Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 45

Quyền Phép và Sự Khôn Ngoan trong Huyết Chúa Giê-xu

(Power and Wisdom in the Blood of Jesus Christ)

1 Côrinhtô 1:18-31

 

Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại (ngu dại); song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời. 19 cũng có lời chép rằng: Ta sẽ hủy phá sự khôn ngoan của người khôn ngoan, Tiêu trừ sự thạo biết của người thạo biết. 20 Người khôn ngoan ở đâu? Thầy thông giáo ở đâu? Người biện luận đời nay ở đâu? Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra dồ dại không? 21 Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng dồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy. 22 Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ (dấu lạ), người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, 23 thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại; 24 song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. 25 Bởi vì sự dồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta. 26 Hỡi Anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. 27 Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; 28 Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, 29 để chẳng ai khoe mình trước một Đức Chúa Trời. 30 Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh (thánh hóa), và sự cứu chuộc cho chúng ta; 31 hầu cho, như có lời chép rằng: Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa.”

[For the message of the cross is foolishness to those who are perishing, but to us who are being saved it is the power of God. 19 For it is written: “I will destroy the wisdom of the wise; the intelligence of the intelligent I will frustrate.” 20 Where is the wise person? Where is the teacher of the law? Where is the philosopher of this age? Has not God made foolish the wisdom of the world? 21 For since in the wisdom of God the world through its wisdom did not know him, God was pleased through the foolishness of what was preached to save those who believe. 22 Jews demand signs and Greeks look for wisdom, 23 but we preach Christ crucified: a stumbling block to Jews and foolishness to Gentiles, 24 but to those whom God has called, both Jews and Greeks, Christ the power of God and the wisdom of God. 25 For the foolishness of God is wiser than human wisdom, and the weakness of God is stronger than human strength. 26 Brothers and sisters, think of what you were when you were called. Not many of you were wise by human standards; not many were influential; not many were of noble birth. 27 But God chose the foolish things of the world to shame the wise; God chose the weak things of the world to shame the strong. 28 God chose the lowly things of this world and the despised things—and the things that are not—to nullify the things that are, 29 so that no one may boast before him. 30 It is because of him that you are in Christ Jesus, who has become for us wisdom from God—that is, our righteousness, holiness and redemption. 31 Therefore, as it is written: “Let the one who boasts boast in the Lord.”]

 

 

I. Mùa Chay

 

          Chúng ta đang ở giữa “mùa chay” cho năm nay. Tiếng Anh gọi là “Lent season.” Mùa chay bắt đầu từ thứ Tư ngày 13 tháng Hai vừa qua, gọi là “Ash Wednesday,” (hay được dịch ra là lễ Tro) sẽ trải qua 40 ngày, cho đến Chúa Nhật ngày 31 tháng Ba là đại lễ Phục Sinh. Đây là thời điểm kêu gọi mỗi con cái Chúa cần kiêng cử, nên giảm bớt lại những thú vui, để dành thì giờ tự xét lấy đời sống tâm linh của chính mình, ăn năn xưng tội với Chúa, khi nghe những lời cáo trách của Thánh Linh, và suy gẫm về sự thương khó và công cuộc cứu chuộc của Chúa Giê-xu. Truyền thống của 40 ngày “mùa chay” không có trong Kinh Thánh, như vậy không phải là điều bắt buộc cho con cái Chúa; mặc dầu vậy, có nhiều chỗ trong lời của Chúa nhắc đến sự “đội tro,” là việc cần thiết nên làm thường xuyên trong đời sống của cơ đốc nhân, để để tự xét và ăn năn tội với Chúa. Để dọn lòng dự đại lễ Phục Sinh, sáng nay chúng ta sẽ suy gẫm về thập tự gía, là nơi Chúa Giê-xu đã chịu đóng đinh đổ huyết có ý nghĩa gì cho mỗi người chúng ta.

 

 

II. Mục Đích Ban Đầu

 

          Đối với Cơ Đốc Giáo (Christianity) thập tự gía là trung tâm điểm của đạo, mà không có một tôn giáo nào trên thế giới có dấu thập tự như vậy. Tại sao cây thập tự xấu xí, ô nhục, dã man lại là trung tâm điểm của đạo cơ đốc vậy? Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải trở lại một câu hỏi căn bản, đó là “có một Đấng Sáng Tạo tối cao hiện hữu” nào không? Nếu chưa chấp nhận có một Đấng Tối Cao hiện hữu từ lúc ban đầu, là Đấng đã dựng nên muôn loài thì chẳng thể nào chúng ta trả lời được câu hỏi tại sao Chúa Giê-xu đã chịu chết trên cây thập tự. Theo Kinh Thánh cho biết trong Sáng Thế Ký 1:1 đó là: (In the beginning God created the heavens and the earth.) “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Câu Kinh Thánh này chứng minh tối thiểu 2 điều căn bản:

 

          1) Thứ nhất, Kinh Thánh chứng tỏ mọi vật không tự nhiên mà có, nhưng đã được dựng nên từ lúc ban đầu bởi Đấng Sáng Tạo, danh xưng của Ngài là Đức Chúa Trời. Chính Ngài là “Tác Gỉa” đã dựng nên muôn vật ở trên trời trong không trung vĩ đại, và ở dưới đất trên quả địa cầu này.

 

          2) Cùng một lúc Kinh Thánh không chứng minh nguồn gốc của Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng “tự hữu và hằng hữu,” nghĩa là trước khi có “ban đầu,” nghĩa là muôn thưở nào đó mà không ai có thể định được, thì Đức Chúa Trời đã hiện hữu và sáng tạo nên muôn loài. Mọi người ai trong chúng ta cũng đều có gốc, có nguồn, có ngày sanh tháng đẻ; nhưng Đấng Tạo Hóa thì không; không ai đã dựng nên Ngài, và chính Chúa không từ ai mà đến.

 

          3) Lời Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết một trong những vật quan trọng Ngài dựng nên từ lúc ban đầu đó là loài người chúng ta. Trong Sáng Thế Ký 1:26-30 chép rõ Chúa dựng nên loài người như sao và với mục đích gì – (Then God said, “Let us make mankind in our image, in our likeness, so that they may rule over the fish in the sea and the birds in the sky, over the livestock and all the wild animals, and over all the creatures that move along the ground.” 27 So God created mankind in his own image, in the image of God he created them; male and female he created them. 28 God blessed them and said to them, “Be fruitful and increase in number; fill the earth and subdue it. Rule over the fish in the sea and the birds in the sky and over every living creature that moves on the ground.” 29 Then God said, “I give you every seed-bearing plant on the face of the whole earth and every tree that has fruit with seed in it. They will be yours for food. 30 And to all the beasts of the earth and all the birds in the sky and all the creatures that move along the ground—everything that has the breath of life in it—I give every green plant for food.” And it was so.) “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. 27 Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. 28 Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất. 29 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nầy, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hột giống; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi. 30 Còn các loài thú ngoài đồng, các loài chim trên trời, và các động vật khác trên mặt đất, phàm giống nào có sự sống thì ta ban cho mọi thứ cỏ xanh đặng dùng làm đồ ăn; thì có như vậy.” Mục đích tốt lành của Chúa dựng nên 2 người đầu tiên là để họ sanh sản thêm nhiều và quản trị qủa địa cầu này mà Chúa đã tạo dựng nên. Mục đích rõ Đức Chúa Trời dựng nên “loài người” đó là để họ được tương giao với Ngài đời đời, cùng hưởng mọi ân huệ của Chúa, mọi phước lành ở trên đất. Vì vậy mà chỉ riêng có loài người mới có “hình, tượng và sanh khí” của chính Chúa mà không có loài nào có, để loài người chúng ta có thể tương giao với Ngài. Chúng ta không bao giờ thấy những con bò, một đàn vịt một hôm nào đó nhóm lại trên bãi cỏ và lập một tôn giáo hay lo việc thờ phượng, nhưng chỉ có loài người mà thôi! Nếu không chấp nhận một đạo lý căn bản về sự hiện hữu của Đấng Sáng Tạo tối cao và từ lúc ban đầu Ngài đã dựng nên loài người trong ý muốn tốt lành, để chúng ta được tương giao với Chúa đời đời, thì chúng ta sẽ không thể nào tiếp tục trả lời câu hỏi tại sao Chúa Giê-xu chết trên cây thập tự.

 

          Kinh Thánh cũng cho biết, từ lúc “ban đầu” trong vườn Êđen, tổ phụ loài người là Ađam và Êva đã phạm tội không vâng lời, thì liền mối tương giao giữa Đức Chúa Trời và loài người bị đứt đoạn, vì thần tánh của Chúa là Thánh Khiết vẹn toàn. Trong sách Habacúc 1:13 có chép – (Your eyes are too pure to look on evil; you cannot tolerate wrongdoing.) “Mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn được sự trái ngược.” Đây có nghĩa là Chúa Thánh Khiết không thể nhìn tội lỗi mà không bị trừng phạt hay thong công với những kẻ tội nhân được. Vì vậy hậu quả cho Ađam và Êva sau khi phạm tội đã bị đuổi ra khỏi vườn sự sống và sự chết do tội lỗi gây nên từ đó bắt đầu xen vào đời sống của cả nhân loại. Trong sách Sáng Thế Ký 3:23-24(So the Lord God banished him from the Garden of Eden to work the ground from which he had been taken. 24 After he drove the man out, he placed on the east side of the Garden of Eden cherubim and a flaming sword flashing back and forth to guard the way to the tree of life.) “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. 24 Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bin với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.” Nếu loài người bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời, vậy thì mục đích ban đầu của Chúa khi dựng nên loài người để tương giao với Ngài đời đời sẽ bị hủy bỏ sao? Đức Chúa Trời có quyền chọn lựa, Ngài có thể để yên cho loài người đi vào sự hư mất đời đời vì đó là sự công bình; hay Chúa có thể xếp đặt một chương trình cứu rỗi để thiết lập lại mối tương giao với chúng ta. Theo ý muốn tốt lành, bởi sự thương xót và thành tín của Đức Chúa Trời, Ngài đã chọn lập ra một kế hoạch để cứu rỗi loài người, để thiết lập lại mối liên hệ với chúng ta là dòng dõi của những kẻ tội nhân.

 

          a) Chương trình cứu rỗi này từ đời xưa đã được nói trước qua những lời tiên tri về một Đấng Cứu Thế sẽ sanh ra đời để cứu chuộc loài người, để chúng ta có lại mối tương giao với Chúa, vì đó là mục đích từ lúc ban đầu tại sao Ngài đã dựng nên loài người.

 

          b) Hình bóng của phương pháp cứu chuộc này trong thời Cựu Ước qua bao nhiêu ngàn năm được “minh họa” qua sự đổ huyết của biết bao nhiêu những con chiên, con dê đực, con bò tơ vô tội, trong những nghi lễ chuộc tội cho dân sự của Chúa, là dân Ysơraên. Nhưng huyết của những con chiên đã không thể cất đi, xóa hết, làm sạch được tội của loài người, cho nên đúng thời điểm Đức Chúa Trời đã sai “Chiên Con” của Ngài, chính là Cứu Chúa Giê-xu từ trời, đã phải sanh ra đời, mặc thể làm người, để rồi chịu chết đổ huyết trên cây thập tự gía, đền tội thế cho mọi kẻ tin, cũng vì Ngài muốn thiết lập lại mối tương giao với chúng ta như thưở ban đầu.

 

          Nếu không tin có một Đấng Sáng Tạo tự hiện hữu từ lúc ban đầu, chúng ta không cần đề cập đến thập tự gía làm chi. Nếu không hiểu ý muốn tốt lành của Đức Chúa Trời từ lúc ban đầu đã dựng nên loài người để làm gì, chúng ta sẽ không hiểu và trả lời được câu hỏi tại sao Cứu Chúa Giê-xu phải bị đóng đinh trên cây thập tự. Nếu không biết Đức Chúa Trời đã bằng lòng trả một gía rất đắt, hy sinh chính Con một của mình, để nối lại mối liên hệ với loài người như thưở ban đầu, chúng ta sẽ không hiểu tại sao Chúa Giê-xu phải đổ huyết.

 

 

III. Thập Tự Gía

 

          Nhưng tại sao Đấng Cứu Thế lại phải bị đóng đinh trên cây thập tự một cách nhục nhã đớn đau như vậy? Tại sao Đức Chúa Trời không dùng một phương cách dễ dàng hơn không? Sứ đồ Phaolô nói đối với người Guiđa thì thập tự là một sự diên dại và là gương xấu(we preach Christ crucified: a stumbling block to Jews and foolishness to Gentiles,) “chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại.” Hình phạt đóng đinh một tội phạm trên cây thập tự là hình phạt dã man nhất, mà dân Lamã ngày xưa đã bắt chước dân Persians, để dùng trừng phạt những kẻ phạm tội nặng, nhất là những tội liên hệ đến việc chống lại chính quyền Lamã lúc đó. Mục đích của hình phạt thập tự này là để phạm nhân nếm sự đau đớn đến tột đỉnh qua sự bị đinh đóng vào tay và chân, mà còn phải chịu sự đau đớn một cách lâu dài (most cruel and slow death). Không như án tử hình ở thời đại chúng ta ngày hôm nay đó là phạm nhân phải được cẩn thận chích thuốc độc đúng độ lượng, để làm sao cho người bị tử hình chết một cách nhanh chóng và không bị đau đớn lâu dài. Có lần xem trên TV trong một cuộc tử hình cách đây không lâu ở bên tiểu bang Texas, họ sắp sửa chích thuốc độc vào người của một phạm nhân thì bị ra lệnh phải ngưng lại việc tử án này ngay, lý do là vì vị bác sĩ tính lại và nghĩ rằng thuốc độc chưa đúng đô mà có thể làm cho phạm nhân đau đớn lâu dài. Mục đích không phải chỉ đau đớn phần thể xác mà thôi, nhưng làm cho người phạm nhân bị ngộp thở khi 2 tay bị kéo lên, phổi bị ép lại, là điều rất là khổ sở. Trong các cuộc tra tấn người ta thường dùng phương pháp bịt mắt người bị tra tấn và đố nước đầy vào miệng người đó liên tục, cho ngộp thở vì đó là sự đau đớn nhất. Vì hình phạt thập tự quá dã man cho nên dân Lamã không có dùng hình phạt này cho công dân của họ, nhưng chỉ dành cho những ai không có quốc tịch Lamã thời đó thôi. Đối với người Guiđa lúc đó họ đang tìm kiếm những dấu lạ từ Đấng Mêsi, Đấng được gởi đến từ Đức Giêhôva có quyền năng để lật đổ chế độ Lamã và đem lại độc lập cho dân Do Thái, nước của nhà Đavít, chứ ai lại thấy “người anh hùng, cứu Chúa” của mình lại bi bắt một cách dễ dàng, bị đánh đập một cách tàn nhẫn, và rồi bị treo nhục nhã trên cây gỗ thì quyền năng ở đâu, chỉ là sự điên dại mà thôi? Còn đối với người Gờrếc (Hy-lạp) thì thập tự cũng là đồ dại, vì người Hylạp chỉ đi tìm sự khôn ngoan, những triết lý cao đẹp. Nhiều triết gia nổi tiếng đến từ dân Hy-lạp, như triết gia Socrates, Plato, Aristotle là những “great thinkers,” là những người có học vấn cao, đầy dẫy những trí khôn ngoan, có sự suy nghĩ sâu xa, nói toàn những lời hay ý đẹp, chứ ai nào lại là một Đấng bị đóng đinh một cách tàn nhẫn, nhục nhã ở trên cây thập tự là chương trình cứu rỗi khôn ngoan cho loài người được? Sự khôn ngoan của trần thế không thể hiểu được việc Chúa Cứu Thế Giê-xu đã phải chịu chết trên cây thập tự là chương trình cứu chuộc vĩ đại của Đức Chúa Trời ban cho mọi người.

 

          Nhưng sứ đồ Phaolô đã khẳng định, sự chết đổ huyết của Chúa Giê-xu ở trên cây thập tự mà người Guiđa và Gờréc cho là điên dại thì lại bày tỏ trọn vẹn quyền phép và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời – (but to those whom God has called, both Jews and Greeks, Christ the power of God and the wisdom of God.) “song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.” Chú ý Kinh Thánh không có nói cây gỗ thập tự là quyền phép của Đức Chúa Trời. Cây gỗ chỉ là cây gỗ mà thôi; tự nó không làm chi được cho chúng ta; nhưng huyết của Chúa Giê-xu chịu chết ở trên cây gỗ mới là quyền phép của Đức Chúa Trời. Có biết bao nhiêu người còn “tin dị đoan,” họ đi mua một thập tự gía làm bằng vàng thật đẹp, đem đến cho một người làm phép thánh và tự nghĩ từ lúc đó cây thập tự bằng vàng của mình có quyền năng, cho nên khi họ đeo vào cổ hay treo trong xe thì tin rằng thập tự đó sẽ bảo vệ mình được an toàn khỏi mọi bệnh tật hay tai họa. Cây thập tự tự nó không có quyền năng cứu rỗi chi hết, chỉ có huyết của Chúa Giê-xu đổ ra trên cây thập tự mới là quyền phép của Đức Chúa Trời.

 

          1) Quyền phép gì đây? Khi nói đến 2 chữ “quyền phép” chúng ta phải hiểu là những việc làm mà loài người không thể làm được, nhưng chỉ có Đức Chúa Trời mới làm được mà thôi. Loài người chúng ta là một loài rất thông minh và khôn ngoan, có thể sáng chế nên được nhiều thứ tinh vi, như là máy điện toán, những chiếc máy bay có thể bay cao và bay nhanh hơn chim trời, những tàu ngầm đi xuống sâu dưới đáy biển, những hỏa tiễn bắn lên được cung trăng, nhưng chắc chắn có một điều con người không thể làm được, đó là không thể tự làm sạch mọi tội mình được, để thiết lập lại mối tương giao liên hệ với Chúa. Như đã thấy trong thời Cựu Ước, dân tộc người Do Thái qua ngàn năm đã giết chết không biết bao nhiêu là những con chiên, dê dực và bò con mỗi ngày, mỗi tuần, trong mỗi kỳ đại lễ, để làm của lễ chuộc tội, nhưng không thể cất đi tội lỗi của họ, vì chỉ là hình bóng tạm thời mà thôi.

 

          a) Trong Hêbêrơ 10:4 chép rõ – (It is impossible for the blood of bulls and goats to take away sins.) “Huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được,” không có quyền lực để xóa tội lỗi, cho nên Chúa Giê-xu mới phải đến, vì Ngài là “Chiên Con” của Đức Chúa Trời với huyết thánh, mới có quyền phép để cất đi tội lỗi của chúng ta. Trong Giăng 1:29 Giăng Báptít đã tuyên bố Chúa Giê-xu là ai – (The next day John saw Jesus coming toward him and said, “Look, the Lamb of God, who takes away the sin of the world!) “Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” Chỉ có huyết của Chúa Giê-xu đổ ra từ trên cây thập tự mới có quyền phép đền/chuộc/cất đi/tha/làm sạch… mọi tội của những kẻ tin và làm chúng ta được “nên thánh,” được xưng công bình. Chỉ có huyết thánh của “Chiên Con” không tì vít, không máng một tội nhơ, đổ ra một lần là đủ cả, mới có quyền phép thỏa mãn được sự công bình thánh sạch của Đức Chúa Trời và cứu những kẻ tin, vì vậy mà sứ đồ Phaolô khẳng định trong Rôma 8:1(Therefore, there is now no condemnation for those who are in Christ Jesus.) “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ.” Ai tin cậy nơi Chúa Giê-xu thì huyết của Ngài đã che đậy, bao phủ. Tội của người đó đã được thanh toán trả xong, thì không còn bản án đoán xét của sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời nữa.

 

          b) Quyền phép của huyết Chúa Giê-xu còn làm cho loài người được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời, nghĩa là mối liên hệ tương giao từ lúc ban đầu khi Chúa dựng nên loài người được thiết lập lại, hàn gắn lại như xưa. Trong Côlôse 1:20 chép gì? (and through him to reconcile to himself all things, whether things on earth or things in heaven, by making peace through his blood, shed on the cross.) “Bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời.” Vấn đề luôn từ lúc “ban đầu” đó là Đức Chúa Trời muốn tương giao với loài người, nhưng tội lỗi đã cản trở, phân rẽ chúng ta khỏi Ngài, và huyết của Cứu Chúa Giê-xu đã chuộc tội và nối lại mối liên hệ đó. Sau khi Chúa Giê-xu trút hơi thở trên thập tự thì “chiếc màn” trong nơi chí thánh (Holy of holies là chỗ Chúa ngự trị) đã bị rách từ trên xuống dưới, chứng tỏ giờ đây mọi kẻ tin có thể tương giao trực tiếp với Đức Chúa Trời qua Cứu Chúa Giê-xu. Trong Mathiơ 27:51(At that moment the curtain of the temple was torn in two from top to bottom. The earth shook, the rocks split) “Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra,”

 

          c) Quyền phép của huyết Chúa Giê-xu không ngừng ở đó nhưng ngay hôm nay còn làm sạch lương tâm của mọi kẻ tin để hầu việc Chúa. Trong Hêbêrơ 9:12-14 – (He did not enter by means of the blood of goats and calves; but he entered the Most Holy Place once for all by his own blood, thus obtaining eternal redemption. 13 The blood of goats and bulls and the ashes of a heifer sprinkled on those who are ceremonially unclean sanctify them so that they are outwardly clean. 14 How much more, then, will the blood of Christ, who through the eternal Spirit offered himself unblemished to God, cleanse our consciences from acts that lead to death, so that we may serve the living God!) “Ngài (Chúa Giê-xu) đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời. 13 Vì nếu huyết của dê đực bò đực cùng tro bò cái tơ mà người ta rưới trên kẻ ô uế còn làm sạch được phần xác thịt họ và nên thánh thay, 14 huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào!” Chúng ta không thể nào bắt đầu làm những việc lành vừa ý Chúa, nghĩa là được Chúa chấp nhận, cho đến khi “lương tâm” bên trong được thánh sạch, bởi chính huyết của Con Ngài, khỏi sự cáo trách của án phạt của sự chết đời đời. Những người ngoại cũng làm việc lành, có khi còn làm nhiều hơn chúng ta nữa, nhưng chỉ “dã tràng xe cát biển đông,” vì Chúa sẽ không chấp nhận việc lành của họ, họ chưa có lương tâm thánh sạch bởi huyết của Chiên Con, những của lễ của họ dâng còn dính tội lỗi xấu xa mà chưa được sạch thì Chúa sẽ chẳng nhìn đến, vì Ngài là Đấng Thánh vẹn toàn.

 

          d) Quyền phép của huyết Chúa Giê-xu còn dẫn mọi kẻ tin một ngày đến nhận lãnh cơ nghiệp đời đời của nước thiên đàng. Trong Hêbêrơ 9:15(For this reason Christ is the mediator of a new covenant, that those who are called may receive the promised eternal inheritance—now that he has died as a ransom to set them free from the sins committed under the first covenant.) “Nhân đó, Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới (ân điển bởi đức tin), để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ (luật pháp mà không ai làm trọn được), thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình.” Có ai được vào nước thiên đàng bởi vì giữ trọn luật pháp của Chúa không? Chẳng có ai hết, chỉ ngoại trừ Cứu Chúa Giê-xu. Trong Mathiơ 19:20-22 có chép về một người trai trẻ giàu có và đạo đức đến hỏi Chúa làm sao hưởng được sự sống đời đời, và cùng một lúc trả lời với Chúa mình đã giữ mọi điều răn – (“All these I have kept,” the young man said. “What do I still lack?” 21 Jesus answered, “If you want to be perfect, go, sell your possessions and give to the poor, and you will have treasure in heaven. Then come, follow me.” 22 When the young man heard this, he went away sad, because he had great wealth.) “Người trẻ đó thưa rằng: Tôi đã giữ đủ các điều nầy; còn thiếu chi cho tôi nữa? 21 Đức Chúa Jêsus phán rằng: Nếu ngươi muốn được trọn vẹn, hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo nàn, thì ngươi sẽ có của quí ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta. 22 Nhưng khi người trẻ nghe xong lời nầy, thì đi, bộ buồn bực; vì chàng có của cải nhiều lắm.” Anh thanh niên này giữ hết mọi điều răn đối với con người với nhau – anh không giết người, trộm cướp ai, không tà dâm, không làm chứng dối, hiếu kính cha mẹ… không ăn thịt mỗi ngày thứ Sáu nhưng ăn tôm hùm, không hút thuốc, không uống rượu… nhưng đâu ngờ mình còn phạm một điều răn đầu tiên đối với Chúa, đó là “lòng tham của cải,” vì trước mặt Chúa Giê-xu người trẻ tuổi giàu có này còn có tối thiểu một “tà thần” đó là của cải vật chất, tiền bạc và sự giàu sang vẫn còn làm chúa đời mình. Một người chỉ nhờ cậy vào huyết của Chúa Giê-xu thì mới hưởng được sự sống đời đời.

 

          2) Thập tự gía không phải chỉ là quyền phép của Đức Chúa Trời mà thôi, nhưng sứ đồ Phaolô nói sự chết của Chúa Giê-xu còn là sự khôn ngoan của Ngài nữa. Đây có nghĩa là sao? Ai trong chúng ta cũng hiểu Chúa là Đấng Toàn Năng, (God Almighty) nghĩa là không có điều gì Đức Chúa Trời không làm được; ngoại trừ chỉ những điều nào đi ngược với thần tánh của Ngài. Bản tánh của Chúa đó là Công Bình vẹn toàn, đây có nghĩa là Ngài phải đóan xét mọi kẻ tội nhân, không một tội nào qua mặt được Chúa, nếu không thì Chúa chưa là Đấng công bằng trọn vẹn. Cùng một lúc chúng ta cũng biết Chúa còn là Đấng Yêu thương nữa. Sự yêu thương thường là điều trái nghịch với sự công bằng, vì làm sao yêu mà lại trừng phạt một cách tàn nhẫn được, còn nếu chỉ tha không phạt chi hết vì yêu, thì sự công bằng ở đâu? Thử hỏi có triết lý cao đẹp nào của loài người kể cả cho người Hylạp có thể trả lời và đáp ứng được cả hai sự công bằng và yêu thương cùng một lúc không? Khi nhìn lên cây thập tự là nơi Cứu Chúa Giê-xu bị đổ huyết, chúng ta thấy đây là chỗ mà sự công bằng và yêu thương của Chúa đều được thỏa mãn trọn vẹn, là vì Chúa đoán xét tội lỗi của thế gian một cách công bằng trọn vẹn trên thân xác của chính Con Ngài và cùng một lúc Ngài yêu thương trọn vẹn ban cho loài người con đường cứu rỗi trong chính huyết của Chúa Giê-xu Con Ngài đã đổ ra. Đó là sự khôn ngoan tuyệt bực vượt trên hết mọi sự khôn ngoan ở trên thế gian này. Nếu Chúa Giê-xu đã không bằng lòng chịu chết thế cho chúng ta thì sự yêu thương tuyệt vời của Ngài ở đâu? Nếu Chúa đã không chết mà Đức Chúa Trời chỉ tuyên bố mọi người được sạch tội thì sự công chính trọn vẹn ở đâu? Không có một con đường khôn ngoan nào mà có thể thỏa mãn sự yêu thương và công bằng của Đức Chúa Trời cùng một lúc bằng việc Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời, đã hy sinh chịu chết đổ huyết trên cây thập tự. Vì vậy sứ đồ Phaolô đã nói gì? (we preach Christ crucified: a stumbling block to Jews and foolishness to Gentiles, 24 but to those whom God has called, both Jews and Greeks, Christ the power of God and the wisdom of God.) “đương khi người Giu-đa đòi phép lạ (dấu lạ), người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, 23 thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại; 24 song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.” Thập tự nơi Chúa Giê-xu chịu hình là chỗ mà sự công bằng và yêu thương của Chúa gặp nhau, vì là nơi tội lỗi của loài người đã được thanh toán xong qua sự đổ huyết của Chúa Giê-xu và cùng một lúc sự yêu thương của Chúa ban cho chúng ta con đường cứu rỗi qua chính Ngài. Bởi sự khôn ngoan của thập tự gía mà sự khôn ngoan của loài người bị hủy phá, và chẳng một ai có thể tự khoe mình được, nhưng chỉ khoe trong Cứu Chúa Giê-xu mà thôi.

 

          Sự sống của mỗi người chúng ta luôn là một câu hỏi huyền bí đó là “đời người sẽ đi về đâu?” Chúng ta chỉ cò thể trả lời được câu hỏi này khi chúng ta trở lại quá khứ và tìm hiểu đời người bắt đầu từ đâu, ai đã dựng nên nó và với mục đích gì? Đấng Sáng Tạo dựng nên loài người với mục đích đời đời để chúng ta được tương giao với Ngài. Nhưng tội lỗi đã làm hỏng mục đích đó. Vì vậy Đức Chúa Trời đã phải xếp đặt một chương trình cứu chuộc lại loài người, thiết lập lại mối tương giao ban đầu. Chương trình đó chính là sự chết đổ huyết của chính Con một Ngài trên cây thập tự gần 2,000 năm trước đây. Đó là một chương trình tuyệt mỹ vì bày tỏ quyền phép và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời mà không có một con đường nào khác để thoả mãn sự công bằng và yêu thương của Chúa cùng một lúc. Bạn đã nghe, mong bạn đã hiểu, nhưng đời sống bạn sẽ đi về đâu tùy thuộc vào bạn có tin những lẽ thật này cho chính mình không? Bạn có dám nhận huyết của Chúa Giê-xu đã một lần đổ xuống chuộc tội cho mình không mà thôi? Bạn có muốn có lại mối liên hệ với Đấng Sáng Tạo không, vì đó là mục đích Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người chúng ta từ thưở “ban đầu?” Hôm nay là cơ hội tốt cho bạn vì Kinh Thánh có lời hứa rất quí gía có chép trong Rôma 10:13(for, “Everyone who calls on the name of the Lord will be saved.”) “Vì ai kêu cầu danh Chúa Giê-xu thì sẽ được cứu.”

 

 

------------- Lời Mời Gọi

 

          Quí vị có đang đeo một thập tự gía nào không? Quí vị có hiểu hình ảnh thập tự là gì không?

 

          1) Bề trái của thập tự gía xấu xí, nhục nhã, dã man biểu lộ chính tội ác xấu xa ghê tởm của mỗi người chúng ta. Thập tự gía chính là bản án công bình của mỗi chúng ta hết thảy là tội nhân. Thiết nghĩ nếu chúng ta thật sự hiểu như vậy, nhiều người sẽ không còn đeo thập tự nữa, vì chính thập tự đó đang lên án người đeo là kẻ có tội đáng chết, đáng bị treo trên cây gỗ. Thập tự không phải là một cái mốt thời trang người ta đeo trên cổ, hay khắc “tattoo” trên thân thể mình, nhưng là một hình phạt tàn nhẫn dã mãn của tội lỗi nhớp nhua.

 

          2) Bề phải của thập tự gía nơi Chúa Giê-xu đã một lần đổ huyết là quyền phép và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Quyền phép gì?

 

          a) Chuộc tội và làm sạch mọi tội của những kẻ tin.

 

          b) Nối lại mối liên hệ của những kẻ tin với lại Đức Chúa Trời như thưở ban đầu.

 

          c) Ngay hôm nay, mỗi kẻ tin lương tâm được thánh sạch để hầu việc Chúa xứng đáng.

 

          d) Dẫn mọi kẻ tin được dạn dĩ vào nước thiên đàng một ngày.

 

          Nếu bạn đang đi theo một tôn giáo nào đó, hãy tự hỏi có hứa hẹn cho bạn gì không? Cuộc đời bạn khi kết thúc sẽ đi về đâu đời đời? Thêm nữa, sự khôn ngoan của huyết Chúa Giê-xu ở đâu?

 

          Chúa Giê-xu chết trên cây thập tự thỏa mãn trọn vẹn sự công chính của Đức Chúa Trời và cùng một lúc sự yêu thương tột đỉnh của Ngài ban cho chúng ta con đường cứu chuộc. Nối lại mối liên hệ với Đấng Sáng Tạo đời đời là mục đích Ngài đã dựng nên loài người từ lúc ban đầu để làm gì.  Sự cứu chuộc của Chúa không phải là học vấn hiểu rộng, không phải là triết lý của con người trần tục, không phải là y khoa và thuốc men, nhưng là huyết của Cứu Chúa Giê-xu đổ ra trên cây thập tự gía, mà đối với người Guiđa và Hylạp coi như là đồ dại. Bạn có sẵn sàng làm kẻ ngu dại vì nhờ cậy huyết của Chúa Giê-xu mà được sống đời đời một ngày, hay là dựa trên sự khôn ngoan theo những triết lý của thế gian để rồi bị chết hư mất đời đời trong hồ lửa địa ngục. Sứ đồ Phaolô là người có học vấn cao, bằng cấp, quyền hành, nhưng đã tuyên bố một lẽ thật về lẽ sống của đời này như sau trong 1 Côrinhtô 2:2(For I resolved to know nothing while I was with you except Jesus Christ and him crucified.) “Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự.” Nhà truyền giáo trẻ tuổi tử vì đạo tên Jim Elliot đã tuyên bố một câu mà không có triết lý nào ở trên đời này có thể so sánh cho bằng: “He is no fool who gives what he cannot keep, to gain what he cannot lose.” Tạm dịch: “Không ai là kẻ dại mà lại dám chịu mất những gì mình không thể giữ được, để nhận lãnh những gì mình không thể mất được.” Những người tin vào huyết của Chúa Giê-xu không phải là những kẻ dại đâu, vì họ là những người dám tự bỏ mình tin theo Chúa, để nhận lãnh sự sống đời đời mà không thể đánh mất được.” Bạn có sẽ sẵn sàng làm một kẻ dại cho thập tự gía của Chúa Giê-xu hôm nay không để nhận được sự sống đời đời?

 

----------------------------------------------------------

 

The Power and Wisdom in the Blood of Jesus

1 Corinthians 1:18-31

 

          Lent season before Easter is the time for us to conduct a spiritual self-exam, repent, seek God, and meditate on the cross of Jesus. Why is the cross always the center of Christianity? To answer this question, we first need to answer a basic question “Does God exist?” The Bible declares that “In the beginning, God created the heavens and the earth.” This Bible verse reveals at least two simple truths: a) Everything is not self-created, but is made by God, and b) God does not have the beginning because he is self-existed. God created mankind from the beginning with purposes to have eternal fellowship with Him, rule the earth, and enjoy all of His blessings. Since Adam and Eve sinned, these purposes were destroyed because the Perfect and Holy God could not look on evil.

 

          But by His good will, God already had a plan to save mankind from the judgment of sins and restore the relationship with us. This plan of salvation has been foretold through the prophets and illustrated by the sacrifices of many sheep, goats, and bulls by the Israelites. But the blood of these animals through many generations could not take away the sins of the world, so that Jesus, the Lamb of God, had to come and die on the cross.

 

          To the Jews and Greeks, the cross is foolish because they are looking for miraculous signs and wisdom. But the apostle Paul declared that the cross where Jesus once died is the power and wisdom of God; and of course, it is not the wooden cross, but the blood of Jesus. What power can the blood of Jesus do? It takes away the sins of the world, reconciles justified sinners with the Holy God as in the beginning, cleanses our consciences to serve the living God, and boldly leads believers to receive the eternal inheritance one day. The cross is also the perfect wisdom of God because where both the righteousness and love of God meets that none of the worldly wisdom can satisfy fully. Question about the destiny of mankind is always a mystery. To answer this question, a person must seek to understand who created life and with what purposes. God created our life with a purpose to have eternal fellowship with Him. Sin destroyed it. Christ died on the cross to take away the sin and its penalty. Jesus’ blood restores the relationship by giving all who believes the eternal life. Only one question left for you is “do you believe it and is willing to trust Jesus?”