Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 49

Lương Tâm Thánh Sạch

(The Clear Cosncience)

1 Timôthê 1:18-19

 

 

“Hỡi Ti-mô-thê, con ta, sự răn bảo mà ta truyền cho con, theo các lời tiên tri đã chỉ về con, tức là, phải nhờ những lời đó mà đánh trận tốt lành, 19 cầm giữ đức tin và lương tâm tốt. Mấy kẻ đã chối bỏ lương tâm đó, thì đức tin họ bị chìm đắm.”

 (Timothy, my son, I am giving you this command in keeping with the prophecies once made about you, so that by recalling them you may fight the battle well, 19 holding on to faith and a good conscience, which some have rejected and so have suffered shipwreck with regard to the faith.)

 

 

I. Lương Tâm Hướng Dẫn

 

Chúng ta đang sống thì cần đến rất nhiều thứ để hướng dẫn cuộc đời của mình. Mỗi ngày chúng ta nhờ cái đồng hồ để báo thức cho mình biết khi nào phải làm những việc cần thiết trong cuộc sống, như là dậy sớm cho đúng giờ để đi làm hay đón xe bus đi học. Chúng ta cần có những cái bản đồ, máy GPS để chỉ dẫn cho chúng ta biết đường đi, hầu có thể đến được chỗ mình đang tìm một cách bình an. Chúng ta cần những lời chỉ dẫn/khuyên bảo của các bậc phụ huynh, thầy cô để có thể đạt được sự thành công, tiến bộ và làm một công dân tốt trong xã hội. Nhưng còn một thứ nữa, rất quan trọng ở ngay trong lòng mỗi người chúng ta mà ai cũng cần hết, để hướng dẫn/thúc dục mình biết ý thức làm những điều tốt lành và tránh những điều gian ác, đó chính là lương tâm con người.

 

Lương tâm là một thứ mà “ông Trời” đã đặt trong lòng của mỗi người chúng ta, và có lẽ đây là một trong những lý do mà loài người được dựng nên giống hình ảnh của Ngài từ lúc ban đầu. Có lẽ hai điều rõ ràng nhất để chứng minh sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, thứ nhất đó là những tạo vật lạ lùng bên ngoài được dựng nên xung quanh mà ai trong chúng ta cũng thấy trước mắt, và thứ hai đó là lương tâm bên trong lòng mỗi người chúng ta mà chính Chúa đã đặt để. Trong sách Rôma 2:14-15 có chép – (Indeed, when Gentiles, who do not have the law, do by nature things required by the law, they are a law for themselves, even though they do not have the law. 15 They show that the requirements of the law are written on their hearts, their consciences also bearing witness, and their thoughts sometimes accusing them and at other times even defending them.) “Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. 15 Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình.” Sứ đồ Phaolô nói kể cả những người ngoại là người không biết luật pháp của Chúa, nhưng có lương tâm trong lòng hướng dẫn cuộc sống của họ, cáo gíac khi làm điều sai và bênh vực khi làm việc lành. Cho dù người sống ở thời cổ đại, hay như chúng ta sống trong thời văn minh hiện đại có máy điện toán, I-phone đi nữa thì ai nấy đều đã có lương tâm trong lòng để hướng dẫn mình. Có người định nghĩa lương tâm là “tiếng nói nho nhỏ” ở trong lòng, mà làm chúng ta khó chịu, bức rức, nó cáo trách, buộc tội khi chúng ta làm một điều gì đó trái ngược với tiêu chuẩn đạo đức, hay vui thỏa khi mình làm trọn được điều đạo đức đòi hỏi.

 

a) Chẳng hạn như từ đời xưa, tổ phụ loài người là Ađam và Êva đã một lần phạm tội như có chép trong sách Sáng Thế Ký 3:6-8 thì sau đó “lương tâm” của họ bị cắn rứt, nên tự thấy mình lõa lồ, mà lại còn đi ẩn núp tránh khỏi Đức Chúa Trời nữa – (When the woman saw that the fruit of the tree was good for food and pleasing to the eye, and also desirable for gaining wisdom, she took some and ate it. She also gave some to her husband, who was with her, and he ate it. 7 Then the eyes of both of them were opened, and they realized they were naked; so they sewed fig leaves together and made coverings for themselves. 8 Then the man and his wife heard the sound of the Lord God as he was walking in the garden in the cool of the day, and they hid from the Lord God among the trees of the garden.) “Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. 7 Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân. 8 Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.”

 

b) Trong thời Tân Ước có chép về một môn đồ của Chúa Giê-xu là ông Guiđa Ícariốt đã phạm tội phản bội đi bán Thầy mình bằng 30 nén bạc, sau này ông bị lương tâm mình cắn rứt, bèn hối hận và làm một điều dại dột, như có chép trong Mathiơ 27:3-5(When Judas, who had betrayed him, saw that Jesus was condemned, he was seized with remorse and returned the thirty pieces of silver to the chief priests and the elders. 4 “I have sinned,” he said, “for I have betrayed innocent blood.” “What is that to us?” they replied. “That’s your responsibility.” 5 So Judas threw the money into the temple and left. Then he went away and hanged himself.) “Khi ấy, Giu-đa, là kẻ đã phản Ngài, thấy Ngài bị án, thì ăn năn, bèn đem ba chục miếng bạc trả cho các thầy tế lễ cả và các trưởng lão, 4 mà nói rằng: Tôi đã phạm tội vì nộp huyết vô tội! Song họ đáp rằng: Sự đó can gì đến chúng ta? Mặc kệ ngươi. 5 Giu-đa bèn ném bạc vào đền thờ, liền trở ra, đi thắt cổ.”

 

Theo nguyên nghĩa của chữ lương tâm, hay tiếng Anh gọi là “conscience” nghĩa là “moral awareness,” tạm dịch là sự tự xét bên trong lòng (self-judgment) và nhận thức được điều nào đúng hay việc nào sai, dựa theo một số những tiêu chuẩn đạo đức nào đó. Bởi lương tâm, chúng ta tự nhận biết việc nói láo, giết người, ăn cắp là những điều gian ác phải tránh làm, và tinh thần nói thật, sống lương thiện, lòng thương người là những điều nên làm. Vì vậy mà con cọp sau khi giết một người ăn thịt thì nó về nghủ yên, không thấy điều gì sai; nhưng con người lỡ giết ai rồi thì hối hận và bức rức suốt đời, cũng vì bị lương tâm cáo trách.

 

 

II. Lương Tâm Chai Lì

 

Điều cũng phải hiểu nữa là “lương tâm con người” không phải lúc nào cũng đúng, vì sẽ có lúc nó bị méo mó, lệch lạc theo hoàn cảnh xã hội, lý dó là vì bị ô nhiễm bởi những áp lực của tội lỗi trong thế giới mờ tối này. Có người định nghĩa lương tâm là “moral compass,” dịch ra là “cái địa bàn của đạo đức.” Cái địa bàn thì lúc nào cũng có một cái kim luôn chỉ hướng Bắc dù cho quí vị để cái địa bàn đó ở chỗ nào đi nữa, để làm tiêu chuẩn hướng dẫn lối đi cho những ai muốn xử dụng nó. Nhưng tỉ dụ chúng ta để cái địa bàn bên cạnh một cục lâm châm, thì sức hút của lâm châm (magnetic force) sẽ làm cho mũi kim chỉ hướng Bắc không còn hiệu nghiệm nữa, không chính xác, và không thể còn dựa trên đó mà định hướng đúng được nữa. Cũng vậy, lương tâm của con người cũng có lúc bị lệch lạc, không còn đáng tin cậy nữa, vì sự ảnh hưởng của những áp lực xấu xa trong thế gian mờ tối này thuộc của ma quỉ, đầy dẫy trên TV, phim ảnh, báo chí, Internet và nhạc lý, kể cả tiếng nói của những người nổi tiếng hay có chỗ đứng lãnh đạo cao trong xã hội ngày nay. Có người nói có lẽ đúng, ai càng sống lâu thì lương tâm của người đó càng dễ bị lệch lạc hơn là lương tâm của một đứa trẻ con, chưa bị ô nhiễm nhiều của những thói tục ở đời này. Vì vậy chúng ta thường nói “con nít” thì ngây thơ là vậy. Câu chuyện trong Kinh Thánh về một người phụ nữ bị dân chúng bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong Giăng 8, họ đem đến Chúa để kết tội có nên ném đá bà này theo luật pháp của Môise không? Chúa Giê-xu yên lặng một hồi lâu rồi trả lời một câu hỏi đụng sâu đến lương tâm của đám đông: (“Let any one of you who is without sin be the first to throw a stone at her.”) “Ai trong các ngươi là người vô tội, hãy trước nhất ném đá vào người.”  Sau khi Chúa phán điều này thì Kinh Thánh chép: (At this, those who heard began to go away one at a time, the older ones first.) “Khi chúng nghe lời đó, thì kế nhau mà đi ra, những người có tuổi đi trước.” Tại sao những người có tuổi lại bỏ đi trước? Vì lương tâm họ đã giúp họ tự xét và ý thức mình là những người phạm nhiều tội hơn, vì sống lâu hơn trên trái đất đầy dẫy những xấu xa này.

 

Trong 1 Tim. 4:1-2 sứ đồ Phaolô khi dạy dỗ cho Timôthê có nhắc đến một loại lương tâm đã bị chai lì mà có thể dẫn đến sự bội đạo như sau – (The Spirit clearly says that in later times some will abandon the faith and follow deceiving spirits and things taught by demons. 2 Such teachings come through hypocritical liars, whose consciences have been seared as with a hot iron.) “Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ, 2 bị lầm lạc bởi sự giả hình của giáo sư dối, là kẻ có lương tâm đã lì.” Tại sao lại có tình trạng lương tâm bị chai lì, nhất là trong thời kỳ sau rốt? Bạn có bao giờ đi nhổ và trám răng chưa? Việc đầu tiên mà vị nha sĩ phải làm là chích thuốc tê vào cái nứu răng của quí vị, làm cho nó tê đi, để có thể nhổ, mài và trám răng mà bạn không bị đau. Sau khi trám xong, cái má và miệng của mình vẫn còn có thuốc tê, cứng đơ, đụng vào không thấy đau hay nhột vì thuốc tê đã làm mất cảm giác của các giây thần kinh rồi. Có những người cứ không chịu nghe những lời cảnh cáo của lương tâm trong lòng về những việc gian ác mình đang làm, nhưng họ cứ phớt lơ, cứ lấy đủ thứ lý do bào chữa, cứ trì hoãn trong sự ăn năn, cho đến một giai đoạn kinh khủng đó là lúc lương tâm của họ không còn cảm giác nào nữa, bị chai lì, để rồi cuộc sống của họ sẽ đi vào chỗ hư mất mà thôi. Tại sao ở nước Mỹ này có nhiều những tình trạng của những “serial killers” (kẻ giết ngầm)? Họ là những kẻ giết người không gớm tay, họ lạnh lùng trước những việc làm gian ác của mình, vì lương tâm họ đã bị chai lì, và một phần lớn gây ra điều này bởi vì lương tâm đã bị “corrupted/polluted,” nghĩa là bị ô nhiễm bởi những trò chơi video điện tử giết người không gớm tay, từ ngày này đến ngày nọ, đêm này đến đêm nọ, và tháng này đến tháng kia, phải có cái gì đã làm sai lệch lương tâm của họ chứ? Thời Đức Quốc Xã, Hítle đã nhồi xọ nhiều người đến nỗi lương tâm họ nghĩ rằng việc tuyệt chủng dân Do Thái khỏi mắt đất là một điều lành cần làm cho thế giới, vì lương tâm đã bị chai lì.

 

Sự đánh mất cảm giác cho lương tâm không phải đến trong một ngày một đêm, nhưng bởi vì chúng ta cho phép sự hững hờ, nguội lạnh thấm vào lòng của mình mỗi ngày một chút, mà rồi từ từ dẫn đến một tình trạng nguy hiểm đó là có thể bội đạo một ngày. Bỏ đi nhóm một tuần thấy lương tâm bị bức rức và ái ngại, bỏ đi nhóm 2 tuần thấy lương tâm cũng ok, bỏ đi nhóm 3 tuần thấy việc đi nhóm trở nên không mấy là quan trọng, đến tuần thứ tư thì lương tâm tự nghĩ tôi đi nhóm có được gì đâu, không cần thiết nữa, vì nó đã bị chai lì theo thời gian. Nói láo với cha mẹ một lần để đi chơi với bạn trai/gái thì thấy lương tâm cắn rứt, nói láo lần thứ hai thấy cũng ok vì đâu có ai biết, nói láo lần thứ ba thấy chẳng có gì xấu cả vì mọi người bạn mình đứa nào cũng làm hết, đến nói láo lần thứ tư thì quá trễ rồi, cuối cùng nằm trong nhà thương với những ống dẫn caosu trên người vì gặp phải tại nạn xe cộ khi người bạn trái/gái với mình lái xe lúc say rượu. Lương tâm chai lì thì không còn nghe đến hay chú ý đến những lời cảnh cáo ở trong lòng nữa là những điều có ích lợi cho đời sống của chúng ta. Lái xe có những đèn báo hiệu thường là màu đỏ, để giúp cảnh cáo cho chúng ta những điều nguy hiểm đang xảy đến mà lo đề phòng. Chẳng hạn như tiếng kèn báo hiệu khi chúng ta bước ra khỏi xe mà chưa tắt đèn, để không bị hết bình điện. Tiếng báo động sắp sửa hết xăng để lo vào đổ xăng ngay không thì xe hết chạy. Đèn đỏ nổi lên báo hiệu máy xe bị nóng, để biết ngừng lại, khám phá ra điều làm hư, và sửa chữa ngay không khẻo xe bị nằm đường. Một cô thiếu nữ là hội viên hội thánh đi học ở New Orleans, mua một chiếc xe cũ. Bỗng nhiên một buổi tối nghe cô gọi trên điện thoại nhờ đến giúp đỡ vì xe bị nằm đường ở I-10. Khi tôi và một anh trong Hội Thánh đến mở nắp xe lên thì thấy dầu nhớt văng tùm lum. Hóa ra là vì xe cô bị hư máy bơm nước, đèn đỏ nổi lên báo hiệu máy xe bị nóng, nhưng cô không biết, cứ tiếp tục chạy trên xa lộ 60 mph cho đến lúc xe bị lột dên. Những dấu hiệu báo động của lương tâm là điều tốt mà Đức Chúa Trời đã đặt trong lòng con người, để biết tránh những tai họa mà chúng ta không chịu nghe, cứ phớt tỉnh, cứ lấy đủ mọi lý do để bào chữa, thì một ngày chiếc thuyền đức tin của chúng ta sẽ bị chìm đắm trong sự hư mất mà thôi, như có chép rõ trong câu gốc – “cầm giữ đức tin và lương tâm tốt. Mấy kẻ đã chối bỏ lương tâm đó, thì đức tin họ bị chìm đắm.” (holding on to faith and a good conscience, which some have rejected and so have suffered shipwreck with regard to the faith.) Lương tâm có thể so sánh như “cái bánh lái” của chiếc thuyền đức tin của mình; nhưng nếu cái bánh lái đó không còn xử dụng được nữa, thì chiếc thuyền sẽ chắc chắn bị trôi dạt, đụng vào những hóc đá và rồi chìm đắm trong biển sâu mà thôi, phải không? Đừng để lương tâm mình bị “corrupted, polluted,” bị ô nhiễm, bị “virus” với những thuyết lý của đời này, mà dẫn đến một tình trạng mà chúng ta có hai lỗ tai đó, nhưng đã bị điếc không còn nghe được lời cáo trách của lương tâm mình nữa. Có hai tình trạng nguy hiểm mỗi con cái Chúa phải canh chừng, thường xuyên tự xét, mà đừng để bị trôi lạc đến tình trạng của một lương tâm chai lì:

 

1) Luôn canh chừng và tự xét xem mình có đang đến một tình trạng không còn thích nghe những lẽ thật nữa chăng? Lời Chúa giảng dạy mỗi Chúa Nhật nghe thấy thật là chán ngán. Trong 2 Timôthê 4:3-4 sứ đồ Phaolô đã cảnh cáo điều này – (For the time will come when people will not put up with sound doctrine. Instead, to suit their own desires, they will gather around them a great number of teachers to say what their itching ears want to hear. 4 They will turn their ears away from the truth and turn aside to myths.) “Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình, 4 bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn.”

 

2) Tình trạng nguy hiểm thứ hai làm cho lương tâm bị mất cảm giác, đó là tình trạng không còn chịu nghe những lẽ thật nữa, nghĩa là bắt đầu bỏ nhóm, bỏ học lời Chúa. Trong Mathiơ 13:14-15 chính Chúa Giê-xu cũng nói đến tình trạng này – (In them is fulfilled the prophecy of Isaiah: “‘You will be ever hearing but never understanding; you will be ever seeing but never perceiving. 15 For this people’s heart has become calloused; they hardly hear with their ears, and they have closed their eyes.) “Vậy, về họ, đã được ứng nghiệm lời tiên tri của Ê-sai rằng: Các ngươi sẽ lắng tai nghe, mà chẳng hiểu chi; Lấy mắt xem mà chẳng thấy chi. 15 Vì lòng dân nầy đã cứng cỏi; Đã làm cho nặng tai và nhắm mắt mình lại.” Nhắm mắt lại rồi thì chiếc thuyền đức tin của mình sẽ bị dẫn đến chỗ chìm đắm hư mất mà thôi. Câu chuyện về một người đàn ông nuôi một có chó rất trung thành. Một buổi tối kia con chó thấy một tên trộm đang rình mò ở ngoài để vào ăn cướp nhà ỗng, mà người đàn ông này không biết, chỉ nghủ say. Con chó sủa liên hồi lớn tiếng mà làm cho người đàn ông này thức dậy; bị mất giấc nghủ ông đâm ra tức giận rủa con chó, rồi đi nghủ lại tiếp. Nhưng có chó không chịu thua và nó cứ tiếp tục sủa lớn tiếng để báo cho chủ mình biết. Người đàn ông lại bị thức giấc, bực mình bèn đá con chó vào góc tường bị thương nặng, rồi đi nghủ lại. Sáng hôm sau ông thức dậy, thì tất cả của cải tiền bạc của ông để dành mấy lâu nay mất hết, vì con chó bị thương không sủa được nữa. Sẽ có một ngày lương tâm sẽ không còn “sủa” nữa cho một số người, kể cả cho con cái Chúa; các vị mục sư không còn giảng lời Chúa nữa, không còn những người đi làm chứng đạo để mời gọi nữa, và đời sống của vô số những người này sẽ bị chìm đắm trong sự hư mất mà thôi! Không có tình trạng nào nguy hiểm cho bằng khi lương tâm đã bị chai lì, mất cảm giác, đến nỗi không còn phân biệt được điều lành và việc làm ác, nhưng chỉ ùa theo đám đông và thỏa mãn những ham muốn xác thịt mà thôi. Còn nguy hiểm hơn nữa cho lương tâm chai lì đó là bắt đầu xem những điều ác, những việc làm “loạn luân,” như là việc phá thai, đồng tính luyến ái, việc ăn nghủ không cần cưới hỏi là việc thường tình mà thôi, phải được bảo vệ, phải được trợ giúp bởi tiền của chính phủ, và gọi nó với một danh từ rất đẹp, đó là “sự tự do công bằng của con người.”

 

 

III. Lương Tâm Thánh Sạch

 

Làm sao luôn có được một lương tâm thánh sạch làm “kim chỉ nam” hướng dẫn đời sống mình? Sứ đồ Phaolô trong câu gốc trước hết có nhắc đến sự liên hệ của lương tâm tốt với đức tin – “cầm giữ đức tinlương tâm tốt. Mấy kẻ đã chối bỏ lương tâm đó, thì đức tin họ bị chìm đắm.” (holding on to faith and a good conscience, which some have rejected and so have suffered shipwreck with regard to the faith.) Đức tin là nền tảng cho một lương tâm khỏe mạnh, không bị “corrupted hay polluted.”

 

1) Đức tin đơn sơ định nghĩa là tin cậy vào những lẽ thật tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể nào có một lương tâm tốt mà chưa chấp nhận trên đời này có những tiêu chuẩn đaọ đức nhất định từ Đấng Tối Cao là Đấng đã dựng nên loài người. Một trong những điều nguy hiểm có sự ảnh hưởng rất mạnh cho con người trong thời đại văn minh này, nhất là cho nhóm sinh viên học sinh, đó là thuyết “There is no absolute truth.” Đây là thuyết đang đi vào đầu óc của con em chúng ta để tự nghĩ rằng trên đời này không có một tiêu chuẩn đạo đức tuyệt đối nào hết, mọi sự chỉ là tương đối, tùy theo mỗi người tự do nghĩ và định đóan. Thuyết này rất nguy hiểm ở chỗ là gián tiếp từ chối không có một thẩm quyền nhất định nào định đóan đúng hay sai trên đời sống của một cá nhân, cho nên họ muốn làm gì tuỳ ý, không ai có quyền thẩm phán họ; họ muốn đi cưới và nằm nghủ với một con vật cũng chẳng là sai nếu điều đó lương tâm họ nghĩ là ok, họ muốn giết một bào thai cũng chẳng là ác vì chỉ là một miếng thịt/tế bào vô giác mà thôi.

 

Chúng ta được dựng nên bởi Đức Chúa Trời là Đấng có những tiêu chuẩn tuyệt đối đã định, với mục đích để bảo tồn sự sống của loài người; nếu không con người sẽ bị dẫn đến sự bại hoại và hư mất. Những tiêu chuẩn này được trực tiếp ghi chép rõ ràng trong luật pháp tuyệt đối của Đức Chúa Trời, để hướng dẫn lương tâm chúng ta, chẳng hạn như 10 điều răn của Chúa. Thử nghĩ nếu ai muốn sống sao thì sống, không cần đến luật pháp của Chúa dạy, cứ tự do giết người, cứ làm chứng dối, cứ phạm tội tà dâm, cứ ăn cắp tùy ý thì xã hội này sẽ đi về đâu? Kẻ vô tội sẽ bị thiệt hại, kẻ yếu sẽ bị hãm hiếp, kẻ nghèo sẽ bị tiêu diệt, biết bao nhiêu những bệnh tật hiểm nghèo AIDS, hoa liễu sẽ hãm hại cuộc sống của loài người. Lời Chúa trong Kinh Thánh là nền tảng của đức tin, để hướng dẫn lương tâm của một người biết rõ và định đóan tốt và xấu, thiện và ác, mà đem ích lợi đến cho đời sống mình. Trong 2 Timôthê 3:16-17 chép rõ ích lợi của lời Chúa như sau – (All Scripture is God-breathed and is useful for teaching, rebuking, correcting and training in righteousness, 17 so that the servant of God may be thoroughly equipped for every good work.) “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17 hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”

 

2) Không phải tin mà thôi, nhưng còn phải cầm giữ đức tin đó nữa. Động từ “cầm giữ,” thứ nhất nói lên sự vâng phục làm theo những lẽ thật mình đã tin, chứ không phải nghe rồi để đó. Biết bao nhiêu lần chúng ta đến nhà thờ nghe lẽ thật của Chúa giảng dạy, nhưng lương tâm chai lì của chúng ta cứ tỉnh bơ, vì theo thói kiêu ngạo đó là tôi không cần phải nghe thêm một điều gì nữa vì tôi có đủ đạo đức hơn người ngồi bên cạnh, không ai có quyền bảo tôi phải làm gì được vì sự tự do cá nhân của tôi, không ai có quyền đụng đến những việc làm trong đời tư của tôi, để rồi sự nghe và hiểu lẽ thật của lời Chúa trở nên vô ích cho chúng ta mà thôi. Không phải vâng giữ thôi, mà còn phải cầm chắc những lẽ thật, có nghĩa là bám chặt vào nó, đừng để nó tuột ra khỏi lòng của mình, mà để những triết lý hay thói tục ở đời này đi thế vào. Trong Hêbêrơ 10:25 nhắc chúng ta một phương cách kỷ luật căn bản để “nắm chặt” những lẽ thật – (not giving up meeting together, as some are in the habit of doing, but encouraging one another—and all the more as you see the Day approaching.)chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” Một tuần lễ chúng ta bỏ nhóm, bỏ học lớp Kinh Thánh, có nghĩa là một tuần lễ đức tin chúng ta bị yếu kém hơn, vì không được bổ dưỡng bởi lời và lẽ thật của Chúa; và cùng một lúc có nghĩa là lương tâm chúng ta sẽ bị chai lì hơn một chút, vì được nuôi bởi những điều khác thuộc của thế gian này. Nếu sáng Chúa Nhật mình không ở trong nhà của Chúa thì mình sẽ ở đâu? Chắc chắn sẽ ở với thế gian mà thôi!

 

3) Khi cầm giữ được đức tin thì cái “kim chỉ nam” của lương tâm chúng ta mới chính xác trong mọi sự định hướng đi trong cuộc đời mình, và khi mình quyết định làm theo sự “định hướng” của lương tâm thánh sạch thì chắc chắn sẽ dẫn chúng ta đến một đời sống tốt lành và thỏa lòng.

 

Lễ Thương Khó và đại lễ Phục sinh qua rồi còn gì nữa không? Không phải Chúa Giê-xu đã chết chỉ để chuộc mọi tội lỗi của chúng ta; không phải Chúa Giê-xu đã sống lại để bảo đảm cho chúng ta sự trông cậy chờ đợi sự sống lại và sống đời đời một ngày trong nước thiên đàng mà thôi, nhưng Chúa Giê-xu đã chết và sống lại còn để làm sạch và làm mới lại lương tâm của chúng ta ngay hôm nay. Chúa Thánh Linh là tiếng nói nho nhỏ hướng dẫn lương tâm của chúng ta sống một đời sống hiện tại không chỗ trách được, không bị chìm đắm trong những thói tục của thế gian này. Trong Rôma 9:1(I speak the truth in Christ—I am not lying, my conscience confirms it through the Holy Spirit.) “Tôi nói thật trong Đấng Christ, tôi không nói dối, lương tâm tôi làm chứng cho tôi bởi Đức Thánh Linh.” Phaolô muốn nói rằng tiếng nói lương tâm của tôi và tiếng nói của Chúa Thánh Linh hướng dẫn đời tôi là một! Chúng ta phải tập trau dồi đức tin của mình, và giữ lòng mình đầy dẫy một lương tâm thánh sạch là lương tâm thường xuyên được rửa sạch bởi lời của Chúa để được đến gần Chúa và sống đẹp lòng Ngài. Hêbêrơ 10:22(let us draw near to God with a sincere heart and with the full assurance that faith brings, having our hearts sprinkled to cleanse us from a guilty conscience and having our bodies washed with pure water.) “nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa.” Câu chuyện về một người phụ nữ mỗi ngày nhìn qua cửa sổ nhà mình thì cứ hay chê trách và phàn nàn là nhà của người hàng xóm mình trông thấy dơ dáy, cần được sơn phết lại. Cho đến một ngày đứa bé gái dọn dẹp và lấy khăn lau cái kính của cửa sổ, thì lúc đó người phụ nữ mới thấy rõ được căn nhà của người hàng xóm thật là đẹp và sạch sẽ như thế nào. Lý do không phải là căn nhà của người hàng xóm cũ kỹ cần lớp sơn mới, nhưng chính là cái kính cửa sổ dơ của người phụ nữ đó. Chúng ta cần có lương tâm để hướng dẫn đời sống của mình, nhưng lương tâm đó phải được thánh sạch, rửa sạch bởi lời của Chúa, không thì nó sẽ hướng dẫn chúng ta đi vào những điều hư mất mà thôi, để rồi một ngày chiếc thuyền đức tin của mình đắm chìm vô ích sao?

   

Quí vị có muốn đức tin của mình bị dẫn đến chỗ bị đắm chìm không? Quí vị có muốn một lương tâm luôn thánh sạch, để hướng dẫn chúng ta trong mọi sự suy nghĩ, lời noí và việc làm đẹp ý Chúa không? Chúng ta phải chấp nhận lời Chúa là những tiêu chuẩn nhất định cho đức tin của mình. Chúng ta phải trau dồi thường xuyên suy gẫm lời lẽ thật của Chúa mỗi ngày. Chúng ta phải hết sức cầm giữ làm theo những lẽ thật đã học biết. Khi lương tâm bởi Đức Thánh Linh cáo giác thì hãy mau làm theo sự hướng dẫn của Chúa. Đừng để bị dẫn đến tình trạng chai lì, mất cảm giác, để rồi chúng ta bị dẫn đến chỗ hư mất sao?

 

 

------------- Lời Mời Gọi

 

Đời sống chúng ta cần nhiều sự hướng dẫn, từ phương diện máy móc tiện nghi, cho đến cả vấn đề đạo đức nữa. Từ lúc ban đầu, Đức Chúa Trời đã đặt lương tâm vào lòng con người, để cáo gíac khi làm điều sai và bênh vực/khen thưởng khi làm điều lành. Nhưng trong thế gian mờ tối này, đang có biết bao những luồng gió thổi, những đạo lạc, những điều dơ dáy/bẩn thỉu đang làm méo mó, lệch lạc lương tâm của loài người. Lương tâm bị trôi lạc đến tình trạng mà một số người đã xem những điều gian ác trở thành những điều bình thường, lối sống tự nhiên mà còn cần phải được bảo tồn và phô trương ra nữa. Không phải cho những người chưa tin mà thôi, nhưng kể cả cho con cái Chúa, một số lương tâm đang bị trôi lạc theo những sự suy nghĩ/ham muốn của cá nhân, bị chai lì, mà nay tự nghĩ tôi không cần Chúa hướng dẫn đời sống tôi, gia đình tôi nữa. Họ đã bỏ nhóm mà không thấy một chút áy náy gì cả. Họ giận dữ khi lời Chúa đụng đến tội lỗi của mình. Con thuyền đức tin của họ đang trên đà chìm sâu trong biển cả hư mất mà cứ tỉnh bơ.

 

Quí vị có thường “tự xét” lương tâm của mình không? Nó còn có “răng” không để “cắn rứt” chúng ta khi làm những điều sai lầm? Lương tâm chúng ta có còn sự nhạy cảm của lời cáo trách về tội lỗi của Thánh Linh không, hay đã chai lì, tỉnh bơ? Địa bàn của lương tâm quí vị như thế nào? Cái kim của nó có vẫn chỉ đúng “hướng Bắc” không hay đang bị lôi kéo theo những luồng gió của đời này? Cần làm gì để sửa lương tâm lại cho ngay thẳng? Chỉ có những lẽ thật trong lời của Chúa là ngay thẳng mà thôi – đó là điều phải tin và cầm giữ. Vậy thì sao không chịu thường xuyên học lời Chúa mà lại bỏ nhóm vậy? Nhạy cảm với những lời cáo trách của Chúa Thánh Linh, để luôn thường xuyên tự xét và ăn ở cho có lương tâm, không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt mọi người.

     


The Clear Conscience

(Hebrews 1:18-19)

 

“Timothy, my son, I am giving you this command in keeping with the prophecies once made about you, so that by recalling them you may fight the battle well, 19 holding on to faith and a good conscience, which some have rejected and so have suffered shipwreck with regard to the faith.”

 

 

We depend on many things in guiding our life to a safe and satisfied living. We need a clock to tell us when to execute our important plans, a GPS system to show the directions where to go, and instructions from parents and teachers to live successfully. For morality, we need the conscience to guide us in determining right from wrong. Conscience is a part of human that God once placed in our heart. It liked a “small voice” that induces a mental guilt when we violate or good feelings when we conform to certain value system. However, our conscience can be seared by the deceiving spirits of this dark world. Habitual sins, lies, excuses, and hypocrisy can numb our conscience to the point that we can start seeing evils as goods and even celebrate and support them. Our calloused conscience will ignore the warning signs that try to prevent us from a shipwreck. The worst condition of a corrupted/polluted conscience is that when our ears reject listening to the truths of God’s word.

 

How can you have a healthy conscience as our guide? First, have faith in God. Faith can be simply defined as believing in the absolute truths of God’s word. These truths are expressed in the commandments of God with a clear purpose to protect our human life. Secondly, holding on tight to these truths means to practice what we hear by obeying them. Do not neglect the regular assembly together for worship and studying the Bible. Jesus’ resurrection does not give us just the eternal hope, but a clear conscience for the present to live a godly life pleasing to God. We must constantly wash our conscience “window” with the pure water of the word and the conviction of the Holy Spirit. Our consciously guide should be the same voice as of the Holy Spirit.