Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 50

Tìm Kiếm Ý Chúa

(Seeking God’s Will)

Mathiơ 26:39

 

 

“Rồi Ngài (Chúa Giê-xu) bước tới một ít, sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha.”

(He went a little farther and fell on His face, and prayed, saying, “O My Father, if it is possible, let this cup pass from Me; nevertheless, not as I will, but as You will.”)

 

 

Nếu hỏi mục đích cho đời sống của cơ đốc nhân là gì thì câu trả lời của quí vĩ sẽ là chi? Có thể tóm tắt đó là thông biết Chúa hơn mỗi ngày và sống vâng phục làm theo ý Ngài muốn. Câu hỏi “làm sao tôi biết ý Chúa cho mình” là câu hỏi rất nhiều con cái Chúa hay thắc mắc. Hay nói cách khác, khi chúng ta không còn có suy nghĩ đến câu hỏi này thì chúng ta cần xét lại đức tin của mình; vì như đã nói, mục đích cho đời sống của mỗi kẻ tin đó là thông biết Chúa và làm theo ý Ngài muốn. Trong Mathiơ 12:50 Chúa Giê-xu đã một lần phán – (For whoever does the will of My Father in heaven is My brother and sister and mother.”) “hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy.” Nghĩa là thuộc ở trong gia đình của Chúa. Trong Mathiơ 7:21 Chúa Giê-xu phán ngược lại – (“Not everyone who says to Me, ‘Lord, Lord,’ shall enter the kingdom of heaven, but he who does the will of My Father in heaven.) “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.” Đây không có nghĩa là một người phải làm trọn ý muốn của Chúa thì mới được cứu rỗi vào nước thiên đàng, nhưng làm theo ý muốn Chúa là bằng cớ tự nhiên theo sau chúng ta đã tin nhận Chúa và là con cái của Ngài, thuộc trong đại gia đình của Đức Chúa Trời. Sau khi một cái cầu được xây xong, vị kỹ sư đến đó và đem ra mọi dụng cụ để thử cái cầu mới xây thì có người hỏi: “Cầu mới này sẽ bị xập sao mà làm gì thử vậy?” Vị kỹ sư trả lời: “Không, tôi thử nó để chứng minh cầu đã xây này rất chắc và bảo đảm cho mọi người đi qua được.”  

 

Một số người tự nghĩ ý Chúa là một điều gì rất huyền bí mà không ai có thể hiểu được, cho nên họ không nên bận tâm tìm kiếm. Một số khác không muốn đá đụng đến câu hỏi này, vì có khái niệm ý Chúa luôn đem thêm gánh nặng cho đời sống, ràng buộc sự tự do của mình, nên cũng không thèm tìm kiếm làm chi cho mệt. Đây là những sự suy nghĩ sai lầm, vì lẽ thật đó là Chúa muốn chúng ta biết ý của Ngài, và sống trong ý muốn của Chúa, để kinh nghiệm mọi phước lành thật Chúa dành cho mỗi chúng ta. Trong Êphêsô 5:17 sứ đồ Phaolô nhắc nhở – (Therefore do not be unwise, but understand what the will of the Lord is.) “Vậy chớ nên như kẻ dại dột, nhưng phải hiểu rõ ý muốn của Chúa là thế nào.” Côlôse 1:9 sứ đồ Phaolô cầu nguyện gì cho anh chị em mình – (For this reason we also, since the day we heard it, do not cease to pray for you, and to ask that you may be filled with the knowledge of His will in all wisdom and spiritual understanding;) “Cho nên, chúng tôi cũng vậy, từ ngày nhận được tin đó, cứ cầu nguyện cho anh em không thôi, và xin Đức Chúa Trời ban cho anh em được đầy dẫy sự hiểu biết về ý muốn của Ngài, với mọi thứ khôn ngoan và hiểu biết thiêng liêng nữa.” Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành; Chúa có chương trình tốt lành cho mỗi người chúng ta và Chúa muốn khải thị ý của Ngài trong những chương trình tốt lành này cho chúng ta biết. Trong Giêrêmi 29:11 chép rõ – (For I know the thoughts that I think toward you, says the Lord, thoughts of peace and not of evil, to give you a future and a hope.) “Chúa phán: "Vì chính Ta biết rõ chương trình Ta hoạch định cho các ngươi. Ta có chương trình bình an thịnh vượng cho các ngươi, chứ không phải tai họa. Ta sẽ ban cho các ngươi một tương lai đầy hy vọng”

 

Làm sao biết ý Chúa đây? Bốn yếu tố căn bản để nhận biết rõ được ý Chúa cho mình.

 

1) Mối liên hệ mật thiết

 

Yếu tố căn bản và quan trọng nhất đó là chúng ta càng bước gần Chúa thì càng biết rõ ý của Ngài. Tôi biết rõ vợ tôi hơn tất cả các người phụ nữ khác vì lẽ tự nhiên tôi thường xuyên ở với người.  Điều kiện thứ nhất để có thể biết được ý Chúa phán cùng mình đó là chúng ta phải thuộc của Ngài và có một mối liên hệ mật thiết với Chúa, còn nếu không chúng ta sẽ không còn phân biệt được thế nào là tiếng Chúa phán cùng mình, hay là lời dụ dỗ của ma quỉ. Trong Tin Lành Giăng 10:1-5, có lần Chúa Giê-xu dùng thí dụ của người chăn và chiên, để nói lên sự lệ thuộc mật thiết của chiên với người chăn của mình mà chiên nghe và quen biết tiếng của chủ mình, còn khi nghe tiếng người lạ là chiên biết tránh xa mà không bị dụ dỗ - (“Most assuredly, I say to you, he who does not enter the sheepfold by the door, but climbs up some other way, the same is a thief and a robber. 2 But he who enters by the door is the shepherd of the sheep. 3 To him the doorkeeper opens, and the sheep hear his voice; and he calls his own sheep by name and leads them out. 4 And when he brings out his own sheep, he goes before them; and the sheep follow him, for they know his voice. 5 Yet they will by no means follow a stranger, but will flee from him, for they do not know the voice of strangers.”) “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào chẳng bởi cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào từ nơi khác, thì người đó là trộm cướp. Nhưng kẻ bởi cửa mà vào, là người chăn chiên. Người canh cửa mở cho chiên nghe tiếng người chăn; người chăn kêu tên chiên mình mà dẫn ra ngoài. Khi người đã đem chiên ra hết, thì đi trước, chiên theo sau, vì chiên quen tiếng người. Nhưng chiên chẳng theo người lạ; trái lại nó chạy trốn, vì chẳng quen tiếng người lạ.” Con chó của đứa con tôi rất thính tai, xe chưa về đến garage là nó tự biết nhẩy ra khỏi chỗ nó đang nằm nghủ và sủa mừng chủ mình về. Quí vị có thật sự thuộc của Chúa và có một mối liên hệ gần gũi với Ngài không, để phân biệt nhạy bén được ý nào là ý của Chúa, hay lời đến từ ma quỉ hoặc tư dục riêng của mình? Ý muốn của Chúa có hai loại chính:

 

a) Ý muốn tổng quát của Chúa ở trong lời Kinh Thánh cho mọi con cái Chúa. Chẳng hạn như trong 1 Têsalônica 4:3 có chép ý muốn tổng quát cho mọi con cái Chúa – (For this is the will of God, your sanctification: that you should abstain from sexual immorality.) “Vì ý muốn Đức Chúa Trời, ấy là khiến anh em (tất cả mọi người) nên thánh: tức là phải lánh sự ô uế.” Chúa không bao giờ muốn bất cứ ai trong chúng ta phạm tội, điều đó là chắc chắn. 10 Điều răn của Đức Chúa Trời là những tiêu chuẩn căn bản để tất cả mọi người đều biết được ý muốn của Chúa. Chúng ta có đọc, và thuộc lòng cho chính mình không? Kinh Thánh đầy dẫy những điều răn và mạng lệnh của Chúa không phải để chúng ta đọc cho vui, nhưng để chúng ta đọc, biết ý Chúa và vâng lời làm theo.

 

b) Ý muốn của Chúa riêng cho mỗi người, hay gọi là sự kêu gọi thánh. Chẳng hạn như trong Rôma 1:1 sứ đồ Phaolô nói đến sự kêu gọi thánh của mình – (Paul, a bondservant of Jesus Christ, called to be an apostle, separated to the gospel of God) “Phao-lô, tôi tớ Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm sứ đồ, để riêng ra đặng giảng Tin Lành Đức Chúa Trời.” Phaolô biết Chúa Giê-xu cứu mình và gọi riêng mình trong chức vụ giảng tin lành, nhất là cho những người ngoại, không phải là người Do Thái. Sự kêu gọi thánh của mỗi người chúng ta khác nhau, vì vậy số lượng ân tứ được ban cho khác nhau, người thì 1, kẻ khác 2, người kia 5, chứ không có ai không có một ân tứ nào, nghĩa là không có sự kêu gọi riêng chi hết.

 

Khi có mối liên hệ mật thiết với Chúa Giê-xu, chúng ta sẽ biết rõ ý muốn của Ngài cho đời sống mình.

 

 

2) Ước muốn làm theo ý Chúa

 

Biết là một chuyện, nhưng có chịu vâng phục làm theo ý Chúa không là một chuyện khác. Biết bao nhiêu lần chúng ta đến nghe giảng, biết rõ ý Chúa cho mình, nhưng “nghe rồi để đó” chẳng có ích chi cho chúng ta chăng? Câu hỏi có 10 con ếch đứng trên bờ ao, có 5 con quyết định nhảy xuống ao, như vậy thì còn mấy con ếch ở trên bờ? Câu trả lời đúng là còn 10 con, lý do là vì 5 con quyết định nhảy, nhưng vẫn chưa nhảy xuống. Chúng ta không thiếu sự hiểu biết ý Chúa, nhưng chỉ thiếu thực hành mà thôi. Có 3 loại người cơ đốc chính trong Hội Thánh của Chúa:

 

a) Nhóm thứ nhất là những người chưa hay không biết ý Chúa cho mình là gì hết; khi nói đến vấn đề này như là một ngôn nghữ ngoại quốc, họ chẳng hiểu chi hết. Mỗi Chúa Nhật chỉ đến nhóm ra về là hết, chẳng còn nghĩ đến ý Chúa gọi mình làm chi, từ tuần này đến tuần nọ chỉ đến ngồi nghe đến “mòn ghế,” nhưng chưa hiểu ý Chúa cho mình là gì.

 

b) Nhóm thứ hai là những người biết ý Chúa cho mình là gì, nhưng vẫn còn lấy đủ lý do bào chữa chưa muốn làm: “Tôi mắc bận, tôi không có ơn, tôi mắc kẹt, tôi chưa ổn định…”

 

c) Nhóm người thứ ba là những người hiểu biết rõ ý Chúa cho mình, chức vụ Chúa giao cho và được cảm động cố gắng làm trọn, với mục đích chính đó là không phải để làm đẹp lòng thiên hạ, nhưng đẹp lòng Chúa của mình. Trong 3 loại tín đồ này, ai là người giống Chúa Giê-xu nhất? Mỗi người chúng ta hãy tự xét xem chính mình là loại cơ đốc nhân nào?

 

Ý muốn của Chúa Giê-xu khi còn sống trên đất này là muốn làm theo ý của Cha Ngài, đến nỗi Chúa so sánh như chính là “đồ ăn” của mình. Trong Giăng 4:34(Jesus said to them, “My food is to do the will of Him who sent Me, and to finish His work.) “Đức Chúa Jêsus phán rằng: Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai ta đến, và làm trọn công việc Ngài.” Ý muốn của Chúa Cha cho mình trở nên là điều căn bản phải có trong cuộc sống của Ngài, giống như thức ăn vậy, không có thì không sống được. Nếu không ăn thân xác này sẽ chết, nếu sống không làm theo ý Chúa, con người thuộc linh cũng sẽ chết. Có bao nhiêu người cơ đốc có được sự suy nghĩ giống như vậy?

 

Làm sao có được tấm lòng ham thích “đam mê” vâng phục ý Chúa? Không phải là chuyện mà xác thịt của mỗi người chúng ta thích làm, nên phải cầu xin Chúa Thánh Linh ban cho sự cảm động/thúc dục trong lòng. Trong Philíp 2:13 sứ đồ Phaolô nhắc đến sự cảm động này – (for it is God who works in you both to will and to do for His good pleasure.) “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài.” Năng lực cảm động chúng ta mạnh nhất ấy chính là sự yêu thương của Chúa Giê-xu dành cho mình. Trong 2 Côrinhtô 5:14(For the love of Christ compels us,) “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi.” Khi chúng ta đánh mất tấm lòng yêu thương Chúa vì những gì Ngài đã hy sinh cho chúng ta ở trên cây thập tự, thì chúng ta đánh mất sự cảm động để ham thích vâng phục ý Chúa. Đừng đi xa thập tự gía để không quên Chúa Giê-xu đã hy sinh cho mình thể nào mà vui vẻ hầu việc Chúa. Bài Thánh Ca nổi tiếng “Gần Thập Tự” nhắc chúng ta chớ đừng gần với thế gian!

 

Chúa là Đấng cũng hứa ban cho chúng ta tấm lòng ham thích làm theo ý của Ngài, nếu đó là điều chúng ta mong muốn và đeo đuổi. Trong Thi Thiên 37:4-5 có lời Chúa hứa như sau – (Delight yourself also in the Lord, And He shall give you the desires of your heart. 5 Commit your way to the Lord, Trust also in Him, And He shall bring it to pass.) "Cũng hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước. 5 Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, Và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy." Nếu chúng ta càng ao ước dâng cuộc đời mình cho Chúa nhiều, chúng ta sẽ biết rõ ý Chúa nhiều hơn; Ngược lại, chúng ta phó thác cho Chúa ít, thì chúng ta sẽ biết ít, đôi khi chỉ thấy lu mờ/lẫn lộn ý của Ngài; Nếu chúng ta chưa chịu dâng gì hết thì đương nhiên sẽ chẳng thấy ý Chúa chi hết! Nếu chúng ta thật sự muốn làm theo ý Chúa thì sẽ chẳng còn lý do nào để bào chữa nữa; tại vì chưa thật muốn mà thôi! Điều này cũng nhắc nhở có bao nhiêu bậc phụ huynh cha mẹ, ông bà đang cố gắng đặt trong lòng con cháu của mình sự ao ước làm theo ý Chúa; chúng nó có thấy một tấm lòng ao ước hầu việc Chúa qua chính đời sống của chúng ta không, hay chỉ thấy sự bê trễ, bề ngoài, sự hững hờ của đức tin chúng ta thôi?

 

 

3) Canh chừng ý riêng của mình

 

Điều kiện để có thể làm được ý Chúa chính là phải sẵn sàng dẹp bỏ đi ý riêng của mình. Trong thời kỳ chiến tranh nội bộ (Civil war), tổng thống Abraham Lincoln có lần nhóm một số những vị “chaplains” (mục sư trong quân đội) lại trong một bữa ăn sáng để cầu nguyện thì có một người lên tiếng: “Thưa tổng thống Lincoln, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ở bên phe chúng ta.” Nghe vậy tổng thống Lincoln đính chính trả lời ngay: “Không! Chúng ta không nên cầu xin Chúa ở bên phe chúng ta, nhưng chúng ta phải cầu nguyện là chúng ta được ở bên phe của Chúa mới đúng.”  Chúng ta không cầu xin Chúa làm đẹp ý mình, nhiều khi toàn là ý xấu mà thôi; nhưng mình là đầy tớ phải làm đẹp ý Chủ, ở trong chương trình kế hoạch tốt lành của Ngài. Chúng ta không có xin Chúa chúc phước cho việc mình muốn làm, nhưng là xin Chúa chúc phước cho mình làm việc Chúa.

 

a) Chớ lẫn lộn ý Chúa và ý người. Đương nhiên nếu là con cái Chúa thật thì ai trong chúng ta lúc nào cũng muốn sống theo ý Chúa. Mặc dầu vậy, đôi khi vì tánh xác thịt, tư dục cá nhân mà chúng ta hay bị lẫn lộn/lầm lẫn giữa ý Chúa và ý người. Chúng ta không nên bắt đầu một ý riêng gì đó và tìm kiếm những câu Kinh Thánh, hay những lời hay ý đẹp của người khác mà bao bọc nó và nói rằng đó là ý Chúa. Có một người phụ nữ trong mùa lẽ lớn đi mua một vòng đeo cổ kim cương hột xoàn thật đắt tiền. Khi về đến nhà khoe với người chồng - thì ỗng nói sao em lại đi mua cái vòng đeo cổ đắt tiền này làm chi trong lúc gia đình mình đang bị thiếu hụt tiền. Bà trả lời: "Em đâu có tính mua đâu, nhưng tự nghĩ nếu ý Chúa cho em thì em sẽ lái xe vòng quanh tiệm nữ trang này 7 lần. Nếu xong 7 lần rồi mà vẫn còn một chỗ đậu xe thì em mới vào mua. Thế là em lái xe 7 vòng, cuối cùng đến lần thứ 7 thì thấy rõ có một chiếc xe de ra và có một chỗ trống đậu xe ngay trước cửa tiệm, thì em thử hỏi anh đó không phải là ý Chúa sao?" Vô số người xưng mình là con cái Chúa nhưng “tối mù” về sự hiểu biết ý muốn của Chúa là gì, vì phần tâm linh còn đang bị cai trị bởi những tự dục xấu xa, chưa phân biệt được giữa ý Chúa và ý riêng của mình. Sự kiện xảy ra trong Mathiơ 26:6-9(And when Jesus was in Bethany at the house of Simon the leper, 7 a woman came to Him having an alabaster flask of very costly fragrant oil, and she poured it on His head as He sat at the table. 8 But when His disciples saw it, they were indignant, saying, “Why this waste? 9 For this fragrant oil might have been sold for much and given to the poor.”) “Khi Đức Chúa Jêsus ở làng Bê-tha-ni, tại nhà Si-môn là người phung, 7 có một người đàn bà cầm cái chai bằng ngọc trắng đựng dầu thơm quí giá lắm, đến gần mà đổ trên đầu Ngài đang khi ngồi ăn. 8 Môn đồ thấy vậy, giận mà trách rằng: Sao phí của như vậy? 9 Dầu nầy có thể bán được nhiều tiền và lấy mà thí cho kẻ nghèo nàn.” Lời nói bề ngoài của một môn đồ là thánh thiện, thương người “cho kẻ nghèo,” nhưng Chúa Giê-xu biết trong thâm tâm của người đó là vì lòng tham tiền bạc.

 

b) Hãy bắt chước tấm gương của Chúa Giê-xu chép trong Mathiơ 26:39(He went a little farther and fell on His face, and prayed, saying, “O My Father, if it is possible, let this cup pass from Me; nevertheless, not as I will, but as You will.”) “Rồi Ngài bước tới một ít, sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha.” Tại vườn Ghếtsêmanê, Chúa Giê-xu biết rõ và tranh đấu giữa ý của con người xác thịt mình và ý của Chúa Cha là con đường thập tự, nhưng cuối cùng Chúa đã nhường quyền của mình để "Ý Cha được nên." Có người nói đúng chăng? "Many times, God wants to bless and reveals His will to us, but our hands are too full of self-wills that God cannot give." Tạm dịch là " Nhiều khi Chúa muốn ban phước cho chúng ta, khải thị cho Hội Thánh của Chúa những chương trình dẫn đến thành công, nhưng hai bàn tay của chúng ta đang quá đầy, đang còn nắm chặt những ý riêng, nên không lấy được điều Chúa muốn ban cho." Are our hands and our heart full of the things of this world and self-wills?

 

c) Luôn tự xét canh chừng xem việc chúng ta đang tính làm có ý làm vừa lòng người ta không, hay thật sự trong lòng muốn làm theo ý Chúa? Trong Êphêsô 6:6(not with eyeservice, as men-pleasers, but as bondservants of Christ, doing the will of God from the heart,) “không phải vâng phục trước mặt người mà thôi, như các ngươi kiếm cách làm đẹp lòng người ta, nhưng phải như tôi tớ của Đấng Christ, lấy lòng tốt làm theo ý muốn Đức Chúa Trời.” Người Pharasi nhiều lần bị Chúa Giê-xu quở trách nặng nề là vì chủ đích họ làm những việc thánh thiện bên ngoài là để cho thiên hạ thấy mà tôn trọng mình, chứ không phải làm đẹp lòng Chúa. Mathiơ 6:2-6(Therefore, when you do a charitable deed, do not sound a trumpet before you as the hypocrites do in the synagogues and in the streets, that they may have glory from men. Assuredly, I say to you, they have their reward. 3 But when you do a charitable deed, do not let your left hand know what your right hand is doing, 4 that your charitable deed may be in secret; and your Father who sees in secret will Himself reward you openly. 5 “And when you pray, you shall not be like the hypocrites. For they love to pray standing in the synagogues and on the corners of the streets, that they may be seen by men. Assuredly, I say to you, they have their reward. 6 But you, when you pray, go into your room, and when you have shut your door, pray to your Father who is in the secret place; and your Father who sees in secret will reward you openly.) “Vậy, khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình, như bọn giả hình làm trong nhà hội và ngoài đường, để được người ta tôn kính. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. 3 Song khi ngươi bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì, 4 hầu cho sự bố thí được kín nhiệm; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi. 5 Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình; vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường, để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. 6 Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi.” Mỗi người chúng ta phải luôn thành thật và tự xét chính mình trong sự hầu việc Chúa và hãy luôn kiểm tra kỹ càng chủ động chính của sự hầu việc là cho Chúa và sự vinh hiển của Ngài không?

 

d) Kiểm tra coi chừng xem chúng ta đang muốn làm theo ý Chúa trong một hoàn cảnh nào đó, nhưng lại phớt lơ những chỗ khác mà ý Chúa muốn chúng ta làm trước. Chúng ta cầu nguyện xin ý Chúa được nên, cứu người này, ban phước cho kẻ kia, chữa bịnh cho kẻ nọ mà mình yêu thích; nhưng trong chính đời sống của mình còn một số người khác chúng ta còn giữ cay đắng, chưa chịu tha thứ, còn nói xấu sau lưng họ, mà không cho Chúa đụng đến.  Chúng ta nên ăn năn trước, nên giải quyết những điều này trước với những người này, rồi hãy nói lên những lời cầu nguyện cho ý Chúa được nên cho những người kia mà mình yêu thích. Chúng ta thích lớn tiếng “Amen!” những điều mình thích, nhưng còn những điều Chúa Thánh Linh cáo trách chúng ta thì sao cũng không “Amen!” đi? Câu chuyện về một vị mục sư đang muốn giảng khích lệ cho sự dâng hiến, ông bắt đầu nói: “Hội Thánh của Chúa phải mạnh mẽ bước đi theo Chúa Giê-xu như những con chiên ngoan ngoãn!” Một số người ngồi dưới la lên “Amen!” Vị mục sư nói tiếp: “Hội Thánh Chúa phải tăng trưởng chạy nhanh như ngựa mà theo Chúa Giê-xu!” Càng có thêm những tiếng la lên “Amen!” Vị mục sư có hứng la lên: “Hội Thánh Chúa phải hùng mạnh bay cao như chim đại bàng với Chúa Giê-xu!” Thế là cả Hội Thánh Chúa hầu hết ai cũng đứng lên la “Amen!” Vị mục sư bèn nói thêm: “Và ý muốn của Chúa để cho chúng ta được mạnh mẽ đó là mỗi người phải dâng hiến 1/10 tài lợi của mình.” Bỗng nhiên Hội Thánh Chúa yên lặng thật lâu và rồi có tiếng la lên ở phía đằng sau: “Thôi mục sư ơi, cho Hội Thánh bò như rùa được rồi!”  Đây có phải là thái độ chúng ta chỉ muốn làm theo ý Chúa những điều vừa lòng mình không? Ý Chúa phải làm Chủ tất cả, chứ không phải chỉ những điều hay hoàn cảnh chúng ta cho phép Chúa làm Chủ mà thôi.

 

 

4) Làm theo đúng thời điểm của Chúa muốn.     

 

Biết ý Chúa là bước đầu, có tấm lòng muốn làm theo ý Chúa là bước thứ hai, cẩn thận thành thật tự xét để chắc chắn rằng không có ý riêng xen vào, nhưng còn một bước nữa rất quan trọng đó là vâng phục ý của Chúa theo đúng thời điểm của Ngài. Chúa có thời điểm nhất định ở trong mọi chương trình của Ngài. Nôe phải đợi Đức Chúa Trời 120 năm trước khi thấy cơn đại hồng thủy đến. Môise phải đợi trong đồng vắng 40 năm trước khi Đức Chúa Trời gọi ông trở về giải cứu dân sự của Ngài. Chúng ta sống trong một thế giới rất tiện nghi nhưng vội vã, không ai muốn đợi xếp hàng, biết bao nhiêu những nhà hàng “fast food” (Ăn liền); cho nên chúng ta hay vội vã muốn chạy trước Chúa, không muốn đợi mà nhiều khi làm hỏng chuyện. Hãy học ở Chúa Giê-xu, kiên nhẫn đợi đến đúng lúc để làm trọn ý Cha. Trong Giăng 7:1-9(After these things Jesus walked in Galilee; for He did not want to walk in Judea, because the Jews sought to kill Him. 2 Now the Jews’ Feast of Tabernacles was at hand. 3 His brothers therefore said to Him, “Depart from here and go into Judea, that Your disciples also may see the works that You are doing. 4 For no one does anything in secret while he himself seeks to be known openly. If You do these things, show Yourself to the world.” 5 For even His brothers did not believe in Him. 6 Then Jesus said to them, “My time has not yet come, but your time is always ready. 7 The world cannot hate you, but it hates Me because I testify of it that its works are evil. 8 You go up to this feast. I am not yet[b] going up to this feast, for My time has not yet fully come.” 9 When He had said these things to them, He remained in Galilee.) “Kế đó, Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Ga-li-lê. Ngài không ưng đi trong xứ Giu-đê, bởi dân Giu-đa vẫn tìm phương giết Ngài. 2 Vả, ngày lễ của dân Giu-đa, gọi là lễ Lều Tạm gần đến. 3 Anh em Ngài nói rằng: Hãy đi khỏi đây, và qua xứ Giu-đê, để cho các môn đồ cũng được xem công việc thầy làm. 4 Khi nào người ta muốn tỏ mình ra, thì không ai làm kín giấu việc gì. Vì thầy làm những sự đó, hãy tỏ mình cho thiên hạ. 5 Bởi chưng chính các anh em Ngài không tin Ngài. 6 Đức Chúa Jêsus phán cùng anh em rằng: Thì giờ ta chưa đến; còn về các ngươi, thì giờ được tiện luôn luôn. 7 Thế gian chẳng ghét các ngươi được; nhưng ghét ta, vì ta làm chứng nầy về họ rằng công việc họ là ác. 8 Các ngươi hãy lên dự lễ nầy, còn ta chưa lên dự lễ đó, vì thì giờ ta chưa trọn. 9 Ngài nói xong, cứ ở lại xứ Ga-li-lê.” Chúa Giê-xu đến thế gian không phải chỉ biết rõ mục đích cho đời sống của mình là gì mà thôi, nhưng Ngài còn biết rõ khi nào là thời điểm để làm trọn mục đích của Chúa Cha trao cho mình nữa.  Nhiều lần Chúa Giê-xu chưa “ra tay” nộp mình chịu chết, vì thời điểm trong chương trình của Chúa Cha chưa đến. Khi Chúa nói mình ngồi nghỉ, thì ngồi đừng có chạy nữa; Khi Chúa nói mình đi, thì thức dậy đi theo Chúa ngay, đừng nghủ nữa; Khi Chúa nói mình chạy thì hết sức mà chạy, chứ đừng có tàn tàn, hờ hững mà bước đi, vì Ngài là Chúa và làm Chủ mỗi đời sống của chúng ta.

 

Nguyện xin lời Chúa sáng nay với bốn yếu tố căn bản giúp đỡ mỗi người chúng ta hiểu được mục đích của đời sống chúng ta là gì và làm sao tìm biết ý Chúa, để luôn sống đẹp lòng Ngài. Amen!

 

-------------- Lời Mời Gọi

 

Chúng ta đang tìm kiếm, ao ước, hay đeo đuổi gì trong cuộc sống? Rồi những điều mình gặt hái được, cuối cùng sẽ dẫn chúng ta đi về đâu? Chúng ta có hiểu câu nói: “Thuận Thiên gĩa tồn, nghịch Thiên gĩa vong” là gì không? Nghĩa là loài người thì “nhỏ bé” mọi sự phải sống lệ thuộc vào sự ban cho và ý muốn của Chúa vĩ đại. Mục đích chính của đời sống chúng ta phải là thông biết Chúa và làm theo ý muốn của Ngài. Bí quyết làm sao để biết được ý Chúa cho đời sống mình, có thể tóm tắt như sau:

 

1) Xây dựng một mối liên hệ mật thiết với Chúa.

 

2) Luôn cầu xin có sự cảm động để vui vẻ làm theo được ý Chúa.

 

3) Cẩn thận phân biệt, thường xuyên tự xét để không bị lẫn lộn giữa ý Chúa và ý người.

 

4) Vâng phục ý Chúa theo đúng thời điểm của Ngài.

 

Phước hạnh cho đời sống của một cơ đốc nhân đó là biết được ý Chúa, và sống trong ý muốn của Ngài.

 

1)) Ý Chúa không có đi ngược với lời Kinh Thánh, vậy thì hãy ham học lời Chúa và chớ bỏ sự nhóm lại như mất kẻ khác quen làm.

 

2) Phải tập kiên nhẫn mở lòng cầu nguyện tìm kiếm ý Chúa, cho dù câu trả lời đôi khi đi ngược với ý của mình muốn.

 

3) Sẵn sàng vâng lời, chứ không lấy nghe làm đủ.

 

Bước đầu tiên đó là đời sống tâm linh và thời khóa biểu hằng ngày của chúng ta có cần phải điều chỉnh lại điều gì không, để xây dựng một mối liên hệ mật thiết với Chúa, mà từ đó chúng ta biết được ý Chúa?

 

Bạn có biết ý Trời là gì không? Trong 2 Phiêrơ 3:9(The Lord is not slack concerning His promise, as some count slackness, but is longsuffering toward us, not willing that any should perish but that all should come to repentance.) “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” Chúa yêu thương bạn và không muốn bạn bị hư mất trong hồ lửa địa ngục, nên Ngài đã hy sinh chính Con Ngài để chuộc tội và cứu chúng ta. Nếu bạn tin cậy Chúa và tiếp nhận Con Trời, bạn sẽ được sự tha tội và có sự sống đời đời. Bạn sẽ chọn điều gì đây? Tin Chúa hay là cứ còn sống nghịch lại với ý Trời mà sẽ bị “gĩa vong” một ngày sao?

      


    

 

Seeking God’s Will

(Matthew 26:39)

 

The main purpose of a Christian life is to know God and obey His will. How do I know God’s will? Many Christians don’t want to know God’s will because they think that God’s will is too mysterious and burdensome. God is good and He wants us to know His will that leads to a blessed and purposeful life. The main key to know God’s will depends on our personal relationship with Him as the sheep know the voice of their Shepherd. There are two kinds of God’s wills. The common wills, which were written as commandments in the Bible, apply to every Christians. The specific wills of God are the callings to serve in different ministries. To do God’s will, we need a heart desire that is compelled by Jesus’ sacrificial love on the cross for us. We must guard ourselves from self-will, not just to please the crowds. Also, we cannot ask for God’s will to be fulfilled in certain areas, but ignoring His will in other situations. Lastly, we must learn to be patient in doing God’s will, waiting for His timing. A blessed life is a life of knowing God and walking in His will. Try it!