone as obedient slaves, you are slaves of the one you obey—whether you are slaves to sin, which leads to death, or to obedience, which leads to righteousness? 17 But thanks be to God that, though you used to be slaves to sin, you have come to obey from your heart the pattern of teaching that has now claimed your allegiance. 18 You have been set free from sin and have become slaves to righteousness.) “Anh em há chẳng biết rằng nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi đến sự chết, hoặc của sự vâng phục để được nên công bình hay sao? 17 Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi, thì đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã ban làm mực thước cho mình! 18 Vậy, anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình rồi.” Cuộc sống này là một sự chọn lựa chúng ta sẽ phục tùng ai và sẽ gặt hái gì? Người ta kể lại một hôm tổng thống Abraham Lincoln cảm thấy động lòng trước tình trạng đáng thương của một cô gái nô lệ, nên mua cô về. Cô nô lệ có vẻ giận dữ, vì nghĩ rằng, cũng như những người da trắng khác, ông chủ mới này sẽ hành hạ và lạm dụng mình. Trên đường đi, tổng thống Lincoln nói với cô gái: “Ta cho con được tự do.” Cô gái nô lệ ngạc nhiên trả lời: “Ông nói gì vậy? Tự do như vậy có phải là tôi muốn làm gì thì làm không?” Tổng thống Lincoln nói tiếp: “Đúng, con muốn làm gì thì làm.” Cô gái hỏi tiếp: “Có phải tự do là tôi muốn nói gì thì nói không?” Tổng thống trả lời: “Vâng, con muốn nói gì thì nói.” Cô gái nô lệ hỏi tiếp: “Có phải tự do là tôi muốn đi đâu thì đi không?” Tổng thống trả lời nữa: “Vâng, con muốn đi đâu thì đi.” Cô gái nô lệ cuối cùng trả lời: “Nếu vậy thì con muốn nói là con muốn đi với ông.”  Sự phục tùng mang chung ách đi theo Chúa là một điều phải có, nhưng bởi vì lòng tự nguyện chọn lựa của mỗi người chúng ta. Chúng ta sẽ không thể nào kinh nghiệm sự yên nghỉ thật của Chúa hứa ban cho, nếu mình chưa chịu phục tùng gánh lấy ách đi theo Ngài. Biết bao nhiêu người đi nhóm mỗi tuần, nhưng chẳng thấy được phước chi hết, chỉ thấy mắc công, thấy chán ngán, thấy như một gánh nặng của tôn giáo; lý do là vì chúng ta chỉ đến đây để nghe, nhưng chưa chịu gánh lấy ách của Chúa Giê-xu, chưa chịu bước theo những con đường Chúa đã nêu ra cho chúng ta đi, thì làm sao chúng ta kinh nghiệm được sự yên nghỉ thật.

 

2) Chúng ta sẽ được yên nghỉ vì thứ nhất Chúa cùng mang lấy ách với chúng ta, vì cái đà gỗ cùng “buộc trên cổ” chúng ta và với Chúa. Mang ách của Chúa Giê-xu, chúng ta được nối liền với Ngài nên chúng ta được sự giúp đỡ của Ngài. Chúng ta yếu thì sẽ được mạnh, vì Chúa là kẻ mạnh mang chung ách với mình, và Chúa sẽ gánh bớt những gánh nặng của chúng ta trên vai của Ngài.  Hai người kéo thì vẫn khỏe hơn là một mình kéo, nhất là khi người bên kia mạnh hơn mình nhiều. Mang chung ách với Chúa và vì Ngài là người mạnh hơn, khôn ngoan hơn, sẽ giúp chúng ta không bị đi lệch đường (wrong ways), không đi vào những hố nguy hiểm, không có những quyết định sai lầm làm hại cuộc đời của mình mà thôi.

 

Chúng ta đã từng học biết về quyền năng của Chúa Giê-xu mà không có gì Ngài làm không được. Như vậy tất cả những gánh nặng của mình nếu chúng ta không nghi ngờ và chịu trao mọi điều lo lắng cho Ngài thì chắc chắn chúng ta sẽ được nhẹ gánh, có cái là mình có dám trao cho Chúa không? Câu chuyện về một bà cụ bên Việtnam lần đầu tiên được đi quá giang và ngồi đằng sau một xe truck, nhưng đầu bà vẫn cứ đội một thúng khoai. Vị Mục Sư người Mỹ thấy vậy thì ngừng xe và nói với người phụ nữ này hãy để thúng khoai xuống cho thoải mái thì bà trả lời: “Tôi đã đi nhờ xe ông và ngồi trên nó thì đã làm nặng xe rồi, tôi không muốn bỏ thúng khoai xuống vì không muốn làm nặng xe ông thêm.”  Chúng ta cười nhưng trên thực tế có biết bao nhiêu người đến nhà thờ mỗi tuần, nhưng cứ vẫn còn bo bo “đội thúng khoai” của những gánh nặng của mình trên đầu, chưa chịu trao cho Chúa, vì vậy chưa kinh nghiệm được sự yên nghỉ thật?

 

Thử hỏi, có bao nhiêu việc chúng ta đang chọn lựa và quyết định làm mỗi ngày, mà có Chúa dự phần?

 

a) Có khi mình cứ tự lấy lý do: “chuyện này quá nhỏ chắc Chúa không cần biết?” Chuyện của một người lái thuyền chở một người thông thái cứ khoe và nói là chuyện bắt cá nuôi tôm là những chuyện nhỏ, chỉ có việc tìm tòi những triết lý cao siêu, những phát minh tối tân mới gọi là chuyện lớn, cho đến khi người lái đó chẳng may để thuyền đụng vào một tổ ong ở bên cạnh bờ. Ong bị động bay ra chích nhà thông thái làm ông la inh ỏi, thì người lái đò lúc đó mới nói: “Những con ong này chỉ là những con vật nhỏ thôi mà, có gì đáng lo đâu?”

 

b) Hay có khi mình lại tự nghĩ: “chuyện này quá lớn, quan trọng lắm, sợ tham khảo với Chúa thì Ngài đổi ý không cho làm sao?” Chúng ta sống cứ “đóng hộp” Chúa lại, không cho phép Ngài liên hệ, dự phần vào trong đời sống hằng ngày của mình thì làm sao được nhẹ gánh?

 

Sự chịu mang chung ách với Chúa là một tiến trình xây dựng mối liên hệ mật thiết với Ngài. Có mối liên hệ cá nhân với Chúa thì chúng ta mới thông biết Ngài; có thông biết Chúa thì chúng ta mới dám tin cậy vào quyền năng và sự thành tín của Ngài; có tin cậy thì chúng ta mới dám trao cho Ngài mọi điều lo lắng của mình; có trao cho Chúa thì mình sẽ được yên nghỉ.

 

3) Gánh ách của Chúa Giê-xu chúng ta được yên nghỉ, không phải vì Chúa cùng gánh với chúng ta mà thôi, nhưng Ngài còn trao đổi ách của chúng ta với chính cái ách của Ngài là ách dễ chịu và nhẹ nhàng.

 

a) Tại sao ách của Chúa lại nhẹ nhàng? Vì nó dẫn đến sự bình an, vui mừng và thỏa lòng. Nó không phải là những điếu thuốc phiện hay lon bia chỉ làm cho thân thể của một người “đừ” ra một vài giây phút tạm thời nào đó, rồi sau đó buộc trói người đó vào một cuộc sống nô lệ và nghiện ngập. Đã từng nghe những lời chứng của những người bị nghiện ma túy đến nỗi về nhà ăn cắp của cải của cha mẹ đem bán lấy tiền mua ma túy; có những người đàn ông quá nghiện đến nỗi dám bán con nhỏ mình để có tiền mua thuốc phiện, và gia đình đổ vỡ. So sánh với những người nay đã được giải phóng khỏi những xiềng xích nghiện ngập này vì họ đã biết và tin Cứu Chúa Giê-xu thì đời sống họ nhẹ nhàng như thế nào? Lòng tôi nhẹ nhàng biết bao khi đến biết và tin Chúa Giê-xu đã đổ huyết trả gía chuộc tội cho mình, bao nhiêu mặc cảm tội lỗi từ xưa tới nay đã được chuyển qua Chúa Giê-xu rồi, và được đổi lấy bằng sự bình an, vui thỏa trong lòng và ý nghĩa của cuộc đời. Không phải vậy thôi mà còn biến hóa đời sống mình từ một người nghiện hút thuốc, hay say sưa mỗi tuần mà nay một người sống có ích lợi cho Đấng đã cứu mình và là Đấng mình đang phục tùng tự nguyện đi theo hết lòng, không xoay mặt lại.

 

b) Tại sao ách của Chúa lại dễ chịu? Vì ách của Chúa cho chúng ta vừa khít với mình. Ai trong chúng ta cũng biết có một số quần áo chúng ta thích mặc và mặc hoài; lý do là những cái quần cái áo này vừa khít với chúng ta, làm chúng ta rất thoải mái. Ngày xưa, trước khi đeo đòn gánh vào mỗi con súc vật, người chủ phải đem con vật đi đo cái cổ cho nó, để làm cái đòn gánh vừa khít với cổ nó; vì nếu con vật mang đòn gánh quá rộng hay quá chật sẽ làm đau con vật và nó không kéo lâu được. Ách của Chúa cho chúng ta thì dễ chịu vì Chúa có mục đích riêng cho mỗi người chúng ta, nó “vừa khít” với khả năng Chúa đã đặt ở trong mỗi người chúng ta từ khi mới sanh ra. Rõ ràng trong Giêrêmi 29:11 có chép gì? (For I know the plans I have for you,” declares the Lord, “plans to prosper you and not to harm you, plans to give you hope and a future.) “Chúa phán: "Vì chính Ta biết rõ chương trình Ta hoạch định cho các ngươi. Ta có chương trình bình an thịnh vượng cho các ngươi, chứ không phải tai họa. Ta sẽ ban cho các ngươi một tương lai đầy hy vọng.” Khi chúng ta khám phá ra được kế hoạch đó, cái ách đó, tiếng gọi của Chúa cho riêng mình và bằng lòng bước theo, chúng ta sẽ gặt hái một tương lai đầy hy vọng, một đời sống thỏa lòng, sự yên nghĩ thật.

 

 

IV. Học Ở Chúa

 

Trên thực tế, làm sao chúng ta gánh ách của Chúa? Hãy “học ở Ngài,” nghĩa là hãy trở nên một học trò trung tín và ngoan ngoãn bước đi theo Chúa. Con nít rất hay ở chỗ là hay bắt chước. Chúng nó quan xát người lớn hay trên TV shows người ta làm gì nói gì, để trong đầu, và rồi thực hành bắt chước làm theo.  Chúa gọi chúng ta đến với Ngài, mang ách chung với Ngài, để học theo Ngài. Học theo Ngài là một tiến trình kéo dài suốt đời. Chúng ta học theo Ngài bằng cách thường xuyên đọc và suy gẫm lời Chúa mỗi ngày, cũng như chuyên cần trong sự nhóm lại mỗi tuần.

 

Chúng ta phải học ở Ngài tánh nhu mì và khiêm nhường vì chính Chúa đã nói: “Ta có lòng nhu mì và khiêm nhường.” Làm việc chung với những người khác, ai trong chúng ta cũng thích những người dễ chịu, hiền lành, nhu mì, khiêm nhường phải không? Làm việc với những người có tánh tình khó chịu, hay phàn nàn chê trách, hay bắt lỗi, hay moi móc quá khứ, độc tài, hay tranh cãi, nhiều thành kiến cứng ngắt, dễ bị chạm tự ái thì nhiều khi bị “nhức đầu và mệt mỏi” phải không? Chúa là Đấng nhu mì và khiêm nhường mà chúng ta mang chung ách thì còn gì bằng?

 

Nhu mì là hay “nhường” ý mình để đi theo ý Chúa, mà muốn làm điều này thì điều kiện phải chịu hạ mình. Chúng ta học được tấm gương nhu mì và khiêm nhường của Chúa Giê-xu có chép trong Philíp 2:5-8 như sau – (In your relationships with one another, have the same mindset as Christ Jesus: 6 Who, being in very nature God, did not consider equality with God something to be used to his own advantage; 7 rather, he made himself nothing by taking the very nature[b] of a servant, being made in human likeness. 8 And being found in appearance as a man, he humbled himself by becoming obedient to death— even death on a cross!) “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6 Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” Chúa Giê-xu nhường quyền chức vinh hiển của mình, để trở nên làm kẻ đầy tớ vâng phục mạng lệnh của Đức Chúa Trời.

 

Muốn học ở Chúa Giê-xu, chúng ta phải chịu làm những điều căn bản sau đây:

 

1) Chúng ta phải để thì giờ quan xát xem coi Chúa hay làm gì, tại sao Ngài làm việc đó, thái độ của Ngài làm mọi việc như thế nào trong mỗi hoàn cảnh? Càng chăm chỉ cẩn thận quan xát, học ở Chúa, chúng ta càng hiểu sâu về Chúa là ai và khi thực hành chúng ta sẽ càng giống Chúa hơn.  Chúng ta đang để bao nhiều thì giờ quan xát qua sự học lời Chúa mỗi ngày và mỗi tuần trong giờ trường Chúa Nhật, nhóm lại thờ phượng; Hèn chi một số người sống chưa giống Chúa chi hết, chẳng khác chi với những người ngoại, là vì còn bỏ lãng việc học ở Chúa?

 

2) Phải để những sự hiểu biết về Chúa thấm vào đầu, chạm vào con tim, và thay đổi nếp sống của chúng ta mỗi ngày. Cho đến khi nào những điều học biết về Chúa bắt đầu biến đổi nếp sống của mình thì một người mới nói mình thật sự là học, còn không chỉ là biết mà thôi. Chúng ta đang học ở Chúa hay là chỉ biết Ngài qua loa thôi?

 

3) Làm theo lời Chúa, bắt chước như Chúa hay làm và nói. Tiếng Việt mình hay dùng chữ khép rất hay, khi nói đến vấn đề học người ta dùng 2 chữ để diễn tả đó là “học hành.” Đây có nghĩa là sau khi học thì phải thực hành thì điều học biết của mình mới có gía trị. Chúa Giê-xu có lần phán khi Con người đến (nghĩa là khi Chúa Giê-xu trở lại lần nữa) há sẽ thấy đức tin trên đất chăng? Sẽ thấy mọi người chúng ta đứng vững trong niềm tin nơi Chúa không trước những tai họa và bắt bớ kinh khủng xảy ra? Vững hay không nó không chỉ tùy thuộc vào những gì mình biết, nhưng những gì mình đã làm với những điều mình đã biết. Hình như nhà văn hào nổi tiếng Mark Twain đã một lần nói: “Tôi không lo sợ những điều mình chưa biết, nhưng những điều mình đã biết mà chưa làm được.” Trong một ẩn dụ nổi tiếng của Chúa Giê-xu về hai người xây nhà trên đất và trên đá có chép trong Mathiơ 7:24-27 dạy dỗ chúng ta sự quan trọng về vấn đề này (“Therefore everyone who hears these words of mine and puts them into practice is like a wise man who built his house on the rock. 25 The rain came down, the streams rose, and the winds blew and beat against that house; yet it did not fall, because it had its foundation on the rock. 26 But everyone who hears these words of mine and does not put them into practice is like a foolish man who built his house on sand. 27 The rain came down, the streams rose, and the winds blew and beat against that house, and it fell with a great crash.”) “Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá. 25 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. 26 Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. 27 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều” Nhà người nào còn đứng vững sau khi giông bão kéo đến? Người xây nhà mình trên vầng đá. Chúa Giê-xu dạy người đó chính là người không chỉ “lấy nghe làm đủ,” nhưng là làm theo những điều đã biết, đã học. Biết bao nhiêu con cái Chúa đi nhóm thường lắm, nhưng chỉ đến nghe rồi để đó, chẳng dự phần, chẳng “nhúc nhích” chi hết, để rồi khi gặp phải một tai họa, một sự rủi ro, một mồi cám dỗ, một điều chạm tự ái là liền “nghỉ chơi Chúa ra” trở về thờ lạy các thần tượng. Lý do là vì bao nhiêu năm trời họ đi nhà thờ, nhưng chỉ xây nhà đức tin của mình trên cát, trên sự “lấy nghe làm đủ” mà thôi. Và đây là điều sẽ xảy ra trong thời kỳ sau rốt cho một số con cái Chúa, mà chớ có lấy làm lạ!

 

Mỗi người hãy tự xét đời sống của mình coi xem có thật sự được yên nghỉ chưa? Yên nghỉ đây không có nói đến một nếp sống lè phè, thụ động, không làm gì hết, sao cũng được. Sự yên nghỉ đây là một tâm hồn bình an, vui mừng và thỏa lòng, vì được mang chung ách với Chúa Giê-xu. Sự yên nghĩ đây là tìm được một ý nghĩa đích thực cho cuộc sống hiện tại và một tương lai đầy hy vọng bởi sự vâng lời, bước đi theo những lời dạy dỗ của Chúa. Hãy lắng nghe và đáp lại lời mời gọi của Chúa Giê-xu, hãy mang chung ách với Ngài, trao cho Chúa mọi gánh nặng và sự mệt mỏi của mình, vì ách Chúa nhẹ nhàng và dễ chịu, dẫn đến một đời sống dự dật. Hãy siêng năng học ở Chúa Giê-xu, và hãy bắt chước theo Ngài để kinh nghiệm thật sự yên nghỉ Chúa Giê-xu hứa ban cho.

 

 

------------------- Lời Mời Gọi

 

Cuộc sống xung quanh chúng ta có đầy dẫy những lời mời gọi. Có những lời mời gọi nếu chúng ta không cẩn thận cân nhắc kỹ càng sẽ dẫn mình vào những con đường đau thương không lối thoát. Cùng một lúc, cũng có những lời mời gọi nếu chúng ta cứ trì hoãn không chịu nhận lấy thì sẽ đánh mất “cơ hội ngàn vàng.” Lời mời gọi của Cứu Chúa Giê-xu là một lời mời quan trọng và tốt lành, vì sẽ dẫn chúng ta đến sự yên nghỉ thật cho đời sống mình.

 

Anh chị em có thật sự tìm được sự yên nghỉ cho cuộc sống của mình chưa, hay còn đầy những gánh nặng và sự mệt mỏi? Sự yên nghỉ là sự thỏa lòng, không phải vì mình đã thâu lượm hay chiếm đoạt được bao nhiêu của cải vật chất ở trên đời này, nhưng là thỏa lòng với những gì Chúa ban cho và được sống trong ý muốn của Ngài. Sự yên nghỉ là sự bình an của tâm hồn, vì tìm được ý nghĩa của cuộc sống qua mối liên hệ mật thiết với Chúa và được mang chung ách với Ngài. 

 

Muốn được yên nghỉ thật, hãy đáp ứng lại lời mời gọi của Chúa ngay hôm nay. Hãy gánh chung ách với Chúa Giê-xu, vì ách Chúa dễ chịu và nhẹ nhàng. Không phải vậy thôi, gánh ách với Chúa vì chính Ngài có lòng nhu mì và khiêm nhường. Chúa sẽ không tự ý đặt một cái ách trên chúng ta, hay ép chúng ta mang đâu. Chúng ta phải hiểu điều quí gía của sự yên nghỉ Ngài hứa ban cho và tự nguyện chọn lựa gánh ách chung với Ngài. Vấn đề không phải là chúng ta có những gánh nặng ở trên đời hay không, nhưng có chịu công nhận mình đang mang những gánh nặng hay không và chịu trao cho Chúa tất cả những sự mệt mỏi này. Càng trao cho Chúa những gánh nặng, chúng ta càng nhẹ gánh; càng bo bo giữ lấy chúng ta sẽ cứ còn mệt mỏi hoài. Điều đó tùy thuộc vào mỗi người chúng ta mà thôi.  Chúng ta phải có sự thành thật tự xét và hạ mình tìm đến với Chúa, để công nhận điều này và kinh nghiệm được sự yên nghỉ thật. Tại sao mình cứ còn mãi bon chen trong cuộc sống này thay vì tìm đến Chúa Giê-xu và trao cho Ngài mọi gánh nặng và sự mệt nhọc của mình đi?

 


 

 

       Carrying the Yoke with Jesus

Matthew 11:28-30

 

“Come to me, all you who are weary and burdened, and I will give you rest. Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and humble in heart, and you will find rest for your souls. For my yoke is easy and my burden is light.”

 

 

Life is full of invitations: to invest in a special retirement program, to test a new product, to join a club, to try a cruise trip, or to come to a party. In responding to these invitations, we must carefully evaluate to see what benefits these options can offer. Today, Jesus invites all to come to Him. However, this invitation can only be realized for those who are weary and burdened.

 

Living in this materialistic world, the busy-ness and worries of works can often make us weary. The guilt of sin and religion traditions can become heavy burdens for our soul. Those who are willing to come to Jesus, He promises to give rest. One can only experience this rest if he is willing to carry Jesus’ yoke. First, this sounds contradicting because rest does not appear to go with “carrying a yoke.” But to understand the truth about rest, we need to see the picture of a yoke that Jesus used. Yoke is a wooden bar or frame used to join animals at their necks to enable them to pull a load. Yoke is a symbolic of submission. Jesus does not invite us to the kind of rest that means inactivity or laziness. He does not call us to carry the yoke of sin that perishes us, but the yoke of submission to Him in obedience that leads to abundant life. We are all submitted (slaved) to someone, or some ways of life. Some are slaved to drunkenness, casinos, drugs, or pornography that leads to a life of addictions. But whoever submits to Jesus as Lord by willing to carry His yoke that leads to rest. The bottom-line question is not whether anyone of us will live in any submission, but to whom we are submitting to.

 

As carrying the yoke with Jesus, we will experience rest because He will help to carry our loads of burdens. Jesus is mighty with “big shoulders” that can light up our loads. His yoke is easy because this is God’s purpose that fits perfectly for each of us. How can one carry Jesus’ yoke? By learning from Him. Jesus is gentle and humble by yielding to His Father’s will as a servant Who came down to earth and paid a price for our sins on the cross. We must study, learn and imitate Jesus to really experience true rest. Do you want to rest? Submit to Jesus as Lord and obey His teachings. There is no other way to find true rest.