Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 44

Bức Thư Giải Hoà

Paul Châu An Phước, Pastor

Kinh thánh: Phi-lê-môn 1:1-25

Câu ghi nhớ: "Tôi vì con tôi là Ô-ni-sim, mà tôi đã sanh trong vòng xiềng xích mà khuyên anh" (Phi-lê-môn 1:10)

Trong thế gian nầy, xưa nay có nhiều nhà chánh khách tài ba lỗi lạc có lòng yêu thương đồng bào, họ thường đứng lên tuyên bố với quốc dân và thế giới hãy gìn giữ trật tự trong nước và ngoài nước để được bình an, để nhân loại chung sống với nhau hoà nhịp với đồng loại. Bởi thế tại hội đồng liên hiệp quốc nhóm lại tại New York City. Những chánh khách nầy thường hô hào "hoà bình" họ đưa ra nhiều điều ước và hoà ước hoặc biểu quyết tài giảm binh bị, và mong mỗi các lãnh tụ các nước hội viên phải thi hành các điều ước. Và hoà ước mong hoà bình cho nhân loại.

Tại Nga Xô, (Soviet Leader) có ông Mikhail Gorbachev ham chuộn hoà bình cho nên đã kéo hết tất cả khối Cộng Sản Đông Âu sụp đỗ theo thời gian và năm tháng. Vì lý do đó, ông được mọi nguời trên thế giới hoan hô là người yêu chuộn hoà bình. Đó là việc chánh trị cuả người thế gian làm hằng này. Hôm nay tôi không muốn nói về việc làm cuả chánh khách thế giới, tôi muốn bày tỏ cho quý vị biết về một người tướng lãnh có tài cuả Cứu Chuá Jêsus Christ là thánh Phao-lô, ông có tài lẫn đức hơn các nhà chánh khách ở thế gian nầy, ông dẫn đem nhiều người tội nhân trở lại cùng Chuá. Đời sống cuả ông thường khuyên lơn, yên uỉ con cái Chuá trong các hội thánh khắp nơi, bằng nhiều phương pháp khi thì tới nơi giúp đỡ giảng dạy, cảnh cáo, khi thì viết thơ giải hoà để hai kẻ cừu định hoà thuận yêu thương hiệp một trong Đấng Christ.

I. Cơ Hội Viết Thư

a. Lúc Phao-lô bị tù:

Trên đường đi đến thành Đa-mách để bắt bớ Hội thánh Chuá ở Jêrusalem Saulơ bị Chuá bắt phục trên đường Đa mách và kêu gọi ông trở nên sứ đồ giảng tin lành cho Đấng Christ. Từ buổi bước chân vào chức vụ cho đến ngày qua đời ông vui lòng chịu tù vì Chuá. Bước đường hầu việc Chuá cuả Phaolô không ngừng tại đây, dẫu bị bắt bớ ông cứ giảng đạo tin lành về quyền phép cuả Đức Chúa Trời, để cứu mọi kẻ tin. Dấu chân truyền đạo cuả ông đã dậm trên các lục địa Âu châu và Á Châu, kê cứu lịnh sử và hành trình truyền giáo cuả Phaolô trên các nước điều có nhiều người Do-thái và ngoại bang tin Chuá lập nhiều hội thánh. Trong cuộc giảng tin lành ông gặp phải điều gian nan; lắm nổi khó khăn, nào đói khát, trần mình bất bớ; lao tù vân vân để giảng đạo cứu rỗi cho tội nhân.

Trước khi khởi hành chức vụ tại Âu Châu ông về thành Giêrusalam để thăm viếng các thánh đồ ở Giu-đa, ông bị dân Do-thái bắt đem đến quan thống đốc Phê-lít và Phê-tu và ông đến vua Sê-sa hoàng đế nước Ý Đại Lợi. Ông phải đi tàu biển đến thành La-mã. Khi đến thành La-mã ông bị xiềng xích, chung với người lính La-mã dầu ngồi tù, nhưng Phaolô có dịp làm chứng cho tên lính ở bên. Phaolô và các quan lớn trong thành La-mã thĩnh thoảng ông được tự do để giảng đạo Chuá nữa. Trong khi bị tù tại thành La-mã ông hằng ao ước chánh phủ La-mã xét xử việc ông và mau mau thả ông tự do để ông thăm mấy con cái Chúa ở Á và Âu Châu. Nhứt là gởi thư cho Hội thánh Côlôse và Êphêsô v.v... đang khi ông ở thành La-mã bị tù, tại đây ông viết một bức thư cho ông chấp sự Philêmôn ở hội thành Côlôse ông nầy trở về cùng Chuá và một số tín hữu Côlôse, nay ông nhớ đến họ ông viết thư thăm viếng con cái Chuá ở đây, nhất là cho ông Philêmôn, Phaolô viết thư nầy chừng khoảng 60 đến 63, 64 S.C.

Thư thánh Phaolô gởi cho ông Philêmôn không phải một bức thư tầm thường như thư chúng ta gởi đâu, bèn là lời cuả Đức Chúa Trời có quyền phép soi sáng cho Phaolô chép, để khuyên lơn yên ủi bạn hữu, và hội thánh, vì ông là giám mục có bổn phận lo cho các hội thánh, nên hằng lo lắng cho. Lời trong thơ nầy ông gọi để khuyên lơn an uỉ và giúp đỡ bạn ông là Philêmôn trong khi xa cách. Chúng ta xem câu 1 và câu ba thấy Phao-lô yêu thương bạn hữu là dường nào! Ông ở trong ngục mà gởi thư thăm hỏi bạn hữu lo lắng cho bạn, thật là người đại nhân quân tử, ông không lo số phận ông nay mai bèn lo việc Chuá. Tại vì sao thế? Vì ông biết mình có trách nhiệm phải khuyên lơn an uỉ bầy chiên, ông đang chăm giữ trách nhiệm cuả mình thật nặng nề không khác gì Cha đối với bầy con thơ dạy vậy.

Kính thưa quý vị, chúng ta hôm nay là con cái yêu dấu cuả Chuá đang sống trên thế gian, chúng ta phải có lòng yêu thương lẫn nhau như Phaolô có trách nhiệm, khuyên lơn, thăm viếng, an ủi con cái Chuá trong các hội thánh. Trong bất luận là hoàn cảnh nào chúng ta nên cầu nguyện, xin ân điển cuả Đức Chúa Jêsus ở cùng bạn mình, thì Đức Chúa Trời là Cha sẽ gìn giữ con cái Chuá, vì Chuá hưá trong Thánh kinh "Ta chẳng lià ngươi đâu chẳng bỏ ngươi đâu". Đức Chúa Trời xưa gìn giữ dân Ysơraên thể nào, ngày nay vẫn gìn giữ con cái Ngài thể ấy. Vậy hôm nay chúng ta phải có trách nhiệm như Phao-lô là; thăm viếng khuyên lơn, an uỉ con cái Chuá là anh em ta (Hêb. 10:24-35) "Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục nhau về lòng yêu thương và việc tốt lành chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng làm như vậy chừng nấy." Làm như vậy đời sống thuộc linh cuả tín đồ mới lớn lên được, và hội thánh mới bành trướng, với xứng đáng với câu"ái nhơn như kỷ".

b. Nghe đức tin và lòng yêu thương cuả Philêmôn 4-7

Ông Philêmôn là một người giàu có ở thành Côlôse, ông là chấp sự cuả hội thánh Côlôse, ông nầy có tài tiếp khách xã giao, nhà ông là nơi hội thánh nhóm lại thờ phượng Chuá. Philêmôn có rất nhiều người đầy tớ, ông là người có lòng sốt sắng lo công việc Chuá và lo lắng cho các thánh đồ lại có lòng rộng rãi giúp đỡ kẻ nghèo thiếu khó khăn. Khi Phaolô nhập đề câu 4 thì trước hết Phao-lô nói "Tôi đã được nghe về tình yêu thương và đức tin cuả anh em vẫn có đối với Chuá Jêsus và đối với hết thảy các thánh đồ, nên tôi hằng cảm tạ ơn Đức Chúa Trời tôi và thường nhắc đến anh trong sự cầu nguyện." Thánh Phao-lô viết thơ cho ai trước hết, ông cảm tạ Đức Chúa Trời trước hết, kế đó ông khen đức tin cuả hội thánh hay là tín đồ hoặc bạn hữu chí thân ở đây chúng ta thấy như các sách khác. Phao-lô thấy Philêmôn có đức tin, và ông yêu thương anh em trong Chuá. Thì Phao-lô vui mừng cám ơn Đức Chuá Trời. Vì Phao-lô thấy Đức Chúa Trời có làm việc trong đời sống cuả Philêmôn, nên ông thoả lòng. Có làm việc nhiều cho Chuá vì Philêmôn đã góp công và cuả mà hầu việc Chúa nên hội thánh Côlôse được tấn bộ, tín đồ khỏi bị thiếu thốn, nêú các thánh đồ được yên ủi nhiều. Dầu ở trong khám tù Phao-lô hằng vui mừng mà ngợi khen Đức Chuá Trời và cầu nguyện cho Philêmôn cùng hội thánh Côlôse không dứt, hầu được ơn và cứ giữ các ơn phước đó không hề hết.

Vâng, hiện nay các giáo sĩ các Mục sư Truyền đạo hay người tín đồ phân phát lời Chuá, dẫn đem quý vị trở lại tin theo Chuá cách ít lâu họ nghe tin quý vị đứng vững sốt sắng hầu việc Chuá, lo lắng công việc nhà Chúa, dâng tiền bạc để nhà Chuá không thiếu thốn, lo cho tín đồ cùng tôi tớ Chuá hy sinh đời sống cho Đức Chúa Trời. Hội thánh được đứng vững và người ngoại trở lại tin Chúa thì các vị ấy họ lớn tiếng hát ngợi khen Chuá, mặt mày tươi vui, họ biết rằng sự rao truyền tin lành cho Đức Chuá Trời có ích chớ không phải là vô ích đâu.

Cũng một thể ấy. Chúa Jêsus Christ đã hy sinh mạng sống quý báo cuả Ngài, để cứu chúng ta ra khỏi địa ngụ của tội lỗi, để chúng ta được cứu và làm con yêu dấu cuả Đức Chúa Trời. Chúng ta kêu Ngài bằng A -ba-cha, được công nghĩa, đến gần ngôi thi ân Đức Chúa Trời mà cầu nguyện. Chúng ta lại hy sinh chút ít cuả cải mình để hầu việc Chuá cùng đi rao giảng tin lành lời Chuá cho nhiều người hầu dẫn đem họ trở lại cùng Chuá. Vậy hôm nay nhờ ơn Chuá ban phước cho chúng ta có đức tin và lòng yêu thương anh em trong Đấng Christ, như Philêmôn có lòng lo lắng công việc Chuá thì được Chuá khen và tôi tớ Chuá vui mừng. Phao-lô khuyên (I Cor. 15:58) "Hỡi anh em yêu dấu cuả tôi hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chuá cách dư vật luôn vì biết rằng công khó của anh em trong Chuá chẳng phải là vô ít đâu"

II. Cớ Tích Viết Thư

Phao-lô viết tiếp cho Philêmôn lúc ở trong tù tại thành Rô-ma khi ông được chánh phủ La-mã cho ông được tự do tạm, ông có đi thăm viếng tín đồ hội thánh La-mã, và giảng đạo có người tin Chuá tên là Ô-nê- sim người nầy là tôi mọi, không trung tín với chủ là Philêmôn là người rất tốt rộng rãi, tên Ô-nê-sim có ăn cấp tiền cuả Philêmôn và chạy trốn qua thành La-mã, tại đó nó tự do phung phí tiền bạc, và chơi bời ở thành phố này, nó nghe Phao-lô giảng tin lành cảm động tin Chuá và có tỏ cho Phao-lô biết có ăn cắp tiền cuả chủ là Philêmôn, và muốn trả lại cho chủ số tiền đó, nhờ Phao-lô giúp đỡ giùm cho, Phao-lô thấy tấm lòng ăn năn thật cuả Ônêsim. Nên Phao-lô cảm động lắm viết thư cho ông chủ cuả Ônêsim là Philêmôn, xin ông tha thứ và bảo Ônêsim đem trả cho Philêmôn.

Trong câu 8 Phao-lô viết ra đây, chúng ta thấy ông là người Giám mục có quyền dạy bảo tín đồ là ông Philêmôn, điều đó đúng lắm, nhưng Phao-lô chỉ lấy tình yêu thương mà khuyên tha thiết, xin ông hãy tha thứ cho Ônêsim hiện nay đã tin Chuá rồi, là người tốt chớ không còn là người như trước kia đâu. Ngày nay có ích lợi cho Philêmôn, lại có ích lợi cho Chuá nữa. Phao-lô muốn cần Ônêsim ở lại cùng ông để giúp ông trong sự rao truyền Tin lành, nhưng ông không biết ý cuả Philêmôn thế nào? Nên Phao-lô xin Ônêsim đem thơ về và xin lỗi Philêmôn để ông chủ lấy lòng tốt mà đối đãi tuỳ ý, và trên hết ông xin Philêmôn tha thứ cho đầy tớ đáng chết là Ônêsim.

Theo phong tục thuở xưa thì đầy tớ có tội, chủ có quyền giết chết không có tội với nhà nước La-mã. Vì tội cuả Ônêsim đáng bị giết như phước thay cho ông. Ấy là ông gặp Phao-lô và tin Chuá nên được phước đó. Ở đây chúng ta thấy lòng yêu thương rộng rải cuả Phao-lô đối vối đầy tớ cuả Philêmôn là Ônêsim có tội thật nặng đáng bị chết, thì ông cầu thay cho Ônêsim xin chủ mình là Philêmôn tha thứ cho đầy tớ được sống khỏi chết.

Điều nầy là lẽ thật cao quý đã dạy dỗ chúng ta, Đức Chúa Jêsus là Đấng yêu thương chúng ta, trước kia chúng ta là Ônêsim đã phạm tội cùng chủ cuả chúng ta ở trên trời nào là tham lam nói dối, gian dâm, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu ghe ghét, sai sưa, mê ăn uống cùng các việc làm khác giống như vậy.. . tội đó theo luật pháp thì Đức Chúa Trời phạt chúng ta phải chết. Nhưng may thay chúng ta có Chuá Jêsus là Đấng trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người. Ngài chết thay chúng ta trên thập tự giá đỗ huyết ra để rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở về phục hoà cùng Đức Chuá Trời, và xin Đức Chuá Trời buộc lòng phải nhận lời đó và tha tội chúng ta. Kinh thánh đã chép: "Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người". Vậy Đấng Christ là trạng sư hạng nhứt cuả chúng ta, tay Ngài giơ ra để cứu chúng ta và giơ ra để cho Đức Chúa Trời thấy mà tha tội cho chúng ta. Thánh Kinh còn cho biết thêm (Hêb. 7:26) "Bởi đó, Ngài còn có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy"

Vậy thì, hôm nay chúng ta được cứu khỏi chết như Ônêsim được chủ là Đức Chúa Trời tha thứ thì chúng ta hãy luôn luôn tạ ơn Đấng đã chết thay cho chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ, vì Ngài là trạng sư đã làm cho chúng ta được hoà thuận lại cùng Đức Chúa Trời.

Trong câu 15-19 Phao-lô khuyên Philêmôn nhận lại đầy tớ là Ônêsim. "Vậy nếu anh coi là bạn hữu anh, thì hãy nhận lấy người như chính mình tôi vậy. Nhược bằng người có làm hại anh điều chi, thì hãy cứ kể cho tôi. Tôi Phao-lô chính tôi viết thư nầy sẽ trả cho anh, còn anh mắc nợ tôi về chính mình anh thì không nhắc đến." Ở đây chúng ta thấy Phao-lô nói với ông Philêmôn một cách hết sức chân thành, tỏ ra tánh tình cuả Ônêsim cho Philêmôn biết và xin ông Philêmôn tỏ lòng khoan hồng tiếp nhận Ônêsim có làm hại hoặc mắc nợ Philêmôn điều chi thì hãy kê vào sổ Phao-lô để ông sẽ trả lại cho. Ở đây Phao-lô tỏ cho ông Philêmôn biết rằng; ông còn mắc nợ về cùng Chúa, không phải Phao-lô kể ơn bèn là khẩn nài xin thay cho Ônesim nay là người tốt rồi xin ông tiếp nhận đó thôi. Đó là tư cách cuả người giám mục giải hoà giữa hai đàng.

Chúng ta thấy lòng cuả Phaolô thương xót Ônêsim và Philêmôn vì ông ước mong cả hai bất tay hoà thuận vối nhau trong tình yêu cuả Đấng Christ, hầu cho đạo Chuá được sáng danh. Phao-lô cảm biết rằng Đức Chúa Jêsus Christ chết trên thập tự giá, Ngài đã phá bức tường ngăn cách xưa dân Do-thái và ngoại bang, không hoà thuận nhau, nay nhờ sự chết cuả Đức Chúa Jêsus, mà có hai hiệp một trong Đấng Christ (Êphêsô 2:14-16). Việc cuả Ônêsim làm đối với chủ là Philêmôn làm thật là một bức tường ngăn cách trong sự thông công với Đấng Christ không thể hiệp để hầu việc Đức Chuá Trời, và ông nài khuyên ông Philêmôn tha thứ.

Thế thì hôm nay ở trên thiêng đàng, Đức Chúa Jêsus đã cầu thay cho những kẻ mới tin nhận công lao huyết báu cuả Ngài, tức là ăn năn tin Chuá, là kẻ trở lại cùng Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Jêsus Ngài giơ hai bàn tay có dấu đinh cho Đức Chuá Trời xem thấy. Đức Chuá Trời buộc lòng phải tha thứ tội chúng ta và ban ân tứ cho chúng ta. Ngài không đoán phạt tội chúng ta đâu bèn là nhậm lời cầu thay cuả trạng sư độc nhứt là Đức Chúa Jêsus (Thi thiên 101:13) "Đức Giêhôva thương xót kẻ kính sợ Ngài, Khác nào cha thương xót con cái mình vậy." bày tỏ sự tha thứ cuả Đức Chúa Trời là rộng lớn lắm.

III. Nguyện Vọng Viết Thư. (Câu 20-21)

Ở đây chúng ta thấy Phao-lô nói: "Phải, hỡi anh, ước chi tôi được nhận sự vui vẻ nầy lời anh trong Chuá; anh hãy cho tôi được thoả lòng trong Đấng Christ. Tôi viết cho anh, đã tin chắc anh hay vâng lời, biết anh sẽ làm quá sự tôi nói đây." Tin Philêmôn vâng lời:

Nguyện vọng cuả Phaolô chúng ta thấy ông mong mỗi Philêmôn vâng lời làm theo và nhận Ônêsim. Câu 21 Phao-lô tin chắc Philêmôn vâng lời, quả thật như vậy. Philêmôn có làm theo điều Phao-lô khuyên là tha thứ Ônêsim, và như anh làm quá điều tưởng tượng cầu xin cuả Phao-lô.

Thật Philêmôn là người đạo đức thật, ông đã nhận lấy tình yêu thương của Đấng Christ vào lòng, nên làm theo điều Chuá dạy trong Kinh thánh "Vả nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi" (Mathiơ 7 6:14). Philêmôn có dấu lời Chuá trong lòng và sự yêu thương cuả ông đối vối Ônêsim như ông đối với Phao-lô vậy. Nếu đời sống ông đầy dẫy phước hạnh cuả Đức Chúa Chuá Trời cả thuộc linh, lẫn thuộc thể, thì há không tha thứ cho một người đầy tớ nô lệ được chăng?

Gương chứng cho chúng ta thấy: Xưa ông vua Saulơ vì lòng ghen ghét Đa-vít có giết tên tướng cuả đạo binh Philitin là Gôliát. Về đến nơi vua Saulơ nghe các gã thiếu nữ cuả Ysơraên hát muá đánh trống cơm và múa đối đáp rằng:

Saulơ giết hàng ngàn,

Đa-vít giết hàng vạn.

Saulơ giận lắm mà nói rằng: người ta cho Đa-vít hàng vạn, còn ta hàng ngàn; chỉ còn thiếu cho nó ngôi nước mà thôi. Kể từ đó Saulơ giận dữ tìm cách đuổi giết Đa-vít cho đến cả cuộc đời.

Tóm laị, đời sống chúng ta theo Chuá cần phải học theo tấm gương cuả Phao-lô và Philêmôn, là một người có tấm lòng tha thứ. Hai ông đã kinh nghiệm được quyền năng, sự cứu chuộc, tha thứ, và tình yêu thương cao cả bất hữu cuả Ngài. "Vì Đức Chuá Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã sai con Ngài là Cứu Chúa Jêsus đến trong trần thế cách đây hơn hai ngàn năm. Chết thế đền tội cho chúng ta" Ngài là trạng sư duy nhứt có thẩm quyền tư cách mà tha thứ, cứu chuộc chúng ta. Ước mong lời Chuá hôm nay sẽ đến với mỗi tâm lòng quý vị. Chúng ta có những điều gì giận hờn, cai đắng mà chưa được giải quyết nó được. Hãy nhờ ơn Chuá tha thứ nhau, như Chuá tha thứ chúng ta trong Đấng Christ vậy, hầu chúng ta học theo gương cao quý cuả Phao-lô và Philêmôn, sống làm muối của đất, và sự sáng cuả thế gian, với tấm lòng yêu Chuá và sẵn sàng tha thứ cho đồng loại mình. Muốn thật hết lòng.

Paul Châu An Phước

Báo Con Đường Chân Lý:

http://www.vietchristian.com/conduongchanly/